Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

5 vấn đề bệnh thành tích trong giáo dục được đăng tải trên báo chí hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.26 KB, 27 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: LỊCH SỬ LÝ LUẬN BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI
ĐỀ TÀI:

VẤN ĐỀ BỆNH THÀNH TÍCH TRONG GIÁO DỤC
ĐƯỢC ĐĂNG TẢI TRÊN BÁO CHÍ HIỆN NAY
(Khảo sát báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh và Báo Giáo dục & Thời đại
từ tháng 1/2009 đến tháng 3/2010)


A. Đề Tài
Vấn đề bệnh thành tích trong giáo dục được đăng tải trên báo chí
hiện nay (Khảo sát báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh và báo Giáo dục &
Thời đại từ tháng 1/2009 đến tháng 3/2010).
I. Lịch sử vấn đề:
Các bậc vĩ nhân trong hoạt động và lãnh đạo cách mạng đã xác định vị
trí vai trị của giáo dục là nhân tố thiết yếu mở đường cho sự nhận thức và cải
tạo thế giới đồng thời cũng là vấn đề có ý nghĩa sống cịn của cuộc cách
mạng. Các Mác cho rằng " Chỉ có cái chưa biết, chứ khơng có cái khơng biết"
[l li. Cịn V.I. Lê-nin thì: "Học, học nữa, học mãi" [II]. Ở Việt Nam, Đảng và
Nhà nước ta luôn coi trọng, đặt giáo dục lên quốc sách hàng đầu. Chủ tịch Hồ
Chí Minh vĩ đại đã khẳng định: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích
trăm năm trồng người"[11]. Giáo dục là thước đo, cũng là nền tảng cho sự
phát triển của đất nước. Giáo dục có một vị trí vơ cùng quan trọng, điều này
được thể hiện trong Hiến pháp, nghị quyết của Đảng, trong các chủ trương,
chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Hơn 35 năm kể từ ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, Việt Nam đang
trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, đưa nước ta ngày càng giàu mạnh. Để có được những thành
tựu như ngày hơm nay thì giáo dục đóng vai trị to lớn trong công cuộc dựng
xây, phát triển của đất nước. Đồng hành cùng với những bước tiến như vũ bão


của dân tộc, giáo dục cũng đạt được khơng ít thành tích, song, vẫn còn tồn tại
nhiều "căn bệnh" trầm kha. Những căn bệnh này có nguy cơ lan rộng, là
nguyên nhân chính dẫn đến sự tụt dốc về chất lượng giáo dục Việt Nam.
Chưa bao giờ ngành giáo dục lại liên tục gặp phải vấn đề nhức nhối
như những năm vừa qua- những vấn đề này không phải mới xuất hiện, hay
bây giờ mới có, mà nó đã tồn tại trong lịng giáo dục hàng chục năm nay,
thậm chí, là từ xưa đến nay. Những vấn đề này tồn tại ở bất kì nền giáo dục
2


nào, cho dù tiên tiến như Âu - Mỹ, và quan trọng là nó ảnh hưởng khơng nhỏ
đến tồn nền giáo dục. Đây thực sự là những ung nhọt, gây bức xúc và quan
tâm lớn của xã hội. Từ vụ thầy giáo Đỗ Việt Khoa tố cáo gian lận thi cử tại
trường THPT Phú Xuyên A - Hà Tây, vụ gian lận bằng cấp ở Hải Phòng, vụ
nâng điểm thi cao học ở Đại học Huế, vụ "đổi tình lấy điểm" Ở Trường CĐ
Phát thanh Truyền hình 1, cho đến vụ học xong lớp 5 vẫn mù chữ tại trường
Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị...
Báo chí đã góp phần phanh phui những sự việc trên ra ngồi cơng luận và đã
tốn khơng ít giấy mực cũng như tâm huyết để nói đến "những tồn tại phi lý"
của ngành giáo dục, từ đó các cơ quan chức trách mới vào cuộc. Tất cả những
tiêu cực trong ngành giáo dục đều được theo dõi, cập nhật liên tục, nóng bỏng
trên các mặt báo, để người đọc có cái nhìn thực chất hơn, đa chiều hơn về
thvc trạng nền giáo dục nước nhà. Trên thực tế, chất lượng nền giáo dục Việt
Nam như thế nào, có thực sự như những con số mà những-nhà quản lý giáo
dục đưa ra hay không, hay chỉ chạy theo căn bệnh thành tích? Làm thế nào để
chấm dứt, để chữa trị tận gốc những ung nhọt đang làm hại ngành giáo dục?
Trước tình trạng trên, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị về chổng tiêu
cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Ngày 12/7/2006, tại phiên
họp thường kỳ của Hội đồng giáo dục quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
nói: "Ngành cần chấn chỉnh ngay tình trạng dạy thêm, học thêm, khắc phục

tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích của ngành giáo dục, xây dựng đội ngũ
giáo viên đạt chuẩn, nâng cao chất lương giáo dục, nghiên cứu phát triển các
trường dạy nghề gắn với nơi sử dụng, phân cấp mạnh quyền chủ động cho các
trường đại học...". Ngày 28/7/2006, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Kế
hoạch tổ chức cuộc vận động "Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục" kèm theo Quyết định số 3859/QĐ-BGDĐT-VP.
Cuộc vận động này ngay lập tức đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân, dư
luận xã hội và báo chí. Trong các vấn đề tiêu cực của giáo dục, tuy không gây
nhức nhối bằng vấn nạn gian lận trong thi cử, nhưng bệnh thành tích là một
3


căn bệnh nguy hiểm cần được chữa trị ngay, bởi nó ăn sâu vào tiềm thức của
nhiều thế hệ. Bệnh thành tích khơng chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục,
của nhà trường, của thầy cơ, mà nó cịn là trách nhiệm của mỗi gia đình, của
phụ huynh và của học sinh.
Nhà nước ta nói chung và Bộ GD&ĐT nói riêng đã tuyên chiến với vấn
nạn tiêu cực, đặc biệt là bệnh thành tích trong giáo dục. Để đạt được kết quả
tốt nhất, khơng chỉ địi hỏi Đảng và Nhà nước có chủ trương, chính sách đúng
đắn, những biện pháp mạnh tay, mà còn đòi hỏi cả sự chung tay giúp sức của
toàn xã hội, tạo sự đồng thuận và hưởng ứng của tồn thể nhân dân, trong đó
báo chí với ngịi bút sắc bén và cơng tâm của mình, có nhiệm vụ vơ cùng
quan trọng trong cơng cuộc đấu tranh với bệnh thành tích trong giáo dục.
Chính vì thế, tơi đã chọn đề tài: "Vấn đề bệnh thành tích trong giáo dục trên
báo chí hiện nay (Khảo sát báo Tuổi trẻ và báo Giáo dục - Thời đại từ tháng
1/2009 đến tháng 3/2010)" làm khóa luận tốt nghiệp ĐH của mình.
Lĩnh vực nghiên cứu về giáo dục cũng như tiêu cực trong giáo dục ở
Việt Nam khơng cịn q mới mẻ trong những năm gần đây. Sự né tránh đề tài
được coi là nhạy cảm này đã lùi vào q khứ. Đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu, cuốn sách, bài viết về tiêu cực trong giáo dục.

Tuy nhiên, tính đến nay chưa có một cơng trình khoa học nào nghiên
cứu sâu cụ thể vấn đề bệnh thành tích trong giáo dục - một khía cạnh của tiêu
cực trong giáo dục. Vì thế, đây là một đề tài tương đối mới mẻ và mang tính
phát hiện, cũng là một khó khăn không nhỏ đối với tác giả trong nghiên cứu
và thực hiện đề tài.
II. Phân tích lý giải trên cơ sở lý luận và thực tiễn:
1. Lý luận chung về bệnh thành tích trong giáo dục
1.1. Một số khái niệm
- Giáo dục:
"Giáo" nghĩa là dạy, là sự rèn luyện về đường tinh thần nhằm phát triển
trí thức và huấn luyện tình cảm đạo đức. "Dục" nghĩa là ni nấng, săn sóc về
4


mặt thể chất. Vậy giáo dục là một sự đào luyện con người về cả ba phương
diện: trí tuệ, tình cảm và thể chất.
Giáo dục là sự săn sóc, dạy dỗ trẻ em hoặc về phương diện trí tuệ hoặc
về phương diện thể chất.
Giáo dục là các quá trình qua đó một người phát triển các khả năng,
thái độ sống và các cách xử thế tích cực trong xã hội mà người ấy sống.
Giáo dục là quá trình xã hội theo đó con người phải tuân theo sự ảnh
hưởng của mơi trường sống đã được chọn lựa và kiểm sốt (đặc biệt là mơi
trường học đường) để con người có thể đạt được khả năng xã hội và sự phát
triển khả năng cá nhân tốt nhất.
Nói đến giáo dục là nói đến việc dạy, việc truyền thụ kinh nghiệm, kỹ
năng, kiến thức của người dạy cho người học.
Từ Điển Tiếng Việt có ghi: "1. (động từ). Hoạt động nhằm tác động một
Cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào
đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như
yêu cầu đề ra. 2. (danh từ) Hệ thống các biện pháp và cơ quan giảng dạy giáo

dục của một nước" [15, tr. 492].
Các quan niệm trên đều cùng có một nội hàm, được biểu hiện trên hai
mặt: triết lý giáo dục và khoa học giáo dục. Triết lý giáo dục là sự áp dụng
của triết học tự thân đối với việc nghiên cứu những vấn đề nằm trong phạm vi
giáo dục. Khoa học giáo dục là sự giúp đỡ với ý nghĩa phương pháp kỹ thuật,
công cụ sẽ được dừng để nghiên cứu những mục đích được hoạch định thông
qua triết lý giáo dục. Mối quan hệ giữa khoa học và triết ly giáo dục bình
đẳng mật thiết khơng thể tách rời. Đây chính là ý nghĩa đích tn~T~ cưa giáo
dục.
- Thành tích:
Thành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết
quả đó khơng chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân. tuy rằng phần

5


lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để
đạt thành tích chính là lợi ích cho mình.
Thành tích là cái mà người ta đạt được cao hơn mức bình thường.
Theo từ Điển Tiếng Việt: "Thành tích là kết quả tốt đẹp do nỗ lực mà
đạt được" [15, tr.1137].
- Bệnh:
Bệnh là thói xấu hoặc khuyết điểm về tư tưởng, làm cho có những hành
động đáng chê trách hoặc gây hại.
Theo từ Điển Tiếng Việt: "1. trạng thái cơ thể hoặc bộ phận cơ thể hoạt
động khơng được bình thường, 2. trạng thái hư hỏng bộ phận làm cho máy
móc hoạt động khơng bình thường, 3. thói xấu làm cho có những hành động
đánh chê trách hoặc gây hại"[15, tr. 76].
- Bệnh thành tích:
Xét về góc độ tích cực thì thành tích chính là động lực để chúng ta phấn

đấu và người yêu thành tích khơng thể coi là xắn, mà ngược lại, đó là nét đẹp
nên khuyến khích. Tuy nhiên, nó lại được gắn cho hụt căn bệnh - bệnh thành
tích - mà đã là bệnh thì rõ ràng khơng tốt, bởi những thành tích đó là ảo,
khơng có được do nỗ lực thực sự của con người.
Ngay từ năm 1947, trong "Sửa đổi lối làm việc", Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã chi ra căn bệnh "thành cơng ít thì st ra nhiều, cịn khuyết điểm thì giấu
đi" chính là bệnh "giả dối"[8]. Vậy, trọng bệnh hiện nay mà ngành GD&ĐT
quyết liệt lên án và nói khơng với nó, nên và cần gọi đúng tên là "bệnh giả
dối". Chủ tịch Hồ Chí Minh - với tầm nhìn đi trước thời đại của mình - đã
nhìn ra một căn bệnh nguy hiểm của xã hội ngay từ hơn 60 năm trước. Giáo
dục là tế bào của xã hội, không tránh khỏi mắc căn bệnh trên, thậm chí là mắc
một cách trầm trọng.
Bệnh thành tích thực chất là bệnh dối trá, nói dối hoặc làm dối về để
tạo ra những thành tích khơng có thực để làm lợi cho mình.

6


1.2. Thực trạng của bệnh thành tích trong giáo dục hiện nay
Bệnh thành tích là một căn bệnh đã có từ rất lâu. Nó ăn sâu vào tiềm
thức của nhiều người, nhiều thế hệ, thậm chí, nó được coi như là một sự
đương nhiên vốn phải có. Đã có nhiều cá nhân, nhiều bài báo lên án căn bệnh
này, những mới chỉ trên bề mặt, mà chưa có sự đấu tranh kiên quyết nên chỉ
như "muối bỏ bể".
Phải đến năm 2006 là một năm "bước ngoặt", khi có rất nhiều hiện
tượng tiêu cực trong giáo dục bị phanh phui thì xã hội mới có cái nhìn đầy đủ
và thực tế hơn về tiêu cực nói chung và bệnh thành tích trong giáo dục nói
riêng. Một xã hội văn minh, hiện đại thì khơng thể chấp nhận khi ngành giáo
dục - một ngành đào tạo và góp phần xây dựng nên nhân cách con người - lại
nhiễm phải một căn bệnh thành tích trầm kha như vậy. Khi người đào tạo bị

nhiễm bệnh thành tích thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là
những thế hệ bị nhiễm bệnh thành tích. Quả là tai hại cho xã hội nếu như căn
bệnh này vẫn tiếp tục hoành hành trong ngành giáo dục như hiện nay. Khi
bệnh thành tích liên tục bị phanh phui lên báo chí cũng như các phương tiện
truyền thông đại chúng, xã hội mới thấy rõ thực trạng của nó thật đáng báo
động.
Theo thống kê của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, tỷ
lệ tốt nghiệp THPT năm 2007- năm đầu tiên cả nước thực hiện cuộc vận động
"hai không" do Bộ GD&ĐT phát động - trên toàn quốc là 67,5% (năm 2006
con số này là 92%). Số thí sinh trượt tốt nghiệp lên tới trên 300.000 em. Dù
rằng, toàn ngành giáo dục đã dự đoán từ trước về một kết quả không cao như
trước sau những biện pháp cương quyết, song, hẳn vẫn làm sững sờ nhiều vị
hiệu trưởng, nhiều nhà quản lý giáo dục và dư luận. Có tỉnh chỉ vẻn vẹn 14%
đỗ, thậm chí, nhiều trường khơng có một học sinh nào đỗ tốt nghiệp. Vậy con
số 98,99% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT tại hầu hết các tỉnh thành trong hàng
thập kỷ qua là gì? Khơng có câu trả lời nào sịng phẳng và thích đáng hơn là:
Bệnh thành tích đã lộ diện một cách rõ ràng! Từ kết quả của kỳ thi nghiêm túc
7


này, dư luận có quyền đặt câu hỏi: Vậy chất lượng của hàng loạt bằng cấp từ
cao đẳng đến đại học và thậm chí cao hơn nữa trong suốt nhiều năm qua liệu
có đảm bảo? Nếu khơng có bệnh thành tích, hẳn sẽ khơng sinh ra nạn "ngồi
nhầm lớp" khá phổ biến hiện nay, hẳn năm 2007 khơng thể có tới hơn
300.000 học sinh "ngồi nhầm lớp" trong suốt 12 năm đèn sách. Liệu Bộ
GD&ĐT sẽ phải duy trì đợt thi "đỗ vớt,, đến bao giờ? Công sức và tiền bạc
của từng ấy gia đình cho con em mình ăn học quả là không nhỏ. Rõ ràng căn
bệnh trầm kha này "nặng" hơn người ta tưởng rất nhiều.
Trong một lần gặp gỡ với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân,
thầy giáo Đỗ Việt Khoa, giáo viên trường Trung học Phổ thơng Vân Tảo

(Thường Tín, Hà Nội) - người dũng cảm tố cáo những tiêu cực trong kỳ thi tốt
nghiệp Trung học Phổ thông năm 2006 ở Hà Tây cũ từng phản ảnh: "Trường
em, có lớp học sinh học đến lớp 11 rồi mà chả biết gì. Ví dụ nhu lớp 11K và
lớp 11M có lần em đố thế này "Ai làm được phép tốn 1/3 + 1/4 bằng bao
nhiêu tơi cho lên lớp ". Cả lớp không ai trả lời được, chỉ có 1 em trả lời là
bằng 2/7. Em đó làm bằng cách cộng đơn thuần tử số với tử số, mẫu số với
mẫu số" [27]
Cho đến nay, đã bốn năm kể từ ngày phát động phong trào hai khơng",
tưởng rằng bệnh thành tích đã khơng cịn chỗ đứng trong giáo dục sau bước
ngoặt ấy, nhưng thực chất, để tiêu diệt tận gốc căn bệnh này, cần một quãng
thời gian rất dài. Không thể phủ nhận rằng, những năm vừa qua, ngành giáo
dục Việt Nam đã có những nỗ lực rất to lớn, bệnh thành tích đang dần được
chữa trị. Trong cuộc đối thoại trực tuyến với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn
Thiện Nhân với chủ đề "Giáo dục Việt Nam trước thềm năm học mới" qua
Cổng thông tin điện tử của Chính phủ chiều 31/8/2009, khi một giáo viên đặt
câu hỏi "Những việc và ơng cho rằng mình đã làm thành công?", Bộ trưởng
Nguyễn Thiện Nhân đã trả lời: "Đó là chuyển biến rõ rệt trong việc khắc phục
bệnh thành tích trong giáo dục và tiêu cục trong thi cử... " [25]

8


1.3. Những biểu hiện của bệnh thành tích trong giáo dục
Những biểu hiện của bệnh thành tích vơ cùng đa dạng, nhưng tựu
chung lại đều chạy theo thành tích ảo mà bản thân con người chưa hoặc
khơng có được. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện
Nhân đã nhận xét: không chỉ "các thầy cô, các trường ham muốn thành tích
bằng kết quả thi cử cao" mà "hàng chục triệu phụ huynh và học sinh chính là
đồng tác giả của bệnh thành tích". Bộ trưởng cho rằng, căn bệnh thành tích
hiện nay ở các địa phương có 3 dạng chung thường gặp: Ln đưa tiêu chí

phấn đấu cao nhưng lại không sát, không phù hợp với thực tiễn, dẫn đến
khơng đủ khả nang hồn thành nên buộc phải báo cáo sai sự thật; Các địa
phương trong báo cáo chỉ thiên về mặt tốt mặt ưu điểm, chưa mạnh dạn nhìn
nhận thẳng những khuyết điểm, yếu kém của mình; Chất lượng giáo viên học
để đạt chuẩn chưa thực, chỉ xuê xoa để lấy thành tích [24].
Bệnh thành tích biểu hiện ở hai khía cạnh: hệ thống giáo dục và gia
đình. Ở hệ thống giáo dục, đó là các hiện tượng học sinh "ngồi nhầm lớp",
không đủ điều kiện nhưng vẫn cho lên lớp; báo cáo không đúng thực chất để
chạy theo thành tích, tự bản thân các thầy cơ nâng điểm của học sinh, sinh
viên để nâng cao thành tích của đơn vị; xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, định
mức phấn đấu, các tiêu chí thi đua chưa bám sát điều kiện thực tế, cịn mang
tính chất duy ý chí hoặc khốn chất lượng cho các trường học; thẩm định,
đánh giá chưa nghiêm túc, chưa yêu cầu cao, còn nương nhẹ để "động viên"
dẫn tới việc đánh giá chất lượng giáo dục hàng năm chưa đúng với thực
trạng... Đối với gia đình, đó là các hiện tượng cha mẹ ép con cái phải thực
hiện những mục tiêu không phù hợp với khả năng của bản thân, ép con cái
học trước chương trình, học quá tải; bản thân người học chạy theo thành tích
cá nhân. học vẹt, học đổi phó để đạt kết quả cao mà khơng thu nhận được kiến
thức vào đầu; học sinh chưa chăm học, còn mang nặng tư tưởng ỷ lại, trông
chờ...

9


1.4. Nguyên nhân và hậu quả của bệnh thành tích trong giáo dục
1.4.1. Nguyên nhân của bệnh thành tích
Bệnh thành tích là căn bệnh két hợp bởi nhiều yếu tố chủ quan và
khách quan
Thứ nhất, những thay đổi trong các chuẩn mực giá trị đạo đức xã hội
tác động vào nhà trường.

Thứ hai, bệnh thành tích khơng phải là thứ bệnh riêng của ngành giáo
dục.
Thứ ba, xã hội, gia đình, phụ huynh, học sinh, giáo viên đều muốn con
em mình, học sinh mình ngoan, học giỏi. Đó là nguyện vọng chính đáng,
nhưng điều kiện để đảm bảo cho chất lượng giáo dục còn nhiều bất cập. Mâu
thuẫn nảy sinh Ai khơng vững vàng người đó bị lùa theo "thành tích".
Thứ tư, các chính sách ở tầm vĩ mơ cũng là yếu tố kích thích cho bệnh
thành tích trong giáo dục như: Quy định học sinh tiểu học không lưu ban hoặc
khống chế tỷ lệ lưu ban thấp; tiêu chuẩn học sinh cử tuyển, học sinh vào học
trường dân tộc nội trú và trường Vùng cao Việt Bắc phải là đạo đức tốt, văn
hoá giỏi, nên học sinh muốn vào bằng mọi cách phải đạt các tiêu chí trên. Bên
cạnh đó các cấp, các ngành còn chủ quan trong việc đưa ra các chỉ tiêu phấn
đấu. Thông thường, muốn phát triển người ta đều phải đặt ra nhũng mục tiêu
cao hơn để phấn đấu vươn tới, song, mục tiêu đó cần phải dựa vào thực lực,
có cơ sở khoa học và phải phù hợp với điều kiện của từng địa phương, đơn vị,
chứ không phải bằng mong muốn chủ quan. Một thầy giáo đang dạy ở bậc
THPT cho biết: "Nếu như tỉ lệ học sinh tốt nghiệp hoặc lên lớp thấp thì khơng
những nhà trường mất danh hiệu tiên tiến mà các giáo viên còn cắt hết danh
hiệu cá nhân như lao động giỏi, lao động tiên tiến... Vì vậy, khơng giáo viên
nào dám để học sinh ở lại lớp, cho dù học lực của học sinh có yếu, điểm kiểm
tra eo thấp thì cũng phải nâng để chúng lên lớp cho đạt chỉ tiêu..." [30].

10


Thứ năm, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục khơng hẳn tất cả đều
thích danh hiệu Giỏi, nhưng chắc chắn không ai muốn được gắn danh hiệu
Kém. Đây là đặc thù rất riêng của nghề nghiệp.
Thứ sáu, gia đình Việt Nam có phần nng chiều và khơng đề cao tính
tự lập cửa con cái. Các cháu Ở tuổi Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT là

trung tâm của cả gia đình lớn, áp lực địi hỏi có kết quả "đẹp" trong học tập và
rèn luyện cũng là gánh nặng với ngành giáo dục.
Thứ bảy, các cơ quan chính quyền địa phương khi duyệt kế hoạch phát
triển giáo dục hàng năm đều giao chỉ tiêu "năm sau cao hơn năm trước". Xét
danh hiệu thi đua của ngành giáo dục dựa trên tiêu chí tỉ lệ học sinh tốt nghiệp
và lên lớp là chính. Mọi danh hiệu như trường, lớp tiên tiến, lao động giỏi, lao
động tiên tiến... đều từ đó mà ra. Chính vì vậy, các trường, các tổ chức giáo
dục thường tìm mọi cách tạo ra một tỉ lệ tốt nghiệp hoặc lên lớp cao để được
khen thưởng.
Cuối cùng nguồn lực đảm bảo chất lượng giáo dục luôn căng thẳng,
nhân dân thường có tư tưởng trơng chờ, ỷ lại; xã hội hoá giáo dục chưa được
tiến hành một cách hiệu quả.
1.4.2. Hậu quả của bệnh thành tích
Chất lượng giáo dục quyết định chất lượng nguồn nhân lực và ảnh
hưởng trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội của đất nước. Bệnh thành tích
đem lại cho chúng ta cảm giác ảo về chất lượng giáo dục được nâng lên vượt
bậc không ngừng. Điều này được khẳng định qua kết quả thi tốt nghiệp và tỉ
lệ lên lớp hàng năm của các bậc học phổ thông. Khi sự ảo tưởng đạt đến cao
trào sẽ triệt tiêu những động lực phấn đấu phát triển giáo dục, phát triển kinh
tế xã hội. Bệnh thành tích sản sinh ra một thế hệ những con người bằng cấp
thật. trình độ giả, có đóng góp hạn chế hoặc gây hại cho xã hội. Khơng có ai
khác hơn là xã hội phải gánh chịu rủi ro và chi phí cao hơn, một sự lãng phí
nghiêm trọng về thời gian và tiền bạc, hậu quả của bệnh thành tích. Khi nguồn
nhân lực thiết yếu cho sự phát triển kinh tế bị méo mó nghiêm trọng cả về số
11


lượng lẫn chất lượng, các doanh nghiệp đành phải chấp nhận "hàng giải lẫn
lộn với "hàng thật" và phải dành thêm ngân sách để đào tạo và huấn luyện lại
sau khi tuyển dựng. Bệnh thành tích tổn hại tới mọi nỗ lực tăng trưởng và

phát triển: là gánh nặng với phụ huynh học sinh nghèo; gây sức ép đối với
ngân sách giáo dục khiến cho học sinh khơng cịn cơ hội được cung cấp các
tài liệu cần thiết và không có một mơi trường học tập thuận lợi; tạo ra sản
phẩm là những học sinh, sinh viên có trình độ yêu kém, có đóng góp hạn chế
hoặc gây hại cho nền kinh tế và nhà nước.
Các phụ huynh học sinh và các học sinh chính là nạn nhân của bệnh
thành tích hơn là "đồng tác giả". Khi sự lây nhiễm của bệnh thành tích nã đỡ
thành phổ biến, làm gì có ai được miễn dịch? Cuối cùng, các phụ huynh và
các học sinh phải tự nhận lấy những hậu quả và gánh nặng to lớn mà bệnh
thành tích đã để lại Bệnh thành tích sẽ gây ra sự mất lịng tin của phụ huynh
và học sinh đối với sự chân chính của các cơ sở giáo dục. Nếu người dân, đặc
biệt là giới trẻ nghĩ rằng việc tuyển sinh và cho điểm có thể mua bằng tiền thì
vận mệnh của đất nước trong tương lai hết sức nguy ngập. Đánh mất niềm tin
chính là sự mất mát khó địi lại được nhất.
Bệnh thành tích nói riêng và tiêu cực trong giáo dục nói chung ảnh
hưởng đến con người hơn bất kì lĩnh vực nào khác trong xã hội do giáo dục là
lĩnh vực lớn nhất, với nhiều người tham gia nhất, với tài sản quốc gia lớn nhất
và là nơi tạo ra nguồn nhân lực và các nhà lãnh đạo tương lai của đất nước. Vì
thế chống bệnh thành tích khơng chỉ có ý nghĩa làm lành mạnh hóa nền giáo
dục mà còn làm xã hội tốt đẹp hơn, tạo ra nhiều công dân tốt hơn và chuẩn
mực hơn thang bậc giá trị trong xã hội. Bằng cấp sẽ trở thành giấy thơng hành
thực sự trong cuộc đời Vì vậy trong thời điểm này và trong tương lai lâu dài,
chống bệnh thành tích trong giáo dục phải là tiêu điểm, là bàn đạp để tạo ra
những giá trị mới và động lực cho đất nước. Có như vậy, nước ta mới không
sống mãi với nghèo nàn, lạc hậu.

12


2. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề bệnh

thành tích trong giáo dục
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Giáo dục nhằm đào tạo những người kế
tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành,
các cấp Đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tum hơn nữa đến
sụ nghiệp này. phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục
của ta lên những bước phát triển mới"[7, tr. 404]. Giáo dục và đào tạo luôn là
mối quan tâm đặc biệt của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, trong đó thể hiện
bằng sự đầu tư của ngân sách nhà nước cho gián dục và đào tạo không ngừng
tăng lên. Từ năm 1998 đến năm 2010, trong điều kiện tài chính cịn hạn hẹp,
Nhà nước vẫn quyết định tăng dần đầu tư cho giáo dục và đào tạo từ mức hơn
130/0 lên 20% tổng chi ngân sách nhà nước (1998: 13,7%; 2000:15%; 2006
18,6%; 2007, 2008, 2009 và 2010 là 20%) [29]. Với tỷ lệ chi ngân sách cho
giáo dục như trên, nước ta thuộc nhóm nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao của
thế giới. Tuy nhiên, do quy mô ngân sách của nước ta còn nhỏ, nên tổng mức
ngân sách dành cho giáo dục cịn ít, mức chi bình qn cho một học sinh, sinh
viên còn rất thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Bên cạnh tăng
ngân sách nhà nước cho giáo dục, để thực hiện mục tiêu ai cũng được học
hành với chất lượng ngày càng tốt hơn Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện
nhiều chủ trương, biện pháp hỗ trợ học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo
thuộc các đối tượng chính sách, vùng miền núi dân tộc, vùng có điều kiện
kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn và con em các hộ gia đình nghèo đi học...
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ ra
những bất cập, yếu kém: "Công tác quản lý giáo dục, đào tạo chậm đổi mới và
còn nhiều bất cập. Thanh tra giáo dục còn nhiều yếu kém; nhũng hzện tương
tiêu cực như bệnh thành tích, thiếu trung thực trong đánh giá kết quả giáo dục,
trong học tập, tuyển sinh, thi củ, cấp bằng và tình trạng học thêm, dạy thêm
tràn lan kéo dài, chậm được khắc phục" và chỉ đạo "tập trung khắc phục

13



những tiêu cực trong dạy thêm, học thêm, thi củ; tuyển sinh, đánh giá kết qua
học tập và cấp chứng chỉ, văn bằng." [3, tr. 171+209]
Trước những vấn nạn nhức nhối của ngành giáo dục liên tục bị phanh
phui, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách kịp thời để
khắc phục và thể hiện sự quan tâm tới giáo dục nước nhà. Ngày 8/9/2006, Thủ
tương Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ra chỉ thị số 33/2006/CT-TTg về
chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, các biểu hiện tiêu cực và bệnh thành tích trong lĩnh vực
giáo dục khơng những khơng giảm bớt mà cịn có xu hướng tăng lên. Các
biểu hiện này đã và đang xói mòn các nguyên tắc cơ bản của giáo dục và gây
tác hại lân dài cho xã hội. Do đó, "việc chống tiêu cực và khắc phục bệnh
thành tích trong giáo dục chỉ có thể đạt kết quả thực sự và bền vững nếu có sự
chỉ đạo kiên quyết của các cấp ấy đảng, chính quyền các cấp và có sự phối
hợp chặt chẽ cua các đoàn thê, tổ Chức, của gia đình và phụ huynh học sinh".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ đạo: "...Không áp đặt các chỉ tiêu về
kết quả thi, lên lớp, tốt nghiệp một cách hình thức, không phù hợp với thực
tiễn; chỉ đạo xử lý nghiêm các tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục ở
đza phương ngay từ đầu các năm học mới, "[18]. Trước tình hình đó, thực
hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã phát động cuộc
vận động "Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo
dựa', coi đây là khâu đột phá để lập lại trật tự, kỷ cương trong dạy và học, làm
tiền đề triển khai những giải pháp khác nhằm khắc phục các yếu kém trong
ngành, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
3. Vai trò của báo chí trong việc phản ánh bệnh thành tích trong
giáo dục
Hoạt động báo chí ln giữ vị trí hết sức quan trọng và là bộ phận
không thể tách rời của sự nghiệp cách mạng. Ngay từ khi ra đời, Đảng ta ln
coi báo chí là ngọn cờ, là vũ khí trong công tác tu tưởng, là phương tiện động
viên nội lực, thắt chặt đại đoàn kết toàn dân, là phương tiện giao lưu, hội nhập

14


quốc tế. Trong suốt q trình phát triển, báo chí cách mạng Việt Nam ngay từ
khi xuất hiện trên diễn đàn xã hội đã trở thành công cụ đắc lực để tuyên
truyền chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, về mọi
lĩnh vực trong xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục... Đồng
thời đây cũng là kênh thông tin phản hồi tâm tu, nguyện vọng của nhân dân
đến với Đảng và Nhà nước. Bao chí thực sự đã trở thành cầu nối giữa Đảng,
Nhà nước và nhân dân, đặc biệt trong công cuộc đấu tranh chống tiêu cực,
tham nhũng, làm rõ những vấn đề nổi cộm, bức xúc, góp phần làm trong sạch
xã hội, hướng tới sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống con
người. Qua báo chí, nhân dân càng thêm tin tưởng vào sự nghiêm minh của
pháp luật, sự lãnh đạo của Đảng, góp phần củng cố uy tín của Đảng với nhân
dân.
3.1. Góp phần tun truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về giáo dục, báo chí Việt Nam giữ vai trị to lớn trong việc đăng
tải nội dung, các quan điểm chỉ đạo của Động đến với nhân dân, học sinh,
sinh viên, những người làm công tác giáo dục..., đồng thời còn là diễn đàn
thể hiện tâm tư nguyện vọng của tồn dân đến với Đảng
Báo chí là cơng cụ góp phần quan trọng giúp hoàn thiện các chủ
trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục. Lợi thế là
kênh thông tin phản hồi hai chiều, một mặt báo chí là diễn đàn đăng tải các
chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục để công chúng có cái nhìn tồn
diện về quan điểm chỉ đạo, lãnh đạo cũng như sự quan tâm, đầu tủ của toàn xã
hội cho giáo dục Việt Nam, nhưng đồng thời cũng thơng qua báo chí, những
nhà quản lý giáo dục, những chuyên gia và người có tâm huyết sẽ tham gia
đóng góp ý kiến để bổ sung, hồn thiện các chủ trương, chính sách đó cho
phù hợp hơn với tình hình thực tế. Chủ trương, chính sách là "ý Đảng, lịng
dân", muốn hiệu quả thì phải nhận được sự đồng thuận của tồn thể xã hội, từ

đó, Đàng và Nhà nước sẽ điều chỉnh một cách hợp lý nhất.

15


Trong bối cảnh tồn cầu hóa thơng tin như hiện nay, báo chí nói riêng
và các phương tiện thơng tin đại chúng trên thế giới nói chung đã có những
bước phát triển như vũ bão. Cùng với xu thế này, báo chí Việt Nam cũng chịu
tác động to lớn và cũng có bước phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, tồn diện
cả về nội dung và hình thức, đồng thời số lượng cũng như chất lượng của các
ấn phẩm phục vụ độc giả ngày càng tăng. Kể từ khi đất nước bước vào thời kì
đổi mới, báo chí khơng chỉ dừng lại ở 4 loại hình: báo in. báo hình, báo nói
báo ảnh mà trong những năm gần đây đã có sự góp mặt của báo điện tử.
truyền hình trực tuyến, truyền hình cáp... Chính sự phong phú, đa dạng về loại
hình đã làm cho bức tranh báo chí ở nước ta ngày càng trở nên phẩm. Phú.
Với lực lượng hùng hậu báo chí Việt Nam đã trở thành món ăn tinh thần khôn
thể thiếu đối với mỗi người và cũng khơng thể phủ nhận vai trị của báo chí
trong cơng tác tuyên truyền về các chủ trương, đường lối, pháp luật của Đảng
và Nhà nước nói chung, về lĩnh vực giáo dục nói riêng. Theo thống kê của Bộ
Thơng tin và Truyền thơng, cho đến tháng 5/2010 cả nước có 706 cơ Li báo
in (trong đó có 76 báo Trung ương, 102 báo địa phương, 528 tạp có 21 báo
điện tử, 160 trang tin điện tử của các cơ quan báo in; 76 đài phát thanh truyền
hình với hơn 17000 người được cấp thẻ nhà báo. [28]
3.2. Báo chí tích cực phát hiện và đầu xanh với các hiện tượng bệnh
thành tích trong giáo dục
Báo chí khơng chỉ thơng tin mà cịn góp phần vào việc phát hiện, làm
rõ và đấu tranh với những biểu hiện của bệnh thành tích trong giáo dục, đây
cũng chính là sự thể hiện tốt chức năng tham gia giám sát, quản lý xã hội của
báo chí.
Ngày 10/1/2007, tại Hội nghị giao ban Cuộc vận động "Nói khơng với

tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục", BỘ trưởng BỘ GD&ĐT Nguyễn
Thiện Nhân đã có những nhận xét, đánh giá về vai trò to lớn của báo chí trong
cuộc chiến chống bệnh thành tích nói riêng và tiêu cực nói chung của ngành
giáo dục: "Tơi rất hoan nghênh háo chí trong thời gian qua đã tích cực hợp tác
16


với Bộ GD&DT trong nhiêu vụ việc chống tiêu cực. Có những vụ việc tiêu
cực ở địa phương mà Bộ khơng biết. V vậy, tơi mong rằng khi báo chí đã nêu
lên những vụ tiêu cực thì cũng đừng "bng" việc xử lý. Báo chí cần tiếp tục
phán ánh việc xử lý như thế nào để xem đã hợp là chưa. Tơi mong rằng báo
chí ln sát cánh cùng chúng tôi để cuộc vận động thành công." Đây thực sự
là những lời khen ngợi hết sức chân thành của người đứng đầu ngành giáo dục
nước ta, đủ chứng tỏ sự thành công và sức lan tỏa mạnh mẽ của những thơng
tin trên báo chí về vấn đề bệnh thành tích trong giáo dục. Bộ trưởng đã thẳng
thắn nhận ra những khuyết điểm của cơ quan quản lý giáo dục, có những tiêu
cực ở địa phương mà trung ương không biết, phải nhờ đến báo chí tiêu cực
mới bị phanh phui. Tiêu cực là cái sai, là cái bị xã hội lên án và ghét bỏ, thậm
chí cịn vi phạm luật pháp quốc gia. Do đó những người tạo ra tiêu cực ln
cố gắng che giấu, thậm chí, bảo vệ nó một cách cực đoan và mù quáng.
Không phải lúc nào các cơ quan quản lý giáo dục cũng có thể phát hiện ra tiêu
cực, nhất lại trong cơ thể" của mình. Bệnh thành tích đã ăn sâu vào tiềm thức
của nhiều người, nhiều thế hệ, do đó càng khó phát hiện, càng khó lên án. Báo
chí với sự cơng tâm của mình đã dũng cảm đấu tranh với những hiện tượng
đó. Nhiều khối u nhọt trong ngành giáo dục được mổ xẻ, nhiều vụ vi phạm có
tính chất quy mơ đã được phơi bày ra ánh sáng... Phần lớn số đó là do cơng
lao của báo chí.
Trên thực tế, cho đến ngày hơm nay, báo chí đã bám sát những hiện
tượng bệnh thành tích để kịp thời phản ánh thơng tin tới dư luận. Chính báo
chí đã góp phần khơng nhỏ trong việc rung tiếng chuông cảnh tỉnh dư luận

trước thực trạng đáng lo ngại của nền giáo dục, thôi thúc và tiếp sức cho cả xã
hội cùng vào cuộc trong cuộc chiến chống bệnh thành tích. Cuộc vận động
"hai không" được ban ra như phát súng hiệu lệnh cổ vũ, mở đường cho báo
chí vào cuộc đấu tranh với bệnh thành tích một cách mạnh mẽ mà trước đây
khá rụt rè, để khi nhiều vấn đề bị phát hiện trên mặt báo, cơng chúng mới
khơng khỏi giật mình bởi những chuyện không thể ngờ tới. Báo Tuổi trẻ TP
17


Hồ Chí Minh ra ngày thứ năm 23/11/2006 có bài: "26 học sinh lớp 6 "ngồi
nhầm lớp". Bài báo phản ánh hiện tượng tại trường THCS Trần Phú (thị trấn
Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) phát hiện đến 26 học sinh lớp 6
đọc chưa thông, viết chưa thạo. Đây là một hiện tượng xưa nay hiếm, khiến
nhiều người ngỡ ngàng. Các em học sinh học sinh đến lớp 6 có thể chưa đọc
thơng, viết thạo do nhận thức kém nhưng ở đây lại không phải vài em mà là
hàng chục em, một số lượng quá lớn. Tại sao một số lượng lớn các em không
đọc thông viết thạo như vậy vẫn được lên lớp đều đặn và đến tận bây giờ mới
bị phát hiện ra Điều đáng nói hơn nữa, trường THCS Trần Phú lại là nơi mà
hiệu quả chất lượng giáo dục được đánh giá cao nhất trong địa bàn huyện
Sông Hinh. Bài báo cũng chỉ thẳng ra ngun nhân của tình trạng trên đó là
tại nhà trường đặt các em "ngồi nhầm lớp". Nếu cứ thẳng tay cho ở lại lớp là
ngay lập tức các em bỏ học. Học sinh không chịu đi học, giáo viên và nhà
trường sẽ "lãnh đủ". Họ phải đến tận nhà năn nỉ các em trở lại lớp, nếu không,
trường sẽ không đạt các chỉ tiêu thi đua.
Báo điện tử Vietnamnet thứ ba ngày 11/5/2010 có bài: "Sợ bị điểm
kém, một học sinh treo cổ tự tử". Sự việc đau lòng trên xảy ra vào trưa ngày
9/5, tại TP Buôn Ma Thuột, Đắc Lần, nạn nhân là em Hoàng Hải Trung, học
sinh lớp 7C Trường THCS Phan Chu Trinh. Theo bố mẹ Trung cho biết, trong
bữa cơm trưa, Trung có kể về bài kiểm tra tốn làm khơng tốt, em sợ không
đạt được danh hiệu học sinh giỏi như đã hứa với gia đình. Chỉ vì áp lực về

danh hiệu học sinh giỏi quá lớn mà Trung đã từ bỏ cõi đời này khi mà tuổi đời
cịn nhỏ. Có thể trách Trung q nơng nổi, dại dột nhưng gia đình và nhà
trường cũng có phần trách nhiệm lớn trong cái chết này khi đã gieo vào đầu
óc em quá nhiều áp lực và địi hỏi của thành tích.
Trong Hội nghị giao ban Cuộc vận động nói khơng với tiêu cực và bệnh
thành tích trong giáo dục", Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cịn nhắn nhủ các
cơ quan báo chí phải tiếp tục tích cực đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực
trong giáo dục. Báo chí phải tiếp tục thực hiện thật tốt vai trị của mình trong
18


phát hiện và đấu tranh mạnh mẽ với bệnh thành tích trong giáo dục để khơng
phụ sự trơng đợi của đơng đảo độc giả.
3.3. Báo chí góp phần tham gia phát hiện, giám sát, sửa đổi những chủ
trương, chính sách của ngành giáo dục phù hợp vót nguyện vọng của nhân
dân và hiện thực cuộc sống
Báo chí đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền quan điểm, đường lối
của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia và kiên
quyết đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, quan liêu, lãng phí và suy thối
đạo đức, lối sống... góp phần sửa đổi bổ sung, hồn thiện đường lối, chủ
trương, chính sách, pháp luật, nâng cao vai trị lãnh đạo của Đảng, hiệu lực
quản lý của Nhà nước, thực hiện dân chủ hóa đời sống, giữ vững ổn định
chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Bên cạnh chức năng giáo dục tủ
tưởng, phát triển văn hóa và giải trí thì báo chí cịn có một chức năng cực kì
quan trọng khác nữa đó là quản lý, giám sát xã hội. Bằng những tin bài phản
ánh, báo chí đã giúp cơng luận kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ
trương, đường lối, chính sách, pháp luật của chủ thể quản lý cụ thể là Đảng và
Nhà nước - về giáo dục nói chung và bệnh thành tích trong giáo dục nói riêng,
đồng thời cũng đi sâu phân tích để đánh giá hiệu quả của việc vận dụng
những chủ trương, đường lối, chính sách đó vào trong thực tiễn được khách

thể quản lý vận dụng. Nhiệm vụ chủ yếu của báo chí là phải phát hiện ra
những sai lầm, khuyết điểm cũng như những khó khăn, ách tắc trong việc chỉ
đạo thực hiện để đưa lý luận vào hoạt động thực tiễn. Bằng những bài viết
mang tính thời sự, báo chí sẽ giúp cơng luận phát hiện ra những vấn đề cấp
thiết và huy động trí tuệ toàn xã hội, nhằm khắc phục những khiếm khuyết và
tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, đường lối, chính sách phù hợp
với thực tiễn.
Trong nhiều chính sách của nhà nước đối với giáo dục vẫn có khơng ít
những kẽ hở khiến những kẻ xấu, kẻ cơ hội ra sức lợi dụng. Nhiều chính sách
của Bộ GD&ĐT ban hành lại gây khó cho học sinh, sinh viên và giáo viên
19


trong quá trình thực hiện. Phát hiện những kẽ hở của chính sách, góp phần
hồn thiện nó là một u cầu cấp bách đổi với nhà báo trong công cuộc chống
bệnh thành tích trong giáo dục. Những sơ hở trong quản lý sẽ tạo điều kiện
cho bệnh thành tích hồnh hành trong hệ thống giáo dục. Chính sách nào cũng
vậy, phải qua thực tế cuộc sống, đi vàn đời sống nhân dân mới kiểm định, mới
phát hiện được những chỗ chưa phù hợp, cần phải điều chỉnh bổ sung. Việc
tham gia giám sát các hoạt động điều chỉnh, hoạch định chủ trương, chính
sách càng chứng tỏ báo chí vừa phục vụ lợi ích tồn dân tộc, vừa là cơ quan
tham mưu đắc lực cho Đảng và Nhà nước.
Tên báo điện tử Dân trí thứ tư ngày 9/4/2008 có bài: "Nguy cơ tái phát
"bệnh thành tích" trong giáo dục?" Bài viết là của một người hoạt động trong
ngành giáo dục và biết khá rõ tình hình thực tế giáo dục ở địa phương mình
bàn về cuộc vận động "hai khơng" của Bộ GD&ĐT. Cuộc vận động "hai
không" là một chủ trương, chỉ đạo đúng đắn của ngành giáo dục, tuy nhiên,
cần phải nhìn thẳng vào sự thật, kiên quyết đổi mới, tạo nên bước phát triển
đột phá. Theo tác giả thì "tôi đã chứng kiến nhiều "cuộc vận động" lúc đầu
rất rầm rộ, khí thế, nhưng rồi cứ lắng dần, khơng duy trì được hiệu quả lâu dài

và sau đó chìm vào lãng quên. Tôi e rằng cuộc vận động "Hai không" nổi
tiếng của ngành giáo dục cũng đang rơi vào tình trạng tương tự, nếu khơng có
những giải pháp cần thiết để ngăn chặn những hiện tượng tái phát của "căn
bệnh thành tích" dường như đã ăn sâu vào "cơ thể" giáo dục. Đây thực sự là
một lời góp ý rất thẳng thắn và chân thành của tác giả đối với một chủ trương
lớn của ngành giáo dục.
Báo Đất Việt ngày 12/04/2010 có bài: bệnh thành tích trong ngành giáo
dục" chỉ ra bất cập ngành giáo dục đề ra chủ trương chống bệnh thành tích
trong trường học, nhưng ngay trong chính chỉ đạo của ngành này đang có
những biểu hiện của bệnh thành tích. Đó là việc Bộ GD&ĐT vừa có văn bản
chỉ đạo các sở GD&ĐT giới thiệu, tơn vinh "Nhà giáo được học sinh yêu quý
nhất" năm học 2009 - 2010 ở cấp trường, huyện và tỉnh cùng là một dạng của
20


bệnh thành tích. Bản thân mỗi thầy cơ đã tự hào về cơng việc của mình, việc
tơn vinh nhà giáo như chỉ đạo của Bộ GD&ĐT vừa không thực chất, vừa có
hình thức thành tích chủ nghĩa. Tương tự đó là tin bài: "TP HỒ Chí Minh: yêu
cầu bỏ cuộc thi giáo viên mầm non giỏi" trên Tuổi trẻ thứ hai 4/1/2010. Phong
trào thao giảng, thi giáo viên giỏi cũng rất "hồnh tráng" nhưng mang tính
biểu diễn, nhằm phục vụ cho những toan tính cá nhân nhiều hơn là thực sự
nâng cao chất lượng giáo dục và tiêu cực cũng khơng "bng tha" một hoạt
động đầy tính nghiêm túc và trí tuệ là thi giáo viên giỏi. Các bài báo đã dũng
cảm chỉ ra những điều chưa hợp lý trong chủ trương để Bộ GD&ĐT thận
trọng xem xét, chỉnh sửa, bổ sung để những chủ trương, chính sách đo phù
hợp với thực tế, tạo điều kiện cho việc quản lý giáo dục được vận hành năng
động, cởi mở, hợp quy luật.
3.4. Báo chưa diễn đàn, là cầu nối với đông đảo cơng chúng
Báo chí vừa dẫn dắt, định hướng cho dư luận xã hội, vừa là kênh thông
tin phân ánh những ý kiến phản hồi về bệnh thành tích trong giáo dục đang

được xã hội đặc biệt quan tâm. Báo chí đã trở thành diễn đàn của tồn xã hội
vì sự nghiệp giáo dục nói chung.
Thời gian qua, trên khắp các mặt báo đều mở những diễn đàn, nhằm
đưa ra thực trạng, giải pháp chấn hưng, cải cách nền giáo dục nước nhà và đã
thu hút sự quan tâm tham gia của đông đảo công chúng. Các chuyên trang
giáo dục đăng tải những bài viết, những ý kiến tham khảo của những người
hoạt động chính trị. nhà quản lý giáo dục, các nhà khoa học, giáo viên, sinh
viên, học sinh... Tham gia thông tin là lực lượng đông đảo công chúng ở mọi
lĩnh vực, mọi nghề nghiệp nhưng có chung một mối quan tâm đến nền giáo
dục nước nhà.
Các ý kiến này là cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc đánh giá, nhận
định và đổi mới giáo dục.
Hiện nay trôn các phương tiện thông tin đại chúng đã thiết lập những số
điện thoại đường dây nóng, hộp thư bạn đọc cùng đội ngũ phóng viên bám sát
21


cơ sở, kịp thời nắm được ý kiến phản ánh của các cơ quan, đơn vị, cá nhân,
giúp các cơ quan chức năng của Nhà nước thẩm tra, xác minh, xử lý. Đây là
hình thức, biện pháp hữu hiệu để báo chí tham gia đấu tranh chống bệnh
thành tích trong giáo dục. Ngoài ra, nhờ sự động viên của báo chí, nhiều cá
nhân, đơn vị đã cảm thấy mình có chỗ dựa sẵn sàng đứng lên tố cáo, chống lại
những biểu hiện của bệnh thành tích trong giáo dục.
Nhìn chung có sự kết hợp tốt giữa báo chí với nhân dân, các giáo viên,
trường học và các cơ quan nhà nước thì chúng ta sẽ thực hiện tốt việc chống
bệnh thành tích trong giáo dục, thể hiện quyết tâm của các cơ quan báo chí
trong việc sát cánh cùng ngành giáo dục tuyên chiến với căn bệnh nan y này.
Qua đây cũng cho chúng ta thấy nền dân chủ của đất nước đã được mở rộng
và phát huy, càng làm tăng thêm sức mạnh thơng tin của báo chí, phục vụ nhu
cầu của xã hội ngày càng tốt hơn.

III. Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
Giáo dục là cái nơi hình thành nhân cách và đào tạo ra những con người
có đức, có tài, những chủ nhân tương lai của đất nước. Hiện nay, muốn chấn
hưng nền giáo dục nước nhà thì phải tiến hành chống tiêu cực nói chung và
bệnh thành tích trong giáo dục nói riêng một cách triệt để. Để làm được việc
này hiệu quả, chúng ta cần phải thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội đối
với chống bệnh thành tích trong giáo dục, trong đó vai trị của báo chí là vơ
cùng quan trọng Qua khảo sát từ 1/2009 đến 3/2010 có thể thấy, cả 2 tờ báo
Tuổi trẻ TPHCM và GD&TĐ đã có những đóng góp khơng nhỏ trong việc
thơng tin về vấn đề bệnh thành tích trong giáo dục hiện nay.
Đề tài không chỉ đưa ra khái niệm cơ bản về bệnh thành tích mà cịn
nêu lên thực trạng, biểu hiện, ngun nhân của bệnh thành tích trong giáo dục
và hậu quả của nó đối với xã hội. Đồng thời, khái quát những quan điểm của
Đảng, Nhà nước về vấn đề bệnh thành tích trong giáo dục; vai trị của báo chí
trong việc phản ánh bệnh thành tích; tìm hiểu khái qt về hai tờ báo Tuổi trẻ
TPHCM và GD&TĐ.
22


Việc khảo Sát 2 tờ báo Tuổi trẻ TPHCM và GD&TĐ đã tập trung vào
các nội dung khá phong phú: tuyên truyền, giám sát, góp ý nhũng chủ trương,
chỉnh sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề bệnh thành tích trong giáo dục;
thơng tin nhanh chóng, kịp thời bệnh thành tích trong giáo dục, nhiều vụ việc
có tính chất nghiêm trọng bị đưa ra ánh sáng; diễn đàn của tồn thể xã hội để
bạn đọc trao đổi, đóng góp ý kiến giúp phong trào đấu tranh chống bệnh thành
tích trong giáo dục sớm tìm ra giải pháp và hướng đi thích hợp; Đồng thời, từ
đó, từ đề tài trên có thể đưa ra một số các khuyến nghị giúp nâng cao chất
lượng thông tin về vấn đề bệnh thành tích trong giáo dục trên báo chí hiện
nay.


23


B. Trong sự phát triển đời sống xã hội nước ta hiện nay, xuất hiện
những vấn đề mới thuộc lĩnh vực báo chí truyền thơng cần lý luận, đúc
kết, lý giải. Anh chị hãy nêu và phân tích vấn đề đó.
Xã hội Việt Nam ngày càng phát triển khiến báo chí truyền thơng xuất
hiện những vấn đề mới cần lý luận, đúc kết và lý giải. Đó là những vấn đề:
1. Các phương tiện truyền thông mới như đã làm thay đổz thế giới
và cách tư duy của con người:
Các phương tiện truyền thông mới là một trong những thành tựu quan
trọng nhất mà lồi người đạt được trong vịng 2 thập kỷ trở lại đây và đang
nhận được sự quan tâm của cả các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý xã hội và
người dân nói chung. Khi một cơng nghệ mới ra nhập xã hội, nó ln va chạm
tới hàng loạt các chuẩn mực văn hoá. Sự ra đời của bất kỳ một cơng nghệ nào
cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với văn hóa - xã hội, tuy nhiên, sự
xuất hiện của các phương tiện truyền thông mới trong thời gian vừa qua đã
tạo nên những thay đổi văn hóa - xã hội sâu sắc. Những thay đổi ấy không chỉ
dừng lại ở những biểu hiện bên ngồi xã hội hay con người, mà nó cịn thấm
sâu, làm thay đổi bản chất của xã hội cũng như chính đời sống tâm lý, thói
quen của mỗi con người. Nó khiến cho xã hội chuyển động với một tốc độ
nhanh hơn và các khoảng cách xã hội được thu hẹp hơn rất nhiều. Những giá
trị xã hội cũng đang trong quá trình biến đổi. Tuy nhiên, các phương tiện
truyền thông mới ra đời mang những ưu điểm nhất định và cũng có những hạn
chế khơng thể chối bỏ : Phương tiện truyền thông mới khiến thông tin đa dạng
và nhanh hơn bao giờ hết, nhưng lại khiến quá nhiều thông tin, khiến người
đọc, người xem bị nhiễu.
Cũng như q trình tồn có hố, nhiều nước trên thế giới đã tiếp tục lo
ngại về việc các phương tiện truyền thông mới ra đời sẽ khiến thế giới trở nên
bị "Mỹ hồi. Trên thực tế, đây khơng phải là điều khơng có cơ sở khi có nhiều

bằng chứng chỉ ra cho thấy, công nghệ truyền thông mới đã khiến hàng triệu
người trên thế giới trở nên quan tâm đến bản thân họ hơn và xa ròi những giá
24


trị đạo đức truyền thống dân tộc hay say mê với những sản phẩm thương mại
và cả văn hóa của Tây phương (mà cụ thể là Coca Cola, Hollywood,
Microsoft) hơn những sản phẩm của chính nước mình Với các phương tiện
thông tin cổ điển, nỗ lực chủ yếu là nhằm xố bỏ biên giới chính trị, và thực
hiện một sự hồ nhập tốt đẹp hơn. Với Intemet, việc xố bỏ biên giới tư tưởng
trở thành đối tượng nhằm thống nhất cách xử thế và thống nhất tư tưởng.
2. Quá trình các nhân hóa ngày càng diễn ra phổ biến:
Cá nhân hóa khơng phải là một q trình mới. Nói theo một cách nào
đó, bản chất của con người thích và ln có nhu cầu tư hữu. Chủ nghĩa tư bản
ln khuyến khích q trình tư hữu hố, và thực chất q trình tư hữu hóa trở
thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy xã hội phát triển ở
các nước tư bản. Cá nhân hóa khơng nhất thiết đồng nghĩa với tư hữu hoá,
nhưng là một biểu hiện quan trọng của tư hữu hoá.
Nếu chủ nghĩa tư bản đề cao tú hữu hố, cá nhân hóa thì để thực sự
thúc đẩy quá trình này, các phương tiện truyền thơng mới chính là các cơng
nghệ hồn chỉnh nhất tính đến thời điểm này. Trong một thế giới ảo, Intemet
cho phép mỗi người có những địa chỉ riêng, có thể hồn tồn thoả mãn những
ý thích, mong muốn của mình thông qua chai, thư điện tứ (e-mail) và blog...
Chúng ta có quyền nói những điều chúng ta thích trên mạng chứ khơng cần
phải nói những điều mà người khác muốn. Mọi người u thích Blog vì ở đó
người ta có quyền được nói và được phát biểu những suy nghĩ của mình. Đó
là biểu hiện cụ thể nhất của q trình cá nhân hố.
Q trình cá nhân hóa có thể có lợi hoặc hại. Trong một mơi trường văn
hố, ai cũng muốn thể hiện cái tơi của mình sẽ khiến những trật tự của tập thể
bị vi phạm những điều đó lại khuyến khích sự năng động của cá nhân. Trong

bối cảnh xã hội hiện thời, việc đề cao tính năng động của cá nhân đang được
đánh giá cao hơn việc duy trì các trật tự, đặc biệt trong giới trẻ.
Vai trò của cá nhân được đề cao. Điều này không chỉ được thể hiện trên
các phương tiện truyền thông mới mà nó cịn ảnh hưởng đến các phương tiện
25


×