Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tiểu luận truyền thông đại chúng trong xã hội hiện đại i, xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.41 KB, 23 trang )

TIỂU LUẬN
TRUYỀN HÌNH TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
Xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại
Việt Nam hiện nay
(Khảo sát trên kênh VTV6 từ năm 2012 đến năm 2014)

0


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế phát triển của xã hội, truyền hình trở thành một phương tiện
truyền thơng đại chúng có khả năng giải trí và truyền tải thông tin rất lớn. Tại
Việt Nam, từ năm 2000 đến nay, các kênh truyền hình cáp và trả tiền ra đời ngày
càng nhiều và thường mang tính chuyên biệt hóa, trong đó có nhóm đối tượng là
khán giả trẻ.
Công chúng trẻ là thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 13 đến 24 (mà trong
khuôn khổ tiểu luận này, chúng tôi tạm gọi là giới trẻ). Vậy mà các kênh truyền
hình dành cho giới trẻ vẫn cịn gặp nhiều khó khăn.
Có một số vấn đề được đặt ra như sau:
 Nhu cầu có những kênh truyền hình riêng dành cho giới trẻ đang trở
nên bức thiết, trong khi nhóm khán giả này ngày càng khó tính và ưa thích sự
đổi mới, cập nhật liên tục.
 Các chương trình truyền hình chuyên biệt của Việt Nam chưa đủ hấp
dẫn: từ khâu nội dung kịch bản, cho tới hình thức thể hiện.
 Sự phát triển của mạng Internet khiến những thơng tin và chương trình
truyền hình trở nên chậm chân hơn.
 Sự phát triển chóng mặt của xã hội và sự tồn cầu hóa khiến cho các
chương trình truyền hình dành cho giới trẻ ln ln đặt trong tình trạng bị so
sánh với các kênh tương tự trên thế giới.


 Điều quan trọng nhất, tâm lý, khoảng cách giữa thực tế cuộc sống của
giới trẻ với các chương trình, và cả khoảng cách tuổi tác cũng như quan điểm
giữa những người thực hiện với khán giả trẻ đang làm cho các kênh truyền hình
cho giới trẻ chưa thực sự “trẻ”.
Với những lý do trên, tiểu luận này sẽ thảo luận và điều tra Xu hướng
phát triển của chương trình truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt
Nam (dựa trên những khảo sát trên kênh VTV6 từ năm 2012 đến năm 2014).
1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Riêng về những vấn đề có liên quan tới các chương trình truyền hình
chun biệt, đã có 2 khóa luận tốt nghiệp bàn tới:
1


- “Xã hội hố sản xuất chương trình truyền hình hiện nay (Khảo sát tại
đài PT-TH Hà Tây 2004 – 2006)”
- “Mối quan hệ giữa công chúng với Đài truyền hình Việt Nam hiện nay”
Tuy nhiên, hai khóa luận này thời gian khảo sát đều dừng lại ở thời điểm
trước năm 2007. Hơn nữa, góc độ khảo sát khá rộng nên mới chỉ đề cập sơ lược
tới việc ứng dụng sản xuất các chương trình truyền hình chuyên biệt, cũng như
mối liên quan mật thiết với xu thế phát triển truyền hình chuyên biệt ở Việt
Nam.
Như vậy, cho tới thời điểm hiện tại, chưa có đề tài nào đặt vấn đề nghiên
cứu một cách toàn diện xu hướng phát triển của chương trình truyền hình
chuyên biệt dành cho giới trẻ thời điểm hiện nay dưới góc nhìn đa chiều, cũng
như xem xét xu thế phát triển của phương thức này trong tương lai.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
- Phần lý thuyết: Những vấn đề về truyền hình và chương trình truyền
hình chuyên biệt, những công cụ hỗ trợ cho việc sản xuất thể loại này dành cho
đối tượng là khán giả trẻ (13-24 tuổi).

- Phần thực tiễn: Các yếu tố chủ quan và khách quan hiện đang tồn tại
trong xã hội Việt Nam ảnh hướng tới sự phát triển và sản xuất chương trình
truyền hình chun biệt dành cho giới trẻ. Qua đó, đánh giá hiệu quả của xu
hướng truyền hình này ở Việt Nam, rút ra kinh nghiệm và đề xuất phương thức
để các kênh này tạo được ảnh hưởng tốt đối với các khán giả trẻ.
 Phạm vi nghiên cứu
- Phần nghiên cứu lý thuyết: Hệ thống hoá tài liệu từ: sách DVD, trang
web, các kênh truyền hình truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ.
- Phần thực tiễn: Khảo sát tại Ban Thanh thiếu niên VTV6, Đài Truyền hình
Việt Nam trong khoảng thời gian 02 năm (từ năm 2012 đến năm 2014).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục đích:
- Đưa ra một số lý luận cơ bản liên quan đến truyền hình chuyên biệt, các
vấn đề đang tồn tại và ảnh hưởng tới thực trạng quá trình phát triển, cũng như
sản xuất các chương trình truyền hình chuyên biệt trong bối cảnh truyền hình
Việt Nam hiện nay.

2


- Rút ra những kinh nghiệm trong việc đưa ra các chương trình truyền hình
chuyên biệt phù hợp hơn với điều kiện của nước ta; và những giải pháp để nâng
cao việc sản xuất và phát triển thể loại này trong ngành truyền hình tại Việt
Nam.
 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu kỹ các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
- Đánh giá tổng quan về quá trình phát triển của kênh truyền hình chuyên
biệt tại Việt Nam, cụ thể tại kênh VTV6.
- Khảo sát một số nhóm cơng chúng về hiệu quả của kênh truyền hình
chun biệt dành cho giới trẻ ở nước ta hiện nay.

- Tìm hiểu khán giả trẻ Việt Nam đang có mức độ quan tâm/khơng quan
tâm đến những gì ở các chương trình này.
- Tìm hiểu những gì khán giả mong đợi từ chương trình truyền hình chuyên
biệt Việt Nam
- Đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm cùng đưa ra những giải pháp thích
hợp để nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của thể loại này tại Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sách, một số trang web chính thức của
các kênh truyền hình chuyên biệt của Việt Nam và trên thế giới.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn anket, phỏng vấn sâu.
- Phương pháp khảo sát - thống kê: Dựa trên những tư liệu tập hợp được
từ các kênh truyền hình dành cho giới trẻ ở Việt Nam (đặc biệt là kênh VTV6)
và từ bảng hỏi.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Dựa trên kết quả phỏng vấn và tài
liệu đã tập hợp được.
- Phương pháp so sánh - đánh giá: Để thấy được ý nghĩa thực tiễn vấn đề
mà luận văn đưa ra.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận: làm rõ một số lý luận về truyền hình và chương trình
truyền hình chuyên biệt ở Việt Nam cũng như ở trên thế giới; về vai trò cũng
như xu thế phát triển của thể loại này trong sự vận động của báo chí truyền hình
Việt Nam. Đồng thời, khảo sát có hệ thống cách thức sản xuất, tổ chức nội dung
của các chương trình truyền hình chuyên biệt trong bối cảnh nước ta.
3


- Ý nghĩa thực tiễn: đưa ra những nét cơ bản nhất về các yếu tố khách
quan, chủ quan ảnh hưởng tới sự phát triển, sản xuất chương trình truyền hình
chun biệt ở Việt Nam thơng qua thực tiễn tại VTV6 trong giai đoạn từ năm
2012 -2014; nâng cao chất lượng, hiệu quả và góp phần thu hút khán giả tới với

phương thức này.
6. Cấu trúc của tiểu luận
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, tiêu luận
gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về truyền hình chuyên biệt và truyền hình chuyên
biệt dành cho giới trẻ
Chương 2: Thực trạng hoạt động của kênh truyền hình chuyên biệt dành
cho giới trẻ tại Việt Nam (VTV6)
Chương 3: Những giải pháp phát triển và khuyến nghị để nâng cao chất
lượng của kênh truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ (VTV6)

4


CHƯƠNG 1: TRUYỀN HÌNH CHUYÊN BIỆT VÀ TRUYỀN HÌNH
CHUYÊN BIỆT DÀNH CHO GIỚI TRẺ
1. Giới thiệu chung về lịch sử ngành Truyền hình
- Định nghĩa: Truyền hình hay Tivi là hệ thống viễn thơng để phát và nhận
sóng radio chứa thơng tin thể hiện các hình ảnh chuyển động và âm thanh. Trong
cuộc sống đời thường, Tivi còn được dùng với nghĩa như máy thu hình.
- Quá trình hình thành của truyền hình trên thế giới: Paul Gottlieb Nipkow
đưa ra phát kiến hệ thống Tivi cơ điện tử đầu tiên năm 1885. Năm 1911, Boris
Rosing và học trị của ơng Vladimir Kosma Zworykin thành công trong việc tạo
ra hệ thống tivi sử dụng bộ phân hình gương để phát hình.
- Các giai đoạn phát triển của truyền hình thế giới: Việc phát sóng truyền
hình đầu tiên từ những năm 1930 (ở Mỹ), và chỉ thực sự phổ biến từ những năm
1950. Hiện nay, trên thế giới có các loại truyền hình sau: truyền hình quảng bá,
truyền hình kỹ thuật số, truyền hình trực tuyến, truyền hình cơng nghệ độ phân
giải cao
- Quá trình hình thành truyền hình ở Việt Nam: ngày 7/9/1970, chương

trình truyền hình thử nghiệm đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ
được phát sóng
- Q trình phát triển của truyền hình Việt Nam:
Ngày 16/6/1976, việc khai thác sóng chuyển từ 58 Quán Sứ về trung tâm
Giảng Võ.
Ngày 1/1/1991, hệ truyền hình màu của Đài truyền hình Việt Nam chuyển
từ hệ SECAM 3b sang phát bằng hệ PAL/D/K.
Ngày 30/1/1991, Chính phủ ra quyết định số 26/CP giao cho Tổng cục
bưu điện thuê vệ tinh Intesputnik, bắt đầu phủ sóng qua vệ tinh chương trình
truyền hình quốc gia cho các đài địa phương.
Ngày 31/3/1998, Đài truyền hình Việt Nam tách kênh VTV1, VTV2,
VTV3, tăng về nội dung và thời lượng phát sóng
Hiện nay, các tỉnh và thành phố của nước ta đều có các đài Phát thanh và
Truyền hình. Các kênh dịch vụ truyền hình cáp, truyền hình số vệ tinh cũng phát
triển và khơng ngừng mở rộng.
- Truyền hình với việc đáp ứng nhu cầu của xã hội
5


Báo chí ra đời và phát triển do nhu cầu khách quan của xã hội. Công
chúng vừa là nguồn nuôi dưỡng báo chí phát triển (về vật chất và đề tài), vừa là
người đánh giá, thẩm định và loại trừ báo chí.
Truyền hình có khả năng tạo dựng dư luận xã hội nhanh hơn cả vì nó tác
động tới cơng chúng vào thơng tin mà họ nhìn thấy; nó sẽ ảnh hưởng tới suy
nghĩ và hành động của họ trong đời sống. Các nhóm cơng chúng ln muốn
nhận được nhiều thơng tin hơn nữa, song mỗi nhóm lại có điểm khác biệt về nhu
cầu cho nên cách tốt nhất là xây dựng các kênh truyền hình chuyên đối tượng.
Đáp ứng nhu cầu của công chúng là động lực để truyền hình phát triển trong
tương lai.
2. Truyền hình chuyên biệt

2.1. Định nghĩa
Là một hình thức truyền hình dịch vụ được xây dựng chuyên nghiệp phát
sóng hàng ngày có nội dung chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định (âm nhạc, thể
thao, tài chính…) hoặc có nội dung chỉ dành cho một nhóm đối tượng khán giả
mục tiêu (có những đặc điểm chung về lứa tuổi, giới tính, địa lý...) nhằm mục
tiêu phục vụ tốt nhất nhu cầu của công chúng xem truyền hình.
2.2. Lịch sử phát triển
- Lịch sử phát triển truyền hình chuyên biệt trên thế giới: sự mở đầu của
HBO (Home Box Office), thuộc tập đồn truyền thơng Time Warner, ra đời ngày
8 tháng 11 năm 1972.
- Một số xu hướng phát triển truyền hình chuyên biệt trên thế giới: máy
ghi hình cá nhân PVR (Personal video recorder); truyền hình di động; xem video
theo yêu cầu (on demand); truyền hình Internet (IPTV – Internet Protocol
Television).
- Quá trình phát triển của truyền hình chuyên biệt tại Việt Nam
Năm 2000: các kênh truyền hình trả tiền chính thức xuất hiện và sự ra đời
của Trung tâm dịch vụ kĩ thuật truyền hình cáp.
Năm 2001: Truyền hình cáp Việt Nam (VCTV) triển khai mạng truyền
hình cáp hữu tuyến và truyền hình số vệ tinh DTH trên toàn quốc. Cho đến nay
tổng số kênh phát sóng: trên 60 kênh.
Trong số hơn 50 nhà cung cấp dịch vụ này tại Việt Nam hiện nay, Canal+
là hãng nước ngoài đầu tiên.

6


3. Truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ
- Khán giả trẻ tại Việt Nam: Việt Nam là một quốc gia có dân số trẻ (60%
là giới trẻ). Thanh thiếu niên là nhóm dân số lớn có độ tuổi từ 13-24 (độ tuổi có
rất nhiều biến động về tâm lý và sinh lý, là khoảng thời gian tạo dựng những nền

tảng quan trọng cho sự trưởng thành). Một số đặc điểm của giới trẻ Việt Nam
hiện nay:
Giới trẻ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, sớm khẳng định vai
trị, vị trí trong đời sống
Giới trẻ chủ động hơn trong việc tự nghiên cứu tìm tịi tri thức, lĩnh hội tri
thức và lựa chọn con đường lập nghiệp cho bản thân.
Tốc độ tiếp xúc với thế giới bên ngoài ngày càng nhanh, sự biến đổi về tâm
sinh lý càng diễn biến phức tạp.
Nhiều bạn trẻ tỏ ra thời ơ với thời cuộc, có lối sống thực dụng, thích hưởng
thụ.
Cần có sự định hướng và cung cấp những phương tiện kiến thức để hiểu
được các thông tin bởi hội nhập là xu hướng tất yếu.
- Sự ra đời tất yếu của kênh truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ
Nhu cầu của khán giả trẻ: Những chương trình dành cho giới trẻ đang có
trên các kênh đang có chưa thỏa mãn được nhu cầu xem. Trong khi đó thế hệ trẻ
lại chờ đợi được xem, biết, học nhiều hơn từ truyền hình theo phong cách, lối tư
duy của họ.
Định hướng của Đảng và Nhà nước: Báo chí là một trong những phương
tiện góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân trong đó có thanh thiếu
niên hiệu quả. Đồng thời, thơng qua báo chí, Đảng và Nhà nước truyền tải các
chủ trương, đường lối và chính sách tới nhân dân nói chúng, giới trẻ nói riêng.
- Nhu cầu và sự phát triển của truyền hình Việt Nam: Thanh thiếu niên là
nhóm cơng chúng khán giả lớn của đài truyền hình Việt Nam. Hơn nữa, với chủ
trương xã hội hóa truyền hình, nhà đài có thể tranh thủ sức sáng tạo của giới trẻ
bởi họ là những người ln năng động, nhiệt tình và say mê thể hiện kiến thức
Từ những lý do trên, sau một thời gian gấp rút triển khai kế hoạch kênh
VTV6 - kênh truyền hình dành riêng cho thanh thiếu niên ra mắt cơng chúng
khán giả trẻ Việt Nam vào tháng 4 - 2007.
- Một số kênh truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam:
7



 VTV6: Kênh truyền hình dành cho thanh thiếu niên từ 13-24 tuổi.
 YANTV: Kênh truyền hình âm nhạc đầu tiên tại Việt Nam chính thức ra
mắt khán giả vào 16/6/2009 hiện đã có mặt trên SCTV2, VCTV, HTVC+, K+,
Hải Phịng cable.
 Yeah1TV: Kênh truyền hình dành cho tuổi teen phát sóng trên kênh
VTC4 thuộc Đài truyền hình kỹ thuật số VTC và hệ thống truyền hình
cáp SCTV.
 ITV: Kênh Truyền hình tương tác đầu tiên tại Việt Nam trực thuộc
Công ty, đối tượng khán giả chủ yếu là tầng lớp thanh thiếu niên.

8


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Từ năm 2006 trở về trước, các chương trình dành cho thanh thiếu niên
nằm trong các chương trình truyền hình tổng hợp nhiều đối tượng. Tuy nhiên
nhu cầu xem truyền hình của giới trẻ rất lớn, chỉ với các chương trình hiện có
trên các kênh truyền hình đang có thì chưa thể thỏa mãn họ. Giới trẻ muốn có
một kênh làm diễn đàn của riêng họ để bày tỏ quan điểm, chia sẻ và thể hiện
mình.
Ngồi ra, khán giả trẻ tuổi cịn có nhu cầu được học hỏi về các nội dung
khác trên truyền hình như: giáo dục giới tính, ngơn ngữ, lập nghiệp…Song
những lĩnh vực này ít được đề cập và đơi khi đề cập cịn dè dặt.
Và sự ra đời của kênh truyền hình đầu tiên dành cho giới trẻ VTV6 được
coi là một bước đi kịp thời của Đài Truyền hình Việt Nam. Xu hướng trẻ hóa của
khán giả và nhu cầu gia tăng của giới trẻ về những sản phẩm truyền thông, cũng
như sự lớn mạnh của thị trường truyền thông tại Việt Nam, đã thúc đẩy sự ra đời

này.

9


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA KÊNH TRUYỀN HÌNH
CHUYÊN BIỆT DÀNH CHO GIỚI TRẺ VTV6
1. Giới trẻ và truyền hình
Mối quan hệ biện chứng: Truyền hình khơng chỉ cung cấp các thơng tin,
giải trí mà trở thành người bạn tâm tình, người hướng dẫn giới trẻ trong suy nghĩ
và hành động, một tấm gương phản chiếu đời sống của chính họ… Cơng chúng
trẻ tuổi đang có những đóng góp lớn đối với truyền hình: đề xuất đề tài, chủ đề;
thẩm định và tham gia vào quy trình sản xuất các chương trình.
Chương trình truyền hình dành cho giới trẻ: là những tác phẩm truyền
hình có nội dung và hình thức thông tin sinh động, hấp dẫn, thông tin ngắn gọn;
đảm bảo thông tin đầy đủ về kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội… mang tính
trẻ trung phù hợp với nhận thức và sở thích của giới trẻ.
Kênh truyền hình dành cho giới trẻ: là một hợp tuyển các chương trình
truyền hình đơn lẻ có nội dung và hình thức thơng tin dành cho thanh thiếu niên
và phù hợp với tâm lý tiếp nhận của công chúng trẻ tuổi. Kênh này sẽ được triển
khai trên cơ sở xác định rõ ràng về đối tượng, nội dung thông tin.
2. Giới thiệu kênh VTV6
2.1. Lịch sử phát triển
VTV6 là kênh truyền hình dành cho thanh - thiếu niên - nhi đồng của Đài
Truyền hình Việt Nam. Người dẫn chương trình đều là những người trẻ. VTV6
tập trung vào những đời sống văn hóa trẻ, cuộc sống đời thường, các vấn đề xã
hội cập nhật, số phận và vấn đề cá nhân, hướng dẫn kỹ năng sống, văn hóa thế
giới và Việt Nam...
Ngày 21/11/2006: Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam ký quyết
định thành lập Bộ phận chuẩn bị nội dung kênh VTV6.

Ngày 29/4/2007: Ngày phát sóng đầu tiên của VTV6 trên kênh 10, Truyền
hình Cáp Việt Nam.
Ngày 7/9/2010: Phát sóng quảng bá tồn quốc
Ngày 1/1/2011: Nâng thời lượng phát sóng từ lên 18h/ngày
Năm 2013: VTV6 phát sóng 24/24
Ngày 7/9/2013: Đài truyền hình Việt Nam chính thức phát sóng kênh
VTV6 với chuẩn HD (VTV6 HD)

10


2.2 Đối tượng và mục tiêu
- Đối tượng: thanh thiếu niên (độ tuổi từ 13-24), song VTV6 còn mở rộng
phạm vi tác động tới các bạn trẻ từ 25-35 tuổi.
- Mục đích: kênh giáo dục, giải trí dành cho đối tượng thanh thiếu niên;
hướng dẫn, định hướng giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam những người sẽ xây dựng
tương lai của đất nước.
- Những mục tiêu cụ thể của VTV6 như sau:
 Cung cấp thơng tin bổ ích về khoa học, văn hóa, giáo dục, kinh tế, cơng
nghệ, giải trí.
 Giáo dục nhân cách, lý tưởng, tình yêu quê hương đất nước
 Tạo một diễn đàn xã hội nhằm thay đổi tích cực nhận thức hành vi và
lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam
 Phát động các phong trào học tập, nghiên cứu khoa học, lập thân, lập
nghiệp, sống có trách nhiệm… trong giới trẻ.
 Phát động các phong trào sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể thao,giải trí
bổ ích lành mạnh, phòng chống tệ nạn xã hội
 Phản ánh những suy nghĩ, tâm huyết, vấn đề của giới trẻ để nhà trường,
xã hội và gia đình nắm bắt, hỗ trợ kịp thời.
2.3. Nội dung chính

 Đề tài: đời sống văn hóa trẻ, các cuộc thi tài năng, thơng tin kinh tế vĩ
mô, vấn đề xã hội cập nhật, vấn đề cá nhân, kỹ năng sống và học tập, kỹ năng
làm việc, hướng dẫn tiêu dùng, văn hóa Việt Nam và thế giới.
 Tính tương tác: kênh truyền hình tương tác lấy internet và mạng điện
thoại làm cầu nối quan trọng liên kết các nội dung phát sóng trên truyền hình với
cộng đồng những người sử dụng internet và ngược lại để phát triển nội dung của
truyền hình.
 Thể loại: talkshow, tin tức phóng sự, phỏng vấn, trị chơi … điểm khác
biệt là sự biến thể ở các chương trình cụ thể
 Truyền dẫn trên nền tảng IPTV để có thể đến với giới trẻ Việt Nam ở
nước ngồi và những giờ xem mới cho giới trẻ trong nước.
2.4. Các chương trình thường xuyên
Qua các chương trình “cốt lõi”, khán giả có thể cảm nhận về “người bạn
mới”: trẻ trung và nghiêm túc, vui nhộn song biết xác định mục đích rõ ràng, và
11


đặc biệt là thông điệp khát khao chinh phục thử thách, hướng tới điểm đích
thành cơng. Nội dung các chương trình mở rộng của VTV6 sau này được xác
định như 5 cánh sao bao gồm: chính luận, giải trí, tư vấn, khám phá và con
người.
Một điểm nổi bật của kênh VTV6 là sự tương tác với khán giả. Các
chương trình sản xuất thường xuyên trên VTV6:
- Các chương trình truyền hình thực tế: Ngược chiều, Sống khác, Sinh ra
từ làng, Nút Rec của tôi (sau này là V6 du ký), Tôi tài năng, Cầu vồng, Tuổi trẻ
và Tổ quốc (sau này là Siêu thủ lĩnh), Tuổi 20 hát...
- Phim tài liệu trên VTV6
- Dải giờ phim Việt (22:00 thứ 2 đến thứ 6)
- Dải giờ phim nước ngoài (19:00 thứ 2 đến thứ 7)
- Dải giờ Truyền hình thực tế (19h55 hàng ngày): Người giấu mặt, Học

viện ngôi sao, Những bài hát còn xanh, Sao mai điểm hẹn, The Amazing Race
Vietnam: Cuộc đua kỳ thú, Hoa khôi áo dài Việt Nam - Đường tới vương miện
Hoa hậu Thế giới.
- Dải giờ Gameshow Việt: Trẻ em luôn đúng, Một bước để chiến thắng,
Chinh phục, Người kế tiếp, Ai thông minh hơn học sinh lớp 5?
- Dải giờ Studio V6: Người làm nhạc (trước là 2M Box), Dám làm không,
Ghế không tựa (trước là Chuyên cơ số 6), Xưởng thời trang, I sing (trước là M
Box) (22h30 thứ 2 đến thứ 6)
- Vitamin C
- Đùa chút thôi
- Bữa trưa vui vẻ (Trực tiếp 12h hàng ngày)
- Lăng kính V6 (trước là Thư Viện Cuộc Sống) (Trực tiếp 18:00 từ thứ 2
đến thứ 6 và phát lại vào 00:00 ngày kế tiếp)
- Chương trình CHINH PHỤC - Vietnam's Brainiest Kid (21:05 thứ 4
hàng tuần trên VTV6 - VTV6 HD, phát lại 16:00 chủ nhật hàng tuần trên VTV3
- VTV3 HD).
- Chương trình Chung cư 22 (Trực tiếp lúc 22:00 từ thứ 2 đến thứ 6 và
phát lại lúc 06:00 ngày kế tiếp, bắt đầu từ 01/01/2015).
- Dải giờ thể thao trên VTV6 và VTV6 HD với các trận đấu của giải bóng
đá Vơ địch Quốc gia V-League vào mỗi chiều thứ 7 và chủ nhật hàng tuần.
12


3. Thực trạng đáp ứng nhu cầu các chương trình truyền hình chuyên
biệt cho giới trẻ trên kênh VTV6
Bảng hỏi nhằm trả lời các vấn đề sau :
 Đặc điểm của khán giả
 Mục đích, mật độ theo dõi
 Các chương trình u thích, mức độ u thích
 Đánh giá về nội dung, hình thức, thời gian phát sóng

 Nhận xét về các chương trình
 Mong muốn tham gia, đóng góp cho VTV6
 So sánh với một vài kênh truyền hình chun biệt dành cho giới trẻ
đang phát sóng tại Việt Nam
Đối tượng được khảo sát là các khán giả đã từng xem kênh VTV6 nằm
trong độ tuổi từ 13-24. Khu vực khảo sát chủ yếu là các thành phố và một số
huyện ở nông thôn: Hà Nội (bao gồm Hà Tây cũ), Thái Ngun, Nghệ An, Hịa
Bình, Hải Phịng và Quảng Ninh.
Tổng số phiếu phát ra là 200 phiếu, số phiếu thu về là 171 phiếu trong đó
số phiếu hợp lệ là 563 phiếu.
Đối tượng khảo sát được phân theo lứa tuổi:
 Khán giả từ 13 đến 16 tuổi chiếm 15,45% (31 phiếu)
 Khán giả từ 16 đến 18 tuổi chiếm 38,37% (76 phiếu)
 Khán giả từ 18 đến 22 tuổi chiếm 31,62% (63 phiếu)
 Khán giả từ 22 đến 24 tuổi chiếm 14,56% (30 phiếu)
Mức độ xem truyền hình chuyên biệt của khán giả trẻ: truyền hình chuyên
biệt dành cho giới trẻ là loại hình báo chí chưa thu hút được nhiều khán giả trẻ
tuổi, đặc biệt là đối tượng chính học sinh, sinh viên, lượng thời gian mà khán giả
theo dõi kênh VTV6 không nhiều. 41,74% khán giả chỉ xem từ 1-2 tiếng/ngày
và 18,11% khán giả chỉ xem dưới 1 tiếng/ngày.
Mục đích xem truyền hình: có 80,46% khán giả xem kênh VTV6 với mục
đích giải trí đơn thuần; 18,29% khán giả xem với mục đích tìm hiểu kiến thức,
văn hóa; chỉ có 1,24% khán giả xem VTV6 với mục đích học kỹ năng sống.

13


Kênh VTV6 mới chỉ đáp ứng được nhu cầu giải trí của khán giả mà chưa
đáp ứng được nhu cầu học hỏi, mở mang kiến thức, hoàn thiện bản thân của lớp
khán giả trẻ.

Kênh truyền hình được giới trẻ yêu thích hiện nay: khảo sát trên các kênh
truyền hình chun biệt dành cho giới trẻ hiện nay, gồm: YanTV, Yeah1TV,
Disney Channel, IT. Tỉ lệ khán giả theo dõi kênh YanTV cao nhất, 90,59%. Họ
cho rằng đây là một kênh truyền hình chuyên về âm nhạc hấp dẫn, phù hợp với
nhu cầu giải trí của giới trẻ, Nhiều chuyên mục với nội dung phong phú hấp dẫn,
hình thức thể hiện sinh động với phong cách trẻ trung, hiện đại, đặc biệt rất tốt
để thư giãn và giải tỏa căng thẳng.
Mức độ hài lịng về chương trình:
 Hài lịng: về nội dung (30,37%) và về hình thức (24,16%)
 Bình thường: về nội dung (66,25%) và về hình thức (71,23%)
 Khơng hài lịng: về nội dung (3,37%) và về hình thức (4,62%)
Mức độ phù hợp của lịch phát sóng kênh VTV6: 59,86% tỉ lệ khán giả cho
rằng thời điểm phát sóng các chương trình của kênh VTV6 là chưa phù hợp với
họ, chỉ có 40,14% khán giả cho là ngược lại. Thời điểm khán giả theo dõi kênh
VTV6 nhiều nhất là từ 20 giờ trở đi (50,09%)
Cùng với đó, các khán giả trẻ cũng cho rằng một phần mình chưa thật sự
gắn bó thân thiết với VTV6 bởi kênh này đang có một sự thiếu hụt về các lĩnh
vực mà họ quan tâm.
Những nội dung cần bổ sung trên kênh VTV6: có 3,02% khán giả mong
muốn kênh VTV6 bổ sung thêm những chương trình phổ biến kiến thức. Chiếm
tỉ lệ cao nhất là 68,74% khán giả mong muốn VTV6 bổ sung thêm các chương
trình giáo dục kỹ năng. 10,48% muốn tăng cường các chương trình giải trí.
3.02% khán giả muốn được xem các chương trình định hướng tư tưởng, tâm
sinh lý nhiều hơn. 14,74% muốn bổ sung các chương trình văn hóa.
4. Mức độ ảnh hưởng của các chương trình truyền hình chuyên biệt
trên VTV6 đối với giới trẻ
Tỉ lệ khán giả xem VTV6 ở các vùng miền và đối tượng mà VTV6 hướng
tới: có 40,14% khán giả cho rằng kênh này tập trung cho đối tượng là thanh
thiếu niên ở thành thị, trong khi đó mới có 11,9% là dành cho thanh thiếu niên ở
nông thôn. Trong thực tế, tỉ lệ khán giả ở nơng thơn theo dõi các chương trình

VTV6 là 24,33% tương đương 1/3 số lượng khán giả ở thành thị (75,67%).
14


Mức độ yêu thích của khán giả trẻ với kênh VTV6: tương đối lớn, chiếm
55,77% số khán giả được hỏi . Tuy nhiên, khơng có khán giả nào được hỏi lựa
chọn mức độ rất yêu thích với VTV6.
Mức độ cần thiết: có 55,77% số khán giả được hỏi cho rằng kênh VTV6
là cần thiết đối với họ, chỉ có 4.09% khán giả cảm thấy kênh VTV6 là không cần
thiết đối với họ.
Mức độ tác động của kênh VTV6 tới khán giả: kênh VTV6 đã bước đầu
thành công trong việc tuyên truyền, giáo dục cho giới trẻ. Có 63,41% khán giả
được hỏi cho rằng kênh VTV6 có tác động một chút lên bản thân họ; khả quan
hơn, 16,16% cho rằng kênh VTV6 có tác động tương đối lớn và có 4,09% khán
giả cho biết kênh VTV6 đã làm thay đổi suy nghĩ của họ.
Mức độ thiết thực của các nội dung trên kênh VTV6: hiện nay kênh VTV6
phủ sóng tồn quốc với thời lượng 18 tiếng/ngày với nội dung thuộc nhiều lĩnh
vực. Đánh giá về mức độ thiết thực của các nội dung này, có 91,12 % khán giả
cho rằng mảng nghệ thuật - giải trí mang nội dung dễ tiếp thu và vận dụng vào
cuộc sống nhất. Có 30,02% khán giả lựa chọn mảng kiến thức; 21,14% chọn
mảng văn hóa - phong tục và chỉ có 9,24% khán giả lựa chọn mảng tâm sinh lý.
Mong muốn tham gia vào các chương trình: các khán giả trẻ vẫn ngần
ngại trước việc tham gia vào các chương trình của chính họ (47,78% suy nghĩ
trước khi nhận lời và có 40,14% sẽ ngay lập tức nhận lời) nhưng không phải là
họ không muốn tham gia; quan trọng là được tham gia với vai trị như thế nào.
Ngồi những khán giả khơng muốn tham gia vào công việc này (13,68%) và
30,91% khán giả trẻ chỉ muốn tới theo dõi chương trình thì hơn một nửa các ý
kiến cho rằng họ muốn trực tiếp được tham gia vào việc sáng tạo và sản xuất các
chương trình dành cho chính mình.


15


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Nhìn chung, VTV6 là thế hệ sinh sau đẻ muộn nên không thể tránh khỏi
những hạn chế, khó khăn. Nhưng trong tương lai khơng xa đây sẽ là một kênh
truyền hình vững mạnh và chắc chắn sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với các kênh truyền
hình chuyên biệt khác để thu hút các khán giả trẻ.
VTV6 đã nhanh chóng xác định màu sắc riêng của mình: đó là đồng hành
và giúp người trẻ thành công, trở thành lớp người kế tục xây dựng sự nghiệp đất
nước.
Những chương trình mà VTV6 xây dựng đều hướng tới mục tiêu vừa đáp
ứng nhu cầu thông tin, vừa định hướng, giáo dục cho cơng chúng trẻ trong q
trình tiếp nhận thơng tin.
Tuy vậy, một vài chương trình của V6 cịn mờ nhạt, thời lượng phát sóng
ngắn nên nội dung mới được khơi mở chứ chưa khai thác sâu; hình ảnh chương
trình chưa gây được ấn tượng; đơi khi các chương trình mới chỉ khai thác theo
một chiều và không thật với thực tế cuộc sống…
Vì vậy, VTV6 cần có những thay đổi và chuyển biến rõ rệt để từng bước
đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều và phức tạp của các khán giả trẻ, cũng như
chiếm lĩnh thị phần kênh truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam.

16


CHƯƠNG 3 : NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ KHUYẾN NGHỊ
ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA KÊNH TRUYỀN HÌNH
CHUYÊN BIỆT DÀNH CHO GIỚI TRẺ VTV6
1. Nghiên cứu nhu cầu của khán giả trẻ

Giới trẻ vốn là nhóm cơng chúng đa nhu cầu, đa thị hiếu và muốn được
học hỏi nhiều hơn từ truyền hình. Những chương trình dành cho giới trẻ đang có
trên kênh VTV6 chưa thỏa mãn được nhu cầu thưởng thức của họ.
Phương thức: Phát phiếu điều tra, ý kiến của khán giả, gắn thiết bị điều tra
vào ti vi, mua kết quả điều tra từ nước ngoài
Kết quả nghiên cứu giúp ích cho:
- Nhà quản lý: hoạch định chính sách hợp lý, chỉ đạo việc cải tiến nội
dung, hình thức thể hiện, bố trí thời điểm phát sóng, thời lượng các chương
trình.
- Những người sản xuất: phát huy những thành tựu và khắc phục, điều
chỉnh những mặt còn hạn chế.
2. Xây dựng quy hoạch và chiến lược phát triển lâu dài
 Về nội dung:
 Bổ sung thêm nội dung cho đối tượng thiếu nhi (từ 13-15 tuổi) và các
bạn trẻ nông thôn, là hai thành phần khá đơng trong nhóm cơng chúng trẻ của
VTV6.
 Phát triển xã hội hóa truyền hình về các vùng nơng thơn, khuyến khích
các bạn trẻ ở đây tham gia thể hiện ý tưởng, mở các cuộc thi tìm kiếm ý tưởng từ
tất cả các bạn trẻ ở các vùng miền trên tổ quốc.
 Các chương trình có biểu hiện vụn vặt và chưa tạo thành một khối hoàn
chỉnh.VTV6 cần phải thiết lập được xương sống cho toàn bộ kênh theo thời gian
cố định để khán giả chủ động theo dõi.
 Hạn chế tối đa sự phân hố về mục đích xem truyền hình của khán giả,
thu hút cả các bạn trẻ có mục đích học tập lẫn các bạn trẻ chỉ xem truyền hình để
giải trí.
 Sản xuất phim truyền hình về giới trẻ và dành cho giới trẻ.
 Các chương trình của VTV6 đang bị khán giả trẻ cho rằng tính chính
luận q cao, góc độ phản ánh cuộc sống của giới trẻ chưa thật sự đúng với thực
17



tế, VTV6 cần tích cực đẩy mạnh việc đi sâu vào trải nghiệm thực tế đời sống của
các bạn trẻ để thu hút họ.
 Về hình thức thể hiện:
 Thay đổi cách thức thể hiện các chương trình chính luận, đặc biệt là các
chương trình dùng hình thức đối thoại.
 Đổi mới các chương trình đã phát sóng trong thời gian dài.
 Thay tên gọi các chương trình cho thuần Việt và gần gũi với khán giả
nông thôn hơn.
 Chuyên nghiệp hóa lực lượng sản xuất
 Nâng cao trình độ nghiệp vụ kỹ thuật tới từng phóng viên, biên tập viên
và kỹ thuật viên truyền hình.
 Các phóng viên, biên tập viên phải xây dựng kế hoạch đề tài trong tuần,
tháng và dự kiến các sự kiện phát sinh; thường xuyên tự bồi dưỡng, nâng cao
kiến thức.
 Mời chuyên gia, người có nhiều kinh nghiêm về sản xuất các chương
trình truyền hình về giảng dạy, nhận xét, trao đổi, tăng cường hợp tác quốc tế, tổ
chức tham quan học tập kinh nghiệm.
 Đổi mới hệ thống kỹ thuật và công nghệ sản xuất: nhập thêm thiết bị
máy móc: camera, các máy ghi hình kỹ thuật số, băng ghi hình chất lượng cao,
máy tính có cấu hình mạnh, chạy với tốc độ nhanh đáp ứng nhu cầu kỹ thuật cho
công nghệ dựng hình phi tuyến.
3. Xã hội hóa các chương trình truyền hình trên kênh VTV6
Có 2 phương thức xã hội hóa :
 Xã hội hóa tồn phần : Là các đơn vị, tổ chức, cá nhân hay các công ty
truyền thơng có thể sản xuất tồn bộ chương trình có nội dung phù hợp, sau đó
được phát sóng trên kênh VTV6
 Xã hội hóa một phần: là các đơn vị, tổ chức, cá nhân hay các công ty
truyền thông sản xuất chương trình truyền hình (hoặc phối hợp sản xuất) sau đó
sẽ được nghiệm thu và phát sóng trên kênh VTV6

VTV6 nên khai thác hiệu quả của xã hội hóa truyền hình, đặc biệt là việc
thu hút giới trẻ tham gia sản xuất các tác phẩm phát sóng. Sự tham gia sáng tạo

18


của các bạn trẻ vừa là cách thức quảng bá VTV6 vừa là cách thức thu hút sự
quan tâm chú ý của họ.
Thực hiện quy trình dành cho các chương trình xã hội hóa:
Bước 1: VTV6 phải kiểm duyệt từ khâu kịch bản cho các dự án chương
trình đăng ký phát sóng của các đơn vị, các đối tác muốn sản xuất hay hợp tác
sản xuất các chương trình xã hội hóa.
Bước 2: Sau khi thẩm định phần ý tưởng kịch bản, VTV6 đồng ý cho đối
tác sản xuất hay hợp tác cùng sản xuất
Bước 3: Nộp băng phát sóng cho Ban thư ký biện tập, lúc đó hội đồng
thẩm định sẽ kiểm tra, góp ý, sửa chữa và cho phát sóng.

19


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Điều kiện hình thành kênh truyền hình chuyên biệt đòi hỏi phải đảm bảo
nhiều yếu tố, và việc tạo ra sự khác biệt hóa sản phẩm về nội dung và hình thức
là một trong những yếu tố hàng đầu.
Ngồi ra, việc chăm sóc khách hàng và chiến lược kinh doanh cũng là một
trong những yếu tố quan trọng, đặc biệt là với các khách hàng trong độ tuổi từ
13-24.
Xã hội hóa các chương trình truyền hình dành cho cơng chúng trẻ là chủ
trương rất thích hợp để xây dựng và phát triển truyền hình dành cho thanh thiếu

niên. Trong trường hợp này VTV6 sẽ đóng vai trị là người quản lý và giúp đỡ,
khán giả trẻ sẽ là những thành viên quan trọng tham gia vào việc sáng tạo các
sản phẩm. Những gì mà thanh thiếu niên nghĩ và trực tiếp thể hiện chắc chắn sẽ
tác động nhanh chóng đến những người cùng tuổi với họ hơn.

20


KẾT LUẬN

Trong suốt 8 năm phát sóng của mình, khơng thể phủ nhận VTV6 đã và
đang từng bước phát triển và gặt hái được nhiều thành cơng, nhiều chương trình
của VTV6 đã được nhận giải thưởng cao trong các cuộc thi.
Tuy nhiên, nhân loại ngày càng văn minh hơn, truyền hình muốn giữ, mở
rộng đối tượng tiếp nhận tất yếu phải quan tâm nghiên cứu đến những đặc điểm
và dự đoán tốt xu hướng phát triển về tâm lý tiếp nhận của thời đại để thông tin
hiệu quả.
Đối với nghề bào, câu hỏi quan trọng đầu tiên là "Viết cho ai?". Truyền
hình cũng vậy, sản xuất chương trình cho đối tượng nào, nhằm mục đích gì, đó
là những tiêu chí đầu tiên của một chương trình truyền hình. Vậy thì khi xác
định được đối tượng khán giả là giới trẻ trong độ tuổi từ 13 - 24 và mục đích là
tuyên truyền, giáo dục, định hướng cho họ, kênh VTV6 có thể dễ dàng điều
chỉnh về mặt nội dung cũng như cách thức thể hiện để có nhiều chương trình
thiết thực với giới trẻ hơn nữa. Nếu chương trình có được sự tham gia sản xuất
trực tiếp của chính các khán giả này thì chắc chắn khơng xa nữa VTV6 sẽ trở
thành kênh truyền hình chuyên biệt hàng đầu Việt Nam dành cho giới trẻ.

21



TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tác giả Việt Nam:
1. Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Báo chí - những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
2. Vũ Quang Hào (2007), Ngơn ngữ báo chí, Nxb Thơng Tấn, Hà Nội.
(Tái bản)
3. Học viện Báo chí - Tuyên truyền, Khoa Báo chí (2001), Sổ tay phóng
viên - báo chí với trẻ em, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội.
4. Đinh Văn Hường và tập thể tác giả (2006), Nghề báo, Nxb Kim Đồng,
Hà Nội.
5. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thơng tấn, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Trần Bảo Khánh (2003), Sản xuất chương trình truyền hình, Nxb Văn
hóa - Thơng tin, Hà Nội.
7. Mai Quỳnh Nam (1996), Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội,
Tạp chí Xã hội học số 1, 1996.
8. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cở sở lý luận
báo chí truyền thơng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
9. Tạ Ngọc Tấn (1999), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.
Internet:
10. http:/vtv6.com.vn
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
22




×