Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

VAI TRÒ của báo CHÍ TRONG VIỆC NÂNG CAO NHẬN THỨC của GIỚI TRẺ về BIẾN đổi KHÍ hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.85 KB, 12 trang )

TIỂU LUẬN

TÂM LÝ BÁO CHÍ
Chủ đề: VAI TRỊ CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC NÂNG CAO NHẬN THỨC
CỦA GIỚI TRẺ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

I, Đặt vấn đề
Các bạn thân mến, hệ lụy của Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng trực
tiếp tới cuộc sống của con người trên khắp hành tinh, và chúng ta không ai là ngoại
lệ. Thậm chí Việt Nam cịn được xem là một trong những quốc gia phải chịu nhiều
thiệt hại nhất do biến đổi khí hậu gây ra.
Trong thơng điệp của Ngài Michel Jarraud, Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng
Thế giới (WMO) có nhấn mạnh : "Trong khi thế hệ tiếp theo phải sẵn sàng với thời
tiết và khí hậu đang biến đổi, giới trẻ có thể đóng góp vai trị tích cực trong việc
giám sát, hiểu biết và ứng phó với thời tiết và khí hậu hiện nay và mai sau. Họ có
khả năng nâng cao nhận thức về khí hậu, về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và
thích ứng. Nhưng để phát huy hết tiềm năng của giới trẻ trong việc giải quyết vấn
đề biến đổi khí hậu, chúng ta cần phải lôi kéo họ tham gia vào quá trình xây dựng
và thực thi các chính sách tác động đến họ hôm nay và liên quan đến họ trong
tương lai.” Qua lời của bà, chúng ta hiểu được vai trị to lớn của giới trẻ trong cuộc
hành hành trình đấu tranh với BĐKH, gìn giữ màu xanh cho trái đất.
Thế nhưng không phải ai trong số những người được xem là “giới trẻ”, được
xem là chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam cũng nhận thức được vai trị,
trách nhiệm của mình. Thậm chí có khi là họ biết, nhưng vẫn thờ ơ, không màng


quan tâm chỉ vì tâm lý “chưa ảnh hưởng tới mình, sẽ khơng ảnh hưởng tới mình
hoặc một mình mình cũng chẳng làm được gì,… và từ đó có thái độ bàng quan, thờ
ơ trước vận mệnh chung của toàn địa cầu.
Trong khi đó thì báo chí ngày càng chiếm vị thế quan trọng trong đời sống xã
hội, trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người.


Và ở khía cạnh nào đó nó cịn tham gia vào tiến trình lịch sử của thời đại, mang
sức ảnh hưởng lớn, cùng lúc có thể tác động đến nhiều người, nhiều tầng lớp, nhiều
lĩnh vực của cuộc sống. Điều này làm cho báo chí mang sức mạnh được xem như
thứ quyền lực thứ 4, một quyền năng đặc biệt. Tuy nhiên đối với vấn đề “con
người và biến đổi khí hậu, nhất là giới trẻ với biến đổi khí hậu”, báo chí chưa phát
huy được hết tiềm năng, thế mạnh, quyền lực vốn có của mình để tác động một
cách sâu sắc tới nhận thức, thái độ của lồi người, tác động để họ có hành vi ứng
xử với thiên nhiên cao đẹp.
Chính vì những lẽ đó mà tơi đã lựa chọn đề tài “vai trị của báo chí trong
việc nâng cao nhận thức của giới trẻ về biến đổi khí hậu” để tìm hiểu sâu và giải
quyết các câu hỏi xung quanh vấn nạn toàn cầu này:
1.
2.
3.
4.

Biến đổi khí hậu là gì? Ngun nhân gây ra biến đổi khí hậu?
Hệ lụy của biến đổi khí hậu (tác động của biến đổi khí hậu)?
Tâm lý của giới trẻ trước vấn đề biến đổi khí hậu?
Vai trị của báo chí trong việc nâng cao nhận thức của giới trẻ về biến đổi khí
hậu ?

II. Nội dung
1. Biến đổi khí hậu là gì? Ngun nhân?
1.1 Biến đổi khí hậu là gì?


Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ
quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự
nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng

triệu năm. Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân
bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới
hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên tồn Địa cầu. Trong những
năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách mơi trường, biến đổi khí hậu
thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện
tượng nóng lên tồn cầu. Ngun nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do
sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác
quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh
thái biển, ven bờ và đất liền khác.
1.2 Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
Nguyên nhân dẫn tới biến đổi khí hậu có thể là ngun nhân xuất phát từ tự
nhiên, hoặc do con người .
Nguyên nhân tự nhiên bao gồm thay đổi cường độ sáng của Mặt trời, xuất hiện
các điểm đen Mặt trời (Sunspots), các hoạt động động núi lửa, thay đổi đại dương,
hoặc thay đổi quỹ đạo quay của trái đất.
Nguyên nhân được đặc biệt quan tâm là các nguyên nhân xuất phát từ hoạt
động của con người. Ngày nay, chúng ta đang sống với những hệ quả từ các khí
nhà kính được phát thải từ những thế hệ trước - và các thế hệ tương lai sẽ chung
sống với những hệ quả từ quá trình phát thải ngày hơm nay của chúng ta bởi các
hoạt động chúng ta tạo ra các chất thải khí nhà kính đang được gia tăng, chủ yếu từ
các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt) và các hoạt động khai thác quá


mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ
và đất liền khác.
Theo đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu(BĐKH)
cho thấy việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản
xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng chiếm gần một nửa
nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu(46%), phá rừng nhiệt đới chiếm khoảng
18%, sản xuất nơng nghiệp khoảng 9%, các ngành hóa chất khoảng 24% và 3% từ

các hoạt động khác.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến biến đổi khí hậu là do nhân tố con người đã cho
ta một khẳng định rằng: hoạt động của con người đã tác động mạnh mẽ làm ảnh
hưởng xấu đến mơi trường, đến bầu khí quyển, vì vậy con người cũng hồn tồn
có thể kiểm sốt hành động của chính mình, thay đổi những thói quen hàng ngày
để giảm thiểu khí thải nhà kính, góp phần đấu tranh bảo vệ môi trường sống chung
của vạn vật. Và con người ứng sử như thế nào sẽ đóng vai trị quyết định màu của
trái đất.

2. Hệ lụy của biến đổi khí hậu
Khi nói đến hiện tượng trái đất nóng lên, ta khơng nói đến việc nhiệt độ mùa
hè năm nay nóng hơn năm ngối, mà ta nói về biến đổi khí hậu, những thay đổi lớn
làm ảnh hưởng đến mơi trường sống, bầu khí quyển và khí hậu nói chung. Biến đổi
khí hậu khơng những tác động trực tiếp đời sống hàng ngày của con người mà còn
làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và nói rộng hơn, nó quyết định vấn đề sinh tồn
của trái đất.
2.1 Các hệ sinh thái bị phá hủy


Biến đổi khí hậu và cụ thể là lượng cac-bon đi-ơ-xít ngày càng tăng cao đang thử
thách các hệ sinh thái của chúng ta. Nạn chặt phá rừng, khai thác bừa bãi tài
nguyên thiên nhiên đã làm ô nhiễm môi trường nặng nề, và cũng làm mất đi những
bể hấp thụ khí nhà kính(cây xanh) là nguyên nhân gây nên hậu quả như thiếu hụt
nguồn nước ngọt, khơng khí bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm,
đồng thời cũng phá hủy môi trường sinh thái, nơi sinh tồn của nhiều giống loài.
2.2 Mất đa dạng sinh học
Nhiệt độ trái đất tăng lên hiện nay đang làm cho các lồi sinh vật biến mất hoặc có
nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ
tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa.
Xảy ra điều này là do động thực vật mất mơi trường sống vì đất bị hoang hóa, do

nạn phá rừng và cũng do nước biển ấm lên hay băng tan, mức nước biển dâng cao.
Con người cũng không nằm ngồi tầm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Tình trạng
đất hoang hóa và mực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của
chúng ta. Và khi sinh vật là cây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc
nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta cũng mất đi.
2.3. Chiến tranh và xung đột
Khi mất đi hệ sinh thái, mất đa dạng sinh học, lương thực và nước ngọt là những
thứ không thể thiếu cho sự tồn tại của con người lại ngày càng khan hiếm, đất đai
dần biến mất trong khi dân số cứ tiếp tục tăng; nguồn tài nguyên thiên nhiên để
đảm bảo cho sự phát triển cũng trở nên khan hiếm, đây chính là những nguyên
nhân tất yêu gây ra xung đột và chiến tranh giữa các nước và vùng lãnh thổ để
tranh giành tồn tại.
Theo phân tích của các chuyên gia, các quốc gia thường xuyên bị khan hiếm
nước và mùa màng thất bát thường rất bất ổn về an ninh.
2.4 Tác động xấu đến các hiện tượng thời tiết


Nhiệt độ nước ở các biển và đại dương ấm lên là nhân tố tiếp thêm sức mạnh
cho các cơn bão. Những cơn bão đang ngày càng nhiều với sức tàn phá ngày càng
mạnh mẽ, khốc liệt và đường đi ngày càng khó lường hơn. Trong vịng chỉ 30 năm
qua, số lượng những cơn giông bão cấp độ mạnh đã tăng gần gấp đôi.
Trong khi một số nơi trên thế giới chìm ngập trong bão, lũ lụt triền miên thì
một số nơi khác lại hứng chịu những đợt hạn hán khốc liệt kéo dài. Hạn hán làm
cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền
nông nghiệp của nhiều nước. Hậu quả là sản lượng và nguồn cung cấp lương thực
bị đe dọa, một lượng lớn dân số trên trái đất đang và sẽ chịu cảnh đói khát.
Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4
lần so với trước đây, và dự đốn trong vịng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của
chúng sẽ gấp 100 lần so với hiện nay.
Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao

gây ra, và tất nhiên là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất.

2.5 Băng tan và mức nước biển dâng
Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến các núi băng và sông băng đang co
lại. Thay vào đó là mực nước biển đang dần dâng lên. Nhiệt độ tăng làm các sông
băng, biển băng hay lục địa băng trên trái đất tan chảy và làm tăng lượng nước đổ
vào các biển và đại dương gây lũ lụt và nhấn chìm đất liến ven biển, phá hủy cơng
trình kiến trúc, hoạt động kinh tế và nơi cư ngụ của người dân.
2.6. Dịch bệnh


Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con
vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây
nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới
Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều
nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây
cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới.
Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến
đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu
chảy
2.7. Các tác hại đến kinh tế
Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo
nhiệt độ trái đất. Hạn hán, lũ lụt hay các cơn bão lớn đều làm mùa màng thất bát,
tiêu phí nhiều tỉ đơ la, kinh tế bị ngừng trệ; ngoài ra, để khắc phục,khống chế dịch
bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Khoản chi phí cho
phúc lợi xã hội và cải thiện môi trường cũng không hề nhỏ chút nào. Khí hậu càng
khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế.
Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải
chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang; chính phủ phải đối mặt với
việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực

phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ
để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ, và cũng gây nên tình hình căng thẳng ở đường
biên giới.

3. Tâm lý của giới trẻ về biến đổi khí hậu


Giới trẻ là một lực lượng đơng đảo, có kiến thức, có nhiều điều kiện để tìm hiểu, để
tiếp nhận thơng tin về BĐKH, và cũng có nhiệt huyết để lan tỏa, để tuyên truyền,
và chính họ sẽ tự bản thân mình chung tay đóng góp cho cơng cuộc đấu tranh
chống lại BĐKH, bảo vệ cho trái đất mãi xanh tươi. Tuy nhiên, ở giới trẻ hiện nay
vì nhiều lý do mà hiểu biết của họ về BĐKH là khác nhau, tạo nên những nét tâm
lý khác nhau ở từng nhóm, phần đơng khơng quan tâm đến BĐKH, hay có quan
tâm ở mức độ hời hợt, và một bộ phận rất quan tâm, được thể hiện bằng hành động
cụ thể.
3.1 Khơng quan tâm
Nhóm đối tượng này chiếm gần 70% trong số 100 người trẻ mà tôi lựa chọn
khảo sát ngẫu nhiên. Khi được hỏi thì ngun nhân mà họ khơng quan tâm đến
BĐKH trước hết là vì họ khơng biết chính xác BĐKH là gì. Mặc dù được nghe rất
nhiều lần đến cụm từ này nhưng những gì họ nghĩ là “đây là việc ở xa tít, cao tít, ở
tầm vĩ mô, không tới lượt họ quan tâm mà là việc của các vị lãnh đạo hay ở các nơi
xa xơi khác, khơng ảnh hưởng gì tới họ”. Và lẽ dĩ nhiên, khơng ảnh hưởng trực tiếp
tới lợi ích, ảnh hưởng tới cuộc sống mình thì đâu cần thêm một mối bận tâm cho
mệt người? Hay do tâm lý số đơng, họ nghĩ “mình cũng như mọi người xung
quanh vậy, chẳng ai quan tâm thì mình cũng khơng phải là khác biệt”. Có tới
66/100 người được hỏi có chung suy nghĩ ấy. Vì bởi lẽ, họ chỉ được nghe những
thơng tin chuyên ngành, thuật ngữ quá xa xôi, cao siêu, khó hiểu, khiến họ khơng
có hứng thú để tìm hiểu sâu. Bên cạnh là trong trường học không chuyên cũng
không có định hướng, khơng được giảng giải tới BĐKH và các vấn đề liên quan.
Qua báo chí, sách vở thì cũng ít thơng tin đề cập tới, có nói đến thì cũng chung

chung, khó hiểu, và cũng chỉ nói tới thời gian bị ảnh hưởng là thời gian rất lâu sau,
hay các hệ lụy ở nơi xa xơi nào đó mà chưa đi thẳng vào trực diện xem BĐKH sẽ


ảnh hưởng trực tiếp đến từng con người như thế nào, và ý nghĩa trong từng việc
nhỏ nhặt nhất mà họ có thể làm được cho nhân loại.
3.2 Quan tâm hời hợt
Có 26/100 người trả lời có tâm lý quan tâm một cách hời hợt đến BĐKH.
Nhóm người này có tìm hiểu các thơng tin về BĐKH nhưng khơng thường xun
mà chỉ khi vơ tình thấy thơng tin trên báo chí hoặc có u cầu tìm hiểu thì mới
nghiên cứu nó. Và nhóm đối tượng này cũng chỉ biết đến một vài sự kiện tiêu biểu
chứ khơng hiểu rõ nó là gì, nguyên nhân nào gây nên và hậu quả nó mang lại
nghiêm trọng ở mức độ nào. Họ chỉ ở mức độ biết chứ chưa hiểu sâu, và có tâm lý
là mình có biết cũng chẳng giúp được gì, chẳng thể làm gì để giảm thiểu tình trạng
này được. Xét trên khía cạnh báo chí,sở dĩ giới trẻ có tâm lý này là bởi các bài báo
đăng chỉ giật tít và nói sơ qua đến hậu quả do sóng thần, lũ lụt, hạn hán gây nên
chứ hầu như không đề cập tới nguyên nhân gốc gác là do BĐKH, cũng chẳng định
hướng cụ thể xem mỗi người cần làm gì để giảm thiểu tình trạng này. Điều này
khiến cho mọi người lầm tưởng nó chỉ là những thiên tai thông thường mà trước
nay con người vốn đã chịu ảnh hưởng rồi nên khơng thể làm gì khác ngồi việc
phải chấp nhận.
3.3 Quan tâm
Một số ít người trẻ được hỏi có tâm lý rất quan tâm đến vấn đề BĐKH, chiếm
8/100 số người trả lời. Ở nhóm người này, họ đã hiểu được BĐKH là gì, nguyên
nhân và hậu quả của nó ra sao, và cũng một phần hiểu được nó sẽ tác động trực
tiếp tới mỗi con người trên hành tinh như thế nào ở hôm nay và trong tương lai. Sở
dĩ nhóm người này có quan tâm là do đặc thù ngành học của họ, yêu cầu phải
thường xun tìm hiểu và nắm bắt thơng tin về BĐKH, có người là do sở thích
được tìm hiểu về thiên nhiên, vũ trụ trong mối quan hệ con người- thiên nhiên.



Cũng có những người, họ đã, đang, và sẽ ở diện phải trực tiếp hứng chịu hệ quả do
thiên tai, do BĐKH mang lại nên họ buộc phải biết, phải hiểu. Họ đã tra cứu nhiều
nguồn thông tin chuyên ngành, thậm chí ở các báo, đài, kênh thơng tin nước ngồi
để có cái nhìn sâu sắc, tổng thể về BĐKH, hay các tạp chí chun nhành cũng cung
cấp nhiều thơng tin khá tồn diện và hữu ích cho họ. Ở nhóm đối tượng này lại có
5/8 người đã tự nhận thức được việc mình có thể làm và đã có ý thức trong bảo về
mơi trường nói chung, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức độ cá nhân mình làm được gì
thì làm chứ chưa có thái độ nhắc nhở, khuyên ngăn hay tuyên truyền những người
xung quanh cùng hành động. Chỉ có 3/8 người ở mức độ quan tâm này cũng là
3/100 người trẻ tham gia trả lời đã có ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình, họ
thực hiện nghiêm túc các hành vi bảo vệ môi trường, đồng thời vận động mọi
người xung quanh có hành động tốt với môi trường, bên cạnh là tham gia các hội
nhóm tuyên truyền, vận động cộng đồng cùng chung tay ứng phó với biến đổi khí
hậu từ những việc nhỏ mà họ hồn tồn có thể làm tốt.
Việc tìm hiểu tâm lý của giới trẻ sẽ giúp chúng ta có cách nhìn đúng đắn hơn, hiểu
rõ xem họ nghĩ gì, mức độ hiểu biết về BĐKH của họ ra sao, họ muốn được thông
tin như thế nào, và chúng ta cũng phân chia được từng nhóm đối tượng riêng để
xác định nội dung cũng như có cách thức thơng tin phù hợp kích thích niềm đam
mê, u thích tìm hiểu về BĐKH của giới trẻ để mỗi người trong số họ sẽ là những
người tuyên truyền hiệu quả, những người sẽ tiên phong thực hiện hành động đẹp
gần gũi thiên nhiên trong cuộc chiến với vấn nạn toàn cầu là BĐKH này.
4. Vai trị của báo trí trong việc nâng cao nhận thức giới trẻ về biến
đổi khí hậu
Báo chí như tơi đã nói trước đó, đang ngày càng chiếm vị thế quan trọng trong
đời sống xã hội, và nó cịn mang sức ảnh hưởng lớn, cùng lúc có thể tác động đến


nhiều người, nhiều tầng lớp xã hội ở mọi nơi trên khắp hành tinh. Với giới trẻ nó
càng thân thuộc và như món ăn tinh thần hàng ngày khơng thể thiếu trong viêc đáp

ứng yêu cầu được tiếp thận thông tin cao của họ. Vơi vấn đề BĐKH, báo chí có vai
trị to lớn từ việc cung cấp thơng tin cho tới tác động đến nhận thức, thái độ, thay
đổi hành vi của cộng đồng làm cho cả thế giới chung tay, đồng lịng, góp sức vì trái
đất xanh. Và trước hết, báo chí tác động đến giới trẻ để kêu gọi họ cùng trở thành
những người tuyên truyền như mình.
4.1 Báo chí cung cấp kịp thời thơng tin hứu ích về BĐKH
Báo chí phải thực hiện sứ mệnh vốn có của nó là tiên phong trong việc cung
cấp thơng tin, và cụ thể ở cuộc chiến này, báo chí có vai trị cập nhật thường xun,
liên tục các phát hiện mới về môi trường, về hậu quả do BĐKH gây ra. Bên cạnh
đó là thơng tin cho các bạn đều biết, hiểu rõ đc biến đổi khí hậu là gì, nguyên nhân
gây ra và làm thế nào để ứng phó với biến đổi khí hậu. Do mức hiểu biết và tâm lý
của các nhóm giới trẻ khác nhau nên nhà báo phải có cách thơng tin dễ hiểu, thơng
tin chính xác, thực tế, chân thực và nhiều chiều để giới trẻ có cái nhìn tồn diện về
BĐKH mà họ khơng cảm thấy nó khơ khan, vơ giá trị hay ở tầm vĩ mơ. Báo chí
phải phát huy hết tiềm năng vốn có của mình để mang lại giá trị thông tin cao cho
giới trẻ, sử dụng các kênh thông tin báo in, mạng, truyền hình, hay phát thanh,
mạng xã hội để đảm bảo tác động rộng rãi đến mọi đối tượng.
4.2 Báo chí tác động nhận thức, thái độ của giới trẻ về BĐKH
Từ những thông tin đa dạng, nhiều chiều, báo chí sẽ đảm nhận vai trị tác động
trực tiếp đến nhận thức của giới trẻ về BĐKH, chính ở bản thân thơng tin,chất
lượng thơng tin và cách thức thơng tin của báo chí đã làm cho báo chí đảm nhiệm
vai trị này. Từ biết, hiểu về biến đổi khí hậu, hiểu được những nguyên nhân gây ra
BĐKH xuất phát từ những việc đời thường nhất sẽ giúp giới trẻ nhận thức được


thực tế hành động thường ngày của mình đã góp vào việc gây nên thảm họa cho
trái đất hôm nay và mai sau, họ sẽ cảm biết được việc làm nào của họ là sai trái và
nên làm gì ở hiện tại, họ cũng sẽ hiểu được BĐKH sẽ gây nên hậu quả gì cho cả
hành tinh và trực tiếp đến lồi người,trong đó bản thân mình khơng là ngoại lệ để
họ thay đổi cái nhìn,thay đổi thái độ với vấn nạn tồn cầu này, để họ khơng bang

quan, khơng thờ ơ, khơng mặc kệ những thứ trước đó họ cho là “xa xơi, là vĩ mơ”.
4.3 Báo chí định hướng cho giới trẻ hành vi ứng xử đẹp với thiên nhiên,mơi
trường
Ngồi cung cấp thơng tin, báo chí cũng có vai trị to lớn trong việc định hướng
cách nhìn,cách suy nghĩ, cách hành động đúng đắn cho giới trẻ trước vấn nạn tồn
cầu, trước là thơng tin cho họ biết, họ hiểu, họ thay đổi cách nhìn, thái độ về
BĐKH sau cùng là định hướng cho giới trẻ biết họ nên làm gì, họ phải làm gì và ý
nghĩa hành động của họ ra sao. Báo chí phải kêu gọi họ, cùng có hành vi ứng xử
đẹp với thiên nhiên từ những việc nhỏ nhặt nhất của chính bản thân mình: khơng
xả rác bừa bãi, hạn chế tối đa chất thải, tiết kiệm năng lượng, tập thói quen tái sử
dụng vật dụng hàng ngày, hưởng ứng các cuộc thi, các chương trình vì màu xanh
trái đất. Báọ chí cũng có vai trị chỉ lối,hướng dẫn họ, cùng mình là những người
tuyên truyền thực thụ, vận động mọi người xung quanh có hành động thiết thực,
kêu gọi cộng đồng cùng chung tay, chung sức vì mái nhà chung.



×