Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tieu luan ly thuyet truyen thong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.12 KB, 15 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN LÝ THUYẾT TRUYỀN THƠNG NÂNG CAO

ĐỀ TÀI:

Vai trị và các biện pháp quản lý nhà nước để phát huy hiệu
quả, hạn chế nhược điểm của mạng xã hội với hoạt động báo chí

1


MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Mạng xã hội (Social Network) là dịch vụ nối kết các thành viên trên
mạng Internet lại với nhau, với nhiều mục đích khác nhau, khơng phân biệt
khơng gian và thời gian.
Mạng xã hội trên thế giới xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời
của trang Classmate với mục đích đơn thuần chỉ là kết nối bạn học. Năm
2004, MySpace ra đời với các tính năng như phim ảnh (embedded video) và
nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày và trong vòng
một năm, MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem nhiều
hơn cả Google. Tuy nhiên, dấu ấn bước ngoặt cho sự phát triển của hệ thống
mạng xã hội là vào năm 2006, với sự ra đời của Facebook dựa trên nền tảng
lập trình "Facebook Platform" cho phép thành viên tạo ra những cơng cụ
(apps) mới cho cá nhân mình cũng như các thành viên khác dùng. Facebook
Platform nhanh chóng gặt hái được thành cơng vược bậc, mang lại hàng trăm
tính năng mới cho Facebook thu hút gần 600 triệu thành viên, đứng đầu bảng
các mạng xã hội trên thế giới.
Ở Việt Nam, số người dùng mạng xã hội đang tăng lên nhanh chóng.
Theo một thống kê mới nhất, trong số đối tượng 18 tuổi trở lên có tài khoản
mạng xã hội thì: 43% dân số có một tài khoản, 25% có hai tài khoản, 13% có


bốn tài khoản trở lên. Theo số liệu từ DoubleClick Ad Planner(1), trong tháng
1-2012, lượng người dùng Internet tại Việt Nam là 23 triệu (chiếm 26% dân
số Việt Nam) và lượt xem là 18,4 tỉ. Về mạng xã hội tại Việt Nam, Zing Me
(me.zing.vn) có lượng người dùng cao nhất (8,2 triệu), thời gian truy cập
nhiều nhất (1 tỉ phút) và lượt xem 540 triệu. Đứng thứ hai là Facebook.com
với 5,6 triệu người dùng, thứ ba là yume.vn (2,2 triệu người dùng), thứ tư là
tamtay.vn (1 triệu người dùng). Theo Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và
thơng tin điện tử (Bộ Thơng tin và Truyền thơng), cơng cụ tìm kiếm và mạng
2


xã hội là hai dịch vụ được hàng chục triệu người dùng internet sử dụng rộng
rãi nhất (100% sử dụng tìm kiếm, 80% sử dụng mạng xã hội).
Tính đến tháng 3 năm 2012, trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước
có 61 báo, tạp chí điện tử, 191 mạng xã hội, hơn 1.000 trang thông tin điện tử
tổng hợp. Sự tương tác giữa các loại hình thơng tin này đang diễn ra vơ cùng
sơi động.
Sự phát triển nhánh chóng của mạng xã hội ở Việt Nam cũng là kho tư
liệu vô cùng rồi dào để các nhà báo và cơ quan báo chí khai thác thơng tin và
quảng bá thơng tin của mình trên mạng xã hội. Giữa mạng xã hội và cơ quan
báo chí, nhà báo có sự tương tác quan lại với nhau cùng phát triển. Tuy nhiên
sự tác động này cũng phái nói rằng là sự tác động hai chiều, có cả tích cực lẫn
tiêu cực, tùy từng mức độ mà các nhà báo, cơ quan báo chí phải xem xét cái
hữu dựng của mạng xã hội.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đặc biệt là trong lĩnh vực
viễn thông và CNTT là nơi khởi nguồn và là nơi bắt đầu cho mạng Internet
phải triển, Internet là hạ tầng giúp cho mạng xã hội hồn thiện và kết nối báo
chí với nhau.
Vậy u cầu đặt ra đối với các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực
này ra sao? Trách nhiệm cũng như quyền hạn, môi trường pháp lý cho mạng

xã hội phát triển đúng hướng làm cho mọi người có thể kết nối với nhau trên
mội trường mang. Trong những năm qua Bộ Thông tin và Truyền thông đã
tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ
về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet
đã thống nhất về mặt khái niệm: “Mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp
cho cộng đồng rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và
trao đổi thông tin với nhau trên môi trường internet, bao gồm dịch vụ tạo
blog, diễn đàn (forum), trò chuyện trực tuyết (chát) và các hình thức tương tự
khác”. Các hình thức tương tự khác ở đây, có thể hiểu là thư điện tử (e-mail),
điện thoại, xem phim, ảnh (voichat), chia sẻ tập tin (files), trò chơi (games)...
3


Với những tính năng này, mạng xã hội đã mang đến một sự liên kết mới mẻ
và đa dạng, rộng lớn cho hàng trăm triệu thành viên trên khắp thế giới, tác
động không nhỏ đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có báo chí.
Ngày 18 tháng 12 năm 2008, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban
hành Thông tư số 07/2008/TT – BTTTT, Thông tư Hướng dẫn một số nội
dung về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân
trong Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 08 năm 2008 của Chính
phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên
Internet.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Có thể nói rằng việc nghiên cứu đề tài về mạng xã hội nói chung và vai
trị và các biện pháp quản lý nhà nước để phát huy hiệu quả, hạn chế
nhược điểm của mạng xã hội với hoạt động báo chí là rất ít. Tuy nhiên trên
cơ sở tham khảo và kế thừa các bài viết, phân tích của tác giả đi trước trong
khn khổ bài tập ngắn này người viết chỉ đưa ra mấy vấn đề căn bản cần đề
cấp đó là:

-

Sự tương tác giữa mạng xã hội và báo chí;
Những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối

với việc khai thác thơng tin của nhà báo;
Vai trị của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc hạn chế
thông tin tiêu cực phát huy tính tích cực của mạng xã hội.
Trên cơ sở đó, người viết xin đặt vấn đề:
"Vai trò và các biện pháp quản lý nhà nước để phát
huy hiệu quả, hạn chế nhược điểm của mạng xã hội với hoạt động
báo chí "
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4


Với nhiệm vụ là người trực tiếp quản lý, theo dõi các loại hình báo chí
nói chung và thơng tin trên mạng internet nói riêng thì việc đánh giá vai trò
của mạng xã hội trong đời sống thực tiễn là hết sức quan trọng từ đó nhận xét
khái qt tích cực cũng như tiêu cực của nó đem lại cho mỗi cá nhân, tổ chức
và cả xã hội như thế nào?
4. Sự tương tác giữa mạng xã hội và báo chí
4.1. Mạng xã hội là “kho” thơng tin cho báo chí
Hàng ngày, nhiều sự kiện, thơng tin, dữ liệu của đời sống được cá nhân
cập nhật liên tục trên mạng xã hội đã được nhiều nhà báo nhanh nhạy theo dõi
và đón bắt. Mỗi thành viên trên mạng xã hội đều có thể được xem là một
“nguồn tin” khi tiết lộ ra một thơng tin nào đó mà báo chí chưa đủ khả năng
để nắm được. Tất nhiên, “kho” thông tin này, chứa đựng cả những “tin rác”,
“tin vịt” và cả những “tin vàng”.

Bằng nhạy cảm nghề nghiệp, khả năng thâu tóm và xử lý thơng tin, mỗi
nhà báo có thể tìm thấy trong hàng triệu tin tức, chia sẻ trên mạng xã hội
khơng ít những chủ đề nào đó cho bài báo của mình.
Với khả năng liên kết mạnh mẽ, mạng xã hội góp phần quảng bá thơng
tin từ báo chí, nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên báo chí
Một bài báo có những thơng tin được cơng chúng quan tâm, khi cập
nhật, lan truyền trên mạng xã hội sẽ tạo ra sức lan tỏa rộng lớn hơn rất nhiều
lần so với việc nó được phát hành trên các sạp báo.
Các thành viên của mạng xã hội tạo ra những cuộc thảo luận, bình luận
xung quanh nội dung của bài báo, có người cịn cung cấp thêm những thơng
tin liên quan. Điều này lại có tác dụng phản hồi trở lại với mỗi người cầm bút,
và cơ quan báo chí. Quan niệm về “bài báo mở” có lẽ cũng bắt nguồn từ chính
sự tương tác này.
Mạng xã hội là nơi tương tác giữa báo chí và cơng chúng
5


Nhiều vấn đề, sự kiện được xã hội quan tâm, được bàn luận sôi nổi trên
các trang mạng xã hội chính là dư luận xã hội mà báo chí quan tâm và muốn
nắm bắt. Triển khai những đề tài, ý tưởng, giải đáp được những bức xúc, nhu
cầu thông tin này một cách nhanh chóng, chính là hiệu quả mà báo chí có thể
mang lại. Sự nhanh nhạy của cơ quan báo chí và người làm báo, trả lời được
những thắc mắc và cung cấp trúng, đúng nhu cầu thông tin của cơng chúng
chính là “gãi” đúng “chỗ ngứa” của công chúng.
Thông thường, các thành viên sau khi tham gia trên mạng xã hội trong
một sự kiện, một vấn đề “nóng” nào đó thường muốn tìm kiếm thơng tin từ
báo chí, nơi mà họ cho là “chính thống” để giải đáp thêm, thông tin thêm về
những sự kiện mới chỉ ở dạng lan truyền trên mạng như “lời đồn”. Tờ báo nào
nhanh nhạy đáp ứng được sự tìm kiếm này sẽ có khả năng “hút” độc giả một
cách mạnh mẽ và rộng lớn.

4.2. Mạng xã hội tạo ra quy trình tác nghiệp mới cho người làm
báo
Trong sự tương tác qua lại này, chính mạng xã hội - tự bản thân nó đã
gián tiếp thúc đẩy một quy trình tác nghiệp mới cho những người làm báo.
Những nhà báo hiện đại ngày nay, có thể lướt web hàng ngày, truy cập các
trang mạng xã hội để nắm bắt thông tin, tâm trạng và những vấn đề mà cư dân
mạng đang quan tâm. Họ có thể trao đổi trực tiếp với các thành viên mạng và
hình thành trong đầu những ý tưởng cho nhiều bài báo mới của mình. Các tin
tức mà báo chí đề cập càng trở nên nhanh hơn, cụ thể hơn, sát thực hơn và
đáp ứng nhu cầu công chúng tốt hơn so với thời kỳ làm báo trước đây.
Nhiều tịa soạn, trước những vấn đề “nóng” có thể tập hợp đội ngũ
nòng cốt để triển khai ý tưởng. Hơn bao giờ hết, công chúng được quan tâm
và ở một góc độ nào đó, có khả năng “định hướng” thơng tin của tờ báo, tham
gia vào q trình ra đời một bài báo.
6


Các nhà báo cũng không thể dửng dưng với những thơng tin nóng hổi
trên mạng. Chính họ chứ khơng phải ai khác sẽ phải đóng vai trị nắm bắt dư
luận xã hội và định hướng thông tin tạo ra sự ổn định trên cộng đồng mạng và
trong xã hội. Thời gian qua, nhiều thơng tin trên báo chí được sử dụng từ
mạng xã hội liên quan đến đời tư của nghệ sỹ, chuyện sử dụng hàng hiệu đắt
tiền, tình yêu tay ba, tay tư hay chuyện nghệ sỹ “mạt sát”, hạ bệ nhau, rồi
nghệ sỹ dùng mạng xã hội để PR cho chính bản thân… Việc lên tiếng phê
phán, từ đó định hướng lối sống lành mạnh cho lớp trẻ hoặc lợi dụng thông tin
này để tạo ra những bài viết có tính “lá cải”, thuần túy câu “view”, cổ vũ cho
lối sống vị kỷ, tôn sùng vật chất trong một bộ phận giới trẻ chính là phụ thuộc
vào đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp của người làm báo.
5. Những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với
việc khai thác thông tin của nhà báo.

5.1. Tác động tích cực
Ngày 24/4/2012 hai nhà báo là Nguyễn Ngọc Năm - Trưởng phịng
phóng viên thời sự, chính trị, kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam và Hán Phi
Long, phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam tác nghiệp tại Xuân Quan, Văn
Giang, Hưng Yên, nhằm theo dõi, đưa tin về tình hình cưỡng chế thu hồi đất ở
Văn Giang, Hưng Yên. Nhưng không may cho hai nhà báo là bị hành hung.
Nhưng nhờ có mạng xã hội đăng tải video clip về cảnh hai nhà báo bị hành
hung, qua hình ảnh cho thấy có cả người mặc sắc phục hành hung nhà báo.
Nhiều ý kiến cho rằng đó là cảnh dàn dựng của những lực lượng chống đối
trong đó khơng loại trừ khả năng "Trong vụ việc ở Văn Giang, có sự móc nối
chặt chẽ với những phần tử chống đối ở nước ngoài. Các thơng tin thậm chí
cịn được tường thuật tại chỗ, từng giờ, để tuyên truyền xuyên tạc, dàn dựng
những video clip giả để vu khống, bơi nhọ chính quyền."
Tuy nhiên ngày 9/5/2012, nhà báo Nguyễn Ngọc Năm có trao đổi với
báo Tuổi trẻ về việc bị công an đánh khi đang tác nghiệp tại Văn Giang (Hưng
Yên) cho biết:
7


Ông Nguyễn Ngọc Năm: “Tôi nhiều lần kêu to: Tôi là nhà báo” - Ảnh: H.ĐIỆP

“Tơi bị đánh và cịng tay”
Khẳng định rằng mình đã tuân thủ đúng pháp luật về báo chí đồng thời
làm theo chỉ đạo của lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam, nhà báo Nguyễn Ngọc
Năm cho biết ơng từng đến nhiều “điểm nóng” nhưng chưa bao giờ nghĩ đến
tình huống mình bị cơng an đánh. Ông Năm nói tiếp:
Trước ngày diễn ra việc cưỡng chế, tơi có dự buổi họp báo do Văn
phịng UBND tỉnh Hưng n chủ trì. Trong buổi họp báo đó, đại diện tỉnh
Hưng Yên (chánh văn phòng) đã trả lời rằng các nhà báo không nên đến khu
vực cưỡng chế. Lý do đưa ra là để đảm bảo an toàn cho các nhà báo. Tuy

nhiên, khơng có bất cứ quyết định nào bằng văn bản về việc này. Là nhà báo,
tôi cần phải đến tận hiện trường quan sát để có thông tin định hướng một
cách đúng nhất theo cách tiếp cận mà luật pháp cho phép.

* Tình huống nào khiến ông bị đánh hội đồng và bị còng tay?
8


Đang đứng quan sát thì tơi nhìn thấy anh Hán Phi Long (phóng viên
của Đài Tiếng nói Việt Nam - VOV) bị một người mặc sắc phục công an đến
hỏi. Nội dung hỏi gì tơi khơng nghe rõ, nhưng ngay sau đó họ xốc nách Long
đẩy vào sát tường bao của nghĩa trang liệt sĩ cạnh đó. Tơi thấy hàng chục
người gồm cả công an đánh Long bằng dùi cui, vụt vào mặt và đầu. Thấy
đồng nghiệp bị đánh hội đồng, ôm bụng gục xuống, tôi chạy sang và hét lên
nhiều lần: “Chúng tôi là nhà báo, chúng tôi ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Sao
các anh lại đánh nhà báo? Không được đánh, chúng tôi là nhà báo”. Họ
buông Long và quay lại đánh tôi (như trong clip) và cịng tay, mặc cho tơi ra
sức thanh minh tơi là nhà báo. Nhưng cũng may, trong lúc họ tập trung đánh
tơi, Long kịp chạy thốt và được người dân đưa ra trạm y tế cấp cứu. Tôi
được dẫn giải lên xe thùng cùng với hai người dân, có cả phụ nữ, về Viện
KSND Văn Giang để lấy lời khai.
Như vậy qua vụ việc hai nhà báo bị hành hung ở Văn Giang, Hưng Yên
cho ta thấy nhờ có mạng xã hội mà dự luận được biết đến vụ việc nhà báo bị
hành hung trong khi đang thực thi công vụ. Tuy nhiên đây chỉ là một phần
nhỏ trong muôn vàn những góc khuất của các nhà báo gặp phải khi tác nghiệp
tại những vùng “nóng” và vùng nhạy cảm. Từ đó một yêu cầu đặt ra là khi
nào nhà báo được bảo vệ an toàn khi thực thi nhiệm vụ được giao. Và ai là
người đứng ra bảo vệ họ trước pháp luật nếu như vụ việc không được dư luận
xã hội biết và quan tâm?


9


ng

Bùi

Huy
Thanh:
“Phải
xem lúc
bị
họ

đánh


xưng là
nhà báo
khơng?”
-

Ảnh:

LÊ KIÊN

Ngày 16-5 sẽ nghe các bên giải trình
Chiều 9-5, ơng Bùi Huy Thanh - Chánh Văn phịng UBND tỉnh Hưng
n - đã có cuộc làm việc với phóng viên một số báo xung quanh việc hai
phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam xác nhận bị lực lượng chức năng hành

hung gần khu vực cưỡng chế thu hồi đất tại xã Xn Quan hơm 24-4.
Ơng Thanh cho biết: “Ngày 8-5, đang họp Hội nghị trung ương 5
nhưng cả Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch UBND tỉnh
Nguyễn Văn Thông đã gọi điện về yêu cầu giải quyết khẩn trương sự việc này.
Sáng nay (9-5), Vụ Pháp chế Văn phòng Chủ tịch nước cũng về làm việc với
các cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên về toàn bộ vụ việc liên quan đến thu
hồi đất tại Văn Giang, trong đó có nội dung hai nhà báo bị đánh. Cùng ngày,
10


tôi đã làm việc với giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên Trần Huy Ngạn để
thông báo yêu cầu của chủ tịch UBND tỉnh. Sau đó u cầu tổ cơng tác số 1,
chốt số 3 xã Xuân Quan tường trình cặn kẽ sự việc. Ngày 16-5, UBND tỉnh
Hưng Yên sẽ có cuộc họp để nghe các bên tường trình sự việc, trong đó có
lãnh đạo cơng an tỉnh, hai phóng viên và cơ quan quản lý họ là Đài Tiếng nói
Việt Nam”.
“Quan điểm chỉ đạo về vụ việc này là xử lý nghiêm khắc nếu đúng đó
là sai phạm của lực lượng chức năng. Chúng tôi mong hai nhà báo cung cấp
băng gốc cho cơ quan cơng an vì phải có đầy đủ vật chứng, nhân chứng mới
sớm xử lý được. Hơn nữa, cũng phải xem lúc bị đánh các phóng viên có xưng
là nhà báo khơng, có thẻ hành nghề không hay là khi bị đưa về cơ quan công
an mới xưng là nhà báo? Vấn đề này cần làm rõ mới xác định được tính chất
vụ việc” - ông Thanh nói.
Khi phóng viên hỏi hai nhà báo đã xác nhận việc họ bị đánh, việc yêu
cầu cung cấp băng gốc ghi lại chuyện bị đánh là rất khó vì hai nhà báo
khơng phải người quay được cảnh chính mình bị đánh, ơng Thanh cho rằng:
“Phải có đầy đủ chứng cứ mới xử lý được vì hai nhà báo xác nhận mình bị
đánh chỉ mới là một chiều, xem trên clip chỉ thấy người bị đánh đội mũ bảo
hiểm, chưa rõ mặt là nhà báo thật hay không, giữa chuyện nhà báo đang tác
nghiệp mà bị đánh và người chống đối bị đánh có tính chất rất khác nhau”.

“Quan điểm là giải quyết thấu tình đạt lý, nhìn nhận ở mọi góc cạnh” - ơng
Thanh nhấn mạnh.
Ơng Thanh tâm sự thêm: “Hơm đó tơi ngồi tại sở chỉ huy dã chiến,
cầm bộ đàm chỉ đạo liên tục. Mình chỉ sợ trời nóng quá nên anh em cũng
nóng lên, hung hăng làm chuyện gì đó khơng hay. Tơi ln u cầu anh em
phải hết sức bình tĩnh, kiên nhẫn, thuyết phục nhân dân. Đến chiều 24-4, thấy
anh em phản ảnh có một nhà báo bị bắt, tơi u cầu kiểm tra và phải thả
ngay. Dù chưa có kết luận cuối cùng về tính thực hư của clip hai nhà báo bị

11


hành hung nhưng dù đó là cảnh hành hung nhà báo hay dân cũng rất phản
cảm”.
5.1. Tác động tiêu cực
Mới đây, dư luận xôn xao về việc MC - diễn viên Quyền Linh bị cơng
an bắt vì vận chuyển và buôn bán "hàng cấm" ma túy bởi một clip quay cảnh
này được tung lên Youtube. Một loạt báo lớn đã vào cuộc và tìm hiểu, xác
minh thơng tin ngay khi xem clip và đọc các phản hồi trên mạng xã hội. Thực
chất đó chỉ là cảnh quay truyền hình nói về hậu trường đằng sau những vụ
án… Nếu báo chí khơng “tỉnh táo”, tin vào những hình ảnh “mắt thấy” từ
những clip trên mạng xã hội sẽ sa đà vào việc thơng tin khơng chính xác, bơi
nhọ hình ảnh của cá nhân, vi phạm đạo đức nghề nghiệp báo chí.
Thơng tin ăn bưởi có nguy cơ ung thư này bắt đầu từ ngày 16/7/2007
trên mạng Internet xuất hiện tin “Phụ nữ ăn nhiều bưởi sẽ có nguy cơ ung thư
vú”. Luồng tin này dựa trên kết quả khảo sát trên 50 ngàn phụ nữ của hai
trường Đại học Nam California và Hawaii (Mỹ) cho rằng: những phụ nữ ăn từ
¼ trái bưởi trở lên mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú lên đến
30%. Một số tờ báo trong nước đã nhanh nhảu trích dẫn nguồn tin trên gây
nhầm lẫn hết sức tai hại.

Mặc dù bưởi mà hai trường Đại học trên nghiên cứu là bưởi chùm đang
được trồng ở một số nước Châu Mỹ hoàn toàn khơng liên quan gì với bưởi
Việt Nam nhưng người tiêu dùng vẫn hoang mang và phũ phàng quay lưng lại
với quả bưởi.
Chỉ hơn một tháng sau khi tin đồn kia được tung ra nông dân trồng
bưởi ở tỉnh Tiền Giang bị thiệt hại hơn 100 tỉ đồng. Sau đó, tin đồn tai hại đã
được cải chính nhưng “được vạ thì má đã sưng”, thị trường bưởi phục hồi rất
chậm, người nơng dân rớt nước mắt vì những mùa bưởi thất thu một cách oan
uổng.

12


Tin đồn ăn bưởi bị ung thư cũng làm những người nông dân lao đao
một thời gian dài. Không chỉ bưởi mà còn nhiều hoa quả, thực phẩm khác
cũng phải chịu chung “án oan” chỉ vì “tin vịt”. Một thời, nhiều người cũng
hoang mang trước thông tin quả cây trứng cá ăn vào có thể gây ung thư
hay rau héo, bột ngọt… cũng là mầm mống của căn bệnh ung thư quái ác.
Những lời đồn thổi vô căn cứ kia đã gây tâm lí hoang mang cho người dân
trong suốt thời gian dài.
Đặc biệt gần đây khi số bệnh nhân ung thư trong xã hội tăng cao đột
ngột thì người dân càng cảnh giác với các loại thực phẩm, nước uống hàng
ngày. Thế nên sau những tin đồn, các loại thực phẩm trên nhanh chóng bị
nhiều người nội trợ “tẩy chay”, loại khỏi danh sách mua sắm.
Người tiêu dùng chịu thiệt một thì người nơng dân thiệt mười, họ chỉ
cịn cách bán tháo, bán chạy thành phẩm và trông chờ vào mùa sau khi những
tin đồn đã được cải chính.
Bởi vậy, hiện nay trước những luồng thông tin đa chiều, người tiêu
dùng không chỉ cần nương tựa vào sự thẩm định kỹ lưỡng của các nhà chun
mơn mà cịn cần tự tin vững vàng vào tri thức của mình để trở thành một

người tiêu dùng thông minh tránh những ảnh hưởng tiêu cực khơng đáng có
từ những tin đồn nhảm nhí, thất thiệt.
13


6. Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc hạn chế
thông tin tiêu cực phát huy tính tích cực của mạng xã hội.
Thứ nhất là cần tăng cường cơng tác chỉ đạo, quản lý báo chí, nhất là
báo chí điện tử, trang tin điện tử và trang mạng xã hội trên internet…Cần có
biện pháp và hành động kiên quyết nhằm giảm tối đa tác động tiêu cực của
internet đối với đời sống xã hội; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm
những hành vi sử dụng internet, trang mạng xã hội, các trang thông tin điện tử
có tên miền Việt Nam hoặc tên miền quốc tế nhưng thuê máy chủ (hosting)
trong nước để đăng tải tài liệu, truyện, tranh, phim, ảnh có nội dung xấu,
chống đối chế độ, trái thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Thứ hai, nâng cao vai trò của lãnh đạo cơ quan chủ quản, lãnh đạo cơ
quan báo chí, đặc biệt là các báo mạng điện tử. Sự chỉ đạo đúng hướng, vạch
ra chiến lược phát triển đúng cho tờ báo của mình, đặc biệt trong việc khai
thác, sử dụng, thẩm định thơng tin và cuối cùng là “chính thức hóa” thơng tin
trên trang báo sẽ góp phần tạo sự thành cơng cho sản phẩm báo chí. Ngược
lại, khi người đứng đầu “bật đèn xanh” cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên
sử dụng thơng tin thiếu kiểm định, thiếu chính xác, chỉ hướng tới câu “view”,
chạy theo xu hướng “lá cải” thì chính họ đã góp phần làm giảm uy tín của tờ
báo, tất yếu người đọc chân chính sẽ tẩy chay.
Thứ ba, hơn ai hết, chính những người cầm bút cần nâng cao trách
nhiệm, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp của mình. Việc nắm bắt nhu cầu cơng
chúng, sàng lọc, kiểm chứng, xác minh độ tin cậy của thơng tin cũng như mở
rộng phân tích theo chủ đề là việc làm tối cần thiết đối với mỗi nhà báo.
Chính họ sẽ là “bộ lọc” đầu tiên và cùng với bộ máy của tòa soạn trở thành
“người gác cổng thơng tin”. Tránh xu hướng một số phóng viên chỉ chăm

chăm lướt web, khai thác các “tin nóng” từ các diễn đàn rồi cắt dán ý kiến của
người nọ người kia để tạo ra những sản phẩm mà họ cho là “báo chí”. Mỗi
người cầm bút ln nhớ một điều: Báo chí địi hỏi tính khách quan, chân thật
và tính thẩm mỹ cao.
14


Thứ tư cần sớm xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy thống
nhất, đồng bộ có tính pháp lý và vận dụng phù hợp với thực tiễn về quản lý
mạng xã hội cũng như sự tương tác giữa mạng xã hội với cơ quan báo chí,
nhà báo nói chung.

15



×