Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tài liệu Đề tài "Tiềm năng phát triển du lịch khu vực miền núi và trung du Thanh Hóa" docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.76 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………
2. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài ……………………………
3. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………
4. Cấu trúc đề tài ………………………………………………………
PHẦN NỘI DUNG ……………………………………………………………
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
1. Khái niệm du lịch ……………………………………………………
2. Chức năng của du lịch ……………………………………………….
3. Tài nguyên du lịch ……………………………………………………
3.1. Thế nào là tài nguyên du lịch ………………………………………
3.2. Phân loại tài nguyên du lịch ……………………………………….
3. Các điều kiện ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch.
Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
KHU VỰC MIỀN NÚI VÀ TRUNG DU THANH HOÁ
A. TIỀM NĂNG DU LỊCH MIỀN NÚI VÀ TRUNG DU THANH HÓA.
1. Vị trí địa lý …………………………………………………………….
1.1. Khái quát …………………………………………………………….
1.2. Vị trí địa lý của khu vực miền núi và trung du Thanh Hóa với tổ chức
hoạt động du lịch ………………………………………………………………
2. Tài nguyên du lịch khu vực miền núi và trung du Thanh Hóa ……
2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ……………………………………….
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ………………………………………
3. Các điều kiện kinh tế - xã hội ………………………………………
3.1. Giao thông vận tải: …………………………………………………
3.2. Thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông: ……………………….
3.3. Lưới điện: ……………………………………………………………
B. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MIỀN NÚI VÀ TRUNG DU
THANH HÓA


1. Định hướng phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch khu vực miền
núi và trung du Thanh Hoá ……………………………………………………
2. Định hướng xây dựng các tuyến du lịch khu vực miền núi và trung du
Thanh Hóa ………………………………………………………………………
Địa lý địa phương: Tiềm năng du lịch miền núi và trung du tỉnh Thanh Hóa.
1
2.1. Khái niệm điểm, tuyến du lịch ………………………………………
2.2. Định hướng xây dựng các tuyến du lịch khu vực miền núi và trung du
Thanh Hóa ……………………………………………………………………
2.2. Các tuyến ngoại tỉnh ………………………………………………
3. Những định hướng phát triển du lịch tiềm năng khu vực miền núi và
trung du trong chiến lược phát triển ngành du lịch của tỉnh Thanh Hóa
KẾT LUẬN …………………………………………………………………….
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………
LỜI CẢM ƠN
Địa lý địa phương: Tiềm năng du lịch miền núi và trung du tỉnh Thanh Hóa.
2
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình tới …

Hà Nội, Ngày 20 tháng 03 năm 2009.
Sinh viên:
PH ẦN MỞ ĐẦU
Địa lý địa phương: Tiềm năng du lịch miền núi và trung du tỉnh Thanh Hóa.
3
1. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay du lịch đang thực sự trở thành một ngành dịch vụ có sự ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống
của con người. Bên cạnh đó, du lịch không ngừng mở rộng mối quan hệ giao
tiếp giữa nhân dân các nước, giữa các dân tộc, các khu vực, các vùng khác nhau.
Du lịch còn là bức thông điệp của hòa bình.

Du lịch ở Việt Nam nói chung và du lịch ở Thanh Hóa nói riêng đã và
đang có nhiều khởi sắc.
Với diện tích rộng chiếm trên 70% diện tích toàn tỉnh, miền núi và trung
du Thanh Hóa có nhiều ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, và là nơi sinh sống của
đồng bào dân tộc thiểu số Dao, Thái, Mường, Mông…đời sống văn hoá tinh
thần phong phú, các lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc đến nay
vẫn được bảo tồn.
Tuy nhiên hiện nay các nguồn tài nguyên du lịch chưa được khai thác hợp
lý, nhiều tiềm năng đang có nguy cơ bị mai một. Bản thân sinh ra và lớn lên từ
những bản làng trên vùng đất xứ Thanh, nhận thức đúng đắn về những thế mạnh
du lịch của địa phương. Với những lý do trên các tác giả đã quyết định chọn đề
tài “Tiềm năng phát triển du lịch khu vực miền núi và trung du Thanh Hoá” –
Qua đề tài các tác giả mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào
quá trrình phát triển kinh tế chung của quê hương.
2. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài.
2.1.Mục đích.
Bước đầu tìm hiểu làm quen với phương pháp tiếp cận khoa học, vận
dụng kiến thức đã học và một số phương pháp nghiên cứu khoa học địa lý KT-
XH nhằm tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch miền núi và trung du Thanh Hóa.
Qua đó các tác giả hiểu rõ hơn về các kiến thức mới trong địa lý KT-XH,
du lịch và tài nguyên du lịch. Đồng thời đưa ra các định hướng khai thác các
điểm du lịch tiềm năng của khu vực miền núi Thanh Hóa.
2.2. Nhiệm vụ.
Vận dụng những quan điểm địa lý cơ bản và nắm được phương pháp
nghiên cứu khoa học của lãnh thổ, địa phương cụ thể. Đề tài thực hiện nhằm đưa
ra được:
- Tiềm năng, lợi thế của khu vực miền núi và trung du Thanh Hóa đối với
sự phát triển du lịch.
- Nêu định hướng khai thác các loại hình du lịch, các điểm và tuyến du
lịch.

2.3. Giới hạn của đề tài.
Địa lý địa phương: Tiềm năng du lịch miền núi và trung du tỉnh Thanh Hóa.
4
- Về phạm vi lãnh thổ: đề tài gắn liền với lãnh thổ của các huyện thuộc
khu vực miền núi và trung du phía tây Thanh Hóa gồm 11 huyện ( huyện Thạch
Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Lang
Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát và huyện Thọ Xuân) với
các nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú.
- Về nội dung: đề tài chỉ đi sâu phân tích tiềm năng của các nguồn tài
nguyên du lịch tự nhiên, các giá trị văn hóa dân tộc. Qua đó nêu lên định hướng
khai thác, xây dựng và phát triển du lịch, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế khu
vực miền núi phía tây Thanh Hóa.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở những tài nguyên có liên quan để tổng hợp, phân tích, xử lí từ
đó rút ra những kêt luận hợp lí, xác đáng để đánh giá đối tượng.
- Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu: Đây là phương pháp truyền
thống được sử dụng trong các nghiên cứu nói chung và nghiên cứu địa lý kinh tế
xã hội nói riêng. Các nguồn tài liệu được thu thập rất đa dạng, phong phú và
được tổng hợp, xử lí các thông tin liên quan đến đề tài.
- Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Là phương pháp đặc thù để nghiên cứu
khoa học địa lý. Với phương pháp này sẽ làm cho các ứng dụng khoa học, các
kết quả nghiên cứu được trực quan cụ thể và có tính thuyết phục hơn
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong qua trình nghiên cứu phân
tích, tổng hợp để nhận xét đánh giá các nguồn tài nguyên du lịch cũng như hiệu
quả hoạt động kinh doanh du lịch của lãnh thổ so với phạm vi đất nước, khu
vực.
- Phương pháp dự báo: Đề tài căn cứ vào những lợi thế về các nguồn tài
nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, các giá trị và không gian
văn hóa truyền thống của cộng động các dân tộc thiểu số định hướng, chiến
lược phát triển du lịch của địa phương. Qua đó đề tài đưa ra một số định hướng

phát triển du lịch của khu vực miền núi đầy tiềm năng và triển vọng.
4. Cấu trúc bài tập
Ngoài phần mở bài, phần kết luận, báo cáo gồm có hai chương.
Chương I. Cơ sở lý luận về du lịch và tài nguyên du lịch
Chương II. Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch khu vực miền núi
và trung du Thanh Hóa.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
Địa lý địa phương: Tiềm năng du lịch miền núi và trung du tỉnh Thanh Hóa.
5
1. Khái niệm du lịch.
Thuật ngữ “du lịch” ngày nay trở nên rất thông dụng. Thuật ngữ này được
bắt nguồn từ tiếng Pháp “Tour”: Đi vòng quanh, cuộc dạo chơi. “Touriste”:
Người đi dạo chơi.
Theo II.Piroginic (1985), khái niệm du lịch có thể được xác định như sau:
“Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi, liên quan đến
sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nằm nghỉ
ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức
văn hóa hoặc kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên, kinh tế và văn hóa”
Cùng với sự phát triển du lịch, khái niệm du lịch đã có những đổi thay
phù hợp hơn: Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát
sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh
du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu
hút và lưu trữ khách du lịch.
Như vậy, để phát triển để phát triển du lịch cần chú trọng cả đối tượng du
lịch và chủ thể du lịch.
2. Chức năng của du lịch.
- Chức năng xã hội: Thể hiện ở vai trò của nó trong việc giữ gìn phục hồi
sức khỏe và tăng cường sức sống cho nhân dân. Chừng mực nào đó, du lịch có
tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người.

- Chức năng kinh tế: Thể hiện ở một mặt nào nó góp phần hồi phục sức
khỏe như khả năng lao động, mặt khác nó đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực
lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt.
- Chức năng sinh thái: Thể hiện trong việc tạo nên môi trường sống ổn
định về mặt sinh thái.
- Chức năng chính trị: Thể hiện rõ rệt ở vai trò to lớn của nó như một
nhân tố củng cố hòa bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế mở rộng sự hiểu
biết giữa các dân tộc. Du lịch và quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực
khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau.
3. Tài nguyên du lịch.
3.1. Thế nào là tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau
của cảnh quan tự nhiên cùng cảnh quan nhân văn (văn hóa) có thể được sử dụng
cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu về chữa bệnh nghỉ ngơi, tham gia hay
du lịch. Về thực chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng
Địa lý địa phương: Tiềm năng du lịch miền núi và trung du tỉnh Thanh Hóa.
6
văn hóa lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định đưới ảnh hưởng của nhu cầu
xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch.
Xét về cơ cấu tài nguyên du lịch, có thể phân làm 2 bộ phận hợp thành: tự
nhiên và nhân tạo (tài nguyên tự nhiên và những tài nguyên văn hóa – lịch sử
của hoạt động du lịch).
Có thể xác định tài nguyên du lịch như sau: Tài nguyên du lịch là tổng thể
tự nhiên và văn hóa du lịch cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục,
phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của
họ, nững tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho
việc sản xuất dịch vụ du lịch.
3.2. Phân loại tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch được phân thành hai loại gồm: tài nguyên du lịch tự
nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn

3.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên:
Tài nguyên du lịch tự nhiên là tổng thể tự nhiên trên một tổng thể tự nhiên
ở một trình độ nghiên cứu và phát triển nhất định của ngành du lịch gồm: địa
hình, khí hậu, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật.
- Địa hình: Được xem là nhân tố quan trọng đối với hoạt động du lịch và
giải trí. Đặc điểm hình thái địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình có sức hấp
dẫn đối với các hoạt động khai thác du lịch.
- Khí hậu: Là phần quan trọng đối với môi trường tự nhiên, ảnh hưởng
đến môi trường du lịch. Nó thu hút người tham gia tổ chức và du lịch qua khí
hậu sinh học.
- Nước: Nhằm mục đích du lịch, nước được sử dụng tùy theo nhu cầu cá
nhân, theo độ tuổi và nhu cầu quốc gia. Nhìn chung giới hạn nhiệt độ lớp nước
trên mặt tối thiểu có thể chấp nhận được là 18
0
C và đối với trẻ em là trên 20
0
C.
- Sinh vật: Việc tham quan thế giới động thực vật sống động hài hòa trong
thiên nhiên làm cho con người thêm yêu cuộc sống. Tùy mục đích khác nhau có
chỉ tiêu sinh vật khác nhau.
- Di sản thiên nhiên: Theo UNESCO đó là các công trình thiên nhiên hợp
thành bởi các thành tạo vật lý, sinh học hoặc những nhóm thành hệ có một giá
trị toàn cầu đặc biệt về mặt thẩm mỹ và khí hậu, các thành hệ địa chất, địa văn
và các miên được phân định ranh giới rõ ràng.
Một di sản thiên nhiên được ghi vào danh sách di sản thế giới sẽ là nguồn
tài nguyên du lịch tự nhiên vô giá. Đó thường là những điểm có sức thu hút
khách lớn nhất trên lãnh thổ và có ý nghĩa toàn cầu.
2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn:
Địa lý địa phương: Tiềm năng du lịch miền núi và trung du tỉnh Thanh Hóa.
7

Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng, hiện tượng do con người
tạo ra được sử dụng dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ các hoạt
động du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn rất đa dạng và phong phú, nhưng quan
trọng nhất là các di sản văn hóa thế giới, các di tích lịch sử, các lễ hội, làng nghề.
- Di tích lịch sử văn hóa cách mạng: Gắn liền với môi trường xung quanh,
bảo đảm sự có mặt sinh động của quá khứ qua các thời đại, các di tích văn hóa
lịch sử cách mạng đã minh chứng cho những sáng tạo to lớn về mặt văn hóa tôn
giáo và xã hội của mỗi dân tộc.
- Lễ hội: Lễ và hội là hai yếu tố gắn bó chặt chẽ với nhau, hòa quện vào
nhau và không thể tách rời riêng rẽ chúng ra được.
Lễ hội có sức hấp dẫn lôi cuốn các tầng lớp trong xã hội, nó đã trở thành
một nhu cầu, một khát vọng của nhân dân trong nhiều thế kỷ, là dịp cho người
hành hương về với cội nguồn bản thể của mình. Lễ hội diễn ra trong thời gian
ngắn, quy mô lớn nhỏ khác nhau.
- Làng nghề là kết quả của một quá trình lâu dài hình thành sự phân công
lao động trong xã hội về mặt lãnh thổ, trải qua hàng trăm năm hình thành, tồn tại
và phát triển. Các làng nghề truyền thống là nơi tạo ra sản phẩm thủ công, mỹ
nghệ độc đáo mang tính chất dân tộc cao và có sức hấp dẫn đối với du khách.
- Các đối tượng gắn liền với dân tộc học đó là những điều kiện sinh sống,
những đặc điểm về văn hóa, phong tục, tập quán, hoạt động sản xuất mang
những sắc thái riêng của mình và có địa bàn cư trú nhất định.
3. Các điều kiện ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch.
Theo tài liệu sách “Địa lý du lịch”, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh năm
1999, thì có 8 điều kiện chính ảnh hưởng đến sư hình thành và phát triển du lịch
là: Dân cư và lao động, sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh
tế, nhu cầu nghỉ ngơi du lịch, cách mạng khoa học kỹ thuật, đô thị hóa, điều kiện
sống, thời gian rỗi, các nhân tố chính trị.
Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
KHU VỰC MIỀN NÚI VÀ TRUNG DU THANH HOÁ
Địa lý địa phương: Tiềm năng du lịch miền núi và trung du tỉnh Thanh Hóa.

8
A. TIỀM NĂNG DU LỊCH KHU VỰC MIỀN NÚI VÀ TRUNG DU
THANH HÓA
1. Vị trí địa lý.
1.1. Khái quát.
Thanh Hóa là một tỉnh cực Bắc của Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ
19
o
18’ đến 20
o
40’ vĩ độ Bắc và từ 104
o
22’ đến 106
o
04’ kinh độ Đông. Phía Bắc
giáp 3 tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Sơn La. Phía Nam giáp với Nghệ An. Phía
Tây giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trên địa phận bao gồm các núi cao
trên 1000m rất hiểm trở. Phía Đông Thanh Hóa mở rộng ra gần vịnh Bắc Bộ,
nằm trên bờ biển Đông, thông ra Thái Bình Dương.
Vì vậy, Thanh Hóa là cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và nước bạn
Lào. Trên địa phận Thanh Hóa có đường sắt và đường quốc lộ 1A chạy xuyên
Việt chạy qua vùng đồng bằng trung du và ven biển. Đường Hồ Chí Minh lịch
sử chạy xuyên suốt trung du và miền núi của tỉnh. Đường 217 nối Thanh Hóa
với nước bạn Lào.
Vị trí địa lý và khả năng giao thông của tỉnh tạo điều kiện thuận lợi giao
lưu với các tỉnh, thành phố trong cả nước trong khu vực và các nước trên thế
giới.
1.2. Vị trí địa lý của khu vực miền núi và trung du Thanh Hóa với tổ chức
hoạt động du lịch.
Miền núi và trung du Thanh Hóa gồm 11 huyện nằm ở phía Tây của tỉnh,

có diện tích tự nhiên là 8079,4 km
2
(chiếm 72,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh).
Phía Bắc giáp các tỉnh Hòa Bình, Sơn La và Ninh Bình. Phía Nam giáp tây
Nghệ An. Phía Đông giáp miền đồng bằng Thanh Hóa, phía Tây giáp tỉnh Hủa
Phăn (nước CHDCND Lào).
Địa hình chủ yếu là núi, trung du gắn liền với hệ núi cao Tây Bắc, và hệ
núi Trường Sơn ở phía nam có độ cao trung bình từ 600 -700m.
Khu vực này vẫn còn lưu giữ được các hệ sinh thái rừng nguyên sinh gắn
liền với cảnh quan hệ sinh thái núi đá vôi, là cơ sở hình thành và phát triển các
loại hình du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm.
Tuyến đường 15A nối liền khu vực với các tỉnh phía bắc và phía nam,
đường 217 sang tỉnh Hủa Phăn, các tuyến đường ngang nối với thành phố Thanh
Hóa và các huyện đồng bằng như quốc lộ 47, quốc lộ 45…Đặc biệt là tuyến
đường Hồ Chí Minh huyền thoại như là xương sống, là mối giao lưu gữa các
huyện trong khu vực cũng như giữa khu vực với các tỉnh phía bắc và các tỉnh
phía nam.
Địa lý địa phương: Tiềm năng du lịch miền núi và trung du tỉnh Thanh Hóa.
9
Với vị trí địa lý và khă năng giao thông đã tạo điều kiện thuận lợi thúc
đẩy việc giao lưu với các vùng khác trong tỉnh các tỉnh trong nước và giao lưu
quốc tế.
2. Tài nguyên du lịch khu vực miền núi và trung du Thanh Hóa.
2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
Miền núi và trung du Thanh Hóa với tổng diện tích tự nhiên là 8079,4
km
2
, dân số 608,9 nghìn người (1999), chủ yếu là các hệ sinh thái núi đá vôi,
hang động, hệ sinh thái rừng nguyên sinh. Đây là điều kiện hình thành và phát
triển các loại hình du lịch khác nhau.

2.1.1. Cảnh quan núi và hang động.
Miền núi và trung du Thanh Hóa có hệ thống núi đá vôi đồ sộ hệ thống
núi đá vôi Pu Luông (Quan Hóa, Bá Thước), Hải Vân (Như Thanh), các dãy núi
đá vôi kéo dài ở cac huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thường Xuân…và các hang
động đá vôi kỳ thú với những địa danh nổi tiếng như: hang Ngọc, hang Lò Cao
(Như Thanh), hang cá thần Cẩm Lương - Cẩm Thủy.
Với sự tưởng tượng của con người cộng với sự bài trí tuyệt vời của tự
nhiên các núi non, hang động của miền núi và trung du Thanh Hóa cứ sừng sững
hiện diện như món quà tuyệt diệu mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người nơi
đây.
1.2. Cảnh quan rừng nguyên sinh.
Thanh Hóa có 2/3 diện tích tự nhiên là rừng và đất rừng lại nằm trong khu
vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân hóa thành mùa khô và mùa mưa (trùng với
mùa đông và mùa hè ở miền Bắc Việt Nam). Lượng mưa trung bình năm rất lớn
từ 1600 – 1800 mm, mùa mưa kéo dài từ 6 đến 8 tháng chiếm trên 70% lượng
mưa cả năm. Những điều kiện về mặt khí hậu đã tạo nên sự phong phú và đa
dạng của các kiểu rừng và sản phẩm của rừng. Các hệ sinh thái rừng chủ yếu của
khu vực gồm:
Rừng rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá rộng với mùa đông hơi
khô và hơi lạnh trên các loại đất khác nhau (trừ đất do đá vôi phong hóa). Cấu
trúc rừng điển hình gồm 5 tầng, trong đó có 3 tầng cây gỗ (tầng nhô, tầng ưu thế
sinh thái và tầng cây gỗ nhỏ), tầng cây bụi và tầng cỏ cùng với nhiều dây leo gỗ
và cây bì sinh.
Rừng rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá rộng với mùa đông hơi
khô và hơi lạnh trên núi đá vôi. Ở đây cây sống hàng trăm năm.cũng chui cao
20-30m. Rừng có kết cấu đơn giản, độ một - hai tầng cây gỗ, tán cây không liên
tục cây cao chừng 15- 20m. Đặc trưng cho rừng đá vôi là các laọi nghiến
(Pentace tonlinesis), trai (Garcinia, Fragraoidest)…trong rừung núi đá vôi cũng
Địa lý địa phương: Tiềm năng du lịch miền núi và trung du tỉnh Thanh Hóa.
10

có nhiều tầm gửi, phong lan. Kiểu rừng này phân bố chủ yếu ở Quan Hóa, Lang
Chánh, Bá Thước, Cẩm Thủy
Rừng rậm nửa rụng lá nhiệt đới mưa mùa ẩm với mùa đông hơi khô và
hơi lạnh trên các loại đất do các loại đá mẹ khác nhau (trừ đá vôi) phong hóa ra.
Ở một vài vùng phía Tây hay Tây Nam, nơi có một mùa khô dài và khắc nghiệt
hơn có gặp một quần xã rừng nửa rụng lá đặc biệt, quần xã săng lẻ (còn gọi là
bằng lăng) xen lẫn với săng lẻ có vài loài cây gỗ thường xanh như Lim, Xến,
Chò, Chỉ…
* Vườn quốc gia Bến En thuộc địa phận xã Hải Vân huyện Như Xuân với
hệ sinh thái rừng núi, đất nhiệt đới ẩm với kiểu rừng rụng thường xanh và nửa lá
rụng. Với khu hệ thực vật với 426 loài; 125 bộ. Trong đó gỗ quý như Lát hoa,
Lim xanh, Chò Chỉ, Trai Lý, Vù Hương, Măng Sẻ, Dổi còn tồn tại rất nhiều.
Bến En có ý nghĩ bảo tồn nguồn gen là một mô hình có giá trị nghiên cứu khoa
học tham quan du lịch và giáo dục vì cấu trúc của rừng ít bị thay đổi. Ngoài ra
còn có các loại cây:
- Cây cho nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ: Song, Mây…
- Cây cho dầu thơm, dầu ăn: Sến Trầu, Dọc Màng Tang, Hương Bài
- Cây thuốc có trên 300 loài.
- Các loài họ đặc biệt là Phong Lan.
Bến En là nơi có nhiều kiểu rừng che kín khác nhau. Đất tốt, độ ẩm cao
che phủ nhiều là điều kiện tốt về thức ăn và nơi ẩn náu của nhiều nhóm động vật
móng guốc, gặm nhấm, động vật ăn sâu bọ, thú ăn thịt và các loài thú quý hiếm
như voi, bò tót… Riêng thủy vực hồ Bến En sau hơn 10 năm chứa nước có
nguồn phù du sinh vật làm thức ăn cho các loài cá phát triển. Qua số liệu điều
tra, khảo sát cho thấy các loài động vật ở Bến En có 37 bộ, 96 họ, 216 giống và
309 loài.
Bến En có hồ nước rộng gần 400ha. Trên hồ có 24 đảo lớn nhỏ và nhiều
bán đảo. Với các đảo rừng xen lẫn những mỏn đá với nhiều hình thù kỳ vĩ tạo
nên bức tranh thiên nhiên sơn thủy hữu tình rất ngoạn mục, cho ta cảm giác như
1 vịnh Hạ Long thu nhỏ. Với các đảo, rừng cây, chim thú, hoa là nhiều màu sắc

sinh động.
* Khu bảo tồn thiên nhiên Pu Luông được thành lập năm 1999 với tổng
diện tích là 17.662 ha trên địa phận của 2 huyện Quan Hoá và Bá Thước của tỉnh
Thanh Hóa.
Rừng nguyên sinh tại khu BTTN Pù Luông là loại rừng kín nhiệt đới
thường xanh theo mùa gồm 5 loại kiểu phụ rừng chính: Rừng lá rộng đất thấp
trên núi đá vôi (60-700 m); Rừng lá rộng đất thấp trên các phiến thạch, sa thạch
Địa lý địa phương: Tiềm năng du lịch miền núi và trung du tỉnh Thanh Hóa.
11
và đất sét (60-1.000 m); Rừng lá rộng chân núi đá vôi (700-950 m); Rừng lá kim
chân núi đá vôi (700-850 m) và Rừng lá rộng chân núi Bazan (1.000-1.650 m).
Ngoài ra còn tồn tại các thảm rừng thứ sinh như rừng tre nứa, cây bụi và đất
nông nghiệp.
Khu BTTN Pu Luông đang lưu giữ trong mình những giá trị cảnh quan
thiên nhiên phong phú với sự đa dạng về các loài động - thực vật sinh sống trong
rừng. Về số lượng và chủng loại thực vật ở đây hiện có 1109 loài trong đó có rất
nhiều loài quý hiếm và đặc hữu. Về đa dạng số lượng loài động vật tại Pù Luông
được đánh giá là ngang với những khu rừng đặc dụng khác ở miền Bắc-Việt
nam. Theo kết quả điều tra cho biết đã xác định được 31 bộ, 130 họ, 598 loài.
Đặc biệt tại đây hiện là nơi cư trú của hàng chục đàn Voọc quần đùi trắng - Một
loài linh trưởng quý hiếm với số lượng lên đến hàng trăm cá thể. Không chỉ có
vậy, hệ thống đá Kast của hệ sinh thái núi đá vôi còn lưu giữ nhiều hang động
với dáng vẻ huyền bí của tự nhiên.
Với những giá trị về tự nhiên sinh thái mang tính đặc thù khoa học cùng
với cảnh quan tự nhiên hung vĩ đã tạo nên những tiềm năng du lịch nơi đây, và
phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học.
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.
Thanh Hóa là đất “địa linh nhân kiệt” (Đất thiêng người tài), nơi phát tích
của “Tam vương nhi chúa”- quê hương của 3 dòng họ nhà tiền Lê, hậu Lê và
nhà Hồ. Hai dòng chúa Trịnh - Nguyễn lừng danh. Cũng nơi đây đã sản sinh cho

đấtt nước nhiều anh hùng dân tộc kiệt xuất, nhiều danh nhân văn hóa như: Triệu
Trinh Vương, Lê Lợi, Lê Hoàn, Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, Đào Duy Từ, Hồ
Tông Huân, Trần Xuân Soạn, Tống Duy Tân, Đinh Công Tráng…
Thanh Hóa vang danh tên tuổi bởi văn hóa Núi Đọ, văn hóa Đông Sơn,
quê hương của Bà Triệu cưỡi voi phá giặc Lam Sơn tụ nghĩa Bình Ngô, một
miền đất chứa nhiều chiên tích các thời Đinh – Lê – Lý - Trần – Lê - Nguyễn…
cho đến sau này trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
Thanh Hóa là tỉnh có bề dày lịch sử, có truyền thống cách mạng kiên
cường. Trên khắp mọi miền mọi vùng đều còn lưu lại những danh lam thắng
cảnh di tích lịch sử có giá trị, những công trình văn hóa nổi tiếng ghi đậm bao
chiến công của các anh hung trong các thời kỳ dựng nước và giữ nước cùng với
những lễn hội truyền thống của tỉnh Thanh.
2.2.1. Các di tích lịch sử văn hóa.
Miền núi và trung du Thanh Hoá, đã ghi lại dấu tích nhũng chiến công hiển
hách, các di sản văn hóa mang đậm nét của triều đại phong kiến trong lịch sử -
Địa lý địa phương: Tiềm năng du lịch miền núi và trung du tỉnh Thanh Hóa.
12
triều đại Lê sơ và khu di tích lịch sử Lam Kinh. Các di tích điển hình là đền,
miếu, lăng tẩm, cung điện. Có thể kể tên các di tích nổi tiếng: thành điện Lam
Kinh, bia Vĩnh Lăng, đền thờ Lê Lai, lăng của các vị vua triều đại Lê sơ và các
công trình khác trong khu Lam Kinh.
Ngày nay các di tích này có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của
người dân địa phương. Là tiềm năng để phát triển du lịch văn hoá, du lịch
nghiên cứu và du lịch lễ hội.
Theo tài liệu sơ bộ của viện nghiên cứu và phát triển du lịch thì Thanh
Hóa có trên dưới 226 di tích lịch sử văn hóa Trội lên vẫn là khu Lam Kinh nổi
tiếng, một thắng cảnh đẹp thuộc huyện Thọ Xuân. Đây là quê hương của hậu
triều Lê- thế kỷ 15, đỉnh vàng son chói lọi của chế độ phong kiến Việt Nam mà
Lê Lợi, Nguyễn Trãi là hai kiệt xuất tiêu biểu nhất.
* Khu di tích lịch sử Lam Kinh:

Vị trí: Thành Lam kinh thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh
Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 51km về phía tây.
Đặc điểm: Được xây xựng bởi vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi), thành Lam Kinh
còn có tên là Tây Kinh.
Nơi đây có lăng Lê Thái Tổ và bia Vĩnh Lăng mô tả ngắn gọn, cô đọng
toàn bộ sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ do Nguyễn Trãi biên soạn; Hựu lăng -
Lăng vua Lê Thái Tông; Lăng Khôn Nguyên - Lăng Hoàng Thái Hậu Ngô Thị
Ngọc Giao (mẹ Vua Lê Thánh Tông); Chiêu Lăng - Lăng vua Lê Thánh Tông;
Dụ Lăng - Lăng vua Lê Hiến Tông; Kính Lăng - Lăng vua Lê Túc Tông.
* Đền thờ Lê Lai thuộc địa phận làng Tép, xã Kiên Thọ, Ngọc Lặc Thanh
Hóa, cách khu di tích Lam Kinh 5 km về phía Tây.
Lê Lai là một tướng giỏi của nghĩa quân Lam Sơn. Trong một lần bị quân
thù vây hãm không còn lối thoát, Lê Lai đóng giả Lê Lợi “Liều mình cứu chúa”
và hy sinh anh dũng để bảo toàn lực lượng cho nghĩa quân. Ghi nhớ công ơn của
ông, Lê Lợi cho lập đền thờ ông ở làng Tép ( Quê hương Lê Lai) và lệnh cho
quân thần sau này làm giỗ Lê Lai trước ngày giỗ của mình một ngày.
Ngày nay, sau nhiều lần trùng tu đền Lê Lai ngày càng trở nên khang
trang đẹp đẽ Ngoài ngày giỗ theo ý Lê Lợi 21/8 âm lịch, chính hội thờ Lê Lai
vào ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch. Đây là một ngày hội lớn của nhân dân địa
phương, thu hút hàng ngàn du khách đến dâng hương, tế lễ.
Về Lam Kinh du khách sẽ được thưởng thức hương vị cay cay ngọt ngọt
của chè lam Phủ Quảng, một loại bánh làm bằng bột gạo nếp, mật mía, trộn lẫn
lạc và gừng và được nếm cái dẻo quạnh, đen nhanh nhánh của bánh gai Tứ Trụ,
Địa lý địa phương: Tiềm năng du lịch miền núi và trung du tỉnh Thanh Hóa.
13
cái béo ngậy, giòn thơm của cá rô Ðầm Sét rán vàng; những sản phẩm nổi tiếng
của Lam Kinh.
Nơi đây còn có sức hấp dẫn đặc biệt với truyền thống lịch sử đầy chiến
công và bản sắc dân tộc như chiến khu Ngọc Trạo. Bên cạnh đó còn nhiều đền
chùa, nhà thờ miếu mạo, bia đài chứng tích ghi công trạng thờ phụng các anh

hùng dân tộc, các bậc vĩ nhân của nhiều thời đại và phản ánh các dòng, xu
hướng tín ngưỡng lành mạnh trong nhân dân vừa hùng vĩ lại vừa có tính nghệ
thuật độc đáo… như bia Vĩnh Lăng, đền thờ Lê Hoàn, những công trình kinh tế -
xã hội như hang Lò Cao kháng chiến Hải Vân, đập Bến En, Bến Mỹ (Như
Thanh), đập Bái Thượng, Phố Cát (Thạch Thành)
2.2.2. Các lễ hội văn hóa truyền thống.
Là một tỉnh có nền văn hóa lâu đời mang bản sắc dân tộc độc đáo - đó là
tiềm năn hấp dẫn đối với nhu cầu tìm hiểu đời sống, phong tục tín ngưỡng của
đồng bào xứ Thanh. Các lễ hội gắn với các di tích lịch sử, là các lễ hội mang
đậm bản sác văn hoá của người Mường, Thái, Mông Thực sự tràn ngập trong
không gian văn hóa lễ hội.
Các lễ hội văn hóa được hình thành do tín ngưỡng văn hoá của nhân dân
như Đền Sòng - Phố cát (thờ Công chúa Liễu Hạnh). Ghi nhớ công lao dựng
nước của các anh hùng dân tộc tiêu biểu là lễ hội Lam Kinh (kỉ niệm ngày mất
của anh hùng dân tộc Lê Lợi, Lê Lai). Đó còn là các lễ hội mùa xuân của đồng
bào dân tộc Thái, Mường, các dân tộc thiểu số miền biên cương Thanh Hoá.
* Lễ hội Lam Kinh:
Lễ hội diễn ra trong 3 ngày 20, 21 và 22 tháng 8 âm lịch hàng năm tại khu
di tích Lam Kinh – xã Xuân Lam - huyện Thọ Xuân và khu vực đền thờ Trung
Túc Vương Lê Lai (xã Kiên Thọ – Ngọc Lặc – Thanh Hóa).
Phần lễ được tổ chức theo đúng nghi thức cổ truyền, tái hiện nhiều sự kiện
trọng đại thời Lê. Mở đầu là đại lễ, đoàn rước kiệu Lê Lợi, kiệu Bát Cống, kiêu
Lê Lai, quân kiệu, quân cờ… xuất phát từ đền thờ Lê Thái Tổ về trước sân điện
Lam Kinh. Tại đây kiệu được rước lân kỳ đài trong âm vang của màn trống hội,
trống đồng.
Phần hội là các chương trình nghệ thuật tái diễn các sự kiện như: Hội thề
Lũng Nhai, Lê Lai cứu chúa, giải phóng thành Đông Quan, vua Lê thái Tổ đăng
quang, phát huy hào khí Đông Sơn…
Trong các ngày tham gia lễ hội, nhân dân và du khách thập phương còn có
thể tham dự những trò chơi, trò diễn truyền thống của xứ Thanh như trò Xuân

Phả, dân ca Đông Anh, dân ca sông Mã, thi đấu vật, đấu võ dân tộc, hội trại các
Địa lý địa phương: Tiềm năng du lịch miền núi và trung du tỉnh Thanh Hóa.
14
làng văn hóa… cùng nhiều hoạt động khác như biểu diễn chèo, chương trình ca
nhạc tân cổ giao duyên…
* Lê hội đền Sòng - Phố Cát:
Diễn ra tại Phố Cát - Thạch Thành. Đây là nơi thờ Liễu Hạnh Công chúa,
một vị thành trong Tứ bất tử. Lễ hội đền Sòng có nét khác biệt so với những lễ
hội khác ở Thanh Hóa cũng như trong cả nước, sau những ngày tế lễ, diễn trò,
mọi người khắp nơi đổ về dự ngày kết của lễ hội, bởi ngày ấy cá thần xuất hiện.
Từ hồ Bích Ngọc cá hiện lên hàng đàn tới cả ngà con bơi theo dòng nước hình
vòng tròn trước đền từ sáng cho tới chiều tối rồi tự nhiên biến mất. Ngoài những
nét đặc sắc trong phần lễ, phần hội thì sự xuất hiện của “cá thần” là một điều đặc
sắc thu hút du khách thập phương.
* Các lễ hội văn hóa của các đồng bào dân tộc thiểu số.
- Lễ hội Sắc bùa hay là Xéc bùa của đồng bào dân tộc Mường. Đây là một
hình thức hát chúc mừng năm mới, diễn ra phổ biến trong các bản của người dân
tộc mường ở Thanh Hóa. Vào dịp tết Nguyên Đán, đoàn hát xéc bùa tay xáh
cồng chiêng đến các nhà chúc mừng. Nội dung chủ yếu của hát xác bùa là chúc
mừng gia chủ giầu sang, sung túc, sức khỏe, chúc mừng được mùa, hoa trái tốt
tươi, gia súc đầy đàn… Ngoài ra còn ca ngợi cảnh đẹp, cảnh chợ búa tấp nập, và
những phong tục tốt lành của địa phương và dân tộc.
Hiện nay tục hát Xéc bùa không chỉ dành cho những ngày xuân, ngày tết
mà còn diễn ra trong những ngày hội vui. Đến với lễ hội hát Xéc bùa du khách
không những được hòa mình trong những điệu nhạc dân tộc lôi cuốn mà qua đó
còn được hiểu hơn về những nét văn hóa đặc sắc của người Mường xứ Thanh.
- Lễ hội Pồn Poông hay là Hội chơi hoa:
Hằng năm, vào rằm tháng riêng và rằm tháng bảy âm lịch, bà con dân tộc
Mường ở miền núi Thanh Hóa có tục mở Lễ hội Pồn Poông - Hội Chơi hoa.
Để có 1 cây hoa đẹp cho ngày hội, những nghệ nhân phải chuẩn bị công

phu trước ngày hội hằng tháng. Cây bông (hoa) có thể có từ 9 đến 12 tầng. Nếu
9 tầng thì cần bốn, năm ngàn bông hoa. Nếu 12 tầng thì số hoa cũng tăng lên
tương ứng với nhiều màu sắc rực rỡ.
Chất liệu chọn làm hoa được lấy từ 1 loại cây “choăng pôông” có nơi gọi
là cây “chàng vạng”, mọc hoang trên núi, ven đường. Cây được lột vỏ ngoài,
đem luộc kỹ rồi phơi khô để không mốc. Gỗ cây đó được khắc thành những
bông hoa, con vật tượng trưng rất tỷ mỉ, công phu Thân cây bông là 1 đoạn tre
dài chừng 3 mét được đục lỗ để phân tầng và làm cành.
Hiện nay, Lễ hội Pồn Poông chủ yếu được tổ chức ở các bản làng văn hóa
người Mường ở Ngọc Lặc, Bá Thước tỉnh Thanh Hóa Lễ hội Pồn Poông của
Địa lý địa phương: Tiềm năng du lịch miền núi và trung du tỉnh Thanh Hóa.
15
bà con Xứ Mường Thanh Hóa là một nét đẹp văn hóa cần được duy trì, nâng cao
và phát triển các lễ hội của người Mường.
* Văn hóa dân tộc vùng biên xứ Thanh: Thanh Hóa có 192 km đường
biên giới với nước CHDCND Lào cùng hơi 30 vạn đồng bào các dân tộc Mông,
Dao, Khơ Mú, Thái, Mường… Đến nay các dân tộc vùng biên vẫn còn lưu giữ
được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc như múa Cá Sa Xàng khàn, hát dao
duyên trong chợ phiên của người Thái; múa khèn, thổi kèn lá, múa ô của người
Mông; trò săn ba ba, lễ cấp sắc, múa chuông của người Dao; hát Xường, làm vía
của người Mường… Tất cả đã đan xen vào nhau tạo nên những nét đẹp văn hóa
vùng biên Thanh Hóa.
Văn hóa vùng biên xứ Thanh vẫn nhiều bí ẩn cần được khám phá và sẽ
hứa hẹn mang đến những thú vị bất ngời đối với du khách muốn khám phá vẻ
đẹp tiềm ẩn của đồng bào các dân tộc.
3. Các điều kiện kinh tế - xã hội.
1. Giao thông vận tải:
* Đường giao thông: Khu vực miền núi và trung du Thánh Hóa chủ yếu
phát triển giao thông đường bộ với trục đường chính xuyên suốt là tuyến đường
Hồ Chí Minh nối liền các huyện phía tây bắc với các huyện tây nam của tỉnh.

Cắt ngang là các tuyến quốc lộ 45, 47 và quốc lộ 217 nối các huyện miền tây với
trung tâm Tp.Thanh Hóa. Các tuyến đường này chủ yếu là đường nhựa, đường
bê tông với chất lượng tốt, đảm bảo nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế trong khu
vực. Ngoài ra còn có hàng trăm tuyến đường giao thông liên huyện, liên xã với
chất lượng nhất định tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phát triền kinh tế và du
lịch.
* Về vận tải: Đã và đang có những đổi mới như bổ sung các phương tiện
giao thông mới, tuện nghi hơn, đội ngũ hướng dẫn viên giỏi… nhằm đáp ứng tốt
hơn yêu cầu của sự phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.
Giao thông vận tải khu vực miền núi và trung du Thanh Hóa nói chung
còn nhiều hạn chế, chất lượng đường thấp. Vì vậy cần phải đầu tư sửa chửa,
nâng cấp, làm mới hệ thống đường giao thông, phương tiện vận tải nhằm khai
thác tốt hơn những tiềm năng kinh tế của miền tây Thanh Hóa.
2. Thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông:
Hệ thống thông tin liên lạc – bưu chính viển thông nhìn chung có sự phát
triển mạnh đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân. Đến năm 2007 mạng lưới
điện thoại đã có mặt tại hầu hết các trung tâm văn hóa các xã miền núi. Các xã
đã có bưu diện văn hóa, có đặt các post điện thoại thẻ. Các mạng điện thoại di
Địa lý địa phương: Tiềm năng du lịch miền núi và trung du tỉnh Thanh Hóa.
16
động được phủ song rộng khắp. Bên cạnh đó mạng Internet cúng phát triển đến
các xã miền núi.
3. Lưới điện:
Thanh Hoá có trạm biến áp 220 KV cung cấp điện cho toàn tỉnh và phía
Bắc Nghệ An, có nhà máy điện Bàn Thạch (Thọ Xuân), các đập lớn: đập Bái
Thượng (Thọ Xuân), hồ thủy điện Cửa Đặt - Thường Xuân (đang xây dựng), 4
trạm biến áp 110 KV với hệ thống lưới điện được mở rộng. Các trung tâm
huyện, các xã miền núi đã có điện lưới quốc gia, một số vùng núi xa xôi hẻo
lánh được xây đựng trạm thủy điện nhỏ.
B. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MIỀN NÚI VÀ TRUNG DU

THANH HÓA.
1. Định hướng phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch khu vực miền
núi và trung du Thanh Hoá.
Trên cơ sở những tiềm năng đó miền núi và trung du Thanh Hóa có thể
phát triển đầy đủ các loại hình du lịch như sau:
- Du lịch tham quan: gồm tham quam cảnh quan tự nhiên, các công trình
văn hoá, tham quan các lễ hội, các bản làng văn hóa dân tộc.
- Du lịch nghiên cứu khoa học: các sản phẩm du lịch nghiên cứu khoa học
chuyên đề về địa chất, địa mạo, sinh vật, khảo cổ, không gian văn hóa lễ hội. Ví
dụ nghiên cứu về sự đa dạng sinh học của các VQG Bến En, các khu BTTN Pu
Luông, Pù Hu, Xuân Liên. Tìm hiểu về các di chỉ, di tích trong khu di tích lịch
sử Lam Kinh. Nghiên cứu không gian văn hóa, đời sống tinh thần của đồng bào
dân tộc thiểu số qua các lễ hội, phong tục tập quán.
- Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng: là sản phẩm du lịch điển hình kiết
hợp giữa tham quan thắng cảnh tự nhiên với tham quan tìm hiểu các không gian
văn hoá các dân tộc ở các điểm du lịch: VQG Bến En, khu BTTN Pu Luông.
- Du lịch lễ hội: gắn với lễ hội Lam Kinh vào ngày 21-22 tháng 08 (âm
lịch) hàng năm tại khu di tích lịch sử Lam Kinh tại xã Xuân Lam, Thọ Xuân,
Thanh Hoá. Du khách còn được tham gia vào các lễ hội mang bản sắc văn hoá
dân tộc mỗi độ xuân về.
Ngoài ra có thể khai thác các sản phẩm du lịch khác như: du lịch thể thao,
leo núi, du lịch khám phá, các hoạt động vui chơi giải trí
2. Định hướng xây dựng các tuyến du lịch khu vực miền núi và trung du
Thanh Hóa.
2.1. Khái niệm điểm, tuyến du lịch.
Địa lý địa phương: Tiềm năng du lịch miền núi và trung du tỉnh Thanh Hóa.
17
Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị về măt lãnh thổ,
điểm du lịch có quy mô nhỏ, được thể hiện trên bản đồ là những điểm riêng biệt.
Điểm du lịch là nơi tập trung một loạt tài nguyên nào đó, tài nguyên thiên

nhiên, tài nguyên nhân văn. Thời gian lưu lại của khách du lịch tương đối ngắn.
Điểm du lịch phải có cơ sở hạ tầng cơ bản, phải có những cơ sở vật chất
kỹ thuật phục vụ du lịch như nhà hàng khách sạn, các hoạt động dịch vụ.
Các điểm du lịch nhỏ ở gần nhau có thể kết hợp thành các cụm điểm du
lịch hay một quần thể du lịch. Các điểm du lịch được gắn kết lại với nhau bằng
tuyến du lịch. Trong trường hợp cụ thể, các tuyến du lịch có thể là liên vùng hay
nội vùng.
2.2. Định hướng xây dựng các tuyến du lịch khu vực miền núi và trung du
Thanh Hóa.
2.2.1. Các tuyến du lịch nội tỉnh.
Các tuyến du lịch được hình thành và khai thác trên cơ sở của các loại
hình du lịch cụ thể. Có thể khai thác các tuyến nội vùng, trong tỉnh và liên tỉnh.
2.2.2.1. Tuyến Sầm Sơn – Tp.Thanh Hóa – VQG Bến En.
* Thị xã Sầm Sơn: Cách Tp Thanh Hóa 16km về phía đông, Sầm Sơn được
biết đến là bãi biển thoải rộng, cát vàng mịn, sóng biển êm ả, nước trong xanh,
độ mặn thích hợp. Dọc theo bờ biển là các bãi tắm A, bãi tắm B, bãi tắm C và D
phù hợp cho du khách lựa chọn; bãi A, B sẽ phù hợp với những du khách muốn
chinh phục những con sóng lớn, bãi tắm C, D sóng trở nên hiền hòa hơn. Liền
kề với các bãi tắm là các địa danh nổi tiếng như dãy Trường Lệ, đền Độc Cước,
chùa Cô Tiên, hòn Trống Mái. Sầm Sơn còn nổi tiếng với khu du lịch sinh thái
Vạn Chài Quảng Cư. Sầm Sơn là nơi để du khách thập phương đến thả mình vào
thiên nhiên, hòa quện với thiên nhiên và sống với thiên nhiên.
* VQG Bến En: Từ Tp Thanh Hóa theo quốc lộ 45 về phía tây nam
khoảng 40 km, đến địa phận huyện Như Thanh. Từ xa du khách có thể nghe
thấy tiếng gầm réo của dòng nước từ đập thượng xuông đập hạ. Đến với VQG
Bến En du khách được thả mình trong làn nước xanh, trong cảnh núi rừng
nguyên sinh. Bến En có hồ nước rộng gần 400ha. Trên hồ có 21 đảo lớn nhỏ và
nhiều bán đảo. Với các đảo rừng xen lẫn những mỏn đá với nhiều hình thù kỳ vĩ
tạo nên bức tranh thiên nhiên sơn thủy hữu tình rất ngoạn mục, cho ta cảm giác
như 1 vịnh Hạ Long thu nhỏ. Với các đảo, rừng cây, chim thú, hoa là nhiều màu

sắc sinh động.
VQG Bến En là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đối với bất kỳ ai
yêu thích vẻ nguyên sơ của tạo hoá. Điều thu hút du khách đến với Bến En
không chỉ là những tham quan du ngoạn bằng thuyền trên lòng hồ đến thăm các
Địa lý địa phương: Tiềm năng du lịch miền núi và trung du tỉnh Thanh Hóa.
18
đảo động vật, đảo thực vật mà còn được tham quan các bản làng của người
Mông, người Thổ uống rượu cần, thưởng thức đặc sản dân tộc…
* Với những nguồn tài nguyên trên, các sản phẩm du lịch của tuyến gồm:
- Du lịch nghỉ mát, tắm biển Sầm Sơn.
- Du lich tham quan: tham quan các thắng cảnh trong khu du lịch Sầm Sơn,
tham quan tự nhiên VQG Bến En.
- Du lịch sinh thái Quảng Cư (Sầm Sơn) đặc biệt là các tuyến du lịch sinh
thái dựa vào cộng đồng ở VQG Bến En.
2.2.2 2. Tuyến Tp.Thanh Hóa – Lam Kinh - suối các thần Cẩm Lương.
* Khu di tích lịch sử Lam Kinh:
Cách Thành phố Thanh Hoá 50km về phía tây, thuộc xã Xuân Lam,
huyện Thọ Xuận. Khu di tích lịch sử Lam Kinh gắn liền với cuộ khởi nghĩa Lam
Sơn và người anh hùng dân tộc Lê Lợi thế kỉ thứ XV.
* Tổng thể khu di tích bao gồm:
- Thành điện Lam Kinh: Thành điện Lam kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu
(gọi là du sơn) mặt nam nhìn ra sông - có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng
Phú Lâm, bên hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây. Khu Hoàng
thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam
- Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ vương. Bốn mặt xây thành có
chiều dài 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán
kính 164m, thành dày 1m
- Lăng vua Lê Thái Tổ (Vĩnh Lăng): được xây dựng trên một dải đất bằng
phẳng cách điện Lam kinh 50m. Nhìn toàn cánh lăng Lê Thái Tổ ( Vĩnh lăng)
thật giản dị, gần gũi song rất tôn nghiêm và trang trọng.

- Bia Vĩnh Lăng: được dựng cách lăng 300m đường chim bay ở Tây Nam
thành điện Lam Kinh. Bia làm bằng đá trầm tích biển nguyên khối cao 2,97m;
rộng,94m; dày 0,27m; đặt trên lưng một con rùa lớn cũng được tạc từ đá trầm
tích biển nguyên khối có chiều dài 3 ,46m; rộng 94m; cao 0,94m kể cả đế.
- Đền thờ Lê Lai: thuộc địa phận làng Tép, xã Kiên Thọ, Ngọc Lặc Thanh
Hóa, cách khu di tích Lam Kinh 5 km về phía Tây. Ngày nay, sau nhiều lần
trùng tu đền Lê Lai ngày càng trở nên khang trang đẹp đẽ Ngoài ngày giỗ theo ý
Lê Lợi 21/8 âm lịch, chính hội thờ Lê Lai vào ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch.
Đây là một ngày hội lớn của nhân dân địa phương, thu hút hàng ngàn du khách
đến dâng hương, tế lễ.
- Lăng các Vua và Hoàng Hậu khác trong khu sơn lăng của Triều Lê Sơ ở
Lam Kinh như: Hựu lăng (Lăng vua Lê Thái Tông). Lăng Khôn Nguyên (Lăng
Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao - mẹ Vua Lê Thánh Tông). Lăng này có
Địa lý địa phương: Tiềm năng du lịch miền núi và trung du tỉnh Thanh Hóa.
19
điểm đặc biệt là tượng quan hầu là nữ quan. Chiêu Lăng (Lăng vua Lê Thánh
Tông). Dụ Lăng (Lăng vua Lê Hiến Tông). Kính Lăng (Lăng vua Lê Túc Tông).
* Suối cá thần Cẩm Lương: Từ Tp Thanh Hóa theo quốc lộ 47 khoảng 80
km về phía tây, Suối cá "thần" Cẩm Lương là một suối tại làng Ngọc, xã Cẩm
Lương, huyện Cẩm Thuỷ. Là suối cá tự nhiên, có tới hàng ngàn con cá. Từ hang
cá theo những bậc đá chênh vênh khoảng 70m du khách sẽ đến thăm động Cây
Đăng tham quan rừng tự nhiên trên núi Trường Sinh. Đây là một địa điểm tham
quan nổi tiếng củaThanh Hóa.
Ngoài ra để đến suối cá thần, du khách có thể đi trên quốc lộ 217, nối từ Đò
Lèn, cạnh quốc lộ 1A về cầu treo Cẩm Lương; hoặc đi theo đường Hồ Chí
Minh, đến thị trấn Cẩm Thuỷ rồi rẽ lên quốc lộ 217. Những du khách yêu thích
sông nước thì sẽ có dịp đi đường thuỷ dọc sông Mã, từ cầu Hàm Rồng lịch sử
(TP Thanh Hoá) lên địa danh Cửa Hà - Cẩm Thuỷ nên thơ, hùng vĩ.
Hiện nay, cầu treo Cẩm Lương nối quốc lộ 217 với đường vào suối cá
thần vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách

mỗi khi về Cẩm Lương.
* Với nguồn tài nguyên trên, sản phẩm du lịch của tuyến gồm:
- Du lịch tham quan: tham quan khu di tích Lam Kinh, suối cá thần Cẩm
Lương.
- Du lịch lễ hội: lễ hội Lam Kinh được tổ chức hàng năm vào ngày 21- 22
tháng 8 (âm lịch). Tham gia các lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi Thanh
Hóa.
Là tuyến du lịch nhân văn lịch sử gắn với các địa danh đi vào lịch sử thế
kỉ XV, ghi dấu sự bắt đầu của triều Lê sơ trong các triều đại phong kiến Việt
Nam.
Thời gian du lịch: Đặc trưng chủ yếu của tuyến là du lịch văn hóa lễ hội,
thời gian thích hợp là vào tháng đầu xuân khi khu di tích Lam Kinh vào mùa lễ
hội.
2.2.2.3. Tuyến Sầm Sơn – Thành nhà Hồ - suối cá thần Cẩm Lương – khu BTTN
Pu Luông.
* Thành nhà Hồ:
Thành Nhà Hồ ( hay còn gọi là thành Tây Đô, thành Tây Giai) thuộc địa
phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, ở phía Tây thành phố
Thanh Hóa, do Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397. Đây là một công trình kiến
trúc độc đáo. Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng
những phiến đá xanh, đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau.
Các phiến đá có chiều dài trung bình 1,5m, dày im, có tấm nặng tới 15 - 20 tấn.
Địa lý địa phương: Tiềm năng du lịch miền núi và trung du tỉnh Thanh Hóa.
20
Thành có hình gần vuông. Chiều Bắc - Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài
883,5m. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các
cổng tiền- hậu- tả - hữu. Các cổng này được xây dựng theo kiến trúc hình vòm.
Những phiến đá trên vòm cửa đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau. Cổng
tiền ( phía Nam) là cổng chính, có ba cửa. Cửa giữa rộng 5,82m, cao 5,75m, hai
cửa bên rộng 5m45, cao 5,35, (ba cổng còn lại chỉ có một cửa). Tường thành cao

trung bình từ 5 -6 in, chỗ cao nhất là cổng tiền cao 10m.
Thành Nhà Hồ là một di tích văn hóa - lịch sử được nhà nước xếp hạng
cấp quốc gia. Đây là thành cổ duy nhất được xây dựng bằng đá. Ngày nay Thành
Nhà Hồ đã và đang được từng bước trùng tu, tôn tạo nhằm trước hết là khôi
phục và gìn giữ một công trình kiến trúc độc đáo đã có trên 600 năm và là điểm
đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước mỗi lần đến Thanh Hóa.
Khu BTTN Pu Luông cách TP Thanh Hoá khoảng 130 km về phía Tây
Bắc, nằm trên địa bàn hai huyện là Quan Hoá và Bá Thước. Đây là một địa danh
còn nhiều bí ẩn, hoang sơ đối với du khách trong và ngoài nước.
Khu BTTN Pù Luông có khu hệ thực vật đa dạng với ít nhất 1.109 loài thực
vật có mạch đã được xác định. Về khu hệ động vật có xương sống, đến nay đã
có tổng số 84 loài thú (gồm cả 24 loài dơi), 162 loài chim, 55 loài cá, 28 loài bò
sát và 13 loài ếch nhái.
Đến với Pu Luông, du khách sẽ được thả hồn trong những đợt mưa xuân lất
phất bay, được ngắm những vạt rừng màu tinh khôi của hoa đào, hoa mơ dịu
ngọt giữa trời xuân, được tham quan cảnh vật núi rừng, hang động của Khu bảo
tồn, được thưởng thức các món ăn đặc trưng của dân tộc Thái, và được "say"
cùng những bài hát, điệu múa, điệu Khặp Thái uyển chuyển, mê hồn.
* Từ những tài nguyên trên, sản phẩm du lịch của tuyến là:
Du lịch tham quan: tham quan khu di tích thành nhà Hồ, cảnh quan rừng
nguyên sinh khu BTTN Pu Luông, suối cá thần Cẩm Lương, tham quan các bản
làng của đồng bào dân tộc Thái, Mường.
Du lịch nghiên cứu: tham quan nghiên cứu các công trình trong khu di
tích thành nhà Hồ, nghiên cứu các điều kiện về địa chất, địa mạo, đa dạng sinh
học của khu BTTN Pu Luông, nghiên cứu hiện tượng của suối cá thần Cẩm
Lương.
Du lịch sinh thái: Các hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng khu
BTTN Pu Luông. Bên cạnh những hoạt động tham quan các cảnh vật tự nhiên
và nhân văn, du khách còn được tham gia các lễ hội, thưởng thức các món ăn
đặc sản quê hương, các món ăn của đồng bào dân tộc.

Địa lý địa phương: Tiềm năng du lịch miền núi và trung du tỉnh Thanh Hóa.
21
Thời giam du lịch: Với những đặc trưng của tuyến là tắm biển, nghỉ mát,
di lịch sinh thái, và để có thể thưởng ngoạn hết những điều thú vị mà các địa
điểm trong tuyến mang đến, thời gian thích hợp cho tuyến này là những tháng
mùa hè.
2.2. Các tuyến ngoại tỉnh.
2.2.1. Tuyến Hà Nội – Mai Châu – Khu BTTN Pu Luông.
* Mai Châu: Từ Hà Nội theo quốc lộ 6 du khách sẽ đến thung lũng Mai
Châu thơ mộng. Du khách tham quan bản Lác, rồi về bản Hang thăm hang Pó
Mười, thưởng thức các món ăn truyền thống của đồng bào Thái, nghỉ lại qua
đêm tại bản Hang.
* Pu Luông: du khách có thể đi bộ đi bộ từ bản Hang, vượt qua dãy núi đá
vôi Pù Luông để đến với bản Kho Mường (xã Thành Sơn), tham quan những
cánh đồng ruộng bậc thang, hang dơi và cảnh núi rừng hùng vĩ, rồi về bản Hin
(xã Lũng Cao, huyện Bá Thước).
3.3. Tuyến Hà Nội – Hoà Bình – Thanh Hoá - Nghệ An.
Từ Hà Nội – Mai Châu (Hoà Bình) – Pu Luông - suối cá thần Cẩm Lương
– Lam Kinh (Thanh Hoá) – Quê Bác (Nam Đàn, Nghệ An). Đây là tuyến du lịch
triển vọng, với da dạng các loại hình, sản phẩm du lịch như du lịch sinh thái, du
lịch văn hoá, du lịch lễ hội
3. Những định hướng phát triển du lịch tiềm năng khu vực miền núi và
trung du trong chiến lược phát triển ngành du lịch của tỉnh Thanh Hóa.
3.1. Những định hướng về mặt giải pháp.
- Đầu tư cho phát triển du lịch.
+ Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các qui hoạch phát triển du lịch được
phân cấp quản lí làm cơ sở xây dựng các dự án, tranh thủ khai thác vốn đầu tư từ
nhiều nguồn và mở rộng đối tác tham gia đầu tư, đầu tư có trọng điểm, có ưu
tiên theo tuần tự nội dung kế hoạch của qui hoạch.
+ Ban hành một số chính sách khuyến khích đầu tư thể hiện ở các vấn đề

thuế, đất đai, bảo hiểm… để có điều kiện thu hút đối tác nhanh chóng đầu tư vào
một số điểm du lịch quan trọng
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt quan tâm đến đội ngũ trực
tiếp kinh doanh du lịch.
- Giải pháp về quản lí (gồm quản lí Nhà nước và quản lí kinh doanh).
- Đẩy nhanh công tác quảng bá du lịch.
- Thực hiện một số biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo
đảm môi trường.
3.2. Những kiến nghị và tổ chức thực hiện.
Địa lý địa phương: Tiềm năng du lịch miền núi và trung du tỉnh Thanh Hóa.
22
- Tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng và Nhà nước để không
ngừng nâng cao nhận thức đúng đắn và đổi mới phát triển du lịch hiện nay trong
các cấp, các ngành và trong các tầng lớp nhân dân.
- Củng cố, kiện toàn bộ máy quản lí Nhà nước về du lịch ở các huyện, các
xã có các điểm du lịch trọng điểm.
- Tăng cường hoạt động của các cơ quan tuyên truyền tại trung ương và
địa phương để chuyển tải các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về
phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch dựa vào cộng đồng dân cư.
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, giao thông vận tải, thông tin liên lạc,
nâng cao chất kượng cuộc sống, trình độ văn hoá nhằm xoá đói giảm nghèo,
phát triển kinh tế xã hội ở các xã vùng sâu, đặc biệt khó khăn.
- Phối hợp với Tổng cục du lịch, các sở, ban, ngành và các địa phương
liên quan để tiến hành triển khai thực hiện các dự án phát triển du lịch trọng
điểm trong chương trình phát triển các sản phẩm du lịch Thanh Hoá:
* Một số đề án, dự án đang được triển khai xây dựng như:
+ Lập hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO công nhận di sản văn hóa thế
giới thành nhà Hồ và hang Con Moong (chủ trì: BCĐ tỉnh) đang trong giai đoạn
hoàn chỉnh;
+ Dự án: Bảo tồn làng cổ - làng Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy;

Khai thác du lịch tại khu di tích lịch sử Lam Kinh (Chủ trì: Sở VHTTDL);
+ Vận dụng lý thuyết văn hoá vùng và phân vùng văn hoá nhằm quản lý,
bảo tồn, phát huy sắc thái văn hoá tỉnh Thanh Hoá
Địa lý địa phương: Tiềm năng du lịch miền núi và trung du tỉnh Thanh Hóa.
23
KẾT LUẬN
Trong quá trình làm bài tập này em đã:
1. Phân tích, đánh giá được các tiềm năng về vị trí địa lý, điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, đặc biệt là các cảnh quan tự nhiên và các di tích lịch sử
văn hóa, tạo điều kiện cho Thanh Hóa nói chung và khu vực miền núi và trung
du nói riêng phát triển đa dạng các loại hình du lịch như du lịch tham quan, du
lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu khoa học, du lịch lễ hội…
2. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, các tác giả
đã chỉ ra được những khó khăn của khu vực miền núi và trung du Thanh Hóa
trong việc khai thác và sử dụng những tiềm năng này như điều kiện tự nhiên có
nhiều phức tạp về khí hậu, địa hình rừng núi là chủ yếu; giao thông phát triển
chưa đồng đều, thiếu đồng bộ; trình độ dân trí còn thấp…
3. Để sớm đưa du lịch miền Tây Thanh Hóa tham gia tích cực vào phát
triển kinh tế chung, nhằm khai thác hết những tiềm năng của miền cần có những
định hướng khai thác các loại hình du lịch cụ thể, giải pháp để thực hiện những
phương hướng đó
PHỤ LỤC ẢNH
Địa lý địa phương: Tiềm năng du lịch miền núi và trung du tỉnh Thanh Hóa.
24
Thành nhà Hồ
Suối cá thần Cẩm Lương Vườn quốc gia Bến En
Vườn quốc gia Bến En
Địa lý địa phương: Tiềm năng du lịch miền núi và trung du tỉnh Thanh Hóa.
25

×