Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tiểu luận truyền hình phóng sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.82 KB, 25 trang )

Phần I: Lý thuyết
1.Tìm hiểu về thể loại phóng sự.
* Sơ lược về sự ra đời và phát triển của thể loại phóng sự.
Phóng sự bắt nguồn từ “ Reportage” tiềng Latinh có nghĩa là : Thơng
báo tin mới, là chuyến đi, là giành được một cái gi đó. Khái niệm này được
người Anh lần đầu tiên sử dụng với nghĩa để chỉ sự mô tả những đám cháy
lớn, những trận lụt, kỳ họp quốc hội họăc chiến tranh. Một thời gian sau, trên
báo chí Pháp, phóng sự cũng xuất hiện với tư cách viết về các quá trình điều
tra của phóng viên đối với những con người, sự việc chứa nhiều bí ẩn như
cảnh sống trong ngục tù, chuyện thao túng chính trường…Phóng sự thoả mãn
tính hiếu kỳ, tị mị của cơng chúng bằng những thơng tin hấp dẫn, độc đáo.
Thời ký đầu, phóng sự được khai thác từ nhiều góc độ khác nhau theo
những quan điểm khác nhau. Người Đức coi phóng sự đơn giản chỉ là sự đưa
tin. Trong khi đó người Mỹ lại đặc biệt chú ý việc chuyển tải những cuộc cãi
vã tại các ký họp quốc hội thông qua thể loại này. ở Pháp lại dùng phóng sự
như một thể loaị điều tra các sự kiện, hiện tượng bí ẩn và từ lý do này họ gọi
phóng sự bằng tên khác là “ Thể loại điều tra”.
Phóng sự bắt đầu khẳng định vị trí của mình khi chiến tranh thế giới
thứ 2 kết thúc. Đó là nhờ sự tham gia của giới văn sĩ nổi tiếng vào thể loại
mới mẻ này. Từ chỗ mô tả hay tường thuật phóng sự đã phát triển tuỳ theo
một hình tượng văn học hay một chuyện kể về những con người nổi bật, điển
hình. Nhiều tác phẩm đã đạt tới mục đích cao và sẽ cịn được nhiều người
nhắc đến như thiên phóng sự : “ Mười ngày rung chuyển thế giới” của nhà
văn , nhà báo Giôn Rít viết về cuộc cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại. “ Viết
dưới giá treo cổ” của nhà báo, nàh cách mạng Tiệp Khắc Giuliat Phuxich ; “

1


Qua dãy núi Anpơ” của phóng viên Halibơctơn phản ánh lại những chuyến
thám hiểm táo bạo, phiêu lưu nhưng vô cùng lý thú. ..


Tại nước ta , thể văn “ ký sự” đã có từ thời xa xưa với các tác phẩm cổ
điển như “ Việt điện U linh” , “ Vũ trung tuỳ bút”, “ Hồng Lê nhất thống
trí”…. Tuy nhiên phải đến đầu thế kỷ XX, thì thể ký báo chí trong đó có
phóng sự mới hình thành. Những tác phẩm ký báo chí thời đó chia làm các
khuynh hướng khác nhau: khuynh hướng ca ngợi chế độ thực dân, xuyên tạc
cách mạng tháng Mười Nga , khuynh hướng phản ánh cuộc sống nghèo nàn
lầm than của những kẻ khốn cùng. Tuy nhiên đa phần các tác phẩm ấy chưa
đề ra các biẹn pháp giải quyết những bất công xã hội : “ Việc làng”( Ngô Tất
Tố), “ Cơm thầy cơm cô” ( Vũ Trọng Phụng), “ Kỹ Nghệ lấy tây” ( Vũ Trọng
Phụng)…Bên cạnh đó nền báo chí cách mạng do Nguyễn ái Quốc sáng lập
cũng có nhiều tác phẩm dồi dào chất liệu hiện thực và mang tính chiến đấu
cao: “ bản án chế độ thực dân Pháp”( Nguyễn ái Quốc), “ Vấn đề dân cày”
(Qua Ninh, Vân Đình)….Thể loại phóng sự trên báo chí cách mạng cũng thực
sự bám sát cuộc sống chiến đấu của nhân dân ta. Sau Đại hội Đảng lần thứ VI
( 1986) báo chí được coi là sản phẩm văn hố đặc biệt, tạo điều kiện cho nhà
báo xông xáo đi vào cuộc sống hiện thực đầy gai góc để nghiên cứu và thực
tế. Sau Đại hội VI, Báo chí Việt Nam khới sắc hẳn lên, nhiều cây bút nổi lên
như Huỳnh Dũng Nhân ( báo Lao Động), Xuân Ba( Báo Tiền Phong), Minh
Tuấn( Báo Đại đồn kết), Trần Bình Minh( Đài Truyền hình Việt Nam)….cùng
với các nhà báo khác họ đã mang đến cho cơng chúng những thiên phóng sự có
giá trị, đáp ứng nhu cầu thơng tin ngày càng lớn của cơng chúng.
Trong tình hình thế giới hiện đại, phóng sự khơng cịn dừng lại ở việc
mơ ta đơn giản mà còn đạt tới sự chân thực và đa dạng trong việc trình bày
hiện thực . Với bút pháp giàu tính chất văn học và cái tơi trần thuật, vừa xúc
cảm, vừa trí tuệ, phóng sự khơng chỉ trình bày hiện thực mà còn cố gắng phát
triển những vấn đề có liên quan đến hiện thực đó.
2


* Khái niệm về Phóng sự:

Cho đến nay có nhiều định nghĩa khác nhau về phóng sự. Xtemlây
Giơn và Giulian Narit( giáo sư khoa Báo chí, trường đại học Xtemmetxi)
trong cuốn sách “ Người phóng viên tồn năng” cho rằng: phóng sự là một bài
tường thuật hoặc một bài báo được phát triển và xử lý một cách văn học. Như
vậy trong phóng sự có sự liên hệ thân mật với yếu tố của văn học. Giáo sư
Crem Xtorocan ( khoa báo chí trường Đại học tổng hợp Sắclơ) lại cho rằng:
Phóng sự hiện đại khơng phải là sự ghi lại một cách đơn giản mà còn là sự trả
lời một loạt các câu hỏi phức tạp về cuộc sống của chúng ta.
Như vậy dù mỗi người có quạn niệm khác nhau về thể loại phóng sự
nhưng tất thảy đều cơng nhận trong phóng sự thơng tin vẫn là điểm cần được
coi trọng. Giáo trình “ Nghiệp vụ báo chí” của trường Học Viện Báo Chi và
Tuyên Truyền định nghĩa: “ PS là một trong những thể tài thông tin quan
trọng quan trọng của báo chí có ít nhiều đặc trưng văn học, phản ánh sự kiện
xảy ra, có thể kết hợp nghị luận, nhằm nêu lên phẩm chất tinh thần của con
người và toàn bộ xã hội theo một hệ thống quan điểm và đường lối nhất
định.” Từ điển học sinh (NXB Giáo dục, Hà Nội 1977) định nghĩa: “ Phóng
sự là thể văn phản ánh, phân tích kịp thời những sự việc tai nghe mắt thấy và
có tính chất điều tra”. Khi bàn về phóng sự, PGS. TS Phương Lựu xếp nó vào
nhóm các thể ký “ phi cốt truyện”. Theo ơng phóng sự tn theo kết cấu liên
tưởng mà ở đó xen kẽ giữa sự kiện con người với những đoạn nghị luận trữ
tình với tỷ lệ khá lớn của nhân vật trần thuật. Từ điển thuật ngữ văn học
(NXB Giáo dục, 1992) định nghĩa : “ Phóng sự là một thể loại thuộc loại hình
ký. Phóng sự ghi chép kịp thời những vụ việc nhằm làm sáng tỏ trước công
luận một sự kiện một vấn đề có liên quan đến hoạt động và số phận của
một hoặc nhiều người và có ý nghĩa thời sự đối với một địa phương hay
toàn bộ xã hội.”

3



* Đặc chưng của phóng sự
Có thể khẳng định rằng đặc trưng của phóng sự cũng như các thể loại
báo chí khác đó là trần thuật về người thật việc thật tiêu biểu điển hình, đáp
ứng nhu cầu thơng tin thời sự, thơng xác thực. Tuy nhiên đó chỉ là những
thơng tin có tính bề nổi của phóng sự. Phóng sự phản ánh sự thật thông qua
cái tôi trần thuật, nhân chứng khách quan. Cái tơi trần thuật có vai trị đặc biệt
quan trọng. Đó là cái tơi vừa lý trí vừa lơ gíc, giàu lý lẽ và trong một chừng
mực nào đó cịn sử dụng sức mạnh của cảm xúc thẩm mỹ. Trong nhiều trường
hợp cảm xúc thẩm mỹ trở thành động lực đưa tác phẩm đạt tới những phẩm
chất khác lạ.Cái tôi trần thuật cái tôi nhân chứng khách quan khiến cho công
chúng tin tưởng rằng họ đang được tiếp xúc với sự thật hồn tồn. Cái tơi
trong tác phẩm phóng sự trước hết phải là cái tơi xã hội, xuất phát từ những
trách nhiệm công dân. Tác giả phải dũng cảm bênh vực sự thật chỉ ra sự thật,
phản ánh thẩm định sự thật theo lợi ích của giai cấp và cộng đồng. Nếu tác giả
không đủ khả năng thẩm định hoặc thẩm định méo mó hiện thực thì khơng
những khơng tạo ra sự hưởng ứng của cơng chúng, khơng đạt được những
hiệu quả báo chí nhất định, mà cịn khiến cơng chúng nghi ngờ khả năng, sự
trung thực của phóng viên đó nói riêng cũng như của đội ngũ các nhà báo nói
chung. Đối với báo chí, phóng sự cũng như các thể ký báo chí khác đã tạo ra
một không gian sáng tạo giúp tác giả có thể thơng tin thời sự một cáchsinh
động hấp dẫn. Theo các nhà nghiên cứu, sức hấp dẫn, sức thuyết phục của
phóng sự trước hết và chủ yếu là do sự việc và con người có thật được phản
ánh trong tác phẩm. Với những khả năng cơ dộng linh hoạt nhạy bén trong
việc phản ánh hiện thực trực tiếp nhất đem lại cho công chúng những nét tươi
mới và sinh động của hiện thực. Phóng sự xuất hiện trong những hồn cảnh
có vấn đề, hồn cảnh thu hút sự quan tâm của đơng đảo cơng chúng. Cuộc
sống có hàng ngàn vấn đề hoàn cảnh thu hút sự chú ý của cơng chúng, cho
nên phóng sự chỉ phản ánh những vấn đề tiêu biểu nhất. Bút pháp linh hoạt

4



giúp cho nhà báo có khả năng trình bày sâu sắc và tỷ mỷ về sự phát triển của
sự kiện nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết một cách đầy đủ nhất q trình diễn
biến sự kiện hoặc những khía cạnh quan trọng nhất của sự việc. Không phải
sự kiện nào cũng được làm thành phóng sự. Chỉ khi nào cuộc sống xuất hiện
những câu hỏi, những hiện tượng đòi hỏi giải đáp phóng sự mới xuất hiện.
Điều quan trọng là vấn đề mà sự kiện đặt ra có đáp ứng được nhu cầu thông
tin của đông đảo công chúng. Tác giả phải khách quan và tác phẩm phải toát
ra khuynh hướng rõ ràng, bởi cơng chúng địi hỏi được biết thái độ thẩm định
của tác giả trước sự kiện đó. Phóng sự có kết cấu co giãn, linh hoạt, bút pháp
gần với văn học trong việc phản ánh và thẩm định thực hiện. Ngơn ngữ của
phóng sự vừa là ngơn ngữ thơng tin thời sự, đồng thời giàu hình ảnh, có khả
năng biểu cảm cao. Đó là nhờ những đặc trưng khơng thể thiếu của bất cứ tác
phẩm phóng sự nào.
Một số phóng sự nổi bật .
Phóng sự là một thể loại ra đời muộn ở phương Tây vào những năm
cuối thế kỷ 19 và ở Việt Nam vào năm 1932 với tác phẩm Tôi kéo xe của Tam
Lang Vũ Đình Chí (1900-1983).
Trong thời thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc với phóng sự Bản án chế độ
thực dân Pháp, nữ văn sĩ Pháp Andrée Viollis với Đông Dương cấp cứu gây
chấn động dư luận thế giới.
Một số phóng sự trước và trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam phơi bày
các mặt trái nhức nhối của xã hội đương thời, có tác dụng thức tỉnh lớn góp
phần làm thay đổi nhận thức xã hội. Nổi tiếng trong đó phải kể đến phóng sự
Cái đêm hơm ấy... đêm gì của Phùng Gia Lộc, Lời khai của bị can của Trần
Huy Quang, hay Ơng gia ơm 7kg đơn từ của Xn Ba.

5



2. Các dạng phóng sự
Dựa trên cách thức làm phóng sự có thể chia phóng sự làm các dạng
sau : ngồi phóng sự viết cịn có phóng sự ảnh, phóng sự truyền hình, phóng
sự nói (phỏng vấn). Tuy nhiên, phóng sự viết vẫn có vị trí riêng do sự trần
thuật, phân tích bằng ngơn ngữ.
Dựa trên tính chất của bài viết có thể chia phóng sụ như sau :
+Dạng phóng sự phản ánh nhũng vấn đề của đời sống
+Dạng phóng sự chân dung
+Dạng phóng sự phản ánh các sự kiện ,thời sự
+Dạng phóng sự điều tra ….
+Dạng phóng sự phản ánh những hoàn cảnh ,hiện trạng .
3. Giới thiệu về phóng sự truyền hình.
3.1: Giới thiệu chung về phóng sự truyền hình :Vai trị ngày càng tăng của
phóng sự truyền hình .
Ngày nay,các phương tiện nghe nhìn của truyền hình từng bước được
hiện đại hố, có khả năng ghi thu, xử lý thông tin, truyền đi thông tin trực
tiếp, nhanh nhạy, chính xác đặc biệt là có tính phổ cập cao. Là phương tiện
sinh sau đẻ muộn, truyền hình đã thừa hưởng kinh nghiệm và phương pháp
tạo hình ảnh âm thanh của điện ảnh và phát thanh. Có thể nhận thấy ở truyền
hình có sự khái qt triết lý của báo in, tính chính xác, cụ thể bằng hình ảnh
âm thanh của điện ảnh và phát thanh, tính hình tượng của hội hoạ, cảm xúc
suy tư của âm nhạc.
Gần một thế kỷ hình thành phát triển thể tài phóng sự đã thể hiện chỗ
đứng không thể thiếu trong hoạt động truyền thông đại chúng. Đặc biệt trong

6


bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay. Dù mọi thể tài báo chí đều bình

đẳng nhau trong việc phản ánh thông tin về hiện thực đời sống đang diễn ra
từng ngày, từng giờ xung quanh chúng ta, nhưng khơng ai có thể phủ nhận
được khả năng phản ánh hiện thực một cách nhanh nhạy, đầy đủ, và mang
tính thuyết phục, hấp dẫn cao của thể tài phóng sự. Phóng sự đã và đang trở
thành một “ món ăn” được cơng chúng ưa chuộngkhi thưởng thức các chương
trình phát thanh truyền hình. Bất kỳ sự kiện vấn đề nóng hổi nào xảy ra trên
thế giới tại bất kỳ đâu, thời điểm nào đều được các phương tiện truyền thông
đại chúng phản ánh nhanh nhạy, kịp thời thông qua các phóng sự hấp dẫn, đặc
biệt là truyền hình với ưu thế kỹ thuật thơng tin có thể truyền trực tiếp ngay
tại chỗ sự kiện xảy ra. Buổi lễ duyệt binh tại kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng
Sài Gịn thống nhất đất nước tại thành phố Hồ Chí Minh( 30-4-1995) khơng
chỉ có Đài truyền hình Việt Nam mà cịn có các đài truyền hình phương Tây
trong đó có CNN truyền trực tiếp đến đơng đảo khán giả thế giới.
Các phóng sự trong thời gian qua đã phản ánh phong phú cả nội dung
đề tài lẫn phạm vi phản ánh, đề cập đến mọi khía cạnh lĩnh vực cuộc sống
trong sự phát triển văn hố, kinh tế đất nước. Các Phóng sự truyền hình đã
theo sát các sự kiện tình huống nổi bật trong dòng thời sự chủ lưu phản ánh
đời sống chính trị, xã hội văn hố, kinh tế đất nước ta. Những năm đầu đổi
mới đất nước của thời kỳ dân chủ hố là tính chiến đấu mạnh mẽ, không chỉ
là sự cổ vũ nhân tố mới, nhiều khi sa vào phản ánh một chiều mang tính chất
tơ hồng mà còn là sự khám phá đấu tranh với các vấn đề tiêu cực nảy sinh
trong vấn đề cơ chế thị trường thời kỳ mở cửa. Đó là nạn tham nhũng , quan
liêu hành chính , những hoạt động kinh doanh phi pháp, làm giàu bất chính,
tình trạng vi phạm kỷ cương, phép nước. Nhiều phóng sự truyền hình đề cập
phát hiện cảnh tỉnh dư luận xã hội về những vấn đề nhức nhối, những mâu
thuẫn nảy sinh cũng như những nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng đến xã hội, cản

7



trở đến sự phát triển đi lên về mọi mặt kinh tế chính trị xã hội, văn hố của xã
hội đất nước.
3.2: Khái niệm về phóng sự truyền hình :
Phóng sự truyền hình là 1 thể loại báo chí phản ánh kịp thời 1 sự kiện 1 vấn
đề bức xúc của thời cuộc trong quá trình phát sinh phát triển với 1 quan điểm
thái độ nhất định thông qua phương tiện biểu đạt hình ảnh ,âm thanh sống
động của truyền hình.
3.3: Các quan điểm phân loại phóng sự truyền hình :
Phóng sự truyền hình là một thể loại báo chí khó địi hỏi người thực
hiện phải có khả năng, năng lực trình độ nhất định. Việc phân chia phóng sự
truyền hình giúp cho người phóng viên thực hiện phóng sự truyền hình tốt
ngay từ khâu kịch bản. Xác định được các dạng phóng sự, người phóng viên
sẽ định hướng được kịch bản của mình.
Theo Nguyễn Thành Lưu( Luận văn tốt nghiệp báo chí “ Phóng sự
truyền hình” ) cho rằng phóng sự truyền hình được chia làm hai dạng chính:
Phóng sự sự kiện hay phóng sự thời sự: Xuất hiện trong các chương
trình thời sự. Tính thời sự của sự kiện được đặt lên hàng đầu và thời lượng chỉ
giới hạn trong khoảng 2-3 phút do chừng mực có hạn của chương trình thời sự.
Phóng sự về một vấn đề hay phóng sự chuyên đề: Chủ yếu xuất hiện
trong các chương trình chuyên đề, chuyên mục: Vì an ninh tổ quốc, Truyền
hình qn đội nhân dân, Nơng thơn ngày nay, Truyền hình thanh niên, An
tồn giao thơng….Phóng sự phản ánh một vấn đề một thực trạng đang nảy
sinh cần giải quyết.
Theo Đặng Thu Lan ( luận văn tốt nghiệp báo chí “ Phóng sự truyền
hình” 1995) lại có cách phân chia khác.

8


Phóng sự truyền hình trực tiếp: phát huy được ưu thế của cơng nghệ

truyền hình. Người làm phóng sự truyền hình và người xem sẽ chứng kiến sự
kiện cùng một lúc. Nhờ các phương tiện kỹ thuật hiện đại khán giả thấy mình
như đang được tham gia vào sự kiện một cách trực tiếp nhất. Phóng sự này
hiện được dùng nhiều vào thời gian gần đây… Các cuộc viếng thăm của
nguyên thủ quốc gia, các cuộc chiến tranh… Loại hình phóng sự này, khán
giả có độ tin cậy cao và bị cuốn hút mạnh mẽ. Các phóng sự truyền hình
thường được phát trong chương trình thời sự.
Phóng sự truyền hình qua hậu kỳ dàn dựng: Là phóng sự ghi băng
sau đó tác giả lựa chọn sắp xếp hình ảnh âm thanh theo ý đồ tư tưởng và lựa
chọn thời gian phát sóng. Loại phóng sự này hiện nay đang phổ biến đối với
Đài truyền hình Việt Nam.
Theo Đồn Anh Dũng trong tác phẩm “ Kịch bản phim tài liệu phóng sự
truyền hình” thì viẹc phân chia các thể loại phóng sự truyền hình lại dựa trên
cơ sở nội dung vấn đề mà phóng sự đề cập. Bao gồm các thể loại : Phóng sự
truyền thẳng, phóng sự sự kiện, phóng sự vấn đề và phóng sự chân dung.
Phóng sự truyền thẳng( phóng sự trực tiếp):
Loại phóng sự này ngày càng được khẳng định thế mạnh của nó.
Phóng viên và người xem chứng kiến sự việc cùng một lúc, do vậy tính chân
thực và tính nóng hổi của sự kiện đạt đến mức lý tưởng. Người phóng viên là
người hướng dẫn người xem, vừa là người trực tiếp bình luanạ mọi việc với
ngôn ngữ mới. Tinh cảm và trách nhiệm cao đơí với người xem. Nói như thế
khơng phải cứ ra hiện trường, phóng viên gặp cái gì cũng nói cái đấy.Tất cả
phải chuẩn bị ý tưởngtừ kịch bản dự kiến đến các phương tiện kỹ thuật. Thành
cơng của loại phóng sự này phụ thuộc vào cơng tác chuẩn bị.
Phóng sự sự kiện: Loại phóng sự này phản ánh diễn biến lơ gíc của sự
kiện, có kết cấu đơn giản nhằm cung cấp cho khán giả đầy đủ quá trình diễn
9


biến của các sự kiện. Đây thường là những sự kiện quan trọng trong xã hội.

Các sự kiện tự nói lên vấn đề, ít có sự đánh giá bình lụân của phóng viên. u
cầu chính của thể loại này là phản ánh và điều quan trọng là nêu bật được ý
nghĩa của sự kiện trong bối cảnh của sự kiện.Do vậy kịch bản thường xoáy
sâu vào những sự kiện cụ thể, phân biệt chính- phụ để xây dựng sự nhất quán
của tư tưởng chủ đề đã xác định.
Phóng sự vấn đề: Đối tượng của loại phóng sự này là những vấn đề sự
kiện có ý nghĩa quan trọng, được xã hội quan tâm. Những vấn đề chủ trương
đường lối của Đảng được thể hiện qua dạng phóng sự này giúp nhân dân hiẻu
rõ hơn. Đây là dạng phóng sự có tính chính luận cao. Kịch bản của phóng sự
này phải xác định được bản chất của vấn đề, sự kiện, xác định mục đích chính
của phóng sự. Những dự kiến chứng cớ, nhân chứng vạch ra các phương án
khai thác tư liệu, tiếp xúc với đối tượng có liên quan là rất cần thiết. Trong
kịch bản phóng sự vấn đề cần nêu ra nhiều phương án giải quyết vấn đề và
xác định rõ mục đích vấn đề cần phải giải quyết như thế nào.Trong kịch bản
phóng viên đưa ra nhiều câu hỏi những câu tự trả lời trong quá trình điều tra
để tìm ra những mâu thuẫn chính của vấn đề. Kịch bản phóng sự điều tra càng
chi tiết, càng đưa ra nhiều dữ kiện càng tốt.
Phóng sự chân dung: Phóng sự chân dung thường phản ánh con người
với những tính cách, vai trị, vị trí khác nhau trong xã hội (chân dung anh
hùng, một bác sỹ, nhà khoa học, người lao động…. Đặc điểm ngoại hình, tính
cách nhân vật, tâm lý, tiểu sử, những cống hiến của nhân vật được tập trung
khai thác. Những chi tiết đó phải chân thực cụ thể đặc sắc và có sức gợi cảm
để tăng tính thuyết phục cho người xem. Người làm kịch bản phải hiểu rõ
nhân vật của mình. Trong phóng sự chân dung phỏng vấn được chú ý( phỏng
vấn bản thân nhân vật, phỏng vấn những người có liên quan, đánh giá về nhân
vật) các cuộc phỏng vấn này được dự kiến, chuẩn bị công phu ngay từ khi làm
kịch bản.
10



Quan điểm phân loại này chỉ là sự chi tiết hố nội dung các chủ đề
phóng sự, có tính khoa học và lý luận sẽ là hướng tiến tới của việc phân loại
phóng sự để ứng dụng trong thực tế triển khai các tác phẩm phóng sự.
4. Kĩ năng và cách thức làm phóng sự truyền hình.
4.1: Các yếu tố chính cấu thành trong phóng sự truyền hình
* Hình ảnh: Hình ảnh trong phim phóng sự vừa là phương tiện, vừa là
nội dung thể hiện ý đồ tư tưởng tác giả. Khác với hình ảnh trong phim truyện,
hình ảnh của truyền hình nói chung, của phim phóng sự nói riêng phải mang
tính thời sự và xác thực. Nó khơng chỉ mơ tả hoạt động của con người, mà
cịn giúp khán giả “ tham gia” hoặc “ đứng trên” nhìn vào sự kiện.
Các cỡ cảnh chính thường dùng trong phóng sự truyền hình là : tồn
cảnh, trung cảnh, cận cảnh, đặc tả…Với các cỡ cảnh này phóng sự truyền
hình có thể thoả mãn nhu cầu muốn biết cái gì đang xảy ra, nó xảy ra như thế
nào của khán giả…Mặt khác qua các cỡ cảnh, các góc quay cao thấp, chính
diện, 3/4 …góc độ chủ quan và khách quan, tác giả có thể bộc lộ thái độ tâm
lý của con người trong sự kiện đó.
Truyền hình là phương tiện quan sát trực tiếp cuộc sống của mỗi gia
đình. Khả năng trực quan có ảnh hưởng rất lớn tới q trình nhận thức của
con người. Trong phóng sự truyền hình, mỗi hình ảnh đều phải bao hàm một ý
nghĩa, một nội dung nào đó( hoặc là nguyên nhân, diễn biến, kết quả của quá
trình phát triển của sự kiện trong cuộc sống).
Trong phóng sự truyền hình thơng tin được biểu hiện bằng hình ảnh, nó
vừa là phương tiện, vừa là nội dung thể hiện ý đồ tư tưởng của tác giả. Hình
ảnh trong phóng sự truyền hình phản ánh khơng gian 3 chiều lên mặt phẳng 2
chiều trên màn hình. Khác với các hình ảnh tĩnh tại của nghệ thuật tạo hình
như hội hoạ, nhiếp ảnh, hình ảnh trong phóng sự truyền hình là những hình

11



ảnh động, có thực và đã qua xử lý, biên tập bằng các biện pháp kỹ thuật và
nghiệp vụ.
* Âm thanh:Là yếu tố quan trọng bên cạnh hình ảnh để cấu thành 1 tác
phẩm phóng sự hồn chỉnh .Nếu như hình ảnh giúp cho chúng ta có cái nhìn
trực diện về vấn đề được đề cập đến thì âm thanh diễn tả trạng thái,những xúc
cảm biến chuyển của sự việc.VD:Làm phóng sự về tình trạng ách tách giao
thơng ,ngồi việc ghi hình những dịng xe cộ ách tắc lại 1 chỗ khơng di chyển
được cịn có cả âm thanh hỗn loạn của tiếng còi xa inh ỏi ,tiếng nhốn nháo của
những người đang tham gia phương tiên giao thông …mang đến cho người xem
cái nhìn đầy đủ tồn vẹn và chính xác nhất về bản chất vấn đề nói đến.
Như vậy có thể khẳng định bên cạnh yếu tố hình ảnh thì âm thanh cũng
rất quan trọng góp phần thể hiện nội dung thông tin của vấn đề,sự việc một
cách toàn vẹn và hấp dẫn đối với người xem.
* Lời bình: Trong phóng sự truyền hình lời bình có tác dụng bám sát
hình ảnh của sự kiện, vấn đề. Khơng phải vì vai trị thơng tin chính của âm
thanh mà lời bình phóng sự truyền hình trở thành như một bản thuyết minh
trong một chương trình phát thanh, là nơi mà hiện thực cuộc sống được phản
ảnh tái tạo và tiếp nhận thông qua một ngôn ngữ truyền đạt duy nhất là âm
thanh. Lời bình trong phóng sự truyền hình là sự bổ sung những gì mà hình
ảnh khơng nói hết được, đi sâu vào những chi tiết mà hình ảnh còn đề cập sơ
sài. Sai lầm hay mắc phải trong khi viết lời bình cho phong sự là nhắc lại
những gì đã được thể hiện đát đầy đủ bằng hình ảnh. Như thế, người phóng
viên đã khơng biết sử dụng ngơn ngữ tổng hợp của truyền hình: Hình ảnh và
âm thanh mỗi yếu tố đó đều có một thế mạnh và vai trị nhất định.
Lời bình trong phóng sự truyền hình khơng tồn tại ở dạng văn bản, nó
được người xem tiếp nhận thơng qua giọng đọc.Do đó, hiệu quả tác động của
lời bình khơng đơn thuần thể hiện ở những con chữ trong văn bản mà cịn có

12



sự đóng góp đáng kể của người thể hiện lời bình. Người thể hiện lời bình phải
nắm bắt được tinh thần của tác giả lời bình thì mới cỏ thể truyền đạt tư tưởng
của phóng sự đến khán giả. Lời bình do chính tác giả của phóng sự thể hiện sẽ
thuyết phục người xem về độ chính xác của thơng tin, tăng độ hấp dẫn và tính
thời sự cho phóng sự truyền hình. Với vai trị như vậy, việc thể hiện lời bình
muốn đạt kết quả cao cho dù phát thanh viên hay phóng viên thể hiện cũng
phải trở thành kỹ năng, kỹ thuật riêng. Kỹ thuật đó là sự trau dồi, rèn luyện
hàng ngày.
4.2: Các bước làm 1 phóng sự truyền hình :
Phóng sự truyền hình là thể loại báo chí được người xem ưa thích cũng
là thể loại khó đối với phóng viên. Bởi lẽ thể loại này địi hỏi người phóng
viên khơng chỉ biết cách nhìn ra sự đa dạng của cuộc sống mà còn biết lựa
chọn những vấn đề tiêu biểu nhất, có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định được
đông đảo dư luận quan tâm và phải có ích cho xã hội cung như phù hợp vơí
tơn chỉ mục đích của các cơ quan báo chí.
Để làm 1 phóng sự truyền hình ta tiến hành các bước như sau :
* Tiền kì
+Xác định đề tài và chủ đề cần làm phóng sự:
Đây là khâu đầu tiên khi muốn làm 1 phóng sự truyền hình ,giúp đinh
hướng (xác đinh hướng con đường đi )cho phóng sự mình làm và để lựa chọn
dạng phóng sự nào là phù hợp với tính chất nội dung của đề tài đó ,vấn đề
đó .Hơn thế nữa bước xác đinh đề tài cịn giúp phóng viên định hướng rõ
ràng những cơng việc tiếp theo.cần phải làm là gì và như thế nào.
+ Xây dựng đề cương kịch bản làm
Sau khi lựa chọn chủ đề, đề tài tác giả bắt tay vào xây dựng phần đề
cương phóng sự. Cơngviệc này giúp tác giả xác định rõ cảnh quay và ý tưởng
13



của lời bình. Phóng sự truyền hình cũng như bất cứ tác phẩm truyền hình nào
cũng là cơng sức của cả tập thể, là kết quả đóng góp của các khâu: Biên tập,
quay phim, kỹ thuật…. Xây dựng kịch bản chính là xác định những việc cần làm
của các thành viên nói trên thơng qua các bước : quay, dựng, viết lời bình…
Trong khâu xây dựng kịch bản cho phóng sự của mình thì thường chia
làm 3 dạng sau :
- Kịch bản dự kiến :
Được xây dựng trên cơ sở tìm hiểu thực tế nắm bắt quá trình diễn biễn
của sự kiện sẽ xảy ra và xây dựng kịch bản. Loại kịch bản này thường được
dùng cho các phóng sự thời sự và phóng sự truyền hình truyền thẳng. Để xây
dựng được kịch bản địi hỏi người phóng viên phải có phơng kiến thức tốt,
kinh nghiệm nhất định để dự kiến được các tình huống có thể xảy ra trong quá
trình diễn biến của sự kiện.
- Kịch bản đề cương:
Sử dụng cho những sự kiện vấn đề phức tạp diễn biến trong một khơng
gian rộng mang tính biến động. Tuy nhiên trong thực tế nhiều phóng viên
phải bấm máy ngay khi “ chộp” được vấn đề không thể bỏ qua sự kiện đó
quay về chuẩn bị đề cương chi tiết trước được. Trong những trường hợp này
phóng viên cũng khơng chuẩn bị đề cương dự kiến bởi cuộc sống luôn biến
động và chúng ta khơng thể biết trước điều gì sẽ xảy ra.
- Kịch bản chi tiết :
Áp dụng với những sự kiện có diễn biến tương đối ổn định, đối tượng
phản ánh ít có biến động. Kịch bản phóng sự truyền hình là một kịch bản văn
học bằng hình ảnh, phải rõ ràng các chi tiết, càng chặt chẽ bao nhiêu càng hay
bấy nhiêu và phải diễn đạt bằng hình ảnh chứ khơng phải là những gạch đầu
dịng cẩu thả. Một kịch bản có thể xem như xương sống của một phóng sự
14


truyền hình được thể hiện rõ ràng nên khi thực hiện phóng sự cần tuân theo

đường dây xuyên suốt của kịch bản. Tuy nhiên trong q trình thực hiện
phóng sự vẫn có sự thay đổi ít nhiều. Đó là sự đảo lộn các chi tiết khi phóng
viên thấy được tính hiệu quả của các chi tiết ở mỗi vị trí. Hơn nữa khi tiếp xúc
với thực tế có thể người phóng viên đó sẽ khám phá, phát hiện được cái mới
nảy sinh”
+ Cơng việc quay phim ghi hình :
Đây là quá trình thực hiện kịch bản đã đề ra tại hiện trường. Người ta
thường quan niệm hình ảnh là vị trí số một nhưng khi thực hiện quay phim
hình ảnh lại khơng được quan tâm đúng với vai trị của mình. Nhất là khi
trong phóng sự truyền hình hình ảnh được chọn lọc từ những thước phim sẵn
có tại hiện trường không qua một thủ pháp nghệ thuật nào của điện ảnh.
Phóng sự truyền hình phải thu hút khán giả ngay từ những hình ảnh đầu tiên
đến hình ảnh cuối cùng. Tuy nhiên yêu cầu về tính thẩm mỹ của hình ảnh
trong phóng sự truyền hình khơng cao bằng các loại phim nghệ thuật, phim
truyện. Làm phóng sự trtuyền hình bị chi phối bởi các yếu tố: không gian, bối
cảnh, diễn biến của vấn đề…Cho nên phóng viên quay phim phóng sự truyền
hình phải vất vả hơn nhiều cũng như gặp nhiều khó khăn hơn để ghi được
hình ảnh “ hấp dẫn” khán giả. Cho nên trước khi quay phóng viên quay phim
và biên tập phải làm việc thật kỹ với nhau để thống nhất ý tưởng. Nhưng đồng
thời phóng viên quay phim cũng luôn phải chủ động trong khi quay nhất là
đối với các sự kiện có tính đột biến, thay đổi bất ngờ.
Với những vấn đề có tính ổn định lớn hơn cho phép biên tập chuẩn bị
kịch bản chi tiết cụ thể hơn thì người quay phim phải có nhiệm vụ tập trung
vào thể hiện ý đồ của kịch bản. ở một góc độ nào đó chính người quay phim
sẽ là người quyết định hình ảnh chiếm vai trị số một hay khơng thơng qua
nhứng hình ảnh quý giá “chộp” được những chi tiết đắt giá mang lượng thơng
tin cao, đỡ nhẹ phần lời bình khi tạo nên phần nội dung của tác phẩm.
15



Tại hiện trường người quay phim không chỉ dừng lại ở việc ghi hình
diễn biến sự kiện, những hình ảnh của vấn đề nêu ra trong phóng sự truyền
hình mà cịn phải ghi hình phóng viên phỏng vấn và phóng viên xuất hiện tai
hiện trường trình bày những thơng tin liên quan sự kiện, vấn đề đó. Mặc dù có
những phóng sự khơng sử dụng phỏng vấn và việc xuất hiện trước ống kính
của phóng viên tại hiện trường nhưng chỉ chíêm số lượng ít ỏi cịn những
phóng sự sử dụng hai yếu tố đó trong thành phần của phóng sự truyền hình
thường có hiệu quả mạnh trong việc thuyết phục người xem
Trong khâu quay phim ghi hình có các cơng việc phải làm như sau ;
- Phỏng vấn :Phóng viên phóng vấn người có liên quan đến vấn đề
đang đề cập trong tác phầm phóng sự của mình.Cơng việc này giúp cho nội
dung thơng tin phóng sự thêm tính khách quan và sát thực hơn rất nhiều.
- Hình ảnh phóng viên đứng trước ống kính :Những phóng sự có
thêm hình ảnh phóng viên đứng trước ống kính để dẫn dắt người xem đến gần
hơn với vấn đề mà mình phản ánh làm tăng tính thuyết phục của thơng tin đó.
Khán giả khi nhìn thấy phóng viên đứng tại hiện trường nơi xảy ra sự kiện,
vấn đề sẽ có cảm tưởng vấn đề sự kiện đó đang xảy ra ngay trước mắt và tại
cùng thời điểm xem truyền hình và như vậy sẽ làm tăng tính thời sự của
phóng sự truyền hình. Sự xuất hiện của phóng viên trước ống kính chiếm một
vị trí quan trọng trong thành phần cấu tạo của phóng sự truyền hình. Cho phép
phóng viên giới thiệu khung cảnh cụ thể, mối liên hệ không gian giúp người
xem hiểu rõ hơn về vấn đề. Nó có tác dụng như là một cầu nối các yếu tố
khác nhau của câu chuyện mà khơng thể dùng hình ảnh để minh hoạ được.
Hoặc nhằm kết thúc câu chuyện, tóm tắt câu chuyện bằng một số thông tin
mới hay phân tích hấp dẫn diễn biến tiếp theo của câu chuyện
* Hậu kì:Sau khi thực hiện quay xong các cảnh ,làm các công việc sau
+Dựng phim :Là công việc chúng ta lắp ghép các cảnh quay rời rạc
thành một clip liền mạch ,có bố cục rõ ràng mở ,trung ,kết +Việc lồng ghép
16



các thành phần khác như tiếng động ,âm thanh ,nhạc ,lời bình …tạo 1 phóng
sự hồn chỉnh theo đúng ý đồ của người làm.
Sau khi làm xong các bước để tạo 1 phóng sự truyền hình cụ thể là
bước kiểm tra kiểm duyệt tác phấm đó có đáp ứng đầy đủ yêu cầu thông tin
nội dung cũng như phù hợp với tính chính trị Xã Hội và chủ trương đường lối
chính sách cơ quan của mình .Sau đó được phát lên truyền hình.

17


Phần II: Thực hiện bài phóng vấn
Đối tượng phỏng vấn: Anh Phí Văn Mạnh
Phịng nội dung 3- Ban BTTH Cáp –Đài Truyền Hình Việt Nam
Số ĐT liên hệ :0912554243
Mail :
Câu hỏi 1 :Anh có thể chia sẻ kinh nghiệm của người đang trực tiếp
làm phóng sự truyền hình :Với những vấn đề như thế nào thì có thể làm được
dưới dạng phóng sự ?
B:Ngày trước khi cịn là SV anh cũng có những thắc mắc như em bây
giờ ,đứng trước một vấn đề một sự việc còn phân vân tự hỏi “Khơng biết vấn
đề này làm theo thể loại phóng sự có hợp hay khơng .Và nếu làm phóng sự thì
làm như thế nào “ Nhưng đó chỉ là những cái thắc mắc ban đầu khi anh còn
đang học và chưa có cái nhìn rõ ràng cụ thể cũng như vốn hiểu biết cịn ít ỏi
về thể loại này .Sau này ra trường đi làm phóng sự nhiều anh mới nhận ra
một điều Tất cả các vấn đề đều có thể làm dưới dạng phóng sự chỉ có điều
chọn thể loại phóng sự nào cho phù hợp với nội dung ,tính chất của sự việc
mình muốn đề cập.Vd:Em muốn làm phóng sự nói về một nhân vật thì phản
ánh theo dạng là phóng sự chân dung ,hay vấn đề cắt cúp điện thường xuyên
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân cũng như giới kinh

doanh thì lúc đó em lại phản ánh dưới dạng phóng sự xã hội ……
Nói tóm lại tất cả các vấn đề đếu có thể làm phóng sự được ,cái quan
trọng là trong các dạng phóng sự (Phóng sự phản ánh chân dung ,phóng sự xã
hội ,phóng sự điều tra …….)em lựa chọn làm theo thể loại nào cho phù hợp
nhất đem đến hiệu quả tốt nhất.

18


Câu hỏi 2:Như em tìm hiểu trong 1 phóng sự truyền hình thì yếu tố
hình ảnh được đánh giá là quan trọng nhất.Bàn về yếu tố này anh có thể chỉ
cho em thấy những điểm đáng lưu ý trong quá trình quay ghi hình để lấy được
hình ảnh đẹp nhất có giá trị đắt thể hiện nội dung thơng tin vấn đề.?
B:Như em đã nói hình ảnh là yếu tố được đánh giá là quan trọng nhất
trong 1 phóng sư truyền hình.Điều này là hồn tồn đúng tuy nhiên cũng
khơng phủ nhận những đóng góp của các yếu tố khác như tiếng động,âm
thanh ,lời bình …vào việc thể hiện nội dung thơng tin.Nói về hình ảnh trong
phóng sự truyền hình cũng có rất nhiều vấn đề cần lưu ý mà khơng phải bất kì
một người làm phóng sự nào cũng làm được và thành công ngay bước đầu.Là
người trực tiếp làm các phóng sự truyền hình ,anh có đưa ra đây một vài chú ý
như sau:
+Trước tiên em chú ý đến cỡ cảnh:Tùy vào ý đồ của người làm muốn
diễn đạt điều gì sẽ chọn cỡ cảnh phù hợp.Về cơ bản có 3 cỡ cảnh chính là
:Tồn ,trung ,cận ..Và không phải cảnh lúc nào cũng đứng im “chết một chỗ “
mà phải linh hoạt chuyển đổi góc quay để lấy được những hình ảnh đẹp
nhất.Ví dụ :Em làm phóng sự về tình trạng ơ nhiễm mơi trường trên dịng
sơng Tơ Lịch thì ban đầu có thể em cho mọi người thấy được tồn bộ cảnh ơ
nhiễm trên dịng sơng đó như thế nào (tồn cảnh ) sau đó em chọn 1 điểm cụ
thể quay sâu và kĩ vào đó để đặc tả được chi tiết và thấy rõ nhất sự ơ nhiềm đó
.(Cận cảnh )….

Đấy là anh lấy ví dụ đơn giản như thế để em hình dung ra được như
nào là toàn ,trung và cận cảnh trong việc lấy hình làm phóng sự truyền
hình.Một điều nữa cần nói là việc chuyển đổi và chọn góc quay nào trước
,góc quay nào sau để tốt tả vấn đề phản ánh cũng khơng có khn mẫu hay ép
buộc nào cả.Cái này hoàn toàn phụ thuộc vào ý đồ của người làm ,nếu thấy
như nào phù hợp nhất thì làm theo như thế.Có những vấn đề thường lấy tồn
cảnh trước sau đó đến trung và cận .Nhưng cũng có những vấn đề người ta
19


muốn thể hiện khác đi cho hấp dẫn có thể lấy cận cảnh trước sau đó mới lia
máy quay tồn cảnh và trung cảnh sau .
Để có được hình ảnh đẹp trong phóng sự truyền hình thì nó liên quan
trực tiếp đến góc quay nên điểm thứ 2 nhắc đến là
+Góc quay :Ngồi sự kế thừa về góc quay trong vật lý cao thấp ,trong
phóng sự truyền hình cịn kế thừa trong điện ảnh 2 góc quay tâm lý :góc quay
chủ quan và góc quay khách quan Với góc quay khách quan, người xem có
thể đóng vai trị người chứng kiến các hành động đang diễn ra trên màn ảnh
nhỏ một cách dửng dưng của người ngồi cuộc nhưng có thể trở thành người
nhập cuộc có cảm tưởng như mình cùng tham gia với sự việc đang diễn biến
trên phim thơng qua các góc quay chủ quan. Do đó hình ảnh trên phim không
chỉ mang chức năng thông tin đơn thuần mà cịn có khả năng khêu gợi những
tình cảm thái độ nhất định của người xem
Nói thêm đến cách chọn góc quay cũng là một vấn đề mà người là
phóng sự cần phải để ý đến.Có lần anh và anh quay phim đi quay cảnh cầu
thủ Ronannhinho(Đội Blazin) từ máy bay xuống .Khi bọn anh đến sân bay thì
cũng có rất nhiều những nhà báo khác cũng trực sẵn ở đó.Anh và anh đồng
nghiệp đi cũng đã tìm được chỗ đặt máy mà mình nghĩ là ở góc đó có thể
quay được hết các cảnh khi cầu thủ đó từ máy bay xuống và n tâm ở vị trí
đó.Và khi cầu thủ đó đến thì một tình huống mà chính anh cũng khơng để ý

đó là mọi người cùng đổ xô ra và che hết tầm quay của máy ,lúc đó anh và
anh quay phim mới hốt hoảng vì khơng ghi được hình cầu thủ ,tìm góc khác
để đặt máy thì khơng có chỗ.Thế là lần đi quay đó đành phải về trắng tay mà
cơng việc thì khơng làm được.
Về đến cơ quan 2 anh em ngồi rút kinh nghiệm thì nhận ra là lỗi do
mình vì đã khơng lường trước được hết mọi điều xảy ra để chọn góc đặt máy
quay cho phù hợp .Với trường hợp như thế đáng lẽ ra phải đặt máy lên cao để

20


có thể bao qt được hết tồn cảnh cho dù mọi người có ồ ạt ào ra như thế sẽ
ghi được hết hình ảnh.Thất bại trong lần đi quay đó đã cho anh thêm bài học đó
là trong khâu chuẩn bị trước khi bước vào quay người phóng viên phải chuẩn
bị thật kĩ lưỡng và phải lường trước tất cả mọi bất lợi xảy ra để khắc phục .
Câu hỏi 3 :Bên cạnh yếu tố hình ảnh cịn là yếu tố âm thanh cũng góp
phần quan trọng trong việc thể hiện nơi dung thơng tin của phóng sự đó.Trong
phóng sự có phần âm thanh của bản thân sự việc ,vấn đề đó nhưng cũng là âm
thanh tiếng động bên ngồi mà tác giả cho vào đề phục vụ ý đồ thế hiện của
mình .Vậy anh có thể giải thích rõ hơn cho em về điều này được không ạ?
B:Bàn về yếu tố âm thanh ở 2 khía cạnh như em nói có 2 điều cần lưu ý
ở đây đó là :
+ Phần âm thanh mà bản thân sự việc,vấn đề đó có là âm thanh trong
hình : Được ghi tại hiện trường gồm lời thoại phỏng vấn và tiếng động hiện
trường có tác dụng tăng độ chân thật của sự kiện, vấn đề mà phóng sự nêu.
Thu hẹp khoảng cách giữa phóng viên và khán giả, tăng mối giao lưu giữa
người truyền và người nhận thông điệp. Riêng tiếng động trong phim phóng
sự phải là tiếng dộng trực tiếp từ hiện trường chứ không phải là tiếng đông
dàn dựng.
Mỗi yếu tố nói trên của âm thanh có tầm quan trọng riêng mà nếu

người làm phóng sự biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ sẽ tăng khả năng thơng
tin hình ảnh. Thành phần các yếu tố của âm thanh trong từng phóng sự khơng
phải là nhất qn, bất di bất dich mà cịn phụ thuộc vào kết cấu của phóng sự
thể hiện ý đồ của người làm phóng sự.
+ Phần âm thanh mà tác giả cố tình cho vào đề thể hiện ý đồ của mình
gọi là âm thanh ngồi hình :được thực hiện ở khâu biên tập (hậu kì ) gồm lời
bình + tiếng động .Lời bình giúp bổ xung thêm thơng tin mà người xem tiếp
nhận được khi nhìn hình ảnh.Tiếng động được sử dụng khi cần thiết để khắc
21


họa rõ hơn nội dung vấn đề.Thường trong phóng sự truyền hình phần tiếng
động bên ngồi tác giả hay lấy 1 bản nhạc hay tiếng động nào đó phù hợp với
vấn đề cần phản ánh.Cái này thì cũng cịn tùy vào nội dung phóng sự đó và
cách thức thể hiện của tác giả.
Câu 4:Một phóng sự truyền hình theo em được biết thì cũng tuân thủ
theo kết cấu mở ,trung ,kết.Vây anh có lời khuyên nào đối với những người
mới tìm hiểu và muốn làm phóng sự truyền hình như em về cách thức làm
cũng như làm như nào để có được 1 phóng sự hay và đáp ứng đầy đủ thơng
tin phản ánh?
B:Kết cấu của 1 phóng sự truyền hình thường có 3 phần Mở,trung và
kết như em nói để đảm bảo lượng thơng tin đầy đủ tồn vẹn được phản
ánh.Nói về cách thức làm thì mỗi người lại có một lựa chọn khác nhau .Với
người này thì vấn đề này đưa lên đầu ,nhưng người khác lại cho nó xuống
phần thân của phóng sự .Nhưng tất cả các cách làm đều mong muốn đưa đến
1 kết quả cuối cùng là tạo ra 1 phóng sự truyền hình hay và hấp dẫn.Theo
kinh nghiệm của một người làm phóng sự như anh thì anh thấy .
+Phần nêu vấn đề :Mở bài giới thiệu bối cảnh làm nảy sinh sự kiện
,trong phần này tác giả chú ý đưa ra những cảnh giúp cho người xem liên
tưởng đến vấn đề sẽ nói đến và phải tạo cho họ sự thu hút muốn khám

phá.Nhà báo Lại Văn Sâm đã từng nói về vấn đề này như sau :” Nên bắt đầu
phóng sự bằng một cái gì đó bất thường để thu hút sự chú ý của khán giả về
vấn đề mà mình sẽ đặt ra, bởi vì khi khi người ta bắt đầu một chương trình
phải gây được ấn tượng, tạo ra sự chú ý cho người xem bằng những tình
huống gay cấn. Và do vậy “ Tít” của phóng sự rất quan trọng”
+Phần giải quyết vấn đề :Là phần chứa đựng thông tin quan trọng nhất
của phóng sự truyền hình trong đó tác giả đưa ra những hình ảnh ,âm thanh
,lời bình ..để thể hiện nội dung vấn đề một cách cụ thể chi tiết và thu hút

22


nhất.Trong phần này cần chú ý lựa chọn hình ảnh sát thực ,phù hợp với nội
dung vấn đề.Lời bình phải khớp với hình ảnh,kị nhất trường hợp hình ảnh
chạy trước rồi mới đến lời bình hoặc ngược lại nên phải hết sức cẩn thận.Và
tất cả các yếu tố trên đều phục vụ cho 1 nội dung xuyên suốt thống nhất từ
đầu đến cuối tác phẩm.
+Phần kết thúc vấn đề :Đây là phần đánh giá tổng quát sự kiên vàu nêu
trên cũng như bày tỏ quan điểm của chính người làm phóng sự.Trong phần
này tác giả cũng cần đưa ra những ý tưởng độc đáo mới lạ tạo sự sâu lắng đi
sâu vào lịng người xem.Nếu như so sánh thì phần mở đầu tác phẩm là hé mở
cánh của mời gọi đến với nhà của mình thì phần kết thúc giống như những
phút lưu luyến tiễn khách cho những lần gặp gỡ lần sau.1phong sự thành công
phải là 1 phong sự khi tiễn khách về rồi mà người ta vẫn muốn ở lại hay ít
nhất sẽ hứa hẹn quay lại vào lần sau.Làm được điều này hoàn toàn do tác giả
tạo nên sản phẩm đó.
Câu hỏi 5:Em cũng tìm hiểu và biết để làm 1 phóng sự truyền hình
gốm 2 bước lớn là tiền kì và hậu kì nhưng chưa rõ vài trò chức năng của
những người tham gia trực tiếp vào sản xuất sản phẩm đó.Và phần hậu kì (dàn
dựng ) người dựng sẽ làm công việc cụ thể như nào .Anh cho em được biết.

B:1 phóng sự truyền hình không phải là sản phẩm cá nhân mà là sự góp
sức của nhiều người.(tùy theo mức độ,quy mơ lớn nhỏ của phóng sự đó mà
quyết định đến số lượng người tham gia cùng làm ).Thơng thường để làm 1
phóng sự thì cần cso 3 người chính :Biên Tập viên (đóng vai trò chủ đạo),
người quay phim và người dựng.Vai trò cũng như nhiệm vụ chủ yếu của
những người đó được phân cơng như sau :
+ Giai đoạn tiền kì:Biên tập viên và người quay phim cùng làm .Trước
tất cả các vấn đề cũng như chọn hình ảnh nào để quay 2 người phải bàn bạc
với nhau thật kĩ để phối hợp ăn ý cùng làm.Biên tập viên nói với người quay ý

23


đồ của mình để người quay phim nắm được lúc đó mới lia máy chính xác để
chộp những hình ảnh đắt.Có nghĩa là biên tập viên và người quay đã xây dựng
sẵn kịch bản ngay trên ống kình máy quay.Trong bước làm này cần nhất là sự
hiểu nhau để phối hợp thật ăn ý giữa biên tập viên và người quay để tránh tình
trạng mất thời gian quay nhiều mà thu được tồn hình ảnh “lỗng “ khơng trọng
tâm.Ví dụ :1 phóng sự dài từ 1,5 phút -2 phút thì cố gắng làm sao người quay chỉ
quay trong khoảng từ 5-6 phút để khi về cắt cúp cho nhanh và trọng tâm.
+Giai đoạn hậu kì :Là phần dựng .Lúc này người quay phim được giải
phóng nếu như mọi đúp hình quay được đều ổn và không phải quay lại.Biên
tập viên lại nói lại cho người dựng biết ý đồ của mình là làm điều này điều kia
để cho người dựng nắm được.Và người dựng sẽ cùng biên tập viên ngồi cắt
,chỉnh sửa hình ảnh ,biên tập viên viết lời bình lồng vào và chọn tiếng động bên
ngoài cho vào nếu cần thiết .2 người sẽ cùng làm để ra đến sản phẩm cuối cùng.
Về kĩ thuật dựng thì anh cũng nói qua một chút như sau :Trong tác
phẩm truyền hình và điện ảnh người ta thường dùng 3 Montage như sau :
Montage logic: Dựng các cảnh phim nối với nhau theo hợp với logíc
trong đó sử dụng các thủ pháp như: nối liên tục, chống mờ, lên sáng, xuống tối

Montage ý: được hiểu là sự va chạm giữa các cảnh phim và do đó nảy
sinh ra một ý mới, một hình tượng mới mà nếu để những cảnh đó nảy ra một
ý mới mà nếu để riêng tách rời nhau thì ý đó hình tượng đó khơng thể tồn tại.
Phương pháp này hay được sử dụng trong các phim tài liệu và nghệ thuật.
Montage nhịp điệu: Nó có khả năng tác động về mặt nghệ thuật nhưng
khó áp dụng cho truyền hình nhiều, phá vỡ tính chân thực của hành động.
Trong phóng sự truyền hình chủ yếu sử dụng loại Montage logic và
Montage ý
Đó chỉ là một vài ý kiến của anh rút ra trong q trình tác nghiệp.Cịn
đề làm được 1 phóng sự truyền hình hay và hấp dẫn em cứ học hỏi thật nhiều,
đọc sách báo và hỏi những người đi trước.Chúc em thành công.
24


MỤC LỤC

Phần I: Lý thuyết.............................................................................................1
1.Tìm hiểu về thể loại phóng sự........................................................................1
2. Các dạng phóng sự........................................................................................6
3. Giới thiệu về phóng sự truyền hình...............................................................6
3.1: Giới thiệu chung về phóng sự truyền hình :Vai trị ngày càng tăng của
phóng sự truyền hình ........................................................................................6
3.2: Khái niệm về phóng sự truyền hình :.........................................................8
3.3: Các quan điểm phân loại phóng sự truyền hình :......................................8
4. Kĩ năng và cách thức làm phóng sự truyền hình.........................................11
4.1: Các yếu tố chính cấu thành trong phóng sự truyền hình..........................11
4.2: Các bước làm 1 phóng sự truyền hình :...................................................13
Phần II: Thực hiện bài phóng vấn...............................................................18

25



×