BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH
GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: CHĂM SĨC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
NGHỀ: CƠNG TÁC XÃ HỘI
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG/TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCĐCGNB ngày…….tháng….năm 2018
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình
Ninh Bình
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể
được pháp dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1: Một số vấn đề chung trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu
tại cộng đồng
1. Khái niệm, nguyên tắc của chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng
đồng.
2. Vài nét về chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Việt Nam
3. Một số nội dung cụ thể của chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng
đồng
Chương 2: Một số bệnh xã hội và sơ cứu thông thường
1. Một số bệnh xã hội
2. Một số sơ cứu thông thường
Chương 3: Truyền thông - giáo dục sức khỏe tại cộng đồng
1. Khái niệm và các phương pháp truyền thông - giáo dục sức khỏe
2. Lập kế hoạch truyền thông - giáo dục sức khỏe tại cộng đồng
3.Vai trò của cán bộ xã hội trong truyền thông - giáo dục sức khỏe
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3
LỜI NĨI ĐẦU
Nói đến sức khỏe là nói đến tài sản quý giá, là niềm hạnh phúc đích thực
của con người, đồng thời sức khỏe cũng là tài sản của mỗi quốc gia khi con
người được thừa nhận là động lực và là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã
hội. Ở nước ta, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
con người Việt Nam là nguồn lực và tài lực đã được huy động tối đa cho việc
đánh bại hai đế quốc hùng mạnh của thế giới, tạo dựng và vun đắp thêm niềm tự
hào về sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam.
Ngày nay, trong công cuộc xây dựng đất nước vì mục tiêu: dân giàu,
nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ và văn minh, đặc biệt trong xu thế hội
nhập với thế giới như hiện nay thì “tài nguyên” con người Việt Nam cần được
phát huy hơn nữa trên tất cả các phương diện trí tuệ, phẩm chất chính trị, đủ sức
khỏe nhằm tiến tới thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế - xã hội. Song
song với việc sử dụng nguồn nhân lực, việc tăng cường bồi dưỡng và chăm sóc
sức khỏe cho nhân dân là một việc làm có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, đảm bảo
sức khỏe cho cộng đồng không chỉ là mục tiêu của tổ chức Y tế thế giới, mà còn
là mục tiêu tổng quát, mục tiêu chiến lược của từng quốc gia và là thước đo của
một xã hội văn minh.
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được biên soạn theo chương
trình dạy nghề trình độ Cao đẳng Cơng tác xã hội của Trường Cao đẳng Cơ giới
Ninh Bình, nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng ban đầu và cơ bản nhất về
sức khoẻ và nghiệp vụ chăm sóc sức khoẻ trong cộng đồng cho đội ngũ cán bộ
xã hội cơ sở. Giáo trình gồm 3 chương:
Chương I. Một số vấn đề chung trong chăm sóc sức khỏe ban đầu tại
cộng đồng
Chương II. Một số bệnh xã hội và sơ cứu thông thường
Chương III. Truyền thông – giáo dục sức khỏe tại cộng đồng
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã được Hội đồng thẩm định
Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình xét duyệt.
Tuy nhiên, cơng tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng vẫn là một lĩnh vực
mới ở nước ta. Vì vậy, trong quá trình biên soạn sẽ khơng tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót. Chúng tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung
của các cán bộ quản lý và đông đảo bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn
trong thời gian sớm nhất.
Nhóm biên soạn
4
GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Mơn học: Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Mã mơn học: MH 23
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:
- Vị trí: Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng là môn học lý thuyết chuyên mơn nghề
của chương trình đào tạo nghề Cơng tác xã hội.
- Tính chất: Là mơn lý thuyết chun mơn nghề bắt buộc.
- Ý nghĩa và vai trị của mơn học: Là mơn học lý thuyết chun mơn nghề của
chương trình đào tạo nghề Công tác xã hội liên quan tới việc cung cấp dịch vụ
trợ giúp đối tượng xã hội.
Mục tiêu của mơn học:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được các khái niệm, nguyên tắc và và nội dung cơ bản của
chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng;
+ Nắm rõ được một số bệnh và sơ cứu thông thường;
+ Vai trò của cán bộ xã hội trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng
đồng.
- Về kỹ năng :
+ Vận động cộng đồng trong việc cải tạo môi trường bảo vệ sức khoẻ, dự
phòng một số dịch bệnh;
+ Sơ cấp cứu những bệnh và tai nạn thông thường
+ Lập kế hoạch cho các buổi truyền thông – giáo dục sức khỏe để nâng
cao sức khỏe của cộng đồng.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nhiệt tình tham gia các hoạt động môi
trường bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
Nội dung của môn học:
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG TRONG CHĂM SÓC SỨC
KHỎE BAN ĐẦU TẠI CỘNG ĐỒNG
Mã chương: MH 23 _CH01
Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày được khái niệm, nguyên tắc và những nội dung cụ
thể của việc chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng.
- Kỹ năng: Tổ chức thực hiện các biện pháp tuyên truyền cộng đồng tham
gia vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động chăm
sóc sức khỏe cộng đồng
5
Nội dung chính:
1. Khái niệm, ngun tắc của chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng
Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày được khái niệm, ngun tắc của chăm sóc sức
khỏe ban đầu tại cộng đồng.
- Kỹ năng: Vận dụng được các nguyên tắc của việc chăm sóc sức khỏe
ban đầu tại cộng đồng trong việc trợ giúp và nâng cao sức khỏe của người dân
trong cộng đồng.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tích cực tham gia vào các hoạt động
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm sức khỏe
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO - 1978) thì “Sức khỏe con người là
trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ khơng phải chỉ bao
gồm tình trạng khơng có bệnh hay thương tật”. Theo định nghĩa này thì sức
khoẻ gồm 3 mặt: sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sức khoẻ xã hội.
Sức khỏe thể chất được thể hiện một cách tổng quát là sự sảng khoái và
thoải mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái càng chứng tỏ bạn là người khỏe
mạnh.
Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái thể chất là: sức lực, sự nhanh nhẹn, sự
dẻo dai, khả năng chống đỡ được các yếu tố gây bệnh, khả năng chịu đựng được
những điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Sức khỏe tinh thần là hiện thân của sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã hội,
tình cảm và tinh thần. Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu;
cảm xúc vui tươi, thanh thản; ở những ý nghĩ lạc quan yêu đời; ở những quan
niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những quan
niệm bi quan và lối sống không lành mạnh.
Sức khoẻ tinh thần chính là biểu hiện nếp sống lành mạnh, văn minh và
có đạo đưc. Cơ sở của sức khỏe tinh thần là sự thăng bằng và hài hoà trong hoạt
động tinh thần giữa lý trí và tình cảm.
Sức khỏe xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt,
phức tạp giữa thành viên, gia đình, nhà trường, bạn bè, xóm làng, nơi cơng
cộng, cơ quan. Nó thể hiện ở sự được chấp nhận và tán thành của xã hội. Càng
hoà nhập với mọi người càng có sức khỏe xã hội tốt và ngược lại.
Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi
cá nhân với hoạt động và quyền lợi xã hội, của những người khác; là sự hồ
nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
6
Cả 3 yếu tố sức khỏe trên liên quan chặt chẽ với nhau. Nó là sự thăng
bằng, hài hịa của tất cả những khả năng sinh học, tâm lý và xã hội của con
người. Nó là cơ sở quan trọng tạo nên nền tảng hạnh phúc cho con người.
1.1.2. Khái niệm sức khỏe cộng đồng (SKCĐ)
Theo quan điểm Mac-xít: Cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các cá
nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng hố lợi ích giống nhau của các thành
viên về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những người hợp thành cộng
đồng đó, bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của
họ, sự gần gũi giữa các cá nhân về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị chuẩn mực
cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt
động.
Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học năm 2004: “Cộng đồng
là tồn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành
một khối trong sinh hoạt xã hội”.
Sức khỏe cộng đồng là biểu hiện tổng hợp của các yếu tố tự nhiên (bẩm
sinh, di truyền) và điều kiện sống ở mỗi quốc gia (về lao động, mức sống, vệ
sinh mơi trường, văn hóa, giáo dục, y tế…). Theo đó, sức khoẻ cộng đồng là
một trong những yếu tố hàng đầu phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước và phản ánh chất lượng đời sống của cư dân.
Sức khoẻ cộng đồng vừa là điều kiện, nhưng cũng là mục tiêu của sự phát
triển. Đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân là một trong những phương pháp hữu
hiệu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự phát triển xã hội hiện tại
cũng như trong tương lai. Mặt khác, đối với một xã hội hiện đại, sức khoẻ lại là
một tiêu chí quan trọng để phản ánh mức độ bảo đảm quyền con người, tính
nhân văn và sự cơng bằng xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy, có thể nói rằng
chăm sóc sức khoẻ cộng đồng là trách nhiệm của mọi người và toàn xã hội.
Trong tất cả các ngành có liên quan thì y tế phải là ngành đóng vai trị chủ đạo.
Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (CSSKCĐ) là một tiến trình giải quyết các
vấn đề khó khăn, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới việc giữ gìn và
nâng cao sức khoẻ (về cả thể chất, tinh thần và xã hội) của cộng đồng thông qua
sự tham gia phối hợp của chính người dân với các tổ chức trong cộng đồng.
1.1.3. Khái niệm về chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) là những chăm sóc sức khỏe thiết
yếu, dựa trên phương pháp và kỹ thuật thực hành, đưa đến tận cá nhân và từng
gia đình trong cộng đồng, được mọi người chấp nhận thông qua sự tham gia đầy
đủ của họ với giá thành mà họ chấp nhận được nhằm đạt được sức khỏe cao
nhất. CSSKBĐ nhằm nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi
sức khỏe.
7
1.2. Nguyên tắc của chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng
1.2.1. Tính cơng bằng
Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng dựa trên các nhu cầu và tính
cơng bằng nhân đạo. Cơng bằng ở đây có nghĩa là đáp ứng nhu cầu chăm sóc
của từng thành viên trong cộng đồng chứ không phải sự chia đều các dịch vụ.
Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho những người có nhu cầu thực sự
sẽ làm cho sự chăm sóc được chu đáo và có hiệu quả hơn. Tính cơng bằng địi
hỏi các nhân viên y tế phải là người có đạo đức, có tính trung thực cao. Điều
này sẽ rất khó thực hiện khi cơ chế thị trường ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến
ngành y. Vấn đề y đức ngày càng được đề cập tới nhiều khi khoảng cách giàu
nghèo ngày càng xa. Đã có nhiều nhà hảo tâm đóng góp từ thiện giúp cho
những người nghèo, giúp họ vượt qua những khó khăn trong bệnh tật. Việc sử
dụng các quỹ từ thiện để giúp đỡ người nghèo khó cần tìm những giải pháp cụ
thể cho có hiệu quả.
1.2.2. Tăng cường sức khỏe, dự phịng và phục hồi sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng giúp người dân nâng cao ý
thức trong phịng bệnh, thay đổi những hành vi có hại cho bản thân và cộng
đồng thành những hành vi có lợi. Cần chú ý đến dự phòng những bệnh dịch và
bệnh không gây dịch trong cộng đồng. Hiện nay, những bệnh không lây trong
cộng đồng ngày càng phát triển do đời sống người dân ngày càng được cải
thiện, những thói quen khơng có lợi trong sinh hoạt ( ăn uống, nghỉ ngơi không
hợp lý) ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cộng đồng. Cần có những
chuyên đề, đề cập tới cách phịng bệnh trên các kênh truyền thơng bằng những
hình thức đơn giản giúp cho người dân hiểu rõ cách phịng bệnh tốt nhất.
Những bệnh gây thành dịch có nguy cơ bùng phát khi những người dân
khơng có ý thức giữ gìn mơi trường sống, vệ sinh an tồn thực phẩm …Ngoài
việc giáo dục cộng đồng nâng cao hiểu biết về bệnh dịch, chúng ta đưa ra những
cảnh báo sớm về những dịch bệnh có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cộng đồng và
nền kinh tế, giúp họ nâng cao nhận thức trước những thông tin về sức khỏe.
Nhân viên y tế cần giúp cộng đồng sử dụng các phương tiện hiện có để
nâng cao sức khỏe phù hợp với túi tiền và hoàn cảnh của họ.
1.2.3. Sự tham gia của cộng đồng (quan trọng nhất):
Sự tham gia của cộng đồng là nhân tố cơ bản trong chăm sóc sức khỏe.
Sự tham gia của cộng đồng rất đa dạng trong đó các cá nhân trong cộng đồng
nhận thức rõ trách nhiệm của họ trong chăm sóc sức khỏe. Khi có sự đồng
thuận của cộng đồng thì chính họ cần quyết định những điều họ mong muốn và
đưa ra các giải pháp để đạt được điều đó. Khi người dân tự nguyện tham gia
đóng góp vào các phong trào bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cộng đồng thì
8
các phong trào đó mới được duy trì lâu dài. Sự tham gia của cộng đồng là một
trong những nội dung quan trọng nhất của CSSKBĐ tại cộng đồng.
1.2.4. Kỹ thuật học thích hợp
Áp dụng các kỹ thuật y tế thích hợp để đáp ứng yêu cầu phục vụ người
bệnh tại cộng đồng, được người dân chấp nhận và duy trì các cách chăm sóc.
Kỹ thuật phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng nơi điều này giúp cho sự
chăm sóc được thực thi có hiệu quả.
1.2.5. Phối hợp liên ngành
Ngành y tế không thể giải quyết tất cả các vấn đề nếu khơng có sự vào cuộc
của tất cả các ban ngành. Ngành y tế là ngành dịch vụ, tăng cường các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe liên quan tới sự phát triển kinh tế xã hội. Mục tiêu của chăm
sóc sức khỏe ban đầu khơng chỉ liên quan đến nâng cao sức khỏe cộng đồng mà
còn là sự tăng cường các điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng. Triết lý và kinh
nghiệm CSSKBĐ tại cộng đồng đã được nhiều nước trên thế giới ghi nhận. Tính
nhân đạo và cơng bằng trong CSSKBĐ tại cộng đồng được đánh giá cao, vì nó góp
phần quan trọng trong thực hiện công bằng xã hội để giảm dần sự mất bình đẳng
trong chăm sóc sức khỏe.
2. Vài nét về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng ở Việt Nam
Chăm sóc sức khỏe ban đầu được tổ chức Y tế thế giới nhận định là cách
chăm sóc có hiệu quả nhất và chi phí thấp mà cộng đồng có thể chấp nhận được.
Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện và cho kết quả khả quan. Tại Hội nghị về
chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Alma- Ata đã khẳng định vị trí của chăm sóc sức
khỏe ban đầu có thể áp dụng thành cơng ở các nước khi có sự tham gia của các
chính phủ. Tại Việt nam, từ 12 tháng 9 năm 1978 sau khi tuyên ngôn Alma –
Ata ra đời, ngành y tế Việt nam đẩy mạnh công tác xây dựng ngành y tế đặc
biệt là tuyến y tế cơ sở (trạm y tế cơ sở) để chăm sóc sức khỏe tồn dân ở mức
cao nhất. Do điều kiện về vị trí địa lý, khí hậu, tình hình chính trị, nên Việt nam
đưa thêm 2 nội dung nữa vào 8 nội dung CSSKBĐ của tuyên ngơn Alma- Ata
đó là nội dung thứ 9 và 10:
- Giáo dục sức khỏe (GDSK) nhằm thay đổi những thói quen và lối sống
khơng lành mạnh,có hại thành có lợi cho sức khỏe
- Cải thiện điều kiện dinh dưỡng và ăn uống hợp lý
- Cung cấp nước sạch và vệ sinh mơi trường
- Chăm sóc sức khỏe trẻ em và kế hoạch hóa gia đình
- Tiêm chủng mở rộng phịng 6 bệnh dịch lưu hành phổ biến của trẻ em
tại địa phương.
- Phòng chống các bệnh dịch lưu hành phổ biến tại địa phương.
- Điều trị các bệnh và vết thương thông thường.
9
- Cung cấp đủ thuốc thiết yếu
- Quản lý sức khỏe toàn dân.
- Củng cố màng lưới Y tế cơ sở
3. Một số nội dung cụ thể của chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng
Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày được một số nội dung của chăm sóc sức khỏe ban
đầu taị cộng đồng.
- Kỹ năng: Vận dụng được các nguyên tắc của việc chăm sóc sức khỏe
ban đầu tại cộng đồng trong việc trợ giúp và nâng cao sức khỏe của người dân
trong cộng đồng.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tích cực tham gia vào các hoạt động
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
3.1. Cải thiện điều kiện dinh dưỡng và ăn uống hợp lý
Ăn uống là một nhu cầu cơ bản của con người. Cải thiện điều kiện dinh
dưỡng là yêu cầu cấp thiết của các nước đang phát triển. Điều kiện kinh tế của
Việt Nam cịn nhiều khó khăn, mục tiêu của chúng ta là xóa đói giảm nghèo, cải
thiện chất lượng dinh dưỡng, dinh dưỡng hợp lý và an toàn thực phẩm. Chúng
ta xây dựng cơ cấu bữa ăn hợp lý đảm bảo đủ năng lượng và cân đối các thành
phần dinh dưỡng (đạm, mỡ, đường và các chất vi lượng, vitamin). Giáo dục
dinh dưỡng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về dinh dưỡng hợp lý, để
đảm bảo phòng tránh được bệnh do dinh dưỡng gây ra. Vận động cộng đồng tự
giải quyết vấn đề dinh dưỡng và sử dụng hợp lý những nguồn lương thực, thực
phẩm có sẵn ở địa phương, phát triển hệ sinh thái V.A.C ( vườn, ao, chăn nuôi).
Giúp cho cộng đồng biết cách tổ chức bữa ăn hợp lý vừa đảm bảo dinh dưỡng,
vừa phù hợp với khẩu vị của từng địa phương. Đảm bảo bữa ăn trong từng gia
đình cũng là một trong những yêu cầu của chiến lược dinh dưỡng nhằm đảm
bảo an sinh xã hội. Các chính sách khuyến khích sản xuất tăng nguồn của cải
vật chất trong xã hội đồng thời nghiên cứu chế biến các sản phẩm nông nghiệp
nhằm cung cấp nội địa và xuất khẩu.
3.2. Nước sạch và vệ sinh môi trường
3.2.1. Nước sạch
Khái niệm nước sạch
Nước sạch là nước trong, khơng có màu, khơng có mùi vị lạ gây khó chịu
cho người sử dụng nước, không chứa các mầm bệnh và chất độc hại.
Vai trò của nước sạch đối với sức khỏe con người
- Nước là nguồn gốc của sự sống, đảm bảo an tồn cho thực phẩm, duy trì
cân bằng sinh thái và mọi hoạt động của con người và các sinh vật.
- Nước là một thực phẩm cần thiết cho đời sống và nhu cầu sinh lý của cơ
thể.
10
- Nước chiếm thành phần quan trọng trong cơ thể con người. 70 – 75%
trọng lượng cơ thể là nước.
- Nước tham gia vào các q trình chuyển hóa các hóa chất trong cơ thể,
đảm bảo cân bằng các chất điện giải, điều hoà thân nhiệt. Nhu cầu nước cho cơ
thể một người trong 1 ngày từ 1,5 – 2,5 lít.
- Nhờ có nước mà các chất bổ được đưa vào cơ thể và đào thải các chất
cặn bã ra ngồi để duy trì sự sống.
- Nước cung cấp cho cơ thể các nguyên tố cần thiết như I-ốt, Fluor, kẽm,
sắt...
- Nước cần thiết cho vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa, vệ sinh xã hội,
nước cần cho sản xuất, cần cho cứu hỏa,...
- Nước hòa tan các chất thải, các chất độc hóa học, các chất phóng xạ,
chất gây ung thư có hại đến sức khỏe con người.
Do nước có nhiều vai trị quan trọng như vậy cho nên nước phải đảm bảo
2 yêu cầu là đủ và sạch.
Ơ nhiễm nước: nước bị coi là ơ nhiễm khi thành phần của nước bị thay
đổi hoặc bị huỷ hoại làm cho nước không sử dụng được trong mọi hoạt động
của con người và sinh vật.
- Nguyên nhân ô nhiễm nước. Có 3 ngun nhân chính:
+ Do các chất thải sinh hoạt hàng ngày
+ Do các chất công nghiệp độc hại
+ Do các hóa chất sử dụng trong nơng nghiệp và chất thải chăn nuôi.
- Hậu quả của ô nhiễm nước:
+ Nước ô nhiễm do sự phân huỷ các chất hữu cơ có mùi hơi thối,
tanh...tạo cảm giác khó chịu khi dùng để sinh hoạt.
+ Là nguyên nhân của 1 số bệnh: thiếu i-ốt gây bướu cổ, thiếu hay thừa
Fluor dẫn tới các bệnh về xương và răng....
+ Nước bị nhiễm bẩn là môi trường trung gian lan truyền các bệnh dịch
như tả lị, thương hàn, viêm gan A, bại liệt, các bệnh về da, mắt, các bệnh phụ
khoa.
Những biện pháp bảo đảm nguồn nước sạch
- Giữ sạch nguồn nước: Nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn
nước bằng cách không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, khơng thải trực
tiếp vào nguồn nước sạch, khơng dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc
trừ sâu đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ơ
nhiễm mơi trường, đặc biệt là môi trường nước.
- Tiết kiệm nước sạch: Giảm lãng phí khi sử dụng nước vào các sinh hoạt
như nước dội vào nhà vệ sinh, tắt vòi nước khi đánh răng; kiểm tra, bảo trì cải
11
tạo lại đường ống, bể chứa nước để chống thất thoát nước; dùng lại nguồn nước
bể bơi, nước mưa vào những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây…
- Xử lý phân người: Vận động và ứng dụng tốt các giải pháp để xây dựng
các loại cầu tiêu hợp vệ sinh (tự hoại, bán tự hoại, hai ngăn, thấm dội nước)
- Xử lý phân gia súc, động vật: Cần có kế hoạch thu gom với hố ủ hợp vệ
sinh, chuồng trại cách xa nguồn nước theo qui định vệ sinh, có nền không thấm
nước.
- Xử lý rác sinh hoạt và chất thải khác: Cần có phương tiện chứa rác có
nắp đậy kín, đủ sức chứa nhất là rác hữu cơ ở gia đình, khu tập thể cũng như nơi
cơng cộng, đồng thời có biện pháp xử lý hợp vệ sinh khơng gây ơ nhiễm nguồn
nước.
- Xử lý nước thải: Cần có hệ thống xử lý nước thải do sinh hoạt (cống
ngầm kín) rồi đổ ra hệ thống cống chung, đồng ruộng hoặc sông rạch sau khi đã
được xử lý chung hoặc riêng. Nước thải công nghiệp, y tế phải xử lý theo qui
định môi trường trước khi thải ra cộng đồng.
Việc cung cấp nước sạch và đầy đủ là một trong những điều kiện cơ bản
để bảo vệ sức khỏe cho con người. Bảo đảm nguồn nước sạch và vệ sinh mơi
trường sẽ góp phần khống chế được 80% bệnh tật. Bảo vệ môi trường sống để
phát triển bền vững phải luôn được thực hiện bằng việc bảo đảm nguồn nước
sạch và làm tốt vệ sinh môi trường ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia.
3.2.2. Môi trường
Khái niệm:
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài ngun thiên nhiên,
khơng khí, đất, nước, cảnh quan, quan hệ xã hội…
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ
bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc
sống con người.
Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội
quy của trường, lớp học, sân chơi, phịng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã
hội như Đồn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy
định khơng thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và
các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.
Những vấn đề môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng
Biến đổi khí hậu
Việt Nam là một nước nhiệt đới, có bờ biển dài và phải chịu ảnh hưởng
nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, đặc biệt là mực nước biển dâng. Biến đổi
khí hậu không chỉ đe dọa làm thay đổi lối sống mà cịn có tác động trực tiếp tới
12
sức khỏe con người, môi trường, đa dạng sinh học và tài nguyên nước. Thực
trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam được ghi nhận như sau:
- Về nhiệt độ: Từ năm 1951 đến năm 2000 nhiệt độ trung bình năm đã
tăng khoảng 0,5 - 0,70C, làm thay đổi các hệ sinh thái; gia tăng sức ép nhiệt độ
lên cơ thể và tăng các bệnh nhiệt đới, truyền nhiễm. Theo Bộ tài nguyên và Môi
trường, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng 2,3 0C so
với trung bình thời kỳ 1980 – 1999.
- Về lượng mưa: Trong những năm gần đây, lượng mưa giảm đi trong
tháng 7, 8 và tăng cao ở tháng 9, 10, 11. Mưa phùn ở Hà Nội giảm dần từ thập
kỷ 1981-1990 và chỉ còn một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây. Từ năm
1958-2007, lượng mưa hằng năm giảm 2%. Hậu quả là tác động rõ rệt đến sự
hình thành và phát triển của một số vật mang mầm bệnh.
- Về nước biển dâng: trong khoảng 50 năm qua (1951 – 2000), mực nước
biển đã dâng khoảng 20cm, mỗi năm nước biển dâng lên khoảng 3 mm. Năm
1990 tăng 5 cm so với những năm 1960, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển của vật mang mầm bệnh và gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất,
đời sống, sức khỏe dân cư vùng đồng bằng ven biển.
Tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người thông qua
mối quan hệ trao đổi vật chất, năng lượng giữa cơ thể người với môi trường xung
quanh, dẫn đến những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và
những phản ứng của cơ thể đối với các tác động đó. Các đợt nắng nóng kéo dài,
nhiệt độ khơng khí tăng, gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khỏe con
người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, những người mắc bệnh
tim, bệnh thần kinh, dị ứng. Những trường hợp liên quan đến nhiệt độ tăng là
không phải hiếm gặp đối với người già và trẻ sơ sinh. Nhiệt độ tăng do biến đổi
khí hậu, kết hợp với hiệu ứng đảo nhiệt đô thị và ơ nhiễm khơng khí đơ thị có thể
dẫn đến tử vong.
Tác động gián tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người thông
qua những nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các
bệnh dịch như bệnh cúm A(H1N1), cúm A(H5N1), tiêu chảy, dịch tả…Biến đổi
khí hậu làm tăng khả năng xuất hiện và quay trở lại của một số bệnh nhiệt đới
như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật bản, làm tăng tốc độ sinh trưởng và
phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi,
chuột, bọ chét, ve).
Ơ nhiễm khơng khí
Ơ nhiễm khơng khí, chủ yếu do khí và bụi thải thải tập trung chủ yếu tại
các khu vực đô thị, các khu công nghiệp, các khu vực khai thác chế biến khoáng
sản đặc biệt là khai thác, chế biến đá xây dựng, các tuyến đường giao thông
13
xuống cấp, lưu lượng xe tham gia giao thông nhiều... phát sinh các khí thải,
dung mơi hữu cơ, bụi đã gây ra nhiều tác động xấu cho sức khỏe, đặc biệt chúng
là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây các căn bệnh ung thư ở người.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ơ nhiễm khơng khí đơ thị làm khoảng
800.000 người chết và 4,6 triệu người giảm tuổi thọ trên thế giới mỗi năm. 2/3
số người chết và giảm tuổi thọ do ơ nhiễm khơng khí thuộc các nước đang phát
triển ở châu Á. Theo nghiên cứu công bố ngày 12/7 trong tạp chí Environmental
Research Letters của Viện Vật lý (IOP), ước tính ước tính khoảng 2,1 triệu ca tử
vong mỗi năm do con người làm gia tăng nồng độ bụi có kích cỡ nhỏ trong
khơng khí. Những hạt bụi nhỏ liti này lơ lửng trong khơng khí và có thể xâm
nhập sâu vào phổi, gây ung thư và nhiều bệnh về đường hơ hấp.
Ơ nhiễm khơng khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người mà
những biểu hiện dễ nhận thấy là chảy nước mắt, đỏ mắt, ho, thở khò khè… Mức
độ ảnh hưởng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người, vào nồng độ
của loại chất gây ô nhiễm và thời gian tiếp xúc. Phụ nữ mang thai và trẻ em nếu
tiếp xúc với khơng khí ơ nhiễm trong khoảng thời gian dài sẽ có nguy cơ bị tổn
hại sức khỏe lâu dài, ở mức độ nghiêm trọng hơn. Những tác động xấu của ô
nhiễm không khí không chừa bất cứ ai là đẩy nhanh q trình lão hóa, giảm
chức năng của phổi, dễ mắc các bệnh hen suyễn, viêm phế quản, thậm chí có
thể
bị
ung
thư...
Ơ nhiễm mơi trường nước
Nhìn chung mơi trường nước vẫn chưa bị ô nhiễm ở mức cao. Tuy nhiên,
tại một số khu vực tiếp nhận trực tiếp nguồn nước thải từ các cơ sở sản xuất
công nghiệp, các nhà hàng dịch vụ ăn uống các khu vực chôn lấp chất thải rắn
sinh hoạt...đang có dầu hiệu bị ơ nhiễm cục bộ và theo chiều hướng gia tăng.
Ơ nhiễm mơi trường đất
Môi trường đất bị ô nhiễm sẽ làm giảm năng suất cây trồng, làm nhiễm
bẩn nguồn nước ngầm từ đó gia tăng chi phí xử lý nguồn nước cấp, gây bệnh tật
cho người và động thực vật.
b, Môi trường xã hội và nhân tạo
Các yếu tố về lối sống
- Hút thuốc lá: là yếu tố số một trong các yếu gây tử vong có thể phịng
được. Có đủ bằng chứng để khẳng định thuốc lá có quan hệ nhân quả với nhiều
loại ung thư (phổi, đường tiệt niệu, hầu họng, miệng, khí quản, thanh quản, thực
quản, tụy, mũi xoang, mũi hầu, dạ dầy, gan, thận, cổ tử cung, bạch cầu dạng tủy
bào); 4 nhóm bệnh tim mạch (chứng phình động mạch chủ ổ bụng, chứng vữa
xơ động mạch, bệnh mạch máu não, và bệnh cơ tim); các bệnh phổi (bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi, giảm chức năng phổi sơ sinh của mẹ có hút
14
thuốc lá, các bệnh, giảm chức năng phổi, triệu chứng hô hấp trẻ em gồm cả hen,
các bệnh, giảm chức năng phổi và triệu chứng hô hấp khác ở người lớn); các
vấn đề sức khỏe sinh sản (giảm khả năng sinh, kém phát triển thai và sinh thiếu
cân, tai biến sản khoa);và các vấn đề sức khỏe khác (đục thủy tinh thể, gãy
xương hơng, lỗng xương, lt dạ dày, suy giảm sức khỏe dẫn đến nghỉ việc).
Chỉ riêng đối với 3 bệnh nguy hiểm, thuốc lá là nguyên nhân của tỷ lệ mắc rất
lớn: 90% ca ung thư phổi, 75% ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và
25% ca bệnh tim thiếu máu cục bộ. Hút thuốc lá thụ động cũng có gây ra nhiều
bệnh cho người khơng hút trực tiếp. Hút thuốc lá thụ động có thể gây nên nhiều
bệnh hiểm nghèo như ung thư phổi, các bệnh về tim mạch, nhiễm trùng đường
hô hấp và đẻ non. Người khơng hút thuốc bị phơi nhiễm với khói thuốc thụ
động bị tăng nguy cơ bệnh về động mạch vành lên 25-30% và nguy cơ bị ung
thư phổi lên 20-30%. Ở trẻ em, hút thuốc lá thụ động có thể gây viêm đường hô
hấp, hen, viêm tai giữa và hội chứng đột tử sơ sinh.
Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm thuốc lá giết chết 40.000 người. Điều
này có nghĩa là mỗi ngày có hơn 100 người tử vong vì những bệnh do hút thuốc
gây nên. Bên cạnh gánh nặng về bệnh tật và tử vong, hút thuốc còn tạo ra gánh
nặng về tài chính. Thuốc lá làm phát sinh chi phí khổng lồ để điều trị những ca
bệnh do hút thuốc gây ra.
- Lạm dụng rượu bia: có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe thông qua 3 kênh:
say rượu, nghiện rượu và ngộ độc rượu. Say rượu liên quan đến hành vi rủi ro
(ví dụ tình dục khơng an tồn), bạo lực (trong gia đình hoặc ngồi xã hội) và tai
nạn. Nghiện rượu liên quan đến việc sử dụng thường xuyên, kéo dài dẫn đến
bệnh tật, rối loạn tâm thần và vấn đề xã hội. Và ngộ độc từ rượu, đặc biệt rượu
nấu thủ công (chiếm 80% thị phần ở Việt Nam) liên quan đến 60 loại bệnh và
rối loạn như dị tật bẩm sinh cho trẻ có mẹ sử dụng rượu khi mang thai, hại tế
bào não ảnh hưởng khả năng học, các loại bệnh gan, một số loại ung thư, giảm
sức đề kháng, đau tim đối với những người uống q mức.
Tình hình dùng rượu bia có xu hướng tiếp tục gia tăng. Theo Điều tra y tế
quốc gia 2001-2002, tỷ lệ nam giới 15 tuổi trở lên uống rượu là 46%. Tỷ lệ
uống rượu cao ở nhóm có trình độ học vấn cao hơn: Nam giới có trình độ học
vấn từ trung học phổ thơng trở xuống uống rượu khoảng 40%, trong khi đó ở
nhóm nam giới có trình độ trên trung học phổ thơng, kể cả nông thôn, thành thị
là khoảng 60%. Nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật phát hiện các rối loạn do làm
dụng rượu bia là nguyên nhân đứng thứ 3 gây gánh nặng bệnh tật ở nam giới.
- Chế độ dinh dưỡng và tập thể dục: chế độ ăn, kể cả khối lượng và cơ
cấu kết hợp với hoạt động thể chất thường xun đều có vai trị quan trọng
trong việc duy trì, bảo vệ và tăng cường sức khỏe. Chế độ ăn không hợp lý và
15
thiếu hoạt động thể chất là hai yếu tố rủi ro chủ yếu của tăng huyết áp, tăng
đường huyết, mỡ máu cao, thừa cân/béo phì, và là yếu tố nguy cơ của các bệnh
mạn tính chính như bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường. Bằng chứng từ các
nghiên cứu cho thấy tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm cholesterol
trong máu, giảm huyết áp cao, cải tiến thành phần cơ thể bằng cách "đốt" mỡ,
tạo điều kiện để có mức đường huyết tốt, hỗ trợ duy trì mật độ xương, tăng sức
đề kháng và giải tỏa căng thẳng, giảm nguy cơ bị trầm uất. Chỉ việc đi bộ đều
đặn có thể tăng sức của hệ tim và phổi, giảm nguy cơ bệnh tim, tai biến mạch
máu não, giảm tai biến của các bệnh tiểu đường, đau cơ và khớp, cao huyết áp,
cholesterol cao, giúp tăng sức của xương và cải thiện khả năng giữ cân đối cơ
thể, tăng sức cơ bắp và giảm béo.
Việt Nam vẫn đang phải đối phó với tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cao.
Hoạt động thể lực vẫn chủ yếu do tính chất cơng việc lao động chân tay tiêu tốn
calo. Vì vậy, tỷ lệ thừa cân và béo phì cịn ở mức thấp. Năm 2001-2002, tỷ lệ
thừa cân ở trẻ em dưới 10 tuổi là dưới 2% và ở những người từ 16 tuổi trở lên
chỉ ở mức 12%, trong đó tỷ lệ ở mức béo phì rất thấp. Nói chung, chế độ ăn
hiện nay của người Việt Nam chứa nhiều rau, quả, với lượng mỡ thấp là một
yếu tố tốt để bảo vệ cho sức khỏe. Tuy nhiên, tình hình này có thể thay đổi
nhanh, đặc biệt đối với tầng lớp giàu có, ở thành thị, nơi dễ dàng tiếp cận với
những loại thực phẩm nhiều năng lượng. 34,9% những người từ 15 tuổi trở lên
có tập thể dục thể thao, trong đó một nửa tập thường xuyên hàng tuần từ 5 lần
trở lên.
- Ma tuý, mại dâm
Ma túy có nhiều tác động có hại đối với sức khỏe, từ nhiễm khuẩn, nhiễm
vi rút khi sử dụng chung bơm kim tiêm để chích ma túy, đến ung thư do hút cần
sa, giảm sức đề kháng, bệnh tim, dị tật bẩm sinh, rối loạn tâm thần và tử vong
do sử dụng quá liều. Người bán dâm có rủi ro cao lây bệnh qua đường tình dục
gồm cả HIV/AIDS, và dễ trở thành nạn nhân của bạo lực, hoặc áp lực đối với
sức khỏe tâm thần. Số người sử dụng ma tuý ở Việt Nam tăng nhanh trong
những năm gần đây, đặc biệt là nhóm trẻ tuổi. HIV/AIDS có liên quan rất cao
với sử dụng ma t, ước tính có khoảng 56,9% người nhiễm HIV/AIDS trong
cả nước là do tiêm chích ma tuý. Tỷ lệ người nghiện ma t có quan hệ tình dục
với gái mại dâm trong 12 tháng qua từ 11% đến 48% (tùy tỉnh), vì vậy nguy cơ
lây truyền HIV trong nhóm nghiện chích ma t, mại dâm và bạn tình của họ là
khá cao. Sử dụng ma tuý phổ biến ở nam giới (chiếm hơn 90% các ca nghiện
ma tuý) và người trẻ. Hiện nay 80% người sử dụng ma tuý < 35 tuổi và 52% <
25 tuổi. Theo Báo cáo giám sát hành vi năm 2009, hơn một nửa số người sử
chích ma túy ở dưới 30 tuổi. Tỷ lệ nhiễm HIV trong những người nghiện ma túy
16
có xu hướng giảm đi ở hầu hết các địa phương được quan sát, trừ Thành phố Hồ
Chí Minh.
Tai nạn, thương tích, bạo lực giới
An tồn lao động, an tồn giao thơng và an tồn cộng đồng đều là yếu tố
quan trọng bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, do thiếu ý thức, do thiếu bảo
hộ lao động, do thiếu sự quan tâm trong xã hội, tai nạn tiếp tục xảy ra thường
xuyên. Tai nạn thương tích đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong
cao nhất ở Việt Nam. Năm 2001- 2002, tai nạn đứng thứ tư trong các nguyên
nhân gây tử vong. Năm 2008, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng
Nai là ba tỉnh có số người bị tai nạn giao thơng và tử vong cao nhất trong cả
nước (số ca là 411, 358 và 322, số tử vong là 954, 437 và 441). Nhiễm độc hoá
chất bảo vệ thực vật là một vấn đề nổi lên trong những năm gần đây, theo báo
cáo thống kê của các tỉnh, thành phố, trong năm 2006 đã có 2504 vụ nhiễm độc
hố chất bảo vệ thực vật với 4943 trường hợp nhiễm độc. Số tử vong là 155
người chiếm 3% số trường hợp nhiễm độc.
Ở Việt Nam vẫn còn tư tưởng "trọng nam khinh nữ" - một trong những
nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Bạo
lực đối với phụ nữ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần phụ
nữ. Theo nghiên cứu của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, trong số những phụ
nữ đã từng bị chồng đánh có khoảng 6% đã từng phải vào bệnh viện điều trị,
51,8% người vợ đã bị sưng tím trong vài ngày. Việc đánh đập gây thương tích
có thể làm sảy thai hoặc đẻ non đối vớ phụ nữ. Đây cũng là nguyên nhân đẩy
một số phụ nữ đến bước đường cùng phải tự kết thúc cuộc đời mình đồng thời
đã cướp đi mơi trường sống và giáo dục bình thường cho rất nhiều trẻ em.
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BỆNH XÃ HỘI VÀ SƠ CỨU THÔNG THƯỜNG
Mã chương: MH23 _CH02
Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày được các nội dung về một số bệnh xã hội và một số sơ
cứu thông thường.
- Kỹ năng:
+ Thực hành sơ cứu một số vết thương và cầm máu thông thường;
+ Áp dụng các kiến thức trong việc truyền thông bảo vệ và phòng tránh
một số bệnh xã hội tại cộng đồng.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tích cực tuyên truyền phòng ngừa bệnh tật
trong cộng đồng, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Nội dung chính
17
1. Một số bệnh xã hội
Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày được khái niệm, đặc điểm, triệu chứng và cách
phòng tránh một số bệnh xã hội.
- Kỹ năng: Vận dụng những kiến thức về bệnh xã hội trong việc tuyên
truyền phòng chống để bảo vệ sức khỏe cho người dân trong cộng đồng.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính tích cực và chủ động
trong các cơng tác tuyên truyền và trợ giúp đối tượng.
1.1. Khái niệm bệnh xã hội
Bệnh xã hội là một thuật ngữ chung chỉ những bệnh có ảnh hưởng lớn đến
tồn xã hội, do tỉ lệ mắc bệnh cao ở một vùng hoặc trong phạm vi cả nước, có tính
chất lây lan, có tỉ lệ tử vong cao, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhân dân, đến sự
phát triển kinh tế - xã hội do bệnh nhân mất khả năng lao động tạm thời hay vĩnh
viễn.
Với sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao, nâng cao dân trí, tổ chức y
tế chăm sóc sức khỏe tốt…có thể khống chế và thanh toán được một số bệnh xã
hội.
Các bệnh xã hội thường gặp như: bệnh phong, bệnh tâm thần, bệnh bướu
cổ, sốt rét, bệnh lao, đau mắt hột, bệnh lao phổi, bệnh hoa liễu,….
1.2. Một số bệnh xã hội
1.2.1. Bệnh lao phổi
a, Đại cương về bệnh lao phổi.
Định nghĩa
Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm, do vi trùng lao (Mycobacterium
Tuberculosis –TB hay còn gọi là BK) gây ra. Vi trùng lao vào cơ thể bằng cách
theo khơng khí vào trong phổi, sau đó tiếp tục gây bệnh tại phổi hoặc đến gây
bệnh ở những cơ quan khác hoặc theo đường máu, đường bạch huyết hoặc đường
phế quản.
Lao phổi là bệnh thường gặp nhất, chiếm 80% trong tổng số bệnh lao, 20%
còn lại là những thể lao khác nhau và mỗi thể lao đều có những dấu hiệu riêng của
nó. Lao phổi là thể lao nặng và dễ gây lây nhiễm cho người khác nhất trong các
loại lao.
Nguồn lây
Khơng có ổ chứa mầm bệnh trong thiên nhiên hoặc vật trung gian truyền
bệnh. Khi một người bị lao phổi chưa được điều trị hoặc điều trị khơng đúng
cách, ho khạc, nói to, hắt hơi ra vi khuẩn lao trong khơng khí, người lành hít
phải sẽ bị nhiễm lao (có mang trực khuẩn BK trong cơ thể). Một bệnh nhân lao
phổi mỗi ngày ho khạc ra 1 đến 7 tỉ trực khuẩn lao. 90% người nhiễm lao sẽ tự
18
khỏi bệnh và khoẻ mạnh nếu có hệ miễn dịch tốt , 10% còn lại mới trở thành
bệnh lao (nhưng tỉ lệ tử vong là 51% nếu không điều trị) tại bất kỳ thời điểm
nào đó trong cuộc đời. Người nhiễm lao dễ trở thành bệnh lao tuỳ thuộc vào các
yếu tố sau:
- Số lượng và nồng độ của vi trùng trong khơng khí.
- Thời gian tiếp xúc với vi trùng kéo dài, thường xuyên (có nguy cơ
nhiễm bệnh cao, từ 22 – 100%).
- Khả năng đề kháng của cơ thể yếu như khi mắc bệnh HIV/AIDS, tiểu
đường, ung thư, bệnh nhiễm bụi silic, khi bị suy dinh dưỡng…
- Khi đang uống những thuốc ức chế miễn dịch như: Prednisone (dùng
điều trị các chứng viêm như viêm khớp, viêm đại tràng, viêm phế quản,…),
Dexamethasone (thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng),… kéo dài.
- Điều kiện sống kém, thiếu vắng dịch vụ y tế, căng thẳng tinh thần, làm việc q
sức…
Thời kỳ lây truyền mạnh nhất là thời kì tồn phát của lao phổi (sốt về
chiều, ho nhiều, khạc đờm). Thời kì lây truyền kéo dài cho đến khi người bệnh
được dùng thuốc lao 2 tuần đến 1 tháng. Nếu không được phát hiện và điều trị,
người bệnh sẽ liên tục phát tán vi khuẩn lao trong suốt thời gian họ sống.
Lây truyền chỉ xảy ra ở người mắc bệnh lao hoạt động (không phải là lao
tiềm ẩn). Chuỗi lây truyền có thể được chấm dứt bằng cách cách ly người bệnh
ở giai đoạn bệnh hoạt động và áp dụng biện pháp điều trị kháng lao hữu hiệu.
Ngoài lây qua đường hít thở, bệnh cịn có thể lây qua thức ăn, nước uống
do có chứa khuẩn lao; do ruồi mang trực khuẩn đến; do uống sữa không đun sôi
(hoặc không được tiệt trùng) của bị bị lao.
Vị trí tổn thương
Lao phổi hay bắt đầu từ vùng đỉnh phổi và vùng dưới đòn (phân thuỳ
đỉnh và phân thuỳ sau của thuỳ trên phổi). Cơ chế được giải thích là do cấu trúc
về giải phẫu hệ mạch máu ở đây, làm cho dịng máu chảy chậm so với vùng
khác, vì vậy vi khuẩn dễ dừng lại gây bệnh.
Thời gian ủ bệnh
Trực khuẩn BK là loại khuẩn hình que, sinh sản nhanh và bền vững. Nó có
thể sống vài tuần trong khơng khí và nước; khi bệnh nhân nhổ đờm xuống đất ẩm
và nơi tối thì trực khuẩn lao vẫn tiếp tục tồn tại đến 2 – 3 tháng. Khi xâm nhập vào
trong cơ thể, các vi trùng bệnh lao sẽ chuyển sang trạng thái “ngủ”. Các vi trùng
lao “ngủ” không gây hại hay gây bệnh cho cơ thể. Hiện tượng này gọi là “ủ bệnh
lao”. Nó có thể kéo dài trong một thời gian ngắn rồi phát bệnh (khi có điều kiện
thuận lợi) hoặc “ngủ”yên trong cơ thể suốt cuộc đời người bị nhiễm mà không gây
bệnh.
19
Tuổi mắc bệnh
Ai cũng có thể mắc bệnh lao phổi. Ở người lớn tỉ lệ trở thành bệnh lao
nếu nhiễm lao không điều trị là 5 – 10%. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, tỉ lệ này là
43% (do chưa có miễn dịch bảo vệ); trẻ em từ 1 – 5 tuổi là 24%; 15% ở trẻ 11 –
15 tuổi (đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về nội tiết, tạo điều kiện cho vi khuẩn
lao vùng lên). Do sức đề kháng giảm nên tỉ lệ lao phổi ở người già cũng gặp
nhiều hơn.
b, Triệu chứng lâm sàng
Thời kỳ bắt đầu
- Đa số trường hợp bệnh bắt đầu một cách từ từ với các dấu hiệu sau đây:
+ Triệu chứng toàn thân: bệnh nhân mỏi mệt, giảm khả năng làm việc, ăn
kém, gầy sút, sốt nhẹ về chiều tối (3705 – 380C) kèm theo ra mồ hôi về ban đêm,
da xanh…Các triệu chứng trên đây được nhiều tài liệu gọi là hội chứng nhiễm
trùng, nhiễm độc lao.
+ Triệu chứng cơ năng:
Triệu chứng hay gặp nhất là ho khạc đờm: đờm nhầy, màu vàng
nhạt, cỏ thể màu xanh hoặc mủ đặc. Đây là triệu chứng bệnh quan trọng,
người thầy thuốc cần cho làm xét nghiệm sớm để chẩn đoán.
Ho ra máu: Khoảng 10% bệnh nhân bị bệnh, bắt đầu biểu hiện
bằng triệu chứng ho ra máu, thường ho ra máu ít, có đi khái huyết (là
dấu hiệu đã ngừng chẩy máu, máu khạc ra ít dần, đỏ thẫm rồi đen lại).
Đau ngực: Đây là triệu chứng không gặp thường xuyên, thường
đau khu trú ở một vị trí cố định.
Khó thở: Chỉ gặp khi tổn thương rộng ở phổi, hoặc bệnh phát hiện
muộn.
+ Triệu chứng thực thể
Ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu thực thể nghèo nàn, khi khám (nhìn, sờ,
gõ, nghe) thường khơng phát hiện được triệu chứng gì rõ rệt, nhất là đối với
những tổn thương nhỏ. Một số trường hợp có thể nghe thấy rì rào phế nang
giảm ở vùng đỉnh phổi hoặc vùng liên bả - cột sống. Nghe thấy ran nổ cố định ở
một vị trí (thường vùng cao của phổi) là một dấu hiệu có giá trị.
- Khởi bệnh cấp tính (10 – 20%): bệnh bắt đầu với sốt cao, ho, đau ngực
nhiều, kèm theo khó thở, cách bắt đầu này thường gặp trong thể viêm phổi bã
đậu hoặc phế quản - phế viêm do lao.
Thời kỳ toàn phát
Các triệu chứng lâm sàng ở thời kỳ bắt đầu nặng dần lên và diễn biến
từng đợt, có thời gian giảm sau đó lại trở lại với mức độ nặng hơn. Nếu không
được phát hiện và điều trị thì bệnh ngày càng nặng.
20
- Triệu chứng toàn thân: người bệnh suy kiệt, da xanh, niêm mạc nhợt,
sốt dai dẳng về chiều và tối.
- Triệu chứng cơ năng
+ Ho ngày càng tăng, có thể ho ra máu.
+ Đau ngực liên tục.
+ Khó thở tăng, ngay cả khi nghỉ ngơi.
- Triệu chứng thực thể: khi bệnh nhân đến muộn, có thể nhìn thấy lồng
ngực bị lép (bên tổn thương) do các khoang liên sườn hẹp lại.
Vùng đục của tim bị lệch sang bên tổn thương, nghe có nhiều ran nổ, ran
ẩm…có thể có tiếng thổi hang.
c, Phòng và điều trị bệnh
Phòng chống bệnh
- Biện pháp dự phòng: biện pháp dự phòng quan trọng nhất là “cắt đứt
nguồn lây”, có nghĩa là phải phát hiện sớm những người bị lao phổi có AFB (+)
và chữa khỏi cho họ. Tuy nhiên bệnh lao là một bệnh có tính xã hội cho nên
những biện pháp dự phịng mang tính cộng đồng cũng rất quan trọng.
+ Làm tốt công tác tuyên truyền và giáo dục sức khoẻ cho mọi người. Ai
cũng hiểu được bệnh lao là một bệnh lây truyền qua đường hơ hấp, có thể
phịng và chữa khỏi hồn tồn. Qua đó ý thức phịng bệnh bằng cách tăng
cường sức khoẻ, làm sạch và thơng thống tốt mơi trường sống.
+ Kiểm sốt phịng chống lây nhiễm tại các cơ sở y tế hoặc tại những nơi
có nguồn lây (bệnh viện lao, trại giam….) bằng cách:
Người bệnh phải đeo khẩu trang, khi ho, hắt hơi phải che miệng,
khạc đờm vào chỗ quy định và đờm hoặc các vật chứa nguồn lây
phải được huỷ đúng phương pháp.
Bệnh nhân nên ngủ riêng giường, dùng bát đũa, cốc chén riêng và
phải luộc sôi sau khi dung. Áo quần, chăn màn hàng tuần phải
được luộc sôi sau khi giặt.
Tận dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các
vật dụng của người bệnh.
Tạo được những điều kiện thơng gió tốt để khơng khí được lưu thông
nhằm giảm thấp nhất nồng độ các hạt chứa vi khuẩn lao trong khơng
khí.
Điều trị bệnh
- Mục đích điều trị:
+ Tiêu diệt hết vi khuẩn lao gây tổn thương để khỏi bệnh, tránh tái phát
và tránh kháng thuốc, hạn chế các biến chứng và tử vong
21
+ Dập tắt các nguồn lây lao cho cộng đồng, làm giảm tỉ lệ nhiễm lao hàng
năm và số lao mới mắc hàng năm, tiến tới thanh toán bệnh lao.
- Nguyên tắc điều trị:
+ Phối hợp thuốc chống lao
Thuốc chống lao mỗi loại có một tác dụng khác nhau trên vi trùng lao:
Diệt khuẩn, kìm khuẩn. Do vậy phải phối hợp ít nhất 3 loại thuốc chống lao
trong giai đoạn tấn cơng. Những nơi có kháng thuốc ban đầu cao cần phối hợp 4
loại thuốc trong giai đoạn tấn công, sau đó dùng 2 hoặc 3 loại thuốc để đảm bảo
âm tính hóa đờm trong giai đoạn duy trì.
+ Thuốc phải dùng đúng liều
Các thuốc chữa lao có tác dụng hiệp đồng, mỗi thuốc có một nồng độ tác
dụng nhất định. Nếu dùng liều thấp sẽ khơng có hiệu quả và dễ gây ra các
chủng vi trùng kháng thuốc, dùng liều cao dễ gây tai biến.
+ Dùng thuốc đều đặn, đúng giờ
Các thuốc chống lao phải tiêm và uống cùng một lúc và cố định giờ trong
ngày để có thể đạt được đỉnh cao nồng độ thuốc trong huyết thanh. Vì BK sinh
sản chậm (20 giờ 1 lần) nên hàng ngày chỉ cần uống thuốc lao 1 lần và xa bữa
ăn (trước hoặc sau) để đạt hấp thụ tối đa.
+ Dùng thuốc đủ thời gian để tránh tái phát
Phải điều trị kéo dài. Hiện nay thường áp dụng 2 chế độ điều trị sau:
Điều trị ngắn hạn: 6 – 9 tháng cho các lao mới phát hiện
Điều trị dài hạn: 12 – 18 tháng cho các lao kháng thuốc, mạn tính, lao
phối hợp với HIV/AIDS
+ Điều trị 2 giai đoạn
Giai đoạn tấn công kéo dài 2 – 3 tháng: mục đích là để diệt vi khuẩn,
làm giảm nhanh số vi khuẩn lao trong các vùng tổn thương, ngăn
chặn đột biến kháng thuốc và nguy cơ tái phát.
Giai đoạn duy trì (củng cố) kéo dài 4 – 6 tháng: mục đích là triệt sạch
BK ở nơi tổn thương để tránh tái phát. Giai đoạn này không cần
dùng nhiều loại thuốc nhưng ít nhất phải có một loại thuốc có tính
diệt khuẩn và địi hỏi phải dùng đủ thời gian quy định.
+ Điều trị có kiểm sốt
Kiểm sốt là theo dõi việc dùng thuốc của bệnh nhân và xử lý kịp thời
những tai biến và tác dụng phụ của thuốc. Cũng như kiểm soát việc dùng thuốc
đúng quy cách của bệnh nhân (DOTS: Directly observed treatment short –
course - điều trị ngắn hạn có kiểm sốt trực tiếp).
1.2.2. Bệnh sốt rét
a, Đại cương về bệnh sốt rét
22
Định nghĩa
Sốt rét là một bệnh lây truyền đường máu do ký sinh trùng sốt rét
(KSTSR) Plasmodium gây ra, thường gặp ở các nước thuộc miền nhiệt đới.
Bệnh lây truyền từ người bệnh sang người lành qua trung gian là lồi muỗi
Anopheles (muỗi địn xóc). Bệnh có tính chất lưu hành địa phương và có thể
phát triển thành dịch.
Đây là một bệnh toàn thân với đặc điểm lâm sàng điển hình là sốt thành
cơn với 3 giai đoạn: rét, nóng và vã mồ hơi; sốt có chu kỳ và thường kèm theo
thiếu máu, lách to. Bệnh nặng (sốt rét ác tính) nếu khơng được cứu chữa kịp
thời có thể gây ra di chứng và dẫn đến tử vong.
Nguồn bệnh và đường lây truyền
- Nguồn bệnh:
+ Chủ yếu là bệnh nhân sốt rét.
+ Ngồi ra cịn có những người mang ký sinh trùng lạnh (người mang
KSTSR mà khơng có biểu hiện của bệnh sốt rét).
- Đường lây:
+ Chủ yếu do muỗi Anopheles truyền. 3 loại Anopheles (An.) chính
truyền bệnh sốt rét ở Việt Nam là: An. Minimus, An. Dirus, An. Sundaicus.
Muỗi nhiễm KSTSR có thể truyền bệnh trong suốt cuộc đời.
+ Do mẹ mang thai nhiễm sốt rét và có tổn thương tế bào nhau thai ngăn
cách giữa máu mẹ và con (hiếm gặp).
+ Do truyền máu có nhiễm KSTSR.
+ Do tiêm chích: bơm tiêm có dính máu có KSTSR do tiêm chích ma túy.
- Mùa sốt rét: Tuỳ theo sự phát triển của muỗi và hoạt động của con
người. Miền Bắc đỉnh cao vào tháng 4 – 5 và tháng 9 – 10 (đầu và cuối mùa
mưa) riêng tháng 6 – 7 – 8 có mưa lũ nên bọ gậy Anopheles kém phát triển;
những tháng rét nhiệt độ <20oC, muỗi giảm sinh sản. Miền Nam nhiệt độ quanh
năm trên 20oC nên sốt rét quanh năm, phát triển nhiều vào mùa mưa.
b, Triệu chứng lâm sàng
Thời kỳ ủ bệnh
Đây là thời gian từ khi bị muỗi nhiễm ký sinh trùng sốt rét đốt đến khi có
các biểu hiện lâm sàng đầu tiên. Trong thời kỳ này bệnh nhân có thể có cảm
giác khó chịu hay ớn lạnh. Thời gian ủ bệnh thay đổi tuỳ thuộc loại ký sinh
trùng :
- Nhiễm P.falciparum từ 9 - 14 ngày, trung bình 12 ngày.
- Nhiễm P.vivax từ 12 - 17 ngày, trung bình 14 ngày.
- Nhiễm P.malariae từ 14 - 40 ngày, trung bình 28 ngày
23
- Nhiễm P.ovale từ 16 - 18 ngày (có loại ủ bệnh dài 6 – 12 tháng), trung
bình 17 ngày.
Thời gian này cũng thay đổi ít nhiều tùy theo số lượng ký sinh trùng mắc
phải hoặc khả năng chống đỡ của ký chủ.
Nhiễm sốt rét do truyền máu thì thời gian ủ bệnh ngắn hơn do khơng có thời
gian phát triển ở gan.
Thời kỳ khởi phát
- Triệu chứng thần kinh: bệnh nhân nhức đầu, đau dọc sống lưng, đau
mỏi các khớp.
- Triệu chứng tiêu hóa: đắng miệng, nơn, đi ngồi táo bón hoặc lỏng, đau
tức vùng gan.
- Rối loạn thần kinh thực vật: bệnh nhân hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hơi, sợ
gió, ngáp vặt.
Thời kỳ tồn phát
Đây là thời kỳ mà KST phát triển trong hồng cầu. Đỉnh cao của cơn sốt
tương ứng với sự phóng thích của các đợt tiết trùng vào trong tuần hoàn.
- Trong 1 đến 3 ngày đầu bệnh nhân thường sốt li
ên miên. Sau đó là cơn sốt rét điển hình cấp tính gồm 3 giai đoạn:
+ Rét run: bệnh nhân rét run tồn thân, da tái nhợt, mơi tím, chi lạnh; rét
run cầm cập, 2 hàm răng đập vào nhau, đắp nhiều chăn ủ ấm mà vẫn không hết
run. Giai đoạn này có thể kéo dài 15 phút đến 1 giờ. Đây là lúc hồng huyết cầu bị
KST xâm nhập, làm tan vỡ. Ở trẻ em có thể bị co giật.
+ Sốt nóng: thân nhiệt tăng vọt 39 – 400C, bệnh nhân tung chăn, mặt đỏ,
mắt đỏ, thở nhanh, da khô nóng, mạch nhanh, nhức đầu dữ dội đơi khi mê sảng, li
bì, co giật, giảm triệu chứng buồn nơn. Giai đoạn này kéo dài từ 30 phút đến 6 giờ.
+ Vã mồ hơi: sau cơn nóng, bệnh nhân vã ướt mồ hơi, nhiệt độ cơ thể giảm
dần về bình thường, mạch chậm lại. Bệnh nhân cảm thấy nhức đầu, khát nước,
miệng đắng, sau đó bệnh nhân thấy khoan khối, dễ chịu và buồn ngủ. Giai đoạn
này kéo dài khoảng trên 1 giờ tuỳ thuộc chủng loại ký sinh trùng .
Khoảng cách thời gian thơng thường giữa 2 cơn sốt có tính chu kỳ tùy loại
KST bị nhiễm. Sau khoảng thời gian đó, bệnh nhân lại tiếp tục bị cơn sốt tấn công.
Lặp lại nhiều lần khiến bệnh nhân xanh xao, thiếu máu.
- Bệnh nhân có hội chứng thiếu máu:
+ Da xanh, niêm mạc nhợt, có trường hợp bị vàng da.
+ Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
+ Số lượng hồng cầu giảm, giảm rõ rệt sau mỗi cơn sốt.
- Hội chứng gan, lách to: gan, lách to mềm, ấn đau tức. Nếu điều trị tốt sẽ
co lại. Thông thường lách to nhiều hơn gan.
24
Thời kỳ hồi phục và tái phát
- Nếu điều trị kịp thời và hiệu quả ký sinh trùng thường sạch sau 7 ngày.
Bệnh nhân hết sốt, gan lách trở về bình thường, hồng câu bình thường, bệnh nhân
hồi phục và cơn sốt rét không tái phát.
- Nếu điều trị muộn hoặc không hiệu quả sẽ không cắt được cơn sốt hoặc
hết sốt nhưng vẫn còn ký sinh trùng trong máu, 1 thời gian sau lại tái phát. Có 2
loại tái phát:
+ Tái phát gần: là trường hợp còn ký sinh trùng trong máu.
+ Tái phát xa: ký sinh trùng còn trong gan, thỉnh thoảng tung vào trong máu
ngoại vi.
- Các yếu tố thuận lợi gây tái phát bệnh:
+ Sức đề kháng giảm
+ Lao động quá sức
+ Bị thương, bị phẫu thuật
+ Bị các nhiễm trùng khác
+ Dinh dưỡng kém
+ Thay đổi hồn cảnh sống.
c, Phịng và điều trị bệnh
Phịng chống bệnh sốt rét
Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phịng ngừa sốt rét, vì vậy việc phịng,
chống muỗi truyền bệnh vẫn được xem là biện pháp hữu hiệu nhất.
- Biện pháp dự phòng
+ Tuyên truyền giáo dục phòng chống sốt rét: để huy động sự tham gia
của cộng đồng, các đồn thể tham gia phịng chống sốt rét, nâng cao nhận thức
và thay đổi hành vi của người dân về phòng chống sốt rét, tập trung vào các nội
dung chính sau: Bệnh sốt rét do muỗi truyền, khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để
khám và điều trị. Ngủ màn kể cả ở nhà, nhà nương rẫy hoặc ngủ trong rừng.
Diệt muỗi bằng phun tồn lưu và tẩm màn hoá chất diệt muỗi, xoa kem xua
muỗi, phát quang bụi rậm và khơi thông cống rãnh quanh nhà, làm nhà xa rừng
và xa nguồn nước, mặc quần áo dài buổi tối...Thực hiện tốt chương trình phịng
chống SR của quốc gia.
+ Vệ sinh phòng bệnh, phòng chống muỗi truyền bệnh:
Tẩm màn, rèm bằng hóa chất: tẩm 100% màn hiện có của dân
Phun tồn lưu mặt trong tường vách: độ cao từ nền nhà lên tới 2 mét
(nếu mái nhà thấp thì phun lên cả mặt trong mái nhà cho đủ 2 mét).
Chỉ định phun, tẩm: Mỗi năm chỉ phun hoặc tẩm một lần vào trước
mùa mưa (mùa truyền bệnh sốt rét), chỉ định phun hoặc tẩm màn tuỳ
thuộc vào diễn biến sốt rét tại địa phương.
25