Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng lớp chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.9 KB, 8 trang )

PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY NAM
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÀNH THỚI A

......................, ngày 27 tháng 02 năm 2021
BÁO CÁO
Biện pháp trong công tác chủ nhiệm tham gia Hội thi giáo viên chủ nhiệm
giỏi cấp trường năm học 2020-2021

- Tên biện pháp: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng lớp chủ nhiệm”
- Tác giả:
- Đơn vị công tác: Trường Trung học cơ sở
1. Thực trạng tình hình
Xuất phát từ tình hình thực tế ở trong các nhà trường Trung học cơ sở là
học sinh của chúng ta hiện nay có rất nhiều em rất ham học, tuy nhiên bên cạnh
đó cũng có khơng ít em khơng ham học, chỉ ham chơi, sa sút về mặt đạo đức, vi
phạm các tệ nạn xã hội, chưa xác định đúng mục đích của việc học tập.
Hiện nay tình hình học tập, nề nếp của học sinh của nhà trường nhìn
chung cịn thấp, các em cịn ham chơi nhiều, ít quan tâm đến việc học, vì thế nó
làm ảnh hưởng chất lượng đào tạo của nhà trường nói riêng và chất lượng giáo
dục nói chung. Đây là vấn đề băn khoăn, trăn trở của giáo viên chủ nhiệm, nhà
trường và toàn xã hội.
2. Nội dung biện pháp thực hiện


2



Nhằm để nâng cao chất lượng lớp chủ nhiệm cũng như để nâng cao chất
lượng hiệu quả đào tạo của nhà trường. Đồng thời cũng là mục tiêu chung của
ngành giáo dục đào tạo là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài”, phục vụ cho thời kì cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu:
“Dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”
Bản thân đã áp dụng các giải pháp chủ yếu sau:
- Kết hợp với Ban cán bộ lớp
- Tổ chức, kiểm tra việc truy bài 15 phút đầu giờ
- Viết bản đăng ký kết quả học tập
- Tổ chức thi đua giữa các tổ
- Giáo viên chủ nhiệm kết hợp chặt chẽ với Tổng phụ trách
- Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn
- Phối hợp với phụ huynh học sinh
- Công tác phong trào
Giải pháp 1: Kết hợp với Ban cán bộ lớp
- Đầu năm giáo viên chủ nhiệm cần bầu Ban cán bộ lớp gồm: 1 lớp
trưởng, 2 lớp phó (phó học tập, phó kỷ luật), 1 thư ký, 1 văn thể mỹ, 1 thủ quỹ, 4
tổ trưởng và 4 tổ phó, trên tinh thần dân chủ công khai.
- Phân công nhiệm vụ từng vị trí cho phù hợp. Ví dụ: lớp trưởng có những
nhiệm vụ gì? phó học tập , phó kỷ luật , v.v…
Thanhthanh


3

- Thường xuyên giám sát theo dõi xem Ban cán bộ này làm việc có hiệu
quả hay khơng từ đó có điều chỉnh cho phù hợp.
- Nhắc nhở Ban cán bộ lớp cần quản lí chặt chẽ lớp, thường xuyên nhắc
nhở các bạn chấp hành tốt nội quy của nhà trường, tuy nhiên trước hết là phải

gương mẫu để cho các bạn noi theo. Thường xuyên thăm hỏi Ban cán bộ lớp về
tình hình học tập của lớp. Ví dụ: Bạn nào chăm ngoan, học giỏi? Bạn nào lười,
thường hay nói chuyện, chọc ghẹo bạn bè?, v.v…Từ đó gặp riêng những trường
hợp này mà tâm tình động viên nhắc nhở.
- Sau vài tuần vào học, bắt đầu bầu Ban cán sự lớp, cũng trên tinh thần
dân chủ công khai nhưng phải là những em học giỏi về mơn học đó và giao
nhiệm vụ cho Ban cán sự đó là phải có nhiệm vụ như thế nào? Tiếp tục cho xây
dựng đôi bạn cùng tiến theo nguyên tắc: Giỏi – Yếu, Giỏi – Trung bình, Khá Khá và có theo dõi xem coi có tiến hay khơng từ đó có điều chỉnh.
- Về vấn đề vệ sinh, giáo viên chủ nhiệm cần nên nhắc nhở phó lao động
phải thường xuyên đi sớm, theo dõi đốc thúc các bạn quét dọn sạch sẽ trước 15
phút đầu giờ và đổ rác đúng nơi quy định.
Giải pháp 2: Tổ chức kiểm tra việc truy bài 15 phút đầu giờ
- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên đến lớp 15 phút đầu giờ quản lí nền
nếp, kiểm tra vệ sinh, đồng phục, theo dõi, nhắn nhở kiểm tra việc truy bài đầu
giờ của các em

Thanhthanh


4

- Phân công cán bộ lớp, cán sự bộ môn thực hiện tốt truy bài đầu giờ:
kiểm tra bài các bạn học yếu, các bạn thường xuyên không thuộc bài, hướng dẫn
giải bài tập khó,...
- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên kiểm tra các em thực hiện 15 phút
đầu giờ như: kiểm tra vệ sinh, truy bài đầu giờ, đồng phục,…
Giải pháp 3: Viết bản đăng ký kết quả học tập
- Giáo viên chủ nhiệm cho các em tự viết bản đăng ký kết quả học tập ở
từng học kỳ với nội dung cần hướng cho các em như sau: nếu trong năm qua em
là học sinh Trung bình thì hãy mạnh dạn đăng ký là học sinh Khá, còn nếu Khá

thì đăng ký là học sinh Giỏi; Tránh trường hợp từ Giỏi đăng ký xuống Khá,
Trung bình xuống Yếu và đem về cho cha mẹ xem rồi ký tên, nhằm mục đích để
cho cha mẹ thấy mình có trách nhiệm với con mình hơn trong việc học tập.
- Thường xuyên nhắc nhở các em nên phải nhớ những gì mà mình đã
đăng ký thì phải học làm sao để đạt được chỉ tiêu đó. Đồng thời hướng dẫn các
em cách học từng môn học, đây là một việc làm rất có ý nghĩa góp phần vào sự
thành cơng của các em.
- Sau khi kết thúc học kỳ I, thì kết quả thực tế đem đối chiếu với kết quả
đã đăng ký xem đạt hay khơng? Nếu đạt thì động viên các em cố gắng giữ vững
thành tích đó và phát huy hơn nữa, cịn nếu chưa đạt thì cố gắng phấn đấu đạt ở
học kỳ II, rồi tiếp tục cho các em viết bản đăng ký kết quả học tập ở học kỳ II
cũng theo nguyên tắc như học kỳ I. (có phần thưởng cho những em có sự phấn
đấu xuất sắc qua từng học kỳ).
Thanhthanh


5

Giải pháp 4: Tổ chức thi đua giữa các tổ
- Giáo viên chủ nhiệm hội ý Ban cán bộ lớp đưa ra nội dung thi đua, phân
công các tổ trưởng chấm điểm chéo với nhau, để tạo sự công bằng giữa các tổ,
tránh trường hợp đến giờ sinh hoạt lớp các tổ trưởng đem so sánh số điểm trừ,
điểm cộng với nhau rồi khiếu nại làm mất thời gian. Quy ước thi đua như sau:
nếu tổ nào về nhất sẽ nhận được phần thưởng (giấy kiểm tra) và ngược lại nếu tổ
nào về chót sẽ bị trực nhật cùng với các cá nhân vi phạm cả tổ khác.
- Ngoài ra cịn có chương trình hoạt động ngồi giờ lên lớp, tổ chức các
câu lạc bộ học tập cũng tạo ra phong trào thi đua sôi nổi lôi cuốn các em tham
gia nhằm để phục vụ tốt cho việc học tập.
Giải pháp 5: Giáo viên chủ nhiệm kết hợp chặt chẽ với Tổng phụ trách
Tổng phụ trách là người làm nhiệm vụ quản lí các hoạt động ngồi giờ

của các em như: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt đội, các buổi ngoại khóa, .v.v…nên
kết hợp với Tổng phụ trách rất có hiệu quả.
Giải pháp 6: Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ mơn
Giáo viên bộ mơn là người đóng vai trò rất quan trọng việc nâng cao chất
lượng học tập của học sinh. Vì giáo viên bộ mơn là người trực tiếp giảng dạy các
em, rất hiểu rõ về hành vi thái độ học tập của từng em nên giáo viên chủ nhiệm
phải thường xuyên gặp gỡ, thăm hỏi giáo viên bộ môn xem lớp học như thế nào?
Những cá nhân nào học tốt, những cá nhân nào thường vi phạm? Từ đó có
hướng giải quyết, cũng như nhờ giáo viên bộ môn cùng nhắc nhở.

Thanhthanh


6

Giải pháp 7: Phối hợp với phụ huynh học sinh
- Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh là rất quan trọng: những học
sinh nào thường xuyên vi phạm nội qui nhà trường: khơng thuộc bài, khơng làm
mài, nói chuyện, nói tục, chửi thề, đánh nhau, vơ lễ, .v.v…liên hệ kịp thời cho
gia đình biết để phối hợp giáo dục.
- Thông qua những lần họp phụ huynh học sinh, giáo viên chủ nhiệm nên
thông báo kỹ về đặc diểm tình hình của lớp, của từng cá nhân, nội quy của nhà
trường, của lớp, thời khóa biểu và những vấn đề khác có liên quan để phụ huynh
nắm về quản lý kỹ hơn con mình.
- Giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp chặt chẽ với 3 môi trường giáo dục:
gia đình, nhà trường và xã hội. Cần có sự quan tâm đúng mức với những học
sinh nghèo hiếu học, vận động các tổ chức khuyến học, các mạnh thường quân
giúp đỡ những đối tượng này.
Giải pháp 8: Công tác phong trào
- Thơng qua giờ Hoạt động ngồi giờ lên lớp, giáo viên chủ nhiệm tổ chức

cho học sinh những trò chơi dân gian, thi hát, làm thơ, kể chuyện, trao đổi kinh
nghiệm trong học tập, .v.v nhằm giúp các em hứng thú học tập hơn.
- Ngoài ra những phong trào do nhà trường tổ chức như: Thi văn nghệ,
hội khỏe Phù Đổng, … giáo viên chủ nhiệm cần phải quan tâm, theo dõi, hướng
dẫn tập luyện cho các em. Qua đó học sinh thấy được sự quan tâm của giáo viên

Thanhthanh


7

chủ nhiệm đến lớp, từ đó các em sẽ cố gắng học tập hơn, khơng cịn ham chơi
nữa.
3. Hiệu quả
Trải qua nhiều năm chủ nhiệm, tôi đã đúc kết ra nhiều kinh nghiệm và
thấy đây là những giải pháp rất hữu hiệu trong việc chủ nhiệm lớp. Đối với tôi
trên đây là những công việc hết sức cần thiết đối với người giáo viên chủ nhiệm,
nếu đưa vào áp dụng thực tế thì chắc chắn sẽ có hiệu quả. Cụ thể kết quả của lớp
chủ nhiệm của tôi trong năm học 2019 - 2020 so với năm học 2018 – 2019 như
sau:
* Học lực: đạt và vượt so với chỉ tiêu
- Giỏi: 70,3%, đạt vượt 30,3 % (tăng 10,9% so với năm trước);
- Khá: 21,6%, đạt vượt 18,4 % (tăng 17,5% so với năm trước);
- Trung bình: 8,1%, đạt hụt 19,9% ( tăng 8,1% so với năm trước);
- Yếu, kém 0,0%, đạt vượt 2% (bằng năm trước).
* Hạnh kiểm: đạt và vượt so với chỉ tiêu
- Tốt: 97,3%, vượt 3,3% (bằng năm trước);
- Khá: 2,7%, đạt vượt 2,8% (bằng năm trước);
- Trung bình: 0,0%, đạt vượt 0,5% (bằng năm trước)


Thanhthanh


8

Trên đây là giải pháp nâng cao chất lượng lớp chủ nhiệm của bản thân.
Rất mong được sự góp ý của Ban giám khảo Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi
cấp trường để giúp giải pháp hoàn thiện hơn./.

Người viết

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

Biện pháp của bà Trần Thị Kim Ngân đã áp dụng hiệu quả và lần đầu
được dùng để đăng ký thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường và chưa được
dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó./.

Thanhthanh



×