Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiểu luận lý thuyết truyền thông thể thao văn hóa online

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.33 KB, 18 trang )

Đề tài: Công chúng – Độc giả trung thành của Báo Thể thao và
Văn hóa Online.

A/ CƠ SỞ:
1/Truyền thơng.
1.1/Truyền thơng là gì?
Truyền thơng là hiện tượng xã hơi phổ biến, ra đời, phát triển cùng với
sự phát triển của xã hội loài người, tác động và lien quan đến mọi cá
thể xã hội. Do đó, hiện tượng này có rất nhiều quan niệm và đinh nghĩa
khác nhau, tùy theo góc nhìn đối với truyền thơng. Chúng ta có thể
quan tâm tới định nghĩa truyề thông của một số học giả sau. Theo John
R. Hober (1954), truyền thơng là qua trình trao đổi tư duy hoặc ý tưởng
bằng lời nói. Martin P.Adelsm thì cho rằng, truyền thơng là qua trình
lien tục, qua đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác
hiểu đượ chngs ta. Đó là một quá trình ln thay đổi, biến chuyển và
ứng phó với mọi tình huống. Cịn theo quan niệm của Dean C.
Barnlund (1964), truyền thơng là q trình lien tục nhằm giảm độ
khơng rõ rang để có thể có hành vi hiệu quả hơn. Theo Frank Dance
(1970), truyền thơng là qua trình làm cho cái trước đây là độc quyền
1


của một hoặc vài người trở thành cái chung của hai hoặc nhiều người.
Theo S.Schaehter, “Truyền thông là một quá trình qua đó quyền lực
được thể hiện và tính độc quyền được tăng lên”. Theo Gerald Miler
(1966), về cơ bản, truyền thơng quan tâm nhất tới tình huống hành vi,
trong đó nguồn thơng tin truyền nội dung đến người nhận với mục đích
tác động đến hành vi của họ. Dưới góc độ cấu trúc , Bess Sodel cho
rằng, truyền thơng là một qua trình chuyển đổi từ một tình huống đã có
cấu trúc như một tổng thể sang một tình huống khác theo một thiết kế
có chủ đich. Ngồi ra có thể dẫn ra hảng trăm định nghĩa, quan niệm


khác nhau về truyền thông. Mỗi định nghĩa, quan niệm, cách tư duy về
truyền thơng lại có những nét, khía canhj độc đáo, hợp lý riêng. Tuy
nhiên, các quan niệm khác nhau ấy vẫn có những điểm chung, với
những nét tương đồng cơ bản. Truyền thơng có gốc từ tiếng Latinh là
“Communicare”, nghĩa là biến nó thành thơng thường, chia sẻ, truyền
tải. truyền thông thường được mô tả như việc truyền ý nghĩ, thông tin,
ý tưởng, ý kiến hoặc kiến thức từ một cá thể/ nhóm người sang một
người/ nhóm cá thể khác bằng lời nói, hình ảnh, văn bản hoặc tín hiệu.
về thực chất, đó là q trình trao đổi, tương tác thông tin với nhau về
các vấn đề của đời sống cá nhân/nhóm/xã hội, từ đó tăng vốn hiểu biết
chung, hình thành hoặc thay đổi nhận thức, thái độ, chuyển đổi hành vi
của cá nhân/nhóm/xã hội.
Từ các quan niệm khác nhau kể trên, có thể đưa ra một định nghĩa
chung nhất về truyền thông nhau sau: “Truyền thông là một q trình
liên tục trao đổi thơng tin, tư tưởng, tình cảm…, chia sẻ kỹ năng và
kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lận
nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù
hợp với nhu cầu phát triển cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội.
1.2/Các yếu tố cơ bản của truyền thông.

2


Truyền thơng là một q trình, q trình ấy diễn ra theo trình tự thời gian,
theo đó bao gồm các yếu tố tham dự: Nguồn, Thông điệp, Kênh truyền
thông, Người nhận, Phản hồi/Hiệu quả, Nhiễu.
a) Nguồn: là yếu tố mang thơng tin tiềm năng và khởi xướng qua
trình truyền thơng. Nguồn phát là một người hay một nhóm người
mang nội dung thơng tin trao đổi với người hay nhóm người khác.
b) Thông điệp: là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến

đối tượng tiếp nhận. Thông điệp chính là những tâm tư tình cảm,
mong muốn, địi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thúc
khoa học – kỹ thuật... được mã hóa theo một hệ thống ký hiệu nào
đó. Hệ thống này phải được cả bên phát và bên nhận cùng chấp
nhận va có chung cách hiểu – tức là có khả nawg giải mã. Tiếng
nói, chữ viết, hệ thong biển báo, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt của con
người được sử dụng để chuyển tải thông điệp.
c) Kênh truyền thông: là các phương tiện truyền thông, con đường,
cách thức chuyển tải thông tin từ nguồn phát đến đối tượng tiếp
nhận. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm cụ thể, người ta chia truyền
thông thành các loại hình khác nhau như: truyền thơng cá nhân,
truyền thơng nhóm, truyền thơng đại chúng, truyền thơng trực tiếp,
truyền thơng đa phương tiện...
d) Người nhận là cá nhân hay nhóm ngời tiếp nhận trong q trình
truyền thơng. Hiệu quả của q trình truyền thơng được xem xét
trên cơ sở những biến đổi về nhận thức, thái độ và hành vi của đối
tượng tiếp nhận cùn những hiệu ứng xã hội do truyền thông mang
lại.
e) Phản hồi/Hiệu quả : là thông tin ngược, là dịng chảy của thơng
điệp từ người nhận trở về nguồn phát. Mạch phản hồi là thước đo
hiệu quả của hoạt đông truyền thông. Trong một số trường hợp,
mạch phản hồi bằng không hoặc không đáng kể. Điều đó có nghĩa
3


là thơng điệp phát ra khơng hoặc ít tạo được sự quan tâm cua công
chúng.
f) Nhiễu: là yếu tố gây ra sự sai lệch khơng được dự tính trước trong
q trình truyền thơng (tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ
thuật…) dẫ đến tình trạng thơng điệp, thơng tin bị sai lệch.

Trong q trình truyền thơng, nguồn phát và đối tượng tiếp nhận có thể
đổi chỗ cho nhau, tương tác và đan xen vào nhau. Về mặt thời gian,
nguồn phát thực hiện hành vi khởi phát quá trình truyền thông trước.
2/ Truyền thông đại chúng.
2.1/ Khái niệm:
Truyền thông đại chúng là một hiện tượng xã hội ngày càng chi phối
sâu sắc và toàn diện đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trên bình
diện vĩ mơ cũng như trong việc hình thành nhân cách con người. Trong
xã hội hiện đại, các thế lực chính trị, các nhà kinh doanh, các nhà hoạt
động xã hội,… đều quan tâm khái thác và sự dụng truyền thông đại
chúng như một công cụ không thể thiếu. Mặt khác, công chúng xã hội
cũng dựa vào truyền thông đại chúng để bày tỏ ý kiến, để tham gia ý
kiến về các vấn đề xã hội và quyền được thông tin, quyền tự do ngơn
luận của mình.
Do tác động và chi phối đến số đông nên truyền thông đại chúng được
hiểu theo nhiều quan niệm khác nhau, tùy theo sự cảm nhận và góc độ
tiếp cận.
Nhìn từ bình diện giao tiếp, người ta cho rằng truyền thông đại chúng là
kênh giao tiếp đại chúng với đặc trừng bản chất là nhiều người tham gia
về những chủ đề mà họ quan tâm, với tần suất ngày càng tăng.
Dưới góc độ tiếp cận từ các phương tiện kỹ thuật, người ta cho rằng
truyền thông đại chúng là tổ hợp các kênh truyền thông chuyển tải thông
điệp tới đông đảo quần chúng nhân dân…

4


Trên cơ sở xem xét các bình diện, từ phương tiện, đối tượng tác động đến
mục đích… có thể nêu ra một đinh nghĩa như sau: “Truyền thông đại
chúng là hệ thống các phương tiện truyền thông thường tác động vào

đông đảo công chúng xã hội (nhân dân các vùng miền, cả nước, khu vực
hay toàn bộ thế giới) nhằm thông tin, chia sẻ, nhằm lôi kéo và tập hợp,
giáo dục, thuyết phục và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia và giải
quyết các vấn đề kinh tế xã hội đã và đăng đặt ra.
Nhìn từ các yếu tố cấu thành, truyền thông đại chúng được mô tả bao
gồm các yếu tố: Báo chí (báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng –
internet, báo bảng điện tử), tờ rơi, sách, quảng cáo, điện ảnh, Pano – áp
phích,…
Ta có thể thấy vai trị trung tâm, nền tảng của báo chí trong hệ thống các
phương tiện truyền thông đại chúng. Báo chí có vai trị chi phối, quyết
định sức mạnh, tính chất và khuynh hướng của truyền thông đại chúng.
Cho nên, trong nhiều trường hợp, người ta dung thuật ngữ báo chí để chỉ
các phương tiện truyền thơng đại chúng; mặt khác, nói đến truyền thơng
đại chúng, trước hết là nói đến báo chí.
2.2/ Đặc điểm của truyền thơng đại chúng
Thứ nhất, đối tượng tác động của truyền thông đại chúng là đông đảo
công chúng xã hội – những quần thể dân cư khơng phân biệt trình độ,
dân tộc, tơn giáo, đảng phái, tuổi và giới tính,… Mặc dù các ấn phẩm
truyền thơng đều nhằm vào những nhóm đối tượng cụ thể, nhưng khi
mỗi ấn phẩm ấy được đưa ra ngoài xã hội, được xã hội hóa trên các
kênh truyền thơng đại chúng thì đối tượng tiếp nhận khơng chỉ có
nhóm đối tượng được xac định ban đầu. Đây chính là tính cơng khai
của truyền thơng đại chúng. Chính tính cơng khai này tiềm ẩn sức
mạnh của truyền thông đâị chúng. Bởi vì, như C. Mác đã nói, lực
lượng vật chất chỉ có thể đánh đổ bằng vật chất, nhưng sức mạnh tinh
thần khi đã ngấm vào quần chúng thì nó sẽ biến thành lực lượng vật
5


chất . Những thông điệp trên truyền thông đại chúng tác động vào hàng

triệu người, lay động chi phối, thậm chí lũng đoạn hàng triệu người,
kêu gọi, thúc đẩy và tổ chức họ tham gia giải quyết các vấn đề đang đặt
ra. Đấy chính là lực lượng vật chất khổng lồ có thể tạo dựng, kiến thiết
nên một chế độ xã hội, nhưng cũng có thể lật nhào một cách “ngọt
ngào’ trong nháy mắt.
Thứ hai, các sự kiện và các vấn đề đẳng tải trên truyền thông đại chúng
luôn hướng tới việc ưu tiên thỏa mãn, phục vụ nhhu cầu, mong đợi của
nhân dân. Những sự liện được thông tin lien quan mật thiết đến việc
giải thích và giải đáp, tháo gỡ những vấn đề bức xúc trong cuộc sống
của đông đâỏ cư dân, hoặc giúp họ mở rộng tầm mắt, nối dài tầm tya
trong nhận thức và giải quyết các vấn đề mới nảy sinh. Trong xã hội
thjoong tin thời đại số, các phương tiện truyền thông đại chúng đã và
đang trở thành diễn đàn chia sẻ thông tin, tư tưởng, tình cảm, kỹ năng
và kinh nghiệm của đơng đảo quần chúng nhân dân. Sảm xuất, trao
đổi, chia sẻ thông tin là một trong những hoạt động chủ yếu trong nền
kinh tế tri thức và xã hội số hóa.
Thứ ba, tính mục đích rõ rệt. Mọi hoạt động của con người đều có tính
mục đích, tuy nhiên, do các kênh truyền thong này luôn tiếp xúc, tác
động tới đông đảo công chúng, nhằm làm thay đổi thái độ, nhận thức,
hành vi của họ theo một chiều hướng nào đó, lien quan tới việc tranh
thủ, tập hợp lực lượng. Do đó, tính mục đích ở đây trước hết là mục
đích chính trị. Mục đích chính trị ấy, có thẻ biểu hiện trực tiếp thơng
qua các khẩu hiệu chính trị, quyết tâm chính trị, hoặc gián tiếp thơng
qua các tầng nấc trung gian và dưới nhiều dạng thức khác nhau. Điều
này khác hẳn với giao tiếp gia đình – linh hoạt và uyển chuyển hơn,
còn giao tiếp trên các phương tiện truyền thong mang tính định hướng
và xác định rõ ràng hơn. “Không phải ngẫu nhiên, ở giai đoạn đầu
trong lịch sử nghiên cứu truyền thông đại chúng, khoảng những năm
6



30 của thế kỉ này (thế kỉ XX), các nhà xã hôi học người Đức thuộc
trường phái Frankfurt, lại phê phán khả năng biến công chúng thành
“những khối đại chúng” và nguy cơ phá hủy các quan hệ sinh động của
đời sống cộng đồng bởi áp lực của các phương tiện truyền thông công
cộng, khi hệ thống này bị thao túng bởi lập trường chính trị tư sản”.
Thứ tư, tính phong phú đa dạng. Có thể nói rằng các kênh truyền thông
đại chúng thể hiện rõ nhất sự phong phú đa dạng – xét trên mọi khía
cạnh. Một là, đối tượng phản ánh bao gồm các sự kiện và các vấn đề về
mọi lĩnh vực của đời sống: từ các hiện tượng trong tự nhiên, xã hội,
trong sản xuất – đời sống v.v…; hai là, đáp ứng mọi nhu cầu phát triển
của con người và xã hội từ tâm lý, tình cảm, nhận thức, hiểu biết cho
tới hành vi…; ba là, hệ thống ký hiệu, các phương tiện và phương thức
sản xuất, chuyển tải thông điệp rất đa dạng, nhằm thu hút và hấp dẫn
các giác quan tiếp nhận của con người – thị giác, thính giác hoặc cả hai
và trong tương lai có thể cả khứu giác nữa…; bốn là, hình thức và thể
loại rất linh hoạt và phong phú: từ những thơng tin cơ đọng có tính chất
thơng báo, các bức tranh được tái hiện miêu tả chân thực cuộc sống
hay những mảnh đời dang “cựa quậy”, từ diện mạo đến chiều sâu với
những cảm xúc và ấn tượng cũng như những đánh giá và nhận xét ban
đầu, ngôn từ giọng điệu hết sức linh hoạt, uyển chuyển tạo nên sự đa
thanh trong hình thức thể hiện. Trong xã hội thông tin, khi mô thức
truyền thông chuyển đổi từ đơn nguồn – đa tiếp nhận tới mô thức đa
nguồn – đa tiếp nhận thì tính phong phú đa dạng sẽ nhân lên gấp bội.
Do đó, nếu biết khai thác các thế mạnh đặc trưng của các kênh truyền
thông sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp đa năng trong việc thu phục công
chúng xã hội vào việc xây dựng và phát triển bền vững.
Thứ năm, tính dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm theo. Tính chất giao tiếp đại
chúng yêu cầu tỏa mãn trình độ chung của cơng chúng. Do đó, các
thơng điệp phát ra phải đảm bảo để cơng chúng hiểu ngay lập tức và

7


cùng hiểu như nhau để có thể chia sẻ, nhận thức hoặc xử lý kịp thời,
hiệu quả. Điều này đòi hỏi thông điệp phải được thiết kế phù hợp để
người nơng dân có trình độ trung bình tiếp nhận khơng thấy khó hiểu
và nhà khoa học khơng thấy nhàm chán. Đây thực chất là yêu cầu cao,
đòi hỏi nhà truyền thơng khơng chỉ có trình độ, năng lực, kinh nghiệm
từng trải mà cịn có khả năng hịa nhập vào các nhóm cơng chúng và
năng khiếu thể hiện.
Thứ sáu, tính gián tiếp. Hầu hết các kênh truyền thông đại chúng, trong
quá trình chuyển tải thơng điệp, khơng có sự tiếp xúc trực tiếp giữa chủ
thể và khách thể mà dùng các phương tiện kỹ thuật làm trung gina
truyền dẫn. Do đó, muốn nâng cao năng lực và hiệu quả truyền thông,
không thể khơng tính đến việc đầu tư và đổi mới cơng nghệ, hình thức
và phương thúc truyền dẫn thơng điệp; mặt khác, cũng cần phải nắm
vũng những đặc trưng của mỗi kênh giao tiếp để có thể khai thác triệt
để.
Thứ bảy, một trong những nguyên lý của truyền thông là trong q
trình truyền thơng, tần suất tương tác giữa chủ thể và khách thể càng
nhiều, càng bình đẳng, càng nhiều người tham gia bao nhiêu, thì năng
lực và hiệu quả truyền thơng đại chúng càng cao bấy nhiêu. Do đó, mơ
hình tổ chức và cơ chế vận hành của cơ quan truyền thông đại chúng
phải phù hợp để chi những ai có nhu cầu và điều kiện đều có thể tham
gia. Một trong những phẩm chất của nhà truyền thông giỏi là người
biết tổ chức và kích thích, động viên cho nhiều người cùng tham gia.
Trong xu thế của thời đại số hóa, các nhà báo, nhà truyền thơng chủ
yếu là người tổ chức, biên tập, khai thác các nguồn lực truyền thông từ
đông đảo công chúng; sự liên kết giũa báo in với Internet, với các
weblog, giữa các weblog với nhau và các kênh truyền thông đa phương

tiện đang làm thay đổi cơ chế vận hành các cơ quan truyền thông đại
chúng.
8


Những đặc điểm, tính chất trên đây được thể hiện rõ rệt nhất ở các loại
hình báo chí – tác động đến đông đảo quần chúng, trên phạm vi rộng
lớn nhất, thường xuyên, lien tục nhất, phong phú đa dạng và hấp dẫn
nhất, nhanh chóng và kịp thời nhất.
2.3/ Truyền thông Internet
Internet là xa lộ thông tin siêu tốc cho phép kết nối và truyền tải một
lượng thông tin khổng lồ, có thể nói nó là vơ hạn định với tốc độ siêu
nhanh. Nhờ vậy, con người trên khắp hành tinh dễ dàng liên kết với
nhau, chia sẻ, trao đổi, hình thành dư luận xã hội và tham gia giải quyết
những vấn đề toàn cầu, những vấn đề khu vực hay từng quốc gia một
cách nhanh chóng và hiệu quả.
Internet tạo ra khả năng giao lưu trực tuyến, tương tác nhiều chiều giữa
đông đảo công chúng, tạo điều kiện cho mỗi người trực tiếp tiếp cận
với nguồn tin mà không cần qua khâu trung gian nào, như vậy tính cởi
mở của thông tin được đảm bảo; tần suất tương tác giữa chủ thể và
khách thể tăng lên cho nên hiệu qur truyền thơng đạt được rất lớn.
Internet có khả năng lưu giữ thông tin và rất tiện lợi cho việc tìm kiếm,
truy cập. Đây là kênh truyền thơng đa phương tiện, sinh động và hấp
dẫn có khả năng lơi kéo đơng đảo người tham gia, là sân chơi giải trí
đầy bổ ích.
Đối với nhà truyền thơng chun nghiệp, kênh truyền thông này cho
phép nắm bắt từng giờ về số lượng, cơ cấu cơng chúng – nhóm đối
tượng tham gia để có thể định hướng khai thác; đồng thời giúp nhà
kinh doanh nghiên cứu tiếp cận thị trường,…
Truyền thông Internet bùng nổ ngay từ khi Internet được ra đời và ưa

chuộng. Với những đặc tính ưu việt của nó, các nhà truyền thông lợi
dụng môi trường Internet để thực hiện ngày càng hiệu quả cơng tác
truyền thơng của mình. Truyền thơng qua Internet mang đặc tính nhanh
mạnh nhờ vào tốc độ truyền tải thông tin siêu nhanh của mạng xã hội
9


tồn cầu này. Truyền thơng qua Internet có thể trao, gửi được tối đa
thông điệp mà nhà truyền thông muốn mang tới cho đơng đao cơng
chúng nhờ vào tính đa phương tiện. Một thơng điệp dù là nhỏ nhất đều
có thể được chuyển tải nội dung bằng ký tự, âm thanh, hình ảnh,… tác
động rộng, sâu tới cảm giác tiếp nhận của con người từ đó tạo nên hiệu
ứng truyên thơng lan tỏa.
Như vậy có thể nói, truyền thơng Internet là loại hình truyền thơng
mạnh nhất và đang được phát triển với tốc độ nhanh nhất. Các nhà
truyền thông cũng đang hướng sự phát triển gắn với Internet.

B/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghiên cứu về truyền thông đại chúng, ta không thể bỏ qua môn học
Lý thuyết truyền thông. Lý thuyết truyền thông được giảng dạy cho sinh
viên khối nghiệp vụ với vai trò cung cấp kiến thức cho sinh viên về
cách tạo lập môi trường truyền thông, phương tiện truyền thông, cách
thức truyền thông, công chúng truyền thông, tác động của truyền
thông…
Hiện nay, Internet thực sự bùng nổ và trở thành kênh thông tin lớn, đa
chiều. Đây được coi là phương tiện truyền thơng hiện đại bậc nhất và
có khả năng chuyển tải thông tin mạnh nhất. Các chương trình giải trí,
các cuộc thi được thơng tin, giới thiệu trên mạng rất nhiều: Giọng hát
Việt (The Voice), Viet Nam Idol, Hoa hậu VIệt Nam,… Những thông
tin cập nhật về thí sinh, nội dung, các màn trình diễn,… được cập nhật

liên tục và đầy đủ nhất có thể làm thỏa mãn nhu cầu nắm bắt thông tin
của khán giả hâm mộ. Khơng chỉ có các trang Web chính thức của các
cuộc thi mà các tờ báo điện tử với đội ngũ phóng viên, cộng tác viên
năng động đã mang tới cho độc giả những thơng tin nóng hổi nhất.
Hiện nay, các tờ báo mạng hoạt động chính thức nhiểu vơ số nhưng
những tờ được độc giả quan tâm và có uy tín thì chúng ta có thể kể ra
như: dantri.com.vn, vietnamnet.vn, vnexpress.net, thethaovanhoa.vn,…
10


Đây là những trang báo có số lượng độc giả lớn nhất hiện nay. Qua
nhiều năm, các tờ báo ấy đã xây dựng được cho mình lượng độc giả
trung thành, lượng độc giả tương đối lớn luôn quan tâm tới những
thơng tin do báo đưa. Hay nói chính xác hơn, đối với họ, thao tác khi
họ bắt đầu đọc báo trên mạng đó là lần vào thanh gõ trang địa chỉ và gõ
ra địa chỉ của các tờ báo trên. Như vậy, lần đầu tiên, những thao tác của
họ chưa trở thành thói quen nhưng từ lần thứ hai thứ ba trở đi, họ đã có
thói quen lần vào địa chỉ quen thuộc ấy. Từ đó, tring độc giả hình thành
sự trung thành với bàn tay gõ địa chỉ tờ báo cần đọc và tờ báo bị động
hình thành lượng độc giả thân quen và trung thành.
Với đề tài Công chúng của một chương trình truyền thơng, tơi chọn
Độc giả trung thành cảu báo Thể thao Văn hóa Online. Báo Thể thao
Văn hóa Online được biết đến như là tờ báo hàng đầu về thể thao và
các vấn đề văn hóa với những bài viết chất lượng nhất.
Báo Thể thao & Văn hóa, đơn vị trực thuộc Thơng tấn xã Việt Nam cơ quan thơng tấn nhà nước, có chức năng thông tin đối nội về các lĩnh
vực thể thao và văn hóa. Hiện nay, Thể thao & Văn hóa cung cấp các
xuất bản phẩm: báo ngày (ra đủ 7 ngày trong tuần), báo tuần (ra Thứ
Năm hằng tuần), báo mạng TT&VH Online trên trang web
www.thethaovanhoa.vn, các bản tin Hành tinh thể thao, Văn hóa tồn
cảnh và talkshow Radar Văn hóa trên kênh truyền hình thơng tấn VNews của TTXVN, tạp chí Thể thao Văn hóa & Đàn ơng ra hằng

tháng.
Ngày 21/8/1982: TT&VH đã chính thức được khai sinh trên cơ sở tờ
Tin nhanh Espana 82 - tờ Tin nhanh World Cup đầu tiên của Việt Nam
do TTXVN phát hành. Tên gọi đầu tiên là Văn hóa & Thể thao quốc tế,
dày 16 trang, phát hành vào ngày Thứ Sáu hằng tuần. Tiếp nối từ
truyền thống Tin nhanh Espana 82, cứ 2 năm một lần, TT&VH lại phát
11


hành Tin nhanh vào dịp Giải vơ địch bóng đá thế giới (World Cup) và
Giải vơ địch bóng đá châu Âu (EURO). Ngày 4/8/1984, tờ báo chính
thức mang tên Thể thao & Văn hóa, phản ánh tồn diện các thơng tin
về văn hóa, thể thao trong cả nước và quốc tế. Ngày 1/10/1996, tuần
báo TT&VH tăng lên 2 kỳ/tuần phát hành vào Thứ Ba và Thứ Sáu
hằng tuần. Và sau đó là một q trình phát triển mạnh mẽ, đỉnh cao,
liên tục tăng trang, mở rộng nội dung theo hướng phong phú và chuyên
sâu, trở thành tờ báo hàng đầu trong làng báo thể thao và văn hóa Việt
Nam. Ngày 2/4/2005, TT&VH tăng lên 3 kỳ/tuần phát hành vào Thứ
Ba, Thứ Sáu, Thứ Bảy hằng tuần. Ngày 3/8 và 6/8/2007, TT&VH phát
hành bộ mới, ra liên tục các ngày trong tuần và số cuối tuần (ra Thứ
Sáu hằng tuần). Đây là bước nhảy vọt về chất trong sự phát triển của
TT&VH với sự đổi mới toàn diện về nội dung, hình thức nhưng vẫn
nhất quán với phương châm "nhanh nhạy như thể thao, sang trọng như
văn hóa. Thơng tin nóng hổi, bình luận cá tính".Ngày 8/6/2008,
website www.thethaovanhoa.vn lên mạng nhằm đáp ứng nhu cầu thông
tin rất lớn đúng dịp VCK EURO 2008. Đây được coi là một nỗ lực của
những người làm tờ báo chuyên sâu về văn hóa và thể thao, nhằm tiếp
cận gần hơn với độc giả trên Internet. Thể thao & Văn hóa Online vẫn
phát huy thế mạnh truyền thống của Thể thao & Văn hóa là tính
chun sâu về nội dung thơng tin thể thao và văn hóa, đồng thời phát

huy những lợi thế của báo mạng là độ nhanh nhạy và khả năng tương
tác với độc giả. Ngày 8/7/2008, TT&VH chính thức làm lễ ra mắt
website www.thethaovanhoa.vn. Trên đây là những bước phat triển của
tờ báo này. Đặc biệt là sự ra đời của chuyên trang điện tử Thể thao văn
hóa Online, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc online cũng như khẳng định
sự phát triển của tờ báo này.

12


Điểm đặc biệt thu hút sự quan tâm của bạn đọc đối với Thể thao Văn
hóa đó là chất lượng bài viết. Các bài viết về thể thao cảu báo ln
ln nhận được sự đón đọc và phản hồi lớn. Cùng là đưa tin, phân tích,
đánh giá, bình luận về diễn biến thể thao, đặc biệt là bóng đá, nhưng
các bài viết của Thể thao Văn hóa ln chứa đựng tính sâu sắc, sự hiểu
biết vấn đề một cách rộng rãi cũng như tính am tường về vấn đề được
bàn tới. Đôi khi mỗi bài viết của Thể thao Văn hóa lại mang tính hài
hước nhẹ nhàng và nhiều lúc lại là một giọng văn trào phùng không
mạnh nhưng đủ để đánh sâu vào tâm lý người đọc nhằm truyền tải
thông điệp mà người viết muốn mang tới cho độc giả.
Những bài viết hay, độc đáo, sáng tạo; vấn đề được nhìn nhận riêng
biệt, mang cảm giác “lạ” là điểm thu hút nhất mang Thể thao Văn hóa
tới độc giả.

C/ BẠN ĐỌC VÀ SỰ “TRUNG THÀNH” VỚI THỂ THAO VĂN HĨA.
Mỗi tờ báo hay một chun mục, chương trình truyền hình, phát thanh
nào đều muốn gây dựng cho riêng mình một lượng độc giả, khán thính
giả trung thành – lượng fan hâm mộ và ln theo sát những chương
trình ấy. Các nhà đài, tòa soạn báo muốn xây dựng lực lượng cơng
chúng đơng đảo như vậy trước hết phải nói tới đó là vấn đề kinh tế.

Thời buổi kinh tế hiện nay, khơng riêng gì các ngành kinh tế độc lập
mà ngay cả báo chí cũng cuốn theo xu hướng ấy. Nơm na ra phải làm
cái gì ra tiền mới trụ được. Vì thế hướng mục tiêu phát triển của báo
chí là phải kiếm ra được tiền. Nguồn tài trợ tới từ các quảng cáo. Tờ
báo càng uy tín càng được ưu tiên chọn quảng cáo và cũng từ đó ưu
tiên nhận được tiền quảng cáo tăng lên.
Sự uy tín của các tờ báo tới từ đâu? Câu trả lời có thể nhận ra ngay đó
là sự thu hút của các bài viết đối với độc giả. Chất lượng bái viết luôn
luôn mang tới sức hút với bạn đọc. Sức hút ấy tới từ những khía cạnh
13


nào? Sự nhanh nhạy, nóng hổi của thơng tin, cách sáng tạo trong mỗi
tác phẩm, sự mới mẻ trong cách tiếp cận đề tài, tập hợp được đa phong
cách viết bài trng một tờ báo, đối với các báo online thì có thể kể thêm:
cách trình bày trang Web sao cho thu hút nhất, tiện lợi nhất, linh hoạt
nhất. Về các ưu điểm trên, Thể thao Văn hóa khơng chỉ đáp ứng đầy dủ
mà còn thể hiện nổi trội hơn các tờ báo khác.
Xét về cách trình bày nội dung và giao diện của Thể thao Văn hóa
Online, tờ Online này đạt ưu thế canh tranh bởi tính rõ ràng, gọn nhẹ
trong việc trình bày các mục, chuyên mục, chuyên đề. Sự mạch lạc
được biết tới khi trình bày theo chiều dọc. Tin hot được đưa lên đầu
trang, tiếp theo là các chuyên mục nhỏ. Sau đó là các chuyên mục
riêng lần lượt là Bóng đá – Thể thao khác – Văn hóa, sự đơn giản trong
trình bày ấy làm cho độc giả khơng bị “loạn mắt”, thậm chí là thích thú
với cách tìm bài đơn giản này. Sự linh hoạt trong việc sắp xếp giao
diện của Thể thao văn hóa điện tử đó là tính cập nhật, thời sự trước
những diễn biến của thể thao trong nước vè quốc tế. Mùa SeaGanes,
trang báo có thêm một mục gồm những bài viết cập nhật, đánh giá về
đại hội thể thao lớn nhất khu vực này. Hơn nữa, đầu tư mạnh hơn nữa

đó là Giải vơ địch châu Âu (EURO), Giải vô địch thế giới (WOLRD
CUP). Những diễn biến trận đấu, giải đấu được cập nhật liên tục,
phóng sự “mùa giải” được phản ánh kịp thời và là một phần không thể
thiếu trong bữa tiệc của thế giới đầy thi vị.
Thứ tiếp, điểm nổi bật trong sự thu hút độc giả đó là tính đặc trưng
riêng của bài viết Thể thao Văn hóa. Ở đó các bài viết được diễn đạt
theo một văn phong riêng, độc đáo. Cách thể hiện của nhà báo hấp dẫn
nhờ vào kiến thức sâu về thể thao cũng như sự am tường về văn hóa. Tỉ
dụ như việc đặt tên Title cho từng bài viết cũng rất hấp dẫn. Thể tháo
Văn hóa online cuối ngày 3/11/2012 có đưa ra một nhan đề bài viết sau
trận đấu giữa Manchester United và Arsenal FC “Arsenal lại thua
14


M.U: Bóng Quỷ & Xác pháo trong Nhà hát”. Nhan đề ấy thật sự ấn
tượng bởi tính cập nhật, lịch sử cũng như sự hào hoa, lãng mạn trong
tâm hồn người viết.
Trên đây là điểm nổi bật cơ bản trong sức hút của Ấn phẩm Online của
Thể thao văn hóa. Đề cập tới độc giả của Thể thao văn hóa online, ta
chú ý tới các thành phần: độc giả lướt (không hay đọc), độc giả trung
thành với các bài viết hàng ngày và đặc biệt là các chuyên mục của
báo.
Thứ nhất, bạn đọc không thường xuyên của báo gồm đủ lứa tuổi, thành
phần từ học sinh, sinh viên tới công chức, người buôn bán tự do.
Nhưng chủ yếu với ấn phẩm Online, bạn đọc được biết tới là những
người trẻ, hay tiếp xúc với Internet và những người làm việc với máy
vi tính là nhiều. Bạn Phạm Văn Hưng – 1996, học sinh trường Nguyễn
Tất Thành, Hà Nội cho biết: “thỉnh thoảng em đọc Thể thao Văn hóa
để cập nhật tin tức về câu lạc bộ Chelsea”, bạn còn cung cấp thêm bạn
đọc Thể thao văn hóa là do cha hướng dẫn. Anh Nguyễn Thế Luân –

24 tuổi, nhân viên bảo vệ Công ty Dịch vụ bảo vệ MAN cho biết anh
đọc Thể thao Văn hóa vào nhưng lúc rảnh rỗi và đọc để giải trí, cập
nhật kết quả bóng đá.
Thứ hai, bạn đọc trung thành của Thể thao Văn hóa thường là sinh viên
có kiến thức về báo chí, khả năng nhận định chất lượng bài viết sâu sắc
và những người làm việc tri thức có nhu cầu tìm kiếm bìa viết có khía
cạnh chun mơn cao. Bạn Nguyễn Quang Huy – sinh viên năm hai
lớp Quảng cáo 31 Học viện Báo chí và Tuyên truyền đọc Thể thao văn
hóa khơng chỉ để cập nhật tin tức bóng đá mà còn xem xét, học tập văn
phong làm báo của những cây bút trong báo này. Bạn thật sự bị ấn
tượng bởi tính riêng biệt mang chất nghệ sĩ trong các bài viết của báo
này. Bạn bộc bạch thêm mong muốn được cộng tác với báo này trong
một tương tai không xa.
15


Chúng ta cũng có thể đề cập tới lượng độc giả quan tâm tới bóng đá, có
nhu cầu cao về chất của bài viết. Họ không chỉ đọc Thể thao văn hóa
mà cịn đọc nhiều tờ báo thể thao khác. Song điểm khác khác biệt giữa
họ với “khách vãng lai” đó là họ duy trì được sự quan tâm cần thiết tới
các bài viết giữa các báo. Anh Trịnh Thế Quang, 27 tuổi - nhân viên IT
trung tâm mua sắm EBestMall là một người đam mê thể thao đặc biệt
là môn túc cầu cho biết anh đọc các báo điện tử về bóng đá như
bongdaso.com, bongda.com.vn, thethaovanhoa.vn,… hàng ngày. Anh
Quang đặc biệt chú ý tới bài viết của Thể thao văn hóa bởi tính cập
nhật và hơn hẳn là sự sắc sảo trong đánh giá, bình luận của các cây
viết. Như vậy, lượng độc giả dung Thể thao văn hóa làm bàn cân đủ để
cho thấy tính mạnh hơn cả về chất của nhưng người làm báo Thể thao
Văn hóa.
Nghiên cứu về độc giả của Thể thao Văn hóa, ta không thể không để ý

tới lượng phản hồi của độc giả tới mỗi bài viết – mỗi comment đối với
chúng. Sau những bài viết thường nhận được lượng phản hồi nhất định.
Lượng phản hồi lớn nhất thường tập trung vào các sự kiện tiêu điểm
được nhiều người quan tâm. Ví dụ nhất phải kể tới trận cầu “Siêu kinh
điển” cua bóng đá Tây Ban Nha giữa hai câu lạc bộ lớn Barcelona và
Real Madrid. Sau trận cầu giữa hai câu lạc bộ này ngày 23/10/2012,
bài phản ánh, đánh giá nhận được 103 comment (phản hồi) từ độc giả một lượng rất lớn. Có những đánh giá, phản hồi tích cực của người
hâm mộ đích thực chiếm đa phần song bên cạnh đó cịn có những lời lẽ
tục tĩu, “khẩu chiến đểu” của những người thiếu ý thức văn hóa câu
chữ
Độc giả trung thành của Thể thao Văn hóa cịn được nhắc tới với
những bài viết của chính người đọc về cảm xúc với một trận đấu, về sự
tiếc nuối sau sự ra đi của một câu thủ yêu mến với câu lạc bộ yêu mến,
về tình cảm của độc giả với đội bóng mà mình u thích,… Thể thao
16


Văn hóa ln đáp ứng tâm tình của bạn đọc. Những bài viết tốt thường
được nhà làm báo trân trọng và mang chúng tới đông đảo độc giả của
báo. Đây là điểm thu hút khách – độc giả trung thành của tờ báo thể
thao uy tín này

D/ THỂ THAO VĂN HĨA – TRUYỀN THƠNG VÀ HIỆU QUẢ CHINH
PHỤC BẠN ĐỌC
Có thể nói Thể thao Văn hóa đang trên đường chinh phục đông đảo
hơn nữa số lượng bạn đọc. Đối tượng mà báo hướng tới là nhũng độc
giả có trình độ, có tri thức, thực sự đam mê với bóng đá nói riêng thể
thao nói chung và hứng thú với những diến tiến văn hóa trong và ngồi
nước. Đây thực sự là bước làm vượt bậc của những người làm báo này.
Họ gây dựng uy tín trên một lượng fan có trình độ từ đó vơ hình chung

tạo nên “đẳng cấp” cho những bài viết của mình – những bài viết được
đón đọc bởi tri thức. Xét trên khía cạnh truyền thơng thị trường, Thể
thao Văn hóa đã thu hút được rất nhiều quảng cáo, và họ thực sự hòa
nhập với cơ chế ấy. Cịn khía cạnh tự tơn thương hiệu thì họ lại làm
được nhiều hơn thế. Giờ đây nhắc tới tờ báo uy tín, đẳng cấp hơn về
thể thao thì Thể thao văn hóa được xếp trên hàng đầu.

21h30, Hà Nội, ngày 1 tháng 11 năm 2012
Đỗ Hải Huân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Truyền thông – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, PGS, TS Nguyễn Văn Dũng
(Chủ biên), ThS Đỗ Thị Thu Hằng.
Internet

17


MỤC LỤC
A/ CƠ SỞ:..................................................................................................1
1/Truyền thơng..........................................................................................1
1.1/Truyền thơng là gì?...............................................................................1
1.2/Các yếu tố cơ bản của truyền thông.....................................................3
2/ Truyền thông đại chúng.......................................................................4
2.1/ Khái niệm:...........................................................................................4
2.3/ Truyền thông Internet..........................................................................9
B/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................10
C/ BẠN ĐỌC VÀ SỰ “TRUNG THÀNH” VỚI THỂ THAO VĂN HÓA.
..................................................................................................................13
D/ THỂ THAO VĂN HĨA – TRUYỀN THƠNG VÀ HIỆU QUẢ CHINH

PHỤC BẠN ĐỌC....................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................18

18



×