Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Vận dụng lý luận về phát triển trí tuệ của học sinh trong học tập giải thích luận điểm “dạy học đi trước và kéo theo sự phát triển”, từ đó đề xuất các phương hướng dạy học nhằm phát triển trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.51 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN/BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: Tâm lý học giáo dục
Học kỳ 1 năm học 2021-2022
Chủ đề số: 05
Tên chủ đề: Vận dụng lý luận về phát triển trí tuệ của học sinh trong học
tập giải thích luận điểm: “Dạy học đi trước và kéo theo sự phát triển”, từ
đó đề xuất các phương hướng dạy học nhằm phát triển trí tuệ cho học
sinh phổ thơng hiện nay.

HÀ NỘI-2021


1. MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục Việt Nam hiện nay phát triển trong bối cảnh thế giới có
nhiều biến đổi nhanh và phức tạp. Điều đó đỏi hỏi nên giáo dục
nước ta phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc, tồn diện. Nghị quyết BCH
Trung Ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ: “Mục tiêu của giáo dục đào
tạo là đào tạo ra những con người có đủ phẩm chất, năng lực để
xây dựng và bảo vệ tổ quốc, làm chủ tri thức khoa học cơng nghệ
hiện đại, có năng lực phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh
hoa nhân loại, có tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành giỏi”. Tồn
cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã và đang trở thành xu
thế khách quan, tất yếu và tác động trực tiếp đến các nền giáo dục
trên thế giới. Sự thay đổi mạnh mẽ của bối cảnh quốc tế làm cho
triết lý giáo dục thế kỷ 21 có những biến đổi vơ cùng mạnh mẽ,


trong đó “học tập suốt đời” là chìa khóa giải quyết các xung đột
trong tương lai nhằm hướng tới xây dựng một “xã hội học tập”.
Chính sự thay đổi này tạo ra áp lực buộc giáo dục phải vận động và
phát triển để đáp ứng được “đơn đặt hàng” của thị trường lao động.
Tuy nhiên việc làm thế nào để học sinh hiện nay có đủ năng lực, trí
tuệ để trở thành những con người có đẩy đủ tri thức, phẩm chất đạo
đức tốt đẹp, tư duy phản biện, phê phán, có kĩ năng giải quyết
những vấn đề khó khăn trong học tập, cơng việc, cuộc sống là vấn


1


đề đòi hỏi các phương pháp giáo dục hiện nay cần thay đổi theo
hướng phát triển năng lực, trí tuệ của học sinh. Vì lý do này nên em
chọn đề tài “Vận dụng lý luận về phát triển trí tuệ của học sinh
trong học tập giải thích luận điểm: “Dạy học đi trước và kéo theo
sự phát triển”, từ đó đề xuất các phương hướng dạy học nhằm phát
triển trí tuệ cho học sinh phổ thơng hiện nay”.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay trong thời kỳ khoa học hiện đại, thời đại công nghệ 4.0
đang ở trước mắt, sắp đến là 5.0 rồi tương lai sẽ có 6.0 và đi sau hơn
nữa chưa thể tưởng tượng ra được, cùng với sự phát triển như vũ
bão của làn sóng khoa học, công nghệ và sự hùng nổ thông tin, cơng
cuộc dạy học cần phải nhanh chóng thay đổi để phát triển trí tuệ, tri
thức cho học sinh một cách toàn diện nhất. Vấn đề định hướng, xác
định mục tiêu trong tương lai của giáo dục ngày càng trở nên cấp
thiết: cần phải đào tạo, hình thành và phát triển những con người
của xã hội, cho xã hội và vì sự phát triển của xã hội.

1.3 Nội dung đề tài giải quyết

Nội dung đề tài này giải quyết các vấn đề về thay đổi phương pháp
dạy học tích cực để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo
dục nhằm phát triển trí tuệ của học sinh, từ đó học sinh có thê hình
thành phương pháp tự học, khả năng học tập suốt đời giúp thay đổi
tư duy của thế hệ trẻ hiện nay những chủ nhân tương lai của đất
nước.


2


2.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1 Trí tuệ là gì?

2.1.1 Khái niệm

Trí tuệ là năng lực tư duy bậc cao, bao gồm một tập hợp những
năng lực thành phần: năng lực chung và các năng lực tư duy ngôn
ngữ, tư duy linh hoạt, tri giác khơng gian, trí nhớ làm việc, tốc độ
xử lí, giúp con người thích nghi với mơi trường sống
Trí tuệ là khả năng đánh giá, phân tích sâu sắc, toàn diện về sự vật,
hiện tượng, và xử lý một vấn đề trọn vẹn, đầy đủ để mang lại hiệu
quả tối ưu và tổn thất thấp nhất ở cá nhân và xã hội: mang tính lý
luận và thực tiễn; sử dụng mức độ tư duy cao; mang tính cảm xúc rõ
ràng, chỉ có ở người.

Có thể nói, trí tuệ là năng lực của con người, được hình thành
trong quá trình phát triển của cá nhân, dựa trên nền tảng sinh học
và chịu ảnh hưởng rất lớn bởi giáo dục và tự giáo dục.
2.1.2 Các loại trí tuệ

a) Quan điểm của Spearman


Nhiều nhà lý luận cho rằng trí tuệ là năng lực cơ bản tác động đến
kết quả thực hiện tất cả nhiệm vụ nhận thức từ những vấn đề toán
học, máy tính đến làm thơ hay giải quyết vấn đề trong những tình
3


huống khó khăn. Câu hỏi đặt ra là cái gì có thể giải thích được điều
đó? Spearman (1927) cho rằng có một năng lực chung mà ơng gọi là
trí tuệ hay trí thơng minh được dùng để thực hiện bất cứ trắc nghiệm
tâm lý nào. Ví dụ, trí nhớ số có thể liên quan đến cả năng lực chung và
năng lực chuyên biệt. Từ đó, Spearman cho rằng mọi người khác nhau
cả ở trí thơng minh chung và trí thơng minh chuyên biệt.

b) Quan điểm của Raymond Cattell (1963) và John Horn (1998)

Theo Cattel và Horn, trí thơng minh được phân ra hai loại, trí thơng
minh mềm và trí thơng minh kết tụ. Trí thơng minh mềm là tính
hiệu quả tâm lý khơng chịu ảnh hưởng của văn hóa, chủ yếu thể
hiện ở dạng phi ngơn ngữ. Trí thơng minh mềm phát triển trên cơ sở
sự phát triển não bộ cho đến tuổi vị thành niên và giảm dần theo lứa
tuổi. Ngược lại, trí thơng minh kết tụ là năng lực ứng dụng các
phương pháp giải quyết vấn đề trên cơ sở tiếp thu văn hóa. Trí

thơng minh loại này phát triển theo độ tuổi bao gồm những kỹ năng
và những kiến thức, kinh nghiệm tiếp thu được. Bằng cách đầu tư
vào phát triển trí thơng minh mềm trong giải quyết vấn đề, chúng ta
phát triển trí thơng minh kết tụ. Nhưng có nhiều bài tốn trong cuộc
sống như tư duy tốn học dựa vào cả hai loại trí thơng minh này.
c, Quan điểm của Gardner (1983)

Theo quan điểm của Gardner về đa trí tuệ thì theo ơng có ít nhất 8
loại trí tuệ: ngơn ngữ, vận động cơ thể, âm nhạc, khơng gian, giao
tiếp, logic tốn, nội tâm, thiên nhiên. Theo Gardner ơng nhấn mạnh
có thể có nhiều hơn 8 loại trí thơng minh. Ơng cho rằng sự tổn


4


thương não bộ chỉ ảnh hưởng đến một hay một vài chức năng,
tùy thuộc vùng não bị tổn thương và sự hoàn thiện năng lực cũng
chỉ diễn ra trong một số lĩnh vực riêng biệt.
2.1.3 Các chỉ số trí tuệ

Sư phát triển trí tuệ thể hiện ở các chỉ số sau:

Tốc độ của sự định hướng trí tuệ: sự nhanh nhạy khi giả quyết các
bài tập, tình huống mới khơng giống những bài tập quen thuộc.
Tính mềm dẻo của trí tuệ: được thể hiện ở việc có thể dễ dàng
hay khó khăn khi xây dựng lại hoạt động để thích hợp với những
biến đổi của hồn cảnh.
Tính tiết kiệm của tư duy: được xác định bởi số lần các lập luận cần
và đủ để đi đến kết quả, đạt được mục đích.

Tốc độ khái qt hóa: từ các dữ kiện đa dạng và phong phú của vấn
đề có thể nhanh chóng hiểu biết bản chất của nó.
Tính phê phán của trí tuệ: là tinh thần hồi nghi khoa học, khơng
dễ dàng chấp nhận một lập luận chưa đủ căn cứ, chưa được xác.
Sự thấm sâu vào tài liệu, sự vật, hiện tượng nghiên cứu thể hiện
rõ sự phân biệt cái bản chất và không bản chất, cái cơ bản và cái
chủ yếu của sự vật, hiện tượng.


5


Giáo viên có thể xác định được sự phát triển trí tuệ của học sinh nếu
hiểu được những chỉ số phát triển trí tuệ này và nó cũng là cơ sở để
lựa chọn phương pháp dạy học sao cho hiệu quả.
Hiện nay, trong nghiên cứu, chẩn đốn trí tuệ của trẻ em, thường
phổ biến sử dụng hai thang đánh giá do V.Stern và D.Wechsler xác
lập
- Thang đánh giá theo V.Stern:

IQ= Tuổitrí khơn( MA ) x100
Tuổiđời (CA )

Trên cơ sở xác định được chỉ số IQ, ta có thể phân loại các mức trí
tuệ
2.2 Phân tích luận điểm: “Dạy học đi trước và kéo theo sự phát
triển”
2.2.1 Khái niệm vùng phát triển gần nhất của Vygotsky

Vùng phát triển gần nhất (Zone of Proximal Development – ZPD) là

một khái niệm được Lev Semenovich Vygotsky xây dựng (1934).
Theo Vygotsky, trong quá trình phát triển của trẻ ln tồn tại hai
trình độ phát triển: Vùng phát triển hiện tại và vùng phát triển gần
nhất.


Vùng phát triển hiện tại là vùng mà tại đó trẻ có thể tự tiếp thu, tự
giải quyết vấn đề và yêu cầu được đặt ra một cách độc lập khơng
cần sự trợ giúp của bất kì một ai. Vùng phát triển gần nhất là vùng
6


trong đó các chức năng tâm lý đang trưởng thành nhưng chưa
chín, tại đó trẻ có thể làm được những yêu cầu được đặt ra chỉ khi
trẻ có sự hợp tác và được người khác giúp đỡ.
Ví dụ, một đứa trẻ có thể làm các phép tốn cộng và trừ được nhưng
không thể làm được phép nhân và chia. Nhưng trẻ có thể thực hiện
được nếu được người lớn chỉ dẫn. Từ đó, trẻ sẽ phát triển được kỹ
năng này và có khả năng thực hành độc lập vào những lần tiếp theo.
2.2.2 Dạy học và phát triển trí tuệ của trẻ có mối quan hệ
mật thiết
Có thể thấy, quá trình phát triển của trẻ ln gắn liền với sự chuyển
đổi giữa các vùng phát triển hiện tại và vùng phát triển gần nhất,
nhiệm vụ của giáo viên và các bậc phụ huynh không chỉ là xác định
được vùng phát triển hiện tại mà cần phải nhận thức được vùng
phát triển gần nhất của trẻ. Hơn nữa giáo viên và phụ huynh cũng
cần phải nắm vững mức độ có thể phát triển được của mỗi trẻ để
lựa chọn ra những phương pháp dạy học phù hợp. Vygotsky còn
cho rằng việc giao lưu với những bạn bà đồng trang lứa cũng giúp
trẻ phát triển trí tuệ một cách tốt hơn. Vygotsky khuyến khích các

giáo viên, trong phạm vi vùng phát triển gần, sử dụng những bài tập
nhóm, ở đó, trẻ phát triển những năng lực còn yếu với sự giúp đỡ từ
những bạn đồng trang lứa có năng lực hơn.
Sự phát triển trí tuệ của học sinh vừa là điều kiện vừa là mục tiêu
của dạy học. Dạy học cung cấp kiến thức, kỹ năng và hình thành các
năng lực trí tuệ cho học sinh (trí tưởng tượng, tư duy phản biện…)


7


tuy nhiên dạy học không phải chỉ ảnh hưởng đến một khía cạnh nào
đó của tâm lý mà nó ảnh hưởng đến tồn bộ nhân cách của cá nhân.
Vì vậy, dạy học không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực trí
tuệ mà cịn ảnh hưởng đến sự phát triển các khía cạnh khác của
nhân cách như: nhận thức, hứng thú học tập, động cơ học tập, lòng
ham hiểu biết, khát vọng khám phá.... Phát triển trí tuệ là điểu kiện
cho dạy học vì chỉ khi trí tuệ của học sinh học sinh phát triển thì khi
đó kiến thức của người dạy sẽ được học sinh tiếp thu nhanh chóng
và dễ dàng hơn. Khi các năng lực trí tuệ ở học sinh phát triển thì
học sinh sẽ nảy sinh những khả năng mới giúp cho họ nắm kiến
thức tốt hơn, đảm bảo chất lượng của hoạt động học tập cao hơn.
Dạy học là điều kiện, là yếu tố tạo nên sự phát triển trí tuệ của
người học. Để tạo ra sự phát triển, dạy học không thể đi sau, mà
phải đi trước sự phát triển; phải hướng tác động vào vùng phát
triển gần nhất, chứ không thể đi quá xa so với sự phát triển.
Tổng kết lại, ta có thể nói rằng: Trong quá trinh dạy học việc nắm
vững tri thức và phát triển trí tuệ tác động qua lại với nhau vơ cùng
chặt chẽ. Sự phát triển trí tuệ vừa là kết quả cũng là điều kiện của
việc nắm vững tri thức khi học tập.

2.2.3 Nguyên tắc việc dạy học cần đảm bảo để phát triển trí
tuệ cho người học
Dạy học phải có tính định hướng, phù hợp với trình độ phát
triển hiện tại của người học

8


Tơn trọng kiến thức, kỹ năng của người học khí dạy học, việc này
sẽ làm tăng hứng thú học tập của học sinh, học sinh sẽ tiếp thu kiến
thức một cách hiệu quả hơn đơng thời kích thích khả năng tìm hiểu,
khám phá tri thức của học sinh, giúp học sinh thoải mái, dễ dang
giao lưu với thầy cô hơn.
Khai thác tối đa vốn kinh nghiệm để trang bị kiến thức mới, tạo ra
kết cấu mới từ những kiến thức cũ.
2.3 Phương hướng dạy học giúp học sinh phát triển trí tuệ hiện
nay
Xây dựng hoạt động dạy học một cách hợp lí. Thơng qua việc dạy
học tơn trọng năng lực của mỗi người (dạy học phân hóa). Gợi lên
hứng thú học tập, ước muốn tìm hiểu tri thức của mỗi học sinh, làm
cho học sinh tự ý thức được quá trình học tập, tự giác khi học.
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tiễn cho học sinh. Tích cực
yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm.
Áp dụng phương pháp giáo dục STEM trong dạy học.

3. KẾT LUẬN

Dạy học là một q trình vơ cùng quan trọng nó ln phải đi trước
rồi sau đó kéo theo sự phát triển trí tuệ. Khi học sinh nắm vững
được kiến thức kĩ năng sẽ kéo theo sự phát triển của trí tuệ ở mức

cao hơn.


9


Nhà trường, giáo viên và gia đình nên tích cực hơn trong việc tổ
chức hoạt động học tập của học sinh, tạo điều kiện tốt nhất cho học
sinh hoạt động để có được kết quả học tập như mong muốn. Hiện
nay dịch Covid 19 đang ngày càng lan rộng trên cả nước tình trạng
học online diễn ra khắp các tỉnh thành việc làm thế nào để học sinh
tập trung và tiếp thu được kiến thức là vơ cùng khó khăn vì vậy
cần phải đổi mới hình thức dạy học khi dạy online để bài giảng trở
nên thú vị hơn học sinh tiếp cận một cách dễ dàng hơn.
Bản thân em là người có thể trở thành giáo viên trong tương lai
cũng cần trang bị những kiến thức, kĩ năng một cách tốt nhất có thể,
tăng cường ý thức trách nhiệm, đổi mới tài liệu học tập, rèn luyện
năng lực ngôn ngữ, óc quan sát và đặc biệt là phải có năng lực sư
phạm.
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Lê Minh Nguyệt- Trần Quốc Thành- Khúc Năng Toàn (Đồng chủ
biên), Hướng dẫn học tâm lý học giáo dục, NXB Đại học Sư Phạm


10




×