Tải bản đầy đủ (.docx) (165 trang)

FULL các CHUYÊN đề Sinh KHỐI 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.17 MB, 165 trang )

QUYỂN LÝ THUYẾT LỚP 11

Page 1


Chuyên đề 1: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤTVÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
A. TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT
1. HẤP THỤ NƯỚC VÀ CÁC ION KHỐNG Ở RÊ
Nước là dung mơi hòa tan nhiều muối khoáng vì vậy quá trình hấp thụ nước và
muối khoáng luôn gắn với quá trình hấp thụ nước.
1.1. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng
- Rễ cây là cơ quan dinh dưỡng dưới đất của cây, có nhiệm vụ chủ yếu là hút
nước và muối khoáng hòa tan trong nước để chuyển lên các cơ quan trên mặt
đất (thân và lá). Rễ còn có chức năng cơ học: Giữ chặt cây vào đất, bám vào
giá thể, một số rễ cây còn là cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng, ở một số loài rễ
cây còn có khả năng tham gia vào việc sinh sản dinh dưỡng, tham gia vào quá
trình hô hấp và quang hợp của cây.
Hình
thái ngoài của rễ cây :
Khi
quan sát hình thái
ngoài
của một rễ chính,
người ta
phân biệt các phần
chính
sau đây:
+ Chóp
cùng
đầu rễ,
cho mơ


bị
tổn
vào đất.

rễ: là bộ phận tận
bao bọc bên ngoài
có tác dụng che chở
phân sinh đầu rễ khỏi
thương khi đâm sâu

+ Miền sinh trưởng: là phần nằm ngay trong chóp rễ - đó chính là mơ phân sinh
đầu rễ, cấu tạo bởi những tế bào phân chia mãnh liệt làm cho rễ dài ra, trong
miền này người ta phân biệt thành các phần:
+ Miền vận chuyển (miền trưởng thành): miền này có nhiệm vụ chính là vận
chuyển nước và ḿi khoáng hòa tan từ rễ lên thân, có tác dụng nâng đỡ thân,
ở miền này đã bắt đầu hình thành các rễ bên, bao phủ mặt ngoài của miền vận
chuyển thường có một lớp bần. Miền vận chuyển đã có cấu tạo thứ cấp.
+ Miền phân hóa: nằm ngay ở phía trên miền sinh trưởng, những tế bào của
miền này đã bắt đầu phân hóa để hình thành các mô.
+ Miền hấp thu (miền lông hút): mặt ngoài của miền này có rất nhiều lơng hút
bao phủ, có tác dụng hút nước và muối khoáng hòa tan từ đất vào trong cây.

Page 2


+ Nốt sần: là kiểu rễ thường gặp ở cây họ Đậu (Fabaceae) và một số đại diện
của các họ khác, trên các rễ xuất hiện các nốt nhỏ sần sùi như là các biến dạng
của rễ - đó là những nốt sần. Hiện tượng này do vi khuẩn Rhizobium thâm nhập
từ trong đất qua lông rễ hoặc qua các khe nứt nhỏ của rễ vào các tế bào mô
mềm của rễ, trong mô này các tế bào vi khuẩn đó sớng và sinh sản, các tế bào

vỏ trụ của rễ bắt đầu có sự phân chia để tạo thành nốt sần ở trên rễ, bên trong
chứa nhiều vi khuẩn nớt sần. Các vi khuẩn này có khả năng cớ định nitơ tự do
của khí quyển ở trong đất vào các nớt sần đó. Đây là hiện tượng chung sớng
giữa cây xanh và vi khuẩn, mỗi loài cây họ đậu có 1 loài Rhizobium nhất định.
+ Rễ nấm: đó là sự chung sống giữa rễ các cây thực vật bậc cao với nhiều loài
nấm ở trong đất, có các kiểu rễ nấm chính sau đây: Rễ nấm ngoài: sợi nấm tạo
thành một mô bao xung quanh rễ non của cây và chỉ thâm nhập vào các
khoảng gian bào của những lớp ngoài cùng của vỏ rễ. Rễ nấm trong: các sợi
nấm thâm nhập sâu vào các tế bào của vỏ rễ và tạo nên những chỗ lồi nhỏ. Rễ
nấm trong và ngoài: là trường hợp sợi nấm nằm cả ở bên trong lẫn bên ngoài
của rễ, loại rễ nấm này thường gặp hơn cả (rễ của một số cây họ Lan
(Orchidaceae) và họ Đỗ quyên (Ericaceae)
* Các dạng biến thái của rễ :
+ Rễ củ: là dạng biến thái không phải chỉ riêng của rễ, mà có sự tham gia của
trụ trên và trụ dưới của lá mầm, ở những cây sống 2 năm, rễ củ phát triển như
một cơ quan dự trữ mà ở năm thứ 2 thì từ rễ đó phát triển thân, hoa, quả... (Cà
rớt, Củ cải).
+ Rễ chống (rễ cà kheo): là kiểu rễ đặc trưng cho những cây sống ở vùng ngập
mặn ven biển, những cây này có rễ phụ phát triển mạnh thành hình cung rồi
cắm xuống đất làm thành hệ thống chống đỡ cho cây chịu được những tác
động của sóng, gió thủy triều... (rễ cây Đước, Sú, Ráy và Dứa dại...).
+ Rễ bạnh: là rễ nằm ở vị trí chuyển tiếp với thân, nằm nổi trên mặt đất và
phát triển thành những phiến lớn, thường gặp ở những cây gỗ vùng nhiệt đới
(Đa, Sấu).
+ Rễ khơng khí: là những rễ phụ phát triển từ thân, bng lơ lửng trong khơng
khí, thường có màu lục (do tế bào chứa diệp lục) ở trên bề mặt của những rễ
này thường có một lớp vêlamen dày, đó là những tế bào chết, có màng dày hóa
Page 3



bần có khả năng hấp thụ nước trong khơng khí, rễ khơng khí thường gặp ở cây
họ Ráy (Araceae) và cây họ Lan (Orchidaceae).
+ Rễ biểu sinh: thường gặp ở những cây biểu sinh, là những cây sống trên
những cây khác nhưng không phải ký sinh hay hoại sinh. Cây biểu sinh thường
bám vào phần vỏ của những cây gỗ lớn nhờ những rễ dẹp, những rễ này có khả
năng hấp thụ nước chảy dọc theo thân của cây chủ, rễ cây thường có màu lục
(rễ cây của một sớ loài Lan)
+ Rễ bám: là đặc điểm của một số dây leo, các rễ này giúp cho cây bám chắc
vào giá thể (Trầu không, Tiêu...). + Rễ hô hấp: thường gặp ở những cây ngập
mặn hoặc các cây sống ở vùng đầm lầy, ở những nơi rễ khó hấp thụ khơng khí,
ở những cây này có các rễ chun hóa, ngoi lên khỏi mặt nước để hô hấp , trên
bề mặt của rễ có rất nhiều lỗ vỏ: cây Bụt mọc (Taxodium distichum); Bần
(Soneratia); Vẹt (Bruguiera).
+ Rễ giác mút: là rễ của các cây ký sinh hoặc bán ký sinh những cây này có hệ
rễ đâm sâu vào nhu mơ vỏ và các bó mạch của những cây khác để hút nước và
các chất hữu cơ (cây Tầm gửi - cây nửa ký sinh vì có khả năng quang hợp).
+ Rễ thắt nghẹt (rễ bóp cổ): là kiểu rễ thường gặp ở những cây thuộc chi Ficus
(Si, Đa, Bồ đề) có hệ rễ phụ phát triển mạnh bóp chết cây chủ.
1.2. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
1.2.1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút
a) Hấp thụ nước
– Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động
(cơ chế thẩm thấu): đi từ môi trường nhược trương vào dung dịch ưu trương của
tế bào rễ cây nhờ sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.
- Dịch của tế bào lông hút ưu trương là do:
+ Quá trình thoát hơi nước đóng vai trò như bơm hút.
+ Nồng độ các chất tan trong tế bào lông hút cao.
b) Hấp thụ muối khoáng

– Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây một cách chọn lọc theo 2 cơ chế:

+ Thụ động: Cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
+ Chủ động: Di chuyển ngược chiều gradien nồng độ và cần năng lượng.
1.2.2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ
Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường:
– Con đường gian bào: Từ lông hút → khoảng gian bào → đai Caspari → mạch
gỗ.
– Con đường tế bào chất: Từ lông hút → tế bào chất của các tế bào sống →
mạch gỗ.

Page 4


2. VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
Trong cây có các dòng vận chuyển vật chất sau:
* Dòng mạch gỗ (dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch
gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các
phần khác của cây.
* Dòng mạch rây (dòng đi xuống): vận chuyển các chất hữu cơ được quang hợp
từ lá đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ trong rễ, hạt, củ, quả …
2.1. Dòng mạch gỗ
2.1.1. Cấu tạo của mạch gỗ
– Mạch gỗ gồm các tế bào chết bao gồm: quản bào và mạch ống.

– Các tế bào mạch gỗ cùng loại nối kế tiếp nhau theo cách lỗ bên của tế bào
này sít khớp với lỗ bên của tế bào khác tạo thành con đường vận chuyển nước
và các ion khoáng từ rễ lên lá.
– Thành của mạch gỗ được linhin hoá tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu
nước.
2.1.2. Thành phần của dịch mạch gỗ
– Thành phần chủ yếu gồm: Nước, các ion khoáng.

– Ngoài ra, còn có các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ (axit amin, amit, vitamin,
hoocmôn như xitôkinin, ancalôit,…)
2.1.3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ
Động lực đẩy dòng mạch gỗ là sự phối hợp của ba lực:
– Áp suất rễ.
– Lực hút do thoát hơi nước ở lá (động lực đầu trên).
Page 5


– Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ: Tạo thành
một dòng vận chuyển liên tục từ rễ lên lá.
2.2. Dòng mạch rây
2.2.1. Cấu tạo của mạch rây
Mạch các tế bào sống là ống rây (tế bào hình rây) và tế bào kèm.

2.2.2. Thành phần của dịch mạch rây
Dịch mạch rây chủ yếu là: đường saccarôzơ, các axit amin, vitamin, hoocmôn
thực vật,…
2.2.3. Động lực của dòng mạch rây
Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan
nguồn (lá) và các cơ quan chứa (rễ, củ, quả,…).
2.3. Sự lưu thơng giữa mạch gỗ và mạch rây

3. THỐT HƠI NƯỚC
3.1. Vai trò của thoát hơi nước
– Tạo lực hút đầu trên của dòng mạch gỗ có vai trò giúp vận chuyển nước và
các ion khoáng từ rễ lên lá và đến các bộ phận khác ở trên mặt đất của cây.
– Làm giảm nhiệt độ bề mặt lá.
– Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
3.2. Thoát hơi nước qua lá

3.2.1. Cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước
- Lá có cấu tạo thích nghi với chức năng thoát hơi nước
Page 6


a) Khí khổng gồm:
+ 2 tế bào hình hạt đậu nằm cạnh nhau tạo thành lỗ khí, trong các tế bào này
chứa hạt lục lạp, nhân và ti thể.
+ Thành bên trong của tế bào dày hơn thành bên ngoài của tế bào
+ Sớ lượng khí khổng ở mạt dưới của lá thường nhiều hơn ở mặt trên của lá
b) Lớp cutin
+ Có nguồn gớc từ lớp tế bào biểu bì của lá tiết ra, bao phủ bề mặt là trừ khí
khổng
+ Độ dày của lớp cutin phụ thuộc vào từng loại cây và độ tuổi sinh lý của lá cây
(lá non có lớp cutin mỏng hơn lá già)

3.2.2. Hai con đường thoát hơi nước
– Con đường qua khí khổng (chủ yếu): được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí
khổng.

+ Khi no nước, vách mỏng của tế bào khí khổng căng ra → vách dày cong theo
→ lỗ khí mở ra.
+ Khi mất nước, vách mỏng hết căng → vách dày duỗi → lỗ khí đóng.
– Con đường qua cutin: lớp cutin càng dày thoát hơi nước càng giảm và ngược
lại.
3.2.3. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước
– Độ mở của khí khổng càng rộng, thoát hơi nước càng nhanh.
– Các nhân tố ảnh hưởng:
Page 7



+ Nước.
+ Ánh sáng.
+ Nhiệt độ, gió và một sớ ion khoáng
4. CÂN BẰNG NƯỚC VÀ TƯỚI TIÊU HỢP LÍ CHO CÂY TRỒNG
– Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào (A) và
lượng nước thoát ra (B).
+ Khi A = B: mô của cây đủ nước à cây phát triển bình thường.
+ Khi A > B: mô của cây thừa nước à cây phát triển bình thường.
+ Khi A < B: mất cân bằng nước, lá héo, lâu ngày cây sẽ bị hư hại và cây chết.
– Tưới nước hợp lí cho cây trồng:
+ Thời điểm tưới nước.
+ Lượng nước cần tưới.
+ Cách tưới.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Bài 1: Rễ của thực vật ở trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn
nước, hấp thụ nước và ion khoáng?
Trả lời : Rễ của thực vật trên cạn sinh trưởng rất nhanh, đâm sâu và lan tỏa tới hướng nguồn nước.
Đặc biệt, chúng hình thành liên tục với số lượng rất lớn các lông hút, tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ và
đất. Do vậy, sự hất thụ nước và các ion khoáng được thuận lợi.
Bài 2: Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoảng ở rễ cây.
Trả lời: Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế thụ động ( theo cơ chế thẩm thấu), tức là di chuyển từ
mơi trương đất nơi có nồng độ chất tan thấp ( môi trường nhược trương ) vào tế bào rễ, nơi có nồng độ chất
tan cao ( dịch bào ưu trương, áp suất thẩm thấu cao ).
Khác với sự hấp thụ nước, các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào một cách chọn lọc theo hai cơ
chế:
- Cơ chế thụ động: Các ion khoáng di chuyển từ đất ( hoặc môi trường dinh dưỡng ) vào rễ theo građien
nồng độ. Nước đi sau từ môi trường ( nơi có nồng độ ion cao) vào rễ ( nơi nồng độ của ion đó thấp).
- Cơ chế chủ động : Đối với một số ion cây có nhu cầu cao. Ví dụ, ion Kali (K+), di chuyển ngươicj chuyền

građien nồng độ. Sự di chuyển ngược chiều nồng độ như vậy đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng sinh học ATP
từ hơ hấp (phải dùng bơm ion, ví dụ : bơm natri: Na+ - ATPaza, bơm Kali: K+ - ATPaza,....)
Bài 3: Giải thích vì sao cây trên cạn ngập úng lâu ngày sẽ bị chết ?
Trả lời: Đối với cây trên cạn, khi ngập úng mưatj nước ngăn cách sư tiếp xúc của khơng khí với mặt
đất, ơxi khơng thâm nhập được vào đất làm rễ cây thiếu ôxi. Thiếu ơxi phá hoại tiến trình hơ hấp bình
thường của rễ, tích lũy các chất độc hại dối với tế bào và làm cho long hút chết mà cũng không hình thành
được lơng hút mới. Khơng có lơng hút cây sẽ không hấp thụ được nước, cân bằng nước bị phá vỡ, cây sẽ bị
chết. Ngoài ra, cây bị ngấp úng so với điều kiện cạn ở ban đầu là sự thay đổi môi trường đột ngột khiến cây
không kịp thích nghi với điều kiện mới.
Bài 4: Nêu các dạng nước trong cây và vai trò của các dạng nước trong đời sống của cây?
Trả lời: Nêu được hai dạng nước: nước tự do, nước liên kết và phân biệt được đặc điểm tự do, đặc
điểm liên kết của hai dạng nước. Từ đó nêu vai trị của dạng nước tự do với đầy đủ vai trò của nước ở dạng
phân tử, trong khi đó nước liên kết chỉ cịn vai trò cấu trúc.
Bài 5: Đặc điểm cấu trúc và sinh lí của lơng hút liên quan đến q trình hấp thụ nước?
Trả lời:
- Thành tế bào mỏng, không thấm cutin
- Chỉ có một khơng bào trung tâm lớn chiếm gần hết thể tích tế bào
- Áp suất thẩm thấu của tế bào lơng hút rất lớn vì hoạt động hô hấp luôn luôn cao.

Page 8


Bài 6: Quan sát hình dưới đây, cho biết có bao nhiêu con đường hấp thụ nước từ đất vào mạch
gỡ? Mơ tả mỡi con đường. Hãy nêu vị trí và vai trò của vòng đai Caspari?

Trả lời:
a) Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường:
– Con đường gian bào: Từ lông hút → khoảng gian bào → đai Caspari → mạch gỗ.
– Con đường tế bào chất: Từ lông hút → tế bào chất của các tế bào sống → mạch gỗ.
b) Đai caspari nằm ở phần nội bì của rễ.

Vai trị là kiểm sốt các chất đi vào trung trụ, điều hòa vận tốc hút nước của rễ.
Bài 7: Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che ở vật liệu xây dựng:
Trả lời: : Tại vì lá cây có q trình thốt hơi nước làm hạ nhiệt môi trường xung quanh. Nhờ vậy ở
dưới cây ta cảm giác mát hơn.
Bài 8: Cây trong vườn và trên đồi, cây nào có cường độ thốt hơi nước qua cutin mạnh hơn ?
Trả lời: Cây trên vườn thoát nước nhiều hơn do được sống trong mơi trường có điều kiện tiếp xúc
nước nhiều hơn do đó lớp cutin trên biểu bì mỏng hơn nên khản năng thốt nước mạnh hơn.
Bài 9: Tác nhân chủ yếu nào điều tiết độ mở của khí khổng ?
Trả lời: Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng là hàm lượng nước trong tế bào khí khổng.
Do khi no nước vách mỏng của tế bào khí khơng căng làm cho vách dày cong theo.
Bài 10: Nêu ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước ở lá?
Trả lời: Thoát hơi nước ở lá sẽ:
- Giảm nhiệt độ bề mặt lá
- Lấy được CO2 phục vụ cho quá trình quang hợp
- Tạo lực hút nước từ rễ lên thân
Bài 11: Trong điều kiện đồng ruộng, tổng chiều dài hệ rễ của một cây ngô không kể lông hút là
500 – 700m. Trên 1 mm2 rễ cây ngơ có tới 420 lơng hút (chiều dài bình qn mỡi lơng hút là 0,5mm).
Cây táo 1 năm tuổi chỉ có 10 cành nhưng có tới 45000 rễ các loại.
a) Em hãy cho biết những con số trên nói lên điều gì?
b) Tính tổng chiều dài của các lông hút ở 1 mm2 rễ cây ngô. Ý nghĩa sinh học của con số đó là gì?
Trả lời:
a) Những con số nói lên khả năng đâm sâu và lan rộng của rễ, hệ thống lông hút làm tăng diện tích
tiếp xúc với mơi trường đất.
b) Tổng chiều dài = 420.0,5 = 210 mm/1mm2
Page 9


Ý nghĩa sinh học: đảm bảo cho cây hút được nước và muối khoáng để sinh trưởng và phát triển bình
thường.
Bài 12: Theo một nghiên cứu của Kixenbec ở cây ngơ:

- Số lượng khí khổng trên 1 cm2 biểu bì dưới là 7684, cịn trên 1cm2 biểu bì trên là 9300.
- Tổng diện tích lá trung bình (cả 2 mặt lá) ở một cây là 6100 cm2.
- Kích thước trung bình 1 khí khổng là 25,6 × 3,3 μm.
Hãy cho biết:
a) Tổng số khí khổng có ở cây ngơ đó là bao nhiêu? Tại sao ở đa số các loài cây, số lượng khí
khổng ở biểu bì dưới thường nhiều hơn số lượng khí khổng ở biểu bì trên mà ở ngơ thì khơng như
vậy?
b) Tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá là bao nhiêu?
c) Tại sao tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá rất nhỏ (dưới 1%) nhưng lượng nước bốc hơi
qua khí khổng lại rất lớn (chiếm 80-90% lượng nước bốc hơi từ toàn bộ mặt thoáng tự do của lá)?
Trả lời:
a) Tổng số khí khổng có ở cây ngơ đó là:
(7684 +9300).6100 = 103602400
Vì lá ngơ mọc đứng nên lượng khí khổng ở 2 mặt lá tương đương nhau.
b) Tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá là:
103602400.25,6.3,3.10-3/ 6100.10-2 = 0,14%
c) Vì các phân tử nước ở mép khí khổng bay hơi nhanh hơn các phân tử nước ở vị trí khác (hiệu quả
mép).
Bài 13: Năm 1859, Garơ đã thiết kế một dụng cụ đo được lượng hơi nước thốt ra qua hai mặt
lá. Sử dụng dụng cụ đó, ông đã đo được lượng hơi nước thoát ra qua hai mặt lá như bảng dưới đây:
Tên cây
Mặt lá
Thoát hơi nước (mg/24
Số lượng khi
2
giờ)
khổng/mm
Cây thược
Mặt trên
22

500
dược
Mặt dưới
30
600
Cây đoạn
Mặt trên
0
200
Mặt dưới
60
490
Cây thường
Mặt trên
0
0
xuân
Mặt dưới
80
180
a) Những số liệu nào trong bảng cho phép khẳng định, số lượng khí khổng có vai trị quan trọng
trong sự thoát hơi nước của lá cây?
b) Số liệu về số lượng khí khổng và cường độ thốt hơi nước ở mặt trên của lá cây đoạn nói lên
điều gì? Hãy giải thích.
Trả lời:
a) Mặt dưới có nhiều khí khổng hơn mặt trên và có tốc độ thốt hơi nước cao hơn. => tốc độ thoát hơi
nước tỉ lệ thuận với số lượng khí khổng.
b) Ngồi khí khổng cịn có thốt hơi nước qua cutin.
Bài 14: Khi nghiên cứu chiều dài của rễ một số loài cây, người ta thu được số liệu: đậu côve 0,80,9m; cỏ ba lá 1-3m; kê 0,8-1,1m; khoai tây 1,1-1,6m; ngô 1,1-2,6m; nhiều cây bụi ở sa mạc trên 10m.
a) Các con số trên chứng minh điều gì?

b) Tại sao cây bụi ở sa mạc lại có rễ trên 10m?
Trả lời:
a) Những con số nói lên khả năng đâm sâu và lan rộng của rễ, hệ thống lơng hút làm tăng diện tích
tiếp xúc với mơi trường đất.
b) Thích nghi với hấp thụ nước ở sâu trong đất.
Bài 15: Hãy mô tả con đường vận chuyển nước, chất khống hịa tan và chất hữu cơ trong cây?
Vẽ hình minh họa.
Trả lời:
Trong cây có các dòng vận chuyển vật chất sau:

Page 10


* Dòng mạch gỗ (dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục
dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây.
* Dòng mạch rây (dòng đi xuống): vận chuyển các chất hữu cơ được quang hợp từ lá đến nơi cần sử
dụng hoặc dự trữ trong rễ, hạt, củ, quả …

CÂU HỎI TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA
THPT Quốc gia 2018
Câu 1. Cơ quan nào sau đây của cây bàng thực hiện chức năng hút nước từ đất?
A. Thân.
B. Hoa.
C. Rễ. D. Lá.
Hướng dẫn trả lời
Rễ là cơ quan hút nước. => Đáp án C.
Câu 2.Ở thực vật sống trên cạn, loại tế bào nào sau đây điều tiết quá trình thốt hơi nước ở lá?
A. Tế bào mơ giậu. B. Tế bào mạch gỗ. C. Tế bào mạch rây. D. Tế bào khí khổng.
Hướng dẫn trả lời
Tế bào khí khổng (tế bào hạt đậu) làm nhiệm vụ điều tiết đóng mở khí khổng nên sẽ điều tiết q trình thốt

hơi nước. => Đáp án D.
Câu 3. Lông hút của rễ cây được phát triển từ loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào mạch cây của rễ.
B. Tế bào biểu bì của rễ.
C. Tế bào nội bì của rễ.
D. Tế bào mạch gỗ của rễ.
Hướng dẫn trả lời
Lơng hút chính là tế bào biểu bì, được phát triển từ biểu bì rễ. => Đáp án B.
Page 11


Câu 4. Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hập thụ chủ yếu bởi cơ quan nào sau đây?
A. Thân.
B. Rễ. C. Lá. D. Hoa.
Hướng dẫn trả lời
Rễ là cơ quan hút nước, ion khoáng. => Đáp án B.

LUYỆN TẬP
Câu 1: Các dạng nước trong cây là
A. nước tự do.B. nước cứng.C. nước liên kết.D. nước tự do và nước liên kết.
Câu 2: Những giai đoạn của quá trình hấp thụ nước ở rễ bao gồm
A. giai đoạn nước từ đất vào lông hút.
B. giai đoạn nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ.
C. giai đoạn nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân.
D. giai đoạn nước từ đất vào lông hút, từ lông hút vào mạch gỗ của rễ và bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch
gỗ của thân.
Câu 3: Đặc điểm cấu tạo và sinh lí nào của rễ phù hợp với chức năng nhận nước từ đất?
A. Thành tế bào mỏng không thấm cutin.
B. Chỉ có một khơng bào trung tâm lớn.
C. Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp mạch của rễ.

D. Thành tế bào mỏng khơng thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn và áp suất thẩm thấu rất cao
do hoạt động hô hấp mạch của rễ.
Câu 4: Thiếu nước sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống của thực vật?
A. Thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.
B. Thiếu nước kéo dài cây sẽ héo và chết.
C. Thiếu nước gây ra sự kìm hãm đáng kể những chức năng sinh lí quan trọng của cơ thể.
D. Thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây; thiếu nước kéo dài cây sẽ héo và
chết, đồng thời gây ra sự kìm hãm đáng kể những chức năng sinh lí quan trọng của cơ thể.
Câu 5: Nước có vai trị như thế nào đối với đời sống của thực vật?
A. Nước tham gia vào phản ứng hóa học trong cơ thể.
B. Nước đảm bảo độ bền vững của các cấu trúc trong cơ thể.
C. Nước là môi trường thuận lợi cho các phản ứng trao đổi chất.
D. Nước tham gia vào phản ứng hóa học trong cơ thể, đảm bảo độ bền vững của các cấu trúc trong cơ thể và
là môi trường thuận lợi cho các phản ứng trao đổi chất.
Câu 6: Nước được vận chuyển từ đất vào mạch gỗ theo con đường
A. qua gian bào và thành tế bào.
B. qua chất nguyên sinh và không bào.
C. qua bề mặt các tế bào biểu bì của cây. D. qua gian bào và thành tế bào, chất nguyên sinh và không bào.
Câu 7: Các ion khoáng được rễ hấp thụ bằng cách
A. hấp thụ chủ động.
B. hấp thụ bị động.
C. hấp thụ bị động và chủ động.
D. hấp thụ khơng mang tính chọn lọc.
Câu 8: Hấp thụ bị động là hình thức
A. các ion khống hút bám trao đổi.
B. các ion khoáng đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
C. các ion khống hồ tan trong nước và theo dịng nước vào rễ.
D. các ion khoáng hút bám trao đổi, đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp và hồ tan trong nước
và theo dịng nước vào rễ.
Câu 9: Hấp thụ chủ động là hình thức

A. các ion khống được vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
B. có sự tham gia của ATP và chất mang.
C. quá trình hấp thu các chất khoáng liên quan chặt chẽ với q trình hơ hấp của rễ.
D. các ion khống được vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và có sự tham gia của
ATP và chất mang.
Câu 10: Vai trò của nước trong cơ thể là
A. là dung môi và là môi trường cho các phản ứng hóa học.
B. tham gia trực tiếp vào q trình ơxi hóa ngun liệu hơ hấp.
C. giữ cho tế bào có hình dạng ổn định.
D. là dung mơi và là mơi trường cho các phản ứng hóa học đồng thời nước tham gia trực tiếp vào quá trình
Page 12


ôxi hóa nguyên liệu hô hấp.
Câu 11: Rễ cây hấp thụ
A. O2 và các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước.
B. nước cùng với các ion khoáng.
C. nước cùng các chất dinh dưỡng.
D. nước và các chất khí.
Câu 12: Bộ phận hút nước chủ yếu của cây ở trên cạn là
A. lá, thân, rễ.
B. lá, thân.
C. rễ, thân.
D. rễ và hệ thống lông hút.
Câu 13: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khống chủ yếu qua
A. miền lơng hút.
B. rễ chính.
C. rễ bên.
D. đỉnh sinh trưởng của thân.
Câu 14: Đặc điểm nào của rễ thực vật trên cạn thích nghi với chức năng hút nước và muối khống?

1. Rất nhiều lông hút.
2. Rẽ đâm sâu và lan rộng.
3. Có nhiều loại rễ.
4. Rễ thường xuyên đổi mới.
Các phương án đúng là
A. 1, 2, 3.
B. 1, 2, 4.
C. 2, 3, 4.
D. 1, 3, 4.
Câu 15: Lông hút rễ cây được đổi mới trong thời gian
A. vài giờ.
B. vài ngày.
C. vài tháng.
D. vài năm.
Câu 16: Đặc điểm thích nghi với chức năng hút nước của lông hút là
A. thành tế bào mỏng, không thấm cutin.
B. áp suất thẩm thấu cao.
C. không bào trung tâm lớn.
D. thành tế bào mỏng, không thấm cutin; áp suất thẩm thấu cao và không bào trung tâm lớn.
Câu 17: Đặc điểm của lông hút là
A. thành tế bào dày, không thấm cutin.
B. thành tế bào mỏng, thấm cutin.
C. thành tế bào dày, thấm cutin.
D. thành tế bào mỏng, khơng thấm cutin.
Câu 18: Các ion khống xâm nhập rễ cây theo cơ chế
A. thẩm thấu và chủ động.
B. chủ động và nhập bào.
C. thẩm tách và thẩm thấu.
D. thụ động và chủ động.
Câu 19: Nước xâm nhập vào tế bào lông hút theo cơ chế

A. thẩm tách.
B. chủ động.
C. nhập bào.
D. thẩm thấu.
Câu 20: Các ion khoáng xâm nhập vào rễ cây bằng cách
A. khuếch tán qua các kênh prôtêin xuyên màng.
B. khuếch tán qua lớp kép phôpholipit.
C. nhờ prôtêin vận chuyển và tiêu dùng ATP.
D. khuếch tán qua lớp kép phôpholipit và nhờ prôtêin vận chuyển, tiêu dùng ATP.
Câu 21: Nước và các ion khoáng được vận chuyển từ đất vào mạch gỗ của rễ theo con đường
A. gian bào.
B. tế bào chất.
C. đỉnh sinh trưởng.
D. gian bào và tế bào chất.
Câu 22: Đặc điểm thích nghi của cây ngập mặn là
A. tế bào rễ cây có áp suất thẩm thấu cao hơn mơi trường đất mặn.
B. tế bào rễ cây có áp suất thẩm thấu thấp hơn mơi trường đất mặn.
C. cây có rễ hô hấp phụ mọc từ rễ bên.
D. tế bào rễ cây có áp suất thẩm thấu cao hơn mơi trường đất mặn và cây có rễ hơ hấp phụ mọc từ rễ bên.
Câu 23: Nước từ vận chuyển từ đất vào tế bào lông hút nhờ
A. cơ chế chủ động.
B. đi từ nơi có nồng độ cao đến nồng độ thấp.
C. cơ chế thụ động (đi từ môi trường nhược trương ở đất vào môi trường ưu trương ở tế bào).
D. cơ chế chủ động và đi từ nơi có nồng độ cao đến nồng độ thấp.
Câu 24: Tế bào rễ của loại cây nào có áp suất thẩm thấu cao nhất?
A. Cây chịu hạn.
B. Cây chịu mặn.
C. Cây thủy sinh.
D. Cây chịu được đất chua.
Câu 25: Nước khơng có vai trò nào sau đây đối với đời sống thực vật?

I. Quyết định sự phân bố thực vật trên trái đất.
II. Là thành phần bắt buộc của bất kỳ tế bào sống nào.
III. Là dung mơi hịa tan muối khống và các hợp chất hữu cơ.
IV. Là nguyên liệu tham gia các phản ứng trao đổi chất.
V. Đảm bảo cho sự thụ tinh kép xảy ra.
VI. Điều hòa nhiệt độ cơ thể.
VII. Tạo sức căng bề mặt của lá, làm lá cứng cáp.
Page 13


VIII. Kết hợp với CO2 tạo H2CO3, kích thích quang hợp xảy ra.
Các phương án đúng là
A. I, II, V.
B. V, VIII.
C. III, V, VI, VII.D. V, VI, VII, VIII.
Câu 26: Cho các phát biểu sau.
I. Nước tự do không bị hút bởi các phân tử tích điện hay dạng liên kết hoá học.
II. Trong hai dạng nước tự do và nước liên kết, thực vật dễ sử dụng nước liên kết hơn.
III. Nước tự do giữ được tính chất vật lý, hố học, sinh học bình thường của nước nên có vai trị rất quan
trọng đối với cây.
IV. Nước tự do khơng giữ được các đặc tính vật lý, hố học, sinh học của nước nhưng có vai trị đảm bảo độ
bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh.
Các phát biểu sai là
A. I, II.B. II, III.C. III, IV.D. II, IV.
Câu 27: Bộ phận đảm nhiệm chức năng hút nước của rễ là
A. tế bào rễ.B. tế bào biểu bì.C. tế bào lơng hút.D. khơng bào.
Câu 28: Tế bào lông hút thực hiện được chức năng hút nước nhờ có đặc điểm nào sau đây?
I. Thành tế bào mỏng, khơng thấm cutin.
II. Có khơng bào phát triển lớn.
III. Độ nhớt của chất nguyên sinh cao.

IV. Áp suất thẩm thấu rất lớn.
Phương án đúng là
A. I, II.B. I, II, IV.C. II, IV.D. II, III, IV.
Câu 29: Bón phân quá liều lượng, cây bị héo và chết là do
A. các nguyên tố khoáng vào tế bào nhiều, làm mất ổn định thành phần chất nguyên sinh của tế bàolông hút.
B. nồng độ dịch đất cao hơn nồng độ dịch tế bào, tế bào lông hút không hút được nước bằng cơ chế thẩm
thấu.
C. thành phần khoáng chất làm mất ổn định tính chất lý hố của chất keo.
D. làm cho cây nóng và héo lá.
Câu 30: Cho các phát biểu sau.
I. Trời lạnh, sức hút nước của cây giảm.
II. Sức hút nước của cây mạnh hay yếu không phải thuộc vào độ nhớt của chất nguyên sinh.
III. Độ nhớt của chất nguyên sinh tăng sẽ gây khó khăn cho sự chuyển dịch của nước, làm giảm khả năng
hút nước của rễ.
IV. Một trong các nguyên nhân rụng lá mùa đơng do cây tiết kiệm nước vì hút được ít nước.
Các phát biểu đúng là
A. I, II.B. I, II, III.C. II, IV.D. I, III, IV.
Câu 31: Cho các phát biểu sau:
I. Khi nồng độ oxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây sẽ giảm.
II. Khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch của tế bào rễ thấp, thì khả năng hút nước của
cây sẽ yếu.
III. Khả năng hút nước của cây không phụ thuộc vào lực giữ nước của đất.
IV. Bón phân hữu cơ góp phần chống hạn cho cây.
Các phát biểu sai là
A. I, III.B. III.C. II.D. III, IV.
Câu 32: Tại sao ở môi trường đất mặn, cây chịu mặn như Sú, Vẹt, Đước lại có thể lấy được nước?
A. Do các lồi này có bộ phận đặc biệt ở rễ, nhờ đó có thể lấy được nước.
B. Do màng tế bào rễ các lồi này có cấu trúc phù hợp với khả năng lấy được nước ở mơi trường đất, có
nồng độ cao hơn so với tế bào lông hút.
C. Do khơng bào của tế bào lơng hút có áp suất thẩm thấu lớn hơn cả nồng độ dịch đất.

D. Do tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất và màng nội chất.
Câu 33: Cho các đặc điểm.
I. Các ion khống đi từ mơi trường đất có nồng độ cao sang tế bào rễ có nồng độ thấp.
II. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ, vào tế bào rễ.
III. Không cần tiêu tốn năng lượng.
IV. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải.
Q trình hấp thụ bị động ion khống có đặc điểm là
A. II, IV.
B. I, III.C. II, III.D. I, IV.
Câu 34: Cho các quá trình.
Page 14


I. Nhờ có tính thấm chọn lọc, chất khống đi từ nơi có nồng độ thấp ở đất sang nơi có nồng độ cao.
II. Các ion khống khuếch tán từ nơi có nồng độ cao của đất sang tế bào rễ có nồng độ dịch bào thấp hơn.
III. Các ion khống hịa tan trong nước đi vào rễ theo dịng nước.
IV. Hút bám trao đổi giữa tế bào rễ với keo đất.
Trong các quá trình trên, các hình thức hấp thụ bị động bao gồm
A. II, III, IV.
B. I, II, IV.
C. I, III, IV.
D. II, IV.
Câu 35: Sự hấp thụ bị động theo cách hút bám trao đổi là
A. hình thức cần có enzim hoạt tải của màng tế bào lơng hút.
B. hình thức trao đổi ion giữa rễ và đất, cần được cung cấp năng lượng.
C. hình thức các ion khoáng hút bám trên bề mặt keo đất và trên bề mặt rễ, trao đổi với nhau khi rễ tiếp xúc
với dung dịch đất.
D. hình thức thải ion khơng cần thiết từ rễ ra môi trường đất và lấy các ion cần thiết từ đất vào rễ.
Câu 36: Cho các đặc điểm.
I. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp của đất vào mơi trường có nồng độ cao của

tế bào rễ.
II. Cần năng lượng và chất hoạt tải (chất mang).
III. Chất tan đi từ nơi có nồng độ cao sang mơi trường có nồng độ thấp là tế bào rễ.
IV. Dù mơi trường đất có nồng độ cao hay thấp so với tế bào lông hút, nhưng nếu là ion cần thiết, đều được
tế bào lông hút lấy vào.
Q trình hấp thụ chủ động ion khống có đặc điểm là
A. I.
B. I, II.
C. I, II, IV.
D. I, II, III, IV.
Câu 37: Quá trình hấp thụ chủ động các ion khống, cần sự góp phần của yếu tố nào sau đây?
I. Năng lượnglà ATP.
II. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.
III. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi.
IV. Enzim hoạt tải (chất mang).
Phương án đúng là
A. I, IV.B. I, III, IV.C. II, IV.D. I, II, IV.
Câu 38: Đất tơi xốp tạo điều kiện cho cây hút nước và khống dễ dàng hơn vì các lý do nào sau đây?
I. Nước ở trạng thái mao dẫn, rễ dễ sử dụng dạng nước này.
II. Đất thống có nhiều oxi, tế bào rễ được cung cấp năng lượng và hoạt động hút nước và khoáng xảy ra
theo hình thức chủ động.
III. Đất tơi xốp là dạng đất tốt, chứa nhiều nguồn dinh dưỡng cho cây.
IV. Đất tơi xốp chứa dạng nước trọng lực cây rất dễ sử dụng.
Phương án đúng là
A. I, II, III.
B. I, II, IV.C. I, II.D. I, II, III, IV.
Câu 39: Nhiều lông hút của rễ cây hình thành làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất giúp cho
A. rễ bám chặt vào đất cho cây đứng vững.B. đất tơi xốp.
C. rễ hấp thụ được nhiều nước và các ion khoáng.D. tế bào lơng hút có nồng độ ion cao.
Câu 40: Lông hút sẽ biến mất khi

A. đất không được tơi xốp.
B. môi trường của đất nhược trương, dung dịch của tế bào rễ cây ưu trương.
C. đã hút nước đầy đủ cho cây.
D. ở môi trường quá ưu trương.
Câu 41: So với môi trường đất, dịch của tế bào lông hút là dung dịch
A. ưu trương.
B. nhược trương.
C. đẳng trương.
D. nhược trương, đẳng trương.
Câu 42: Ở họ Lúa, số lượng lơng hút của một cây có thể đạt hơn
A. 100 cái.
B. 1000 cái.
C. 10000 cái.
D. 1 tỉ cái.
Câu 43: Ở cây lúa mì đen, số lượng lơng hút của một cây có thể đạt hơn
A. 1 ngàn cái.
B. 1 triệu cái.
C. 1 tỉ cái.
D. 14 tỉ cái.
Câu 44: Khi rễ ở trong mơi trường q axit hoặc thiếu ơxi thì lơng hút sẽ
A. ngưng hoạt động.
B. hoạt động bình thường.
C. bị gãy và biến mất.
D. không sinh trưởng.
Câu 45: Nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế
A. thụ động.
B. chủ động.
C. nước di chuyển từ thế nước thấp trong đất vào dịch bào và lơng hút có thế nước cao.
D. cơ chế thụ động, chủ động.
Page 15



Câu 46: Dịch của tế bào biểu bì rễ (lơng hút) là ưu trương do
A. nồng độ chất tan thấp và hàm lượng nước tăng.
B. nồng độ chất tan cao và hàm lượng nước giảm.
C. nồng độ chất tan và hàm lượng nước giảm.
D. nồng độ chất tan và hàm lượng nước tăng.
Câu 47: Ion kali mà cây có nhu cầu cao đi vào tế bào rễ theo cơ chế
A. thụ động.
B. chủ động.
C. di chuyển từ nơi có nồng độ ion thấp vào tế bào lơng hút có nồng độ ion cao.
D. thụ động và chủ động.
Câu 48: Sự di chuyển của nước và các ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút đi theo không gian giữa các tế
bào và khơng gian giữa các bó sợi xenlulơzơ bên trong thành tế bào. Đây là con đường qua
A. thành tế bào - gian bào.
B. gian bào - thành tế bào.
C. chất nguyên sinh - không bào.
D. không bào - chất nguyên sinh.
Câu 49: Sự di chuyển của nước và các ion khống từ đất vào tế bào lơng hút đi xuyên qua tế bào chất của tế
bào. Đây là con đường qua
A. thành tế bào - gian bào.
B. gian bào - thành tế bào.
C. chất nguyên sinh - không bào.
D. không bào - chất nguyên sinh.
Câu 50: Cây có khả năng hấp thụ và tích lũy ion kim loại nặng như chì, đồng, crơm... gây ơ nhiễm mơi
trường là
A. cây có múi.
B. cây bèo tây.
C. cây mận.
D. cây khổ qua.

Câu 51: Cây có khả năng hấp thụ và tích lũy chất độc hại như. amơniac, phênol, chì nitrat... gây ơ nhiễm
mơi trường là
A. cây có múi.
B. cây bèo tây (bèo Nhật Bản).
C. cây sậy.
D. cây khổ qua.
Câu 52: Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cơ chế
A. khuếch tán.
B. hút bám.
C. hòa tan.
D. chủ động.
Câu 53: Sự hút khống thụ đơng của tế bào phụ thuộc vào
A. hoạt động trao đổi chất.
B. chênh lệch nồng độ ion.
C. cung cấp năng lượng.
D. hoạt động thẩm thấu.
Câu 54: Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì
A. hệ rễ của cây khơng bám chặt được vào đất.
B. rễ cây thiếu ôxi làm cây hô hấp khơng bình thường đồng thời lơng hút bị chết làm q trình hấp thụ nước
và muối khống của cây bị ngưng trệ.
C. cây hấp thụ quá nhiều nước làm cân bằng nước trong cây bị phá vỡ.
D. cây bị vi sinh vật hại tấn cơng.
Câu 55: Nhiều lồi thực vật khơng có lơng hút rễ cây hấp thụ các chất bằng cách
A. hấp thụ trực tiếp vào rễ không thông qua lông hút.
B. hấp thụ qua thân.
C. hấp thụ qua bộ lá.
D. hấp thụ qua toàn bộ bề mặt cơ thể hoặc hấp thụ nhờ nấm rễ.
Câu 56: Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có độ mặn
cao là
A. các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.

B. các ion khoáng là độc hại đối với cây.
C. thế năng nước của đất là quá thấp.
D. hàm lượng oxy trong đất là q thấp.
Câu 57: Vì sao sau kho bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?
A. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm.
B. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng.
C. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.
D. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm.
Câu 58: Quá trình vận chuyển nước trong thân được thực hiện
A. nhờ mạch rây.
B. nhờ lực hút của lá và lực đẩy của rễ.
C. phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
D. nhờ lực hút của lá, lực đẩy của rễ và phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
Câu 59: Cơ chế đảm bảo sự vận chuyển của cột nước trong cây là
A. lực liên kết giữa các phân tử H2O phải lớn.
B. lực bám của các phân tử nước với thành mạch phải thắng được khối lượng cột nước.
C. do cấu tạo đặc biệt của các bó mạch trong thân.
D. lực liên kết giữa các phân tử H2O phải lớn và lực bám của các phân tử nước với thành mạch phải thắng
Page 16


được khối lượng cột nước.
Câu 60: Nước và muối khoáng được vận chuyển trong cây theo con đường nào?
A. Nước, muối khống hồ tan từ rễ lên lá theo mạch rây.
B. Nước, muối khống hồ tan từ rễ lên lá theo mạch gỗ.
C. Nước, muối khoáng được vận chuyển cả ở mạch gỗ và mạch rây.
D. Nước, muối khống hồ tan từ rễ lên lá theo mạch rây và theo mạch gỗ.
Câu 61: Chất hữu cơ trong cây được vận chuyển theo con đường nào?
A. Các chất hữu cơ từ lá xuống rễ theo mạch rây.
B. Các chất hữu cơ từ lá xuống rễ theo mạch gỗ.

C. Các chất hữu cơ được vận chuyển ở cả mạch gỗ và mạch rây.
D. Các chất hữu cơ từ lá xuống rễ theo mạch rây và mạch gỗ.
Câu 62: Mạch gỗ gồm
A. quản bào và mạch ống.
B. quản bào và các tế bào thải dịch.
C. tế bào biểu bào và tế bào thải dịch.
D. quản bào, mạch ống và các tế bào thải dịch.
Câu 63: Động lực của dòng mạch gỗ là
A. áp suất rễ, áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ) lực đẩy từ rễ đến thân.
B. áp suất rễ, áp suất thẩm thấu, lực hút cho thoát hơi nước của lá.
C. áp suất rễ, lực hút do thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với vách tế
bào mạch gốc.
D. áp suất rễ, lực hút do thoát nước ở lá.
Câu 64: Mạch libe gồm
A. tế bào kèm và tế bào nhu mô.
B. tế bào kèm và tế bào biểu bì.
C. tế bào hình rây và tế bào kèm.
D. tế bào hình rây và tế bào nhu mơ.
Câu 65: Động lực của dịng libe là
A. áp suất rễ là lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau.
B. sự chênh lệnh áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ).
C. áp suất rễ và sự thoát hơi nước của lá.
D. áp suất rễ là lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau, sự chênh lệnh áp suất thẩm thấu giữa cơ quan
cho (lá) và cơ quan nhận (rễ) và sự thoát hơi nước của lá.
Câu 66: Mạch gỗ gồm
A. các tế bào sống.
B. các tế bào chết.
C. các tế bào già.
D. các tế bào sống và chết.
Câu 67: Mạch libe gồm

A. các tế bào chết.
B. các tế bào non.
C. các tế bào sống.
D. các tế bào già.
Câu 68: Nước được vận chuyển trong cây nhờ động lực của
A. lực đẩy của rễ.
B. lực hút của lá.
C. lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với vách mạch gỗ.
D. lực đẩy của rễ, lực hút của lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với vách mạch gỗ.
Câu 69: Khả năng hút và đẩy nước chủ động của rễ cây thể hiện ở hiện tượng
A. rỉ nhựa.
B. ứ giọt.
C. đóng, mở của khí khổng.
D. rỉ nhựa và ứ giọt.
Câu 70: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ ở thực vật là
A. nước và ion muối khoáng.
B. hợp chất hữu cơ.
C. saccarơzơ, vitamin, muối khống.
D. hoocmơn, axit amin.
Câu 71: Thành phần chủ yếu của dịch mạch libe ở thực vật là
A. axit amin.
B. hoocmơn.
C. saccarơzơ, axit amin.D. nước và muối khống.
Câu 72: Dịch libe có pH
A. 8,0 - 8,5.
B. 7,5 - 8,0.
C. 8,5 - 9,0.
D. 9,0 - 9,5.
Câu 73: Khi lượng nước trong khơng khí ở mức bão hịa, ở thực vật sẽ xảy ra hiện tượng
A. rỉ nhựa.

B. héo lá.
C. thối rữa.
D. ứ giọt.
Câu 74: Nước và muối khoáng được vận chuyển trong cây chủ yếu qua
A. mạch rây.
B. mạch ống.
C. mạch gỗ.
D. các tế bào kèm.
Câu 75: Chất hữu cơ được vận chuyển trong cây chủ yếu qua
A. ống hình rây và tế bào kèm.
B. ống hình rây và libe.
C. quản bào và libe.
D. quản bào và mạch ống.
Câu 76: Áp suất rễ là
A. áp suất thẩm thấu của tế bào rễ.
B. độ chênh lệch về áp suất thẩm thấu của tế bào lông hút với nồng độ dịch đất.
Page 17


C. lực hút nước từ đất vào tế bào lông hút.
D. lực đẩy nước từ rễ lên thân.
Câu 77: Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng
A. rỉ nhựa.
B. ứ giọt.
C. rỉ nhựa và ứ giọt.
D. thoát nước và ứ giọt.
Câu 78: Cắt cây thân thảo (bầu, bí, ngơ...) đến gần gốc, sau vài phút thấy những giọt nhựa rỉ ra ở phần thân
cây bị cắt. Những giọt rỉ ra trên bề mặt thân cây bị cắt do
A. nước được rễ đẩy lên phần trên bị tràn ra.
B. nhựa rỉ ra từ các tế bào bị dập nát.

C. nhựa do rễ đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ ở thân. D. nước từ khoảng gian bào tràn ra.
Câu 79: Cắt cây thân thảo (bầu, bí, ngơ...) đến gần gốc, sau vài phút thấy những giọt nhựa rỉ ra ở phần thân
cây bị cắt. Về thực chất, các giọt nhựa rỉ ra chứa
A. toàn bộ là nước, được rễ cây hút lên từ đất.
B. toàn bộ là nước và muối khống.
C. tồn bộ là chất hữu cơ.
D. gồm nước, khoáng và chất hữu cơ như đường, axit amin...
Câu 80: Úp chuông thủy tinh trên các chậu cây (bắp, lúa, bầu, bí..). Sau một đêm, các giọt nước xuất hiện ở
mép các phiến lá. Hiện tượng trên được gọi là
A. rỉ nhựa.
B. rỉ giọt.
C. ứ giọt.
D. ứ nhựa.
Câu 81: Úp chuông thủy tinh trên các chậu cây (bắp, lúa, bầu, bí..). Sau một đêm, các giọt nước xuất hiện ở
mép các phiến lá. Hiện tượng ứ giọt xảy ra theo nguyên nhân nào?
I. Lượng nước thừa trong tế bào lá thốt ra.
II. Có sự bão hồ hơi nước trong chng thuỷ tinh.
III. Hơi nước thốt từ lá rơi lại trên phiến lá.
IV. Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, khơng thốt được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở
mép lá.
Các phương án đúng là
A. II.
B. IV.C. I, III.D. II, IV.
Câu 82: Áp suất rễ có được do nguyên nhân nào?
I. Lực hút bên trên của q trình thốt hơi nước.
II. Độ chênh lệch giữa áp suất thẩm thấu của mô rễ so với môi trường đất.
III. Sự tăng dần áp suất thẩm thấu của mô rễ từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ.
IV. Mơi trường đất khơng có nồng độ, cịn dịch tế bào rễ có nồng độ dịch bào.
Các phương án đúng là
A. I, II.

B. II, III.C. I, IV.D. II, IV.
Câu 83: Hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt bị ngừng trong trường hợp
A. trời quá nóng.
B. trời quá lạnh.
C. trong đất có clorofooc, KCN hoặc đất bị giảm độ thoáng.
D. đất bị thiếu nitơ.
Câu 84: Quá trình vận chuyển nước qua lớp tế bào sống của rễ và của lá xảy ra nhờ
A. sự tăng dần áp suất thẩm thấu từ tế bào lông hút đến lớp tế bào sát bó mạch gỗ của rễ và từ lớp tế bào sát
bó mạch gỗ của gân lá đến lớp tế bào gần khí khổng.
B. lực đẩy nước của áp suất rễ và lực hút của quá trình thoát hơi nước.
C. lực đẩy bên dưới của rễ, do áp suất rễ.
D. lực hút của lá, do thoát hơi nước.
Câu 85: Nước được vận chuyển trong thân theo mạch gỗ từ dưới lên là nhờ
A. lực hút của lá do q trình thốt hơi nước.
B. lực đẩy của rễ do áp suất rễ.
C. lực hút của lá do quá trình thốt hơi nước và lực đẩy của rễ do áp suất rễ.
D. lực liên kết trong dung dịch keo của chất nguyên sinh.
Câu 86: Ngoài lực đẩy của rễ, lực hút của lá, lực trung gian nào làm cho nước có thể vận chuyển lên các
tầng vượt tán, cao đến 100 mét?
I. Lực hút bám trao đổi của keo nguyên sinh.
II. Lực hút bám lẫn nhau giữa các phân tử nước.
III. Lực sinh ra do sự phân giải nguyên liệu hữu cơ của tế bào rễ.
IV. Lực dính bám của các phân tử nước với thành tế bào của mạch gỗ.

Page 18


Phương án đúng là
A. II, III.
B. I, IV.C. II, IV.D. III, IV.

Câu 87: Cơ chế nào đảm bảo cột nước trong bó mạch gỗ được vận chuyển liên tục từ dưới lên trên là
A. lực hút của lá phải thắng lực bám của nước với thành mạch.
B. lực hút của lá và lực đẩy của rễ phải thắng khối lượng cột nước.
C. lực liên kết giữa các phân tử nước phải lớn cùng với lực bám của các phân tử nước với thành mạch phải
thắng khối lượng cột nước.
D. lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa chúng với thành mạch phải lớn hơn lực hút của lá và
lực đẩy của rễ.
Câu 88: Cho các phát biểu sau.
I. Con đường vận chuyển nước qua hệ mạch dẫn của thân dài hơn rất nhiều lần so với vận chuyển nước qua
lớp tế bào sống.
II. Cơ chế vận chuyển nước trong hệ mạch không phụ thuộc vào sự đóng hay mở của khí khổng.
III. Con đường vận chuyển nước qua tế bào sống ở rễ và lá tuy ngắn, nhưng khó khăn hơn so với vận
chuyển nước qua bó mạch gỗ.
IV. Nước và khống được vận chuyển qua mạch rây (phloem) còn chất hữu cơ được vận chuyển qua bó
mạch gỗ (xilem).
Các phát biểu sai là
A. I, II.B. II, III, IV.C. I, II, IV.D. II, IV.
Câu 89: Trong các động lực sau đây, động lực ảnh hưởng lớn nhất đến sự vận chuyển nước trong mạch gỗ

A. quá trình thốt hơi nước của lá.
B. áp suất rễ.
C. lực liên kết giữa các phân tử nước trong lịng bó mạch gỗ.
D. lực dính bám của các phân tử nước vào thành mạch gỗ.
Câu 90: Cho các đặc điểm.
I. Ở cây thân gỗ áp suất rễ không đẩy được nước lên phần lá trên cao.
II. Cây bụi và thân thảo thường thấp, gần mặt đất dễ xảy ra bão hòa hơi nước vào ban đêm, nhất là khi trời
lạnh.
III. Cây bụi và cây thân thảo thường thấp nên động lực áp suất rễ đủ đẩy nước đến mép phiến lá.
IV. Cây bụi và cây thân thảo khơng có bó mạch gỗ nên lực thoát nước yếu dẫn đến hiện tượng ứ giọt
xuất hiện.

Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây thân bụi và cây thân thảo vì
A. II, III, IV.
B. I, II, III.
C. II, III.
D. II, IV.
Câu 91: Cho các phát biểu sau.
I. Nước, muối khoáng đi từ rễ lên thân, phải qua bó mạch gỗ.
II. Tuỳ theo thế nước trong mạch rây, nước có thể chuyển từ mạch gỗ sang mạch rây hay ngược lại.
III. Các chất hữu cơ từ lá xuống rễ phải qua mạch rây.
IV. Tuỳ theo chất hữu cơ được tổng hợp nhiều hay ít chất hữu cơ có thể chuyển từ mạch rây sang mạch gỗ.
Phát biểu sai là
A. I, IV.B. IV.C. II, IV.D. III.
Câu 92: Vận chuyển ngang giữa tế bào mạch gỗ này gắn khớp với tế bào mạch gỗ kia nhờ
A. quản bào.B. mạch ống.C. lỗ bên.D. quản bào và mạch ống.
Câu 93: Thành của mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước nhờ
A. linhin hóa.
B. xenlulơzơ hóa.
C. prơtêin hóa.
D. lipit hóa.
Câu 94: Động lực đẩy dịng mạch gỗ ở những cây gỗ (cây sấu, cây sao) có thể cao
A. vài centimet.
B. vài mét.
C. vài chục mét.
D. vài trăm mét.
Câu 95: Dịch mạch rây có pH từ 8,0 - 8,5 nhờ có chứa nhiều
A. axit amin.
B. ion kali.
C. vitamin.
D. saccarơzơ.
Câu 96: Dịch mạch rây di chuyển từ tế bào sang tế bào khác nhờ

A. tế bào kèm.
B. qua lỗ bên.C. qua lỗ trong bản rây.D. ống rây.
Câu 97: Quản bào và mạch ống có điểm giống nhau là
A. đều là tế bào chết.B. đều là tế bào sống.
C. có màng và các bào quan.D. trên thành khơng có các lỗ bên.
Câu 98:...(1)... có trong tất cả thực vật từ dương xỉ đến thực vật có hoa. (2)....chỉ có trong ngành Hạt kín.

Page 19


Điền vào chỗ trống từ hoặc cụm từ nào sau đây cho câu trên đúng nghĩa?
A. (1). mạch ống; (2). quản bào.
B. (1). quản bào ; (2). mạch ống.
C. (1). mạch rây; (2). mạch gỗ.
D. (1). mạch gỗ; (2). mạch rây.
Câu 99: Tế bào trong mạch rây khơng cịn nhân nhưng vẫn sống là
A. ống rây.
B. tế bào kèm.
C. tế bào nhu mô.
D. tế bào kèm, tế bào nhu mô.
Câu 100: Tế bào mạch rây có nhân là
A. tế bào kèm.
B. ống rây.
C. bản rây.
D. ống rây và bản rây.
Câu 101: Tế bào trong mạch rây là nguồn cung cấp năng lượng (ATP) cho quá trình vận chuyển chủ động là
A. tế bào kèm.
B. ống rây.
C. tế bào nhu mô.
D. ống rây và tế bào nhu mô.

Câu 102: Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng vận chuyển trong ống đó sẽ
A. khơng di chuyển lên trên.
B. di chuyển lên trên thông qua lỗ bên của ống bên cạnh.
C. di chuyển lên trên thông qua quản bào.
D. trở lại vị trí ban đầu.
Câu 103: Q trình trao đổi nước ở thực vật bao gồm
A. quá trình hấp thụ nước ở rễ.
B. quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá.
C. q trình thốt hơi nước từ lá ra ngồi khơng khí.
D. q trình hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước từ rễ lên lá và thoát hơi nước từ lá ra ngồi khơng khí.
Câu 104: Ngun nhân mở khí khổng?
1. Cây đưa ra ngoài sáng.
2. Cây để ở trong tối.
3. Tế bào khí khổng quang hợp làm thay đổi nồng độ CO2 và pH.
4. Hàm lượng đường trong tế bào tăng.
5. Hàm lượng đường trong tế bào giảm.
6. Áp suất thẩm thấu trong tế bào tăng.
7. Thay đổi sức hút nước và trương nước của tế bào.
8. Hoạt động của các bơm ion làm tăng hàm lượng các ion.
Các phương án đúng là
A. 1, 2, 3, 4, 5, 6.
B. 1, 3, 4, 6, 7, 8.
C. 3, 4, 5, 6, 7, 8.
D. 4, 5, 6, 7, 8.
Câu 105: Nguyên nhân khí khổng đóng?
1. Cây bị hạn.
2. Cây có q nhiều nước.
3. Hàm lượng ABA trong tế bào kích thích bơm ion hoạt động.
4. Các kênh ion đóng.
5. Các kênh ion mở, các ion rút ra khỏi tế bào.

6. Các tế bào giảm áp suất thẩm thấu, giảm sức trương nước.
Các phương án đúng là
A. 1, 2, 3, 4.
B. 1, 3, 5, 6.
C. 2, 3, 4, 5.
D. 3, 4, 5, 6.
Câu 106: Sự cân bằng nước của cây trồng xảy ra khi
A. quá trình hấp thu nước nhiều hơn quá trình thốt hơi nước.
B. q trình hấp thu nước ít hơn q trình thốt hơi nước.
C. q trình hấp thu nước cân bằng với q trình thốt hơi nước.
D. q trình hấp thu nước nhiều hơn, cân bằng hoặc ít hơn q trình thốt hơi nước.
Câu 107: Căn cứ vào đâu để tưới nước hợp lý cho cây trồng?
1. Căn cứ vào chế độ nước của cây.
2. Căn cứ vào nhu cầu nước của từng loại cây.
3. Căn cứ vào số khí khổng có trong lá.
4. Căn cứ vào các nhóm cây trồng khác nhau.
5. Căn cứ vào tính chất vật lý, hóa học của từng loại đất.
6. Căn cứ vào sự đóng, mở khí khổng của lá.
Các phương án đúng là
A. 1, 2, 3, 4.
B. 1, 2, 4, 5.
C. 2, 3, 4, 6.
D. 3, 4, 5, 6.
Câu 108: Ý nghĩa của sự thoát hơi nước ở lá là
A. làm nhiệt độ của bề mặt lá giảm xuống.
B. tạo ra 1 lực hút nước, tạo ra sự chênh lệch về thế nước để nước chuyển từ rễ lên lá một cách dễ dàng.
C. tạo điều kiện cho CO2 đi từ không khí vào lá đảm bảo cho quang hợp diễn ra bình thường.
D. làm nhiệt độ của bề mặt lá giảm xuống và tạo ra 1 lực hút nước; tạo ra sự chênh lệch về thế nước để nước
Page 20



chuyển từ rễ lên lá một cách dễ dàng và tạo điều kiện cho CO2 đi từ khơng khí vào lá đảm bảo cho quang
hợp diễn ra bình thường.
Câu 109: Thoát hơi nước được thực hiện qua
A. bề mặt lá.
B. gân lá.
C. cuống lá.
D. khí khổng và cutin.
Câu 110: Sự thoát hơi nước ở lá được điều chỉnh bởi
A. cơ chế mở khí khổng.
B. cơ chế đóng khí khổng.
C. cơ chế đóng, mở khí khổng.
D. cơ chế vận chuyển nước.
Câu 111: Rễ cây trên cạn khi ngập lâu trong nước sẽ
A. bị chết.
B. không mọc.
C. mọc nhanh hơn.
D. mọc chậm hơn.
Câu 112: Sự thoát hơi nước ở các lá già của cây được thực hiện chủ yếu qua
A. lớp cutin.
B. tế bào biểu bì.
C. tế bào khí khổng.
D. lớp cutin và tế bào biểu bì.
Câu 113: Lượng nước mà rễ cây hấp thụ được bị mất đi qua đường thoát hơi nước là
A. 95%.
B. 96%.
C. 97%.
D. 98%.
Câu 114: Vai trò của q trình thốt hơi nước đối với đời sống của cây là
A. là động lực của dòng mạch gỗ vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ đến mọi cơ quan của cây trên

mặt đất.
B. giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nóng, đảm bảo cho q trình sinh lí xảy ra bình thường.
C. giúp khí khổng mở cho khí CO2 khuếch tán vào lá cần cho quang hợp.
D. là động lực của dòng mạch gỗ vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ đến mọi cơ quan của cây trên
mặt đất; giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nóng, đảm bảo cho q trình sinh lí xảy ra bình thường
và giúp khí khổng mở cho khí CO2 khuếch tán vào lá cần cho quang hợp.
Câu 115: Độ đóng, mở của khí khổng chủ yếu phụ thuộc vào
A. hàm lượng nước.
B. hàm lượng cacbohidrat và lipit. C. các ion khoáng.
D. hàm lượng prơtêin.
Câu 116: Hoạt động của tế bào khí khổng ở lá cây chịu ảnh huởng của
A. điều kiện ngoại cảnh.
B. sự tích lũy ion kali trong tế bào.
C. điều kiện các hoomơn.
D. điều kiện ngoại cảnh, sự tích lũy ion kali trong tế bào và điều kiện các hoomôn.
Câu 117: Tế bào khí khổng phân bố chủ yếu ở
A. mặt trên lá.
B. mặt dưới lá.
C. mép lá.
D. mặt trên và mặt dưới lá.
Câu 118: Đặc điểm của sự thoát hơi nước qua khí khổng là
A. vận tốc khơng được điều chỉnh qua đóng mở khí khổng.
B. vận tốc nhỏ khơng được điều chỉnh qua đóng mở khí khổng.
C. vận tốc lớn được điều chỉnh qua đóng, mở khí khổng.
D. vận tốc nhỏ được điều chỉnh qua đóng, mở khí khổng.
Câu 119: Ở cây xương rồng sống trong sa mạc, khí khổng
A. đóng ban ngày và ban đêm.
B. đóng ban ngày, mở ban đêm.
C. mở ban ngày, đóng ban đêm.
D. mở cả ngày lẫn đêm.

Câu 120: Để tưới tiêu hợp lí cho cây trồng cần căn cứ vào
A. nhu cầu về nước của cây.
B. đặc điểm của đất.
C. thời tiết.
D. nhu cầu về nước của cây, đặc điểm của đất, thời tiết.
Câu 121: Nước thốt qua khí khổng chủ yếu ở
A. dạng giọt.
B. dạng hơi.
C. dạng khí.
D. dạng hơi và dạng khí.
Câu 122: Độ mở của khí khổng tăng trong thời gian
A. từ 11 giờ đêm đến sáng.
B. từ sáng đến trưa.
C. từ trưa đến chiều.
D. từ chiều đến hết đêm.
Câu 123: Vào ban đêm, lỗ khí khổng
A. mở rộng nhất.
B. đóng hồn tồn.
C. hé mở.
D. mở so với khi mở rộng nhất.
Câu 124: Các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước bao gồm
A. nước, ánh sáng.
B. nhiệt độ, gió.
C. các ion khống, độ ẩm đất.
D. nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió, các ion khống, độ ẩm đất.
Câu 125: Khi cây thiếu nước, khí khổng sẽ
A. đóng hồn tồn.
B. mở rộng.
C. đóng khơng hồn tồn.
D. đóng so với khi mở rộng.

Câu 126: Cây ngô qua 1 vụ thu hoạch với lượng sinh khối tươi 60 tấn/ha đã sử dụng tổng cộng bao nhiêu
tấn nước?
A. 3000 tấn.
B. 3100 tấn.
C. 3200 tấn.
D. 3300 tấn.
Page 21


Câu 127: Đối với cây, sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa
A. làm cho khơng khí ẩm và dịu mát, nhất là trong những ngày nắng nóng.
B. làm cho cây dịu mát, không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời.
C. tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
D. làm cho cây dịu mát, không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời, tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối
khoáng từ rễ lên lá.
Câu 128: Hạn hán sinh lý là
A. trời nắng nóng, cây thiếu nước, ngừng trệ các quá trình sinh lý.
B. cây bị bệnh, khơng hút nước được.
C. nước có nhiều trong đất, nhưng cây khơng sử dụng được, cuối cùng bị héo và chết.
D. đất thiếu nước, ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý.
Câu 129: Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hạn hán sinh lý?
I. Trời nắng gay gắt kéo dài.
II. Cây bị ngập úng nước trong thời gian dài.
III. Rễ cây bị tổn thương hoặc bị nhiễm khuẩn.
IV. Cây bị thiếu phân.
Các phương án đúng là
A. II.
B. I, IV.
C. III, IV.
D. II, III.

Câu 130: Cho các phát biểu sau.
I. Nước được vận chuyển trong cây theo chiều tế bào lông hút, qua lớp tế bào sống của rễ, vào mạch gỗ của
rễ, thân, lá sang lớp tế bào sống của lá rồi thốt ra khí khổng.
II. Q trình hơ hấp của tế bào rễ chỉ ảnh hưởng đến sự đẩy nước từ rễ vào mạch gỗ, không liên quan đến sự
vận chuyển nước trong thân cây.
III. Nếu lá bị chết và sự thốt hơi nước ngừng thì dịng vận chuyển nước cũng sẽ bị ngừng.
IV. Vào ban đêm, khí khổng đóng, q trình vận chuyển nước khơng xảy ra.
Các phát biểu đúng là
A. III, IV.
B. I, III.
C. II, III.
D. I, III, IV.
Câu 131: Q trình thốt hơi nước khơng có vai trị
A. là động lực bên trên của quá trình hút và vận chuyển nước.
B. tránh sự đốt nóng lá cây bởi ánh sáng mặt trời.
C. kích thích q trình quang hợp và hơ hấp diễn ra với tốc độ bình thường.
D. tạo ra trạng thái hơi thiếu nước của mô, tạo điều kiện cho các quá trình trao đổi chất diễn ra
mạnh mẽ.
Câu 132: Các con đường thoát hơi nước chủ yếu gồm
A. qua thân, cành và lá.
B. qua cành và khí khổng của lá.
C. qua thân, cành và lớp cutin bề mặt lá.
D. qua khí khổng và qua lớp cutin.
Câu 133: Ở thân cây gỗ, một phần nước được thoát qua các vết sần (bì khổng) ít có ý nghĩa bởi vì
A. cường độ thấp hơn nhiều so với ở lá.
B. đây là lượng nước thừa nên mới được thoát ra.
C. diện tích các bì khổng rất nhỏ.
D. cường độ thấp hơn nhiều so với ở lá và diện tích các bì khổng rất nhỏ.
Câu 134: Tỷ lệ thốt hơi nước qua lớp cutin tương đương với thoát hơi nước qua khí khổng xảy ra ở đối
tượng

nào?
I. Cây hạn sinh.
II. Cây cịn non.
III. Cây trong bóng râm hoặc nơi có khơng khí ẩm.
IV. Cây trưởng thành.
Phương án đúng là
A. I, II.
B. II, III.C. I, II, III.D. II, III, IV.
Câu 135: Hình thức thốt hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) không xảy ra ở
A. cây hạn sinh.B. cây trung sinh.C. cây cịn non.D. cây trưởng thành.
Câu 136: Q trình thốt hơi nước có vận tốc lớn và được điều chỉnh nhờ
A. con đường qua cành và lá.
B. con đường qua khí khổng.
C. con đường qua bề mặt lá, qua cutin.
D. con đường qua bì khổng.
Câu 137: Cho các lý giải sau.
Page 22


I. Lúc đó, lớp cutin bị thối hóa.
II. Các tế bào khí khổng có số lượng lớn và được trưởng thành.
III. Có cơ chế điều chỉnh lượng nước thốt qua cutin.
IV. Lúc đó lớp cutin dày, nước khó thốt qua.
Ở cây trưởng thành, q trình thốt hơi nước diễn ra chủ yếu ở khí khổng vì các lý giải là
A. I, III.
B. II, III, IV.
C. II, IV.
D. I, II, IV.
Câu 138: Cho các đặc điểm.
I. Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu xếp úp vào nhau.

II. Mỗi tế bào của khí khổng có chứa rất nhiều lục lạp.
III. Tế bào khí khổng có vách dày mỏng khơng đều; thành trong sát lỗ khí dày hơn nhiều so với thành ngồi.
IV. Các tế bào hạt đậu của khí khổng xếp gần tế bào nhu mô của lá.
Trong các đặc điểm trên, hai đặc điểm cấu tạo quan trọng nào phù hợp với chức năng đóng mở của khí
khổng là
A. I, II.
B. II, III.
C. III, IV.
D. I, IV.
Câu 139: Yếu tố là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự đóng hoặc mở khí khổng là
A. nhiệt độ.
B. nước.
C. phân bón.
D. ánh sáng.
Câu 140: Cho các phát biểu sau.
I. Khí khổng đóng hay mở do ảnh hưởng trực tiếp của sự trương nước hay không trương nước của tế bào hạt
đậu.
II. Khí khổng đóng vào ban đêm, cịn ngồi sáng khí khổng ln ln mở.
III. Khí khổng đóng khi cây thiếu nước, bất luận vào ban ngày hay ban đêm.
IV. Khi tế bào hạt đậu của khí khổng trương nước, khí khổng sẽ đóng lại.
Các phát biểu sai là
A. II.B. II, III.C. II, IV.D. IV.
Câu 141: Ngồi sáng khí khổng mở ra theo diễn biến nào sau đây?
A. Tế bào hạt đậu quang hợp, lượng CO2 trong tế bào giảm, độ chua của tế bào hạ, kích thích enzim
photphorilaza biến đổi đường thành tinh bột, nồng độ dịch bào tăng, tế bào hút nước và trương nước làm mở
khí khổng.
B. Tế bào hạt đậu quang hợp, lượng CO2 trong tế bào giảm, độ chua của tế bào hạ, enzim biến đổi tinh bột
thành đường, áp suất thẩm thấu tế bào hạt đậu tăng, tế bào hút và trương nước, khí khổng mở ra.
C. Tế bào hạt đậu quang hợp, lượng CO2 giảm, độ chua tế bào tăng, tinh bột bị biến đổi thành đường, nồng
độ dịch bào tăng, tế bào hạt đậu hút và trương nước, khí khổng mở.

D. Tế bào hạt đậu quang hợp, lượng CO2 giảm, độ chua tế bào tăng, đường bị biến đổi thành tinh bột, nồng
độ dịch bào tăng, tế bào hạt đậu trương nước và khí khổng mở.
Câu 142: Khí khổng đóng vào ban ngày chỉ mở khi mặt trời lặn. Hoạt động này xảy ra ở
A. cây trung sinh.
B. cây khí sinh.
C. cây hạn sinh.
D. cây thuỷ sinh.
Câu 143: Đóng thuỷ chủ động là hiện tượng
A. khí khổng đóng lại vào ban đêm, khi ngừng quang hợp.
B. khí khổng bị các tế bào biểu bì xung quanh ép và đóng lỗ khí lại.
C. khí khổng chủ động đóng vào ban ngày, khi hút đã đủ lượng nước.
D. khí khổng chủ động đóng lại khi nắng gắt, cường độ thoát hơi nước cao.
Câu 144: Cho các phát biểu sau.
I. Cơ chế đóng mở khí khổng phụ thuộc vào hoạt động của các bơm ion của tế bào khí khổng, làm tăng hoặc
giảm hàm lượng các ion, thay đổi sức trương nước của nó.
II. Ion kali tăng, làm tăng sức trương nước, làm khí khổng mở ra.
III. Khi tế bào lá thiếu nước, lượng kali trong tế bào khí khổng sẽ tăng lên.
IV. Nồng độ ion kali tăng, áp suất thẩm thấu của tế bào tăng, khí khổng đóng.
Các phát biểu sai là
A. I, II.B. III.C. II, III.D. IV.
Câu 145: Mở quang chủ động là phản ứng
A. khí khổng mở khi cây thừa nước.
B. khí khổng đóng khi cây thiếu ánh sáng.
C. khí khổng đóng khi cây thiếu nước.
D. khí khổng mở vào ban ngày hoặc đem cây từ tối ra sáng.
Câu 146: Phản ứng đóng thuỷ bị động xảy ra khi
A. trời nắng gắt, lá mất nước đột ngột gây phản ứng đóng khí khổng.
Page 23



B. trời đang nắng, tế bào hạt đậu trương nước, lượng nước thốt ra q nhiều gây phản ứng đóng ngay khí
khổng.
C. trời mưa, tế bào quanh khí khổng tăng thể tích, ép lên các tế bào khí khổng, làm khe khí khổng bị khép
lại một cách bị động.
D. cây thiếu nước lâu dài do hạn hán, khí khổng đóng lại một cách bị động để tiết kiệm nguồn nước.
Câu 147: Cho các yếu tố sau.
I. Nồng độ axit abxixic trong tế bào khí khổng.
II. Lượng prơtêin có trong tế bào khí khổng.
III. Nồng độ ion kali trong tế bào khí khổng.
IV. Ánh sáng.
V. Sự biến đổi tinh bột thành đường (hay ngược lại), xảy ra trong tế bào khí khổng.
Các yếu tố khơng ảnh hưởng đến cơ chế đóng mở khí khổng là
A. II, III.
B. II.
C. I, II.
D. IV, V.
Câu 148: Cân bằng nước là hiện tượng
A. xảy ra khi cây ln ln được bão hồ nước.
B. tương quan về tỷ lệ hút nước và thoát hơi nước dẫn đến bão hoà nước trong cây.
C. cây thiếu nước được bù lại do quá trình hút nước.
D. cây thừa nước và được sử dụng đến khi có sự bão hịa nước trong cây.
Câu 149: Cây mất nước dương là hiện tượng
A. cây mất nước được bù lại bằng sự nhận nước đến lúc được bão hòa nước.
B. cây thừa nước được thốt hơi nhiều đến lúc bão hịa nước.
C. cây luôn luôn ở trạng thái thừa nước.
D. cây thiếu nước, không được bù lại và bị hạn.
Câu 150: Cân bằng nước âm là trường hợp
A. cây thừa nước và được thoát hơi nước đến lúc thiếu nước trở lại.
B. cây thiếu nước, được bù lại bằng quá trình hút nước.
C. cây thiếu nước kéo dài do lượng nước hút vào ít hơn so với lượng nước cây sử dụng và lượng nước thoát

hơi.
D. cây sử dụng nước quá nhiều.
Câu 151: Cho các tác hại sau.
I. Keo nguyên sinh giảm độ ưa nước, keo ngun sinh bị lão hố.
II. Prơtêin bị phân giải tạo NH3 đầu độc cây, làm năng suất và phẩm chất kém, cây có thể bị chết.
III. Ức chế tổng hợp, thúc đẩy phân huỷ, năng lượng chủ yếu thốt ra ở dạng nhiệt, cây khơng sử dụng
được.
IV. Diệp lục bị phân huỷ, enzim bị giảm hoạt tính.
Hạn hán sẽ dẫn đến các tác hại là
A. I, II, III.
B. I, II, III, IV.C. II, III, IV.D. I, III, IV.
Câu 152: Cường độ thoát hơi nước là
A. tỷ lệ giữa hút nước và thoát nước.
B. lượng nước được thoát hơi trong một đơn vị thời gian nhất định.
C. lượng nước được thốt hơi trên đơn vị diện tích lá.
D. lượng nước thốt hơi tính trên đơn vị thời gian và một đơn vị diện tích lá, được tính bằng số gam
nước/m2, lá/giờ.
Câu 153: Hệ số thoát hơi nước là
A. số gam nước thoát hơi, khi tạo được một gam chất khô.
B. lượng chất khô tạo thành khi tiêu hao 1kg nước.
C. tỷ lệ giữa lượng nước được thoát ra so với lượng nước hút vào.
D. tỷ lệ giữa lượng nước được bù lại sau khi cây sử dụng.
Câu 154: Cấu tạo của tế bào thực vật làm hạn chế lực hút nước theo cơ chế thẩm thấu là
A. lưới nội chất.
B. vách tế bào.
C. không bào.
D. keo nguyên sinh.
Câu 155: Cho các nhận định sau.
I. Làm thay đổi nhiệt độ đột ngột theo hướng bất lợi cho cây.
II. Giọt nước đọng trên lá sau khi tưới, trở thành thấu kính hội tụ, hấp thụ ánh sáng và đốt nóng lá, làm lá

héo.
III. Lúc này khí khổng đang đóng, dù được tưới nước cây vẫn không hút được nước.
IV. Đất nóng, tưới nước sẽ bốc hơi nóng, làm héo lá.
Page 24


Khơng nên tưới cây vào buổi trưa nắng gắt vì
A. II, III, IV.
B. I, II, IV.
C. II, III.
D. II, IV.
Câu 156: Biện pháp tưới nước hợp lý cho cây bao hàm tiêu chí
A. phải tưới ngay sau khi phát hiện cây thiếu nước.
B. thường xuyên tưới, thừa còn hơn thiếu.
C. tưới đúng lúc, đúng lượng và đúng cách.
D. chất lượng nước tưới cần được đảm bảo.
Câu 157: Lượng nước bị mất đi do thoát hơi nước là
A. 2%.
B. 9%.
C. 18%.
D. 98%.
Câu 158: Để tổng hợp 1kg chất khô, cây ngô phải thoát ra
A. 25kg nước.
B. 52kg nước.
C. 250kg nước.
D. 600kg nước.
Câu 159: Để tổng hợp 1kg chất khô, cây lúa mì phải thốt ra
A. 25kg nước.
B. 52kg nước.
C. 250kg nước.

D. 600kg nước.
Câu 160: Q trình thốt hơi nước khơng có vai trò
A. tạo lực hút hút dòng nước và ion khoáng từ rễ lên lá và các bộ phận khác của cây.
B. giúp vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá đến nơi sử dụng (đỉnh, cành, rễ).
C. giúp khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
D. giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.
Câu 161: Cơ quan thoát hơi nước của cây là
A. rễ.
B. thân.
C. lá.
D. chồi.
Câu 162: Cây có mặt trên của lá khơng có khí khổng nhưng vẫn có sự thốt hơi nước là
A. cây thược dược.
B. cây đoạn (Tilia sp).
C. cây thược dược, cây thường xuân (Hedera helix).
D. cây đoạn (Tilia sp), cây thường xuân (Hedera helix).
Câu 163: Số lượng khí khổng/mm2 ở lá của cây thược dược là
A. mặt trên là 22, mặt dưới là 30.
B. mặt trên là 30, mặt dưới là 22.
C. mặt trên là 0, mặt dưới là 60.D. mặt trên là 60, mặt dưới là 0.
Câu 164: Cây sống ở sa mạc khơng có khí khổng sẽ khơng thốt hơi nước ở
A. lá.B. mặt trên của lá.C. mặt dưới của lá.D. lớp cutin.
Câu 165: Cấu tạo của tế bào khí khổng có
A. mép trong rất dày, mép ngoài mỏng.B. mép trong rất mỏng, mép ngoài dày.
C. mép trong và mép ngoài rất dày.D. mép trong và mép ngồi rất mỏng.
Câu 166: Khi tế bào khí khổng trương nước thì
A. khí khổng mở ra rất nhanh.B. khí khổng mở ra rất chậm.
C. khí khổng đóng lại rất nhanh.D. khí khổng đóng lại rất chậm.
Câu 167: Khi tế bào khí khổng mất nước thì
A. khí khổng mở ra rất nhanh.B. khí khổng mở ra rất chậm.

C. khí khổng đóng lại rất nhanh.D. khí khổng đóng lại rất chậm.
Câu 168: Cường độ thoát hơi nước qua cutin
A. mạnh ở lá non, giảm dần ở lá trưởng thành và ngưng ở lá già.
B. mạnh ở lá non, giảm dần ở lá trưởng thành và tăng lên ở lá già.
C. yếu ở lá non, tăng dần ở lá trưởng thành và mạnh ở lá già.
D. yếu ở lá non, tăng dần ở lá trưởng thành và ngưng ở lá già.
Câu 169: Thoát hơi nước qua mặt dưới của lá mạnh hơn qua mặt trên của lá là do
A. lớp cutin ở mặt trên dày hơn lớp cutin ở mặt dưới của lá.
B. lớp cutin ở mặt trên mỏng hơn lớp cutin ở mặt dưới của lá.
C. khí khổng phân bố chủ yếu ở mặt dưới của lá.
D. khí khổng phân bố chủ yếu ở mặt trên của lá.
Câu 170: Lượng nước của rễ hút vào (A). Lượng nước thoát ra qua lá (B). Nếu A = B thì
A. mơ của cây đủ nước, cây phát triển bình thường. B. mơ của cây thừa nước, cây phát triển bình thường.
C. mơ của cây thừa nước, cây có thể chết.
D. mơ thiếu nước, lá héo, cây có thể chết.
Câu 171: Lượng nước của rễ hút vào (A). Lượng nước thoát ra qua lá (B). Nếu A > B thì
A. mơ của cây đủ nước, cây phát triển bình thường. B. mơ của cây thừa nước, cây phát triển bình thường.
C. mơ của cây thừa nước, cây có thể chết.
D. mơ thiếu nước, lá héo, cây có thể chết.
Câu 172: Lượng nước của rễ hút vào (A). Lượng nước thoát ra qua lá (B). Nếu A < B thì
Page 25


×