Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

đề tài: “Trình bày về một tình huống rủi ro kinh doanh (một tình huống thực tế). Phân tích và đánh giá đối với rủi ro này từ đó đề xuất các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.07 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Phần I. Cơ sở lý thuyết.
1.1. Khái niệm rủi ro.
1.2. Khái niệm rủi ro trong kinh doanh.
1.3. Nguyên nhân của rủi ro trong kinh doanh.
+Nguyên nhân khách quan.
+Nguyên nhân chủ quan.
1.4.Các biện pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro.
 Kiểm soát rủi ro.
 Tài trợ rủi ro.
Phần II. Nội dung.
2.1. Vài nét về Trung tâm Thương Mại (TTTM) Hải Dương.
2.2. Phân tích tình huống rủi ro xảy ra tại TTTM.
- nêu ra tình huống rủi ro (cháy TTTM).
- Nguyên nhân dẫn đến cháy tại TTTM:
+ nguyên nhân khách quan.
+ nguyên nhân chủ quan.
2.3. Đánh giá rủi ro.
2.4. Biện pháp kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.
 Kiểm soát rủi ro.
 Tài trợ rủi ro.
Phần III. Kết luận.
LỜI MỞ ĐẦU
Từ xa xưa, tổ tiên chúng ta đã hiểu rõ tầm quan trọng của lửa, lửa dùng để
nấu chín thức ăn, để sưởi ấm khi trời trở lạnh… để làm rất nhiều công việc khác
phục vụ trong sinh hoạt và dường như lửa là người bạn rất nồng ấm của con người
chúng ta. Tuy nhiên khi lửa vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của con người, thì
lửa không còn vẻ thân thiện vốn có của nó nữa, nó sẽ gây ra những vụ cháy nổ lớn,
những vụ thảm họa ngoài sức tưởng tượng của chúng ta.
Mặc dù có rất nhiều biện pháp Phòng cháy chữa cháy (PCCC). Nhưng hàng


năm vẫn xảy ra trên 10.000 vụ cháy, làm thiệt hại hàng nghìn các khu dân cư, các
cơ sở sản xuất kinh doanh Làm bao nhiêu người lâm vào cảnh lầm than, mất nhà,
mất người thân… tổn thất về kinh tế rất lớn, điển hình là vụ cháy nổ ở trung tâm
thương mại tỉnh Hải Dương.
Chính vì vậy, mà nhóm chúng em đã chon đề tài: “Trình bày về một tình
huống rủi ro kinh doanh (một tình huống thực tế). Phân tích và đánh giá đối với rủi
ro này từ đó đề xuất các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.”
Phần I: Cơ sở lý thuyết.
1.1 Khái niệm rủi ro.
Có nhiều khái niệm về rủi ro:
- Theo từ điển Tiếng Việt: ‘Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến’.
- Theo từ điển Oxford: ‘Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm, hoặc bị đau đớn, thiệt
hại’.
- Theo George Rejda: ‘Rủi ro được hiểu là sự không chắc chắn, gây ra những mất
mát thiệt hại’.
→ Rủi ro là khả năng một sự kiện có thể xảy ra và sẽ ảnh hưởng đến việc đạt được
mục tiêu. Rủi ro là sự kiện bất lợi, bất ngờ xảy ra, gây tổn thất cho con người.
VD: bị tai nạn giao thông, thiên tai bất ngờ xảy ra: bão, lũ lụt, hạn hán, sóng thần,
động đất
1.2 Khái niệm rủi ro trong kinh doanh.
Rủi ro trong kinh doanh là những vận động khách quan bên ngoài chủ thể kinh
doanh, gây khó khăn trở ngại cho chủ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu, tàn
phá các thành quả đang có, bắt buộc các chủ thể phải chi phí nhiều hơn về nhân
lực, vật lực, thời gian trong quá trình phát triển của mình.
• Đặc trưng của rủi ro:
+ Tính đối xứng của rủi ro: rủi ro có tính đối xứng hay không đối xứng điều đó tùy
thuộc vào quan điểm của mỗi người đối với rủi ro và hậu quả của nó.
- Đối xứng: không phải lúc nào tính ‘bất định’ cũng đem lại rủi ro. Bất định là sự
nghi ngờ về khả năng của chúng tiên đoán khả năng xảy ra trong tương lai của một
sự kiện trong hiện tại.

- Không đối xứng: Con người có thể nắm được ‘sự bất định’ biến rủi ro thành may
mắn. Sự bất định phản ánh khả năng luôn luôn thay đổi dự đoán khả năng trong
tương lai.
+ Tần suất của rủi ro: là số lần xuất hiện rủi ro trong một khoảng thời gian hay
trong tổng số lần quan sát sự kiện.
+ Mức độ nghiêm trọng của rủi ro: tức là mức độ thiệt hại tác động đến chủ thể.
+Nguy cơ cuả rủi ro: là một tình huống có thể tạo ra rủi ro bất kỳ lúc nào, có thể
gây nên những tổn thất (hay có thể là những lợi ích) mà cá nhân hay tổ chức không
thể tiên đoán trước.
1.3 Nguyên nhân của rủi ro trong kinh doanh.
+ Nguyên nhân khách quan:
- Những yếu tố bất lợi của môi trường kinh tế: suy thoái kinh tế, lạm phát, thay đổi
tỷ giá hối đoái
- Sự không ổn định về chính trị: thay đổi các thể chế chính trị, chính sách, luật phát
theo hướng bất lợi.
- Nhân tố từ môi trường văn hóa, xã hội.
- Định chế xã hội, truyền thống, thuần phong mỹ tục, tập quán, thói quen tiêu dung
mua sắm, văn hóa ứng xử
- Điều kiện tự nhiên bất lợi: thiên tai, sóng thần, động đất
- Tình hình cung cầu, cạnh tranh, biến động của giá cả, khách hàng, nhà cung cấp
+ Nguyên nhân chủ quan:
- Sai lầm trong lựa chọn, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách, cơ
chế trong việc ra quyết định và thực hiện quyết định.
- Thiếu kiến thức, kỹ năng làm việc, kinh nghiệm
- Thiếu sức khỏe, phẩm chất, đạo đức.
- Thiếu thông tin hay thông tin sai lệch.
- Tham nhũng, cửa quyền, quan liêu, sách nhiễu
1.4 Các biện pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro.
• Kiểm soát rủi ro:
Kiểm soát rủi ro (risk control) là việc sử dụng các biện pháp, kĩ thuât, công cụ,

chiến lược, các chương trình hành động…để né tránh hoặc ngăn ngừa, hoặc giảm
thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi của các rủi ro đối với tổ
chức khi rủi ro xảy ra.
+ Tầm quan trọng của kiểm soát rủi ro:
- Hạn chế những tổn thất xảy ra đối với con người.
- Tăng đọ an toàn trong kinh doanh.
- Giảm chi phí hoạt đọng kinh doanh chung
- Tăng uy tín của doanh nghiệp trên thương trường
- Tiềm kiếm được những cơ hội và biến cơ hội kinh doanh thành hiện thực.
Nội dung của kiểm soát rủi ro:
+ Né tránh rủi ro: là việc né tránh những hoạt động hoặc loại bỏ những nguyên
nhân gây ra rủi ro. Để né tránh rủi ro chúng ta cần sử dụng các phương thức:
- Chủ động né tránh.
- Loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro
Ưu điểm và nhược điểm của biện pháp né tránh rủi ro:
+ Ưu điểm:
- Giúp loại bỏ hoàn toàn khả năng gặp rủi ro, tổn thất.
- Chi phí thấp.
- Trong nhiều trường hợp là biện pháp duy nhất và cuối cùng có thể áp dụng.
+ Nhược điểm:
- Không thể đảm bảo né tránh hoàn toàn các rủi ro.
- Có thể mất đi lợi ích có được từ tài sản và hoạt động đó.
- Có thể tránh được rủi ro này nhưng lại gặp phải các rủi ro khác.
- Có tình huống không thể né tránh hoặc nguyên nhân của rủi rô gắn chặt với bản
chất của hoạt động.
+ Ngăn ngừa rủi ro: Là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu tần suất và mức
độ rủi ro khi chúng xảy ra. Các hoạt động ngăn ngừa rủi ro sẽ tìm cách can thiệp
vào 3 mắt xích, đó là mối hiểm họa, môi trường rủi ro và sự tương tác. Sự can
thiệp đó là:
- Thay thế hoặc sửa đổi mối hiểm họa.

- Thay thế hoặc sửa đổi môi trường.
- Can thiệp vào quy trình tác động lẫn nhau giữa mối hiểm họa và môi trường kinh
doanh.
Ưu và nhược điểm của biện pháp ngăn ngừa rủi ro:
- Có lợi thế trong việc giảm thiểu tổn thất cho từng tổ chức riêng biệt
- Chỉ hạn chế được một phần nào đó cư rủi ro.
+ Giảm thiểu tổn thất: Là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu những thiệt
hại, mất mát mà rủi ro mang lại (giảm mức độ nghiêm trọng của rủi ro).
Ưu điểm: làm giảm tổn thất của rủi ro đã xảy ra.
Nhược điểm: thực hiện bị động khi rủi ro đã xảy ra rồi.
Các hoạt động giảm thiểu rủi ro sẽ cứu chữa tài sản, khoanh vùng rủi ro, xây dựng
và triển khai kế hoạch giảm thiểu rủi ro, thực hiện các công tác dự phòng
+ Đa dạng hóa rủi ro (hoạt động): Là việc phân chia các rủi ro, các hoạt động thành
các dạng khác nhau, tận dụng sự khác biệt, sử dụng lợi ích từ những hoạt động này
bù đắp những tổn thất của những hoạt động khác.
• Tài trợ rủi ro.
Tài trợ rủi ro (rick financing) là những hoạt động nhằm cung cấp những phương
tiện để bù đắp các tổn thất khi rủi ro xảy ra hoặc tạo lập các quỹ cho các chương
trình khác nhau để giảm bớt tổn thất.
Tài trợ rủi ro bằng 2 cách: - Tự khắc phục rủi ro của doanh nghiệp.
- Chuyển giao rủi ro.
• Tự khắc phục rủi ro (lưu giữ rủi ro): là biện pháp cá nhân, tổ chức bị rủi ro
tự thanh toán các chi phí tổn thất.
- Tự khắc phục rủi ro tự động.
- Tự khắc phục rủi ro bị động.
Ưu điểm:- Tiết kiệm chi phí
- Khuyến khích né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro, tổn thất.
Nhược điểm: - Trong một số trường hợp, có thể tốn kém chi phí cao hơn các biện
pháp tài trợ rủi ro khác.
- Có thể dẫn tới những tổn thất nghiêm trọng

Tự khắc phục rủi ro có hiệu quả trong các trường hợp:
+ Rủi ro được dự đoán, đo lường một cách hiệu quả.
+ Mức độ nghiêm trọng của rủi ro không quá lớn.
+ Không thể áp dụng các biện pháp tài trợ rủi ro khác
• Chuyển giao rủi ro: là công cụ kiểm soát rủi ro, tạo nhiều thực tế khác nhau
thay vì một thực tế phải gánh chịu.
Chuyển giao bằng cách:
- Chuyển giao tài sản và hoạt động có rủi ro đến một người hay một nhóm người
khác.
- Chuyển giao bằng hợp đồng giao ước.
Bảo hiểm: Là hình thức chuyển giao rủi ro trong đó có hãng bảo hiểm chấp nhận
gánh vác một phần hay toàn bộ tổn thất về tài chính khi rủi ro xảy ra.Có thể kết
hợp các biện pháp này để tạo nên các tài trợ rủi ro khác:
- Tài trợ rủi ro bằng cách chủ yếu là tự khắc phục rủi ro có kèm theo chuyển giao
một phần.
- Tài trợ rủi ro bằng cách chủ yếu là chuyển giao rủi ro còn một phần là tụ khắc
phục hay tự bảo hiểm.
- Tài trợ rủi ro bằng cách 50% tự khắc phục và 50% chuyển giao.
Phần II: Nội dung.
2.1 Vài nét về Trung tâm Thương Mại (TTTM) Hải Dương.
TTTM Hải Dương tọa lạc tại thành phố Hải Dương, cách Hà Nội 60 km về phía
Đông được xây dựng năm 1998 hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2001, là công
trình kiên cố có 4 tầng với tổng diện tích đất quy hoạch gần 10.000m
2
, diện tích
xây dựng hơn 6.400m
2
, tổng diện tích kinh doanh hơn 15.000m
2
(3 tầng), với gần

2.000 gian hàng với tổng quyết toán công trình được duyệt trên 33 tỷ đồng. Công
trình có bậc chịu lửa cấp 2, kết cấu chịu lực của tòa nhà là hệ khung bê tông cốt
thép, đủ chỗ cho 1.546 sạp hàng, mỗi sạp hàng diện tích 4,86 m
2
. Trung tâm
thương mại Hải Dương được đặt ở vị trí thuận lợi ở trước Quảng trường Thống
Nhất (giáp ranh giữa 2 phường Lê Thanh Nghị và Trần Phú - Hải Dương).
Theo thiết kế, trung tâm thương mại này có đủ hệ thống PCCC và đã được thẩm
định phê duyệt, nghiệm thu ngày 7/8/2000. Hiện tại, TTTM Hải Dương do Ban
quản lý chợ và TTTM TP Hải Dương quản lý. Trung tâm Thương mại Hải Dương
hoạt động từ nhiều năm nay. Tầng một bán quần áo, hàng may mặc, tạp hóa; tầng
hai kinh doanh giày dép; tầng ba bán đồ nội thất.Có khoảng 536 hộ kinh doanh tại
3 tầng với nhiều ngành hàng khác nhau gồm điện tử, kim khí, giầy dép, quần áo,
hàng mã, tạp hóa Tại tầng trệt có 3 câu lạc bộ thể hình, thẩm mỹ hoạt động vào
sáng sớm và cuối buổi chiều hàng ngày.
2.2 Phân tích tình huống rủi ro xảy ra tại TTTM.
2.2.1 Tình huống rủi ro (cháy TTTM).
Theo tài liệu điều tra, khoảng 3h20’ sáng 15/9, một ngọn lửa bất ngờ bốc lên
từ tầng 1 của Trung tâm thương mại Hải Dương rồi nhanh chóng lan rộng cháy dữ
dội, cột khói bốc cao hàng chục mét. Ngay sau đó, Anh Phạm Văn Ngạn (tổ phó
bảo vệ đêm của Trung tâm Thương mại) điện thoại cho lực lượng phòng cháy,
chữa cháy thuộc Công an tỉnh, báo có hỏa hoạn xảy ra tại kios của chị Nguyễn Thị
Huệ tại tầng 1. Phòng Cảnh sát PCCC đã điều xe chữa cháy tới dập lửa, đồng thời
báo cáo với Ban lãnh đạo Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng tới tham gia dập lửa,
bảo vệ hiện trường và tính mạng người dân xung quanh Trung tâm Thương mại.
Đến khoảng 5h sáng, ngọn lửa đã bao trùm toàn bộ 3 tầng Trung tâm Thương mại
trong sự bất lực của lực lượng PCCC. Sau khi Công an tỉnh Hải Dương nhờ"chi
viện" từ các địa phương lân cận, hơn 10 xe cứu hỏa từ Hưng Yên, Uông Bí đã tới
hiện trường tham gia dập lửa. Tuy nhiên, do ngọn lửa đã lan rộng, thời gian cháy
khá lâu nên mọi sự nỗ lực của lực lượng cứu hỏa không cứu được tài sản, cơ sở vật

chất của Trung tâm Thương mại, một phần tòa nhà đã bị đổ sập. Đến 10 giờ 45, ba
mặt của Trung tâm Thương mại đã cơ bản được dập tắt, không còn khói bốc lên.
Lực lượng cứu hộ tập trung toàn bộ người và xe cứa hỏa cho việc chữa cháy ở khu
vực phía tây bị nặng nhất – nơi được cho là nơi bùng phát ngọn lửa có nhiều hàng
dễ cháy như mây tre đan, hàng mã, hàng chiếu, hàng cao su, hàng nhựa
Theo lực lượng phòng cháy, chữa cháy, tuy các đám cháy to đã được dập tắt
nhưng một số vật liệu như cao su, nhựa vẫn còn cháy âm ỉ, nguy cơ bùng phát cháy
trở lại rất dễ bùng phát trở lại, không thể chủ quan.
Đúng như nhận định của cơ quan chuyên môn, tới 11 giờ 45, ngọn lửa lại bùng lên,
ở phía tây và phía đông của Trung tâm Thương mại, buộc lực lượng chữa cháy
phải phân bổ lực lượng tổ chức phun nước chữa cháy. Đến 14 giờ, cả hai phía Tây
và Đông của Trung tâm Thương mại khói vẫn bốc lên nghi ngút. Toàn bộ mái của
trung tâm đã bị cháy thủng. Hệ thống cửa sổ, cửa chính bị cháy nham nhở. Nhiều
mảng tường bị bong tróc vữa. Đến 19h cùng ngày, đám cháy cơ bản được khống
chế. Theo UBND tỉnh Hải Dương, vụ cháy không gây thiệt hại về người song tài
sản thiệt hại ước tính lên tới 500 tỷ đồng. Toàn bộ hàng hóa của hơn 500 tiểu
thương kinh doanh trong Trung tâm Thương mại bị lửa thiêu rụi, thiệt hại ước tính
khoảng 400 tỷ đồng. Tòa nhà trung tâm hư hỏng nặng, kết cấu khung dầm biến
dạng nghiêm trọng. Trong cuộc đối thoại với chính quyền sau vụ cháy, nhiều tiểu
thương bức xúc về công tác phòng cháy, chữa cháy. Họ chứng kiến vụ cháy từ
khoảng 1-2h, nhưng phải tới gần 4h mới thấy lực lượng phòng cháy có mặt. Trong
khi đó, theo tìm hiểu của Vnexpress.net, công tác phòng cháy, chữa cháy tại Trung
tâm Thương mại Hải Dương đã "có vấn đề" trước khi xảy ra vụ cháy. Hồi tháng
2/2012, UBND thành phố Hải Dương kiểm tra, xác định hệ thống phòng cháy,
chữa cháy tại đây đã hư hỏng, xuống cấp, khả năng phòng và chữa cháy không
đảm bảo. Hệ thống cung cấp và dự trữ nước, các dụng cụ phòng cháy, chữa cháy
lạc hậu, hư hỏng, mất tác dụng, đặc biệt là các bể chứa nước và đường dẫn nước.
Hệ thống điện được xác định là không an toàn.
Gần đây nhất, ngày 9/8, UBND thành phố Hải Dương tiếp tục kiểm tra, xác định,
Ban quản lý Trung tâm Thương mại mới cải tạo được 1 bể ngầm, cơ bản đảm bảo

an toàn cho hệ thống điện, ngoài ra các hạng mục khác như bến lấy nước, 3 trụ cấp
nước chữa cháy chưa được xây dựng. UBND thành phố Hải Dương đã yêu cầu
Ban quản lý Trung tâm Thương mại khắc phục các tồn tại trong công tác phòng
cháy chữa cháy, hoàn thành trước ngày 15/9. Tuy nhiên, đúng ngày "hạn chót" này,
vụ cháy đã xảy ra. (theo báo Vnexpress.net ).
2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến cháy tại TTTM.
+Nguyên nhân khách quan:
- Do cở sở vật chất của trung tâm đã xuống cấp nặng nề.
Theo thiết kế, hệ thống cảnh báo cháy tự động, cấp nước chữa cháy, gần 100 bình
chữa cháy xách tay. Ngoài ra, cùng vào thời điểm trên, tại đây đã thành lập 1 đội
PCCC với 30 người (có 18 người được cấp chứng nhận về huấn luyện nghiệp vụ
PCCC). Trên thực tế, ngay từ năm 2004, hệ thống báo cháy tự động đã hoàn toàn
tê liệt. TTTM này có 4 bể nước ngầm cứu hỏa, nhưng 2 bể đã hư hỏng, không thể
tích nước. Tương tự, 2/4 máy bơm chữa cháy hỏng động cơ
Theo lãnh đạo UBND TP.Hải Dương, từ năm 2006-2012 Công an tỉnh đã có nhiều
công văn yêu cầu Ban quản lý TTTM sửa chữa các hệ thống, thiết bị phòng, chữa
cháy, nhất là việc cải tạo lại hệ thống điện, hệ thống thông gió và các đường thoát
hiểm Giữa năm 2012, cơ quan chức năng của tỉnh đã phạt hành chính TTTM Hải
Dương 30 triệu đồng do những vi phạm về sử dụng điện.
Đến cuối năm 2012, 2/4 bể nước ngầm đã nêu cùng toàn bộ các hạng mục khác
được sửa chữa sai với thiết kế ban đầu, nhưng Ban quản lý không báo cáo với cơ
quan chức năng.Tháng 7/2013, trung tâm đã đầu tư sửa chữa hệ thống PCCC
nhưng mới chỉ lắp bổ sung 20 vòi nước và trang bị thêm 28 bình bột, chứ không
khắc phục được hệ thống báo cháy cũ. TTTM cũng không có biển chỉ dẫn thoát
hiểm, không niêm yết bảng nội quy an toàn cháy nổ theo quy định. Với một loạt
sai phạm, yếu kém nêu trên, nên đêm 15/9 khi vụ cháy xảy ra, hệ thống báo cháy
không hoạt động và hệ thống chữa cháy của TTTM chẳng nhỏ giọt nước nào.
+Nguyên nhân chủ quan:
Đại tá Phạm Văn Loan, Phó giám đốc phụ trách Công an tỉnh Hải Dương, cho biết
đã thành lập chuyên án điều tra nguyên nhân gây cháy. Bước đầu, công an xác định

vụ cháy xuất phát từ ki ốt bán vải tại tầng 1 của bà Nguyễn Thị Huệ, sau đó lan
rộng.
Theo ông Loan, công an xác định 2 hướng điều tra, hướng thứ nhất là do tiểu
thương hoặc cán bộ ban quản lí trung tâm thương mại bất cẩn gây cháy, hướng thứ
hai là do các đối tượng bên ngoài trả thù. Theo phân tích thì nguyên nhân do các
đối tượng bên ngoài trả thù là ít có khả năng, tập trung chủ yếu vào nguyên nhân là
do bất cẩn gây cháy hoặc do hệ thống điện của trung tâm. Theo cơ quan chức
năng,nguyên nhân dẫn đến vụ cháy tại Trung tâm Thương mại Hải Dương vào
sáng ngày 15/9 được xác định là do chập điện từ gian hàng vải, ở tầng 1 của
trung tâm thương mại, do chị Nguyễn Thị Huệ làm chủ. Tuy nhiên, chiều ngày
16/9, khi nói chuyện với phóng viên, chị Huệ vẫn tỏ ra bất ngờ trước kết luận ban
đầu này của cơ quan chức năng. Chị Huệ nói: “Tôi cũng không biết tại sao lại xảy
ra chuyện không hay này, nhưng gian hàng nhà tôi không có bất cứ thiết bị điện
nào ngoài hệ thống sẵn có của trung tâm. Trước đó, cũng không hề xảy ra bất cứ
biểu hiện nào của việc chập cháy hay bất ổn về điện. Trước khi xảy ra vụ cháy
(cuối ngày 14/9 - PV) như thường lệ, tôi tắt điện, kiểm tra cẩn thận mọi thứ trước
khi đóng sạp ra về. Vì là trung tâm thương mại, rộng lớn, có nhiều đồ đạc nên lúc
nào tôi cũng hết sức cẩn thận kiểm tra mọi thứ trước khi ra về”
Theo lời của ông Vũ Khắc Quyết, Giám đốc Ban quản lí trung tâm thương mại Hải
Dương, cho biết do trung tâm không bán hàng đêm nên hằng ngày từ 18 giờ 30 các
quầy kinh doanh sẽ bị cắt điện, 7 giờ sáng hôm sau mới được mở trở lại. Ông
khẳng định rằng các nhân viên của trung tâm đã thực hiện cắt điện theo đúng quy
định “Nếu không cắt điện thì cả trung tâm sẽ sáng rực”. Do đó nguyên nhân do
chập cháy điện bị loại bỏ.
- Theo kết quả điều tra nguyên nhân vụ cháy kinh hoàng do sự thiếu trách nhiệm
của Ban quản lý và các tổ điện, bảo vệ đêm của TTTM .
Theo anh Phạm Văn Ngọa, bảo vệ tại trung tâm: "Khoảng 3 giờ 20 ngày 15-9, sau
nghe có tiếng nổ phát ra, chúng tôi đi kiểm tra thì phát hiện ngọn lửa phát ra tại
một cửa hàng vải, trên tầng 2. Khi phát hiện đám cháy, lực lượng bảo vệ đã tổ chức
dập lửa, đồng thời gọi điện báo cho lực lượng cứu hỏa. Do các gian hàng đều khóa

cửa nên chỉ có thể dùng bình cứu hỏa từ bên ngoài. Khoảng 30 phút sau, lực lượng
cứu hỏa tới, ngọn lửa đã bùng cháy dữ dội, lan rộng ra khắp trung tâm". Nhưng
theo lời kể của một số người dân thì trái ngược hoàn toàn với bảo vệ cho rằng đám
cháy xảy ra từ lúc 1h. Trong khi đó, theo báo cáo của các cơ quan chức năng thì
lực lượng PCCC nhận tin báo lúc 3h25 và đã lập tức điều động xe chữa cháy đến
hiện trường dập lửa. Ngay sau khi xảy ra vụ cháy Cơ quan điều tra đã triệu tập các
thành viên Ban quản lý TTTM và cán bộ các tổ điện, bảo vệ trực đêm 15/9 để lấy
lời khai. Quá trình điều tra, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH - Công an tỉnh Hải
Dương xác định, do thiếu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo và thực hiện
nhiệm vụ, Ban quản lý, tổ điện, tổ bảo vệ đêm của TTTM Hải Dương đã để
xảy ra cháy, làm hư hỏng tài sản, hàng hóa của các hộ kinh doanh cũng như TTTM
Hải Dương đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
- Do lực lượng phòng cháy chữa cháy của Tỉnh thiếu kĩ năng, thiếu trách nhiệm.
Hơn 500 tiểu thương đều chung ý kiến “tố” lực lượng PCCC quá yếu về phương
tiện và kỹ năng, thiếu trách nhiệm. Tiểu thương Mai Thị Loan nói: “Đám cháy phát
lửa tại gian hàng bán vải phía đông của trung tâm, lập tức những công nhân quét
rác cùng người dân đã hô hoán và gọi PCCC, cảnh sát 113. Nhưng mãi đến hơn 3h
đội cứu cháy Hải Dương mới đến. Lúc tôi có mặt quầy hàng đồ điện của tôi vẫn
chưa cháy: “ Phòng Cảnh sát PCCC cách trung tâm thương mại có 1km nhưng phải
2 tiếng đồng hồ mới tới là sao?”. Các vị ấy không mở cửa, không phá kính để cho
nước tiếp cận đám cháy mà chỉ đứng ngoài bê cái vòi nước bé tý phun vào kính
một cách tắc trách. Tôi đau lòng quá, thiếu nước quỳ xuống van lạy: “Các cháu ơi
các cháu cứu dân với. Đập kính, phá cửa để dân cùng tham gia cứu cháy. Hãy gọi
các tỉnh bạn đi, gọi thêm xe, thêm nước đi, làm thế chỉ có tác dụng rửa kính thôi”.
Đáp lại lời tôi là câu nói đến lạnh lòng: “Bọn tôi chỉ thừa lệnh, chúng tôi không
biết”.
Ông Tăng Thế Viễn (63 tuổi) bức xúc: “Lực lượng bảo vệ ăn lương của tiểu thương
ở đâu khi có cháy? Khi chúng tôi có mặt thì 4 bề trung tâm vẫn đóng im ỉm, tất cả
các van nước tại đó đều không được mở. Đã thế khi cảnh sát PCCC điều hai cái xe
chạy è è đến, một cái hết nước, một cái chết máy. Nếu cơ quan chức năng sống có

trách nhiệm hơn thì bà con tiểu thương sẽ không đến mức khánh kiệt thế này”.
Tiểu thương phân tích, trung tâm thương mại nằm ở khu vực biệt lập, 4 phía là
đường rộng, ngay cạnh trung tâm là 1 hồ lớn đầy nước và 1 con kênh có khả năng
cấp nước đầy đủ, nhưng cả trung tâm vẫn cháy sạch. Trong khi đó hàng năm tiểu
thương đều phải đóng kinh phí cho công tác PCCC. Mặc dù đã được đầu tư trang
thiết bị để cứu hỏa, vị trí thuận tiện nhưng kĩ năng, trách nhiệm của lính cứu hỏa
vẫn còn nhiều thiếu sót nên đó cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ra vụ cháy kinh
hoàng này.
- Ban Quản lý chợ và Trung tâm thương mại cũng như các tiểu thương không mua
bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Chính vì không mua bảo hiểm cháy nổ mà khi xảy ra sự việc các hộ kinh doanh đã
mất trắng tất cả tài sản là hàng hóa đang kinh doanh, các trang thiết bị phục vụ cho
quá trình kinh doanh thậm chí là tiền mặt. Nhiều tiểu thương khẳng định hơn chục
năm kinh doanh tại TTTM, chưa bao giờ họ được bất kỳ cơ quan chức năng
nàohướng dẫn, hoặc đề nghị mua bảo hiểm cháy nổ.
Theo quy định, các TTTM thuộc diện bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ.
Tuynhiên, trao đổi với PV sau khi vụ cháy xảy ra, ông Vũ Khắc Quyết khẳng
địnhtrung tâm chưa mua bảo hiểm cháy nổ với lý do các đơn vị khảo sát không
bán.
“Năm ngoái, chúng tôi đã từng mời Công ty bảo hiểm quân đội, Công ty bảo hiểm
Bảo Minh (chi nhánh Hải Dương) đến để tham gia bảo hiểm phòng chống cháy nổ
cho trung tâm, nhưng khi đến khảo sát tại đây thì các công ty này đều từ chối”, ông
Quyết nói.
Trả lời việc này, ông Đinh Duy Tuấn, Giám đốc Công ty CP bảo hiểm Bảo Minh –
chi nhánh Hải Dương, cho biết theo Thông tư 220 của Bộ Tài chính, TTTM là đơn
vị phải tham gia bảo hiểm phòng chống cháy nổ bắt buộc. Tuy nhiên, cũng theo
thông tư này thì phải có điều kiện an toàn PCCC do cơ quan PCCC cấp mới được
bán bảo hiểm. “Cách đây một năm, phía TTTM Hải Dương có đặt vấn đề mua bảo
hiểm tại công ty. Tuy nhiên do phía trung tâm không đưa ra được căn cứ chứng
minh đủ điều kiện về an toàn PCCC, mặt khác thực tế cho thấy sau khi tiến hành

kiểm tra khảo sát hệ thống PCCC và tất cả các quy trình quy phạm, thì Bảo Minh
nhận thấy rủi ro quá cao nên đã từ chối”, ông Tuấn nói.
2.3 Đánh giá mức độ rủi ro.
Hiện vẫn chưa thể thống kê được hết những thiệt hại do vụ cháy gây ra. Tính đến
chiều 15/9, toàn bộ số hàng hóa của hơn 530 hộ kinh doanh trong Trung tâm
thương mại đã bị thiêu rụi hoàn toàn. Không có thiệt hại về người, nhưng thiệt hại
về tài sản của các hộ kinh doanh ước tính khoảng 300 - 400 tỷ đồng, thiệt hại về cơ
sở hạ tầng khoảng 100 tỷ đồng. Đám cháy được khống chế vào lúc 19h cùng ngày,
toàn bộ cửa kính tầng 2 và tầng 3 bị vỡ hoàn toàn, tường gạch phía trước và bên
ngoài trung tâm bị nứt vỡ từng mảng, lớp vữa trát tường bị bong tróc, tòa nhà
TTTM Hải Dương bị sập ở phía Tây Nam, có hiện tượng nứt và nguy cơ sập ở các
phần còn lại. Vào khoảng 11h30’, loa phát thanh của TP Hải Hương đã cảnh báo
tòa nhà trung tâm thương mại Hải Dương có nguy cơ sụp đổ, đề nghị lực lượng
công an, bảo vệ không cho người dân vào trong khu vực của tòa nhà.
Bà con tại đây cho biết hơn 500 hộ kinh doanh, hộ ít nhất hàng hóa cũng trị giá đến
trăm triệu đồng, hộ nhiều nhất phải đến chục tỉ đồng. Hầu hết các gia đình đều đi
vay vốn, không ít trường hợp phải cầm cố nhà cửa để kinh doanh. Có trường hợp,
cả gia đình đều mở ki-ốt, buôn bán trong Trung tâm thương mại. Theo ghi nhận
của phóng viên Báo Người Lao Động, hàng trăm hộ tiểu thương chỉ biết đứng
ngoài kêu gào nhìn hàng hóa cùng tiền cháy rụi.
Tại hiện trường, nhiều tiểu thương chết đứng vì số tiền đầu tư vào kinh doanh đã
biến thành tro. Bà Nguyễn Thị Loan một tiểu thương kinh doanh ở đây cho biết:
“Bà có 2 gian hàng bán hàng mỹ phẩm, gian rộng 300 m
2
, gian tầng trên 200 m
2
Ngoài ra, số tiền bà để lại ở cửa hàng cũng lên đến vài trăm triệu. Giờ xảy ra
chuyện như thế này, tất cả tài sản đã biến thành tro không biết chúng tôi sẽ sốngra
sao”.
Cùng cảnh ngộ với bà Loan, chị Phạm Thu Thủy, chủ cửa hàng điện tử Thủy

Thắng trong Trung tâm Thương mại Hải Dương, cho biết, chị hiện có 4 cửa hàng
với tổng số tiền lên đến 2 tỷ đồng, sau một đêm đã mất trắng.
Trong nước mắt, chị Trương Thị Hồng (SN 1975) cho biết: “Cả 2 ki-ốt mỹ phẩm
và quần áo nam tại tầng 2 trị giá cũng khoảng nửa tỷ đồng chắc chắn đã cháy hết.
Đau nhất là trên 300 triệu đồng tiền họ ở trong két sắt để ngày mai cho người ta
bốc họ cũng mất rồi!”
Ngất lên ngất xuống, cứ mỗi khi tỉnh lại, chị Trần Thị Bích (SN 1981) lại định lao
vào cứu tài sản nhưng mọi người đã ngăn lại. “Mất hết rồi! Hàng trăm triệu quần
áo của vợ chồng tôi đã thành tro bụi” - chị Bích kêu gào.
Một trong những gia đình thiệt hại nhiều nhất là gia đình ông bà Thanh - Trinh
buôn bán khóa, sơn lớn nhất Trung tâm thương mại. Cả gia đình gồm vợ chồng,
con cái ông bà Thanh - Trinh có đến 4-5 ki-ốt và kho hàng tại đây. Mới ngày hôm
qua (14/9), gia đình này đã nhập khoảng 2 tỷ đồng tiền hàng. Không những thế, gia
đình này còn để cả tiền trong két sắt, bây giờ thì không còn gì cả.
Bà Lê Thị Huyền cùng chị Nguyễn Thị Khánh khóc nức nở, báo cáo chủ tịch tỉnh.
Mắt nhòa lệ, nức nở, chị Khánh nghẹn ngào: “Cả nhà tôi dồn hết tiền cho sạp vải.
Giờ cháy hết cả. Tổn thất đến 600 triệu đồng. Chúng tôi khẩn mong lãnh đạo đỡ,
hỗ trợ tiểu thương chúng tôi”. Chị Hoàng Thị Bích (nhà ở 16/75 Lê Thanh Nghị,
P.Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương) mắt nhòe lệ, nghẹn ngào chỉ về phía chợ: “Tôi
có hai quầy kinh doanhquần áo trên tầng 2, ở lô Y Cháy hết rồi, mai mốt vợ
chồng con cái tôi chỉ có ra ngoài đường, đi ăn mày. Hơn 500 triệu tiền hàng của tôi
đều thành tro bụi”. Ngồi thẫn thờ trong ngôi nhà người bà con ở gần TTTM, tay
liên tục kéo vạt áo chấm nước mắt, bà Lê Thị Lý (gần 50 tuổi, ở P.Phạm Ngũ Lão)
nói trong tiếng nấc: “Tôi gom góp, vay mượn, thế chấp nhà để có 600 triệu đồng
mua lại quầy của người ta. Rồi bỏ thêm vào đấy cả trăm triệu mua hàng. Mới bán
hàng nên cũngchưa dư dả gì. Tối tối vẫn phải luộc trứng vịt lộn bán thêm. Giờ mất
hết rồi, chồng già yếu, hai con học đại học chắc dở dang. Món nợ chồng chất, biết
sống thế nào đây ”.
Chị Tăng Thị Ánh, một tiểu thương, cho biết từ khi đám cháy xảy ra, hàng chục
người vì tiếc của đã lăn lộn, đòi lao vào TTTM. Nhiều người đã khóc ngất, họ

không thể tưởng tượng được chỉ sau một đêm, bao tiền của tài sản đều đã bị lửa
thiêu rụi. “Nào bảo chúng tôi cờ bạc hay đầu tư mạo hiểm để mất tiền đã đành. Giờ
chỉ vì một đám cháy, tất cả mấy trăm người chúng tôi tay trắng. Mỗi quầy hàng
này là cần câu cơm của cả gia đình 4-5 người. Giờ vợ chồng tôi mất hết rồi ” - chị
Ánh ngẩn ngơ.
→ Mức độ thiệt hại mà vụ cháy nổ ở TTTM Hải Dương là vô cùng to lớn, nó đã để
lại những giọt nước mắt lăn dài cho các tiểu thương kinh doanh ở TTTM và một
bài học đắt giá cho việc thiếu trách nhiệm trong công tác PCCC.
2.4 Biện pháp kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.
+ Kiểm soát rủi ro.
- Giảm thiểu rủi ro:
Bảo hiểm không chỉ là một phương thức hoán chuyển rủi ro mà còn là một phương
thức giảm thiểu rủi ro. Thật vậy, do tập trung được số đông, kỹ thuật bảo hiểm có
thể thống kê tính toán tương đối chính xác khả năng tổn thất trong tương lai. Mức
độ chính xác càng cao, mức độ bất trắc càng giảm làm cho rủi ro cũng được hạ
giảm theo. Tuy nhiên không cơ sở nào ở TTTM Hải Dương có Bảo hiểm cháy nổ
(BHCN) vì liên quan đến việc BHCN không thể triển khai tại các chợ, TTTM đại
diện một số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cho biết, do đặc thù hoạt động
phức tạp, chợ là nhóm ngành nghề có rủi ro rất cao, đặc biệt là rủi ro cháy nổ.
Trong khi đó, việc bố trí, sắp xếp kinh doanh tại hệ thống chợ hiện chưa hợp lýhệ
thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) trang bị thiếu đồng bộ. Cơ sở hạ tầng tại
nhiều chợ đã xuống cấp. đường dây điện đều trong tình trạng cũ nát, quá tải.
Nhiều nhóm hàng kinh doanh lại có khả năng bắt cháy cao như: đồ may mặc, da
giày, hàng tiêu dùng bằng nhựa… Những lý do này khiến phương án chữa cháy tại
chỗ hầu như không có hiệu quả. Chính vì thế để tham gia BHCN, tiểu thương phải
trang bị hệ thống sổ sách kế toán theo dõi từng danh mục mặt hàng cùng lượng
hàng hóa xuất, nhập rõ ràng theo ngày, tháng để làm căn cứ tính giá trị mua bảo
hiểm. Những sổ sách này sẽ là căn cứ để khi xảy ra tổn thất, doanh nghiệp bảo
hiểm có đủ cơ sở để giám định, xác định mức độ thiệt hại.Bên cạnh đó phải xây
dựng những hệ thống PCCC đảm bảo theo quy định đã đặt ra.

- Ngăn ngừa rủi ro.
Sau đây là một số các biện pháp ngăn ngừa cháy nổ có thể áp dụng cho TTTM
+ Niêm yết nội quy PCCC, tiêu lệnh chữa cháy, bình CO
2
chữa cháy được trang bị
tại mỗi lầu và nghiêm cấm hút thuốc trong TTTM
+ Tổ chức tập huấn nghiệp vụ PCCC và CNCH cho các chủ gian hàng để thần thục
công tác PCCC khi có sự cố xảy ra.
+ Có quy định về đảm bảo an toàn PCCC trong việc sử dụng nguồn lửa, thiết bị
sinh lửa, sinh nhiệt.
+ Tắt máy vi tính, máy lạnh, các thiết bị điện, cúp cầu dao khi hết giờ làm việc.
+ Sử dụng đúng và đầy đủ các loại cầu chì, cầu dao, phích cắm cho hệ thống điện
và máy móc của TTTM theo tiêu chuẩn an toàn về điện.
+ Kiểm tra thường xuyên tại các phòng làm việc tình hình thực hiện về quy định
PCCC.
+ Kiểm tra định kỳ được tiến hành mỗi tháng đối với: Hệ thống điện; Bảo trì các
trang thiết bị điện; Kiểm tra trang thiết bị PCCC còn hạn sử dụng hay không, sắp
xếp lại trang thiết bị PCCC ở vị trí hợp lý nhất.
+ Không hút thuốc, không đốt lửa, không đun nấu trong khu vực văn phòng. Đối
với khách hàng đến liên hệ công tác, cán bộ được cử làm việc với khách hàng cần
nhắc nhở tế nhị không hút thuốc trong TTTM.
• Đối với cán bộ PCCC.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm làm việc của các cán bộ
- Thường xuyên và liên tục kiểm tra xe cứu hỏa, các công cụ cứu hỏa.
- Thường xuyên huấn luyện và tập luyện cho các cán bộ công an PCCC, nâng cao
kỹ năng làm việc.
+ Tài trợ rủi ro.
- Tài trợ rủi ro bằng cách tự khắc phục từ phía chính quyên và các doanh nghiệp
Để thuận lợi cho công việc khởi động suôn sẻ, tốt đẹp, hơn 20 tiểu thương đã làm
biển thông báo địa điểm kinh doanh mới treo trên khu vực hàng rào trước cửa

TTTM thành phố Hải Dương đang bị phong tỏa. UBND thành phố Hải Dương đã
chính thức thông báo về việc bố trí khu vực “chợ tạm” cho các tiểu thương. Theo
đó toàn bộ khu vực quảng trường Thống Nhất và dải bờ sông Bạch Đằng sẽ dành
để làm chợ tạm cho các tiểu thương ổn định kinh doanh trong khi chờ xây dựng lại
TTTM Hải Dương.
- Trong chiều 19/9, phía Ngân hàng Sacombank chi nhánh Hải Dương đã tổ chức
cuộc họp với những tiểu thương từng là khách hàng của ngân hàng để bàn về
phương án hỗ trợ vay vốn, giãn nợ vay Lãnh đạo tỉnh Hải Dương đã triệu tập họp
khẩn cấp, quyết định hỗ trợ đột xuất 10 triệu đồng mỗi hộ, đồng thời yêu cầu các
đơn vị lên ngay phương án tháo dỡ toàn bộ tòa nhà; hoàn tất chợ tạm trong vòng 3
tháng với kinh phí dự kiến 20 tỷ đồng. Để duy trì việc kinh doanh của 500 hộ tiểu
thương, chính sách miễn giảm thuế trong vòng 3 năm, khoanh nợ, cấp khoản vay
mới cho các hộ tiểu thương cũng được đưa ra.
- Chiều 17/9, UBND TP Hải Dương tiếp nhận 700 triệu đồng BIDV ủng hộ bà con
tiểu thương bị thiệt hại. Tới đây, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hải Dương sẽ trao số tiền
ủng hộ 200 triệu đồng cho bà con. UBND TP Hải Dương kêu gọi các nhà hảo tâm
tiếp tục ủng hộ bà con tiểu thương về số tài khoản 3761.0.1111.642 kho bạc Nhà
nước tỉnh Hải Dương.
- UBND tỉnh Hải Dương đã quyết định tỉnh sẽ trích ngân sách tỉnh trợ cấp đột xuất
cho mỗi hộ gia đình thiệt hại là 10 triệu đồng. Miễn học phí và các khoản đóng góp
cho các cháu học phổ thông trong 2 năm học 2013-2014 và 2014-2015. Yêu cầu tất
cả các nhà trường không thu bất cứ khoản đóng góp nào cho các cháu trong 2 năm
trên. Với các cháu học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, tỉnh sẽ hỗ trợ
3triệu đồng/cháu để các cháu tiếp tục học, hỗ trợ phần nào các hộ gia đình bị thiệt
hại sớm ổn định cuộc sống.
- Đại diện Phương Bắc cam kết, xin được thực hiện phá dỡ, giải phóng mặt bằng
công trình cũ nói trên bằng nguồn vốn do Phương Bắc tự thu xếp từ việc quản lý và
thu hồi toàn bộ các tài sản và vật kiến trúc của công trình cũ nói trên, để khắc phục
một phần hậu quả sau vụ cháy, giảm chi cho ngân sách Nhà nước. Phương Bắc cho
biết, sẽ đảm bảo đúng tiến độ, an toàn, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, và thực

hiện đầy đủ các thủ tục theo đúng quy định hiện hành về quản lý đầu tư và
xây dựng.
Bên cạnh đó tỉnh cũng đang đề nghị với Ngân hàng Nhà nước khoanh nợ, giãn nợ ,
rồi giảm lãi suất cho các tiểu thương, và thực hiện việc giảm toàn bộ lệ phí và một
số khoản thuế đối với bà con kinh doanh từ nay đến năm 2015.
Phần III: Kết luận.
Cháy là một trong những rủi ro mang tính chất thảm họa và khi xảy ra nó để
lại hậu quả hết sức nặng nề. Ở Việt Nam, hiện tượng cháy xảy ra nhiều, gây thiệt
hại lớn không chỉ về tài sản, về của cải vật chất, mà còn làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tinh thần, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, các
doanh nghiệp bị gặp phải. Như vậy, công tác quản trị rủi ro vô cùng quan trọng.
Qua quá trình phân tích, đánh giá chúng ta thấy công tác phòng cháy chữa cháy tại
một số nơi hiện nay còn chưa hiệu quả, còn tồn tại nhiều bất cập. Đây là bài học
đắt giá cho các doanh nghiệp trong công tác phòng cháy chữa cháy hiện nay. Qua
đề tài này, chúng ta hiểu được tầm quan trọng của việc phòng tránh rủi ro nói
chung và phòng ngừa cháy nổ nói riêng để từ đó cần có các biện pháp phòng ngừa
thích hợp đối với từng loại rủi ro. Rủi ro có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào.
Mỗi loại rủi ro đều tồn tại những nguyên nhân và đồng thời để lại nhiều hậu quả
khác nhau cho những cá nhân hay những doanh nghiệp kinh doanh khi gặp phải.
Thực hiện phòng ngừa và hạn chế rủi ro chính là đảm bảo an toàn cho chính bản
thân và tài sản của mỗi con người trước những biến cố bất ngờ trong cuộc sống
cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh.
“ Nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy không phải của riêng ai, việc mỗi người
chủ động trau dồi kiến thức và kỹ năng xử lý khi có các sự cố cháy nổ xảy ra là
cách duy nhất để bảo vệ mạng sống, tài sản của mình và bảo vệ cho những người
xung quanh, giảm thiểu những rủi ro trong kinh doanh….” Hãy cùng nhau nêu cao
tinh thần trách nhiệm của cá nhân, của cộng đồng, đề cao công tác quản trị rủi ro,
chủ động ngăn chặn và hạn chế rủi ro để giúp người dân chuyên tâm sản xuất kinh
doanh, chung tay xây dựng vì một nền kinh tế phát triển, đảm bảo an toàn xã hội.

×