Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Bài tiểu luận xã hội học đại cương đề tài ô nhiễm môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 26 trang )

TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: Ô NHIỄM MƠI TRƯỜNG
GVHD:

ThS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH

SVTH:

NGUYỄN HỒNG TRI

MSSV:

12114300

TP. HỒ CHÍ MINH
Tháng 11 năm 2013

1


TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội loài người đang tiến gần hơn với sự phát triển bền vững, đó là việc vừa phát
triển kinh kế hiện đại song song với bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, tình trạng ơ


nhiễm mơi trường vẫn đang diễn hoành hành ở khắp mọi nơi trên hành tinh xanh của
chúng ta. Môi trường sinh sống, hoạt động và phát triển của con người vẫn đang ngày
càng bị tàn phá mặc dù cộng đồng quốc tế vẫn ra sức kêu gọi bảo vệ mơi trường. Do đó,
vài năm gần đây, thuật ngữ “ an ninh sinh thái” đã xuất hiện và trở thành một trong những
mục tiêu chiến lược phát triển của nhiều quốc gia.
Sau cách mạng công nghiệp, nên kinh tế thế giới thay da đổi thịt với tốc độ tăng
trưởng thần kỳ của nhiều nước. Song sự lợi dụng tự nhiên của con người cũng ngày càng
phá hoại môi trường nghiêm trọng hơn. Một loạt các vấn đề về an ninh sinh thái, môi
trường và tài nguyên mang tính tồn cầu và khu vực như sự thay đổi khí hậu mang tính
tồn cầu, tầng ozone bị phá hỏng, tài nguyên nước bị thiếu nghiêm trọng và khủng hoảng
năng lượng đe doạ đến sự phát triển bền vững của con người. Ơ nhiễm mơi trường trở
thành mộ vấn đề lớn và buộc nọi quốc gia phải liên kết với nhau để cùng tìm phương thức
giải quyết. Hơn thế, vấn nạn này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nền kinh tế thế
giới và đời sống chính trị quốc tế.
Bài tiểu luận cung cấp một cái nhìn tồn cảnh hiện trạng vấn đề ô nhiễm môi
trường. Nguyên nhân nào làm môi trường sinh thái bị ô nhiễm và tàn phá. Thực trạng của
vấn đề ra sao trên phạm vi nước ta.

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................2
2


TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

MỤC LỤC......................................................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG.....................................................................................4
CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN VÀ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY......................................6
2.1 Ô nhiễm nước.....................................................................................................................................6
2.1.1 Nguồn gốc ô nhiễm......................................................................................................................6

2.1.2 Tác nhân ô nhiễm.........................................................................................................................7
2.1.3 Thực trạng ơ nhiễm ở nước ta...................................................................................................12
2.2 Ơ nhiễm khơng khí............................................................................................................................13
2.2.1 Ngun nhân ô nhiễm................................................................................................................14
2.2.2 Tác hại của ô nhiễm môi trường khơng khí................................................................................16
2.3 Ơ nhiễm đất......................................................................................................................................17
2.3.1 Ơ nhiễm do chất thải cơng nghiệp.............................................................................................17
2.3.2 Ơ nhiễm do chất thải nơng nghiệp.............................................................................................19
2.3.3 Ơ nhiễm do chất thải đơ thị.......................................................................................................21
2.3.4 Ơ nhiễm đất do dầu mỏ.............................................................................................................22
2.3.5 Ơ nhiễm do các chất độc hố học khác......................................................................................22
2.3.6 Ơ nhiễm do chất phóng xạ.........................................................................................................22
CHƯƠNG 3: HẬU QUẢ CHUNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG.....................................................................23
3.1 Đến sưc khoẻ con người...................................................................................................................23
3.2 Đến kinh tế.......................................................................................................................................23
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN................................................................................................................................24
Tài liệu tham khảo......................................................................................................................................25

3


TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm mơi trường là sự có mặt của các chất lạ, độc hại gây nên những biến
đổi nghiêm trọng về chất lượng của các yếu tố của môi trường đất, nước, khơng khí…
vượt qua ngưỡng chịu đựng tự nhiên của sinh thể (dẫn đến biến dạng hoặc chết hàng
loạt) và con người ( ốm đau, bệnh tật, suy giảm sức khoẻ, thậm chí cả chết người).
Ngưỡng chịu đựng tự nhiên của các lồi sinh vật khác nhau khơng giống nhau.

Đối với con người, ngưỡng chịu đựng được xác định bằng những tiêu chuẩn môi
trường – là những quy định về chuẩn mực, giới hạn cho phép đối với các yếu tố của
mơi trường như đất, nước, khơng khí…làm căn cứ để quản lí mơi trường, nhằm đảm
bảo sức sống của sinh thể, bảo vệ sức khoẻ, sự sống và khả năng lao động của con
người.
1.2 Các dạng ô nhiễm môi trường
Ơ nhiễm mơi trường sống tồn tại dưới các dạng ô nhiễm nước, ô nhiễm không
khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm tiếng ồn, ơ nhiễm phóng xạ, các tia vũ trụ…
1.2.1 Ô nhiễm nước
4


TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Là dạng ô nhiễm nguy hiểm nhất, bởi vì tồn bộ sự sống trên trái đất gắn liền
với nước. Ô nhiễm nước là sự biến đổi của chất lượng nước bởi các chất lạ, độc hại đến
nước, gây nguy hiểm đến sự sống của các sinh vật, đến sự sống và sinh hoạt của con
người, tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp và các hoạt
động thương mại, nghỉ ngơi, giải trí… Nếu xét theo các tác nhân gây ơ nhiễm thì ơ nhiễm
nước có các loại như ơ nhiễm vơ cơ, ơ nhiễm hữu cơ, ơ nhiễm hố chất, ô nhiễm sinh học,
ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý…
1.2.2 Ơ nhiễm khơng khí
Là sự có mặt của các tác nhân lạ, độc hại trong khí quyển, làm biến đổi thành
phần và chất lượng của khơng khí theo chiều hướng xấu đối với sự sống. Ơ nhiễm khơng
khí cũng có hai nguồn gốc: nguồn gốc tự nhiên (do núi lửa, cháy rừng, gió bụi, các q
trình phân huỷ các chất hữu cơ trong tự nhiên…) và nguồn gốc nhân tạo do các hoạt động
sản xuất và tiêu dùng của con người gây nên.
1.2.3 Ô nhiễm đất
Là sự biến đổi thành phần chất lượng lớp đất ngoài cùng của thạch quyển, dưới
tác động tổng hợp nước, khơng khí đã bị ô nhiễm, rác thải độc hại, các sinh vật và vi sinh

vật…theo chiều hướng tiêu cực đối với sự sống của sinh vật và con người.
Sa mạc hoá là một trong những biểu hiện nguy hiểm của sự suy thối và ơ
nhiễm đất. Hiện tượng sa mạc hố diễn ra đặc biệt mạnh ở các vùng thường xuyên bị khơ
hạn. Hiện nay, trên thế giới có tới 3,6 tỉ ha đất đang chịu ảnh hưởng của sự suy thoái đất.

5


TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN VÀ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
HIỆN NAY
Bài tiểu luận tập trung vào 3 loại ô nhiễm cần chú ý nhất hiện nay là: ơ nhiễm nước, ơ
nhiễm khơng khí và ơ nhiễm đất.
2.1 Ơ nhiễm nước
Nước chiếm ¾ diện tích bề mặt trái đất,là một trong những món q quí giá nhất mà
thiên nhiên ban tặng cho con người. Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài
người và sinh vật trên trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500
lít nước cho hoạt động cơng nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp. Nước chiếm
99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con
người. Để sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất
bột cần 1.000 tấn nước.
Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước cịn là chất mang năng lượng
(hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hồ khí hậu, thực hiện các chu
trình tuần hồn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật
trên trái đất phụ thuộc vào nước.
2.1.1 Nguồn gốc ơ nhiễm
Ơ nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt ,các thảm họa núi
lửa, động đất làm thay đổi cảnh quan môi trường, tiêu diệt nhiều lồi, xả thải vào khơng
khí các chất gây ơ nhiễm như SO2, bụi,..... đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các

sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.

6


TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Ơ nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ
yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào
môi trường nước.
2.1.2 Tác nhân ô nhiễm
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ơ nhiễm
vơ cơ, hữu cơ, ơ nhiễm hố chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
a. Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đơ thị hay kỹ nghệ có các chất thải sinh
hoạt, phân, nước rữa của các nhà máy đường, giấy...
Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng, đặt thành vấn
đề lớn cho vệ sinh công cộng chủ yếu các nước đang phát triển. Các bệnh cầu trùng,
viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc gia chưa kể đến các trận dịch
tả. Các sự nhiễm bệnh được tăng cường do ơ nhiễm sinh học nguồn nước. Thí dụ
thương hàn, viêm ruột siêu khuẩn. Các nước thải từ lò sát sinh chứa một lượng lớn
mầm bệnh.

7


TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Âu thuyền Thọ Quang đang là điểm nóng về ơ nhiễm mơi trường ở Đà Nẵng do nước thải
từ các nhà máy trong KCN dịch vụ thuỷ sản Thọ Quang. Ảnh: HC
a. Ô nhiễm hóa học do chất vơ cơ

Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do
luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là những chất độc
cho thủy sinh vật.
Sự ô nhiễm do thải vào nước những chất như nitrat, phosphate, các dạng sulfit,
thuỷ ngân, chì… đặc biệt là các dư chất trong phân bón, thuốc trừ sâu hay thuốc bảo
vệ thực vật.

8


TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

b. Ô nhiễm bởi các chất hữu cơ
 Sự ô nhiễm bởi các hydrocarbon là do các hiện tượng khai thác mỏ dầu, vận
chuyển ở biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu.
Các vực nước ở đất liền cũng bị nhiễm bẩn bởi hydrocarbon. Sự thải của các nhà máy
lọc dầu, hay sự thải dầu nhớt xe tàu, hoặc là do vô ý làm rơi vãi xăng dầu. Tốc độ
thấm của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước ngầm bị nhiễm.
Ước tính có khoảng 3.6 triệu tấn dầu thô thải ra biển hàng năm (Baker,1983). Một tấn dầu
loang rộng 12 km2 trên mặt biển, do đó biển ln ln có một lớp mỏng dầu trên mặt
(Furon,1962).

9


TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

 Chất tẩy rửa:bột giặt tổng hợp và xà bông.
10



TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Bột giặt tổng hợp phổ biến từ năm 1950. Chúng là các chất hữu cơ có cực (polar)
và khơng có cực (non-polar). Có 3 loại bột giặt: anionic, cationic và non-ionic.
Bột giặt anionic được sử dụng nhiều nhất, nó có chứa TBS (tetrazopylène benzen
sulfonate), không bị phân hủy sinh học.
Xà bông là tên gọi chung của muối kim loại với acid béo. Ngoài các xà
bông Natri và Kali tan được trong nước, thường dùng trong sinh hoạt, cịn các xà
bơng khơng tan thì chứa calci, sắt, nhôm...sử dụng trong kỹ thuật (các chất bôi
trơn, sơn, verni).

c. Ơ nhiễm vật lý
- Các chất rắn khơng tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lửng, tức
-

làm tăng độ đục của nước.
Nhiều chất thải cơng nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm

-

giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.
Ngoài ra các chất thải cơng nghiệp cịn chứa nhiều hợp chất hoá học như muối sắt,
mangan, clor tự do, hydro sulfur, phènol... làm cho nước có vị khơng bình thường.
Các chất amoniac, sulfur, cyanur, dầu làm nước có mùi lạ. Thanh tảo làm nước có
mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh của cá.

11



TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

2.1.3 Thực trạng ô nhiễm ở nước ta
Tốc độ cơng nghiệp hố và đơ thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực
ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều
đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất
thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm
môi trường nước do khơng có cơng trình và thiết bị xử lý chất thải. Ơ nhiễm nước do sản
xuất cơng nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành cơng nghiệp dệt may, ngành cơng nghiệp
giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ơ xy sinh
hố (BOD), nhu cầu ơ xy hố học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm
lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép
Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần,
H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm
nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.
Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập
trung là rất lớn.
Tình trạng ơ nhiễm nước ở các đơ thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh. ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt khơng có hệ thống xử lý tập
trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, cịn rất nhiều
cơ sở sản xuất khơng xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ
12


TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết
được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong
các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng.
Về tình trạng ơ nhiễm nước ở nơng thơn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện

nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nơng thơn là nơi cơ sở hạ tầng cịn lạc
hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống
đất hoặc bị rửa trơi, làm cho tình trạng ơ nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật
ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn, số vi khuẩn
Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền
và sông Hậu, tăng lên tới 3800-12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu.
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các
nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và
sức khoẻ nhân dân.
Các quy định về quản lý và bảo vệ mơi trường nước cịn thiếu (chẳng hạn như
chưa có các quy định và quy trình kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn
nước). Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương chưa
đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng. Chưa có chiến lược, quy
hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo lưu vực và các vùng lãnh thổ
lớn. Chưa có các quy định hợp lý trong việc đóng góp tài chính để quản lý và bảo vệ mơi
trường nước, gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu khơng đủ chi cho bảo vệ mơi
trường nước.
2.2 Ơ nhiễm khơng khí
Mức độ ơ nhiễm khơng khí tại các đơ thị thay đổi theo từng giờ trong ngày, giữa các
tháng trong năm. Sự thay đổi này có nguyên nhân một phần do hoạt động giao thông và
sản xuất công nghiệp, một phần do điều kiện thời tiết khu vực.

13


TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

2.2.1 Nguyên nhân ô nhiễm
Có 2 ngun nhân chính: nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo.
a. Nguồn tự nhiên

• Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khó bụi giàu sunfua,
metan và những loại khí khác. Khơng khí chứa bụi lan toả rất xa vì nó được
phun lên rất cao.

• Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xãy ra do
sấm chớp, cợ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường
lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.

• Gió bão: Bũi bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất
trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với song biển
tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào khơng khí.
14


TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

• Các q trình phân huỷ, thối rửa xác đôngk vật, thực vật tự nhiên cũng phát thải
nhiều chất khí, các phản ứng hố học giữa những khí tự nhiên hình thành các
khí sunfua, nitrit, các loại muối,… Các loại bụi, khí này đều gây ơ nhiễm khơng
khí.
b. Nguồn nhân tạo
• Phát thải khí ô nhiễm từ hoạt động giao thông vân tải: là nguồn gây ô nhiễm lớn
nhất ở đô thị, chủ yếu gây ra ơ nhiễm các khí độc hại như Co, NO x, hơi xăng dầu
(HmCn, VOCs), bụi chì, benzene và bụi PM2,5.
• Phát thải ơ nhiễm từ các hoạt động sản xuất cơng nghiệp: phát sinh từ các nhà
máy, xí nghiệp chủ yếu do quá trình đốt các nhiên liệu hố thạch (than và dầu
khí các loại).
• Ơ nhiễm từ các hoạt động dân sinh: hoạt động của các hộ gia đình như đun nấu
bằng than, dầu, cửi cũng góp phần gây ơ nhiễm khơng khí đơ thị, mặc dù không
lớn so với các nguồn khác.


15


TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

2.2.2 Tác hại của ơ nhiễm mơi trường khơng khí
Mơi trường khơng khí có ý nghĩa sống cịn để duy trì sự sống trên trái đất, trong đó có sự
sống của con người. Một khi mơi trường khơng khí bị ơ nhiễm sẽ kéo theo rất nhiều
những tác hại nghiêm trọng về sức khoẻ cộng đồng, phát triển kinh tế và bản thân thiên
nhiên, môi trường.
-

Ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng: ô nhiễm khơng khí có ảnh hưởng rất lớn đến
sức khoẻ con người, đặc biệt đối với đường hô hấp. Và làm giảm sức khoẻ và tuổi
thọ của con người.

-

Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế: thiệt hại kinh tế do ô nhiễm khơng khí ảnh
hưởng đến sức khoẻ bao gồm các khoản chi phí: chi phí khám và thuốc chữa bệnh,
tổn thất mất ngày công lao động, tổn thất thời gian người nha chăm sóc người
ốm…; thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến hoa màu do bị cản ánh sáng quang hợp;
16


TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

ảnh hưởng đến công trình xây dựng và các dạng vật liệu do mưa acid; thiệt hại đối
với hoạt động du lịch do xây dựng bừa bãi, khơng có kế hoạch, gia tăng rác các

loại phế thải, phá huỷ san hô;…
-

Ảnh hưởng dẫn đến biến đổi khí hậu: Khí CO 2 sinh ra rừ các nhà máy và các
phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính. Trái Đất ngày một nóng dần
lên. Phá huỷ dần các khu du lịch tự nhiên mà nó sẵn có. Nếu việc phát thải khí nhà
kính của thế giới trong thời gian tới không gian đi thì dự báo nhiệt độ Trái Đất sẽ
tăng khoảng 30C trong thê kỷ này, dẫn tới bang tan cho nước biển dâng lên, lụt lội
và hạn hán sẽ diễn ra thường xuyên hơn.
2.3 Ô nhiễm đất
2.3.1 Ô nhiễm do chất thải cơng nghiệp

Q trình cơng nghiệp hố càng phát triển thì các chất thải sinh ra càng nhiều hơn, đi
vào môi trường đất, làm ô nhiễm đất. Chất thải công nghiệp có 3 dạng:
-

Rắn: xỉ, quặng, sản phẩm cơng nghiệp dư, sản phẩm phụ…

-

Khí: khí thải từ ống khói và trong các q trình sản xuất.

-

Lỏng: nước thải.

a. Ơ nhiễm do chất khí
Q trình đốt cháy nhiên liệu hố thạch sinh ra nhiều chất thải dạng khí như:
SO2, CO2, NOx, H2S,và bụi…
Khí NOx trong khơng khí hồ tan gây ra mưa acid, dưới tác dụng rửa trôi của

mưa acid cùng các yếu tố tự nhiên và nhân tạo khiến cho đất ngày càng bị mất vôi, các
bazo và hơi chua.=> Đất bị acid hoá với cường độ cao.
Tác hại của mưa acid:
-

Chất dinh dưỡng của thực vật bị suy giảm: Mưa acid làm thay thế ion H + với các
ion kim loại quan trọng đối với cây như Ca 2+, K+, NH4, Mg2+… làm giảm khả năng
17


TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

trao đổi cation trong các bazo bão hoà, làm giảm hấp thu SO 4, đem đến sự hồ tan
sulfat. Trong mưa acid có chứa CO 2 có khả năng hồ tan Ca 2+ rất mạnh, mưa càng
nhiều lượng vôi bám trong đất càng giảm.
-

Giải phóng các kim loại độc hại: khi đất bị acid hố, ion Al 3+ tự do trong đất được
giải phóng đi vào môi trường nước, lượng ion này sẽ gây hại cho rễ cây, các ion
kim loại khác cũng tăng lên làm ô nhiễm môi trường đất, ảnh hưởng đến hệ sinh
vật sống trong đất.

-

Ion photphat bị giữ chặt hơn trong đất: ion nhơm hồ tan tăng lên cũng có ảnh
hưởng tới thực vật. Nó bao bọc những ion photphat dinh dưỡng cần thiết và làm
giảm khả năng hấp thụ PO4 của thực vật. Hàm lượng photphat giảm còn do quá
trình phân huỷ trong đất chậm lại trong điều kiện môi trường axit. Cùng PO 4 các
chất dinh dưỡng khác như Mo, Bo, Se cũng giảm khả năng đi tới thực vật đất bị
acid hố.


b. Nước thải:
-

Trong nước thải cơng nghiệp có chất rắng lơ lửng và chất rắn hồ tan có chứa các
chất hữu cơ và vơ cơ như: huydrat cacbon, dầu, mỡ, các chất béo, chất đọng bề
mặt, hợp chất bay hơi, kim loại nặng, chất dinh dưỡng, kiềm, clo…

-

Dưới tác dụng của các hiện tượng hoà tan, thẩm thấu các chất trong nước thải đi
vào trong đất làm suy thối chất lượng, độ phì => gây ơ nhiễm môi trường đất.

c. Chất thải rắn
-

Do kim loại nặng:

18


TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

-

Khả năng gây độc hại của các kim loại nặng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau: hàm lượng của chúng, các con đường xâm nhập, dạng tồn tại và thời gian có
thể gây độc hại.
2.3.2 Ơ nhiễm do chất thải nơng nghiệp
Để tăng năng suất và phòng tránh dịch bệnh cho cây trồng, con người đã sử dụng


nhiều loại phân bón hố học và các loại thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp. Trong
q trình sử dụng, các chất dư thừa khơng được cây trồng hấp thụ đã ảnh hưởng tới chất
lượng đất và gây ô nhiễm đất.

19


TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

a. Sử dụng phân bón và ơ nhiễm mơi trường đất
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cây trồng chỉ sử dụng hữu hiệu tối đa 10% lượng
phân bón vào đất. Phần cịn lại sẽ bị rửa trôi theo nước hoặc nằm lại trên đất gây ô
nhiễm môi trường.
-

Ảnh hưởng tới độ pH của đất: khi pH tăng dẫn đến là nghèo các ion và làm xuất
hiện nhiều chất độc mà chủ yếu là Al 3+, Fe3+, Mn2+ di động có hại cho cây trồng,m
làm giảm hoạt tính sinh học của đất.

-

Gây ơ nhiễm nitrat: phân đạm rất dễ chuyển hoá thành NO 3. Một phần nitrat được
thực vật hấp thụ làm chất dinh dưỡng nhưng nếu tích luỹ quá nhiều nitrat NO 3 sẽ
sinh ra quá trình denitrat (khử nitrat) bởi vi sinh tạo nên nitrit (NO 2) là chất sẽ theo
dây chuyền thực phẩm đi vào động vật gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.

-

Phân hữu cơ tự nhiên gây ô nhiễm vi sinh vật: Việc tưới phân bắc gây ô nhiễm

sinh học nghiêm trọng cho mơi trường đất, mơi trường khơng khí và nước.

b. Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật
-

Thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc trừ sâu là các hợp chất hoá học được chế tạo để
diệt trừ sinh vật gây hại cho cây trồng.

20


TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

-

Hiện nay chủng loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng rất đa dạng. Tuy nhiên,
chủ yếu vẫn là: nhóm photpho hữu cơ, các nhóm clo hữu cơ, nhóm cacbamat và
clorophenoxy acid ( là chất diệt cỏ).

-

Do bản chất của thuốc bảo vệ thực vật là những chất hoá học tiêu diệt sâu bệnh,
nên dù ít hay nhiều khi vào mơi trường đất cũng gây ơ nhiễm mơi trường sinh thái
đất. Hình thành và tồn tại ở các dạng cấu trúc sinh hoá khác nhau hoặc các dạng
hợp chất liên kết trong môi trường mà những hợp chất mơi trường có tính độc hơn
hẳn, xâm nhập vào cây trồng và tích luỹ ở quả, hạt củ, sau đó theo dây chuền thực
phẩm đi vào gây hại cho người, vật (ung thư, quái thai, đột biến gen…). Làm cho
tính chất cơ lý của đất giảm sút (đất cứng), cũng giống như tác hại của phân bón
hố học dư thừa trong đất. Diệt khuẩn cáo, bảo vệ thực vật nhưng đồng thời cũng
tiêu diệt nhiều vi sinh vật có lợi trong đất, làm hoặt tính sinh học trong đất giảm.

2.3.3 Ô nhiễm do chất thải đơ thị
Ơ nhiễm mơi trường đất tại các bãi chơn lấp có thể do mùi hơi thối sinh ra do phân

huỷ rác làm ảnh hưởng tới sinh vật trong đất, giảm lượng oxy trong đất.
Các chất độc hại – sản phẩm của quá tình lên men khuếch tán, thấm và ở lại trong
đất.
Nước rỉ từ các hầm ủ và chon lấp có tải lượng ơ nhiễm chất hữu cơ cao ( thông qua
chỉ số BOD, COD) cũng như các kim loại nặng như Cu, Zn, Al, Fe, Cd, Hg và cả các
chất như P, N,…cũng cao. Nước rỉ này sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm đất và nước
ngầm.
21


TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Ơ nhiễm đất cịn có thể do bùn cống rãnh của hẹ thống thốt nước của thành phố
mà thành phần các chất hữu cơ, vô cơ, kim loại tạo nên các hôn hợp phưc chất và đơn
chất khó phân huỷ.
2.3.4 Ơ nhiễm đất do dầu mỏ
Dầu thấm vào lòng đất chiếm chỗ mao quản đất, đẩy khơng khí, nước ra ngồi mơi
trường đất, thay đổi tính chất của hệ sinh thái đất.
Dầu thấm qua đất ô nhiễm mạch nước ngầm.
Dầu là hợp chat cao phân tử có thể tiêu diệt trực tiếp sinh vật trong đất ( trừ sinh
vật phân giải dầu).
2.3.5 Ô nhiễm do các chất độc hoá học khác
- Chất độc màu da cam: huỷ diệt thảm thực vật, do đó nó phá huỷ độ phì nhiêu, độ
kiềm cảu đất, làm cho đất bị laterit hoá, làm giảm hàm lượng mùn, nito tổng số,
photphat dễ tiêu và làm tăng tốc độ chua của đất.
- Chất bảo quản gỗ: thường là creosot, PCP…
- Ô nhiễm do các loại thuốc nổ: do việc chon lấp chất nổ ở các bãi thải các chất nổ đã

làm cho các vùng đất bị ô nhiễm nghiêm trọng.
2.3.6 Ô nhiễm do chất phóng xạ
- Ô nhiễm từ chất thải phóng xạ: bắt nguốn từ trung tâm và nhà máy hạt nhân, tàu
ngầm điện tử, các tên lửa có đầu đạn hạt nhân…hết thời gian sử dụng nhưng bản thân
các chất thải này cịn chứa chất phóng xạ.
- Từ đốt than: một số mỏ than chứa Urani, Thỏi có tính phóng xạ mạnh và gây ơ
nhiễm nặng nề đối với đất.
- Nguồn phóng xạ tự nhiên: nguốn phóng xạ tự nhiên có trong lịng đất, tác động dưới
dạng khí hay dạng bức xạ.
22


TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

CHƯƠNG 3: HẬU QUẢ CHUNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
3.1 Đến sưc khoẻ con người
Sự suy thối của chất lượng nước, khơng khí và những nguy hiểm khác về môi
trường đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sức khoẻ con người, dẫn đến các
bệnh có liên quan, bao gồm cả các căn bệnh gây ra bởi vi trùng và côn trùng do sự
thay đổi của khí hậu như sốt rét, vàng da…
Theo tổ chức y tế thế giới hàng năm có khoảng hơn 2 triệu người chết vì các căn
bệnh liên quan đến mơi trường.
3.2 Đến kinh tế
Ơ nhiễm mơi trường làm suy giảm sức khoẻ con người, từ đó dẫn đến giảm năng
suất lao động, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, sự suy thối của chất lượng
mơi trường sẽ làm giảm hiệu quả các nguồn tài nguyên cho sản xuất như sự tổn thất
nghề cá ( do ô nhiễm nước), giảm phát triển của rừng do đất bị xói mịn…
Chi phí cho y tế và khắc phục hậu quả của ô nhiễm môi trường không ngừng tăng
lên.
Sự ô nhiễm môi trường tác động ngược trở lại môi trường tự nhiên. Dẫn đến các

hiện tượng: hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ozone, mưa acid, sa mạc hoá, sự đa dạng
sinh học bị giảm sút…Một sự biến đổi nguy hiểm nhất do tác động ngược của ô nhiễm
môi trường chính là sự biến đổi khí hậu tồn cầu. Nó không những đe doạ sự tồn vong
của con người mà còn uy hiếp cả tương lai Trái Đất.

23


TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
Thực trạng ơ nhiễm mơi trường hiện nay có thể dễ dàng nhận thấy. Nền kinh tế
phát triển càng mạnh, muốn bền vững thì càng cần chú ý đến việc bảo vệ môi trường
sinh thái. Những nguyên nhân gây ra ô nhiễm là có thể khắc phục!
Đối với Việt Nam, một số biện pháp khắc phục:
-

Thực hành chính sách và pháp luật bảo vệ mơi trường.

-

Tăng cường tài chính, đầu tư.

-

Đẩy mạnh hoạt động kiểm sốt, đánh gia mức độ ơ nhiễm tại các khu vực trọng
điểm kịp thời đưa ra biện pháp xử lý.

-


Vấn đề rác thải công nghiệp, nông nghiệp cần được chú ý giảm thiểu tối đa.

-

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc bảo vệ môi trường.

24


TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Tài liệu tham khảo
-

Tiếng kêu cứu của Trái Đất ( Nguyễn Phước Tương)

-

Đất và môi trường ( Lê Văn Khoa, Nguyễn Văn Cự).

/>%84M-MOI-TR%C6%AF%E1%BB%9CN-N%C6%AF%E1%BB%9A
/> />%85m-moi-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-%C4%91%E1%BA%A5t
/>%84M-MOI-TR%C6%AF%E1%BB%9CNG-N%C6%AF%E1%BB%9A#download
/>
/>%C6%B0%E1%BB%9Dng
/> /> /> />25


×