Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Giáo trình nội bộ rèn nghề 4 – tìm hiểu hệ thống sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832.21 KB, 31 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-------------------------------NGUYỄN THỊ GIANG - LƯU THỊ THÙY LINH – TRẦN VIỆT DŨNG

GIÁO TRÌNH NỘI BỘ

RÈN NGHỀ 4 – TÌM HIỂU HỆ
THỐNG SẢN XUẤT TRỒNG
TRỌT, LÂM NGHIỆP
Dành cho sinh viên ngành: Phát triển nông thôn
(Tài liệu lưu hành nội bộ)

Thái Nguyên, năm 2016


LỜI NĨI ĐẦU
Cuốn giáo trình này giúp cho sinh viên nắm được các kiến thức về thiết kế
các mơ hình trồng trọt, nông lâm nghiệp, nắm được một số kỹ thuật trồng trọt,
đánh giá được hiệu quả kinh tế, tìm hiểu thị trường các sản phẩm.
Trong quá trình biên soạn, tuy đã cố gắng nhưng khơng tránh khỏi sai sót, rất
mong sự đóng góp từ đồng nghiệp.
Xin trân thành cảm ơn.
TẬP THỂ TÁC GIẢ

1


MỤC LỤC

2




Bài 1
KỸ THUẬT THIẾT KẾ MƠ HÌNH TRỒNG TRỌT
1. Tìm hiểu về thiết kế vườn cây ăn quả
1.1. Các mẫu thiết kế vườn
1.1.1. Mẫu thiết kế vườn trên đất dốc
– Nên thiết lập vườn tại vùng có đất phù sa ven sông, đất phù sa cổ, đất đồi
Feralit đỏ hoặc Feralit vàng đỏ, đất thung lũng ở các vùng núi. Các loại đất trên
thường có kết cấu đất xốp và nhẹ với tầng bề mặt dầy trên 80 cm; thoát nước; mực
nước ngầm dưới 1m; độ pH từ 5,5 – 6,5; độ dốc không quá 20 – 250.
– Lập vườn trên đất dốc cần chống xói mịn bằng cách tạo các luống bậc thang
rộng 3-5 m theo đường đồng mức. Các hàng cây bố trí theo hướng Bắc-Nam. Bố trí
vườn cạnh hoặc gần nguồn nước để chủ động nướ tưới trong điều kiện khơ hạn, có
rãnh thốt nước trong mùa mưa lũ.
Ngồi các chú ý trên cịn nên chọn vị trí thuận lợi giao thơng để dễ vận chuyển
quả đến nơi tiêu thụ. Tránh các vùng hay xảy ra rét đậm, rét hại và sương giá.
Tồn bộ vườn trồng kín cỏ trừ tán cây xung quanh gốc. Cỏ Axonopus được trồng trong
các rãnh thoát nước.
– Keo tai tượng là loại cây thích hợp và đã được trồng làm hàng rào chắn gió.
Chúng được trồng 2-3 hàng tạo thành vành đai bao quanh phía đỉnh đồi (Bắc), phía
Nam và đường bao phía Đơng của vườn.
– Thiết kế hệ thống tưới:
Nước được bơm từ trạm bơm nằm cuối vườn về phía Nam theo đường ống phi 4” đặt
ngầm dưới đất lên bể chứa trên đỉnh đồi (Hình 3). Nước tưới sau đó theo 5 đường ống
dẫn chính (phi 2”) chia nước xuống các lơ. Tại mỗi lơ chính sẽ có 10 van khóa (phi
0,5”) để lấy nước trực tiếp tưới cho cây theo hệ thống tưới nhỏ giọt.
1.1.2. Lập vườn trên đất thấp trũng
Cần lên líp tơn cao đất để trồng cây. Đặc biệt chú trọng các biện pháp chống
úng ngập cho cây.

a) Chuẩn bị vườn trồng:Toàn bộ cây hoang chặt bỏ và đào gốc rồi vùi xuống rạch
nằm trong vườn.
3


b) Thoát nước bề mặt: Vườn bao gồm 5 hàng trồng cây chính, mỗi hàng rộng 5-5,6m .
Rãnh thốt nước chính A chạy dọc hướng Bắc và rộng 180x sâu 30-60cm. Toàn
bộ nước bề mặt sẽ được dồn về một hố ga chính trước khi thốt ra rạch quanh vườn.
Giữa các hàng trồng cây là rãnh B rộng 150x sâu 30cm cùng đổ dồn vào rãnh A, bao
quanh vườn là rãnh C rộng 30cm x sâu 30cm. Rãnh D bao quanh nhà vườn rộng 20cm
x sâu 20cm. Cả hai rãnh C và D cùng chảy thẳng ra rạch.
c)Thoát nước ngầm:
Các hệ thống rãnh thoát nước ngầm rộng 30cm và ở độ sâu 90-100cm nối liền
với nhau. Cành cây nhãn chặt bỏ được đặt nằm dưới đáy rồi phủ bằng thân lạc hoặc sỏi
đá và cuối cùng lấp đất lên. Nước ngầm trong hệ thống thoát ngầm được đổ dồn vào
một hố ga sâu 140cm (Hình 6) trước khi được bơm đổ ra ngoài rạch.
1.2. Trồng cây trong vườn
1.2.1. Đào hố, bón phân lót và lấp hố
Hố trồng CAQ có múi cần đào to, kích thước hố nên là 0,8 x 0,8 x 0,8m hoăc 1
x 1 x 1m tùy thuộc vào tính chất đất và địa hình. Nếu tầng đất dưới rắn chắc (đất sét,
đá ong…) hoặc mạch nước ngầm cao nên đào hố rộng hơn thay vì đào sâu, ở vùng đất
xấu nghèo dinh dưỡng cần đào hố to và sâu hơn.
Khi đào đất trồng cây cần lưu ý đổ riêng lớp đất màu phía trên về một bên, lớp
đất phía dưới về một bên.
Khi đào hố xong, phần đất màu của mỗi hố được trộn đều với phân chuồng,
phân hóa học và vơi bột. Khi lấp hố cần cho một lớp đất đáy xuống trước, sau đó cho
hỗn hợp phân xuống sau. Trộn đều phân với đất, vun thành vồng đất cao 15- 20 cm so
với mặt đất vườn (Hình 8) để khi đất lún cây khơng bị trũng, không bị úng nước,
tránh,được nấm bệnh Phytophthora gây thối gốc.
1.2.2. Trồng cây, chống cây và tưới nước

Dùng dao hay kéo cắt đáy và phía bên túi bầu ra.
Lúc trồng chỉ cần đào một hố lớn hơn bầu cây một ít ở giữa vồng đất, tháo bỏ
túi bầu và mặt thẳng cây xuống rồi lấy ngay phần đất vừa đào lên lấp lại cho kín và
nén nhẹ, khơng nên lấp đất cao phủ lên mắt ghép.
Sau khi trồng cây xong dùng một hoặc hai đoạn cọc tre hoặc gỗ chống giữ cho
cây luôn đứng thẳng. Cọc chống cần cắm nghiêng và cách một khoảng cách nhất định
với thân cây để tránh làm bộ rễ cây bị tổn thương.
4


Dùng dây vải hoặc dây cao su (cắt từ săm xe cũ) buộc nhẹ vào cọc. Sau khi
trồng phải tưới nước ngay cho cây (kể cả trong mùa mưa). Phải tưới cây sao cho giữ
được độ ẩm đất đạt 70% trở lên trong 2 tuần để cây không chết. Lượng nước tưới lần
đầu khoảng 10 lít/cây, sau đó tùy thời tiết có thể cách 2-3 ngày tưới một lần. Trước khi
tưới nên chọc hai lỗ bên gốc cây để nước ngấm dễ. Không tưới vào thân cây để tránh
bị bệnh.
1.2.3. Mật độ trồng
Tùy thuộc vào giống và khả năng thâm canh của từng hộ gia đình, cam nên
trồng với mật độ 400 hoặc 500 cây/ha tương đương 4 x 5m hoặc 5 x 5m. Qt có thể
trổng dày hơn 600 – 700 cây/ha, nhưng bưởi lại trồng thưa hơn 300 – 350 cây/ha.
1.2.4. Làm cỏ
Thời kỳ kiến thiết cơ bản có thể trồng xen các loại cây họ đậu để cải tạo đất và
chống xói mịn. Thân lá cây họ đậu có thể dùng tủ gốc cho cây. Chú ý xới nhẹ làm
sạch cỏ xung quanh tán cây koặn tủ gốc để chống cỏ mọc. Phần ngoài tán cây cũng
như giữa các hàng cây phải giữ thảm cỏ để vừa giữ ẩm đất, vừa chống xói mịn đất và
tạo nơi cư trú của những cơn trùng có ích.
Khi cây đang ở thời kỳ kinh doanh vẫn phải duy trì thảm cỏ trong vườn. Không
nên cày xới giữa các hàng cây quanh tán cây.
1.3. Phân bón và kỹ thuật bón
Cây ăn quả cần được bón phân đầy đủ để cho năng suất cao và chất lượng quả

tốt.
1.3.1. Bón lót:
Cần 3 loại chính: phân chuồng, vơi bột và phân hóa học, liều lượng tùy loại cây.
Các loại phân bón kể trên trộn đều với đất và cho vào hố đào trước khi trồng.
1.3.2. Bón định kỳ hàng năm ở thời kỳ kiến thiết cơ bản
– Phân chuồng:
Hàng năm bón bng vấn cá nhân tại Viện nghiên cứu và
phát triển lâm nghiệp. Có thể tổ chức các nhóm khác nhau cùng vẽ bản đồ.
- Xác định hướng của địa hình trại chăn ni.
- Xác định biên giới của trại chăn nuôi với các khu vực lân cận khác

23


- Xác định những nội dung và cách thể hiện trên bản đồ. Có thể sử dụng
vật liệu ở địa phương như sỏi, hạt lúa, hoa, cây cỏ hoặc bút, giấy mầu để thể
hiện các nguồn lực.
+ Tài nguyên thiên nhiên: nguồn nước, động thực vật
+ Sử dụng đất
+ Cơ sở hạ tầng: đường, khu công nghệ cao,...
- Phân công người vẽ
- Bắt đầu vẽ ranh giới của viện sau đó vẽ những mốc chính như đường,
khu ươm giống cây trồng,.... và sau đó đến các nội dung khác.
- Sau khi vẽ xong có thể mời thêm nhiều cán bộ trong viện đến để bổ xung
hay điều chỉnh. Nếu có nhiều nhóm cùng vẽ bản đồ thì cần thảo luận để phân
tích những điểm chung và khác biệt trong nhận dạng tài sản.
- Thảo luận sau khi vẽ bản đồ để tìm cơ hội phát triển
+ Những tài sản này đã mang lại lợi ích gì cho viện nghiên cứu?
+ Làm thế nào để sử dụng những nguồn lực này tốt hơn?
+ Cơ hội phát triển gì?

2.3. Thị trường sản phẩm của hệ thống nông lâm kết hợp
* Khái niệm thị trường dưới góc độ của một nền kinh tế
Thị trường là một phạm trù kinh tế, được nghiên cứu nhiều trong các học
thuyết kinh tế. Thị trường gắn liền với nhu cầu trao đổi của con người, ở đâu có
sự trao đổi hàng hố là ở đó hình thành nên thị trường. Theo quan niệm cổ điển
trước đây, thị trường được coi như một “cái chợ”, là nơi diễn ra các quan hệ mua
bán hàng hoá. Cùng với sự tiến bộ của loài người và sự phát triển của khoa học
kỹ thuật, quan niệm về thị trường theo nghĩa cổ điển đã khơng cịn phù hợp nữa.
Các quan hệ mua bán khơng cịn đơn giản là “tiền trao, cháo múc” mà đa dạng,
phong phú, phức tạp.
Theo nghĩa hiện đại: Thị trường là quá trình mà người mua, người bán
tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và lượng hàng hố mua bán, hay
nói cách khác thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông hàng hố, lưu
thơng tiền tệ, các giao dịch mua bán và các dịch vụ. Theo quan điểm này thị
24


trường được nhận biết qua quan hệ mua bán, trao đổi nói chung chứ khơng phải
nhận ra bằng trực quan và nó đã được mở rộng về khơng gian, thời gian và dung
lượng hàng hoá.
Theo nhà Kinh tế học Samuelson: “Thị trường là một q trình trong đó
người mua và người bán cùng một thứ hàng hoá tác động qua lại với nhau để
xác định giá cả và số lượng hàng hoá.
Theo Davidbegg: “Thị trường là sự biểu hiện thu gọn của q trình thơng
qua các quyết định của các gia đình về tiêu dùng mặt hàng nào, các quyết định
của cơng ty về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và cho ai, đều dung hoà
bằng sự điều chỉnh giá cả.
Như vậy, quan niệm về thị trường ngày nay đã nêu một cách đầy đủ và
chính xác hơn, làm rõ được bản chất thị trường. Thị trường khơng chỉ bao gồm
các mối quan hệ mà cịn bao gồm các tiền đề cho các mối quan hệ và hành vi

mua bán.
* Khái niệm thị trường dưới góc độ doanh nghiệp.
Xét trong phạm vi của doanh nghiệp cụ thể thì việc phân tích thị trường
như trên là cần thiết song vẫn chưa đủ để doanh nghiệp có thể tổ chức tốt quá
trình kinh doanh của mình. Nếu chỉ dừng lại ở việc mô tả thị trường trên giác độ
phân tích của nhà kinh tế, doanh nghiệp khó có khả năng mơ tả chính xác và cụ
thể đối tượng tác động và các yếu tố chi tiết có liên quan. Đặc biệt, khó hoặc
thậm chí khơng thể đưa ra được các cơng cụ điều khiển kinh doanh có hiệu quả.
Ở góc độ doanh nghiệp, thị trường được mơ tả: ”Là một hay nhiều nhóm
khách hàng với các nhu cầu tương tự nhauvà những người bán cụ thể nào đó mà
doanh nghiệp với tiềm năng của mình có thể mua hàng hoá dịch vụ để thoả mãn
nhu cầu của khách hàng.”
Như vậy theo quan niệm này, thị trường của doanh nghiệp trước hết là
những khách hàng có tiềm năng tiêu thụ, có nhu cầu cụ thể về hàng hố, dịch vụ
trong một thời gian nhất định và chưa được thoả mãn.
Thứ hai, yếu tố quan trọng làm đối trọng với cầu trên thị trường là cung
về hàng hoá, dịch vụ do các cá nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
25


tạo nên, chính sự tác động qua lại với nhau giữa cung và cầu về hàng hoá tạo
nên quy luật cung cầu chi phối hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường.
Thứ ba, thành phần không thể thiếu được tham gia trên thị trường của
doanh nghiệp là các hàng hoá, sản phẩm cụ thể, đối tượng để mua bán trao đổi.
Một khi trên thị trường có nhiều người mua, nhiều người bán và nhiều
hàng hoá tương tự nhau về chất lượng, giá cả tất yếu nảy sinh sự cạnh tranh. Đó
là sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, về phương thức giao dịch mua bán
hàng hoá, thanh toán, cạnh tranh giữa người mua với người mua; cạnh tranh
giữa người bán với người mua; cạnh tranh giữa người bán với người bán và giữa
những người mua với nhau. Cạnh tranh là bộ máy điều chỉnh trật tự thị trường,

là yếu tố quan trọng kích thích tính tích cực, tính đa dạng và nâng cao chất
lượng hàng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
Phân loại và phân đoạn thị trường:
Có thể có nhiều cách thức và góc độ khác nhau được sử dụng để phân loại
và phân đoạn thị trường của doanh nghiệp. Sự khác nhau khi sử dụng các tiêu
thức này thường được xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ cần giải
quyết.
Phân loại thị trường: Có thể phân loại thị trường theo các tiêu thức sau:
+ Căn cứ vào mục đích hoạt động của doanh nghiệp gồm: Thị trường đầu
vào và thị trường đầu ra
- Thị trường đầu vào: Là thị trường liên quan đến khả năng và các yếu tố
ảnh hưởng đến nguồn cung cấp các yếu tố kinh doanh của doanh nghiệp. Thị
trường đầu vào bao gồm: thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường hàng
hố dịch vụ. Thơng qua việc mô tả thị trường đầu vào của doanh nghiệp, doanh
nghiệp sẽ nắm rõ được tính chất đặc trưng của thị trường như cung (tức là quy
mô, khả năng đáp ứng), cạnh tranh (mức độ khốc liệt), giá cả (cao, thấp, và biến
động giá) để từ đó có thể đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.
- Thị trường đầu ra (thị trường tiêu thụ): Là thị trường liên quan trực tiếp
đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Bất cứ một yếu tố nào dù rất
nhỏ của thị trường này đều có thể ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau đến
26


khả năng thành công hay thất bại trong tiêu thụ. Đặc biệt là tính chất của thị
trường tiêu thụ là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định và tổ chức thực hiện các
chiến lược, sách lược, công cụ điều khiển tiêu thụ.
+ Theo đối tượng sản phẩm mua bán trên thị trường :
- Thị trường hàng hoá: gồm hàng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng
- Thị trường sức lao động
- Thị trường vốn (thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị

trường thuê mua tài chính)
- Thị trường tiền tệ
- Thị trường dịch vụ
- Thị trường chất xám
+ Theo mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến thị trường :
- Thị trường chung
- Thị trường sản phẩm
- Thị trường thích hợp
- Thị trường trọng điểm
+ Căn cứ vào mức độ cạnh tranh trên thị trường:
- Thị trường cạnh tranh hồn hảo: Là thị trường trong đó có nhiều người
bán và nhiều người mua trên thị trường, ở đó thường xuyên diễn ra sự cạnh
tranh giữa những người bán với nhau, và khơng người bán nào có khả năng đặt
giá trên thị trường.
- Thị trường độc quyền: Là thị trường trong đó chỉ có một người bán có
quyền đặt giá
- Thị trường cạnh tranh độc quyền: Là thị trường trong đó có một số
người bán, người sản xuất có khả năng kiểm sốt một cách độc lập tương đối với
hàng hoá và giá cả, trên thị trường này cạnh tranh và độc quyền xen kẽ với nhau.
+ Căn cứ vào phạm vi hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường có:
- Thị trường thế giới là thị trường nằm ngoài biên giới quốc gia bao gồm
những nước nằm ngồi lãnh thổ. Ví dụ thị trường Châu Âu, Châu Phi, Trung
Đông.
27


- Thị trường khu vực đối với nước ta như các nước công nghiệp mới
(NICs) bao gồm Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo và các nước Đông
Nam Á khác như: Indonêxia, Thái Lan.
- Thị trường trong nước: Thị trường toàn quốc là thị trường ngành hàng

bao gồm tất cả các tỉnh, thành phố nước ta.Thị trường địa phương là thị trường
trong phạm vi của một địa phương nào đó.
+ Căn cứ vào vai trò của thị trường đối với doanh nghiệp:
- Thị trường chính.
- Thị trường bổ xung.
Phân đoạn thị trường:
Đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh và các doanh nghiệp sắp bước
vào kinh doanh thì phân đoạn thị trường là rất quan trọng. Như chúng ta đã biết,
thị trường rất đa dạng, nó tập hợp nhu cầu của những người có tuổi tác, giới
tính, tơn giáo, thu nhập, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng khác nhau, sự
khơng đồng nhất đó ảnh hưởng rất lớn đến việc mua và tiêu dùng hàng hoá. Mặt
khác, doanh nghiệp cũng khơng thể có những chính sách riêng biệt cho từng
người. Vì vậy, cần phải phân đoạn thị trường để doanh nghiệp nhận biết được
đặc tính của từng đoạn và tuỳ thuộc vào khả năng, nguồn lực của mình để có các
lựa chọn chính sách, biện pháp khác nhau để tiếp cận và khai thác thị trường
nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược kinh doanh.
Thực chất của phân đoạn thị trường là quá trình phân chia người tiêu dùng
thành nhóm trên cơ sở những đặc điểm khác biệt về nhu cầu, tính cách hay hành
vi.
2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống nông lâm nghiệp
Sử dụng biểu đồ venn
* Ý nghĩa: Có rất nhiều nhà hoạt động và các tổ chức quan trọng trong
mỗi cộng đồng, trong số họ là các cơ quan nhà nước, các hội phụ nữ, nông hội,
nhà trường, nhà sư, nhà thờ và hợp tác xã,v.v.

28


Biểu đồ Venn giúp nhận biết các tổ chức và cá nhân chủ yếu trong một
cộng đồng cùng mối quan hệ và tầm quan trọng của họ đối với việc xây dựng

quyết định và các hoạt động phát triển.
* Mục đích: Sơ đồ Venn hay phân tích yếu tố tổ chức giúp nhóm PRA
nhận biết được các hoạt động của các nhóm người và tổ chức khác nhau trong
cộng đồng/địa phương một cách nhanh chóng; đánh giá mối quan hệ giữa những
tổ chức này thông qua biểu đồ.
* Các bước :
Tham khảo thông tin từ các nguồn dữ liệu thứ cấp, các cuộc phỏng vấn
nhóm hoặc những người cung cấp thông tin chủ yếu.
Xác định các tổ chức và cá nhân chủ yếu chịu trách nhiệm đối với các
quyết định trong một cộng đồng hay tổ chức.
Vẽ (cắt) các vòng trịn tiêu biểu cho mỗi cá nhân hoặc tổ chức.
Kích cỡ của vòng tròn chỉ rõ mức độ quan trọng hoặc phạm vi của mỗi tổ
chức hoặc cá nhân.
Xác định mức độ quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân: sắp xếp các vòng
tròn như sau:
- Vòng tròn riêng rẽ

= khơng có mối quan hệ

- Vịng trịn tiếp xúc nhau = thơng tin được trao đổi
- Vịng trịn chồng lắp nhau = có hợp tác, quan hệ chặt chẽ hơn.

29


Bài 3
PHÂN TÍCH THUẬN LỢI, KHĨ KHĂN CỦA MƠ HÌNH TRỒNG TRỌT
VÀ MƠ HÌNH NƠNG LÂM KẾT HỢP
* Ý nghĩa: SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Theats) là một
công cụ để giúp cộng đồng xác định những thuận lợi và bất lợi bằng cách phân

tích những ảnh hưởng "bên trong" (mặt mạnh, mặt yếu) và những ảnh hưởng
"bên ngoài" (cơ hội, rủi ro) mà nó gây tác động đến tiến trình phát triển.
* Các bước :
Giới thiệu và giải thích rõ mục đích của việc phân tích SWOT;
Vẽ ma trận SWOT (dùng giấy khổ lớn A0 hoặc vẽ trên bảng) và giải thích
rõ với các thành viên tham gia về ý nghĩa của từng từ S (mặt mạnh), W (mặt
yếu), O (cơ hội) và T (rủi ro);
Nêu một vài ví dụ về mặt mạnh, mặt yếu là gì và chắc chắn rằng các
thành viên tham gia đã hiểu rõ;
Đặt câu hỏi để các thành viên tham gia nêu ra những mặt mạnh là gì, liệt
kê các ý kiến này vào ma trận; lần lượt như vậy cho mặt yếu, cơ hội và rủi ro.
Hình sau đây minh họa cho ma trận SWOT để thu thập thông tin.

Mặt mạnh

Mặt yếu

Cơ hội

Rủi ro

30



×