Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Bài tiểu luận XÃ HỘI HỌC ĐỀ TÀI: KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM. KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM TRONG THỰC HIỆN BÀI TẬP NHÓM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.09 KB, 13 trang )

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BÀI TIỂU LUẬN

XÃ HỘI HỌC
ĐỀ TÀI:

KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM.
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM TRONG
THỰC HIỆN BÀI TẬP NHĨM

Tên người thực hiện: NGUYỄN THỊ THU THẢO
Lớp tín chỉ: CQ57/15.3_LT2 – Số thứ tự: 05
Thời gian thực hiện: Từ 13:30 – 06/06/2020 đến 15:30 – 09/06/2020

HÀ NỘI – 2020


A. PHẦN MỞ ĐẦU
 Tính cấp thiết của đề tài:
Con người là một sinh vật xã hội, điều đó có nghĩa là chúng ta không thể sống và làm
việc một mình. Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã gắn mình với một nhóm cơ bản nhất: Gia
đình. Sau đó khi lớn hơn, bước vào nhà trường chúng ta sẽ có những người bạn và nếu
phù hợp sẽ tạo thành các nhóm bạn.
Bản thân chúng ta với năng lực và tính cách sẽ có những ảnh hưởng lên nhóm, đồng
thời cũng chịu những tác động của bạn bè cả về điều tốt lẫn xấu: “Gần mực thì đen, gần
đèn thì sáng”. Nhờ các hoạt động trong nhóm, chúng ta vừa phát triển những kỹ năng cá
nhân, thu nạp những kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời góp phần vào các
hoạt động đem lại những giá trị về vật chất và tinh thần cho tập thể, cộng đồng. Ngay từ
xưa, ơng bà ta cũng có câu: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi
cao”.


“Khi đơn độc chúng ta làm rất ít, cùng nhau chúng ta có thể tạo ra nhiều thứ”. Tinh
thần đồng đội và kỹ năng làm việc nhóm là một trong những yếu tố dẫn lối thành cơng.
Chúng ta có thể khơng phải là một cá nhân giỏi, nhưng chúng ta có thể tạo ra một tập thể
mạnh nếu biết cách phát huy thế mạnh của làm việc nhóm, và khơi dậy tiềm năng của mỗi
người.
Trong công việc hay cuộc sống, làm việc nhóm ln là kỹ năng rất quan trọng với mỗi
chúng ta. Chính vì vậy, “Kỹ năng làm việc nhóm. Kỹ năng làm việc nhóm trong thực
hiện bài tập nhóm” – là đề tài tôi chọn cho bài tiểu luận mơn Xã hội học của mình.
 Kết cấu của đề tài:
 A. Phần mở đầu
 B. Phần nội dung
- Phần 1: Lý luận chung về kỹ năng làm việc nhóm.
(1) Lý luận về Nhóm xã hội:
 Định nghĩa nhóm xã hội.
 Phân biệt nhóm xã hội với đám đơng.
 Các loại nhóm xã hội.
 Vai trị của nhóm đối với cá nhân.
(2) Lý luận về kỹ năng làm việc nhóm:
 Khái quát về kỹ năng làm việc nhóm.
 Tiêu chuẩn đánh giá nhóm làm việc hiệu quả.
 Các yếu tố tác động đến hiệu quả của làm việc nhóm.
 Các kỹ năng cần có để làm việc nhóm.
 Ý nghĩa của làm việc nhóm.
- Phần 2: Kỹ năng làm việc nhóm trong thực hiện bài tập nhóm.
(1) Lý luận chung về kỹ năng làm việc nhóm trong học tập.
(2) Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên Học viện Tài
chính.
 C. Phần kết luận
1



B. PHẦN NỘI DUNG
I.
Phần 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHĨM.
1. Lý luận về Nhóm xã hội.
 Định nghĩa: Nhóm xã hội là tập hợp người có liên hệ với nhau theo một kiểu nhất định.
Nói cách khác, nhóm xã hội là một tập hợp người có liên hệ với nhau về vị thế, vai trò,
những nhu cầu lợi ích và những định hướng giá trị nhất định.
 Nhóm xã hội và đám đơng.
Nhóm xã hội và đám đơng có sự khác biệt cơ bản:
Nhóm xã hội
Đám đơng
-Là tập hợp người xác định, được hình -Là tập hợp người ngẫu nhiên, được hình
thành trên cơ sở quan hệ xã hội hiện có.
thành trên cơ sở các yếu tố tâm lý đồng
nhất.
-Có cơ cấu xác định và có những mối liên -Khơng có cơ cấu xác định và khơng có
hệ chặt chẽ bên trong.
những mối liên hệ bên trong.
-Hành vi có cơ cấu xác định, nó ln -Hành vi bột phát, không theo quy tắc xác
hướng tới các vai trị trên thực tế xác định, định, do đó cơ cấu của hành vi khơng thể
vì vậy cơ cấu của hành vi hồn tồn có thể đốn trước.
xác định được.
 Các loại nhóm xã hội cơ bản.
Nhóm xã hội được phân chia thành nhiều loại, dựa trên các cơ sở phân chia khác nhau.
- Căn cứ vào quy mô tồn tại của nhóm (số lượng thành viên trong nhóm), người ta phân
chia nhóm xã hội thành hai loại: Nhóm nhỏ và nhóm lớn.
+ Nhóm nhỏ là tập hợp xã hỗi ít người mà trong đó các thành viên có quan hệ trực tiếp
và tương đối ổn định với nhau.
Nói cách khác, nhóm nhỏ là nhóm liên kết một số hữu hạn người trong không gian

và thời gian nhất định.
+ Nhóm lớn là sự liên kết của nhiều người khơng rõ về khơng gian và thời gian cụ thể.
Nói cách khác, nhóm lớn là tập hợp các cộng đồng nhóm, được hình thành trên cơ
sở các dấu hiệu xã hội chung có liên quan trước hết đến đời sống trên cơ sở của một hệ
thống quan niệm xã hội hiện có.
- Căn cứ vào hình thức biểu hiện mối liên hệ giữa các thành viên trong nhóm có nhóm
chính thức và nhóm khơng chính thức.
+ Nhóm chính thức là nhóm được tổ chức chính thức thơng qua một quyết định thành
lập nào đó.
Nhóm này có cơ chế vận hành thơng qua luật pháp, hiến pháp, đạo luật thành văn
và các sơ đồ, kế hoạch. Hoạt động của các thành viên và vai trò cá nhân được xác định
qua những điều lệ và qui tắc nhất định.
+ Nhóm khơng chính thức là nhóm được hình thành từ các quan hệ tự phát, các thành
viên của nhóm có thủ lĩnh riêng và quan hệ theo những luật lệ không thành văn nhưng
được họ tán đồng, tự nguyện và trung thành.
2


-




-



2.



-



-

-

Nói cách khác, nhóm khơng chính thức là nhóm được thành lập theo các quy định
không thành văn.
Căn cứ vào tính chất liên kết, nhóm được chia thành nhóm sơ cấp (cấp 1) và nhóm thứ
cấp (nhóm cấp 2).
+ Nhóm sơ cấp: Các thành viên liên hệ trực tiếp với nhau theo truyền thống, tình cảm,
sở thích.
+ Nhóm thứ cấp: Các thành viên liên hệ một cách gián tiếp thông qua các quy định và
các điều lệ chung do nhóm đặt ra hoặc do áp lực từ bên ngoài.
Căn cứ vào cách thức gia nhập của thành viên, có nhóm tự nguyện và nhóm áp đặt,
nhóm tự phát và nhóm có tổ chức, nhóm tự do và nhóm phụ thuộc…
Tóm lại: Có nhiều cách phân loại nhóm khác nhau để thấy rõ bản chất liên kết khác
nhau của từng loại nhóm đó. Có bao nhiêu dấu hiệu xã hội đặc thù thì có bấy nhiêu
nhóm.
Vai trị của nhóm đối với cá nhân.
Nhóm xã hội chi phối tồn diện đến các cá nhân trong đời sống xã hội hàng ngày.
Thứ nhất, nhóm là nơi thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của các thành viên.
Thứ hai, nhóm cịn là nơi các cá nhân trao đổi tình cảm cho nhau nhằm tạo dựng niềm
vui và hạnh phúc trong cuộc sống.
Thứ ba, nhóm xã hội là nơi các cá nhân trao đổi các kinh nghiệm xã hội, các tri thức
khoa học và kỹ năng sống, kỹ năng lao động để các cá nhân nâng cao bản lĩnh sống
của mình.
Thứ tư, nhóm xã hội cịn tạo ra cảm giác sức mạnh cho các cá nhân

Tóm lại, Nhóm xã hội có ý nghĩa lớn đối với các cá nhân, là chỗ dựa cả về mặt vật
chất và tinh thần cho các thành viên trong xã hội, là cầu nối giữa cá nhân với xã hội và
là nơi các cá nhân thể hiện giá trị xã hội của chính mình.
Lý luận về Kỹ năng làm việc nhóm.
Khái quát về kỹ năng làm việc nhóm.
Định nghĩa:
Kỹ năng làm việc nhóm: là khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tích cực
với các thành viên khác, nhiều người cùng nhau kết hợp các ưu điểm của mình để thực
hiện tốt một nhiệm vụ và hướng đến hoàn thành tốt đẹp các mục tiêu chung. Cách làm
việc này sẽ giúp các cá nhân bổ sung những thiếu sót cho nhau và hồn thiện bản thân
mình. Để cơng việc của nhóm đạt kết quả cao nhất, các thành viên phải có các kỹ năng
làm việc nhóm thuần thục.
Q trình phát triển của làm việc nhóm:
Có 4 giai đoạn chính trong sự hình thành và phát triển của làm việc theo nhóm, đó là:
Hình thành, Sóng gió, Chuẩn hóa và Thể hiện.
Hình thành: Các cá nhân rời rạc tham gia vào và hình thành nhóm làm việc. Tập hợp
của các cá nhân khác biệt này giống thời kỳ khởi đầu của quan hệ tình cảm xã hội. Tâm
lý thường thấy là háo hức, kỳ vọng, nghi ngờ, lo âu….
Sóng gió: Cơng việc bắt đầu được triển khai một cách chậm chạp, đầy trắc trở. Các cá
nhân bộc lộ tính cách, thói quen, sở thích và bắt đầu va chạm mạnh với nhau. Mâu
3


-

-


-


-


-

-

-

thuẫn nảy sinh và thậm chí dẫn tới xung đột đe dọa sự đổ vỡ của nhóm. Mức độ khơng
hài lòng tăng dần, cảm giác bất mãn tăng lên. Các cá nhân có hành vi khơng thể chấp
nhận được phải bị đào thải chính trong giai đoạn này.
Chuẩn hóa: Các mâu thuẫn và vấn đề đang tồn tại được dàn xếp và giải quyết. Các
quan hệ đi vào ổn định. Các tiêu chuẩn được hình thành và hồn thiện. Các cá nhân
chấp nhận thực tại của nhau. Quan hệ bạn bè, đồng đội thực sự hình thành trong giai
đoạn này. Sự chân thành, tin tưởng trở nên rõ nét hơn.
Thể hiện: Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của làm việc theo nhóm. Cảm giác tin
tưởng, hịa nhập, gắn kết mạnh mẽ. Sự háo hức thể hiện rõ. Mức độ cam kết về công
việc cao. Cảm giác trưởng thành thực thụ ở tất cả các thành viên của nhóm.
Trong giai đoạn sau đó, nếu việc duy trì tốt, nhóm tiếp tục thể hiện tốt, nếu không, sẽ
đi vào giai đoạn Tan rã. Việc kết thúc dự án cũng đưa làm việc theo nhóm bước vào
giai đoạn này.
Các hình thức làm việc nhóm:
Có 2 hình thức làm việc nhóm gồm: Nhóm chính thức và nhóm khơng chính thức.
Nhóm chính thức: là nhóm có tổ chức ổn định, có chức năng nhiệm vụ rõ ràng, thường
tập hợp những người cùng chung chun mơn hoặc có chun mơn gần gũi nhau, tồn
tại trong thời gian dài.
Nhóm khơng chính thức: thường được hình thành theo những yêu cầu nhiệm vụ đột
xuất, có thể là tập hợp của những người có chun mơn khơng giống nhau và ở nhiều
lĩnh vực khác nhau. Nhóm khơng chính thức có nhiệm vụ giải quyết nhanh một hoặc

một số vấn đề trong thời gian ngắn.
Đa số các tổ chức đều xuất hiện cả nhóm chính thức và nhóm khơng chính thức.
Tiêu chuẩn đánh giá nhóm làm việc hiệu quả.
Nhóm làm việc hiệu quả là nhóm có sự đồng thuận cao trong cả nhóm. Mỗi thành viên
hiểu rõ mục tiêu công việc, trách nhiệm cá nhân và nguyên tắc làm việc;
Các thành viên trong nhóm đều có chun mơn phù hợp với nội dung và yêu cầu làm
việc của nhóm;
Kết quả cuối cùng của nhóm thỏa mãn được mục tiêu cơng việc, đúng tiến độ, chi phí
tiết kiệm nhất;
Kết thúc chương trình làm việc, các thành viên đều thu nhận được nhiều giá trị tích cực
từ sự tham gia hoạt động nhóm của mình.
Dựa trên những u cầu cơng việc cụ thể với các điều kiện khác nhau sẽ hình thành
những tiêu chí khác nhau. Trong phạm vi tiểu luận này tơi chỉ giới thiệu một số tiêu
chí đánh giá nhóm làm việc hiệu quả cơ bản sau:
Cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá hiệu quả nhóm trên cơ sở sự cam kết làm việc hiệu
quả của mỗi thành viên, mỗi người sẽ là một chủ thể trong nhóm. Các thành viên chủ
động hồn thành nhiệm vụ của mình trong nhóm, chủ động đưa ý kiến và ra quyết định;
Mọi vấn đề kết luận cuối cùng đều có sự thỏa thuận thơng qua nhất trí hoặc biểu quyết,
hạn chế ý kiến cá nhân. Trường hợp có xung đột phải được giải quyết dựa trên sự nhất
trí của đa số các thành viên. Xung đột và sáng tạo đảm bảo lành mạnh. Xung đột là sự
thúc đẩy sáng tạo. Xung đột phải được kiểm soát tránh dẫn đến tác động tiêu cực;
4


- Mọi quyết định và chiến lược hành động không bị chị phối bởi một cá nhân. Nhóm
hiệu quả là nhóm ln tạo tiền đề cho sự sáng tạo và thành quả cao;
- Giao tiếp trong nhóm hiệu quả phải nhằm kích thích tinh thần trách nhiệm và cách cư
xử của mỗi thành viên và giúp họ hiểu rõ cách cư xử, ý kiến và hành động của nhau.
Chấp nhận cả những ý kiến tiêu cực và tích cực. Sẵn sàng cộng tác dựa trên nỗ lực
chung và chia sẻ thơng tin;

- Nhóm hiệu quả ln có sự chia sẻ quyền lực. Các thành viên đều nhận thức được vai
trò của mình, đều có cảm giác là người gây ảnh hưởng, kích thích thành viên ra quyết
định và thực thi quyết định. Nhờ đó kích thích phát triển năng lực, cá nhân và sở thích;
- Một tiêu chí quan trọng nữa để xác định nhóm làm việc hiệu quả là giữa các thành viên
có sự chia sẻ tầm nhìn, chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ mức độ đáp ứng.
 Các yếu tố tác động đến hiệu quả của làm việc nhóm.
- Yếu tố nội tại: Là yếu tố có tính chủ quan, bao gồm trình độ và sự hợp tác của các
thành viên trong nhóm, sự tuân thủ những quy chế làm việc nhóm của các thành viên,
khả năng điều hành của trưởng nhóm, mục tiêu của nhóm, điểm mạnh và điểm yếu của
nhóm….
- Yếu tố ngoại tại: Bao gồm bối cảnh làm việc, môi trường và điều kiện làm việc, quy
mơ nhóm, sự đánh giá của tổ chức đối với kết quả làm việc của nhóm, những thuận lợi
và khó khăn từ yếu tố khách quan đối với cơng việc của nhóm….
 Các kỹ năng cần có để làm việc nhóm.
- Lắng nghe người khác: Khi đã là một đội bạn biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của
người khác, bởi trong chúng ta khơng ai hồn hảo cả. Những ý kiến có hay tới đâu cũng
sẽ có những thiếu sót, chúng ta là những người lắng nghe phải phát hiện ra thiếu sót đó
để góp ý giúp cho ý tưởng được hồn thiện hơn. Lắng nghe cịn giúp các thành viên
trong nhóm hiểu nhau hơn, biết được điểm yếu của nhau để cùng góp ý sửa chữa. Do
vậy, khi tham gia làm việc nhóm bạn hãy luyện cho mình kỹ năng lắng nghe nhé.
- Kỹ năng tổ chức công việc: Kỹ năng tổ chức công việc là nhiệm vụ của trưởng nhóm,
người trưởng nhóm phải có khả năng giao việc và giải quyết các vấn đề phát sinh trong
nhóm, đảm bảo sự đồng đều giữa các thành viên với nhau để cơng việc khơng bị giám
đoạn vì bất kỳ lý do gì. Ngồi ra kỹ năng làm việc nhóm là phải biết cách tổ chức cơng
việc. Đây cũng là nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm, khi được giao việc các
thành viên phải biết cách tiến hành công việc thế nào cho khoa học, không để tiến trình
cơng việc q chậm so với những thành viên khác, đảm bảo cơng việc được hồn thành
đúng tiến độ và thời gian.
- Trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau: Trong cùng một nhóm các thành viên phải biết trợ
giúp lẫn nhau trong cơng việc, nếu đồng đội của mình gặp khó khăn hãy sẵn sàng chia

sẻ, giúp đỡ họ. Việc làm này sẽ tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm lại
với nhau. Bên cạnh đó các thành viên cần tôn trọng lẫn nhau, không nên nghĩ rằng
mình giỏi hơn người khác, tự đề cao mình và xem thường các thành viên khác. Việc
giúp đỡ và tơn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm chính là động lực lớn
nhất để cùng làm việc và hướng tới mục đích chung cuối cùng.
- Có trách nhiệm với cơng việc được giao: Làm việc một mình hay nhóm bạn cũng cần
luyện cho mình kỹ năng có trách nhiệm với cơng việc. Khi làm việc một mình, kết quả
khơng tốt thì chỉ bạn là người chịu trách nhiệm, nhưng làm việc nhóm thì khác. Nếu
bạn ỷ lại hoặc khơng hồn thành nhiệm vụ được giao nghĩa là bạn đang làm ảnh hưởng
5


-

-

-

-


-

-

-



đến cả tập thể. Khi đó cơng lao của những người cố gắng làm tốt cũng bị phủ nhận tất

cả, bởi kết quả cuối cùng mới là thước đo kết quả công việc chứ không phải chỉ một
phần công việc được hồn thành.
Khuyến khích và phát triển cá nhân: Đây là kỹ năng dành cho người trưởng nhóm,
một thủ lĩnh có bản lĩnh và năng lực là một thủ lĩnh biết cách khuyến khích, tạo động
lực , điều kiện cho các thành viên trong nhóm phát triển cá nhân ngay trong nhóm của
mình. Khi một cá nhân được khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển chính là động
lực để thành viên đó cố gắng hơn trong cơng việc và thấy giá trị của bản thân được
nâng cao hơn.
Gắn kết: Hãy biết cách gắn kết lại với các thành viên khác trong nhóm nếu khơng bạn
sẽ thấy lẻ loi, đơi khi cảm thấy mình khơng được trọng dụng trong nhóm, nhưng đó chỉ
là do bạn tưởng tượng mà thơi. Hãy học cách sát lại với mọi người, chỉ có sự gắn kết
mới cho các bạn một nhóm hồn hảo nhất. Bởi khi đó các thành viên sẽ cởi mở hơn
trong việc chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như cuộc sống.
Tạo sự đồng thuận: Nếu không có kỹ năng làm việc nhóm rất dễ gây ra mâu thuẫn do
có những ý kiến trái chiều giữa các thành viên trong nhóm. Lúc này việc tạo được sự
đồng thuận là rất quan trọng để nhóm cùng hướng đến lợi ích chung. Đây khơng phải
là kỹ năng dễ, bởi để có được sự đồng thuận các thành viên ngồi việc nêu ý kiến phải
biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, biết cách phân tích đúng, sai và
thuyết phục được đồng đội của mình.
Vơ tư, ngay thẳng: Khi làm việc nhóm bạn hãy bỏ qua hết sự ích kỷ cá nhân, khơng
chấp nhất những chuyện nhỏ, tỵ nạnh với đồng đội của mình, trách va chạm, mâu
thuẫn… với thành viên khác. Nếu gặp tình huống thấy khơng hợp lý hãy thẳng thắn
góp ý ngay. Nếu làm được việc này chắc chắn bạn sẽ được các thành viên trong nhóm
tin tưởng và nể trọng, đồng thời góp phần xây dựng sự đồn kết trong nhóm, tạo động
lực để cả nhóm cùng tiến lên.
Ý nghĩa của làm việc nhóm.
Tăng tính hiệu quả và có những ý tưởng đột phá trong công việc: Ý nghĩa đầu tiên
khi nhắc đến làm việc nhóm chính là giảm thiểu áp lực trong khi giải quyết một vấn
đề. Sự hỗ trợ, hợp tác của các thành viên còn lại giúp bạn tự tin hơn, cởi mở trong cơng
việc. Ngồi ra, cịn giúp các thành viên trong nhóm bổ sung các khiếm khuyết cho nhau

vì vậy mà cơng việc hồn thành tốt hơn khi tận dụng được sức mạnh của nhiều người.
Cùng nhau phát triển và đi đến thành công cuối cùng: Ý nghĩa tuyệt vời nhất của
làm việc nhóm chính là tinh thần đồng đội. Việc hỗ trợ lẫn nhau tạo nên một thể thống
nhất không thể tách rời cho nên kết quả cuối cùng ln cao nhất. Hoạt động nhóm cịn
giúp bạn học hỏi thêm nhiều điều hay ho từ bạn bè khi được hỗ trợ kiến thức lẫn nhau
và không bị tụt hậu kiến thức. Đây chính là cơ hội để bạn phát triển tư duy, ý thức cũng
như hành động bản thân hiệu quả.
Xu hướng làm việc nhóm đang dần hình thành tại các cơng ty, doanh nghiệp: Đặc
biệt, khi làm việc độc lập thì người ta thường đi theo con đường lực chọn các giải pháp
an toàn, tuy nhiên khi hoạt động nhóm thì các ý tưởng, độc đáo ln là tâm điểm của
kết quả cuối cùng.
Tóm lại, trong khi làm việc nhóm thì bạn sẽ thấy được điểm yếu của bản thân từ đó từ
từ nâng cao và cải thiện kỹ năng trong các lĩnh vực. Chính vì vậy, cách làm này đang
được đánh giá và áp dụng trong công việc rất cao.
6


Phần 2: KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM TRONG THỰC HIỆN BÀI TẬP
NHÓM.
1. Lý luận chung về kỹ năng làm việc nhóm trong học tập.
 Thế nào là kỹ năng làm việc nhóm trong học tập.
Làm việc nhóm trong học tập là một phương pháp học tập trong đó các thành viên cùng
phối hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết một vấn đề học tập cụ thể nhằm hướng đến một
mục tiêu chung; sản phẩm của nhóm là sản phẩm của trí tuệ tập thể. Kỹ năng làm việc
nhóm trong học tập là kỹ năng tương tác giữa các thành viên trong một nhóm, nhiều người
cùng nhau kết hợp các ưu điểm của mình nhằm thúc đẩy hiệu quả học tập, phát triển tiềm
năng của tất cả thành viên trong nhóm học tập. Trong học tập, nhóm có thể được thành lập
do sự phân công của giáo viên hay do một số bạn có cùng một mối quan hệ, tìm hiểu về
một chủ đề chung nào đó mà tự kết hợp thành nhóm để cùng tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề,
trao đổi, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau nhằm đạt được kết quả học tập tốt hơn.

 Các phương pháp làm việc nhóm trong học tập.
- Chia nhóm nhỏ cùng thảo luận: Chia học viên thành các nhóm nhỏ tùy chọn số lượng
để thảo luận về một khía cạnh xoay quanh một vấn đề nào đó. Sau 20 phút thảo luận,
mỗi nhóm nhỏ cử một thành viên trình bày ý kiến của cả nhóm trước tập thể lớp.
- Chia nhóm theo sở thích: Chia thành các nhóm tùy chọn số lượng học viên cùng làm
một nhiệm vụ được giao ở bên ngoài trong cùng một thời gian nhất định. Trong lần
thảo luận tiếp theo với giáo viên, các nhóm hoặc đại diện mỗi nhóm phải trình bày kết
quả cho cả lớp.
- Chia nhóm đánh giá: Một nhóm chịu trách thảo luận một chủ đề nào đó và một nhóm
khác có trách nhiệm phê bình đưa ra các quan sát, nhận xét và đánh giá bài trình bày
của nhóm kia.
- “Giảng – Viết – Thảo luận”: cuối mỗi bài học, học viên phải trả lời những câu hỏi ngắn
và chứng minh câu trả lời của mình. Sau khi mỗi cá nhân xử lý các câu hỏi thì so sánh
với học viên khác. Sau đó, giáo viên tổ chức một buổi thảo luận để kiểm tra các câu trả
lời hợp lý.
Thảo luận có phê bình, đóng vai, tranh luận và nghiên cứu là những phương pháp làm
việc nhóm trong học tập hiệu quả nhằm khơi dậy sự nhiệt tình của học viên và khuyến
khích học viên tham gia học nhóm. Học viên theo đó cũng có cơ hội học tập trong mơi
trường khơng bị kiểm sốt nhưng vẫn “an tồn” (vì được giáo viên hoặc các nhóm khác
đánh giá). Ngồi ra, học viên cũng tập phản ứng với những tình huống phức tạp và “có
thật” sẽ gặp trong cuộc sống thực tế.
2. Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên Học viện Tài chính.
 Tình hình làm việc nhóm trong học tập của sinh viên Học viện Tài chính hiện nay.
Học viện Tài chính là một trường đại học đa ngành đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Chính
vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo thì mỗi giờ lên lớp của giảng viên phải là những
giờ học có hiệu quả. Hình thức làm việc nhóm đang được các giảng viên vận dụng trong
mỗi tiết dạy của mình. Với một hình thức mang tính tập thể và tính hợp tác cao, mỗi sinh
viên cần phải trang bị cho mình những kỹ năng làm việc nhóm cần thiết để có thể lĩnh hội
II.


7


tri thức một cách sâu sắc. Vậy, trên thực tế sinh viên Học viện Tài chính đã thực sự có kỹ
năng làm việc nhóm trong thực hiện bài tập nhóm hay chưa?
Chủ yếu sinh viên thể hiện kỹ năng làm việc nhóm ở mức độ khá. Trong q trình thực
hiện bài tập nhóm, sinh viên thể hiện tốt nhất là kỹ năng sáng tạo, bên cạnh đó ở kỹ năng
liên kết, phối hợp các thành viên trong nhóm chỉ được đánh giá ở mức độ khá, sinh viên
chưa thực sự thể hiện tốt ở kỹ năng này, mức độ liên kết, phối hợp giữa các thành viên
trong nhóm cịn rời rạc, chưa đủ chặt chẽ.
Sinh viên thể hiện kỹ năng làm việc nhóm trong thực hiện bài tập nhóm ở mức độ tốt
và rất tốt đạt được ở tất cả các kỹ năng chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chỉ xuất hiện ở một vài cá
nhân tiêu biểu.
Vẫn còn một bộ phận số sinh viên có kỹ năng làm việc nhóm trong thực hiện bài tập
nhóm ở mức độ kém. Thấp nhất là kỹ năng phản hồi tích cực, kỹ năng tổ chức, phối hợp
các thành viên trong nhóm ở mức thể hiện kém.
Giải thích cho sự yếu kém của kỹ năng làm việc nhóm trong thực hiện bài tập nhóm
này là nguyên nhân chủ quan thuộc về sinh viên. Trong mơi trường tập thể địi hỏi sinh
viên phải biết cách phối hợp và liên kết hoạt động với nhau, hay nói cách khác, sinh viên
phải có kỹ năng làm việc nhóm. Tuy nhiên, trên thực tế, sinh viên lúng túng khi phân chia
các công việc cho từng thành viên trong nhóm, sinh viên chưa có khả năng điều phối q
trình làm việc nhóm có hiệu quả. Một bộ phận không nhỏ sinh viên ỷ lại, thụ động, không
tự tin nên dẫn đến q trình làm việc nhóm chỉ tập trung ở một số sinh viên khá, giỏi. Kết
quả là không khách quan khi cho điểm từng thành viên trong nhóm. Đây cũng chính là
hạn chế của hình thức làm việc nhóm trong thực hiện bài tập nhóm ở trường đại học.
Song, bên cạnh đó là nguyên nhân khách quan, chiếm vị trí đầu tiên là do chưa có một
quy trình rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm hợp lý. Đây là nguyên nhân đứng đầu, chiếm
tỉ lệ cao nhất. Đây là điều dễ hiểu vì sao chất lượng các giờ làm việc nhóm chưa cao, sinh
viên cịn lúng túng về các kỹ năng làm việc nhóm. Tiếp đến là nguyên nhân là do số lượng
sinh viên trong lớp học q đơng. Đây chính là hạn chế thường thấy của một giờ thảo luận.

Thông thường, để thảo luận hiệu quả giảng viên có thể chia thành các nhóm nhỏ từ 6 – 8
sinh viên một nhóm. Nhưng do số lượng sinh viên quá đông nên giảng viên phải chia thành
các nhóm lớn từ 10 – 12 sinh viên một nhóm. Và khi nhóm có đơng thành viên thì sẽ xảy
ra tình trạng ỷ lại vào nhau, người làm người chơi, khơng gắn kết với nhau trong làm việc
nhóm. Tiếp theo là do nội dung mơn học khó có thể tổ chức giờ thảo luận, không phải
môn học nào, chương bài nào cũng có thể tổ chức tốt giờ làm việc nhóm. Có những mơn
học mà giảng viên cho rằng rất khó để xây dựng giờ làm việc nhóm hiệu quả cho sinh viên
Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng trực tiếp và gián
tiếp đến hiệu quả của quá trình rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm trong thực hiện bài tập
nhóm của sinh viên. Để khắc phục được những nguyên nhân này đòi hỏi phải có những
giải pháp đồng bộ và tồn diện từ phía nhà trường, giảng viên và sinh viên.
 Một số trở ngại thường gặp và biện pháp xử lý để nâng cao hiệu quả của làm việc
nhóm trong học tập.
8


Làm việc nhóm là một kỹ năng cực kỳ quan trọng mà ai cũng cần chuẩn bị, nhưng
có vẻ như quá trình phát triển kỹ năng này trên ghế giảng đường không được suôn sẻ lắm
với những “nỗi khổ” không hồi kết mà sinh viên nào cũng phải đối mặt không biết bao
nhiêu lần.
Thầy cô luôn kỳ vọng bài tập nhóm giúp sinh viên chủ động hơn, tăng khả năng
hợp tác và tự tìm tịi. Thế nhưng, ngồi lợi ích ra, mỗi lần làm bài tập nhóm là một lần
sinh viên lặp đi lặp lại những nỗi khổ khơng có hồi kết này.
 Tìm người ghép nhóm sao mà khó?
Rất nhiều thế hệ sinh viên đã truyền cho nhau một kinh nghiêm xương máu: Ở đại học,
học giỏi là chưa đủ, bạn cần có những teamates (bạn cùng nhóm) tốt. Làm việc nhóm cùng
những người thiếu trách nhiệm thực sự rất đáng sợ.
Nếu là lần ghép nhóm đầu tiên khi mới vào đại học, ai cũng sẽ chọn ngẫu nhiên một
vài người để cùng làm. Nhưng nếu năm 2, năm 3 mà bạn vẫn phải đi tìm nhóm mỗi lần
được thầy cơ giao bài tập thì rất nan giải đấy. Các nhóm làm chung bài tập một cách tâm

đầu ý hợp thường sẽ sớm được hình thành, và mỗi lớp sẽ dư ra một vài người nào đó khơng
thuộc bất kỳ một nhóm nào, thường sẽ là những người khơng hịa đồng trong lớp hoặc
khơng có trách nhiệm với cơng việc chung. Vậy nên các nhóm sẽ khơng sẵn sàng chào
đón thêm một thành viên bị dư ra như vậy.
 Cả nhóm ai cũng “lầy lội”.
Nước đến chân mới nhảy là tình trạng khơng hiếm ở các nhóm làm bài tập. Trước một
tháng, ai cũng ung dung vì cịn khá nhiều thời gian mà. Trước 2 tuần, các nhóm chợt nhận
ra sắp đến lượt thuyết trình nhưng vẫn chưa gấp lắm. Và cứ thế, có nhóm chỉ chuẩn bị
trước 3 ngày, thậm chí là làm slides cả đêm ngay trước giờ trình bày.
Thành viên trong nhóm thì ai cũng có lý do cho sự chậm trễ: trùng nhiều môn một lúc,
bận đi làm,... hay đơn giản là deadline chưa ở trên đỉnh đầu thì vẫn chưa có động lực bắt
tay vào làm bài. Một sản phẩm được tạo ra vội vàng chắc chắn sẽ khơng có kết quả tốt.
 Nhóm trưởng là “mẹ”.
"Cân team" là tình trạng mà nhóm nào cũng có, dù ít hay nhiều. Một nhóm mà các
thành viên đều có trách nhiệm thì có thể làm việc được chung nhiều lần. Ngược lại, nếu
một nhóm ỷ lại hết vào nhóm trưởng, chắc chắn khơng có nhóm trưởng nào dám quay lại
thêm một lần nữa.
Nỗi niềm một mình làm nhưng cả nhóm được hưởng là nỗi bức xúc khơng của riêng ai
nhưng chẳng có một đáp số chung nào cho các nhóm cả. Cách duy nhất là quy định sịng
phẳng mọi đóng góp thành điểm cá nhân mà thơi.
 Nhiều mơn dồn vào một lúc.
Có những kỳ học, sinh viên phải làm bài tập nhóm cho hầu hết các mơn nên khơng có
gì bất ngờ nếu một tuần bạn phải nộp bài hay thuyết trình liên tiếp 3, 4 lần.
Với sinh viên, những đêm thức trắng để "cày cuốc" đã chẳng cịn gì xa lạ nữa. Nhưng
cũng nhờ vậy mà sau mỗi học kỳ, ai cũng bản lĩnh hơn nhiều, bài tập hay deadline chẳng
còn quá đáng sợ.
9


 Đánh giá thành viên chẳng dễ chút nào.

Nộp bài xong, thuyết trình xong nhưng chưa chắc đã hết đau đầu vì vẫn cịn phải đánh
giá thành viên và tính điểm đóng góp.
Dù nhóm nào cũng có quy chế tính điểm nhưng khơng dễ để đo đếm được chính xác
mức đóng góp của mỗi thành viên là bao nhiêu. Cùng với tâm lý bạn bè có cơ hội giúp đỡ
nhau cũng tốt, khơng nên tính tốn q chuyện điểm số nên nhiều nhóm đành chia đều kết
quả để "tất cả cùng vui".
Thế nhưng, với những ai phải "cân team" nhiều thì hồn tồn khơng sẵn lịng với việc
những thành viên khơng làm cũng được điểm bằng người hì hục làm bài cho cả nhóm.
Nhưng để thành viên nào đó điểm q kém thì cả nhóm cũng khơng được thầy cơ đánh
giá cao cho cả quá trình chuẩn bị. Đây mới chính xác là lúc căng thẳng và mệt mỏi hơn cả
lúc làm bài.
 Làm việc nhóm là một kỹ năng cực kỳ quan trọng mà ai cũng cần chuẩn bị nhưng có
vẻ như q trình phát triển kỹ năng này trên ghế giảng đường khơng được sn sẻ lắm.
Nhưng có một điều chắc chắn rằng, những sinh viên có trách nhiệm với công việc
chung sẽ luôn là những người được tin tưởng và thành công hơn khi bước ra khỏi cánh
cổng đại học. Vì vậy, đừng lãng phí những cơ hội làm nhóm, đó là lúc tốt nhất để mỗi
người tự phát triển mình.
 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc nhóm đối với sinh viên:
- Khi làm việc nhóm, sinh viên cần hiểu rõ những điều cơ bản trong xây dựng nhóm:
+ Hãy nói ra. Đừng sợ nói sai.
+ Hãy là chính mình.
+ Cởi mở.
+ Hồn tất lúc này, chớ để ngày mai.
+ Suy nghĩ hưỡng về mặt tích cực.
+ Bảo mật những điểu bí mật.
+ Sẵn sàng chia sẻ kiến thức, tài năng sẵn có.
- Trong q trình làm việc nhóm, sinh viên khơng để xảy ra những cản trở sau:
+ Im lặng.
+ Khó khăn trong truyền thông.
+ Quá nhạy cảm.

+ Thiếu tự tin.
+ Xấu hổ, e thẹn.
+ Nghi ngờ.
+ Mặc cảm tự ti. + Sợ bị từ chối.
+ Lạnh lùng.
+ Sợ hãi, lo lắng. + Mặc cả tự tơn.
+ Sợ bị phê bình.
+ Phân biệt đối xử. + Khơng trung thực.
+ Có sẵn định kiến.
- Trau dồi kỹ năng và rèn luyện tinh thần tự chủ trong học tập. Chủ động và tích cực để
hấp thụ được tối đa sự truyền đạt, hướng dẫn của giảng viên.
- Sinh viên cần phải thay đổi lại cách tư duy, cách suy nghĩ trong học tập. Để làm được
điều đó thì cần có sự nhìn nhận, đóng góp ý kiến thẳng thắn của nhóm trưởng, các
thành viên tích cực ở trong nhóm,
- Mọi thành viên trong nhóm cần phải có một sự tơn trọng khi ai đó trình bày quan điểm,
ý kiến. Giữa các thành viên với nhau nên có sự động viên, sự khen ngợi khi ai đó làm
được gì hay, kể cả các bạn đóng góp ít thì cũng tìm cách khen ngợi khích lệ nhau.

10


C. PHẦN KẾT LUẬN
Nhìn chung, sinh viên nói chung và sinh viên Học viện Tài chính nói riêng đã phần nào
nhận thức được vai trò và ý nghĩa của phương pháp học tập theo nhóm, ít nhiều đã tự trang
bị được cho bản thân sinh viên kỹ năng làm việc nhóm trong thực hiện bài tập nhóm.
Phương pháp này đã tạo cơ hội cho sinh viên được thể hiện mình, trở nên mạnh dạn hơn,
tự tin hơn, có trách nhiệm hơn; tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong tập thể
lớp hơn, giúp thành viên thu nhận và nắm vững nhiều kiến thức hơn. Các giảng viên cũng
đã tích cực vận dụng phương pháp học tập theo nhóm trong quá trình giảng dạy giúp sinh
viên tự tìm hiểu kiến thức và rèn luyện khả năng làm việc nhóm. Học tập theo nhóm đã

tạo ra nhiều sản phẩm trí tuệ rất phong phú và chất lượng được thầy cô ghi nhận, đánh giá
cao.
Song, hiệu quả của hoạt động nhóm cịn chưa cao, phần lớn hoạt động nhóm cịn mang
tính hình thức, chú trọng tạo ra sản phẩm để nộp thầy cơ mà ít chú trọng đến q trình hợp
tác nhóm để tạo ra sản phẩm. Hầu hết sinh viên đều thiếu các kỹ năng làm việc nhóm, đặc
biệt là kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng chia sẻ trách nhiệm, kỹ năng tự kiểm tra –
đánh giá hoạt động nhóm…. Ý thức tham gia, đóng góp ý kiến của sinh viên còn chưa
cao, một số sinh viên còn mang tâm lý trơng chờ, ỷ lại…. Đa số nhóm trưởng còn thiếu
kỹ năng trong điều hành và quản lý hoạt động của nhóm. Sự tự kiểm tra – đánh giá của
nhóm cịn thiếu khách quan, mới chỉ coi trọng đánh giá cho có điểm các thành viên chứ
chưa đánh giá hoạt động của nhóm.
Trên đây là những phân tích, đánh giá tổng quát về thực trạng phương pháp, kỹ năng
làm việc nhóm trong thực hiện bài tập nhóm của sinh viên nói chung và sinh viên Học
viện Tài chính nói riêng. Đồng thời cũng đưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm nâng
cao hiệu quả làm việc nhóm trong thực hiện bài tập nhóm cho sinh viên. Làm việc nhóm
là tiền đề để sinh viên có khả năng thích ứng cao với mơi trường làm việc đa dạng sau này,
tạo cho sinh viên làm việc một cách chuyên nghiệp, chủ động, sáng tạo và hiệu quả.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Michel Maginn: Thúc đẩy nhóm làm việc hiệu quả, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ
Chí Minh, 2007.
(2) Nguyễn Thị Oanh: Làm việc theo nhóm, NXB Trẻ, 2007.
(3) Trần Thị Bích Nga, Phạm Ngọc Sáu, Nguyễn Thu Hà (biên dịch): Xây dựng nhóm
làm việc hiệu quả, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2006.
(4) PGS. TSVũ Hoàng Ngân, Ths Trương Thị Nam Thắng: Xây dựng và phát triển nhóm
làm việc, NXB Phụ nữ, 2009.


12



×