Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tiểu luận: Máy móc đại công nghiệp và vai trò của nó đối với nền kinh tế Việt Nam pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.96 KB, 15 trang )
















Tiểu luận

Máy móc đại công nghiệp và vai
trò của nó đối với nền kinh tế Việt
Nam








LỜI NÓI ĐẦU
TBCN là một chế độ xã hội mà ở đó nề kinh tế phát triển rất cao gắn
liền với sự phát triển của lĩnh vực Công nghiệp. Khi phân tích quá trình sản


xuất giá trị thặng dư tương đối Mác khái quát sự phát triển của lịch sử phát
triển của TBCN trong Công nghiệp thành 3 giai đoạn: hiệp tác giản đơn
TBCN, công trường thủ công trườngthủ công TBCN và đại Công nghiệp cơ
khí. đây là 3 giai đoạn nâng cao năng xuất lao động và là quá trình phát triển
của TBCN từ thấp lên cao. Nghiên cứu 3 giai đoạn phát triển của TBCN
trong Công nghiệp còn gợi cho ta những vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn về quá trình phát triển, chuyển biến của nền sản xuất TBCN.

Nếu hiệp tác giản đơn là một bước tiến về tổ chức sản xuất công
trường thủ công tạo đIều kiện cho sự ra đời của đại Công nghiệp cơ khí thì
giai đoạn đại Công nghiệp là cơ sở vật chất đảm bảo cho sự tồn tại và phát
triển của phương thức TBCN không những ở những nước phát triển mà cả ở
những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam máy móc đại Công
nghiệp luôn là một trong những cơ sở vững trắc để phát triển kinh tế . chính
vì vậy nên em chọn đề tài “Máy móc đại Công nghiệp, vai trò của nó đối
với nền kinh tế Việt Nam ” để đi sâu tìm hiểu
Qua thời gian nghiên cứu và tìm tòi cũng như với những kiến thức
được trang bị tại Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh em đã hoàn thành
bàI tiểu luận này cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn
Huy Oánh
PHẦNI: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
I Máy móc đại Công nghiệp
1.máy móc
Chừng nào sản xuất còn xây dựng trên cơ sở lao động thủ công như thời
công trường thủ công thì chừng đó TBCN không thể làm cuộc cách mạng
triệt để nhằm thay đổi đời sống kinh tế xã hội. Sản xuất lớn cơ khí hoá là
giai đoạn tất yếu của nền sản xuất TBCN đó là máy móc và hệ thống máy
móc bắt đầu phát sinh trong 30 năm cuối thế kỷ 18 và phát triển vào thế kỷ
19 ở các nước TBCN chủ yếu là Châu Âu và Châu Mỹ. Máy móc ở giai
đoạn sau công trường thủ công còn là một khái niệm rất mơ hồ :

-Máy móc là :một công cụ thay thế người lao động, từ chỗ chỉ sử dụng một
công cụbằng cơ chế sử dụng một lúc nhiều công cụ do một động lực làm
cho chuyển động
-Máy móc gồm 3 bộ phận:
+Máy phát lực : là động lực của toàn bộ cấu tạo cơ khí.
+Máy truyền lực: gồm nhiều thiét bị đIều tiết vận động.
+Máy công tác: trực tiếp tác động dến đối tượng lao động.
- Nhờ đại Công nghiệp cơ khí mà TBCN có được cơ sở vật chất và kỹ thuật
tương ứng thích hợp với nó. Khi máy móc ra đời còn tương đối thô sơ,néu
nhìn tỷ mỉ vẫn thấy đó chính là công cụ lao đông thủ công tuy nhiên dú sa
nó cũng là máy móc là công cụ cơ khí.
Ngày nay vì sự tác động của khoa học kỹ thuât, công nghệ hiện đại máy
móc ấy đã được thay thế bằng máy móc điều khiển tự động.
Quá trình phát triển của máy móc đã được Mác kháI quát như sau: “công cụ
đơn giản, tích luỹ công cụ, công cụ phức tạp,chuyển động công cụ, phức
hợp bằng một động cơ duy nhất bằng con người. Việc chuyển động những
công cụ ấy bằng các nguồn lực lượng tự nhiên,máy móc, hệ thống máy móc
có mô tơ tự động, đó là tiến trình phát triển của máy móc”.
(Các Mác-Sự khốn cùng cảu triết học, nhà xuất bản sự thật HN
1971,Trang160)
2.Công xưởng
-Khi hệ thống máy móc được hình thành thì việc tổ chức sản xuất công
trường thủ công chuyển thành công xưởng. Công xưởng TBCN là xí nghiệp
đại Công nghiệp dự vào sự bóc lột công nhân làm thuêvà hệ thống máy
móc để sản xuất hàng hoá. Mà lúc này công cụ là một hệ thốngmáy gồm
những máy công cụ làm một việc giống nhau theo kiểu hợp tác giản
đơn,hoặc gồm những máy công cụ không giống nhau nhưng được phân
công chuyên môn hoá để làm ra một loaị sản phẩm và sự hợp tác lao động
trong công xưởng tuỳ theo yêu cầu của máy móc. Bản thân máy móc là
phương tiện có hiệu lực để giảm nhẹ lao động và nâng cao hiệu xuất lao

động chân tay đơn điệu bị giảm nhẹ. Lao động chí óc thành ra đặc quyền
của các nhân viên chuyên môn như kỹ sư bác học.
Trong công xưởng tư bản chủ nghĩa máy móc là thủ đoạn tư bản bóc lột
người lao động làm thuê.
- Cùng với bước chuyển tới công xưởng thì nhà tư bản tách khỏi chức vụ
quản lý giám đốc công nhân mà giao cho hạng người làm thuê đặc biệt
giám đốc và đốc công, họ thay thế nhà tư bản điều khiển xí nghiệp, hoàn
thành việc xây dựng lên một thứ kỷ luật riêng, kỷ luật TBCN, là một thứ kỷ
luật đói. Vai trò quản lý mang lạI năng xuất lao động caocho nhà tư bản.
Nhưng như vậy không có nghĩa là bản thân máy móc sẽ là kẻ thù của giai
cấp công nhân, mà kẻ thù thực sự là chế độ tư bản dùng máy móc.
3.Cách mạng Công nghiệp và Công nghiệp hoá TBCN
3.1.Cách mạng Công nghiệp
-Thực chất: là cuộc cách mạng kỹ thuật thay thế lao động thủ công bằng lao
động sử dụng máy móc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho phương thức
sản xuất TBCN.
Cuộc cách mạng Công nghiệp TBCN một mặt là cuộc cách mạng lực
lượng sản xuất và mặt khác là bước xác lập hoàn chỉnh quan hệ sản xuất
TBCN
Nguồn gốc:
+ Cuộc cách mạng này bắt đầu từ máy móc công cụ ( máy dệt, sợi) sau đó
đến các máy móc chạy bằng hơi nước, sức gió và cuối cùng là truyền lực,
+ Máy móc được sử dụng phổ biến thông qua cuộc cách mạng Công
nghiệp.
+ ĐạI Công nghiệp cơ khí bắt nguồn từ nước Anh quê hương của TBCN ,
rồi lan sang các nước tư bản khác. Cuộc cách mạng Công nghiệp diễn ra
trong các nghành Công nghiệp nhẹ đén các nghành kỹ thuật khác và cuối
cùng đưa đến nghành cơ khí hoá, bản thân nghành cơ khí.
Cơ khí hoá Công nghiệp nhẹ, mở đầu là cơ khí hoá nông nghiệp (trồng
bông, nuôI tằm) cung cấp nguyên liệu làm sợi cho dệt

-Cách mạng Công nghiệp và nông nghiệp đòi hỏi nghành giao thông vận tảI
phát triển thích ứng: hệ thống đường thuỷ(1807 Mỹ chế tạo tầu thuỷ đầu
tiên chạy bằng hơI nước): Đường sắt(năm 1825 tạI Anh đầu tiên được xây
dựng), Diện báo phù hợp với nền Công nghiệp lớn.
- Cơ khí hoá rộng rãI trong các nghành sẽ tăng nhu cầu về máy móc,
nghành sản xuất máy móc phát triển đểt TBCN tự tạo lên cơ sở kỹ thuật
tương ứng , việc này đòi hỏi nhiều nghành khác cũng phát triển theo để trợ
giúp: Điên, Than là ví dụ điển hình.
-nhờ cách mạng Công nghiệp nước Anh biến thành công xưởng thế giới
nhưng cuộc cách mạng Công nghiệp chỉ coi như hoàn thành công việc chế
tạo máy được thực hiện (theo Mác)
3.2 Công nghiệp hoá TBCN
+ Cách mạng Công nghiệp mở đầu việc Công nghiệp hoá TBCN
+ Cơ sở Công nghiệp hoá là Công nghiệp nặng – là sản xuất TLSX
+ Công nghiệp hoá TBCN được thực hiện một cách tự phát trong quá trình
theo đuổi lợi nhuận của các nhà tư bản
+ Công nghiệp hoá TBCN thường bắt đầu bằng Công nghiệp nhẹ: tức là các
nghành sản xuất vật phẩm tiêu dùng cho cá nhân
- So với Công nghiệp nặng sản xuất TLSX (máy móc, kim thuộc, nhiên
liệu) Công nghiệp nhẹ đòi hỏi ít vốn chuyển vốn nhanh mau thu lợi nhuận
và có sẵn thị trường
- Sản xuất ra tư liệu tiêu dùng tăng NSLĐ trong Công nghiệp nhẹ sẽ hạ giá
trị hàng hoá tư liệu tiêu dùng tức là hạ giá trị năng suất lao động từ đó bóc
lột được nhiều hơn, tích luỹ được vốn để đầu tư cho Công nghiệp nặng. Khi
Công nghiệp nhẹ phát triển sẽ tạo ra thị trường cho Công nghiệp nặng cho
nên công nghiệp hoá TBCN là một quá trình kéo dài hàng mấy chục năm.
+ Trong lịch sử từng có nhiều con đường công nghệp hoá TBCN :
- Thứ nhất là con đường xâm chiếm và cướp bóc thuộc địa (Anh)
- Con đường chiến tranh, nước thắng trận lấy bồi thường của nước thua
trận( Đức lấy của Pháp)

- Thứ 3 là con đường tô nhượng và vay nợ các cường quốc phương tây với
những đIều kiện có tính chất nô dịch ( Nga)
- Hoặc hỗn hợp cả ba con đường nói trên(Mỹ vay nợ dài hạn của Anh, Pháp
và bóc lột thổ dân châu Mý)
II Vai trò, tính chất
.Từ những phân tích như vậy cho thấy vai trò của máy móc đại Công
nghiệp là rất quan trọng:
. Máy móc đại Công nghiệp qua nó đã biểu hiện tính chất TBCN của đại
Công nghiệp
1.Vai trò.
-Từ những phân tích trên cho thấy vai trò của đại Công nghiệp : nó đã
chuyển nền sản xuất dựa trên là thủ công lên lền sản xuất xã hội dựa trên
lao động bằng máy móc, chuyển văn minh nông nghiệp lên lền văn minh
Công nghiệp,
- Thứ hai máy móc đại Công nghiệp hình thành ý thức tổ chức đại Công
nghiệp tạo ra sự tất yếu phản giáo dục kiến thức “ Bách khoa “ cho người
lao động.
- Thứ ba phá vỡ những cát cứ phong kiến hình thành các đô thị và các trung
tâm Công nghiệp lớn và hình thành giai cấp công nhân, giai cấp tư sản, hai
giai cấp cấu thành xã hội TBCN
- thứ tư : làm thay đổi phương thức canh tác của nghành nông nghiệp
chuyển nghành tự cấp tự túc lên lền nông nghiệp hàng hoá.
- Thứ 5 Thực hiện việc xã hội hoá lao động và tăng năng suất lao động xã
hội cao hơn nhiều các thế hệ trước
- Tạo ra “ Cơ sở, vật chất – nền Đại Công nghiệp” – Là nhân tố khẳng định
sự thống trị hoàn toàn của nền sản xuất lớn TBCN, đồng thời là nhân tố phủ
định hoàn toàn sản xuất nhỏ phong kiến lạc hậu.
2.Tính chất :
- tạo nên sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa nông nghiệp và Công
nghiệp và tăng cường bóc lột công nhân nông nghiệp và nông dân.

- Sử dụng máy móc theo lối TBCN chẳng những không giảm nhẹ lao động,
tráI lạI còn tăng cường bóc lột giai cấp công nhân nhiều hơn.
- Nhà tư bản chỉ sử dụng máy móc khi tiền mua máy máy móc ít hơn tiền
công nhân mà nhà tư bản phảI trr cho công nhân khi máy móc thay thế họ.
* Một lần nữa có thể khẳng định rằng chính đai Công nghiệp cơ khí là cơ
sở xác lập lền thống trị của phát triển sản xuất TBCN đảm bảo cho sự sống
còn của TBCN. Nói tóm lạI nó là đôI chân vững trắc của TBCN
PHẦN II: VAI TRÒ CỦA MÁY MÓC ĐẠI CÔNG NGHIỆP DỐI VỚI
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Đường nối công nghiệp hoá và hiện đại hoá đã nhấn mạnh tại đại hội
Đảng CSVN ần thứ 8 “ hiện đại hoá công nghiệp hoá là cuộc cách mạng có
tính chất toàn diện, không chỉ tập chung vào lĩnh vực công nghiệp mà cả
các lĩnh vực khác như nông nghiệp , dịch vụ… ” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng nói rằng “ Đời sống có thể thật sự dồi dào khi chúng ta dùng máy móc
để sản xuất một cách rộng rãi” và “ Công nghiệp và nông nghiệp là hai trân
chủ yếu của nền kinh tế …Công nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới phát
triển” từ đó có thể thấy rõ rằng công nghiệp có tầm quan trọng cao. Nhưng
muốn phát triển thì phải có công nghệ và kỹ thuật và máy móc là nhân tố
trực tiếp tác động đến sự phát triển đó.
I Vai trò cuẩ máy móc đại công nghiệp đối với sản xuất công nghiệp
Muốn thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá trức hết phải hiện
đại hoá công nghiệp, theo đánh giá chung của các cơ quan chức năng nhà
nước từ khi đổi mới cơ chế quản lý áp dụng máy móc tân tiến vào sản xuất
dưới áp lực cạnh tranh của cơ chế thị trường và các nhân tố khác sản xuất tạ
các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nhà nước nói riêng đặc
biệt là các liên doanh với nứơc ngoài đã có sự đổi mới đáng ghi nhận góp
phần đáng kể vào sự tăng trưởng của sản xuất, cạnh tranh và trụ vững được
trong cạnh tranh với sản phẩm và dịch vụ của nước ngoài ở một số lĩnh vực
sản phẩm công nghiệp như: Quạt điện, xe đạp, chế biến thực phẩm ….
Cũng theo đánh giá của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bộ

khoa học công nghệ và môi trường, Bộ công nghiệp ) thì công nghệ đổi mới
đã đóng góp trên 30% tăng trưởng GDP của toàn nghành thậm trí trong một
số doanh nghiệp nhà nước tỉ lệ này còn thể hiện cao hơn đạt tới 50- 60%
(như một số ngành viễn thông tin học, điện tử năng lượng….) Sự đổi mới
công nghệ có quan hệ không chỉ về phương pháp tổ chức , quản lý sản xuất,
kỹ năng, trình độ nghề nghiệp của con người mà còn mà cả về phần không
thể thiếu đó là máy móc, thiết bị. Từ đó sản phẩm của một số doanh nghiệp
đạt được tiêu chuẩn ISO 9000 là những minh chứng cho nhận định trên.
Như vậy sự áp dụng khoa học công nghệ máy móc hiện đại đã là thay đổi
cơ cấu tổ chức của sản xuất công nghiệp.
1. Thay đổi theo hướng tiêu cực
- Sự phát triển của công nghiệp trong thời gian vừa qua dàn trải, vưa phân
tán và thiếu tập trung, thiếu định hướng và bao trùm nên cả là thiếu hiệu
quả. Đó là tình trạng đổ xô đầu tư máy móc sản xuất vào các nghànhn thấy
nơi này làm nơi khác cũng làm: như các nhà máy mía, xi măng , xây dựng
bến cảng, khu công nghiệp …Một số trường hợp khác là trang bị mua sắm
ồ ạt thiết bị có tính năng kỹ thuật cao mà cơ sở hạ tầng và nhân lực chưa đủ
đáp ứng … Khắc phục tình trạng trên phải nâng cao năng lực quản lý của
doanh nghiệp. Biết rằng công nghiệp hoá là quá trình đòi hỏi sự liên kết
trong phát triển từ những ngành công nghiệp đơn giản chủ yếu sản xuất
hàng hoá
tiêu dùng như: thực phẩm, dệt may, nghành da đến những nghành công
nghiệp cư bản (công nghiệp nặng ) như công nghiệp gỗ và giấy công
nghiệp hoá chất, cao su, kim loạ mềm, và một số nghành công nghiệp chế
tạo máy móc. Các công trình nghiên cứu ở nhiều nước công nghiệp trong
giai doạn đầu chủ yếu dựa vào mức đóng góp của công nghiệp giản đơn,
trong giai doạn tiếp theo công nghiệp tiếp tục tăng trưởng phải dựa vào
đóng góp của các nghành công nghiệp cơ bản và ở trình độ cao hơn phải
dựa vào các nghành có hàm lượng công nghệ cao. Nhưng để phát triển các
nghành đó thì công nghiệp nhẹ phải phát triển trước. Điều này không chỉ là

bài học từ thực tiễn mà còn là mối quan hệ liên nghành của nghành công
nghiệp tạo nên.
*Máy móc đại công nghiệp có tác động thay đổi cơ cấu nghành công
nghiệp, Việt Nam đi từ xuất phát điểm rất thấp nhưng từ rất sớm chúng ta
đã xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, hướng nội cao. Nếu cơ sở vật chất
cho phép thì điều này đã được khuyến khích nhưng thực tế thì ngược lại
nên tính hướng nội đã có nhưng lại có tác hại rất lớn, nghiên cứu khủng
hoảng của công nghiệp trong những năm 1979-1981; 1989-1991; 1991-
1999 cho ta thấy chúng đã gắn với tính hướng nội cao. Trong thời điểm có
tác nhân từ bên ngoài. Sau thời điểm khủng hoảng nền kinh tế năm 1997
nền kinh tế phát triển trậm lại. Công nghiệp hoá cho đến nay xét về thực
chất là quá trình phát triển công nghiệp hướng vào những nghành thay thế
nhập khẩu tuy đã có một số kết quả tích cực nhưng vẫn bộc lộ một số
những khiếm khuyết. Tăng trưởng rất thấp, muốn thoát khỏi sự phụ thuộc
vào nước ngoài thì lại phụ thuộc ngày càng tăng:
Theo số liệu điều tra năm 1998 tổng chi phí nhập khẩu chiếm 27% giá
trị sản xuất và bằng 81% giá trị tăng thêm trong công nghiệp hầu hết các
nghành công nghiệp có hàm lượng trung bình và đều có tỉ lệ chi phí nhập
khẩu từ 35- 50% giá trị sản xuất hoặc từ 10- 28% giá trị tăng thêm của công
nghiệp
Tóm lại hướng nội đã hạn chế sự phát triển của công nghiệp trong nhiều
năm đem lại một tác hại rất lớn. Điều đó là kết quả của sự điều chỉnh chậm
chạp những chính sách phát triển kinh tế của nhà nước.
2. Tác động tích cực
Bên cạnh những yếu tố tác động tiêu cực chúng ta phải thừa nhận cái
được của máy móc đại công nghiệp với nền kinh tế Việt Nam là vô cùng rõ
ràng và cần thiết, đó là mặt tích cực của máy móc đại công nghiệp
*Làm thay đổi cơ cấu công nghiệp và tăng trưởng công nghiệp
Với sự đóng góp quan trọng của hệ thống máy móc hiện đại mang lại năng
suất cao công nghiệp đã đạt được năng suất cao trong khoảng thời gian từ

1991- 2000. Ngay trong thời kỳ từ 1981- 1999 đầy biến động Công nghiệp
cũng có mức tăng trưởng gần gấp đôi so với nông nghiệp (tính theo giá trị
sản xuất ) sự suy giảm trong những năm 1979-1981 là do chính sách trong
nước, sự tăng trưởng trở lại trong những năm 1982- 1985 là nhờ các cải
cách tại TP Hồ Chí Minh . giai đoạn trì trệ 1986-1990 do cải cách kông dứt
khoát, sau đó đến lạm phát bùng nổ, lưu thông tiền tệ bị rối loạn là một đòn
giá mạnh vào nền kinh tế Việt Nam những yếubtố này chỉ làm tăng 5,9% về
công nghiệp. Phải từ năm 1991 trở đi công nghiệp mới đạt được mức tăng
trưởng cao và kéo dài đến năm 2000 với tỉ lệ tăng bình là 14% năm phát
triênr nhanh nhất trong khoản 1986- 1995 là nghành công nghiệp khai thác
nguyên liệu (có nhiều máy móc như: máy khoan … ) với mức tăng 32%
năm đã nâng cao cơ cấu của nó từ 5,3% trong các năm 1986- 1990 lên
15,7% trong các năm 1991- 1995
*Sự tăng trưởng công nghiệp từ năm 1986 –1995 cho thấy vai trò của
máy móc đại công nghiệp khi áp dụng đúng lúc. Bức tranh công nghiệp đã
đạt được cải thiện hơn, tỉ lệ tăng bình quân là 10,2% năm gấp đôi số 5%
của thời kỳ (1979-1985) nhưng điều quan trọng là chính sách đã được kiểm
nghiệm và tiếp tục hoàn thiện cho công nghiệp vào các giai đoạn phát triển
cao hơn. Tiếp theo là sự tăng trưởng về cơ cấu của giai đoạn 1996- 2000
đạt được mức tăng trưởng cao và duy trì trong năm 2000 (nhìn vào hệ
thống máy móc trên), Ví dụ thiết bị văn phòng, máy tính tăng(17,9%)thiết
bị điện tửtăng (28,3%) Phương tiện vận tải tăng (24,7%)sản xuất sản phẩm
kim loại tăng(21,2%) cao su plastic tăng 24,3% sản phẩm da giả da tăng
21,3%. Dầu khí chiếm mức tăng trưởng cao nhờ áp dụng nhiều hơn các loại
máy móc đại công nghiệp như máy khoan maý hút …. để khai thác và chế
biến dầu thô tăng(17,49%)
Vai trò của máy móc đại công nghiệp còn tác động rất lớn tới cơ cấu công
nghiệp theo khu vực kinh tế trong nước và đầu tư nước ngoài. Tạo sự khác
biệt trong khu vực quốc doanh tập trung một số nghành độc quyền như điện
nước thuốc lá thì khu vực nước ngoài có vốn đầu tư hệ thống máy móc thiết

bị tập trung vào các nghanh khai thác dầu khí, máy tính, điện tử , xe máy và
tỉ trọng đã không ngừmg tăng lên nói chung tăng trưởng cao và ổn định,
khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tỉ trọng của nó từ 25% năm
1995 lên 29% năm 1997 và 35,5% năm 2000
*Xét tới vai trò, ý nghĩa của máy móc đại công nghiệp điển hình ở các
khu chế xuất, khu công nghiệp
- Để góp phần khải cứu về vấn đề vai trò của máy móc đại công nghiệp
trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở nưóc ta tại các khu công
nghiệp, khu chế xuất
+ Đưa máy móc vào chuyên sản xuất công nghiệp, thực hiện các nhiệm vụ
trực tiếp phục vụ hỗ trợ hoạt động sản xuất công nghiệp trong khu đã góp
phần tăng trưoửng kinh tế. Năm 1996 các khu công nghiệp- khu chế xuất cả
nước xuất khẩu 400tr USD chiếm 8,75%, năm 1998 con số này tăng lên
1.300tr USD và chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu riêng hai khu chế
xuất Tân Thuận và Linh Trung có 95 doanh nghiệp sản xuất đã xuất khẩu
405tr USD, Khu công nghiệp Đồng Nai 6-22 tr USD 66% tổng doanh thu
của cả khu và đóng góp vào ngân sách nhà 28%. Kết quả náy càng góp
phần củng cố liềm tin và kỳ vọng của chúng ta vào vai trò của máy móc đại
công nghiệp đối với tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
+ Máy móc đại công nghiệp có vai trò rất to lớn ở nhiều nghành công
nghiệp ,Ví dụ trong một nhà máy nhiệt điện cần có bao nhiêu máy móc đại
công nghiệp : tua bin, máy đốt…., và nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là một
công trình cho sự áp dụng các máy móc đại công nghiệp
- Trong những năm tiếp theo máy móc đại công nghiệp còn giữ và phát huy
vai trò vô cùng quan trọng của nó trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện
đại hoá đát nước công nghiệp phát triển sẽ làm nền tảng cho các nghành
khác phát triển
II Vai trò của máy móc đại công nghiệp đối với nông nghiệp và dịch vụ
Việc áp dụng máy móc đại công nghiệp làm tăng khả năng phát triển của
công nghiệp kéo theo sự phát triển của nông nghiệp và dịch vụ từ đó làm

tăng ngân sách nhà nước .
III Đối với đời sống xã hội.
Đã tác động trực tiếp đến các đối tượng lao động từ trực tiếp sản xuất gián
tiếp sản xuất đồng thời thay đổi cơ cấu, làm tăng khả năng, nguồn lực,
năng xuất xã hội.
Việc áp dụng máy móc đại công nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong
việc vận hành nền kinh tế Việt Nam.
IV. Một số giải pháp chủ yếu phát triển khoa học công nghệ.
- Tạo lập thị trường công nghệ
- Chính sách đối với cán bộ công nghệ.
- Tăng đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ từ nguồn
- Hợp tác quốc tế khoa học và công nghệ.
- Tăng cường kiểm soát , giám định công nghệ và chất lượng sản phẩm.
- Đổi mới hệ thống tổ chức quản lý hoạt động khoa học và công nghệ
- Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền phổ cập các kiến thức
khoa học và công nghệ.

KẾT LUẬN.

Hiện nay thế giới đang trong quá trình hội nhập xu thế quốc tế hoá
ngày càng cao, việc phát triển kinh tế là rất cần thiết. Máy móc đại công
nghiệp luôn luôn giữ vai trò quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống,
kinh tế xã hội. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã gián tiếp nhấn mạnh vai trò của
máy móc đại công nghiệp người nói: “Muốn đảm bảo đời sống sung sướng
mãi mãi, phải công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, phải xây dựng công
nghiệp nặng”. “Muốn có nhiều máy thì phải mở mang các ngành công
nghiệp làm ra máy, ra gang, thép, than, dầu đó là con đường đi của chúng
ta, con đường công nghiệp hoá nước nhà.
Bài viết của em đã được hoàn thành. Do trình độ và khả năng thực tế
của một sinh viên năm đầu có hạn nên bài viết khó tránh khỏi thiếu sót. Rất

mong được sự góp ý của qúy thầy cô và các bạn sinh viên để bài viết được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2003
Sinh viên thực hiện


Đinh Thị Thanh Giang

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạp chí nghiên cứu kinh tế các số tháng 3,4,5 năm 2000
2. Việt Nam 2000 NXB thống kê
3. Giáo trình kinh tế chính trị Mác Lênin
4.Tạp chí thông tin tài chính năm 2000


×