Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

bài tập kiểm tra lý thuyết truyền thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.48 KB, 18 trang )

I/ MỞ ĐẦU
1.

Nội dung đề tài nghiên cứu

Xã hội ngày càng phát triển khiến cho nhu cầu giải trí của con người
cũng dần tăng lên. Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở rộng
hội nhập ở nước ta hiện nay, truyền thơng đại chúng ngày càng có vai trị quan
trọng, nó chi phối sâu sắc và tồn diện đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong xã hội hiện đại, các thế lực chính trị, các nhà kinh doanh, các nhà hoạt
động văn hóa - xã hội,…đều quan tâm khai thác và sử dụng truyền thông đại
chúng như một công cụ không thể thiếu. Hiện nay, các nhà truyền thông đã
khai thác triệt để và đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của công chúng hiện đại
bằng cách tạo ra các chương trình truyền thơng giải trí bao gồm tất cả các lĩnh
vực trong cuộc sống như giáo dục, kinh tế, y tế, văn hóa... Bên cạnh những
chương trình giúp chúng ta cải thiện và phát huy được trí tuệ thì lĩnh vực văn
hóa giải trí là khơng thể khơng nói tới. Với tính năng phổ biến rộng rãi, các
chương trình ca nhạc truyền hình đã thu hút đông đảo công chúng yêu âm
nhạc qua màn ảnh nhỏ. Sau một loạt chương trình như Sao mai điểm hẹn, Sao
mai, Việt Nam Idol…đây đều là các sân chơi giúp cho những người có khả
năng về ca hát được bộc lộ, khẳng định bản thân đồng thời giúp cho đất nước
tìm kiếm được những nhân tài về ngành giải trí. Hiện nay, có thể nói đã lấn át
mọi cuộc thi ca nhạc – The Voice Việt Nam: Chương trình chỉ dành cho
những tài năng thực sự.

1


Không giống như các cuộc tuyển chọn tài năng như Pop idol, X-Factor
hay Got Talent vốn có “ tuổi lên sóng” khá lâu, The Voice là cái tên cịn non
trẻ khi mới chỉ bắt đầu từ năm 2011, chỉ đang bắt đầu phát sóng mùa thứ 2 tại


Mỹ và lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam. Tuy nhiên, dù “ít tuổi” nhưng The
Voice lại nổi lên như một cuộc thi chất lượng và có cách thức tuyển chọn thí
sinh nghiêm ngặt và kịch tính nhất. The Voice hồn tồn là một cuộc thi chỉ
dành cho những tài năng thực sự và vai trò của “ huấn luyện viên” được khắc
rõ nét ngang hang với các thí sinh, chứ khơng phải chỉ đóng vai trị đứng sau
như những cuộc thi khác.
2.

Lý do chọn đề tài

The Voice ( Giọng hát Việt) đang là chương trình dành được nhiều sự
chú ý từ công chúng nhất trong thời gian gần đây. Đây là một sân chơi giúp
cho những giọng ca từ nghiệp dư có thể trở thành những giọng ca vàng đầy
triển vọng, góp phần tạo một hiệu quả, một thành cơng cho nền ca nhạc giải
trí ở Việt Nam. Trên cộng đồng mạng, The Voice lúc nào cũng là tâm điểm
cho những bàn luận, nhận xét từ công chúng cộng đồng mạng. Chính vì là tâm
điểm cho nên cũng có rất nhiều chuyện, nhiều vấn đề xảy ra xoay quanh
chương trình. Bên cạnh những giọng hát hay được tuyển chọn rất kĩ lưỡng, tất
cả các thí sinh được tuyển chọn đều tương đồng về tài năng thì các ban giám
khảo hay cịn gọi là các huấn luyện viên cũng đều là những tên tuổi nổi tiếng
trong giới showbiz, được khẳng định bởi giọng hát và trí tuệ vừa đủ để nắm
bất được những kiến thức chắc chắn về âm nhạc. Song cái gì cũng có mặt trái
của nó, khơng cái gì là hồn hảo cả, là một chương trình được sự ủng hộ
và quan tâm nhiệt tình của cơng chúng nên cũng rất nhiều áp lực, mọi con
mắt đều đổ dồn vào và khơng tránh khỏi những sai sót. Đây thực sự là
một đề tài rất thú vị mà chúng ta cần bàn luận để có thể hiểu một cách sâu
sắc về chương trình.

2



3.

Mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp

nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu ở đây chính là muốn tìm hiểu về suy nghĩ cảm
nhận của công chúng về các chương trình giải trí hiện nay cụ thể là chương
trình The Voice (Giọng hát Việt), công chúng là một tập hợp xã hội rộng lớn,
được cấu thành bởi nhiều giới, nhiều tầng lớp xã hội khác nhau và đang sống
trong những mối quan hệ xã hội nhất định. Khi nghiên cứu cơng chúng của
một phương tiện truyền thơng nào đó thì phải tìm hiểu họ gắn liền với bối
cảnh điều kiện sống và các mối quan hệ xã hội của họ. Các sự kiện và vấn đề
đăng tải trên truyền thông đại chúng luôn hướng tới việc ưu tiên thỏa mãn,
phục vụ nhu cầu, mong đợi của nhân dân. Những sự kiện được thông tin lien
quan mật thiết đến việc giải thích và giải đáp, tháo gỡ những vấn đề bức xúc
trong cuộc sống của đông đảo cư dân. The Voice, một chương trình đang rất
nổi và mang tính tầm cỡ, những thông tin, sự đánh giá, phản hồi của công
chúng là vấn đề hết sức quan trọng để đánh giá một chương trình.
Đối tượng nghiên cứu là đơng đảo công chúng xã hội- những quần thể
dân cư không phân biệt trình độ, dân tộc, tơn giáo, đảng phái, tuổi và giới
tính…Song đối với chương trình The Voice thì đối tượng được nhắc đến là tất
cả những người yêu âm nhạc, có kiến thức nhất định về âm nhạc.
Phương pháp nghiên cứu là dựa vào những kiến thức đã học về truyền
thơng, qua đó ta có thể đưa ra được những nhận định đúng đắn, những hiểu
biết chính xác về lý thuyết và kĩ năng cơ bản về truyền thông đại chúng. Vì
truyền thơng đại chúng là hệ thống các phương tiện truyền thông hướng tác
động vào đông đảo công chúng xã hội ( nhân dân các vùng miền, cả nước,
khu vực hay tồn bộ thế giới) nhằm thơng tin, chia sẻ, nhằm lôi kéo và tập
hợp, giáo dục thuyết phục và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia giải quyết

các vấn đề kinh tế - xã hội đã và đang đặt ra.( giáo trình: Truyền thơng-Lý
thuyết và kỹ năng cơ bản). Tìm hiểu và nghiên cứu các thơng tin xoay quanh
chương trình The Voice và nắm bắt được tâm lý của cơng chúng đối với
chương trình. Qua đó, chúng ta có thể hiểu được một cách tồn diện về
chương trình mà ta đang nghiên cứu.
3


II/ NỘI DUNG
1.

Giới thiệu khái quát về chương trình The Voice (Giọng hát

Việt).
The Voice ( Giọng hát Việt) chỉ vừa mới phát sóng đã nhanh chóng trở
thành “hiện tượng” và trở thành chủ đề được bàn luận sôi động nhất trên
cộng đồng mạng. Trên thế giới, The Voice đang là chương trình rất thành cơng
khi trở thành đối thủ cực mạnh, thậm chí lượng rating ổn định và được người
xem đón nhận hơn cả American Idor và X-Factor. Sư thành công của The
Voice tại Mỹ, Hàn Quốc cũng là một trong những yếu tố khiến khan giả háo
hức chờ đợi và có quyền đặt hy vọng vào Giọng hát Việt. Không chỉ mang
nhiều yếu tố mới lạ ở format chương trình khiến mức độ cạnh tranh ngày càng
tăng, chưa kể mức độ tương tác giữa huấn luyện viên và các thí sinh cũng cao
hơn nhiều khi họ là người theo sát và nắm rõ điểm mạnh, yếu của học trò chứ
không chỉ đơn thuần là ngồi trên hàng ghế ban giám khảo nhận xét.
Và điểm đặc biệt gây được cảm tình với khán giả là chất lượng thí sinh
của The Voice đồng đều hơn, khơng cần dùng bất kì scandal, chiêu trị để tăng
tính giải trí và thu hút người xem như một số chương trình khác. Tại thời
điểm này, có thể nói Giọng hát Việt gần như khơng có đối thủ và một mình
độc tơn tại các chương trình truyền hình thực tế. Phát sóng vào thời điểm

khơng có bất kì show nào cạnh tranh, hiển nhiên người xem sẽ tập trung dồn
sự chú ý vào chương trình được phát sóng duy nhất vào thời điểm đó. Bên
cạnh đó, góp phần vào sự nổi lên như cồn của chương trình đó chính là các vị
huấn luyện viên. Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà, Thu Minh – Họ không chỉ là
ba cái tên đang rất nổi tiếng trong làng nhạc, họ cũng là một trong số những
nghệ sĩ biết cách giữ chân khan giả và đảm bảo doanh thu cho các chương
trình ca nhạc, phịng trà lớn nhỏ. Riêng với Trần Lập, tuy không nổi tiếng và “
quyền lực” bằng ba huấn luyện viên còn lại nhưng anh lại là một trong những
gương mặt tiêu biểu của dòng nhạc Rock. Nhắc tới Rock Việt, người ta sẽ nhớ
ngay đến Bức Tường, và nhắc đến Bức tường thì khơng thể thiếu Trần Lập.
4


Ngay từ đầu, The Voice đã tạo được rất nhiều sự chú ý khi lựa chọn toàn
những tên tuổi “nặng ký” nhất ngồi trên hàng ghế nóng. Chưa kể được ngắm
nhìn bốn huấn luyện viên quyền lực đua nhau tranh luận, đấu khẩu nảy lửa để
giành dựt thí sinh về tay mình cũng là một điểm rất thú vị chưa từng có ở các
gameshow khác. Mỗi gameshow thực tế đều có những điểm thu hút riêng, vì
vậy sẽ rất khập khiễng nếu đem so sánh tất cả với nhau. Mặc dù vậy, nhiều
khán giả vẫn hy vọng The Voice (Giọng hát Việt) sẽ tiếp tục phát huy đúng
hướng và tạo nên sự phấn khích cho người người xem giống những phiên bản
quốc tế.
Sân chơi “Giọng hát Việt” còn là thỏi nam châm hút thí sinh mới lạ của
chương trình, phần thi đầu “Vịng Giấu Mặt” khiến thí sinh cảm thấy tự tin
rằng vẻ bề ngồi của mình tại cuộc thi khơng là yếu tố quan trọng, thí sinh chỉ
tập trung là sao trình diễn giọng hát của mình ra cho mọi người. Trong đó, mơ
típ và sự tổ chức chương trình Giọng hát Việt cũng được đầu tư khá cơng phu,
đội ngũ ban giám khảo là những người đứng đầu của một thể loại âm nhạc và
họ có chỗ đứng rất tốt trong thị trường âm nhạc Việt Nam hiện nay. Qua bốn
tập đầu phát sóng, chương trình cũng khẳng định được mình, với phần nhận

xét khá thấu đáo và khơng có phần thiên vị của ban huấn luyện viên. Dường
như chương trình Giọng hát Việt 2012 đã thắng lớn trong việc lấy lịng tin của
cơng chúng.
2.

Cơng chúng với The Voice ( Giọng hát Việt).

a/ Ảnh hưởng tích cực của chương trình đến với cơng chúng.
Trong thời điểm này, chương trình được diễn ra được rất nhiều sự ủng hộ
của công chúng, hầu như tất cả mọi người không phân biệt trình độ, lứa tuổi,
dân tộc, giới tính…cứ đợi chờ từng ngày để đến chủ nhật hàng tuần có thể
được xem “The Voice” (Giọng hát Việt). The Voice như là một cơn bão âm
nhạc trong cộng đồng giới trẻ hiện nay. Trên các trang mạng xã hội, “The
Voice” là một điểm nóng để mọi người bàn luận, đánh giá, nêu những tâm tư
tình cảm của mình về chương trình. Mỗi người đều nhận cho mình một thí
5


sinh mà mình u thích và coi họ như một thần tượng, ví dụ như: Bùi Anh
Tuấn, Thiều Bảo Trang, Hương Tràm…những người này đã có một fanclub
cho riêng mình. Họ là những chủ đề chính cho những câu chuyện phiếm xung
quanh đời thường.
“The Voice” là một sân chơi ca nhạc nhưng xu hướng là đi theo dòng
nhạc trẻ, nhạc quốc tế nên dường như ta nghĩ chỉ có độ tuổi học sinh, sinh
viên thích, xong khơng hẳn thế, xã hội ngày càng phát triển khiến cho con
người cũng dần hiện đại lên. Những bậc phụ huynh ở độ tuổi trung niên cũng
dần ăn nhập vào thế giới phát triển và có thể nghe, cảm thụ được nhiều dịng
nhạc khác nhau, xong những dịng nhạc đó cũng phải đảm bảo được sự văn
minh, có giá trị trong từng lời hát. Hồi xưa khi đất nước cịn đang trong thời
kì chiến tranh, ngành âm nhạc giải trí chưa được đa dạng và phát triển, các bài

hát hầu như đều chung một chủ đề là tình yêu quê hương, đất nước, tình mẫu
tử, những bài ca đi cùng kháng chiến…những bài hát mộc mạc, đằm thắm, ý
nghĩa đi sâu vào lòng người. Nhờ có những bài hát đấy mà nhân dân ta có
thêm niềm tin vào cuộc sống, thấy lạc quan yêu đời hơn để có thể vững vàng
ơm cây súng đánh thắng được kẻ thù. Ngày nay, đất nước ta dần hội nhập với
các nước trên thế giới, những dòng nhạc, thể loại nhạc cũng từ đó mà đa dạng
hóa theo khiến nhiều ca sĩ, nhạc sĩ hiện nay quá lấn sâu mà quên mất đi một
điều dù có nhiều thể loại nhạc cho mình lựa chọn để đi theo nhưng vẫn phải
đảm bảo rằng những bài hát mình hát, những lời hát mình viết phải có giá trị,
phải văn minh, có như vậy mới khẳng định được trình độ của bản thân và giúp
cho ngành giải trí Việt Nam khơng bị tầm thường và yếu kém so với các nước
khác. Chính vì vẫn cịn nhiều những ca sĩ, nhạc sĩ vẫn chưa có cách nhìn đúng
đắn về ngành ca nhạc cho nên nhiều những người độ tuổi trung niên chưa
thích ứng được. Họ nghe các dòng nhạc thị trường họ thường khó chịu, tỏ ra
khơng thích thú và cấm con, cháu mình khơng được nghe. Nhưng khơng phải
ca sĩ, nhạc sĩ nào cũng vậy, nhiều người nhận thức được, họ luôn muốn thể
hiện và cống hiến cho nền âm nhạc Việt Nam những ca khúc chất lượng, có cá
6


tính riêng mà vẫn khơng làm mất đi cái tính văn minh trong đó. Chính nhờ
những ca sĩ, nhạc sĩ đó mà đã khiến cho các cơ, các bác ở độ tuổi trung niên
có cái nhìn khác đối với ngành âm nhạc giải trí nước nhà. Trong chương trình
“The Voice”, các thí sinh khơng chỉ có những giọng hát hay, đầy nội lực mà
họ cịn phải có một kiến thức âm nhạc thật chắc chắn, vì đối tượng họ phục vụ
không phải là ban giám kháo mà sau này khi đã thành danh đối tượng họ
hướng đến là toàn thể cơng chúng. Cho nên, các ca khúc được các thí sinh
chọn lựa và hát trong chương trình đều là những ca khúc hay cả về ca từ lẫn ý
nghĩa. Chương trình được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh là sự đương
nhiên, nhưng địa hình của từng vùng miền lại là vấn đề hạn chế khiến cho

nhiều người không đến gần được với ngành giải trí ở Việt Nam. Ở trên vùng
cao, vùng còn nhiều dân tộc thiểu số, nơi mà con người chỉ biết làm việc quần
quật để nuôi kế sinh nhai, họ không được tiếp xúc nhiều đến cuộc sống hiện
đại, văn minh. Và vì vậy, cơng chúng truyền hình giai đoạn này cịn hạn chế,
chủ yếu ở những vùng thành thị, những vùng phủ diện lưới quốc gia. Rất
nhiều năm trở lại đây, điều kiện điện lưới được khắc phục, điện đã về với bà
con con vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng bà con dân tộc thiểu số, bên
cạnh đó là sự phát triển của kinh tế, xã hội nhiều người đã đủ điều kiện để
mua máy thu hình, số lượng người dân tiếp cận với truyền hình đã tăng lên
đáng kể và số lượng cơng chúng tiếp nhận thơng tin trên truyền hình cũng
tăng lên rất nhanh. Do tác động của địa lý, địa bàn cư trú khơng có tính quy tụ
mà rải rác, phân tán nên cơng chúng của truyền hình rất đa dạng và tính tiếp
nhận thơng tin cũng có sự khác biệt. Vì vậy, chương trình The Voice tuy đang
là chương trình “hot” nhất hiện nay nhưng khơng phải ai cũng được biết đến
do vấn đề địa lý.
Còn đối với độ tuổi học sinh, sinh viên, Giọng hát Việt như là một cơn
sốt. Chương trình là tâm điểm cho các cuộc nói chuyện, trao đổi trên các trang
mạng cộng đồng. Trên trang mạng google, trang mạng tìm kiếm các thơng tin
mà được công chúng sử dụng nhiều nhất, khi gõ từ khóa “ Giọng hát Việt”
7


cho ra 25.000.000 kết quả(0.13), mà đến khi chương trình vẫn cịn tiếp tục thì
số lượng kết quả tìm được còn tăng lên nhiều lần nữa. Ở độ tuổi này là độ tuổi
cho sự tiếp thu những thứ văn minh, hiện đại một cách tồn diện nhất.
Chương trình đã đem tới cho công chúng, đặc biệt là ở độ tuổi học sinh, sinh
viên một cách nhìn đúng dắn và mới mẻ cho nền âm nhạc nước nhà. Hiện nay,
có quá nhiều thể loại nhạc bị coi là “thảm họa”, chúng ta là những người đại
diện cho giới trẻ bây giờ phải có con mắt tinh tường, một cái đầu linh hoạt
biết cái gì tốt, cái gì khơng tốt để có thể giúp cho đất nước Việt Nam nói

chung và ngành âm nhạc giải trí ở Việt Nam nói riêng thêm phát triển, văn
minh. Để đáp ứng nhu cầu thông tin và giải trí qua truyền hình, hệ thống
truyền hình cáp và truyền hình kĩ thuật số đã khá phổ biến tại Việt Nam, cho
phép người xem chọn rất nhiều kênh khác nhau với đủ loại chương trình tin
tức thời sự, tài liệu và phim ảnh. Có rất nhiều “trị chơi trí tuệ” trên ti vi, rất
hấp dẫn giới trẻ, ngay cả các sinh viên học sinh, với những món tiền thưởng
hậu hĩnh và cơ hội thể hiện chính mình! Các chương trình chiếu phim đủ loại,
từ các phim Hàn Quốc nhiều tập cho đến các loại phim bạo lực và nóng bỏng
của Mỹ, Úc, và cả các nước Tây Âu…Nhiều chương trình kịch ngắn, thể thao,
văn hóa, ca nhạc thiếu nhi cũng được nâng cao chất lượng hơn và có nhiều
người ưa thích. Người ta cũng có thể xem các chương trình truyền hình hoặc
nghe phát thanh và đọc các laoij sách báo qua hệ thống internet. Và như thế,
báo điện tử đang có khuynh hướng “lấn sân” của các loại báo viết.Với những
phát triển quá nhanh của công nghệ kỹ thuật số như thế, những nhu cầu của
con người hôm nay khác trước rất xa, nhiều người không hiểu nổi tại sao giới
trẻ hiện nay lại có nhu cầu giam mình suốt ngày trong phịng chỉ với chiếc
máy tính nối mạng Internet. Với khả năng kết nối không dây của laptop(máy
tính xách tay), nhiều người đã mất hẳn khơng gian riêng tư cho việc nghỉ
ngơi, giải trí vì họ có thể làm việc tại bất kì nơi nào và những áp lực của cơng
việc thì khơng bao giờ hết. Quả thế, truyền thông xã hội hôm nay đang ảnh
hưởng thực sự mạnh mẽ đến giới trẻ, hình thành nơi họ những thói quen và
8


những khuôn mẫu mới trong cách sống. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
kinh tế, mức sống, mức thu nhập của đại bộ phận người dân đang ngày càng
nâng cao, các nhu cầu giải của thanh thiếu niên hiện nay trong các đô thị lớn
ngày càng đa dạng. Ở lĩnh vực này, hầu hết thanh thiếu niên cũng đã thể hiện
được xu hướng tích cực, chủ động trong lựa chọn các nhu cầu giải trí của
mình. Giọng hát Việt là một sân chơi có thể nói phù hợp với nhu cầu thưởng

thức âm nhạc của tất cả công chúng nói chung và thanh thiếu niên nói riêng.
Nó đủ độ văn minh, hấp dẫn, các bài hát thì mới lạ, các thí sinh đều có giọng
hát tương đồng, có trình độ nhất định, khiến cho người xem không cảm thấy
nhàm chán, khó chịu. Chương trình cũng giúp cho cơng chúng độ tuổi thanh
thiếu niên có cái nhìn lạc quan hơn về ngành âm nhạc giải trí nước nhà.
b/ Ảnh hưởng tiêu cực của chương trình đến với cơng chúng.
Bên cạnh những thứ tốt đẹp mà chương trình Giọng hát Việt đem lại cho
cơng chúng thì cũng vẫn cịn một số sai sót mà chương trình cần phải khắc
phục. Giọng hát Việt được coi là một chương trình truyền hình thực tế, là
chương trình mà trong đó miêu tả thực những tình huống hồn cảnh và sự
kiện khơng hề sắp đặt trước trong kịch bản. Với tình trạng nở rộ của các
chương trình truyền hình thực tế như hiện nay, và mỗi chương trình đều có
những chiêu trị của riêng mình thì việc sang tạo scandal để tăng rating là
chưa đủ mà các nhà sản xuất phải đau đầu, nhức óc trong cuộc chạy đua tạo ra
những cú nổ thực sự có sức nặng để vượt mặt đối thủ. Với một chương trình
ca hát có format đặc sắc như The Voice, khơng lạ lẫm gì khi chỉ vừa phát sóng
đã ngay lập tức thu hú sự chú ý của khán giả. Nhưng thực tế đã chứng minh
rằng, chỉ format hay thôi vẫn chưa đủ thu phục hoàn toàn khan giả. Những
tưởng với một chương trình quy tụ những giọng hát hay và mới lạ như thế chỉ
tơn vinh vị trí độc tơn của giọng hát và phong cách trình diễn thì khan giả sẽ
yên tâm mà thưởng thức những màn trình diễn đỉnh cao,tuy nhiên thực tế đã
chứng minh những món gia vị và tráng miệng, đơi khi lại có sức hút hơn cả
món ăn chính. Ngay từ mở đầu ở vịng loại của The Voice là scandal thí sinh
9


đội Thu Minh suýt bị loại vì tham gia cả vịng thử giọng của Vietnam Idol, rồi
sau đó đến việc diva Thanh Lam lên báo nói “mỉa” về khả năng của hai huấn
luyện viên Đàm Vĩnh Hưng và Hồ Ngọc Hà…và ngay sau khi tập 3 của vòng
Đối mặt phát sóng tối ngày 9/9 thì lại một scandal nữa làm dậy sóng truyền

hình và cơng chúng. Một đoạn video clip kỳ công được cho là vạch trần
những vụ dàn xếp kết quả và những việc làm “một tay che trời” của giám đốc
âm nhạc Phương Uyên đang thu hút được sự quan tâm rất lớn thực sự là một
cú sốc nặng đối với khan giả xem chuương trình. Theo như đoạn clip này thì
những thắc mắc của khan giả về việc tại sao các huấn luyện viên lại lựa chọn
ca khúc tiệng anh cho các cặp đấu thay vì tiếng việt bất chấp việc một số thí
sinh chưa từng hát tiếng anh bao giờ đã được giải đáp. Câu trả lời đó là vì các
huấn luyện viên có vẻ như không phải là người quyết định chọn bài hát nào
cho thí sinh của mình mà mọi sự đều phải được giám đốc âm nhạc Phương
Un thơng qua. Chính vì những scandal như vậy đã khiến khan giả dường
như mất long tin vào những chương trình truyền hình thực tế, cụ thể ở đây là
chương trình Giọng hát Việt.

10


Phải cơng nhận rằng chất lượng các thí sinh trong chương trình tốt và
tương đồng nhưng chính do những vụ dàn xếp như thế này sẽ làm đi sự công
bằng trong cuộc thi, những thí sinh tưởng như nắm chắc trong tay vé vịng sau
thì lại bị loại đi một cách bất ngờ làm cho công chúng phải lên tiếng. Ví dụ
như trường hợp thí sinh Bảo Anh ở đội Trần Lập, có rất nhiều ý kiến trái chiều
về việc Trần Lập chọn Bảo Anh mà loại Thu Thủy ở vịng thi đối đầu. Điều
đáng nói ở đây là tất cả đều dễ nhận thấy rằng giọng của Bảo Anh tuy cao,
mảnh nhưng vẫn còn yếu và chưa tinh tế, cịn giọng của Thu Thủy thì lại hơn
hẳn. Mặc dù cả ba huấn luyện viên đều khuyên Trần Lập chọn Thu Thủy
nhưng quyết định cuối cùng của anh vẫn là Bảo Anh. Điều này rất gây bức
xúc cho khán giả, khiến cho cơng chúng nghĩ trong chương trình khơng có sự
công bằng, rằng kết quả cuộc thi đã được sắp đặt từ trước.
Mặc dù, Ban tổ chức lien tiếp có những động thái mạnh mẽ trấn an dư
luận như vậy nhưng trên thực tế, đông đảo khán giả đã lên tiếng bày tỏ mất

niềm tin về chương trình. Xét cho cùng, scandal này chỉ như là một “giọt
nước tràn ly” về những “nghi án” dàn xếp kết quả trong các cuộc thi truyền
hình thực tế hiện nay. Có người nói truyền hình thực tế format là vậy, khán
giả và thí sinh sẽ là những thí sinh trong vở kịch hồn hảo của nhà tổ chức.
Việc tạo scandal cũng đều nằm trong tính tốn của các nhà tổ chức nhằm thu
hút thêm khán giả, thêm quảng cáo. Tuy nhiên, format của nước ngoài khi áp
dụng vào Việt Nam cần phải hiểu tâm lý của khán giả Việt Nam.
Những phản ứng mạnh mẽ vừa qua cho thấy khán giả Việt luôn cần
xem những chương trình vừa vui, vừa “sạch” và hướng đến một nền văn
hóa giải trí lành mạnh. Rất nhiều khán giả bày tỏ sự bức xúc phẫn nộ và
đòi tẩy chay không xem The Voice nữa sau scandal. Như vậy, dù vơ tình
hay cố ý tạo scandal, The Voice cũng đã bị “mất điểm” với báo chí, mất
niềm tin với khán giả.

11


3.Biện

pháp khắc phục những hạn chế của chương trình.

Được dàn dựng theo phiên bản gốc “The Voice” của Hà Lan, “Giọng hát
Việt” trước khi đến với Việt Nam đã được gần 50 quốc gia trên thế giới đặt
mua bản quyền, trong đó có tới 28 quốc gia đã và đang phát sóng. Do vậy,
mặc dù đây là lần đầu “The Voice” xuất hiện tại Việt Nam, nhưng phiên bản
quốc tế của chương trình trước đó đã được một bộ phận công chúng Việt Nam
biết đến và tiếp nhận. Khi được đổi tên thành “Giọng hát Việt”, khán giả vui
mừng hy vọng sẽ được chứng kiến một “ The Voice” mang dấu ấn Việt Nam
thật sự. Tuy nhiên, mong mỏi ấy có phần trở nên hụt hẫng khi theo suốt giai
đoạn đầu của chương trình, người xem nhận ra có tới 90% số bài hát được thí

sinh lựa chọn là ca khúc nước ngồi, dẫn tới đương nhiên, phần lớn thí sinh
có chọn lựa này được các huấn luyện viên đưa vào vongd đấu tiếp theo.
Không ngoại trừ nguyên nhân khách quan: nhạc Việt đang thiếu trầm trọng
những sáng tác mới có chất lượng, trong khi đó các ca khúc đi cùng năm
tháng đã được thể hiện thành công bởi những ca sĩ tên tuổi tạo áp lực lớn cho
những người trẻ khi lựa chọn. Cũng không loại bỏ khả năng các thí sinh ít
chọn bài hát Việt vì cho rằng hát tiếng nước ngồi dễ “lịe” giám khảo người
Việt hơn…Nhưng dẫu sao, sự áp đảo vượt trội của nhạc ngoại trong cuộc thi
cũng khiến người ta không khỏi băn khoăn về tình yêu của giới trẻ đối với
nền âm nhạc trong nước, và về chỗ đứng củ nhạc Việt trong cuộc sống hôm
nay. Đành rằng, một chất giọng hay dù được thể hiện bởi ca khúc nước nào
cũng vẫn sẽ tỏa sáng, song thiết nghĩ, đối với một cuộc thi tìm kiếm tài năng
âm nhạc nước nhà, tiêu chí phơ diễn giọng ca trên nền ngôn ngữ dân tộc nên
được ưu tiên, coi trọng. Nếu không, “The Voice” Việt Nam cũng sẽ chẳng
khác gì “The Voice” Hà Lan hay “The Voice” Mỹ…Do vậy, để theo đúng với
tên gọi của chương trình là “Giọng hát Việt” thì ban tổ chức chương trình
cùng với các thí sinh nên chọn những bài hát tiếng mẹ đẻ thay cho dung
những bài hát nước ngoài để trình diễn.

12


Dõi theo bốn tuần phát sóng “Giọng hát Việt”, khơng khó để nhận ra
trang phục và cách trang điểm của bốn vị huấn luyện viên khơng hề có sự dù
họ phải nghe, mặc dù họ phải nghe, thẩm định giọng ca của hàng trăm thí sinh
tham dự cho nên khó có thẻ dieenc ra trong một ngày. Điều này khiến cơng
chúng khơng khỏi rộ lên nghi ngờ về tính cơng bằng, yếu tố xác thực của cuộc
thi, nhất là kho đối chứng với phiên bản “The Voice” của quốc tế khác, giám
khảo vẫn xuất hiện với những “bộ cánh” khác biệt trong những tập khác nhau
góp phần làm tươi mới khơng gian trong chương trình. Phải chăng, ý đồ

khơng thay trang phục huấn luyện viên Việt Nam chính là cách ban tổ chức dễ
dàng dàn dựng, sắp xếp chương trình theo ý đồ có sẵn? Dễ thấy, nội dung
từng tập của vỏng Giấu mặt đã được cắt nhiều chỗ, biên tập lại đẻ tạo nên thế
đối lập nổi trội giữa từng huấn luyện viên. Tại tập một, các tiết mục dường
như dduwwocj sắp đặt một cách tài tình để làm bật lên vai trò của Hồ Ngọc
Hà như một huấn luyện viên thông minh, sắc xảo và bản lĩnh. Đến tập hai, vai
trò này của Hà Hồ trở nên mờ nhạt hơn, nhường chỗ cho Trần Lập tỏa sáng
với phần lớn các tiết mục được sắp xếp đều là rock, và đương nhiên, đây cũng
là tập anh sở hữu được nhiều giọng ca nhất cho đội của mình. Đến tập ba, sự
quyết liệt chèo kéo của Thu Minh nổi bật hẳn khi kết nạp được nhiều tài năng
vào đội. Và đến tập bốn, Đàm Vĩnh Hưng lien tiếp trở thành người được
nhiều giọng ca đẹp gửi gắm. Trong từng số, sự nhấn mạnh vai trị của người
này thường vơ tình làm lu mờ vai trị của người khác. Vì thế, với cách dàn
dựng ấy, một mặt người xem thêm hiểu hơn về tính cách, nằn lực riêng của
mỗi huấn luyện viên, nhưng mặt khác cũng thêm nghi ngại khi nhận thấy sự
không cân bằng, đồng bộ trong phong cách thẩm định của các huận luyện
viên qua các tập phát sóng. Do vậy, chương trình nên cố gắng tạo dựng một
cách tự nhiên nhất có thể, tuy biết rằng, là một chương trình truyền hình thì
phải có sự sắp xếp, dàn dựng một cách kỹ lưỡng để không gây ra sai sót gì.
Nhưng chỉ có thể dàn dựng về mặt hình thức chứ đừng nên dàn dựng, sắp xếp

13


về cả mặt nội dung, như vậy sẽ mất đi sự thú vị cho khán giả và còn làm mất
long tin từ khán giả đối với chương trình.
Khơng thể phủ nhận, một yếu tố quan trọng làm nên sức hút của “Giọng
hát Việt” chính là sự tham gia của bốn gương mặt tầm cỡ trong làng nhạc
Việt: Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà, Thu Minh và Trần Lập. Họ đóng vai trị
khơng chỉ làm nóng chương trình bằng những màn tranh luận, giành giật nảy

lửa, mà còn là những cố vấn nghệ thuật, là những người mà sau này sẽ tiếp
tục theo sát, dìu dắt những tài năng âm nhạc mà họ đã phát hiện và lựa chọn.
Với những thí sinh tham dự, bên cạnh ước mơ được khẳn định tài năng, họ
cịn muốn nhận được những góp ý về mặt chuyên môn từ thế hệ đàn anh, đàn
chị đi trước, dẫu rằng khơng chắc mình có trở thành người được lựa chọ hay
không. Tuy nhiên, không hiểu những lời nhận xét đã bị cắt bớt hay bỏ qua mà
hầu như trong các số, người xem chỉ thấy những vị giám khảo ngồi trên ghế
mải “xoay” nhau, mải “xoay” thí sinh để thực hiện được mục đích của mình là
chính, mà ít thấy họ có những lời góp ý sắc sảo, chân thành về mặt chun
mơn. Với cả những thí sinh được chọn và không đươc chọn, hầu như khán giả
màn ảnh nhỏ chỉ nghe thấy những lời khen, những lời ngợi ca đơi khi hơi thái
q: “ Em có chất giọng tuyệt vời”, “Tơi phát điên lên vì giọng hát của em”
hay “May mà tôi nổi tiếng trước em, khơng thì bây giờ tơi đã bị em đè bẹp”…
Cịn những lời chê nếu có cũng chỉ dừng ở mức độ: “ Bạn có giọng nhưng có
lẽ hơm nay bạn hát khơng được tốt”…Đó là chưa kể, các huấn luyện viên đơi
khi cong thốt ra những câu nhận xét có phân hơi lố. Chẳng hạn, để làm “mềm
long” thí sinh Lê Phạm Xuân Nghi, “Mr Đàm” đã “xuống nước” bằng câu:
“Xin hãy giúp anh, anh yếu đuối lắm” hay khi chinh phục “cô gái di-gan”
Đồng Lan, “Mr Đàm” này đã khơng ngại nói: “Em có biết là em ngon lắm
khơng”. Trong khi đó, “người đẹp hát” Hà Hồ lại có những phát ngơn gây bấn
loạn cả thí sinh và khán giả: “Quốc Cường là phải để cho Hà Hồ”…Những
câu nói, câu nhận xét đầy hoa mỹ cuả các huấn luyện viên nên được giảm bớt

14


và thay vào đó là những câu nhận xét thẳng thắn về chun mơn, giọng hát
của các thí sinh.
Với mức giải thưởng cao ngất, với con đường tương lai rộng mở sau khi
các ca sĩ trẻ nhận được lời hứa hẹn giúp đỡ của những “Mạnh Thường Quân”

trong làng nhạc Việt, “The Voice” Việt Nam đã thu hút được sự tham gia của
nhiều tài năng âm nhạc. Chương trình khơng chỉ dừng lại ở một game-show
giải trí hấp dẫn mà cịn là một sân chơi bổ ích để những giọng ca trẻ thử sức.
Hy vọng, khắc phục được những hạn chế cịn tồn tại từ giai đoạn đầu của
chương trình, trong phần “Đối đầu” và “Biểu diễn trực tiếp” sắp tới, “Giọng
hát Việt” sẽ góp phần phát hiện, tạo đà bồi dưỡng những giọng ca mới.

15


III/ KẾT LUẬN
Càng ngày dư luận càng nóng với các gameshow truyền hình mà điển
hình là “Giọng hát Việt”. Chắc chỉ có ở Việt Nam, mới có chuyện cộng đồng
mạng, các tờ báo và cả ngồi đường, dân tình cứ xơn xao lên về những
chuyện xảy ra trong chương trình “Giọng hát Việt”, nào là Trần Lập, Bảo
Anh…Điều này đồng nghĩa với việc đối với số đông người Việt Nam, các
chương trình giải trí truyền hình, gameshow truyền hình được lựa chọn như
một loại hình giải trí số 1. Lợi thế đó, tiếc thay, đã khơng được tận dụng để
nâng tầm ngành cơng nghiệp giải trí nước nhà. Những gì đang chiếm lĩnh hiện
nay chỉ là những phiên bản được mua bản quyền và vì phải giữ nguyên format
mà nhiều khi xa lạ không phù hợp với phong tục tập quán và văn hóa Việt
Nam. Kể từ khi hội nhập đến nay, ngành giải trí vốn suốt những tháng năm
bao cấp đến ca nhạc, phim ảnh…cũng được phục vụ miễn phí bỗng chốc trở
thành ngành kinh doanh béo bở. Nhiều bầu sô và các nhà sản xuất, các công
ty truyền thông nhanh nhạy tấn công vào lĩnh vực này. Trước kia, dù có nằm
mơ cũng khơng thể tưởng tượng có ngày tư nhân có thể sản xuất được những
bộ phim truyện nhựa hoành tráng vài chục tỉ, tư nhân xây cả rạp chiếu phim.
Cũng như có ngày các cơng ty truyền thơng nắm giữ sóng các kênh truyền
hình dưới tên gọi xã hội hóa. Và những ca sĩ, người mẫu, hoa hậu…cùng kéo
theo những chuyên gia thiết kế thời trang, trang điểm, làm tóc…và nhiều dịch

vụ khác trở thành những người sống xa hoa trong xã hội. Có nghĩa là nếu đặt
câu hỏi người ta có thu được lợi nhuận từ nền giải trí nước nhà khơng thì câu
trả lời là có. Và rằng ở Việt Nam có một ngành cơng nghiệp giải trí khơng?
Câu trả lời là có. Chỉ có điều, nền cơng nghiệp giải trí ấy đang đứng ở đâu và
đem lại lợi ích gì cho đất nước? Suốt ngần ấy năm, chúng ta không thấy ca sĩ,
người mẫu, hoa hậu, diễn viên, nhà thiết kế, đạo diễn…nào mang tầm cỡ thế
giới. Ngành giải trí Việt Nam khơng tạo được một dấu ấn nào trên bản đồ thế
giới. Chúng ta chỉ thấy một sự ầm ĩ toàn scandal, tồn ghen ghét, đố kị, cãi vã
và bới móc chuyện của nhau… Trong khi đó, nhìn sang các nước châu Á
16


chúng ta sẽ thấy hội nhập cùng thế giới, học hỏi từ châu Âu và châu Mỹ
nhưng không dừng lại ở những format bê nguyên xi mà tạo ra được làn sóng
riêng của họ. Cịn ở Việt Nam, câu chuyện những ngày nay là “Giọng hát
Việt”, là “Việt Nam Idol”, là “Next top model”…bê nguyên bản format nước
ngoài. Nhiều lúc ngồi nghĩ vẫn vơ, tôi cứ tự hỏi: Biết bao giờ mới có một “làn
sóng Việt”? Nhưng đối với những gameshow trên truyền hình hiện nay, đặc
biệt là “Giọng hát Việt” vẫn mong có sự bứt phá, sự mới lạ trong cách tổ chức
chương trình. Tạo được một sân chơi lành mạnh, công bằng, phân minh là
điều phải được đặt làm mục tiêu lớn nhất trong chương trình. Chương trình
nên tiếp thu những ý kiến góp ý của khán giả để có thể giúp cho chương trình
ngày một hồn thiện, tạo được lòng tin và sự mến mộ của khán giả lâu dài.
Danh sách tài liệu tham khảo:
Giáo trình “Truyền thông – Lý thuyết và kĩ năng cơ bản (PGS: Nguyễn
Văn Dững chủ biên); các tài liệu trên các trang mạng cộng đồng.

17



MỤC LỤC

I/ MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. Nội dung đề tài nghiên cứu.......................................................................1
2. Lý do chọn đề tài.......................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu.....................................................................................................................3
II/ NỘI DUNG.................................................................................................4
1. Giới thiệu khái quát về chương trình The Voice (Giọng hát Việt)........4
2. Công chúng với The Voice ( Giọng hát Việt)..........................................5
a/ Ảnh hưởng tích cực của chương trình đến với cơng chúng......................5
b/ Ảnh hưởng tiêu cực của chương trình đến với cơng chúng......................9
3. Biện pháp khắc phục những hạn chế của chương trình......................12
III/ KẾT LUẬN.............................................................................................16

18



×