Tải bản đầy đủ (.pptx) (28 trang)

Nghiên cứu trang phục dân tộc Dao Đỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.12 MB, 28 trang )

NGHIÊN CỨU TRANG PHỤC ÂN TỘC
DAO ĐỎ


SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA
Lịch sử
Nguồn gốc của người Dao Đỏ khơng rõ ràng.
Người ta đốn rằng họ di cư tới không lâu
trước khi người H’mong tới vào thế kỉ 18.

Địa bàn cư trú
Dao Đỏ (Hùng Thầu Dào, Dao Coóc Ngáng,
Dao Quý Lâm) cư trú tại Yên Bái, Lào Cai, Lai
Châu, Tuyên Quang, Hà GIang, Cao Bằng, Bắc
Kạn, Thái Ngun.

Ngơn ngữ
Ngơn ngữ nói của người Dao Đỏ thuộc hệ ngơn
ngữ H’mong – Dao. Chữ viết dựa trên các kí tự
tiếng Trung được điều chỉnh để phù hợp với
cách đánh vần của họ.


Các tín ngưỡng
Tơn giáo Dao Đỏ có các thành phần của cả Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Họ thờ tổ tiên của gia đình cùng
với Bàn Vương - người được cho là thủy tổ của người Dao Đỏ (tiếng Dao gọi là Chẩu Đàng).
Người dân tộc Dao Đỏ rất coi trọng chữ hiếu họ có phong tục
thờ cúng tổ tiên vì họ cho rằng tổ tiên, ơng bà luôn dõi theo
chân họ phù hộ cho họ. Vào các ngày rằm họ thường đem lễ
vật thờ cũng tổ tiên gồm một con gà, ba miếng thịt được luộc
chín và một li rượu, một li nước và một bó nhang. Việc thờ


cúng do thầy nên người thầy cúng rất được coi trọng. Đặc biệt
đối với người con trai khi trưởng thành, gia đình sẽ tổ chức lễ
đặt tên đánh dấu sự trưởng thành của người con và cái tên đó
sẽ đi theo suốt cuộc đời của họ. Cả trong thế giới bên kia và
trong lễ đặt tên, các nghi lễ rất độc đáo là nét văn hoá riêng biệt
của người Dao Đỏ.


Nhà cửa
Phương thức chọn đất xây một ngôi nhà mới rất quan trọng với người Dao Đỏ. Vào ban đêm, hộ gia đình
sẽ đào một cái hố to bằng cái bát và đổ đầy gạo vào đó đại diện cho con người, bị, tầy, tiền bạc và của cải.
Gia đình sẽ biết được nơi để xây nhà dựa trên những giấc mơ. Vào buổi sáng, gia đình sẽ đào hố lên, nếu
gạo cịn, nếu gạo khơng cịn, ngơi nhà sẽ được xây ở 1 nơi khác.

Nhà truyền thống người Dao là nhà nửa sàn, nửa đất,
tiếng Dao gọi là “gẳng pằng gẳng thin’’. Nhà được làm
trên nền đất dốc, phổ biến là nhà ngỗm nên vì kèo
đơn giản.


Cấu trúc ngơi nhà
Nhà có 12 cột, 4 vì ngỗm, 2 mái. Mỗi vì ngỗm có 3 cột (1 cột cái ở giữa, 2 cột quân ở 2 bên), 1 quá giang
và 1 bộ kèo đơn. Loại nhà cột ngoãm có đặc điểm là tất cả các cột đều chơn sâu xuống đất. Trong mỗi vì
ngỗm 2 đầu q giang được gác lên ngoãm ở đầu của 2 cột quân rồi buộc chắc chắn bằng dây rừng, tiếp
theo tại chỗ ngoãm của cột quân người ta buộc kèo. Riêng cột nóc cịn được buộc chặt với q giang tại
điểm giao giữa cột đó với quá giang.
Tuy nhiên cũng có trường hợp người ta gác 2 chiếc xà dọc bằng đoạn cây lên 2 đầu của tất cả quá giang tại
chỗ ngỗm của hai hàng cột con, sau đó mới đặt kèo lên xà ngang tại chỗ ngoãm của cột quân.
Với loại nhà cột ngỗm, tồn bộ khung nhà gồm các cột, quá giang, kèo và xà ngang thường làm bằng gỗ.
Bộ xương mái thường có sự kết hợp giữa tre và gỗ hoặc hoàn toàn bằng tre. Xung quanh nhà cũng như

phần cần được ngăn cách ở trong nhà được thưng bằng những tấm phên mai hoặc phên nứa. Nhà truyền
thống của người Dao hầu như khơng có cửa sổ, có ngơi nhà tồn bộ từ cột, q giang, kèo cho đến tấm lợp
đều làm bằng tre. Thuộc loại này chủ yếu là những ngôi nhà tạm ở trên nương để cư trú trong mùa sản xuất.
Nhà cột ngoãm chỉ cho phép sinh sống được vài ba năm lại phải thay cột, lợp lại mái. Đối với những tấm
phên thưng xung quanh chỉ sau một năm đều phải thay hoặc làm lại.


Mặt bằng sinh hoạt
Nhà nửa sàn, nửa đất chia theo chiều dọc nửa sau là nền đất, nửa trước là sàn. Nền đất: gian bên phải có
chạn bát, đặt bếp, cối xay, cối giã và bàn thờ. Kề với gian này ở phía ngồi cịn có chuồng gà, gian bên trái
đặt bàn thờ nhìn ra cửa giữa. Mùa rét gian này cịn có bếp khách. Nửa nhà trước là nền sàn, phần này dùng
làm nơi ngủ của các thành viên trong gia đình nó được chia thành các buồng nhỏ. Có gian bên phải là buồng
ngủ, kề với gian này là máng nước và cũng là buồng tắm, gian bên trái là buồng ngủ của khách và có vách
ngăn với lối xuống sàn. Phần sàn có một cửa lớn đối diện với bàn thờ đặt ở phần nền đất, cửa này gọi là
cửa ma. Lợn để cúng Bàn vương được nuôi ở gầm sàn dưới cửa này.
Nhà nửa sàn nửa đất do cấu tạo của sàn thấp nên gầm sàn chỉ
nhốt lợn, gà, cịn trâu, bị có chuồng riêng. Trong ngơi nhà có
một gian đặc biệt, gian này có vách ngăn đôi theo chiều dọc và
một đoạn vách ngăn ngắn với gian bên hai đoạn vách này được
ráp vào nhau tạo thành một góc nhỏ. Góc này chính là nơi đặt
bàn thờ. Người Dao ở đây đã biết lợi dụng nền đất làm nền bếp
bảo đảm an toàn hơn, sử dụng phần sàn để nằm khỏi phải làm
giường. Vì cuộc sống du canh du cư mỗi lần di chuyển người ta
không mang giường phản theo.


Tuỳ thuộc vào địa hình và diện tích của miếng đất dựng nhà người Dao Quần Chẹt không nhất thiết phải
để hiên và có sân ở phía trước nhà. Sân nhà của họ có thể ở một hoặc cả hai bên đầu hồi. Người Dao ở
đây khơng có tập qn dựng hàng rào xung quanh nhà và làm cổng ra vào ngơi nhà chính của họ. Nếu
cịn diện tích nhiều xung quanh nhà họ trồng nhiều cây ăn quả khác nhau như chuối, bưởi, ổi. đặc biệt

trồng nhiều chuối. Bên cạnh nhà thường có một mảnh vườn nhỏ để trồng rau xanh và cây ăn quả. Nơi có
điều kiện họ có thể đào ao thả cá và ni ngan, vịt.
 
Nhà ở truyền thống người Dao là một yếu tố văn hóa cổ truyền. Nhà ở phản ánh q trình lịch sử cư trú
của người Dao trước kia. Ngôi nhà nửa sàn, nửa đất chính là kết quả của sự thích ứng tự nhiên của
người Dao. Thông qua nhà ở chúng ta thấy được những nét văn hóa đặc trưng tiêu biểu của tộc người
qua các nghi lễ và kiêng kỵ trong việc làm nhà và trong quá trình cư trú.


Tổ chức xã hội
Những người đàn ơng Dao Đỏ đóng vai trị trụ cột trong gia đình, cộng đồng và kinh tế. Họ cũng đóng
vai trị chính trong các nghi lễ như làm đám cưới, đám tang và xây nhà mới. Người Dao có rất nhiều họ
khác nhau. Mỗi dịng dõi có hệ thống riêng đặt tên đệm để phân biệt các thế hệ với nhau.

Việc sinh nở
Những người phụ nữ Dao Đỏ thường sinh ngay
trong phòng ngủ của họ với sự giúp đỡ của mẹ
và các chị em. Trẻ mới sinh được tắm bằng
nước nóng. Gia đình mang những cành cây
xanh hoặc hoa chuối tới trước cửa để ngăn
chặn linh hồn của dữ mang tới điều xấu và bệnh
tật tới cho đứa trẻ. Khi đứa trẻ được 3 ngày tuổi,
họ tổ chức 1 nghi lễ để vinh danh người mẹ.


Hôn nhân
Các bậc cha mẹ chọn đối tượng cho con trai của mình. Khi chàng trai mười bốn hoặc mười lăm tuổi, cha
của cậu sẽ đưa cậu đi gặp các cô gái mà ông nghĩ là phù hợp và khỏe mạnh, có thể giúp đỡ việc trong nhà.
Cặp đơi được chọn để kết hơn sau đó phải tham khảo ý kiến của thầy tiên tri người sẽ đánh giá sự phù hợp
của họ bằng phương thức sử dụng chân và và tử vi.

Giá trị của cô gái dựa vào số tiền bạc, gà, lợn, rượu gạo mà nhà trai đưa tới gia đình cơ.
Trong suốt lễ cưới, theo phong tục sẽ có một sợi dây dài
được kéo tới ngay trước đám cưới. Chú rể cõng cô dâu trên
lưng, và cô ấy phải bước qua một đôi kéo để vượt qua
ngưỡng cửa vào nhà chú rể.
Khi một gia đình khơng có con trai, các bậc cha mẹ có thể
mua một chàng rể người vui vẻ chấp nhận sống tại nhà cô
dâu. Tuy nhiên, nếu một chàng trai quá nghèo mà gia đình
khơng thể lo nổi sính lễ, anh ta sẽ phải sống ở nhà cơ dâu –
điều này có thể là một nỗi xấu hổ lớn.


Đám tang
Khi có người trong gia đình chết đi, con cái của họ phải mời tới một người đàn ông được gọi là “thầy tào”
để giám sát các nghi lễ và tìm đúng nơi để chơn cất. Người chết được bọc trong một tấm thả, nằm trong
quan tài đặt trong nhà của họ và được khi tới chôn ở ngôi mộ dựng bằng đá. Trong
quá khứ, nếu người chết hơn 12 tuổi thì thi thể sẽ được hỏa táng.
Các nghi lễ đám tang được tổ chức để đảm bảo cho người chết được yên nghỉ. Trong nghi lễ diễn ra 3
ngày, thường trùng với nghi lễ khai sinh của các cậu bé Dao Đỏ. Ngày đầu tiên thả tự do cho linh hồn của
người chết, ngày thứ 2 là thời gian để thờ cúng người chết tại nhà, và ngày thứ ba là để khai sinh cho cậu
bé.
Cậu bé sẽ được ngồi trên một khối đá ở vị trí cao nhất trong bản cho tới khi cậu rơi xuống những chiếc
võng được treo bên dưới. Điều này thể hiện rằng cậu bé từ trên trời rơi xuống và sinh ra trên trái đất, một
biểu tượng tín ngưỡng của người Dao Đỏ về niềm tin họ chính là hậu duệ trực tiếp của các vị thần.


Văn hóa
Sách cổ đã sưu tầm và kiểm kê có tới 68% là các bộ kinh thư, các sách về tơn giáo tín ngưỡng, phong
tục tập qn. Sách văn học tuy chiếm một tỉ lệ nhỏ (22,8%) nhưng có giá trị quan trọng. Bên cạnh một số
dân ca (nhất là dân ca giao duyên) được những người biết chữ cổ chép lại còn khá nhiều tập truyện văn

học, bao gồm một số bộ tiểu thuyết cổ của Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu lúc đầu chỉ sưu tầm được 2
truyện thơ, trong một dự án đã tìm thấy 23 truyện thơ lần đầu tiên được phát hiện ở vùng người Dao
như: "Hàn Bằng", "Đàm Thanh", "Bát Nương", "Lâu Cảnh", "Trạng Nghèo", "Đô Nương truyện", "Đặng
Nguyên Huyện truyện", "Bá Giai truyện", "Thần sắt ca"... Trong số đó, truyện thơ kể về hành trình tìm đất
vất vả của người Dao chiếm số lượng nhiều hơn cả (40%). Một số truyện tuy có chủ đề khác nhưng
trước khi đề cập đến nội dung chính cũng kể về cuộc hành trình của người Dao.


Đón Tết
Về phong tục ngày tết, với người Dao Đỏ ở các tỉnh Tây
Bắc như Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái... việc thờ
cúng tổ tiên những ngày đầu năm mới là điều bắt buộc.
Ngồi ra, tùy theo dịng họ mà người Dao ở một số nơi
cũng có những quy ước riêng. Từ ngày 27, 28 tháng chạp
nhà nhà đã chuẩn bị làm bánh dày, món bánh khơng thể
thiếu trong mâm lễ.
 
Đêm giao thừa của người Dao Đỏ, đàn ông, con trai không ở nhà mà phải tập trung ra đồi cao cúng lễ
mừng năm mới. Mâm lễ dâng cúng bao gồm một con lợn, hai con gà, một con vịt, một quả trứng, một đĩa
cơm nếp và một vị rượu. Một thầy cúng sẽ chủ trì, đọc bài khấn xua đuổi tà ma, cầu cho năm mới mùa
màng tươi tốt, người người bình an.
Đặc biệt, một nghi lễ không thể thiếu trong ngày tết của người Dao là lễ Pút tồng tức nhảy lửa. Tùy từng
nhà, có thể tổ chức nhảy lửa trong tối mùng 2 hoặc mùng 3 tết. Một đống lửa to được đốt giữa nhà, nam nữ
ngồi riêng cách xa hai phía. Nam phải đủ 18 tuổi mới được tham gia nhảy lửa và ngồi thành hàng để thầy
cúng bày lễ làm phép. Khi bếp lửa đượm thành đống than hồng là lúc từng người với đôi chân trần lần lượt
nhảy vào. Trước khi nhảy phải tắm rửa sạch sẽ và mặc quần áo mới, không được mặc đồ màu trắng.


ĐẶC ĐIỂM TRANG PHỤC
1. Kỹ thuật gia công

1.1. Kỹ thuật nhuộm chàm của người Dao Đỏ
Cao chàm muốn sạch phải nhờ tro bếp
Cứ tháng 2 – tháng 3, tiết trời mát mẻ, sương muối tan
dần, người Dao Đỏ lại xới đất gieo chàm. Đây là lúc
thời tiết thuận lợi để chàm sinh trưởng. Trên đồi, hay
mảnh vườn sau nhà, cứ chỗ đất ẩm, người Dao đỏ
dành một khoảnh để trồng chàm. 
Có 2 cách trồng chàm: gieo hạt hoặc giâm cành, trồng

Chàm sinh trưởng nhanh, tháng 6, tháng 7 đã

gốc. Tuy nhiên, việc trồng cành thường được bà con

có thể thu hoạch. Họ chặt cả cây chàm thành

lựa chọn vì cây sẽ nhanh lớn, cho lá to, thân lớn.

những đốt nhỏ, bỏ vại lớn ngâm nước. 4 – 5

Nhưng trồng cành cũng phải biết cách. Đoạn cành dài

hôm sau, cây chàm ngấu nước, người ta bỏ

khoảng 30cm từ đầu rễ lên phía trên là tốt nhất để đem

bã, giữ lại nước chàm. Cho vôi vào và tiếp tục

trồng. Đất xới tơi xốp, đánh luống xong xuôi sẽ là lúc

ủ khoảng 2 – 3 hôm, nước trong nổi lên, bột


đem cành đi giâm.

chàm lắng xuống dưới, đặc dẻo như bùn non.


Làm chín chàm bằng ớt
Muốn chàm chín nhanh, ăn vải, người Dao Đỏ dùng rất
nhiều loại lá rừng để ủ chàm. Và nguyên liệu đặc biệt
thúc chàm chín nhanh vẫn được truyền đời trong mỗi gia
đình người Dao Đỏ đến ngày nay là ớt. 

Cho ớt, cho các loại lá cây tiếng Dao gọi là nhàm chùa mia, có loại đìa tầm thạ mia, đìa xiêu, đìa phàn xạ
mới chín chàm. Lúc nào vắt nước thấy màu vàng, nhúng tay vào xanh thì mới ăn vải. Nằm ở độ cao 1.600m
so với mực nước biển, Sa Pa là một trong những nơi có băng tuyết xuất hiện nhiều nhất ở Việt Nam. Mùa
đông, nhiệt độ xuống thấp 1 – 2 độ C. Làm chàm mùa này sẽ không lấy được cao chàm tốt. Vì thế, bà con
thường để đến tháng 8 ủ chàm. Cũng có khi cuối tháng 9, tháng 10, bà con cũng nhuộm. Khi ấy, thời tiết se
se lạnh, để có mẻ chàm đảm bảo chất lượng cũng phải có bí quyết. Rét quá thì phải cho vào nồi, đun lên.


Làm nước nóng nó chín sớm hơn, có thể 7 – 8 ngày hoặc 9 – 10.
Khi nhuộm, người ta hòa keo chàm trong nước ngâm tro bếp với các loại cây rừng. Sau đó,
cho vải vào 15 - 20 phút, rồi đem phơi. Cứ nhuộm như vậy 5 - 6 lần là được. Quá trình
nhuộm từ vải mộc đến lúc thành vải chàm phải kéo dài hàng tháng. Khi chàm đã ăn vải, lên
màu xanh tím, người ta sẽ đem tấm vải ấy nhuộm tiếp với củ nâu, vải mới lên màu chàm đen.


Khơng thị đầu q sâu vào thùng chàm
Người Dao đỏ có khá nhiều kiêng kỵ khi làm một mẻ
chàm. Phụ nữ sinh con đang trong tháng ở cữ không đến

gần thùng chàm. Ngay như việc cúi đầu quá sâu vào thùng
chàm khi nhuộm, cũng là điều người Dao đỏ tránh làm.
Nhuộm chàm khơng nên thị đầu vào sâu q, có ánh
sáng nó bị hỏng. Những người khác khơng làm chàm cũng
khơng nên nhúng tay vào. Người nào làm chàm thì chỉ có
người đó làm từ đầu đến cuối. Nếu khách du lịch muốn
thử thì phải làm một cái nồi khác cho người ta thử. Thậm
chí, việc cho cây ớt vào thùng chàm, ngồi lý do để cho
chàm chín nhanh, ăn vải, thì cũng có một ngun nhân là
khơng muốn hỏng một mẻ chàm.


Kĩ thuật in nhuộm sáp ong
Để có sản phẩm ưng ý, quy trình in sáp ong cũng địi hỏi rất
khắt khe. Sau khi dệt xong tấm vải trắng từ sợi bông, phụ nữ
Dao dùng miếng đá phẳng, mịn cả 2 mặt để mài cho nhẵn và
láng bóng, sau đó chia tấm vải thành nhiều ô, cột bằng nhau,
công việc này phải làm liên tục khi nào hết khổ vải mới nghỉ.

Dụng cụ để in hoa văn cũng rất đơn giản, gồm tấm đá phẳng và nanh lợn dùng để mài, miết vải, cho nhẵn,
mịn. Các ống tre có đường kính to nhỏ khác nhau (từ 1,5cm- 2cm), để in các hình trịn. Các que hình tam
giác để in các đoạn thẳng và góc, lá chít ép phẳng dùng làm cữ.
Sáp ong đem đun cho tan chảy, sau đó lọc bỏ tạp chất. Sáp đun phải có độ lỗng cần thiết mới in được,
nếu lỗng q, khi in hoa văn sẽ bị nhòe. Nếu đặc quá, thì sáp ong khơng ăn vào vải. Tùy theo các mẫu hoa
văn đã định sẵn trong đầu, phụ nữ Dao sẽ dùng các dụng cụ chấm vào sáp ong rồi in hoa văn lên mặt vải.
Khi sáp ong khơ thì đem nhuộm chàm nhiều lần (từ 15- 20 lần), cứ ngày đem phơi nắng, đêm ngâm chàm.
Tấm vải khi ngâm phải luôn ngập nước chàm, dùng chân đạp kỹ cho vải thấm đều màu chàm để không bị
loang lổ.



Sau khi nhuộm được màu chàm như ý, tấm vải sẽ được nhúng vào nước sơi, lúc này
sáp ong bị nóng sẽ tan ra và hiện lên các hoa văn trên nền chàm.
Những tấm vải in hoa văn sáp ong được phụ nữ Dao Tiền sử dụng để khâu váy. Chiếc
váy màu chàm với các họa tiết hoa văn tinh xảo đã tôn lên vẻ đẹp duyên dáng, giản dị
của phụ nữ Dao Tiền. Qua đó cũng thể hiện bàn tay khéo léo, óc thẩm mỹ, sáng tạo của
họ.
Ngày nay, đời sống đã có nhều thay đổi, nhờ sự phát triển của khoa học, cơng nghệ, các
loại vải cơng nghiệp độc chiếm vì trí trên thị trường và được ưa chuộng bởi sự tiện lợi
khi sử dụng. Nhưng với người Dao Tiền ở Cao Bằng, nghề in hoa văn sáp ong truyền
thống vẫn được bảo tồn và duy trì.


HỌA TIẾT TRANG TRÍ
Quy luật của thức trang trí và hình thái của
các mảng trang trí
Theo quan niệm dân gian thì trang phục bao gồm
những gì con người mang trên mình, gồm khăn, mũ,
áo, quần, thắt lưng, xà cạp quấn chân và giày dép,
dân tộc Dao đỏ gọi là “Luy hâu” (trang phục là áo
quần). Để tạo thành bộ y phục đẹp phải có 5 màu cơ
bản, nhưng chủ yếu là màu đỏ. Vải trắng làm nền thêu
hoa văn. Sợi tơ và chỉ 5 màu cơ bản: trắng, đen, xanh,
vàng, đỏ, có thể thêm màu tím, nâu; sợi có hai loại to
và nhỏ.
Hạt cườm, len làm quả bông. Cúc áo nhựa, kim loại,
vỏ trai… là những thứ không thể thiếu để tạo nên một
bộ y phục Dao.


Với trang phục người Dao, các dải hoa văn

ngang và dọc thường tập trung ở yếm, ống
quần và quanh ống tay và viền cổ áo. Có thể
thấy trên ống quần người Dao Đỏ, các hoa
văn hình cây thơng chiếm phần lớn mảng
hoa văn, được thể hiện bằng các chỉ màu đỏ
và trắng, tập trung thành các dải ngang chạy
vòng xung quanh.


Khăn đội đầu (Goòng phà) được người Dao đỏ trang trí hình vết
hổ, cây vạn hoa, hình cách đoạn… Hoa văn ở trên khăn từ ngồi
vào có 5 lớp, 5 lớp này được bao khuôn ổ vuông ở trung tâm
“điểm” của khăn (ở thầy cúng thì có thêm 8 cánh sao tượng
trưng cho đầu ông Tam thanh, gọi chung là “Phàm sinh goong”,
được bài trí rất hài hịa và cơng phu. Khi đội lên đầu, các hoa
văn họa tiết của 5 lớp văn sẽ phơ ra ngồi, làm tăng thêm vẻ
đẹp của chiếc khăn.
Trong trang trí trên vải, ở trên viền khăn vành đội đầu người
Dao Đỏ, các hoa văn cũng thường được sắp xếp trong các dải
hình ơ chữ nhật cũng như trên nẹp áo người Dao Đỏ tác họa
tiết hình chong chóng được quy về các hình ơ vuông nối tiếp
nhau.


họa tiết trang trí hoa văn của người Dao ln luôn thể hiện
cân đối, đặc biệt thường đối xứng qua trục dọc. hoa văn
hình cây, hình chim được sắp xếp đối xứng nhau qua
trục dọc, tạo cảm giác cân bằng trong bố cục. Đồng thời,
quy luật đối xứng này còn được thể hiện ở phần trang trí
các mép vạt áo.

Người Dao thường khơng gị bó các mảng họa văn, họa
tiết trang trí quy về các ơ, dải với lối bố cục mở, khơng
có viền bo cố định xung quanh. Đặc điểm này có thể
thấy rõ nhất trong các đồ án hoa văn trang trí phía cuối
vạt áo và đằng sau lưng người Dao. Các họa tiết dường
như được sắp xếp trong một hình chữ nhật chạy ngang,
qua cách thể hiện dải các họa tiết ông sấm to thành một
hàng ngang cách đều nhau theo một thứ tự.


Tua len làm bằng sợi len có tua rua
bằng sợi tơ đỏ, ở lớp ngồi với nhiều
màu, khơng chỉ có tác dụng thẩm mỹ
mà còn giúp để khi vấn giữ cho khăn
chặt hơn. Các họa tiết trên tua len
gồm có hình sơm, hình gấp khúc, hình
cây thơng…


Hoa văn trên yếm: tập trung chủ yếu ở phần ngực, cổ
và lưng áo. Khi mặc áo dài chùm bên ngồi, những nơi
đó khơng bị che lấp, các họa tiết hoa văn tinh tế sẽ
được phơ ra ngồi. Hoa văn được trang trí trên yếm là
cách đính cúc hoa bạc (Nhằm pèng) theo chiều dọc ở
giữa áo, yếm mặc trong, áo dài mặc ngoài, hàng hoa
bạc giữa hai hàng quả bơng len đỏ.
Hoa văn trang trí trên thân sau yếm được thêu
theo chiều dọc của áo, gồm các họa tiết như:
hình cây thơng (Xẩm pẹ) – với dân tộc Dao, hình
cây thơng chính là hình đi chó cách điệu

hình dấu chân hổ (Siền tràu miên) – chính là hình
chân chó cách điệu mà người Dao vẫn đang thờ
hình hoa kiệu (Cìu sỏi peng)
hình thập ngoặc (Miền chiệp pịa)
hình răng cưa (Nhà di ẩu)… được thêu ở hai bên,
cúc hoa bạc đính ở giữa
Khi mặc, phần thân áo của áo bé sẽ thấy hoa văn
thêu, đính vải, ghép vải hình răng cưa rất tỉ mỉ.


Hoa văn trang trí trên áo dài: tập trung ở viền
nẹp ngực tà áo và đầu ống tay áo được trang trí
các họa tiết hình sơm, hình dấu chân hổ, hình răng
cưa, hình quả trám, hình thập ngoặc… Nẹp ngực
mỗi bên đính 7 quả bơng len đỏ và các tua len
được đính ở nơi xẻ tà.
 
Quần. Kiểu quần thường mặc là quần chân q, cát
hình lá tọa, đũng rộng có thể cử động thoải mái trong
mọi tư thế lao động. Đồng bào thường đeo thắt lưng
được dệt bằng vải thủ công, rộng khoảng 40cm gấp làm
tư, chiều dài đủ quấn quanh thân người hai vịng, buộc
lại ở phía sau, để buông dải đuôi xuống sau lưng.


×