Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

TÌM HIỂU KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG LAN HỒ ĐIỆP (Phalaenopsis) SAU IN VITRO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 48 trang )

TÌM HIỂU KỸ THUẬT NI TRỒNG
LAN HỒ ĐIỆP (Phalaenopsis) SAU IN VITRO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT
BVTV

Bảo vệ thực vật

CAM

Crassulacean acid metabolism

CO2

Cacbon dioxit

EC (Electrolytic Conductivity)

Độ dẫn điện của đất

et al.

Cộng sự

PTN

Phịng thí nghiệm

TE (Trail Elementary)


Phân bón vi lượng (Zn, B, Fe, Cu, Mn, Mo)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Một số đặc điểm hình thái của dòng lan hồ điệp .............................................24
Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng của lá lan hồ điệp ở các giai đoạn ....................................25
Bảng 3: Tỷ lệ sống của 6 loại lan hồ điệp .....................................................................27

DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1. Quy trình ni trồng lan hồ điệp sau in vitro ..................................................17
Biểu đồ 1. Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của lá lan hồ điệp ở các giai đoạn ......25


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Cửa hàng và vườn YSA Orchid Farm (Sang Còi) tại Đà Lạt - 16 Hồ Xuân
Hương, Phường 9, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. .......................................................32
Hình 2. Trang trại YSA Orchid tại Đạ Ròn – Đơn Dương ...........................................32
Hình 3. Phalaenopsis mannii ........................................................................................33
Hình 4. Phalaenopsis gibbosa .......................................................................................33
Hình 5. Phalaenopsis lobbii ..........................................................................................33
Hình 6. Phalaenopsis fuscata ......................................................................................33
Hình 7. Phalaenopsis cornu-cervi .................................................................................33
Hình 8. Phalaenopsis braceana ....................................................................................33
Hình 9. Rễ của lan hồ điệp ............................................................................................34
Hình 10. Thân của lan hồ điệp ......................................................................................34
Hình 11. Lá của lan hồ điệp...........................................................................................34
Hình 12. Hoa của lan hồ điệp ........................................................................................34
Hình 13. Quả của lan hồ điệp ........................................................................................34
Hình 14. Hạt của lan hồ điệp .........................................................................................34
Hình 15. Nhà trồng khung sắt phủ nilon .......................................................................35

Hình 16. Hệ thống làm mát ...........................................................................................35
Hình 17. Quạt thơng gió ................................................................................................35
Hình 18. Giá thể: dớn ....................................................................................................35
Hình 19. Chậu màu trắng trong .....................................................................................35
Hình 20. Khay để đựng chậu lan ...................................................................................36
Hình 21. Giàn để lan ......................................................................................................36
Hình 22. Cây mơ lấy từ PTN đặt lên giàn để thích nghi dần điều kiện vườn ươm
.......................................................................................................................................36
Hình 23. Cây con sau khi được xử lý và trồng ra chậu (giai đoạn cây con) .................36
Hình 24. Giai đoạn cây con ...........................................................................................37
Hình 25. Thay chậu lần 1 ..............................................................................................37
Hình 26. Thay chậu lần 2 ..............................................................................................37
Hình 27. Cố định cành hoa bằng kẹp và kẽm ................................................................37
Hình 28. Nụ hoa xuất hiện .............................................................................................37
Hình 29. Bẫy vàng bắt côn trùng ...................................................................................38


Hình 30. Lá cịi cọc, trên lá xuất hiện những đốm nhỏ li ti màu vàng nâu do nhện đỏ
gây hại............................................................................................................................38
Hình 31. Rệp sáp ...........................................................................................................38
Hình 32. Sên và nhớt hại lá lan hồ điệp.........................................................................38
Hình 33. Bệnh thối nhũn ...............................................................................................39
Hình 34. Bệnh thán thư..................................................................................................39
Hình 35. Bệnh thối đen ..................................................................................................39
Hình 36. Lan hồ điệp trắng lưỡi vàng ...........................................................................40
Hình 37. Lan hồ điệp cam sọc .......................................................................................40
Hình 38. Lan hồ điệp màu vàng chanh ..........................................................................40
Hình 39. Lan hồ điệp màu hồng hana............................................................................40
Hình 40. Lan hồ điệp màu hồng phấn ...........................................................................40
Hình 41. Lan hồ điệp màu cam đốm .............................................................................40

Hình 42. Nhóm thực hiện chụp hình cùng anh Phan Thanh Sang - Chủ cơ sở thực tập
.......................................................................................................................................41
Hình 43. Nhóm thực hiện chụp hình tại Cơ sở thực tập ................................................41


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................2
1. Sơ lược về lan hồ điệp ..............................................................................................2
1.1. Nguồn gốc và phân bố .......................................................................................2
1.2. Vị trí phân loại ...................................................................................................2
1.3. Đặc điểm hình thái .............................................................................................3
2. Phịng trừ sâu, bệnh hại ............................................................................................5
2.1. Sâu hại................................................................................................................5
2.2. Bệnh hại .............................................................................................................6
3. Giá trị thương mại và tiềm năng phát triển lan hồ điệp trên thế giới và Việt Nam .8
3.1. Thế giới ..............................................................................................................8
3.2. Việt Nam ............................................................................................................9
4. Những thành tựu và một số mơ hình chăm sóc lan tiên tiến ..................................10
4.1. Trên thế giới .....................................................................................................10
4.2. Tại Việt Nam ...................................................................................................10
4.3. Tại vườn lan Sang Cịi .....................................................................................11
4.4. Một số mơ hình tiên tiến về chăm sóc lan hồ điệp ..........................................11
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ..........................14
1. Đối tượng và thiết bị ..............................................................................................14
1.1. Đối tượng: Lan hồ điệp. ...................................................................................14
1.2. Thiết bị và vật tư ..............................................................................................14
1.3. Điều kiện nuôi trồng lan hồ điệp .....................................................................14
2. Phương pháp thực hiện...........................................................................................16
2.1. Phương pháp thực tập ......................................................................................16

2.2. Phương pháp chuyên gia ..................................................................................16
2.3. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................16
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ .............................................................................................17
PHẦN 1: KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG LAN HỒ ĐIỆP (Phalaenopsis) .................17
SAU IN VITRO.............................................................................................................17
1. Sơ đồ nuôi trồng lan hồ điệp sau in vitro ...............................................................17
2. Quy trình thực hiện ................................................................................................18
2.1. Cây giống in vitro ............................................................................................18
2.2. Trồng và chăm sóc trước khi ra hoa ................................................................18


2.3. Xử lí phân hóa mầm hoa ..................................................................................22
2.4. Phân hố nụ và hoa ..........................................................................................22
PHẦN 2: KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ
GIỐNG LAN HỒ ĐIỆP PHỔ BIẾN TẠI NƠI THỰC TẬP ...................................24
1. Kết quả khảo sát giống lan hồ điệp qua các giai đoạn ...........................................24
2. Kết quả khảo sát lan hồ điệp của một số giống......................................................26
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .........................................................................................29
1. Kết luận ..................................................................................................................29
2. Đề xuất ...................................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................30
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................32


MỞ ĐẦU
Phong lan là một họ thực vật có hoa, thuộc lớp một lá mầm. Đây là một trong
những họ lớn nhất của thực vật, và chúng phân bố ở nhiều nơi trên thế giới. Có
khoảng 880 chi và gần 25 000 loài (Givnish và cộng sự, 2015). Mỗi năm khoảng
800 loài lan mới được bổ sung thêm. Các chi lớn nhất là Bulbophyllum,
Epidendrum, Dendrobium, chi Vanilla (chi chứa loài cây vani), chi Orchids (chi hoa

lan) chứa khoảng 60 loài trong đó lồi được trồng phổ biến là lan hồ
điệp (Phalaenopsis).
Kể từ khi được phát hiện bởi các nhà thực vật học phương Tây, Phalaenopsis
bởi vẻ đẹp và sự hiếm có đã được mệnh danh là “nữ hồng của các lồi hoa” và
được háo hức tìm kiếm, sưu tầm. Vào giữa thế kỷ 20, với những tiến bộ trong việc
nhân giống, Phalaenopsis đã trở nên dễ tiếp cận với những người yêu mến loài hoa
này. Theo Hiệp hội Hoa lan Hoa Kỳ hơn 75% các loại lan được bán ra thị trường
chủ yếu là Phalaenopsis. Với vẻ đẹp trang nhã, sang trọng, thời gian tàn lâu… nhu
cầu về Phalaenopsis tăng kéo theo sự phát triển của hệ thống sản xuất quy mô công
nghiệp. Hoa lan thực sự trở thành sản phẩm nơng nghiệp có giá trị kinh tế cao, nó
thúc đẩy ngành sản xuất kinh doanh phát triển mạnh mẽ ở các nước như: Thái Lan,
Singapore, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ…
Việt Nam có khí hậu thích hợp và có nhiều ngun liệu làm giá thể tốt cho lan
hồ điệp sinh trưởng và phát triển, có tiềm năng trở thành một nước sản xuất lan hồ
điệp lớn trong khu vực. Mơ hình sản xuất lan hồ điệp theo quy mô công nghiệp
được phát triển ở miền Bắc sau đó nhân rộng ra các tỉnh. Đặc biệt, Đà Lạt với điều
kiện tự nhiên thuận lợi, nhiệt độ trung bình hằng năm dao động khoảng 25  28oC
rất phù hợp cho việc nuôi trồng và chăm sóc lan hồ điệp dần trở thành vùng nông
nghiệp sản xuất lan nổi tiếng cả nước.
Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế trong sản xuất lan hồ điệp ở địa phương
và các vùng lân cận, chúng tôi bắt đầu tiến hành thực hiện đề tài “Tìm hiểu về quy
trình ni trồng lan hồ điệp sau in vitro”. Mục tiêu của đề tài:
 Tìm hiểu về kỹ thuật chăm sóc lan hồ điệp.
 Nắm được các yếu tố cơ bản về lan hồ điệp.
 Trau dồi kiến thức và nâng cao các kỹ năng mềm.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Sơ lược về lan hồ điệp
1.1. Nguồn gốc và phân bố
Lan hồ điệp được khám phá năm 1750, đầu tiên được ông Rumphius đặt tên là
Angraecum album, năm 1753 Linne đổi tên thành Epidendrum, 1825 nhà thực vật
Hà Lan định danh lại là Phalaenopsis. Phalaenopsis có nguồn gốc chữ Hy lạp:
Phalaina là “con bướm”, opsis là “giống như”. Có nghĩa là hoa của chúng “giống
như con bướm”, vì vậy mà được gọi là “hồ điệp”.
Lan hồ điệp (Phalaenopsis) phân bố rộng khắp Đông Nam Á và bao gồm Nam
Ấn Độ, Sri Lanka, miền nam Trung Quốc đến Đài Loan, Indonesia, Thái Lan,
Myanmar, Malaysia, Philippines, Papua New Guinea và miền bắc Australia. Nó đã
được xác định là có 47 lồi (Sweet, 1980) và 62 lồi (Christenson, 2001). Cho đến
nay, có 92 lồi bản địa và 34 112 giống Phalaenopsis đã được đăng ký trong Hiệp
hội trồng trọt Hồng gia (RHS), nhưng chỉ có 18 lồi bản địa thường được sử dụng
để nhân giống (Hsu và cộng sự, 2018).
Lan hồ điệp sống ở độ cao 200  400m (William và Kramer, 1983) nên vừa
chịu khí hậu nóng ẩm vừa chịu khí hậu mát, nhiệt độ trung bình từ 20  30oC, trong
đó khí hậu lý tưởng cho việc nuôi trồng loại lan này là 22  27oC.
Việt Nam có khoảng 5  6 giống nguyên sản, gồm:
- Phaenopsis mannii Rchob.F (Hình 3)
- Phalaeopsis gibbosa Sweet. (Hình 4)
- Phalaenopsis lobbii Rchob. F (Hình 5)
- Phalaenopsis fuscata Rchob. F (Hình 6)
- Phalaenopsis cornu-cervi. (Hình 7)
- Phalaenopsis braceana. (Hình 8)
1.2. Vị trí phân loại
- Ngành: Magnoliophyta
- Lớp: Monocotyledoneae
- Bộ: Asparagales
- Họ: Orchidaceae
2



- Chi: Phalaenopsis Blume.
- Lồi: Phalaenopsis spp.
1.3. Đặc điểm hình thái
1.3.1. Cơ quan sinh dưỡng
a. Rễ (Hình 9)
- Hệ rễ của lan hồ điệp khơng phân chia thành rễ chính, rễ phụ, lơng hút rõ
ràng.
- Rễ thường có dạng hình trịn, to, mập, có nhánh hoặc khơng phân nhánh; có
màu trắng, đầu rễ có màu xanh, màu vàng trắng hoặc màu đỏ tối.
- Rễ của lan hồ điệp có khả năng quang hợp nên khi trồng trong chậu, rễ
thường mọc tràn ra ngồi, bng lơ lửng trong khơng khí để thuận lợi cho việc hút
O2.
- Rễ của lan hồ điệp cũng như một số lồi lan khác có nấm cộng sinh.
Do hạt của hoa lan nói chung đều khơng có nội nhũ, không được cung cấp đủ
dinh dưỡng khi nảy mầm, trong điều kiện nảy mầm tự nhiên, cần dựa vào các nấm
cộng sinh để hút chất dinh dưỡng. Trong q trình sinh trưởng của cây, các lồi
nấm này sống cộng sinh tại rễ của cây lan để hổ trợ lẫn nhau, vì thế rễ của cây lan
cịn được gọi là rễ nấm. Nên việc tưới và bón phân cho cây lan hồ điệp cần cẩn
thận.
b. Thân (Hình 10)
- Lan hồ điệp thuộc loại lan đơn thân, khơng có giả hành, cũng khơng có thời
kỳ ngủ nghỉ rõ rệt.
- Trong điều kiện mơi trường thuận lợi, hàng năm thân chính của nó lại mọc ra
các lá mới theo hướng thẳng đứng, cịn cành hoa thì mọc ở rìa thân hoặc nảy ra từ
nách lá, lá mọc xếp thành hai hàng, xen kẽ nhau.
- Vì cây lan thường rất khó ra chồi nhánh nên không dùng phương pháp tách
cây để nhân giống. Thân hồ điệp ngoài tác dụng giữ cho cây đứng thẳng cịn có
chức năng giữ một phần chất dinh dưỡng.


3


c. Lá (Hình 11)
- Lá của lan hồ điệp có bản khá to, dày, mọc đối xứng ôm lấy thân cây và là
nơi tích trữ dinh dưỡng, nước cho cây.
- Lan hồ điệp là loại thực vật CAM, nên vào ban đêm khí khổng mở ra để thu
nhận CO2, tạo ra chất dự trữ trong cơ thể, vào ban ngày CO2 được sử dụng cho quá
trình quang hợp.
- Ưu điểm: vào ban ngày khí khổng hạn chế mở để giảm sự thốt hơi nước.
Điều kiện này đối với cây khơng được cung cấp nước thường xuyên là rất có lợi.
Nếu gặp phải điều kiện khơ hạn nghiêm trọng thì khí khổng sẽ đóng lại, q trình
quang hợp diễn ra chỉ vừa đủ cho lượng CO2 tạo ra trong quá trình hơ hấp. Đây
chính là ngun nhân khiến cho cây lan hồ điệp mặc dù khơng có giả hành nhưng
lại có khả năng chịu hạn tốt.
1.3.2. Cơ quan sinh sản
a. Hoa (Hình 12)
- Cành hoa của lan hồ điệp mọc ra từ nách lá, có thể phân nhánh hoặc khơng
phân nhánh. Sự phân nhánh của hồ điệp tùy thuộc vào từng loại lan và nhu cầu sản
xuất.
- Cành hoa khi chưa phân hóa các đốt hoa thường ở dạng tiền chồi nách hoặc
tiền chồi hoa, ở nhiệt độ dưới 15oC và bị bấm ngọn có thể nảy thành chồi hoa,
nhưng nếu nhiệt độ cao q 28oC thì chỉ có thể nảy thành chồi nách.
- Đa số các giống hoa đơn, cây thường ra một cành hoa, có một số giống khác
hoặc trong điều kiện tốt cho chồi hoa phân hóa có thể mọc ra 2 hoặc 3 cành hoa.
- Để trồng được lan có hoa to đẹp, cần phải khống chế số bông trên một cành
hoặc cắt bớt đi một số cành nhánh.
b. Quả và hạt (Hình 13 và Hình 14)
- Lan hồ điệp thường tạo quả qua quá trình thụ phấn nhân tạo hoặc thụ phấn

nhờ cơn trùng vì bản thân khơng tự thụ phấn được.
- Vỏ quả có hình que, phát triển chậm, thường phải qua 4 tháng mới chín và
tách vỏ.

4


- Số lượng hạt trong mỗi quả khác nhau do sự khác nhau về cây bố mẹ. Hạt
của chúng thường rất nhỏ, có dạng bột. Do khơng có phơi nhũ nên trong điều kiện
tự nhiên không cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho mầm để quá trình hình thành cây
con xảy ra, vì vậy cây muốn nảy mầm phải nhờ vào sự cộng sinh của nấm. Trong
sản xuất muốn thu được cây con với số lượng lớn thường phải gieo hạt trong mơi
trường vơ trùng thích hợp.
2. Phịng trừ sâu, bệnh hại
2.1. Sâu hại
2.1.1. Nhện đỏ
- Tấn công chủ yếu ở mặt dưới lá.
- Triệu chứng: lá còi cọc, trên lá xuất hiện những đốm nhỏ li ti màu vàng nâu
và tạo những màng nhện, nặng hơn là làm lá khô, biến dạng héo dần và rụng. Trên
phát hoa và hoa cũng cùng triệu chứng.
- Cách phòng trừ:
 Thời tiết khô, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhện. Tăng độ
ẩm, nhiệt độ khơng q cao có thể hạn chế sự phát triển của chúng. Thường xuyên
kiểm tra để phát hiện kịp thời nếu bị nhện tấn cơng lan.
 Nếu bị nhiễm nhẹ, dùng vịi nước xịt mạnh thì có thể rửa trơi, làm giảm số
lượng nhện, dùng nước xà phịng ấm rửa sạch lá.
 Có thể dùng thuốc: Aramite 15% (15g/10 lít nước), Kelthane 2% (15g/10 lít
nước), Brightin 10ml/10 lít nước...(nên thay đổi thuốc để tránh kháng thuốc). Phun
nước 10 ngày 1 lần với những cây nhiễm nặng để ngăn đợt nở trứng mới.
2.1.2. Rệp sáp

- Gây hại bằng cách chích, hút. Gây hại chủ yếu vào mùa nắng.
- Triệu chứng: lá bị tổn thương, lá bị vàng khơ héo và rụng.
- Cách phịng trừ:


Vệ sinh trong và xung quanh vườn, tạo sự thơng thống.



Thường xun kiểm tra để kịp thời phát hiện khi rệp tấn công lan.



Khi mới phát sinh dùng vải ướt lau, loại bỏ trứng sâu hoặc cắt bỏ chỗ lá bị

gây hại.

5




Sử dụng các loài thiên địch như: bọ rùa, bọ nhảy.



Dùng tấm bìa màu vàng dẫn dụ rồi diệt rệp.




Dùng thuốc phun: Supracide hoặc Polytrin với lượng 1ml/1 lít nước,...

2.1.3. Sên và nhớt
- Gây hại bằng cách cắn phá rễ non, chồi non, lá mới mọc ra của lan và nhất là
các phát hoa. Ốc sên có thể gây thiệt hại cho rễ lan, chúng cắn phá đầu rễ non làm
cho lan ngừng phát triển.
- Triệu chứng: những lỗ nhỏ xuất hiện trên cuống, nụ hoa bị nhai nát, rễ non bị
hư hỏng và những vệt dài là dấu vết của chúng.
- Cách phòng trừ:
 Sên, nhớt phát triển mạnh vào mùa mưa, ẩm ướt, nên thường xuyên kiểm
tra để phát hiện kịp thời.
 Nếu số lượng khơng nhiều, có thể dùng bẫy sinh học như: dưa hấu, lát táo...
để dẫn dụ sên, nhớt.
 Nếu số lượng nhiều, dùng thuốc bảo vệ thực vât: Boocdo 1% vào gốc cây,
bẹ lá, nách lá, cuống phát hoa (không phun trực tiếp lên hoa). Và chỉ nên dùng
Boocdo 1 lần/1 tháng.
 Sử dụng các loại thuốc trừ sên, nhớt như muối Arsenate, Methaldehyde...
thường được chế tạo thành viên bã độc.
 Ví dụ: DEADMEAL – 5 (có hoạt chất metaldehyde 5%), 1 chậu rãi khoảng
20 – 25 viên, sên ăn phải sẽ chết trước khi tấn công lan.
2.2. Bệnh hại
 Phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn định kì 7 ngày/lần với 1/2 liều lượng trong
tháng đầu đối với cây con. Sau đó phun như khuyến cáo, để phòng trừ một số bệnh:
2.2.1. Do vi khuẩn:
Chủ yếu là Pseudomonas gadioli gây ra bệnh thối nhũn.
- Triệu chứng: Khi cây bắt đầu nhiễm bệnh, lá cây xuất hiện 1 số chấm nhỏ
như bị bỏng. Dưới điều kiện ẩm ướt, những chấm nhỏ này lan dần khiến lá cây
chuyển sang màu vàng, nặng hơn có thể thấy ngọn cây bị thối, nhũn. Rễ cây chuyển

6



sang màu vàng nâu, nặng có thể là thối đen. Những chỗ bệnh này động vào sẽ cẩm
thấy nhớt nhớt và có mùi rất khó chịu.
- Nguyên nhân: do vi khuẩn Pseudomonas gadioli, bệnh phát triển mạnh nhất
từ tháng 4 đến tháng 7, khi nhiệt độ và ẩm độ cao.
- Cách phịng trừ:
 Đảm bảo nguồn nước tưới sạch.
 Khơng nên tưới nước vào buổi trưa, vì nhiệt độ đang cao, nấm bệnh dễ phát
triển.
 Không nên đặt chậu dày đặc, cần có khoảng cách hợp lý, bón đạm vừa đủ
và đảm bảo đủ ánh sáng cho vườn để tăng sức đề kháng cho cây.
 Tăng độ thơng thống của vườn, giảm độ ẩm, nhiệt độ, sau khi tưới nước
không để nước đọng trên lá.
 Tiêu huỷ ngay cây bị bệnh, khử trùng khay và giàn để cây.
 Phun thuốc kháng sinh: 1g Streptomicin + 1g Tetracyclin hoà trong 1 lít
nước. Ngừng tưới khi xử lý bệnh 1 ngày, tưới 3 lần mỗi lần cách nhau 3 – 5 ngày.
2.2.2. Do nấm
a. Bệnh thán thư (Collectotrichium sp)
- Triệu chứng: Vết bệnh có màu nâu đen, màu xám nhạt, hình trịn hoặc
khơng có hình thù đặc biệt, bệnh gây hại ở lá già và lá của cây sinh trưởng kém.
- Nguyên nhân: do nấm Collectotrichium sp
- Cách phòng trừ:
 Kịp thời ngắt bỏ lá già, lá khô, lá bị thối nát, bị rét hại và bị cháy do nhiệt
độ cao để loại bỏ nguồn bệnh.
 Khi cây bị bệnh cần dùng dụng cụ đã được khử trùng cắt bỏ chỗ có bệnh,
bôi thuốc sát khuẩn vào vết thương. Nếu bệnh nặng thì loại bỏ cả cây.
 Phun định kỳ thuốc phịng bệnh: Boocdo 1%, Topsin 5 – 10 ml/10 lít.
 Thuốc đặt trị: (Vicarben 1cc + Kasumin 1cc)/lít.
b. Bệnh thối đen (Phytophthora palmivora black rot)

- Triệu chứng: Khi bệnh phát sinh sẽ làm cho rễ, thân bị thối, đổ cây và có thể
tác hại huỷ diệt cả cây.
7


- Con đường lây lan: do các bào tử nấm dính vào các hạt nước khi tưới nước
rồi lan ra.
- Nguyên nhân: do nấm Phytophthora palmivora.
- Cách phòng trừ:
 Làm cho nhà vườn thơng gió tốt.
 Giữ khơng để cho cây bị tổn thương, bị xây sát, nhất là khi thay chậu. Nếu
có vết thương phải khử trùng ngay.
 Khi có bệnh phát sinh phải khống chế nước nghiêm ngặt, không để cho cây
bị mưa ướt.
 Khi phát hiện cây con bị bệnh phải kịp thời loại bỏ cây bệnh và giá thể
trồng lan hồ điệp đó phải được tiêu hủy.
 Khi cây trưởng thành bị bệnh ở lá cần dùng kéo được khử trùng cắt bỏ lá bị
bệnh, bôi thuốc vào vết cắt như dung dịch Natri phenol. Nếu bệnh nặng thì huỷ bỏ
cả cây tránh bệnh phát tán sang cây khác.
 Dùng thuốc: Score 250EC 7 – 10ml/bình 8 lít, Ridomil Gold 68WP
25g/bình 10 lít, Daconil 10ml/bình 8 lít.
3. Giá trị thương mại và tiềm năng phát triển lan hồ điệp trên thế giới và Việt
Nam
3.1. Thế giới
- Hoa lan không chỉ mang vẻ đẹp đài cát, sang trọng mà còn ấm áp, gần gũi và
chất chứa những giá trị tiềm ẩn, mới lạ, hấp dẫn. Đặc biệt, lan hồ điệp được ưa thích
về màu sắc, kiểu dáng trang nhã nhưng cũng không kém phần kiêu sa và được mệnh
danh là “Nữ hoàng” của các loài hoa lan. Chính vì vậy, việc trồng lan hồ điệp
khơng chỉ dừng lại ở quy mơ gia đình mà đã nhanh chóng được mở rộng và trở
thành lĩnh vực quan trọng trong nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho

nhiều nước trên thế giới như Đài Loan, Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ.
- Trong những năm gần đây, lan hồ điệp trở thành lan trồng chậu phổ biến và
được ưa chuộng nhất. Hơn 75% tất cả các hoa lan được bán chủ yếu là
Phalaenopsis (Hiệp hội hoa lan Hoa Kỳ, cộng đồng).

8


- Tại Hà Lan, hồ điệp cũng là loại lan được trồng trong chậu phổ biến và có
giá trị cao nhất trong ngành trồng hoa.
- Tại Mỹ, hồ điệp là hoa trồng chậu trang trí và quà tặng cao cấp.
- Lan hồ điệp được trồng mọi nơi trên thế giới, hầu hết là ở Đức, Nhật Bản,
Đài Loan, Thái Lan, Hoa Kỳ…. Lợi nhuận đem về từ việc xuất khẩu cây con hay
cây có hoa đều lớn.
3.2. Việt Nam
- Việt Nam có khí hậu thích hợp và có nhiều ngun liệu làm giá thể tốt cho
lan hồ điệp sinh trưởng và phát triển, nhiều tiềm năng trở thành một nước sản xuất
hoa lan hồ điệp lớn trong khu vực.
- Theo số liệu thống kê tính đến năm 2004, diện tích trồng hoa của cả nước
xấp xỉ 9 000ha (Linh và cộng sự, 2005). Nếu được đầu tư khai thác hợp lý mang lại
lợi nhuận lớn cho người trồng hoa nói riêng và sự phát triển nơng nghiệp nói chung.
- Năm 2009, quy mơ diện tích sản xuất hoa lan hồ điệp ở miền Bắc đạt khoảng
4 400m2, cung cấp cho thị trường khoảng 131 000 cây, đáp ứng được 21% nhu cầu
của thị trường. Hiệu quả kinh tế đem lại từ sản xuất lan hồ điệp là rất cao. Qua tính
tốn cho thấy, lãi thu được từ sản xuất lan hồ điệp đạt trung bình từ 280 – 540 triệu
đồng/1000m2 như mơ hình tại Viện Nghiên cứu rau quả. Đặc biệt một số mơ hình
cho lãi từ 700 triệu – 1 tỷ đồng/1 000m2 như Công ty Cửu Long, Trung tâm ứng
dụng cơng nghệ cao Quảng Ninh (2010, Tạp chí Làng Việt).
- Theo sở Nông nghiệp – Phát triển nông thơn Thành phố Hồ Chí Minh, năm
2017, diện tích trồng lan trên địa bàn thành phố khoảng 360ha, sản lượng cung ứng

khoảng 7 triệu chậu và gần 70 triệu cành, với nhiều chủng loại. Dự kiến đến năm
2020, diện tích trồng lan tăng lên khoảng 400ha, năm 2025 đạt 550ha và năm 2030
khoảng 600ha. Trong đó, chủ yếu tập trung phát triển lan cắt cành.
- Giống lan hồ điệp chất lượng cao được nuôi trồng ở Việt Nam vẫn chưa đáp
ứng đủ nhu cầu thị trường nên phần lớn giống lan đều được nhập từ Thái Lan. Vì
thế, gần đây Việt Nam tích cực tiến hành một số nghiên cứu về khả năng phát sinh
PLBs - một thể giống protocorm, có nguồn gốc từ mơ cấy như mơ phân sinh ngọn,

9


mô sẹo, lá, phát hoa,... nhằm tạo nguồn giống lớn, đồng đều tính trạng giữa các cá
thể cây con, tạo nguồn giống nội địa giảm chi phí nhập khẩu từ nước ngồi.
- Hoa của lan hồ điệp có độ bền cao và là một loại lan rất phù hợp để trồng
trong nhà, dễ ra hoa. Từ năm 2002 đến nay, nền công nghiệp sản xuất giống lan hồ
điệp ngày càng lan rộng và phát triển mạnh mẽ giúp chi phí sản xuất giảm đáng kể
và tăng năng suất.
4. Những thành tựu và một số mơ hình chăm sóc lan tiên tiến
4.1. Trên thế giới
Nhằm nâng cao chất lượng giống và bảo tồn giống lan quý hiếm, một nghiên
cứu ở Indonesia (Utami và Hariyanto, 2019) với mục tiêu là xác định các chất bổ
sung và hữu cơ tốt nhất cho hạt nảy mầm và phát triển cây con của Phalaenopsis,
khắc phục nhược điểm của phương pháp cấy hạt truyền thống.
Đối với hầu hết các loại cây cảnh, tuổi thọ của cánh hoa quyết định chất lượng
sau thu hoạch. Do đó, điều quan trọng là phải có cái nhìn sâu sắc về cơ chế lão hóa
của Phalaenopsis. Một nghiên cứu tại trường Đại học ở Quảng Đông, Trung Quốc
(Zeng và cộng sự, 2018) về những thay đổi của protein và sự sinh hóa trong q
trình phát triển cánh hoa lan hồ điệp. Từ đó, cung cấp cơ chế điều chỉnh sự già hóa
cánh hoa và kéo dài sự phát quang của Phalaenopsis (Cong và cộng sự, 2018).
4.2. Tại Việt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam thường trồng phổ biến một số giống hoa lan hồ điệp
được nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào vơ tính như: Giống hoa to (trắng
lưỡi đỏ, mười giờ, V3, V31, đỏ, phấn hồng...), giống hoa trung bình (hồng hậu,
vàng, trắng chấm đỏ, kẻ vân tím, đốm ngọc trai...), giống hoa mini (mãn thiên hồng,
trắng mini, vàng mini...).
- Các giống lan trên được nhân bằng phương pháp nhân giống hữu tính, vào
năm 2016 nhóm tác giả Đỗ Khắc Thịnh và cộng sự đã lai tạo thành công giống lan
HD01 có nguồn gốc lai tạo giữa mẹ MS08 (Phal. Minho Princess) x bố MS 9 (Phal.
Salu Spot) với đặc tính hoa nhiều màu, cánh hoa dày chịu nhiệt tốt từ bố và cánh
hoa to, đẹp từ mẹ. Nhóm tác giả này cịn lai tạo thành cơng giống HD06 có mẹ là
MS.18 (Dtps. [Coral grm – (octohime Lipperose)]) và bố là MS.17 (Dtps.

10


Carmela’s sports B#1). Sự kết hợp này tạo ra những cá thể hoa đẹp, cuống hoa dài
50 – 60cm, đường kính hoa lớn (12cm), thời gian nở hoa từ 5 – 7 ngày, cánh hoa
màu đỏ dền, với đường vân màu khác nhau, màu cánh môi khác biệt, lá lớn và
bóng. Ngồi ra, bằng phương pháp nhân giống hữu tính này mới đây các nhà khoa
học của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa, cây cảnh (Viện Nghiên cứu Rau
quả) đã lai tạo thành công lan hồ điệp thơm HĐT1 từ tổ hợp lai THP2, dịng
54. HĐT1 thuộc nhóm hoa mini, có khả năng sinh trưởng khỏe (cây 18 tháng tuổi
có 6  7 lá), khả năng bật chồi cao (2  3 chồi/cây), phân nhánh trên cành mạnh (3
 4 nhánh/cành). Số hoa trên cây nhiều (21  30 hoa/cây), chiều cao phát hoa từ 32
– 38cm và độ bền hoa thường đạt 92  95 ngày. Đặc biệt, lan hồ điệp HĐT1 có
hương thơm nhẹ và có màu vàng cam.
4.3. Tại vườn lan Sang Cịi
Phalaenopsis có hai loại phân biệt:
- Ở loại 1, phát hoa rất dài 60cm trở lên và nở từ 15 bông hoặc hơn. Lá hình
elip thon dài và dày. Cánh hoa rộng hơn nhiều so với đài hoa, cịn cánh mơi tạo

thành thùy lá xoắn cong ở giữa. Những lồi thuộc nhóm này bao gồm P. parishii, P.
aphrodite, P. stuariana, P. schilleriana, P. sanderiana (được lai tự nhiên giữa P.
aphrodite hoa trắng với P. schilleriana hoa màu cà).
- Ở loại 2, có phát hoa ngắn hơn và cách ra hoa khác hẳn so với loại 1. Mỗi
phát hoa trổ rất ít bơng và tiếp tục ra hoa mới sau vài tháng. Đóa hoa nhỏ hơn, cánh
hoa và đài hoa hầu như có kích cỡ bằng nhau, cánh mơi khơng có tua cánh phụ.
Tại cơ sở, không chỉ lai Phalaenopsis với Phalaenopsis để tạo ra hàng trăm
biến thể mới, mà cịn lai nó với những giống lan khác, tạo nên các mẫu lan khác loài
như: Asconopsis (Phalaenopsis x Ascocentrum), Doritaenopsis (Phalaenopsis x
Doritis), Renanthopsis (Phalaenopsis x Renanthera), Sarconopsis (Phalaenopsis x
Sarchochilus), Vandaenopsis (Phalaenopsis x Vanda),...
4.4. Một số mơ hình tiên tiến về chăm sóc lan hồ điệp
- Ở các nước tiên tiến sản xuất hoa lan hồ điệp chủ yếu dựa vào máy móc là
chính. Người ta áp dụng sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại vào trong sản

11


xuất. Một số hệ thống cảm biến đã được các nước trên thế giới áp dụng trong nhà
kính phong lan như:
+ Hsieh và cộng sự (1997) đã sử dụng một mạng lưới cảm ứng để nhận ra
từng giai đoạn tăng trưởng của cây giống bắp. Dựa trên nội dung của mạng lưới
cảm ứng, Park và cộng sự (2004) đã đề ra phương pháp phân loại hình ảnh để phát
hiện ra các loại bệnh cây Phalaenopsis, bao gồm thối mềm vi khuẩn (BSR), đốm
nâu vi khuẩn (BBS) và thối đen Phytophthora (PBR).
- Một hệ thống giám sát dựa trên Công nghệ mạng cảm biến không dây
(WSN) đã được triển khai trong nhà kính phong lan với quy mơ lớn (I-HSIN
Biotech Inc., Đài Loan), nằm ở phần giữa của Đài Loan. Vào năm 2016 Jiang và
cộng sự, đã cải tiến hệ thống bằng cách: áp dụng hệ thống giám sát dựa trên công
nghệ mạng cảm biến không dây (WSN) được kết hợp với một thuật toán cây hội tụ

động mới (DCTA) cho phép đo môi trường với độ phân giải không gian cao.
- Hệ thống cảm biến và Công nghệ Zigbee được thực hiện bởi S.Thenmozhi và
cộng sự (2014). Trạm giám sát từ xa được A.Enokela và cộng sự (2014) triển khai
để bảo vệ hệ thống kiểm sốt nhà kính. Cơng nghệ ZigBee cho phép giám sát nhà
kính phong lan đo các biến nhiệt độ, độ ẩm tương đối, nồng độ CO2 và độ sáng. Hệ
thống này dựa trên công nghệ ZigBee cho các giao thức tiêu thụ điện, băng thông và
bảo mật thấp.
- Năm 2016, S.Suakanto và cộng sự đã đề xuất nhà kính áp dụng Internet of
Things and Fuzzy Logic: để kiểm sốt tất cả các yếu tố mơi trường (nhiệt độ, độ
ẩm, ánh sáng, và độ ẩm của đất) bên trong nhà kính. Một số nhà kính phong lan của
Thành phố Loja ở Tây Ban Nha đã được lắp một hệ thống mạng cảm biến không
dây để giám sát nhiệt độ, độ ẩm và độ sáng thời gian thực của hoa lan.
- Hệ thống giám sát dựa trên IoT đã được triển khai trong nhà kính phong lan
ở Thái Lan, Đài Loan, nơi theo dõi lâu dài đã được thực hiện và các thông số môi
trường của hoa lan đã được đo, thu thập, và phân tích. Là một hệ thống giám sát với
độ phân giải không gian cao có thể đo tự động từ xa các thơng số mơi trường của
nhà kính và ghi lại sự phát triển của lá Phalaenopsis. Narayut và cộng sự (2016) cải
thiện hệ thống giám sát trong việc điều khiển tưới nước và lợp mái trang trại ngoài

12


trời bằng cách áp dụng với thuật toán lọc Kalman để giảm thiểu tiếng ồn qua giao
tiếp dữ liệu và dự đoán điều kiện thời tiết.
- Hiện nay, ở Việt Nam một số tỉnh thành như Bắc Ninh, Hà Nam đã áp dụng
mơ hình hệ thống giám sát cơng nghệ cảm biến không dây vào hệ thống sản xuất
lan hồ điệp để đạt năng suất cao.

13



CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. Đối tượng và thiết bị
1.1. Đối tượng: Lan hồ điệp.
1.2. Thiết bị và vật tư
- Nhà trồng khung sắt phủ nilon (Hình 15).
- Hệ thống làm mát (Hình 16), quạt thơng gió (Hình 17).
- Hệ thống tưới trực tiếp.
- Hệ thống lưới chắn côn trùng.
- Hệ thống điều tiết nhiệt độ.
- Vật tư:
+ Giá thể (Hình 18): dớn (rêu) đã được tẩy trắng và phơi khơ.
+ Chậu màu trắng trong (Hình 19).
+ Khay để đựng chậu lan: có 3 loại khay để cây nhỏ (chậu 1.5): 70 cây/1
khay, khay để cây trung (chậu 2.5): 15 cây/1 khay, khay để cây lớn (chậu 3.5): 12
cây/ 1 khay (Hình 20).
+ Giàn để lan (Hình 21).
1.3. Điều kiện ni trồng lan hồ điệp
- Nước tưới:
Nguồn nước tưới khơng bị nhiễm hóa chất độc hại và quá nhiều vi sinh vật. Sử
dụng nước tưới sạch, nước được lọc có pH từ 6 – 6.5, EC từ 0.03  0.1. Lá của lan
hồ điệp khá dày, lượng nước trong lá khá nhiều nên lan chịu hạn tốt. Mùa xn độ
ẩm khơng khí cao nên cách 3  7 ngày tưới 1 lần. Mùa hè mùa thu nhiệt độ khơng
khí cao nên cách 1  2 ngày tưới 1 lần, vào mùa đông nhiệt độ thấp nên độ ẩm
khơng khí cũng thấp tránh để lá bị tích nước vì vậy thời gian tưới thích hợp vào lúc
10 giờ sáng và trước 15 giờ chiều.
+ Lúc tưới cần chú ý những nguyên tắc sau: giữ giá thể ở một độ ẩm nhất
định. Nếu thấy giá thể khơ thì tưới nước phải ướt đẫm. Lan hồ điệp được tưới trực
tiếp vào rễ không tưới phun sương.
- Ánh sáng:


14


+ Cường độ ánh sáng vừa phải, tùy thuộc vào từng độ tuổi của cây mà điều
chỉnh ánh sáng cho phù hợp. Chú ý không được để chậu cây dưới ánh nắng trực tiếp
vì cây sẽ bị vàng lá, cháy thân lá và hoa nhanh tàn.
+ Ánh sáng lý tưởng cho lan hồ điệp phát triển tốt chính là ánh mặt trời vào
lúc sáng sớm hoặc chiều muộn. Tuy nhiên, nếu để trong bóng tối dài, lan hồ điệp sẽ
bắt đầu mất màu lá.
- Nhiệt độ:
+ Loài lan này cần nhiệt độ ban ngày là 22  25oC và nhiệt độ ban đêm là 15
 18oC. Trong suốt mùa thu, nhiệt độ nên duy trì dưới 16oC liên tục trong 3 tuần khi
cụm hoa bắt đầu xuất hiện. Thông thường, sự thay đổi bất thường về nhiệt độ và độ
ẩm có thể là nguyên nhân làm rụng nụ.
+ Giai đoạn phân hóa hoa địi hỏi phải có sự cách biệt khá cao về độ chênh
lệch nhiệt độ ngày/đêm, nhiệt độ ban ngày thích hợp nhất là 25oC, ban đêm 18 
20oC, kéo dài 3  6 tuần rất có lợi cho sự phân hóa hoa.
- Độ ẩm:
Lan hồ điệp cần độ ẩm khơng khí từ 50  80%. Nếu mơi trường có độ ẩm thấp
hơn, người trồng có thể dùng màn che để hạn chế cây thoát hơi nước. Một biện
pháp đề phòng khác là giữ cây ở trong chậu có chứa sỏi hay đá cuội và nước.
- Gió:
Đối với hồ điệp, sự thơng gió rất cần thiết. Đây là yếu tố quan trọng trong việc
phòng ngừa các bệnh thối rửa và nhiều loại vi nấm thường gặp ở loại lan này. Sự
thơng gió càng lớn cây càng ít bệnh vì nó giúp cây mau khơ sau khi tưới. Tuy nhiên
nếu sự thơng gió q mạnh cũng sẽ dễ làm cho cây mất nước. Do đó cần chú ý điều
chỉnh độ thống gió vừa phải, giữ cho lá của lan hồ điệp luôn khô ráo là ổn, việc
này phụ thuộc vào vị trí đặt chậu lan và khơng gian quanh chậu. Tốc độ gió khoảng
10  15km/giờ là tốt nhất.

- Dinh dưỡng:
+ Thời kì sinh trưởng của lan hồ điệp, cần bón NPK với tỷ lệ cao (30 – 10 –
20). Cịn thời kỳ sinh sản cần bón ít phân N tăng phân P, K (tỷ lệ 10 – 30 – 20).
Trước khi xử lý thúc ra hoa phun thêm KH2PO4 có lợi cho việc hình thành và phát
15


triển của chồi hoa, làm cho cành hoa to mập, nên bón phân dưới dạng dung dịch là
chủ yếu, nồng độ là 0.05  0.1% để phun, cách 7 – 10 ngày phun 1 lần.
+ Loại phân thích hợp nhất cho lan hồ điệp giai đoạn sau phân hoá mầm hoa
là HT – Orchid (N – P2O5 – K2O = 10 – 20 – 20 + TE), với liều lượng 4g/10 lít
nước, cách 5  7 ngày phun 1 lần.
2. Phương pháp thực hiện
2.1. Phương pháp thực tập
- Địa điểm thực tập: vườn lan YSA Orchid Farm (Sang Còi) - 16 Hồ Xuân
Hương, Phường 9, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng (Hình 1 và Hình 2).
- Thời gian thực tập: 20/02 – 23/02/2019
25/02 – 02/03/2019
09/03  17/03/2019
06/04 – 07/04/2019
26/04 – 28/04/2019
- Yêu cầu:
+ Tổng hợp kinh nghiệm chăm sóc lan hồ điệp.
+ Xác định điều kiện thiết yếu phù hợp cho sự sinh trưởng của cây: nhiệt độ,
độ ẩm, nước, phân bón...
+ Các lưu ý trong việc chăm sóc lan hồ điệp đạt chất lượng.
+ Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên lan hồ điệp.
+ Ứng dụng các trang thiết bị hiện đại vào nhà kính ni trồng.
2.2. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến và định hướng của những người có kinh nghiệm trong lĩnh

vực hoa lan và tham khảo ý kiến một số nhà vườn để lựa chọn phương pháp ni
trồng và chăm sóc thích hợp.
2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý bằng Microsoft Excel và Spss.

16


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ
PHẦN 1: KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG LAN HỒ ĐIỆP (Phalaenopsis)
SAU IN VITRO
1. Sơ đồ nuôi trồng lan hồ điệp sau in vitro
Cây giống in vitro

Chuẩn bị vật tư
Giai đoạn cây con
3  4 tháng
Trồng và chăm sóc
trước khi ra hoa

Thay chậu lần 1

4  5 tháng
Thay chậu lần 2
5  6 tháng
Xử lý phân hóa mầm hoa

Phân hóa nụ và mầm hoa

Thành phẩm

Sơ đồ 1. Quy trình nuôi trồng lan hồ điệp sau in vitro

17


2. Quy trình thực hiện
2.1. Cây giống in vitro
2.1.1. Tiêu chuẩn lan giống
- Cây con khỏe mạnh, có bộ rễ phát triển hồn chỉnh.
- Lá có màu xanh đặc trưng của giống.
- Chiều cao cây từ 3  5cm (dưới 3cm cây con khó phát triển hơn).
- Cây con khơng bị bệnh (khơng có nấm trắng, bên trong cịn thạch).
2.1.2. Làm quen với vườn
Để cây mô (bịch mô) trong vườn từ 5  7 ngày, nơi có ánh sáng (khơng nắng
trực tiếp) (Hình 22):
- Cây mơ lấy ra từ phịng thí nghiệm đặt vào kệ của vườn ươm cho thích nghi
dần điều kiện vườn ươm.
- Hằng ngày kiểm tra độ ẩm, tình hình sâu bệnh của cây giống trong bịch.
2.1.3. Xử lý cây con
- Lấy lan ra khỏi bịch mô bằng cách dùng pank nhẹ nhàng lấy từng cây con ra.
- Rửa sạch môi trường bám trên rễ cây bằng nước rửa chén. Sau đó rửa lại
bằng nước sạch nhiều lần đến khi thấy khơng cịn nhớt, cắt bỏ những rễ, lá bị hư,
thối. Cần rửa sạch thạch vì đây là môi trường rất thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát
triển. Thao tác nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương lá, rễ…
* Lưu ý: Không nên ngâm cây lan non trong nước lâu vì lá dễ bị thương có thể
nhiễm nhiều nước, gây thối.
- Sau khi rửa sạch, phân loại lan theo kích thước để khi trồng dễ chăm sóc.
Xếp cây vào khay theo chiều đứng của cây để ráo nước, đặt ở nơi thống mát và
khơng được để dồn đống làm lan dễ bị thối. Không nên để cây quá khô sẽ làm mất
sức của cây.

2.2. Trồng và chăm sóc trước khi ra hoa
2.2.1. Chuẩn bị nhà lưới, vật tư
- Chuẩn bị nhà lưới: Nhà lưới (vườn trồng) đảm bảo tối thiểu các yêu cầu:

18


×