UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN
KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TỐN
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MƠN KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT
KHẨU NHĨM HÀNG NƠNG, LÂM, THUỶ SẢN Ở VIỆT
NAM
Họ tên sinh viên: VÕ THỊ HOÀNG YẾN
Ngày sinh: 02/12/2000
Mã số SV: 3118420527
Lớp: DTN1182
Mã nhóm thi: 842113
TP HCM, 24 THÁNG 12 NĂM 2021
ĐIỂM TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN KINH DOANH XNK
HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2021 – 2022
Chấm thi 1
Điểm thành phần
Chấm thi 2
1. Tiểu luận (70%)
2. Phát vấn (30%)
3. Tổng điểm (100%)
Số:
Chữ:
Số:
Chữ:
Họ tên, chữ ký CBCT 1
Họ tên, chữ ký CBCT 2
Điểm trung bình (bằng số): ............. (làm trịn đến 1 số thập phân)
Điểm trung bình (bằng chữ): ........................................................
Ngày ......... tháng …… năm 2021
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
Mục đích của đề tài:.............................................................................................................. 1
Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................................ 1
Phương pháp nghiên cứu:................................................................................................... 1
Kết cấu bài gồm 3 chương: ................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NƠNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP Ở
VIỆT NAM NĂM 2020-2021..............................................................................................1
1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM: .................................................... 1
1.1 Năm 2020:.......................................................................................................................... 1
1.2 Năm 2021:.......................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG, LÂM VÀ THUỶ SẢN TẠI BA
THỊ TRƯỜNG CHỦ LỰC..................................................................................................5
1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN: ......................................................................... 5
1.1 Tại Hoa Kỳ: ................................................................................................................................. 5
1.2 Tại Trung Quốc: ......................................................................................................................... 8
1.3 Tại các nước EU: ......................................................................................................................... 9
2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LÂM SẢN: .......................................................................... 11
2.1. Tại Hoa Kỳ: .............................................................................................................................. 11
2.2. Tại Trung Quốc: ..................................................................................................................... 13
2.3. Tại các nước EU: ...................................................................................................................... 14
3. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN: ........................................................................ 15
3.1. Tại Hoa Kỳ ............................................................................................................................... 15
3.2. Tại Trung Quốc ........................................................................................................................ 16
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIA TĂNG THÚC ĐẨY GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT
KHẨU NÔNG, LÂM VÀ THUỶ SẢN Ở VIỆT NAM .....................................................19
1. Cơ hội và thách thức đối với ngành xuất khẩu nông, lâm và thuỷ sản ở Việt Nam: . 19
1.1. Cơ hội: ....................................................................................................................................... 19
1.2. Thách thức:............................................................................................................................... 20
1.3 Giải pháp gia tăng kim ngạch xuất khẩu các ngành nông, lâm và thuỷ sản ở Việt Nam:.. 21
Kết luận .............................................................................................................................22
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................24
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, tiến trình hội nhập của Việt Nam đang được triển khai tích cực trong bối
cảnh thế giới có nhiều biến động. Tuy nhiên, tình hình sản xuất các ngành nông, lâm và
ngư nghiệp đang bị ảnh hưởng rất nhiều vào thời điểm dịch Covid-19. Dưới tác động của
dịch Covid - 19, kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng nông, lâm và thuỷ sản đang phải
chịu thiệt hại ở mức tương đối lớn. Khó khăn do thiếu nguyên liệu và nhu cầu chững lại
tại các thị trường khiến doanh nghiệp phải đối mặt với khó khăn trong sản xuất. Là sinh
viên trường Đại học Sài Gòn, em đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và
tiến hành vào nghiên cứu đề tài: “ Giải pháp thúc đẩy sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu
nhóm hàng nơng, lâm, thuỷ sản ở Việt Nam.”
Mục đích của đề tài:
Đề tài phân tích tình hình sản xuất nông lâm ngư nghiệp ở nước ta trong năm 20202021 cũng như thực trạng xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm và thuỷ sản ở Việt Nam.
Những khó khăn mà nước ta gặp phải trong quá trình đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu để
đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp phù hợp.
Phạm vi nghiên cứu:
Bài tiểu luận của em sẽ tập trung vào những khó khăn Việt Nam đang gặp phải khi
xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm và thủy sản sang ba thị trường chủ lực là Hoa Kỳ,
Trung Quốc và các nước Châu Âu.
Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài bao gồm: phương pháp thống
kê, tổng hợp, phấn tích, đối chiếu các số liệu và so sánh. Các phương pháp này được sử
dụng đan xe trong bài tiểu luận.
Kết cấu bài gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở Việt Nam năm 20202021.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu nông, lâm và thuỷ sản tại ba thị trường chủ lực: Hoa
kỳ, Trung Quốc và các nước Châu Âu năm 2020-2021.
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy gia tăng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm và thuỷ sản ở
Việt Nam.
CHƯƠNG 1: KHÁI QT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NƠNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP
Ở VIỆT NAM NĂM 2020-2021
1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM:
1.1 Năm 2020:
- Về nơng nghiệp:
• Năm 2020 là năm khu vực nông nghiệp đối mặt với những thách thức chưa từng
có, điển hình là đại dịch Covid-19, thiên tai khốc liệt, dịch bệnh nguy hiểm cấp độ
khu vực và tồn cầu có nguy cơ bùng nổ, đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất nông
nghiệp mà đáng kể nhất là dịch tả lợn châu Phi. Năm 2020 là một năm vơ cùng
khó khăn, thách thức, địi hỏi sự cố gắng cao độ để hoàn thành các mục tiêu,
nhiệm vụ mà Chính phủ đề ra cho ngành nơng nghiệp và phát triển nơng thơn.
• Được sự chỉ đạo kịp thời của Trung Ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ, tồn
ngành đã nỗ lực vượt bậc, sáng tạo, giám sát chặt chẽ thực tiễn, sâu sát và quyết
liệt hành động với các giải pháp cơ cấu lại ngành, đổi mới mơ hình tăng trưởng,
khơi thơng nguồn lực đầu tư của tồn xã hội. Nhờ đó, năm 2020 ngành nơng
nghiệp vẫn duy trì được đà tăng trưởng khá cao, hoàn thành và vượt kế hoạch 4/5
chỉ tiêu. Kết quả đạt được các chỉ tiêu tổng hợp năm 2020 cụ thể là: Tốc độ tăng
trưởng GDP đạt 2,65%; Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 41,25 tỷ USD; Trên 62%
số xã đạt chuẩn nông thôn mới; Tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%; Thu nhập của người
dân nông thôn đạt 43 triệu đồng/người/năm.
• Tại thời điểm 01/7/2020, cả nước có 5.910 trang trại trồng trọt, chiếm 28,67%
tổng số trang trại; 11.688 trang trại chăn nuôi, chiếm 56,71%. Cũng tại thời điểm
này cả nước có 4.346 xã có cửa hàng cung cấp giống cây trồng, chiếm 52,38%
tổng số xã trên địa bàn nông thôn, tăng 2,71 điểm phần trăm so với thời điểm
01/7/2016; 1.757 xã có cửa hàng cung cấp giống vật ni, chiếm 21,18% tổng số
xã, tăng 1,50 điểm phần trăm.
• Ngành sản xuất nông nghiệp đã đi qua một năm đầy bản lĩnh và thắng lợi toàn
diện trên tất cả các lĩnh vực, hoàn thành tốt 4 chỉ tiêu đặt ra, đặc biệt nêu cao kết
quả xuất khẩu tăng mạnh với xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nổi bật, kim ngạch xuất
khẩu gạo lần đầu tiên đạt trên 3 tỷ USD (vượt cả Thái Lan, gạo ST25 tiếp tục giữ
vị trí cao trên thế giới).
- Về lâm nghiệp:
• Trong 6 tháng đầu năm 2020, diện tích rừng trồng mới giảm, trong khi đó, diện
tích rừng bị thiệt hại do cháy lại tăng. Để duy trì mức tăng trưởng của lĩnh vực sản
xuất lâm nghiệp là điều không hề dễ, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày
càng phức tạp. Vì thế, đến hết tháng 6/2020, diện tích rừng trồng mới của cả nước
(tập trung và phân tán) đều giảm so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, diện tích rừng
trồng mới tập trung của cả nước ước đạt 73,7 nghìn ha, giảm 0,9%. Số cây lâm
nghiệp trồng phân tán đạt 22,8 triệu cây, giảm 3,8%.
1
• Cả nước có 1.304ha rừng bị thiệt hại, tăng 43,8% so với cùng kỳ năm trước; trong
đó, diện tích rừng bị cháy là 975,6ha, tăng 71,9% so với cùng kỳ năm 2019. Hiện
nay, thời tiết ngày càng diễn biến cực đoan, nắng nóng kéo dài đang gây ra nguy
cơ cháy rừng cao. Đây cũng là thách thức đối với ngành sản xuất lâm nghiệp trong
nỗ lực duy trì mức tăng trưởng.
• Ngay từ đầu năm 2020, tồn ngành lâm nghiệp đặt chỉ tiêu, tốc độ tăng giá trị sản
xuất lâm nghiệp khoảng 5 - 5,5%, giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt từ 12,5 tỷ
USD, tăng 10% so với năm 2019; khai thác rừng trồng tập trung đạt 20,5 triệu
m3… Trước những diễn biến bất lợi đối với hoạt động sản xuất, đặc biệt là ảnh
hưởng bởi đại dịch Covid-19 và hạn hán diễn ra trên diện rộng, kéo dài, ngành lâm
nghiệp đã khẩn trương triển khai nhiều giải pháp để ứng phó. Trong đó, cơng tác
phòng, chống cháy rừng được ngành đặc biệt chú trọng.
- Về ngư nghiệp:
• Dịch Covid-19 kéo dài trong năm 2020 đã làm gián đoạn hoạt động thương mại
thủy sản toàn cầu cũng như thay đổi xu hướng tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Theo
đó, các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam cũng biến động theo xu hướng thị
trường, dẫn đến xuất khẩu tôm chân trắng, tôm biển, cá biển, cua, ghẹ và nhuyễn
thể hai mảnh vỏ tăng, trong khi xuất khẩu cá tra lại giảm sâu; cá ngừ, mực, bạch
tuộc giảm nhẹ. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
(VASEP), nửa đầu năm 2020, ngành thủy sản đã có dấu hiệu sụt giảm đơn hàng
hoặc khó giao hàng do các quốc gia đóng cửa giao thương để ứng phó dịch bệnh.
Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm, xuất khẩu thủy sản có dấu hiệu khởi sắc.
• Năm 2020 các quy định hạn chế hạn ngạch đánh bắt nhằm đảm bảo tính bền vững
tiếp tục được áp dụng ở hầu hết các ngư trường và được áp đặt, kiểm sốt chặt
hơn. Ngày càng có nhiều ngư trường thực hiện tốt quy định này. Trong khi đó quy
định IUU của EU cũng được giám sát rất chặt khiến cho sản lượng thủy sản khai
thác toàn cầu bền vững hơn và khó tăng.
• Diện tích ni thủy sản của cả nước là 1,3 triệu ha và 10.000.000 m3 nuôi lồng
(7.500.000 m3 lồng nuôi mặn lợ và 2.500.000 m3 ni ngọt); Sản lượng ni 4,56
triệu tấn. Trong đó, tơm ni 950.000 tấn (tơm sú đạt 267,7 nghìn tấn, tơm chân
trắng 632,3 nghìn tấn, tơm khác 50.000 tấn), cá tra 1.560.000 tấn. Cả nước có
2.362 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ (1.750 cơ sở giống tôm sú và 612 cơ sở
giống tôm chân trắng). Sản xuất được là 79,3 triệu con tôm giống (tôm sú 15,8
triệu con; tôm chân trắng 64,1 triệu con. Riêng khu vực ĐBSCL có khoảng 120 cơ
sở sản xuất giống cá tra bố mẹ, gần 4.000 ha ương dưỡng cá tra giống; sản xuất
được khoảng 2 tỷ cá tra giống. Diện tích ni biển 260 nghìn ha và 7,5 triệu m3
lồng; sản lượng đạt 600 nghìn tấn. Trong đó ni cá biển 8,7 nghìn ha và 3,8 triệu
m3 lồng, sản lượng 38 nghìn tấn; nhuyễn thể 54,5 nghìn ha, 375 nghìn tấn; tơm
hùm 3,7 triệu m3 lồng, 2,1 nghìn tấn; rong biển 10.150 ha, 120 nghìn tấn; cịn lại
là cua biển và các đối tượng nuôi khác: cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm…đạt 3.720
tấn, cao hơn 2 lần so với năm 2015 (1.585 tấn).
2
1.2 Năm 2021:
- Về nơng nghiệp:
• Năm 2021 có giá trị gia tăng toàn ngành đã đạt 2,85 - 2,9%, vượt mục tiêu Chính
phủ giao. Trong lĩnh vực trồng trọt, cơ cấu cây trồng được chuyển đổi hiệu quả
hơn. Đẩy mạnh thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là đối với cây trồng
chủ lực. Tập trung cải tạo cơ cấu giống, kiểm soát, nâng tỉ lệ sử dụng các giống
mới, chất lượng cao. Đặc biệt, dù dịch COVID-19 phức tạp nhưng sản lượng lúa
năm 2021 vẫn đạt 43,86 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất
khẩu. Tỉ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 89%, giá gạo xuất khẩu tăng từ 496
USD/tấn năm 2020 lên 503 USD/tấn năm 2021.
• Diện tích rau màu khoảng 1,12 triệu hecta; sản lượng đạt 18,6 triệu tấn, tăng 325,5
nghìn tấn so với năm 2020. Diện tích 1,18 triệu hecta, tăng 44,8 nghìn hecta so với
năm 2020; sản lượng và chất lượng các loại cây ăn quả có lợi thế của cả nước và
từng vùng đều tăng; một số cây ăn quả chủ lực sản lượng tăng từ 5-19%.
• Trong lĩnh vực chăn ni, đã có sự chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chăn
nuôi trang trại, gia trại, tập trung theo chuỗi sạch, hữu cơ, an toàn sinh học. Sản
lượng thịt các loại đạt 6,69 triệu tấn, tăng 3,2% so với năm 2020; sữa tươi đạt trên
1,2 triệu tấn, tăng 10,5%; trứng 17,5 tỉ quả, tăng 5,1%. Đồng thời, thực hiện quyết
liệt, đồng bộ, hiệu quả cơng tác phịng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
• Năm 2021, cả nước thành lập mới 1.250 hợp tác xã nông nghiệp, nâng tổng số hợp
tác xã nông nghiệp lên 19.100 hợp tác xã. Lực lượng doanh nghiệp nông nghiệp
ngày càng lớn mạnh và tâm huyết đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn hơn, đang
trở thành nịng cốt trong chuỗi giá trị nông sản. Đến hết năm 2021, cả nước có
5.614 xã (68,2%) đạt chuẩn nơng thơn mới. Thêm 3 tỉnh, thành phố với 100% đơn
vị cấp huyện đạt chuẩn NTM (Thái Bình, Cần Thơ, Hải Dương), đang hồn thiện
thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ cơng nhận cấp tỉnh hồn thành nhiệm vụ xây
dựng nơng thơn mới. Định hướng ngành nơng nghiệp có nhiều điều mới, chuyển
từ sản xuất nơng nghiệp sang kinh tế nơng nghiệp, tích hợp đa giá trị và phát triển
xanh.
3
- Về lâm nghiệp:
• Trong năm 2021, hợp tác quốc tế về lâm nghiệp phát triển cả về chiều rộng và
chiều sâu, qua đó góp phần phát triển sản xuất và thúc đẩy thị trường xuất khẩu
lâm sản. Hệ thống rừng đặc dụng và phịng hộ với diện tích, cơ cấu đáp ứng cơ
bản yêu cầu về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phát huy hiệu quả chức
năng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, chống xói mịn đất đai, sa mạc hóa
và giảm nhẹ thiên tai; đóng góp tích cực vào bảo đảm an ninh nguồn nước, an ninh
môi trường. Đồng thời, việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
được kiểm sốt chặt chẽ.
• Giữ vị trí cao nhất trong sản lượng 3 ngành , dự báo đến hết tháng 12.2021, tổng
giá trị xuất khẩu đồ gỗ và các loại lâm sản ước đạt tới 15,87 tỉ USD, vượt 20% kế
hoạch đề ra và tăng 20% so với năm 2020. Mức xuất siêu là 12,94 tỉ USD (tăng
21,2% so với năm 2020), tiếp tục lập kỷ lục mới, đưa Việt Nam tiếp tục đứng đầu
khối ASEAN, đứng thứ hai Châu Á và thứ 5 thế giới về xuất khẩu gỗ và lâm sản.
• Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản chiếm trên 30% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu
của ngành hàng nông, lâm, thủy sản và là một trong 7 mặt hàng có giá trị xuất
khẩu trên 10 tỉ USD trong năm 2021. Dự kiến đến hết năm 2021, tổng kim ngạch
xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 15,6 tỉ USD - là mặt hàng có giá trị kim ngạch
xuất khẩu cao nhất trong nhóm nơng, lâm, thủy sản.
• Ước tính 4 tháng đầu năm, diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước đạt 62
nghìn ha, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán
đạt 35 triệu cây, tăng 2,8%; sản lượng gỗ khai thác đạt 4.159,9 nghìn m3, tăng
4,9%; sản lượng củi khai thác đạt 6 triệu ste, bằng cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên,
số liệu báo cáo cũng cho thấy, trong tháng 4/2021, cả nước có 118,7 ha rừng bị
thiệt hại, giảm 17,9% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm diện tích rừng bị cháy là
18,9 ha, giảm 78,2%, tuy nhiên vẫn xảy ra cháy rừng nhiều ở một số địa phương
như Kon Tum 13 ha, Lạng Sơn 2,14 ha, Quảng Nam 1,47 ha; diện tích rừng bị
chặt phá là 99,8 ha, tăng 72,5%, một số tỉnh có diện tích rừng bị chặt phá cao là
Đắk Lắk 46 ha, Đắk Nông 11,7 ha, Bắc Kạn 5,8 ha, Nghệ An 5,2 ha. Tính chung 4
tháng đầu năm, diện tích rừng bị thiệt hại là 483,6 ha, tăng 19,5% so với cùng kỳ
năm trước, bao gồm diện tích rừng bị cháy là 134 ha, giảm 21,2%; diện tích rừng
bị chặt phá là 349,5 ha, tăng 49%.
- Về ngư nghiệp:
• Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, ước năm 2021, tốc độ tăng giá trị sản xuất
thủy sản đạt 3,01% so với năm 2020, tổng sản lượng đạt 8,73 triệu tấn, tăng 1% so
với năm 2020 (8,64 triệu tấn), trong đó sản lượng khai thác đạt 3,92 triệu tấn, tăng
0,9% với năm 2020 (3,88 triệu tấn), nuôi trồng đạt 4,8 triệu tấn, tăng 1% với năm
2020 (4,76 triệu tấn). Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 ước đạt 8,89 tỷ
USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2020 (8,41 tỷ USD), đạt 104,6% so kế hoạch
(8,5 tỷ USD). Nếu tính cả bột cá và thức ăn thủy sản (685,2 triệu USD), tổng giá
4
trị xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt 9,57 tỷ USD, bằng 107,6% so với năm 2020
(tổng là 8,89 tỷ USD).
• Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, năm 2021, ngành thủy
sản xuất khẩu đã trải qua những cung bậc thăng trầm vì dịch Covid-19. Nửa đầu
năm, xuất khẩu thủy sản khá thuận lợi nhờ thị trường hồi phục, sản xuất trong
nước ổn định. Quý III/2021, sản xuất và xuất khẩu thủy sản gần như rơi vào bế tắc
vì giãn cách xã hội và quy định sản xuất “3 tại chỗ” để phòng, chống dịch Covid19. Từ đầu tháng 10, Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ với
quyết sách chống dịch thích ứng, linh hoạt, đã mang đến luồng sinh khí mới, giúp
sản xuất và xuất khẩu thủy sản nhanh chóng hồi phục.
• Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có điều kiện sản xuất thuận lợi, tận dụng cơ
hội thị trường, đã hồi phục và bứt phá trong quý cuối năm. XK thủy sản trong
tháng 10 hồi phục gần tương đương cùng kỳ và tháng 11 tăng mạnh 23%, tăng với
tất cả các sản phẩm chính và sang các thị trường chính. Xu hướng này dự kiến sẽ
tiếp tục trong tháng 12, đưa kết quả xuất khẩu cả năm cán đích trên 8,8 tỷ USD.
• Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp với việc xuất
hiện các biến chủng mới. Việc giao thương giữa các quốc gia vẫn cịn khó khăn,
giá cước vận chuyển quốc tế chưa có xu hướng giảm. Yêu cầu ngày càng cao về
an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc của các thị trường, thẻ vàng của EC
chưa được tháo gỡ. Các quy định mới của Luật Thủy sản 2017 về quản lý khai
thác theo hướng bền vững, hiệu quả, có trách nhiệm đang được triển khai thực
hiện tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần có thời gian để thực hiện
là những khó khăn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NƠNG, LÂM VÀ THUỶ SẢN TẠI BA
THỊ TRƯỜNG CHỦ LỰC
1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN:
1.1 Tại Hoa Kỳ:
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, thời gian qua, quan hệ thương
mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ đạt tốc độ phát triển hết sức ấn tượng. Hoa Kỳ đã trở
thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam đã trở thành đối
tác thương mại lớn thứ 12 của Hoa Kỳ.
- Năm 2020:
• Trước hết, thị trường Hoa Kỳ có tới 332 triệu khách hàng với thu nhập đầu người
cao và xu hướng ẩm thực ngày càng chú trọng thành phần rau, quả.
• Theo Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, năm 2020, mặc dù chịu tác động của dịch
Covid-19, nước này vẫn nhập khẩu tới 14,1 tỷ USD trái cây, nhỉnh hơn năm 2019.
Hơn thế nữa, bước sang 2021, nhờ kiểm soát dịch bệnh và gói kích thích kinh tế
lớn chưa từng có, nền kinh tế Hoa Kỳ đang phục hồi rõ rệt và mức chi cho thực
phẩm của người dân tăng cao.
5
• Hệ thống phân phối nông sản tại Hoa Kỳ phát triển đa dạng, nhiều cấp, nhiều
kênh, hiện đại, mở ra nhiều cơ hội tiêu thụ. Tại Mỹ, hoa quả nhập khẩu được bán ở
các chuỗi siêu thị lớn, các cửa hàng thực phẩm đơn lẻ tại các khu thương mại, hệ
thống nhà hàng, khách sạn và các kênh bán hàng trực tuyến, giao tận nhà. tính đa
dạng và cởi mở trong văn hóa Mỹ ln khiến người tiêu dùng muốn trải nghiệm
sản phẩm mới, mở ra cơ hội cho các hoa quả, đặc sản từ vùng nhiệt đới của Việt
Nam. Ngồi yếu tố cung cầu, có lẽ đây cũng là một phần lý do mà trái cây nhập
khẩu đáp ứng tới 2/3 nhu cầu thị trường Mỹ.
• Trong 10 tháng năm 2020, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ
đạt 73,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 62,3 tỷ USD, Tính lũy kế
đến tháng 9/2020, Hoa Kỳ xếp thứ 11/138 quốc gia và vùng lãnh thổ có FDI tại
Việt Nam với 1.063 dự án và tổng vốn đăng ký là 9,4 tỷ USD.
- Năm 2021:
• Theo tổng cục Hải quan, Ước tính tháng 4/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
đạt 25,5 tỷ USD, giảm 14% so với tháng trước và tăng 44,9% so với cùng kỳ năm
trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính
đạt 103,9 tỷ USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm hàng
nơng, lâm sản đạt 7,33 tỷ USD, tăng 8,8%. Nhóm hàng thủy sản đạt 2,39 tỷ USD,
tăng 6,1%. Tháng 4/2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
với kim ngạch đạt 30,3 tỷ USD, tăng 50,1% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là
Trung Quốc đạt 16,8 tỷ USD, tăng 32,4%; thị trường EU đạt 12,6 tỷ USD, tăng
18,1%; thị trường ASEAN đạt 8,8 tỷ USD, tăng 13,3%; Hàn Quốc đạt 6,9 tỷ USD,
tăng 12,1%; Nhật Bản đạt 6,5 tỷ USD, tăng 1,5%.
• Trong tháng 3/2021, xuất khẩu NLTS Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ có những
biến chuyến tích cực so với tháng trước đó. Giá trị xuất khẩu tất cả các mặt hàng
nông sản sang thị trường này đều tăng trưởng mạnh mẽ. Thức ăn gia súc và
nguyên liệu là mặt hàng tăng mạnh nhất so với tháng 2/2021 tăng 122,17%; thấp
nhất là mặt hàng chè tăng 14,41%. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước bên cạnh
một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng cao như cao su tăng 147,99%; sản phẩm
mây tra đan tăng 129,90%; gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 93,37%... một số mặt hàng
6
nơng sản có giá trị xuất khẩu giảm có thể kể đến như chè giảm 22,63%; Hạt điều
giảm 40,23%...
• Báo cáo Cam kết thương nhân mới nhất từ thị trường cà phê arabica New York
cho thấy lĩnh vực quỹ Managed Money có thời hạn ngắn hơn của thị trường này
đã tăng vị thế mua ròng của họ trên thị trường này lên 94,67% trong tuần giao dịch
tính đến Thứ Ba ngày 27 tháng 4; để đăng ký một vị thế mua rịng mới là 35,603
lơ. Trong cùng tuần, nhóm Đầu cơ Phi Thương mại của thị trường này đã nâng vị
thế mua ròng trên thị trường lên 89,29% để đăng ký vị thế mua rịng mới 33.565
lơ, tương đương 9.515.529 bao. Tồn kho cà phê Arabica được sàn New York
chứng nhận và theo dõi cấp phát tính đến thứ 6 ngày 30/4 là 1.936.685, trong đó
95,21% trong số đó được giữ ở châu Âu với tổng số 1.843.802 bao và còn lại
4,79% được giữ ở Mỹ với tổng số 92.883 bao. Việc xuất khẩu cà phê sang Mỹ vẫn
gặp nhiều khó khăn do dước vận chuyển từ Châu Á sang Mỹ vẫn không ngừng
tăng lên, chỉ số cước vận chuyển quốc tế hàng ngày của Freightos Baltic đã cho
thấy cước vận chuyển giao ngay tuyến từ châu Á đến Bờ Tây nước Mỹ ở mức
4,797 USD/FEU (đơn vị tương đương container 40 foot) và giá cước vận chuyển
từ châu Á đến Bờ Đông nước Mỹ ở mức 6,306 USD/FEU. Như vậy, giá của cả hai
tuyến này đều gần mức cao nhất mọi thời đại. Theo công ty Xeneta, giá cước vận
chuyển của các hợp đồng vận chuyển tuyến châu Á đến bờ Tây nước Mỹ đang
được đàm phán trong năm nay ở mức cao hơn năm ngoái khoảng 30% -50%.
Trong khi đó, con số của Poskus đưa ra cao gấp đôi Xeneta, mức tăng giá cố định
hơn 100% trên tuyến châu Á đến bờ Tây nước Mỹ và khoảng 75% tuyến châu Á
đến bờ Đơng nước Mỹ. Ngồi ra, hầu hết mọi giá hợp đồng đều phải chịu phụ phí
mùa cao điểm (PSS), vì vậy giá cũng khơng cố định một cách chính xác. Cuộc
khủng hoảng cơng suất trên tuyến vận chuyển châu Á - Bắc Mỹ đang trở nên tồi tệ
hơn. Các nhà nhập khẩu ở Mỹ phải đối mặt với sự chậm trễ nghiêm trọng hơn
trước khi công suất của các hãng vận tải container đã ở mức tối đa. tháng Năm
được dự báo sẽ là tháng tồi tệ nhất. Vì một số chủ hàng sẽ phải xếp hàng chờ đợi
để đặt được chỗ do tình trạng tồn đọng hàng hóa ngày càng tăng ở châu Á, điều
sắp xảy ra là một số nhà nhập khẩu thậm chí sẽ khơng thể có chỗ để vận chuyển
hàng
• Hiện giao dịch gạo trên thị trường nội địa Hoa Kỳ tương đối trầm lắng do nguồn
cung hạn chế cũng như người nông dân đang tập trung vào việc bắt đầu trồng vụ
mùa mới. Theo USDA, hiện bang Texas đã bắt đầu xuống giống tuy nhiên tiến độ
chậm hơn so với năm ngoái khi hiện mới chỉ gieo trồng được khoảng 70% diện
tích, thấp hơn so với mức 90% của cùng kỳ năm ngối. Ước tính việc gieo trồng
có thể hồn thành trong vịng 2 tuần nữa nếu khơng có sự bất lợi bất thường nào
về thời tiết diễn ra. Tình trạng gieo trồng với tiến độ chậm cũng diễn ra tương tự ở
khu vực đồng bằng Mississippi (gồm Louisiana và Arkansas), tuy nhiên dự kiến
việc gieo trồng sẽ sớm được đẩy mạnh trở lại cho đến tháng 5/2021.
7
1.2 Tại Trung Quốc:
- Năm 2020:
• Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc năm
2020 đạt 8,1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 16,6 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa sang thị trường này. Mặc dù lâu nay Trung Quốc vẫn là một trong những thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng khi xuất khẩu sang nước này, các
doanh nghiệp, thương lái Việt Nam vẫn thường phải chấp nhận nhiều rủi ro, chưa
kể giá bán cũng rẻ hơn khi xuất sang các quốc gia khác.
• Dù mang về hàng tỷ USD, nhưng tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng
nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc hàng năm không ổn định. Việt Nam vẫn
chủ yếu xuất khẩu nông sản thô nên giá trị gia tăng thấp. Xuất khẩu một khối
lượng lớn nơng sản nhưng hiệu quả thu được cịn nhỏ khi so sánh với các nước
khác như Thái Lan...
• Nhóm mặt hàng nơng, thủy sản xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc trong năm
2020 chỉ đạt 6,85 tỷ USD, giảm 3,38% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 14,02%
trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tới Trung Quốc và chiếm 27,4% trong
tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam ra thế giới. Nguyên nhân là do phía
Trung Quốc tăng cường thực thi chính sách pháp luật đối với hoạt động xuất nhập
khẩu; áp dụng các tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác, đồng
thời kiểm soát chặt về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, vệ sinh an tồn thực phẩm
đối với mặt hàng nơng, thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam…
- Năm 2021:
• Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hàng rau quả lớn thứ 3 trên thế giới, với trị
giá nhập khẩu trong quý I/2021 đạt 5,27 tỷ USD, tăng 32,3% so với quý I/2020,
chiếm 7,5% tổng trị giá nhập khẩu hàng rau quả thế giới. Tỷ trọng nhập khẩu hàng
rau quả từ Việt Nam chiếm 6,8% tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này của Trung
Quốc trong quý I/2021, giảm 2,4 điểm phần trăm so với quý I/2020. Tính đến thời
điểm hiện tại, chỉ có 9 loại quả tươi của Việt Nam được phép xuất khẩu chính
ngạch vào thị trường Trung Quốc bao gồm: Thanh long, xoài, dưa hấu, vải, nhãn,
chuối, mít, chơm chơm, măng cụt. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã đồng ý phương án
cho xuất khẩu tạm thời hai mặt hàng là khoai lang và sầu riêng. Thị trường Trung
Quốc hiện nay đòi hỏi rất cao về chất lượng, mẫu mã, bao bì, quy cách đóng gói,
đặc biệt là Trung Quốc rất chú trọng mã số vùng trồng. Yêu cầu này bắt buộc đối
8
với hàng hóa của tất cả các quốc gia. Để xuất khẩu bền vững sang thị trường lớn
này, cần đẩy mạnh xây dựng các mã số vùng trồng nhằm đáp ứng yêu cầu truy
xuất nguồn gốc, đảm bảo minh bạch, an tồn đối với hàng rau quả của Việt Nam.
• Theo Tổng cục Hải quan, số liệu cụ thể về kim ngạch cả 9/11 nhóm mặt hàng xuất
khẩu 11 tháng đầu năm 2021 tăng so với cùng kỳ năm 2020 bao gồm: rau quả đạt
1,75 tỷ USD, tăng 3,6%; gạo đạt 494,7 triệu USD, tăng 14,6%; hạt điều đạt 563,1
triệu USD, tăng 24,8%; cà phê đạt 113,7 triệu USD, tăng 40,7%; chè đạt 13,7 triệu
USD, tăng 28,1%; cao su đạt 1,96 tỷ USD, tăng 26,3%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt
1,36 tỷ USD, tăng 26,6%; sắn và sản phẩm sắn đạt 994 triệu USD, tăng 25,5%;
thức ăn gia súc đạt 330,7 triệu USD, tăng 75,6%. Hai mặt hàng có kim ngạch xuất
khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2020: thủy sản đạt 862,8 triệu USD, giảm 21,6%;
sản phẩm mây tre, cói, thảm đạt 7,8 triệu USD, giảm 23,1%.
• Riêng đối với mặt hàng rau quả, theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam trong tháng 11/2021 đạt 261,5 triệu USD, tăng 9% so với tháng 10.
Lũy kế 11 tháng, giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD, tăng 9%
so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt 1,75
tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 54% kim ngạch xuất khẩu rau
quả của Việt Nam. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, đà tăng trưởng của ngành
hàng rau quả đang bị cản trở bởi thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là
Trung Quốc siết chặt kiểm soát dịch Covid-19 theo chiến lược "zero Covid". Theo
ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, xuất khẩu rau
quả sang Trung Quốc gặp khó ít nhất trong 3-6 tuần dịp Tết Ngun đán 2022.
• Trong khi đó, từ đầu tháng 8/2021, phía Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thanh
long Việt Nam qua cặp cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai, Việt Nam) - Bắc Sơn (Hà
Khẩu, Trung Quốc) cũng với lý do kiểm sốt chặt chẽ dịch Covid-19. Ơng Hà Đức
Thuận, Phó Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai cho biết: Việc doanh nghiệp
Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thanh long qua cặp cửa khẩu Kim Thành - Bắc
Sơn đã khiến kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh. Tính trong thời gian một tuần
trước khi dừng xuất khẩu thanh long so với thời gian một tuần sau thời điểm dừng
xuất khẩu thanh long, kim ngạch xuất khẩu giảm 37%, số lượng phương tiện giảm
26%, gây khó khăn lớn cho việc tiêu thụ thanh long cho nông dân các tỉnh, thành
phố ở miền trung và miền nam.
1.3 Tại các nước EU:
- Năm 2020:
• Trong bảng xếp hạng của EU về những đối tác thương mại nông sản, Việt Nam
xếp thứ 12 với khả năng cung ứng 2,2% nhu cầu tiêu thụ nông sản của thị trường
EU (Báo Hà Nội mới, ra ngày 8/7/2019). Về phía Việt Nam, thị trường EU là thị
trường XK lớn thứ 3 của ngành hàng nông sản. Khi EVFTA có hiệu lực từ tháng 8
năm 2020, XKNS của Việt Nam sang EU đã có sự gia tăng rõ rệt. Tuy nhiên, với
2,2% thị phần cho thấy giá trị và kim ngạch XK hàng nông sản của Việt Nam sang
EU vẫn ở mức thấp so với tiềm năng XK của Việt Nam, cũng như nhu cầu NK của
9
EU. Trong bảng xếp hạng của EU về những đối tác thương mại nông sản, Việt
Nam xếp thứ 12 với khả năng cung ứng 2,2% nhu cầu tiêu thụ nông sản của thị
trường EU (Báo Hà Nội mới, ra ngày 8/7/2019). Về phía Việt Nam, thị trường EU
là thị trường XK lớn thứ 3 của ngành hàng nông sản. Khi EVFTA có hiệu lực từ
tháng 8 năm 2020, XKNS của Việt Nam sang EU đã có sự gia tăng rõ rệt. Tuy
nhiên, với 2,2% thị phần cho thấy giá trị và kim ngạch XK hàng nông sản của Việt
Nam sang EU vẫn ở mức thấp so với tiềm năng XK của Việt Nam, cũng như nhu
cầu NK của EU.
• Hiệp định EVFTA được thực thi sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho XK hàng hóa của Việt
Nam nói chung và hàng nơng sản nói riêng. EU là thị trường lớn thứ 3 với tỷ trọng
XK dao động từ 11% - 19% tổng kim ngạch XKNS của Việt Nam và giá trị XK
khoảng trên 3 tỷ USD/năm. Việt Nam đã XKNS tới hầu hết thành viên của EU,
trong đó thị trường XK tập trung chủ yếu vào một số nước gồm Đức, Hà Lan,
Italia, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp, Balan. Hàng nông sản của Việt Nam chiếm 2,2%
thị trường NK nông sản của EU. Năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19,
kim ngạch XK nông sản của Việt Nam sang thị trường EU chỉ đạt 2,91 tỷ USD,
giảm 4,7% so với năm 2019. Những sản phẩm XK chính sang EU bao gồm: cà
phê, trái cây, hạt tiêu, hạt điều. Tỷ trọng XK của nhóm này chiếm hơn 80% kim
ngạch XKNS của Việt Nam sang EU.
- Năm 2021:
• Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU sau khi Hiệp định EVFTA có
hiệu lực và đi vào thực thi đã đạt được kết quả tích cực. Trong 11 tháng 2021, kim
ngạch xuất khẩu rau quả sang EU đạt 173 triệu USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ
năm 2020. Các chủng loại rau quả xuất khẩu chủ yếu sang EU là: mã HS.
20098999 - Các loại nước ép trái cây (kể cả hèm nho) và nước rau ép, chưa lên
men và chưa pha thêm rượu, đã hoặc chưa pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt
10
khác - Loại khác (đạt 28 triệu USD, giảm 23,5% so với cùng kỳ 2020 và chiếm
16% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU); mã HS. 8109094 - Quả lựu, quả
mãng cầu hoặc quả na, quả roi, quả thanh trà, quả chanh leo, quả sấu đỏ, quả táo
ta, và quả dâu da đất (đạt 22 triệu USD, tăng 19,8%, chiếm 13%); mã HS.
08119000 - Quả và quả hạch (nuts), đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong
nước, đông lạnh, đã hoặc chưa thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác - Loại khác
(đạt 18 triệu USD, tăng 23,8%, chiếm 10,4%)…
• Trong 11 tháng năm 2021, EU là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ tư của Việt
Nam, chiếm 5,3% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Trong số các thị
trường thành viên EU, rau quả của Việt Nam được xuất chủ yếu sang các nước:
Hà Lan (đạt 71 triệu USD), Pháp (đạt 35 triệu USD) và Đức (đạt 20 triệu USD).
Lượng rau, quả tiêu thụ có xu hướng ngày một tăng tại EU do thói quen ăn uống
để bảo vệ, tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, thị trường EU đòi hỏi rất khắt khe về
các truy xuất nguồn gốc và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đặc biệt là an tồn vệ
sinh thực phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu, nắm bắt rõ thông tin
về thị trường, từ thị hiếu người tiêu dùng cho đến những quy định, tiêu chuẩn về
quy tắc xuất xứ, an tồn vệ sinh thực phẩm… để từ đó gia tăng chất lượng hàng
hóa, chinh phục thị trường “khó tính” này.
• EU cam kết mở cửa rất mạnh cho rau quả Việt Nam trong EVFTA, 94% trong
tổng số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả (trong đó có nhiều sản
phẩm là thế mạnh của Việt Nam như vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, dứa,
dưa,…) được xố bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Phần lớn các dịng thuế EU
cam kết xóa bỏ ngay hiện đều đang có mức thuế MFN trung bình là trên 10%, cá
biệt có những sản phẩm rau quả đang chịu thuế trên 20%. Do đó, mức cam kết này
của EU được đánh giá là sẽ tạo ra lợi thế lớn về giá cho rau quả Việt Nam (đặc
biệt trong cạnh tranh nhập khẩu vào EU với các nước có thế mạnh về rau quả chưa
có FTA với EU như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia).
• Trong số các thị trường thành viên EU, gạo Việt Nam được xuất chủ yếu sang các
nước: Đức (đạt 10 triệu USD), Hà Lan (đạt 6 triệu USD), Italy (đạt 6 triệu USD)
và Ba Lan (đạt 4 triệu USD). Gạo tuy không phải là thực phẩm chính tại EU, song
thị trường này vẫn có nhu cầu nhất định với một số sản phẩm, đặc biệt là các loại
gạo dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, xu thế sử dụng gạo tại EU gia tăng do
sự phổ biến của thức ăn châu Á tại đây. Hiệp định EVFTA đang tạo lợi thế cạnh
tranh rất lớn cho gạo Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh lớn vẫn chưa có FTA
với EU như Thái Lan, Trung Quốc tại thị trường tiềm năng này.
2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LÂM SẢN:
2.1. Tại Hoa Kỳ:
- Năm 2020:
• Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu gỗ lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất của Việt
Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2020 đạt mức
11
7,4 tỷ USD, chiếm 57% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt
Nam.
• Những tác động của đại dịch Covid-19 khiến ngành chế biến, xuất khẩu gỗ gặp
nhiều khó khăn trong nửa đầu năm 2020. Tổng cục Thống kê cho biết, trong 6
tháng đầu năm, các sản phẩm chủ yếu của ngành lâm nghiệp bị chững lại, đặc biệt
là sản phẩm gỗ khai thác do chuỗi tiêu thụ sản phẩm chế biến gỗ của các doanh
nghiệp, nhà máy bị gián đoạn. Khảo sát nhanh tại hơn 200 doanh nghiệp của Tổng
cục Lâm nghiệp cho thấy, 80% người mua dừng hoặc hủy đơn hàng; hầu hết các
doanh nghiệp thu hẹp quy mơ sản xuất, chỉ có 7% doanh nghiệp hoạt động bình
thường, 86% doanh nghiệp bị ngừng sản xuất một phần và khoảng 7% đã ngừng
hoạt động toàn bộ do thiếu đơn hàng hoặc thiếu nguyên vật liệu và vốn đầu tư sản
xuất. Hoạt động của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng khiến cho xuất khẩu gỗ và
lâm sản trong tháng 4/2020 giảm khoảng 19,2% so với cùng kỳ năm 2019.
• Hoa Kỳ là thị trường chủ lực đóng góp vào kỳ tích xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
trong năm 2020 của Việt Nam: mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nền của đại dịch
Covid-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang thị trường này đạt tới
7,166 tỷ USD, tăng tới 34,37% so với năm 2019 – mức tăng cao nhất trong số các
thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam; chiếm tới 57,92% tổng kim
ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của tồn ngành.
- Năm 2021:
• Ngay trong bối cảnh khó khăn của đại dịch Covid-19, xuất khẩu gỗ và sản phẩm
gỗ trong 8 tháng đầu năm 2021 đạt mức 6,4 tỷ USD, tăng trưởng 58,8% so với
cùng kỳ 2020. Vào cuối năm 2021, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ ước đạt 9,1
tỷ USD, tăng 21,4% so với năm 2020. Sự phục hồi của nền kinh tế Hoa Kỳ đang
thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ tại thị trường này. Người tiêu dùng Hoa Kỳ bắt
đầu trở lại với thói quen mua sắm của mình vào dịp cuối năm. Dự báo tổng nhu
12
cầu đồ gỗ tại Hoa Kỳ có thể lên tới 100 tỉ USD trong năm 2021 khi nền kinh tế
này được dự báo tăng trưởng 6-7%. Tuy nhiên, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của
Việt Nam sang thị trường Mỹ đang chịu tác động tiêu cực khi dịch Covid-19 bùng
phát mạnh tại các tỉnh phía Nam, nhiều địa phương thực hiện giãn cách theo Chỉ
thị 15 và 16 của Chính phủ.
• Chính phủ hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ vừa chính thức ký thỏa thuận về kiểm
sốt khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp. Việc ký thỏa thuận là cơ sở để
Chính phủ Hoa Kỳ khép lại vụ điều tra theo hướng không gây bất lợi cho việc xuất
khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
• Ngày 16/12, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) sẽ phối với Thương vụ,
Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ thành phố Hồ Chí
Minh tổ chức Hội thảo, giao thương trực tuyến Việt Nam – Hoa Kỳ: Đẩy mạnh
xúc tiến thương mại trong lĩnh vực đồ gỗ. Sự kiện nằm trong khn khổ Chương
trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2021và được tổ chức trực tuyến tại
các đầu cầu Việt Nam và Hoa Kỳ. Đây là cơ hội để doanh nghiệp hai nước tăng
cường tiếp xúc, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, phục hồi và tăng trưởng trong
tình hình mới. Đồng thời, là dịp để các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xúc tiến
thương mại ở nước ngoài rà sốt, phân tích những khó khăn cũng như thảo luận về
phương hướng và các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục và phát triển thị
trường trong lĩnh vực đồ gỗ.
2.2. Tại Trung Quốc:
- Năm 2020:
• Trung Quốc đang là một trong ba thị trường lớn nhất và cũng là một trong ba thị
trường tỷ đô của ngành gỗ Việt Nam. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản
phẩm gỗ sang Trung Quốc đạt xấp xỉ 1,2 tỷ USD, đứng thứ 3 sau Mỹ và Nhật
Bản.
• Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh từ khoảng 1 tỷ USD năm 2018 lên
trên 1,2 tỷ USD năm 2019, sau đó giảm nhẹ vào năm 2020. Trong số các mặt hàng
13
•
•
•
•
•
•
•
xuất khẩu, dăm gỗ, sản phẩm gỗ và ván bóc là các mặt hàng có kim ngạch xuất
khẩu quan trọng của Việt Nam. Trong đó, dăm gỗ đóng vai trị quan trọng nhất.
Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chiếm 70-80% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng năm.
Cụ thể, các mặt hàng như sản phẩm gỗ, gỗ tròn, gỗ xẻ giảm mạnh trong khi dăm
gỗ và ván bóc tăng mạnh. Trong đó, mặt hàng ván bóc có lượng xuất khẩu tăng
đột biến. Lượng xuất khẩu năm 2020 tăng tới 126% so với lượng xuất khẩu của
năm 2019.
Năm 2021:
Thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy, bất chấp những khó khăn do Covid19, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh. Đặc
biệt, tháng 9/2021, do dịch bệnh, trong khi xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn
như Mỹ, Hàn Quốc, Anh và Canada giảm mạnh, xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc
vẫn tăng trưởng dương so với tháng 8/2021.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Trung Quốc đã
đạt 1,23 tỷ USD, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt, với giá trị xuất
khẩu tăng mạnh, kim ngạch xuất mặt hàng trên sang nước này đã vượt 1,2 tỷ USD
của năm 2020 và có thể cán mốc 1,4 tỷ USD khi kết thúc năm. Hiện, hàng sang
sang Trung Quốc sản phẩm gỗ nguyên liệu chiếm đa số, trong khi đó tỷ trọng của
đồ gỗ vẫn cịn thấp. Với gỗ nguyên liệu gồm dăm gỗ và gỗ, ván, ván sàn vẫn là 2
nhóm hàng xuất khẩu chủ lực sang Trung Quốc.
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đang hồi phục khá mạnh
với kim ngạch đạt 951 triệu USD. Hiện, nhu cầu nhập khẩu trên thế giới đang tăng
cao cuối năm, nhất là thị trường Mỹ. Do đó, theo Hiệp hội gỗ, đây là cơ hội để
tăng xuất khẩu, đặc biệt là đồ nội thất bằng gỗ sang Mỹ, phục vụ cho nhu cầu về
mua sắm, tiêu dùng trong các dịp lễ lớn cuối năm.
2.3. Tại các nước EU:
Năm 2020:
Kinh tế toàn khối EU đang có xu hướng tích cực sau một cuộc suy thoái kép trong
bối cảnh các nền kinh tế khu vực đang mở cửa trở lại, chương trình tiêm chủng
vắc xin ngừa COVID-19 được đẩy nhanh và quỹ kích thích chung của EU được
khởi động để “củng cố” chính sách tiền tệ nới lỏng. Dự báo, tình hình kinh tế EU
đang tiến triển tích cực và sự hỗ trợ từ Hiệp định EVFTA sẽ thúc đẩy ngành gỗ
tăng trưởng nhanh hơn sang thị trường EU trong thời gian tới.
Ngoài đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu, còn một số mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ
khác xuất khẩu tới thị trường EU trong 4 tháng đầu năm 2020 như: Gỗ, ván và ván
sàn đạt 25,9 triệu USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2020; đồ gỗ mỹ nghệ đạt
2,2 triệu USD, tăng 101,1%; cửa gỗ đạt 770 nghìn USD, giảm 10%...
Hầu hết các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới thị trường EU đều có kim
ngạch tăng, trừ mặt hàng cửa gỗ. Trong đó, đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng xuất
khẩu chính, chiếm tỷ trọng cao, đạt 211,16 triệu USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ
14
năm 2019. Trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu, mặt hàng đồ nội
thất phòng khách và phịng ăn là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch dẫn đầu đạt
104,5 triệu USD, tăng 27,9%; tiếp theo là mặt hàng ghế khung gỗ đạt 77,64 triệu
USD, tăng 35,6%; đồ nội thất phòng ngủ đạt 15,7 triệu USD, tăng 37,9%....
- Năm 2021:
• Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 11/2021 kim ngạch xuất khẩu gỗ và
sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường EU đạt 45 triệu USD, tăng 2,3% so với
tháng 11/2020. Lũy kế 11 tháng năm 2021, xuất khẩu nhóm hàng này sang EU
ước đạt 528,1 triệu USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2020. Dự báo, xuất khẩu
gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU trong cả năm 2021 đạt gần 600 triệu USD,
tăng 12,3% so với năm 2020.
• Về thị trường, trong 4 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm
gỗ của Việt Nam tới các thị trường trong khối EU đều tăng khá, trong đó dẫn đầu
về kim ngạch xuất khẩu là thị trường Đức đạt 52,83 triệu USD, tăng 15,6% so với
cùng kỳ năm 2020. Tiếp theo là xuất khẩu tới thị trường Pháp đạt 47 triệu USD,
tăng 28%; Hà Lan đạt 38,9 triệu USD, tăng 56%; Bỉ đạt 22 triệu USD, tăng
42,9%... Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu tới thị trường Rumani đạt 2,4 triệu
USD, tăng 156,9% so với cùng kỳ năm 2020.
• Trong đó, Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là
nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ, bởi nhu cầu nhập khẩu của EU rất lớn. Tỷ trọng
xuất khẩu của nhóm hàng này chiếm tới 82,8% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và
sản phẩm gỗ của Việt Nam tới EU. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê từ Cơ quan
Thống kê châu Âu (Eurostat), trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam
chỉ chiếm 1,8% tổng lượng và 2,6% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của
EU từ các thị trường.
• hiều đối tác cung ứng cho EU đang phải chống chọi với dịch Covid-19, cộng với
áp lực về giá cước vận tải biển tăng cao làm hạn chế nguồn cung gỗ và sản phẩm
gỗ vào EU. Vì vậy, đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm
gỗ của Việt Nam khai thác tối đa những ưu đãi, lợi thế mà Hiệp định EVFTA
mang lại để nâng cao thị phần xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thi trường này.
Việt Nam có lợi thế là đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do với EU, theo đó về
thuế suất các sản phẩm của Việt Nam sẽ cạnh tranh hơn so với các sản phẩm từ
Trung Quốc và Ấn Độ.
3. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN:
3.1. Tại Hoa Kỳ
- Năm 2020:
• COVID-19 vẫn chi phối việc chi tiêu nhưng doanh số bán thủy sản vẫn tiếp tục
tăng. Ngoài tháng 7, khi đám mây COVID-19 dường như tan biến trong một thời
gian ngắn, lạm phát tại nhà hàng do các vấn đề chuỗi cung ứng gây ra và sự bùng
phát dịch trở lại khiến người tiêu dùng quay trở lại mơ hình tại nhà mà họ đã theo
trong hầu hết năm 2020 .
15
• Hoa Kỳ nằm trong top 6 thị trường lớn (Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn
Quốc và ASEAN), trong những năm gần đây xuất khẩu sang Mỹ .
- Năm 2021:
• Xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm 2021 tăng mạnh so với
cùng kỳ cả 2 năm 2020 và 2019, tăng lần lượt 28,2% và 25,5%. Tỷ trọng xuất
khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ trong tổng trị giá xuất khẩu mặt hàng này
của cả nước 4 tháng đầu năm 2019 là khoảng 16%, tăng lên 19,5% trong 4 tháng
đầu năm 2021.
• Các doanh nghiệp xuất khẩu cho biết, cá tra và tôm Việt Nam đang được Hoa Kỳ
tăng cường nhập khẩu. Bốn tháng đầu năm, tôm xuất sang Hoa Kỳ đạt 198 triệu
USD, tăng 25% so với cùng kỳ, chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt 102 triệu USD, tăng 37% so
với cùng kỳ. Còn xuất khẩu cá ngừ đạt 94,5 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ.
• Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đánh giá, xuất khẩu thủy sản
Việt Nam trong các tháng tới sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan nhờ nhu cầu từ Hoa
Kỳ và EU tăng. Đặc biệt tại Hoa Kỳ, khi thị trường này mở cửa hoàn toàn từ 20/5,
người dân đang có xu hướng tăng sử dụng các sản phẩm từ thủy sản so với trước
khi có dịch bệnh. Với những thuận lợi trên, nhập khẩu thủy sản Việt Nam vào Hoa
Kỳ dự báo tăng 6% trong năm nay với 2,9 triệu tấn, tương đương 23,3 tỷ USD,
cao hơn cả mức nhập khẩu của những năm trước đại dịch.
3.2. Tại Trung Quốc
- Năm 2020:
• Nhu cầu thị trường thấp, bị kiểm tra Covid-19 gắt gao đã khiến xuất khẩu thủy sản
sang Trung Quốc sụt giảm liên tục. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt
Nam (VASEP), cho hay: "Với chính sách zero Covid-19, Trung Quốc kiểm tra
ngặt nghèo hàng đơng lạnh nhập khẩu, trong đó có thủy sản nên thời gian thông
quan kéo dài. Thời gian qua, hàng loạt lô hàng từ Ấn Độ, Nga bị Trung Quốc phát
hiện có virus SARS-CoV-2 trên bao bì khiến nhà nhập khẩu e ngại mua hàng.
Người dân Trung Quốc chuyển hướng tiêu dùng thủy sản nội địa. Điều này khiến
nhu cầu tiêu thụ cá tra ở kênh dịch vụ ăn uống tại Trung Quốc cũng giảm mạnh,
ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu cá tra của Việt Nam".
16
• Các mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang Trung Quốc là cá tra và tơm đều giảm.
Trong đó, tơm hùm giảm đến 82%. Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam sang Trung Quốc còn 1,27 tỉ USD.
- Năm 2021:
• Từ tháng 4/2021, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc liên
tục giảm 11-51% bởi việc kiểm sốt chặt thủy sản đơng lạnh nhập khẩu tại các
cảng chính của nước này, gây tắc nghẽn và tốn kém cho các nhà nhập khẩu Trung
Quốc, ảnh hưởng đến lợi nhuận và nhu cầu của nhà nhập khẩu và cả các cơng ty
xuất khẩu Việt Nam.
• Cùng với sự bùng phát Covid ở Việt Nam từ tháng giữa tháng 7, xuất khẩu sang
Trung Quốc càng giảm sâu trong quý III: giảm 36% trong tháng 8 và 51% trong
tháng 9. Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc liên tục giảm, do chính sách kiểm
sốt q chặt chẽ virus corona trên thủy sản nhập khẩu khiến thông quan tại các
cảng ở Trung Quốc bị ách tắc. Từ quý III/2020, Trung Quốc đã nhiều lần thông
báo phát hiện virus corona trên bao bì thủy sản đơng lạnh nhập khẩu từ một số
nước như Ấn Độ, Ecuador, Nga, Argentina… do vậy Hải quan nước này tuyên bố
sẽ tăng cường thanh tra và kiểm tra thủy sản đông lạnh nhập khẩu để ngăn chặn sự
bùng phát của virus corona.
• Ngồi ra, ngành sản xuất và xuất khẩu thủy sản Trung Quốc bị ảnh hưởng giảm
bởi dịch Covid nên dường như nước này cũng muốn bảo hộ cho các sản phẩm
thủy sản nội địa, nên tìm cách hạn chế nhập khẩu. Trung Quốc cũng đã và đang
tăng cường truyền thông mạnh người dân sử dụng sản phẩm của Trung Quốc. Tính
đến cuối tháng 9/2021, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc giảm
20,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 768 triệu USD. Trong đó, 2 sản phẩm chủ
lực là tơm và cá tra chiếm lần lượt 39% và 36% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản
sang thị trường này, đạt 298 triệu USD và 279 triệu USD, giảm 23% và 20% so
với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc giảm 23% chủ yếu vì
xuất tơm sú giảm 12% và xuất tôm hùm giảm sâu 82%.
3.2. Tại các nước EU
- Năm 2020:
17
• Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), năm 2019 EU
nhập khẩu 55,66 tỷ USD (giảm 4,1%) so với năm 2018. Một trong những nguyên
nhân chính khiến nhập khẩu thủy sản vào EU suy giảm trong năm 2019 là do thị
trường này siết chặt quy định về hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, khơng có
báo cáo và khơng được quản lý (IUU) ở tất cả thị trường cung cấp. Việt Nam đứng
thứ 6 trong số các thị trường ngoại khối cung cấp thủy sản cho EU-28, chiếm
2,45% tổng nhập khẩu thủy sản của EU trong năm 2019. Tại khu vực ASEAN,
Việt Nam đang là thị trường cung cấp thủy sản lớn nhất cho EU. Ở khu vực châu
Á, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc.
• Hiệp định EVFTA dự kiến giúp xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng trưởng khoảng
2% giai đoạn 2020 - 2030. Hiệp định EVFTA cam kết dành ưu đãi thuế nhập khẩu
cho hàng thủy sản của Việt Nam, trong đó thuế nhập khẩu hầu hết tơm ngun liệu
(tươi, đông lạnh, ướp lạnh) nhập khẩu vào EU sẽ được giảm từ mức thuế cơ bản
12 - 20% xuống 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; thuế nhập khẩu tôm chế biến
sẽ về 0% sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
- Năm 2021:
• Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị
trường EU trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 485,3 triệu USD và tăng 20% so với
cùng kỳ năm 2020. Mức tăng này cao hơn nhiều so với mức tăng 14,4% của xuất
khẩu thủy sản của cả nước. Với kết quả này, EU là thị trường xuất khẩu thủy sản
lớn thứ tư của nước ta (sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc), chiếm 11,8% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, tăng 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm
trước.
• Xuất khẩu tơm sang EU tăng trưởng mạnh. Tơm là mặt hàng có thuế nhập khẩu ưu
đãi theo EVFTA được cắt giảm ngay, hoặc theo lộ trình 3, 5 năm; tơm chế biến
theo lộ trình 7 năm. Xuất khẩu sang thị trường EU 6 tháng đạt 255,7 triệu USD
(tăng 27,5%) so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, riêng tơm chân trắng đạt trên
205 triệu USD (tăng 31%). Thị trường EU chiếm trên 14% tổng kim ngạch xuất
khẩu tôm của Việt Nam, đứng thứ ba sau thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản.
18
• Xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng hơn 31%. Thuế nhập khẩu ưu đãi theo EVFTA
đối với cá ngừ tươi sống, đông lạnh hoặc phi-lê, ướp lạnh được cắt giảm ngay (trừ
thăn/philê cá ngừ đông lạnh); đối với cá ngừ chế biến đóng hộp (như cá ngừ ngâm
dầu đóng hộp, đóng túi, các sản phẩm cá thuộc họ cá ngừ đóng hộp…), EU miễn
thuế cho Việt Nam trong mức hạn ngạch 11.500 tấn/năm. Trong 6 tháng đầu năm
2021, cá ngừ có trị giá xuất khẩu lớn thứ hai sang EU, đạt 73,3 triệu USD, tăng
31,6%. Thị trường EU chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt
Nam, đứng thứ hai sau Hoa Kỳ. Trong đó, riêng xuất khẩu cá ngừ chế biến đóng
hộp đạt 35,5 triệu USD, tăng 116,6% so với cùng kỳ năm trước.
• Xuất khẩu nghêu, sò, bạch tuộc, mực đều ghi nhận tăng trưởng. Những mặt hàng
này được cam kết thuế nhập khẩu ưu đãi theo EVFTA là cắt giảm ngay hoặc theo
lộ trình 3 năm. Một số dòng sản phẩm chế biến của mực, bạch tuộc, nghêu, ốc
được cắt giảm ngay đều ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu cao. Xuất khẩu nghêu
sang EU trong 6 tháng đạt 33,3 triệu USD, tăng 47,6%; xuất khẩu mực đạt 19,1
triệu USD, tăng 60,5%; xuất khẩu bạch tuộc đạt 5,4 triệu USD, tăng 23,2%. Xuất
khẩu ốc tuy không cao so với các mặt hàng khác, đạt 179 nghìn USD, nhưng tăng
trưởng mạnh với mức tăng trên 313% so với cùng kỳ. Xuất khẩu surimi tăng mạnh
Surimi là mặt hàng theo cam kết hàng năm sẽ có lượng hạn ngạch hưởng thuế 0%
theo EVFTA là 500 tấn. Xuất khẩu 6 tháng đầu năm sang EU mặt hàng surimi (HS
160420) đạt 3,19 triệu USD, tăng 38,2% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy vậy, bên
cạnh những mặt hàng tăng trưởng xuất khẩu cao, xuất khẩu cá tra còn nhiều khó
khăn. Mặt hàng cá tra xuất khẩu sang EU chưa có dấu hiệu hồi phục, tiếp tục sụt
giảm 12,2% về lượng và 16,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Với mức sụt
giảm này, thị trường EU chỉ còn chiếm 7,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của
Việt Nam.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIA TĂNG THÚC ĐẨY GIA TĂNG KIM NGẠCH
XUẤT KHẨU NÔNG, LÂM VÀ THUỶ SẢN Ở VIỆT NAM
1. Cơ hội và thách thức đối với ngành xuất khẩu nông, lâm và thuỷ sản ở Việt Nam:
1.1. Cơ hội:
- Thứ nhất, Việt Nam có thể tiếp cận một thị trường tiêu thụ khổng lồ. Với 28 nước
thành viên, EU là một thị trường lớn và tiềm năng với dân số trên 500 triệu người,
tổng GDP trên 15.000 tỷ USD, chiếm khoảng 22% GDP của toàn thế giới.
- Thứ hai, nếu FTA giữa Việt Nam và EU được ký kết, mức cắt giảm thuế về 0%
tương ứng với 90% số mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này. EU hiện đang là
thị trường tương đối mở với các mức thuế suất thấp đối với các sản phẩm nhập
khẩu từ nước ngồi, mức thuế trung bình mà Việt Nam phải chịu từ EU là 4,1%.
Nhưng thực tế, theo tỉ trọng thương mại giữa các nhóm sản phẩm, Việt Nam đang
phải chịu mức thuế trung bình vào EU lên tới 7%, riêng mặt hàng nông, lâm và
thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU phải chịu mức thuế lên đến 10,8%. Việc
xóa bỏ thuế quan đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU,
19
sẽ tạo lợi thế quan trọng cho Việt Nam khi cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị
trường EU.
- Thứ ba, Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi xét từ góc độ nhập khẩu. Việc cắt giảm
thuế nhập khẩu đối với các hàng hóa chiến lược của EU vào Việt Nam sẽ giúp
nâng cao kỹ thuật ngành Công nghiệp và từ đó đẩy mạnh hiệu quả sản xuất và
xuất khẩu. Điều này sẽ giúp Việt Nam có được những sản phẩm chất lượng cao
với chi phí thấp hơn và có nhiều lựa chọn hơn đối với các nhà cung cấp.
- Thứ tư, quan hệ giữa Việt Nam với EU, cũng như giữa các doanh nghiệp Việt
Nam với các doanh nghiệp EU, trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản,
nông sản và lâm sản ngày càng tốt đẹp. FTA Việt Nam - EU được ký kết nhằm tạo
điều kiện thơng thống cho sự trao đổi hàng hóa giữa hai bên. Trong điều kiện đó,
các hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng luôn được chú ý và tạo điều kiện. - Thứ
năm, Việt Nam đã, đang và sẽ có nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp cụ thể
để hỗ trợ và ưu đãi cho các mặt hàng xuất khẩu, nhất là nông-lâm-thủy hải sản,
nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các mặt hàng này, duy trì và phát triển thị phần,
trong đó các mặt hàng nơng, lâm và thuỷ sản xuất khẩu sang EU là một trong
những mặt hàng được ưu đãi.
1.2. Thách thức:
- Một là, EU chủ yếu gồm các quốc gia phát triển có mức sống cao, nhu cầu tiêu
dùng, trong đó đặc biệt là thực phẩm, đang thay đổi mạnh. Hiện tại, các ngành
nông, lâm và thuỷ sản Việt Nam đã đáp ứng khá tốt các yêu cầu về rào cản kỹ
thuật trong thương mại (TBT), quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểm định vệ sinh
động thực vật (SPS) của EU. Tuy nhiên, trong tương lai, EU có thể áp dụng các
quy định TBT và SPS mới đối với nguyên liệu thô hoặc các biện pháp hạn chế
xuất khẩu. Vì vậy, muốn xuất khẩu vào EU, các doanh nghiệp khơng cịn cách nào
khác là phải đáp ứng những yêu cầu mới đó.
- Hai là, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt và khốc liệt hơn
với hàng xuất khẩu tại chỗ của các nước mới gia nhập EU và các hàng thủy sản
của các công ty xuất khẩu thủy sản mạnh và nhiều kinh nghiệm ngoài EU trong
việc xuất khẩu, tìm chỗ đứng và duy trì thị phần tại EU.
- Ba là, những đòi hỏi khắt khe về quy tắc xuất xứ, vấn đề bán phá giá, trợ cấp và sử
dụng các cơng cụ phịng vệ thương mại cũng là trở ngại lớn đặt ra cho các doanh
nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường EU. Một hệ thống quy tắc xuất xứ
đơn giản, linh hoạt, phù hợp với tình hình Việt Nam và cho phép Việt Nam được
hưởng các lợi ích chính đáng từ EVFTA sẽ là điều kiện tiên quyết cần đảm bảo.
Yêu cầu này là hồn tồn hợp lí đứng từ góc độ lợi ích (lợi ích lớn nhất có được từ
việc ký kết EVFTA là việc EU cắt giảm thuế quan cho hàng hóa xuất khẩu Việt
Nam). Vì vậy, việc chứng minh về nguồn gốc hợp pháp của các mặt hàng xuất
khẩu là một thách thức đối với ngành này.
- Bốn là, ảnh hưởng xấu từ khủng hoảng nợ công của các nước EU đến nhiều nền
kinh tế nhỏ hơn trong khu vực sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu ở thị trường EU.
20
Thực trạng này đã tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của các nước sang
EU, trong đó có Việt Nam.
- Năm là, đối với thủy sản, EU vừa ban hành “Thẻ vàng” - cảnh báo việc đánh bắt
cá bất hợp pháp, không quản lý và không khai báo đối với thủy hải sản xuất khẩu
của Việt Nam sang EU, tạo ra môi trường phức tạp hơn khi hai bên đang đẩy
mạnh hợp tác thương mại - đầu tư. Hiện, EU tăng cường kiểm soát đối với thủy
sản (100% các lô hàng thủy sản) và các nông sản khác xuất khẩu sang thị trường
EU. Việc này đã tạo ra những rào cản khó khăn trong việc tận dụng cơ hội từ
EVFTA.
1.3 Giải pháp gia tăng kim ngạch xuất khẩu các ngành nông, lâm và thuỷ sản ở Việt
Nam:
- Hiện nay , dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và ni trồng thủy sản cả nước
nói chung và các tỉnh phía Nam nói riêng. Để duy trì và phát triển nền kinh tế ,
trước tình hình đó, Chính phủ cùng các Bộ, ngành liên quan và các địa phương đã
ban hành, đề xuất nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó
khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh xuất khẩu hàng thủy sản trong tình hình dịch
bệnh.
- Các doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ mới để nâng cao năng
suất, chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị
trường trong nước và quốc tế.
- Cơ cấu lại các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nơng, lâm và thủy sản theo mơ
hình kinh tế tuần hoàn, theo chuỗi an toàn dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu giám sát an
toàn thực phẩm của thị trường. Xây dựng thương hiệu các mặt hàng Việt Nam
nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.
- Sức cạnh tranh của hàng nông, lâm và thuỷ sản Việt Nam hiện cịn yếu: Xuất khẩu
chủ yếu dưới dạng thơ, giá thành sản phẩm cao, chất lượng thấp. Để nâng cao sức
cạnh tranh chất lượng cần:
• Tăng cường cơng tác kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản
phẩm bằng các biện pháp như: Xây dựng tiêu chuẩn vùng ni hoặc trồng an tồn
kết hợp tăng cường kiểm soát các cơ sở chế biến; triển khai đồng bộ các tiêu
chuẩn quy định quy trình, quy phạm về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm, quy định hoá chất và chế phẩm được phép sử dụng. Có chế tài xử phạt thích
đáng đối với các trường hợp vi phạm; xây dựng các quy định về xuất xứ nguyên
liệu gắn với vùng nuôi, trông nông, lâm và thuỷ sản. Các doanh nghiệp đẩy mạnh
ứng dụng khoa học, công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
cũng như hiệu quả sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.
- Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu trong
nước với nhau và với các doanh nghiệp nước ngồi. Các doanh nghiệp Việt Nam
cịn nhỏ bé về quy mô, vốn và kinh nghiệm kinh doanh còn thiếu trong khi lại phải
cạnh tranh gay gắt với các đối thủ lớn có nhiều kinh nghiệm. Mơi trường cạnh
21