Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

32 thể loại phóng sự báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.87 KB, 35 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: LỊCH SỬ LÝ LUẬN BÁO CHÍ VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:

THỂ LOẠI PHĨNG SỰ BÁO CHÍ


MỞ ĐẦU
Phóng sự là một thể loại báo chí có khả năng thông tin thời sự về người
thật, việc thật một cách sâu sắc trong q trình diễn biến. Phóng sự vừa thơng
tin sự kiện lại vừa có khả năng thơng tin lí lẽ,thơng tin thẩm mỹ.
Phóng sự được xem là một thể loại trọng yếu của báo chí hiện đại,
"Nếu tin nóng làm cho độc giả nơn nao đi tìm đọc thì phóng sự cách thức giữ
chân độc giả ở lâu dài với tờ báo". Không một tờ báo nào dám xem nhẹ phóng
sự, tờ nào cũng ao ước có những phóng sự hay.
Tuy nhiên, hiện nay một số sinh viên báo chí, một số người làm báo
vẫn dè chừng với thể loại phóng sự. Một trong những nguyên nhân cơ bản là
họ chưa thực sự nắm vững về thể loại phóng sự và những kỹ năng để viết một
bài phóng sự.
Đã có rất nhiều sách viết về thể loại phóng sự như:Phóng sự báo chí
hiện đại, Đức Dũng Nxb. Thông tấn, Hà Nội, 2004; Nghề nghiệp và công việc
của nhà báo, Nhiều tác giả: Họ Nhà báo Viết Nam Xb, Hà Nội, 1992, tr.220.;
"Tác phẩm báo chí”, Nguyễn Văn Dững; Nhà báo bí quyết, kỹ năng, nghề
nghiệp (kinh nghiệm nghề nghiệp của báo chí phương Tây), Phân viện Báo
chí Tuyên truyền, Nxb Lao động, 1998; Nghề làm báo, Philipe Gaillard, ; Tác
phẩm báo chí, Trần Thế Phiệt, Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn
(T.1), Nxb Giáo dục, Hà Nội, t, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Hà Minh Đức (chủ
biên), 1994; Cơ sở lý luận báo chí truyền thơng Nxb Văn hố - Thơng tin, Hà
Nội, 1995, Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, ; E.P.
Prơkhơrốp, Cơ sở lý luận báo chí, tập 1 và tập 2, Nxb Thông tấn... Tuy nhiên,


các tác phẩm trên đề cập đến thể loại phóng sự ở những mức độ khác nhau: có
những tác phẩm mang tính khát quát quá, có tác phẩm lại chỉ viết ở một khía
cạnh, hoặc có tác giả viết q chi tiết, khó hiểu khiến cho người đọc khó tiếp
thu.

1


Lựa chọn nghiên cứu về thể loại phóng sự Mục đích: Trên cơ sở lý luận
và những ví dụ cụ thể những bài phóng sự đăng trên báo, tác giả muốn đi sâu
tìm hiểu về thể loại phóng sự- đặc biệt là những yếu tố cơ bản nhất để viết
một bài phóng sự để củng cố kiến thức cần thiết nhất, nhanh chóng có những
kỹ năng viết phóng sự đúng và hay.
Tiều luận muốn giúp sinh viên báo chí và những người làm báo đàng
củng cố những kiến thức cơ bản nhất, cụ thể nhất, cần thiết nhất về thể loại
phóng sự. Từ đó nhanh chóng có những kỹ năng viết phóng sự đúng và hay.
Do thời gian nghiên cứu giới hạn nên trong tiểu luận này, tác giả muốn
đi sâu tìm hiểu về thể loại phóng sự- đặc biệt là những yếu tố cơ bản nhất để
viết một bài phóng sự.

2


I. KHÁI NIỆM VỀ PHĨNG SỰ
1.1. Khái niệm về phóng sự
Hiện nay, trên báo chí người ta phân ra thành các thể loại và một số thể
loại lại được gom vào thành từng nhóm. Theo PGS.TS Trần Thế Phiệt (trong
cuốn Lịch sử nghiên cứu báo lý luận báo chí ở Việt Nam -1998-2008), hệ
thống các tác phẩm báo chí được thành 4 nhóm chính: thơng tấn; chính luận;
thơng tấn nghệ thuật, ký báo chí; các tác phẩm văn nghệ trên báo chí. Thể loại

phóng sự được xếp vào nhóm thơng tấn nghệ thuật, ký báo chí.
1 1.1. Một số định nghĩa phóng sự:
Phóng sự bắt nguồn từ " Reportage" tiếng La tinh có nghĩa là: Thơng
báo tin mới, là chuyến đi, là giành được một cái gì đó. Cho đến nay có nhiều
định nghĩa khác nhau về phóng sự.
Xtemlây Giơn và Giulian Nam (giáo sư khoa Báo chí, trường đại học
Xtemmetxi) trong cuốn sách " Người phóng viên tồn năng" cho rằng: "phóng
sự là một bài tường thuật hoặc một bài báo được phát triển và xử lý một cách
văn học". Nhủ vậy trong phóng sự có sự liên hệ thân mật với yêu tố của văn
học. Giáo sư Crem Xtorocan (khoa báo chí trường Đại học tổng hợp Sắc lơ)
lại cho rằng: "Phóng sự hiện đại khơng phải là sự ghi lại một cách đơn giản
mà còn là sự trả lời một loạt các câu hỏi phức tạp về cuộc sống của chúng ta".
Như vậy dù mỗi người có quan niệm khác nhau về thể loại phóng sự
nhưng tất thảy đều cơng nhận trong phóng sự thơng tin vẫn là điểm cần được
coi trọng. Giáo trình " Nghiệp vụ báo chí" của trường Tuyên Giáo định nghĩa:
" PS là một trong những thể tài thông tin quan trọng quan trọng của báo chí có
ít nhiều đặc trưng văn học, phản ánh sự kiện xảy ra, có thể kết hợp nghị luận,
nhằm nêu lên phẩm chất tinh thần của con người và toàn bộ xã hội theo một
hệ thống quan điểm và đường lối nhất định."
Từ điển học sinh (NXB Giáo dục, Hà Nội 1977) định nghĩa: "Phóng sự
là thể văn phản ánh, phân tích kịp thời những sự việc tai nghe mắt thấy và có
tính chất điều tra".
3


Khi bàn về phóng sự, PGS. TS Phương Lựu xếp nó vào nhóm các thể
ký "phi cốt truyện". Theo ơng phóng sự tuân theo kết cấu liên tưởng mà ở đó
xen kẽ giữa sự kiện con người với nhúng đoạn nghi luận trữ tình với tỷ lệ khá
lớn của nhân vật trần thuật.
Từ điển thuật ngữ văn học (NXB Giáo dục, 1992) định nghĩa: "Phóng

sự là một thể loại thuộc loại bình ký. Phóng sự ghi chép kịp thời những vụ
việc nhằm làm sáng tỏ trước cong luận một sự kiện một vấn đề có liên quan
đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người và có ý nghĩa thời sự đối
với một địa phương hay toàn bộ xã hội."
1.1.2. Định nghĩa
Từ nhũng quan niệm trên có thể đưa ra một định nghĩa về phóng sự như
sau: Phóng sự là một trong những thể tài thông tin quan trọng của báo chí có
những đặc trưng của văn học. Nó là thể tài phản ánh sự kiện có quá trình diễn
biến. Phóng sự là thể tài phản ánh sự kiện bằng phương pháp miêu tả hay tự
thuật, mặt khác cũng có thể kết hợp nghị luận ở mức độ nhất định hay có thể
sử dụng các phương pháp biểu đạt của văn học (biện pháp tu từ, sử dụng ngơn
ngữ giàu hình ảnh) trong phóng sự.
1.2. Đặc điểm
Phóng sự địi hỏi nhiều thời gian và cơng sức để điều tra, thâm nhập
thực tế và phỏng vấn nhiều người. Phóng sự cung cấp cho người đọc một cái
nhìn cận cảnh và toàn cảnh về một hiện tượng, thường là đặc biệt, diễn ra
trong xã hội. Thông qua những ghi chép cụ thể, sinh động tình hình một vấn
đề, một sự việc nào đó đang là vấn đề thời sự mang tính bức xúc, phong sự
thể hiện tính chiến đấu cao độ, dùng sự thật để bác lại những nhận thức còn
sai lệch, lấy sự thật đời sống để ảnh hưởng đến nhận thức của xã hội. Do đặc
thù thể loại, tính chân thực về thời gian, địa điểm, sự kiện, con người và chi
tiết là những yếu tố cốt lõi của phóng sự.
Trong phóng sự thường nổi lên hình tượng tác giả xơng xáo, tự mình
thăm dị, hỏi han người thực việc thực. Tác giả phóng sự báo chí thường là
4


những người tác nghiệp cho một cơ quan thông tấn, nhưng quan điểm riêng
của họ có ý nghĩa quan trọng, làm cho họ không chỉ là người đưa tin mà cịn
là người phân tích độc lập, đáng tin cậy.

Phóng sự gắng như các bài báo khác ln được định hình từ nguyên tắc
“four W": Who (Ai)?, Where (ở đâu)?, When (Khi nào)?, What (Cái gì)?
Giá trị của một thiên phóng sự thể hiện ở cả hai mặt: thứ' nhất, nó phải
nêu ra được những bằng chứng cụ thể với những tài liệu chính xác thể hiện
qua các con số biểu đồ, thống kê; thứ 2, trên cơ sở phân tích tư liệu, số liệu,
nó phải đặt ra được những vấn đề thời sự mang ý nghĩa xã hội to lớn.
1.3. Đặc trưng của phóng sự
1.3.1. Viết phóng sụ phải có nhân vật
Phóng sự là một thể tài của báo chí nhưng lại gần gũi với văn học,
thường viết về những vấn đề của xã hội và viết về những con người trong một
hồn cảnh điển hình. Trong một chuẩn mực nào đó, những nhân vật này đều
có số phận, hồn cảnh riêng. Một bài phóng sự khơng có nhân vật thì chu a
phải là phóng sự, khơng thể để tác giả nói mà hãy để cho nhân vật được nói.
Bạn đọc muốn biết số phận của nhân vật từ câu chuyện và hình ảnh của chính
họ.
1.3.2 Có cái tơi trần thuật
Trong phóng sự có cái tơi hay khơng? Có bao nhiêu thì vừa? Cái tơi
làm phóng sự hay lên hay dở đi? Có những dạng tơi nào trong phóng sự? Khi
nào thì cái tơi bị người ta ghét? Đây là vấn đề cịn nhiều tranh cãi. Sự phát
triển cái tơi tác giả trong phóng sự phát triển cùng với lịch sử phát triển của
phóng sự. Từ năm 1986, đất nước ta đi vào công cuộc đổi mới trên mọi lĩnh
vực kinh tế, văn hóa, tư tưởng... Phóng sự với trọn vẹn tính phóng sự được
hình thành từ đây. Cái tơi của tác giả trong phóng sự lúc này cũng được định
hình rõ ràng, khơng chỉ ở mức người trần thuật, chứng kiến. Những phóng sự
này khơng những mang đậm dấu ấn của vấn đề mà cịn bày tỏ chính kiến, nêu
những kiến nghị, đề xuất những giải pháp. Họ xưng tơi trong phóng sự của
5


mình như một cách khẳng định sự lao động nghiêm túc, đồng thời cũng là sự

khăng định trực tiếp trách nhiệm của cá nhân trong thời buổi xã hội yêu cầu
ngày càng cao về trách nhiệm của nhà báo.
Thực chất cái tơi tác giả trong phóng sự là sự pha trộn của nhiều cái tôi:
cái tôi nhân chúng, cái tôi trần thuật, cái tôi thẩm định và cái tôi cảm xúc.
Những cái tôi này không tách bạch riêng rẻ mà xen kẻ một cách hài hòa và
uyển chuyển, tạo nên những giá trị cho tác phẩm phóng sự.
Trong phóng sự các tơi trần thuật đóng vai trị rất quan trọng Cái tôi
bạo giờ cũng là tác giả chứ không phải là thủ pháp nghệ thuật như trong
chuyện ngắn hay tiểu thuyết. Tác giả kể lại rõ rành mạch những sự kiện đã
xảy ra với tư cách là người tác tiếp chứng kiến và trình bày sự kiện.
Chính vì cái tơi tác giả có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tác phẩm
phóng sự nên chúng ta ln được đọc những phóng sự khác nhau của các tác
giả khác nhau ngay cả khi họ viết về một đề tài. Văn phong cảm xúc, cách sử
dụng các biện pháp khác nhau của mỗi tác giả tạo nên những diện mạo khác
nhau cho phóng sự.
1.3.3. Có tính văn học
Trong lí luận báo chí, từ lâu người ta đã đặc biệt lưu ý đến những phẩm
chất văn học của thể loại phóng sự:' Nếu ta hình dung đường ranh giới nối
liền tiểu thuyết với các thể loại báo chí thì cái đường ranh giới đó có lẽ là
phóng sự". Đây là ý kiến được rút ra sau khi tác giả xem xét tính sự kiện của
báo chí vớt tính nghệ thuật trong cách trình bày hiện thực của phóng sự.
"Phóng sự thơng thường phản ánh sự thực bằng hình ảnh, qua lối viết bằng
hình ảnh. Ta có thể hình dung ra bức tranh xác thực về một khía cạnh nào đó
của cuộc sống. Ở đó phẩm chất tinh thần của con người. "Bởi vậy những
phóng sự hay thường tốt ra cả ý nghĩa mỹ học".
Giáo sư Hà Minh Đức cho rằng "Có quan niệm cho rằng xem ký bao
gồm phóng sự là loại thể kết hợp hai yếu tố lịch sử và nghệ thuật. Yếu tố lịch
sử là sự thật của cuộc sống với tính xác thực làm đối tượng, và nội dung phản
6



ánh của tác phẩm, yếu tố nghệ thuật là phương thức và đặc trưng biểu hiện
yếu tố lịch sử.
Gọi là văn học, vì những tư liệu đó được trình bày thơng qua phương
thức điển hình hố nghệ thuật. Do đó, trong kí phải đặc biệt tơn trọng tính xác
thực của tư liệu về cuộc sống nếu không đặc điểm của thể loại sẽ bị xóa nhồ.
Mặt khác, cũng phải nhấn mạnh đến tính nghệ thuật. Thiếu tính nghệ thuật
những tư liệu đó chỉ là nguốn tư liệu thuần tuý của cuộc sống. Ranh giới cuộc
sống và nghệ thuật gắn rất chặt trong ký đến mức độ cuộc sống cũng chính là
nghệ thuật. Nhưng cũng không thể đồng nhất giữa cuộc sống và nghệ thuật dễ
dẫn đến tính nghệ thuật bị mờ nhạt hoặc bị gạt bỏ trong tác phẩm kí".
Từ đó giải thích tại sao lại cơ sự gần gũi giữa phóng sự và văn học.
Phóng sự là thể tài duy nhất có thể trình bày một bức tranh vừa có tính khái
qt cao vừa chi tiết vừa cụ thể về một hiện thực đa dạng, bề bộn đồng thời lý
giải những vấn đề đặt ra từ hiện thực ấy một cách thoả dáng.
Mặt khác trong tác phẩm phóng sự, tác giá vẫn có thể sử dụng bút pháp
vừa là thông tin thời sự vừa thông tin thẩm mỹ để tạo ra giọng điệu đa thanh.
Vì thế khi đọc một tác phẩm phóng sự người ta cứ ngỡ là đọc một tác phẩm
văn học. Trong phóng sự "Chúng tơi nói bằng ngơn ngữ của tình u... " nhà
báo Nhật Lệ đã viết. "Đơi mắt đổ bóng tâm linh- Tơi bỗng nhớ về Tagore với
cảm nhận của Người về thế giới của người câm, trong đó khơng có chỗ cho
cái ác ẩu náu, nơi con người có thê mở lịng ra với thiên nhiên vô tận, nơi tâm
hồn chân chất, hoang sơ của họ biết rung động và yêu thương trước cái Đẹp.
Đằng sau mỗi cuộc đời âm thầm khơng có ngơn ngữ, cịn có cánh cửa mở ngỏ
ra một thế giới khác trong đó, ai có thể đọc thấu được những khát khao của
họ, mơ ước thoát khỏi sự cách biệt với xã hội và đánh mất những mặc cảm về
thân phận, để có được những niềm vui hồn nhiên".
Phẩm chất văn học trong phóng sự khơng phải là cách tác giả thêm thắt
vào trong tác phẩm mà phẩm chất đó tồn tại ngay trong hiện thực. Đặc biệt là
trong giai đoạn hiện nay có biết bao nhiêu là sự kiện, cuộc đời đầy kịch tính,

7


đầy sống động. Bởi vì theo như Bơ-rít Pơ-lê-vơi thì: "Cuộc sống của chúng ta
mn hình mn vẻ như thề, biết bao nhiêu sự việc đã xảy ra, thực ra cũng
không cần thiết phải hư cấu, thêm thắt tô vẽ gì thêm nữa".
Hiện thực là cái nơi cho mọi sự sáng tạo. Mơ tả được hiện thực điên
hình dung với phẩm chất tinh thần và bộ mặt của nó,nghĩa là tác phẩm đã tiếp
cận đến những phạm trù thẩm mỹ. Vì thế hiện thực cuộc sống là miền đất
cung cấp dồi dào những đề tài Cho phóng sự. Từ chuyện nhỏ như cuộc đời
phu kẻo xe đến chuyện lớn như cuộc Cách mạng tháng Mười rung chuyển cả
thế giới, thay đổi cả một chế độ chính trị đều là những đề tài hấp dẫn đối với
phóng sự. Trong tác phẩm phóng sự, đối tượng miêu tả càng điển hình bao
nhiêu, tác phẩm càng có khả năng tiếp cận với những phẩm chất của văn học
bấy nhiêu. Tất nhiên đối với Những người làm báo khơng phải ai cũng có
được nhiều cơ hội chứng kiến những sự kiện trọng đại, nhưng điển hình có
nhiều cấp độ và những cấp độ đó không hề làm giảm bớt những phẩm giá văn
học trong phóng sự. Tuy có những điểm gần gũi với văn học nhưng điều khác
biệt lớn nhất để phân biệt phóng sự báo chí với các thể loại văn học là phóng
sự chỉ phản ánh về những sự kiện, những con người có thật trong cuộc sống.
Chú ý: Viết một bài phóng sự cũng cần thiết có những trích dẫn câu nói
có trọng lượng của các nhân vật có liên quan, hoặc trích dẫn các số liệu, các
câu chuyện, điển tích... miễn là thấy nó phù hợp và có giá trị nâng thêm chất
lượng phóng sự.
Viết phóng sự có mục đích cung cấp cho công chúng những tri thức
phong phú đầy đủ, chính xác, để họ có thê nhận thức đánh giá đúng người và
viên mà họ đang quan tâm theo dõi.Đồng thời, phải truyền đến bạn đọc suy
nghĩ cảm xúc, nhận định của chính tác giả để bạn đọc chia sẻ.
1.4. Sự khác nhau giữa Phóng sự với Ký chân dung
Thể loại ký chân dung là dùng bút pháp ghi chép lại về một con người

hay một tập thể; đối tượng duy nhất của ký chân ông là con người, những để
con người này, tập thể này, người đọc có thể phân biệt được với con người
8


khác hay tập thể khác thì người viết phải dùng đặc tả về những nét dị biệt nhất
của người đó, tập thể đó so với nhiều người, tập thể ở bề ngoài và cả chiều
sâu nội tâm nhân vật. Phương thức đặc tả là để người đọc sẽ nhận diện chính
xác con người đó, hay tập thể đó một cách dễ dàng nhất, và đó cũng là điểm
thành cơng củ tác phẩm. Đối tượng của chân dung báo chí là mọi đối tượng,
giai tầng trong xã hội miễn là có ý nghĩa trong xã hội nhất định. Không nhất
định cứ phải là người nổi tiếng, hay nhiều người biết đến. Do vậy ký chân
dung gần giống với thể loại người tốt việc tốt trên các báo hiện nay.
Cịn phóng sự khác biệt với thể loại trên đó là cái nhìn của nhà báo về
một vấn đề mà một hay nhiều người quan tâm, một vấn đề đó nhưng có một
hay một số người liên quan. Sự việc đó được nhìn dưới dạng vận động của
nguyên nhân kết quả. Hay nói một cách bình dân dễ hiểu thì phóng sự là sự
tìm kiếm thơng tin sâu về sự việc sự kiện, hiện tượng để có cái nhìn mở rộng,
tổng quan tồn bộ sự kiện đang diễn ra hay đã sáng ra nhưng vẫn cịn mang
tinh thời sự và có ảnh hưởng lớn đến quần chúng.
II. BỐ CỤC VÀ KẾT CẤU CỦA TÁC PHẨM PHĨNG SỰ
Về kết cấu thời gian và khơng gian, phong sự là một thể tài có kết cấu
linh hoạt. Tuy sự kiện trong tác phẩm được trình bày một cách chi tiết, đầy đủ
và nhàng nhưng không nhất thiết phải theo một trình tự nhất định. Trình tự
thời gian có thể được đảo lộn tuỳ vào ý đồ của tác giả. Có thể khi đang thuật
lại sự kiện ở thời điểm hiện tại của nó, tác giả có thể lần ngược lại dòng thời
gian, phác hoạ cho ta thấy phần nào diện mạo xưa của sự kiện, nhân vật đo.
Kết cấu không gian cũng vậy Khi tác giả đang đề cập đến những địa điểm nơi
xảy ra sự việc tác giả có thể nhắc đến một địa điểm khác để so sánh làm nổi
bật lên ý đồ của tác giả.

Kết cấu của một tác phẩm phóng sự có tác dụng không nhỏ đối với việc
làm nổi bật chủ đề tư tưởng của bài. Tác ang của nó nằm trong mối quan hệ
của hình thức đối với nội dung. Kết cấu của phóng sự khơng những xuất phát
từ nội dung sự kiện, mà nó cịn phải biểu đạt nội dung đó bằng nhũng hình
9


thủcthích hợp chất. Vì vậy, khi xây dựng kết cấu tác phẩm phóng sự, trước hết
người làm bào phải căn cứ vào chủ đề, đề tài, tài liệu cụ thể, đối tượng cần tác
động và các yêu cầu cụ thể khác của báo mình, đồng thời kết hợp với vị trí
của mình(góc nhìn) rồi hình dung lại tồn bộ sự kiện để định ra các bố cục
tương ứng.Bố cục của bài phóng sự có nhiều loại hình đa dạng. Bởi vậy, ta
khơng nên quy định cho nó những khn khơ xơ cứng, nhất là khi cuộc sống
đang phát triển và ngày một phong phú, sinh động.
Bố cục của các tác phẩm phóng sự thường được sử dvng nhiều nhất
như sau: Thành phần kết cấu của phóng sự thường có 3 phần: Mở bài, thân
bài và kết thúc. (Đôi khi cũng có thể thêm phần giới thiệu trước khi vào bài
nhằm nêu rõ lý do, xuất xứ của sự kiện, hoàn cảnh lịch sử, hoặc nhân vật đặc
biệt của bài. Đối với những bài có tầm quan trọng nhất định cũng có thể đem
phần đi để nhấn mạnh một ý nghĩa nào đó đối với cơng chúng)
2.1. Phần mở đầu (cịn gọi là phần nêu vấn đề):
Thông qua một sự kiện, sự việc, tình huống hay một con người cụ thể,
tác giả nêu được vấn đề mà bài phóng sự của mình sẽ đề cập tới. Vấn đề được
nêu có thể dưới dạng câu hỏi chưa được trả lời hoặc cũng có thể là sự khẳng
định. Ngồi ra, tác giả cũng có thể đặt vấn đề phát từ chính kiến thức, kinh
nghiệm của mình. Dù dưới hình thức nào thì mục đích chính của phần này
cũng nhằm nêu lên vấn đề mà tác giả sẽ tập trung làm rõ. Bởi vậy, phần này
thường ngắn gọn và được đặt trước những tít phụ.
Ở phần này, tác giả không những phải đảm bảo tính nhất quán cao của
chủ đề của tác phẩm, tránh lối "đầu dơi thân chuột", mà còn phải coi trọng

nghệ thuật thể hiện, thu hút sự chú ý của công chúng ngay từ đầu.
Có nhiều cách mở đầu, chẳng hạn:
+ Mở đầu bằng cách khái quát thành hình ảnh hoặc nêu bật tầm vóc, ý
nghĩa của đối tượng cần miêu tả, từ đó tạo cho cơng chúng có sự cảm thụ mới.
Cách này địi hỏi tác giả phải có tầm nhìn sâu, có khả năng khái qt vấn đề.
+ Mở đầu bằng bối cảnh dẫn tới sự nảy sinh sự kiện
10


+ Mở đầu có thể nêu lên những hình ảnh liên tưởng của tác giả, từ đó
gợi cho cơng chúng nguồn cảm thụ phong phú và sâu sắc.
+ Mở đầu có thể đưa đỉnh cao ( điểm chót) của sự kiện lên tới đặt vấn
đề hoặc đánh dấu hỏi để thu hút sự chú ý của người xem.
+ Mở đầu có thể miêu tả cảnh vật, hoặc tính cách đặc sác của nhân vật
trung tâm. Cần lánh lối để vấn đề sáo rỗng
+ Mở đầu cũng có thể đưa lên những vần thơ, lời ca có nội dung hàm
súc, ý nhị, hoặc có thể kết hợp lối văn trữ tình...
2.2. Phần thân bài (còn gọi là phần diễn giải, chứng minh sự tồn tại
của vấn đề đã nêu).
Thân bài là thành phần chủ chốt của tác phẩm, là bộ phận trung tâm thể
hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm phóng sự. Thân bài khơng phải là nơi gói
ghém những tài liệu khô khan công thức theo lối khái quát chung chung, mà
là phần trình bày nội dung sinh động của sự kiện, làm sáng tỏ được phẩm chất
tinh thần của người và bộ mặt xã hội để góp phần vào công tác tư tưởng củ
Đảng theo yêu cầu tuyên truyền trong từng thời kì.
Trong phần này tác giả trình bày những con số, chi tiết sự việc, con
người có thật, điển hình mà bản thân tác giả đã thu thập được. Nhũng dữ kiện
ấy được sắp xếp một cách có chủ định nhằm minh hoạ một cách rõ ràng nhất
vấn đề đã nêu lên.
Cái tôi trần thuật - tác giả - nhân chứng khách quan làm nhiệm vụ khâu

nối các dữ kiện, còn chủ đề tác phẩm xuyên suốt nội dung tác phẩm. Những
con số, sự kiện, tình huống hay những con người có thật được coi là nguyên
liệu tạo nên tác phẩm. Nhưng đó mới chỉ là luận cứ, thế giới dựa vào những
luận cứ đó để tạo nên luận chứng của tác phẩm. Luận cứ phải đáp ứng được
những tiêu chuẩn như tình hình, thời sự,đọc đảo, hấp dẫn, nhằm đạt tới những
hiệu quả thông tin cao nhất.

11


2.3. Phần kết luận
Đây là phần được coi là quan trọng nhất vì nó là mục đích mà tác phẩm
cần đạt tới Trong phóng sự, lập luận phải rõ ràng, các yếu tố luận cứ, luận
chứng, luận điểm phải liên kết với nhau tạo nên hiệu quả đồng nhất. Luận cứ,
luận chứng càng cụ thể, mạch lạc thì càng nâng cao được tầm cao của sự kiện.
Trong phần kết, tác giả thường đề xuất ý kiến của mình nhằm trả lời nhúng
câu hỏi mà hiện thực trong tác phẩm đạt ra.
Với tác giả có kinh nghiệm, phần này thường được trình bày ngắn gọn,
hàm súc và gây ấn tượng mạnh.Trong ba phần nói trên, hai hẳn sau được coi
là chủ chốt làm nên xương thú và linh hồn của phóng sự. Trong ba phần nói
trên, hai hẳn sau được coi là chủ chốt làm nên xương thịt và
linh hồn của phóng sự. Dạng kết cấu ba phần như trên của phóng sự
khơng khác lắm so với kết Gấu của một Số thể loại khác, nhưng nhìn một
cách tổng quát, kết cấu sẽ làm một mơ hình cơ bản của thể loại phóng sự. Tuy
nhiên, trong bất cứ tác phẩm phóng sự nào, dấu ấn cá nhân cũng được thể
hiện dậm nét, làm nên tính độc đáo của thể loại báo chí này.
Nhìn chung, khi làm phóng sự tác giả cần chú ý những điểm lớn sau
đây:
- Trên cơ sở trình bày những diễn biến cụ thể, cần nêu bật được mâu
thuẫn đã và đang tác động vào cuộc sống khách quan.

Khi trình bày được những mâu thuẫn cần chú ý thuyết minh bàng
những tài liệu cụ thể, tránh lặp lại những từ ngữ khái qt gây khơng khí nặng
nề khơ khan, khó thuyết phục kiểu lặp lại năm bảy lượt những tủ quá sáo như:
"anh dũng" , "tuyệt vời", "hào hùng"...
Nêu bật những nguyên nhân, những yếu tố tác động đến sự nảy sinh
mâu thuẫn và những chủ trương giải quyết mâu thuẫn
- Sự kiện cần được thể hiện mạch lạc; biến cố cần được thể hiện rõ
ràng,chặt chẽ. Chi tiết được sử dụng trong phóng sự cần phải dùng cấu tạo bởi
những thành phần cơ bản của cốt truyện.
12


Sau mở đầu, thân bài sẽ là phần trình bày các biến cố nối tiếp theo một
chủ đề nhất định, rồi phát triển tập trung đến đỉnh cao và kết tháo. Ngồi ra
nếu trình bày thân bài theo dạng cốt truyện, tác giả cần cháy đề cập tới tính
cách của nhân vật, nhất là những nhân vật trung tâm.
Ngoài 3 phần chính ra chúng ta cần phải chú ý đến: tít, ảnh trong bài
phóng sự
2.4. Tít phóng sự
Trong phóng sự ngồi tít chính cịn có tít phụ. Tít chính là phần nêu vấn
đề - tên gọi của bài báo. Còn tít phụ thuộc về phần diễn giải vấn đề. Tuỳ thuộc
vào nội dung tác phẩm để tác giả xây dựng các tít. Các tít chính và tít phụ
được các tác giả chú ý chọn lựa cách đặt thích hợp nhất. Tít phải đảm bảo
được các yêu cầu: ngắn gọn, súc tích, nêu được tinh thần của bài.
2.4.1. Tít chính
Tít chính ngoài chức năng giới thiệu cốt lõi vấn đề được đề cập cịn
phải có sức hấp dẫn người đọc. Vì thế, khơng phải khơng có lý khi nhiều
người nói rằng: rút tít thật khơng đơn giản chút nào.Tít chính có nhiều loại:
+ Loại tít khái quát: giới thiệu khái quát và đầy đủ toàn bộ vấn đề sẽ
nêu trong bài.Loại tít này khơng hàm chứa thơng tin cao, người đọc có thể

nhận dạng được ngay vấn đề cần nêu trong phóng sự.
Ví dụ như: Hà Nội bước qua thiên niên kỷ (Báo Lao động, thứ hai
2/10/1993), Seoul-kham xa ham ni ta ( Báo Lao động chủ nhật
5/12/1993),Xót xa chiếu đất màn trời (Báo Tin tức thứ năm 15/8/2002,
sốl025), Bên dòng Ktơng Anh (Báo Lao động, thứ năm 17/8/1995...
+ Loại tít mở: thường nêu một vế dang dở của vấn đề. Người đọc chưa
thể biết ngay loại thông tin sẽ được đề cập đến là gì. Loại tít này khơng có ưu
điểm là thâu tóm được cốt lõi của vấn đề nhưng lại có ưu điểm gợi trí tị mị
của người Vi dụ như khi ta đọc tít Thầy và trị thời nay (Đỗ Dỗn Hồng, Báo
Hà Nội mớil/1/1995), Bắc Ninh cịn đó nỗi buồn (Trong Thị Kim Dung, Báo

13


Lao động 23/9/1996)... Dạng tít mở thường khiến cho người đọc phải theo dõi
khám phá rồi chính nội dung của phóng sự đó sẽ cắt nghĩa cho tít bài.
+ Loại tít dùng ẩn dụ: dùng những sự kiện, sự việc, nhân vật có tính
tượng trưng, là một loại tít được sử dụng nhiều lần trong phóng sự. Loại tít
này địi hỏi người đọc phải có khái niệm và ý nghĩa của hình tượng đó. Cách
đặt tít theo lối ẩn dụ có ưu điểm là tính hình tượng cao và tạo ra sự mềm mại
uyển chuyển trong dịng tít vốn rất tiết kiệm về số lượng từ.
Ví dụ như: "Tố Như ơi, Lệ chảy quanh"...( Phan Đăng Sơn, Báo Lao
động 23/12/1993). Hay tít phóng sự "Cao Bằng mùa hạt dẻ" (Huỳnh Dũng
Nhân) khơng chỉ nói về mùa hạt dẻ ở Cao Bằng mà cịn ngụ ý một Cao Bằng
có tiềm năng nhưng vẫn ngủ yên như cô công chúa ngủ trong rùng, tác giả
ước mình có ba hạt dẻ của cơ lọ lem để ước cho Cao Bằng "tỉnh giấc"...
+ Loại tít báo: hai vế bổ sung về nghĩa cũng hay được sử dụng. Thường
vế đầu các tít này là nêu hiện tượng cịn vế sau là tính chất của hiện tượng đó.
Cách đặt tít này có ưu điểm trình bày dứt khốt quan điểm của tác giả cũng
như tính chất của vấn đề sẽ được diễn giải.

Ví dụ tít phóng sự "Phục vụ tới tận nhà - tệ nạn mới ở nông thôn Nam
Bộ" (Sáu Nghệ, Nghệ, Con đường lắm nỗi gian trn... (Nguyễn Đình Chúc,
Báo Tiền phong 15/3/1994).
Tít phóng sự cũng như nhiều tít các thể loại báo chí khác có thể là một
câu hỏi đầy đủ, hay chỉ là một con số, một mệnh đề như '(Bất ngờ cá kiểng
( Thu Thủy, Báo lao đ9ng 30/7/1995), "Vợ Nhật" (Xuân Yên - Báo Lao
động25/1 l/1994), "ác và hướng thiện ' ( Lê Cảnh Nhạc, Báo Tiền phong
17/8/1994).
2.4.2. Tít phụ
Khác với các tít chính nhằm hấp dẫn hay cung cấp cho người đọc một
trong tồn bộ các khía cạnh vấn đề cần nêu tì tít phụ lại có chức năng chỉ ra
một khía cạnh trong tồn bộ vấn đề được đề cập.

14


Tít phụ thường xuất hiện ở những phóng sự có nhiều luận điểm nhỏ. Tít
phụ làm nhiệm vụ phân chia từng luận điểm khác nhau. Tít phụ giới thiệu
khái quát nội dung ấy đều có chủ đề của nhủng phần nhỏ tạo nên chủ đề
chung của toàn tác phẩm. Tuy nhiên, một phóng sự khơng nhất thiết buộc phải
có tít phụ, nhưng nếu bài viết có dvng ý lớn thì nên có tít phụ vì nó làm tăng
thêm phần hấp dẫn. Một bài có thể có một hay nhiều tít phụ. Nhưng cần tránh
tình trạng chia nhỏ bài thành nhiều tít phụ vụn vặt sẽ làm mất tính tập trung.
Trong một phóng sự có từ hai đến bốn tít phụ là hợp lý nhất. Trong từng phần
diễn giải sau tít phụ tác giả có thể nêu ngay nhận xét, kết luận của mình.
2.5. Ảnh phóng sự
Ảnh minh hoạ trong phóng sự có vai trị quan trọng giúp tơ đậm chủ đề,
tăng thêm tính hấp dẫn, làm cho người dọc dễ dàng hình dung sự kiện, sự
việc, nhận nhiệm vụ được nội dung bài viết đề cập tới.
Trong báo chí hiện đại, ảnh của phóng sự thường do chính tác giả bài

viết chụp. Điều này càng làm công chúng tin tưởng ở nội dung bài viết hơn vì
những bức ảnh của chính người viết khiến bạn đọc hiểu rằng tác giả đã trực
tiếp thu thập thông tin ngay tại những nơi sự kiện, sự việc diễn ra.
Một bài phóng sự có thể sử dụng một hoặc nhiều ảnh minh hoạ. Có thể
thấy tác dụng của ảnh trong phóng sự qua một số ví dụ sau: Phóng sự "Hẻm
vé số" (Báo Nhân dân chủ ngùn 278/1995) đăng 3 ảnh ở trang một kèm theo
những lời chú thích "Vài năm trở lại đây ở Thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện
nhiều khu lao động, nơi cư trú của những người đến Sài Gòn kiếm sống.
Có những khu đơng đến ba, bốn trăm nhú Lăng Cha Cả, khu lị
Cốm( Phường 17, Tân Bình), khu Tân Đinh hẻm 20,88 đường Kỳ Đồng...
Phần dông họ là dân Quảng Ngài, Quảng Nam, Đà Năng, làm nhiều công việc
khác nhau: đạp xích lơ, mài dao mài kẻo, bán trứng cút dạo, bán vé số. Đêm
đêm, nhủng người dân tha phương trở về nơi đó thuê một chỗ ngả lưng với
cái già bèo tủi 500 đến 2000 đồng/ngày". Trong các bức ảnh trên, có những
bức ảnh thể hiện cảnh bày bán vé số ở ngay trên hè phố, nhưng mỗi người lại
15


thể hiện với một vẻ mặt khác nhau, cảnh mời mọc, tranh giành khách... Qua
những bức ảnh đăng kèm trong bài phóng sự càng tăng thêm cái tính hấp dẫn
cho chủ đề của bài viết.
Phóng sự "ơng trâu số 12" của Lưu Quang Định (Báo Lao động số
152,thứ 4, 22/9/1999) có hai bức ảnh thể hiện cảnh chọi trâu. Bức ảnh thứ
nhất thể hiện con trâu số 12 đã dành được chiến tháng trong cảnh reo hị của
cơng chúng và bức ảnh thứ hai nói về ơng Phạm Văn Căn - chủ nhân của ông
trâu số 12 - con trâu đã chiến thăng trong trận đấu ngày hôm nay. Mỗi bức
ảnh thể hiện những chủ đề riêng nhưng lại tập trung thể hiện một chủ đề cụ
thể: theo tục lệ chọi trâu, con nào chiến thắng thì phải bị hố kiếp để làm lễ tạ
Thành Hồng. Ngồi những anh có nội dung sát với chủ đề của phóng sự,
trong một số trường hợp người ta còn sử dụng những ảnh có tính độc lập

tương đối với nộ mùng của bài viết nhưng lại có ý nghĩa rất lớn trong việc thể
hiện chủ đề vì nó được táo giả gắn với những cảm nhận riêng của mình.
Những ảnh như vậy có tác dụng như một thông tin gợi mở để ngươi dọc suy
ngẫm rong phóng sự "Bao giờ chim đậu Phi liêng" ( Huỳnh Dũng Nhân, Báo
Lao động ll/1/1994) có bức ảnh chvp một gia đình người dân tộc Khơ mú. Chị
vợ đang cho con bú còn người chồng giở một tập giấy cũ. Bức ảnh có phước
"Bằng khen và huy chương của gia đình tơi đấy...". Nội dung cả bài báo
khơng nhắc riêng gì đến chủ nhân của những tâm bằng khen hay huy chương
đó mà chỉ nói đến sự lam lũ nghèo khổ của những người dân Phi liêng. Bứ
cảnh đó đã gợi cho người đốc một suy nghĩ về những con người Phi liêng
trong những năm kháng chiến gian khổ đã cùng cả dân tộc tham gia đánh giặc
cứu nước nhưng hiện nay vẫn cịn nghèo đói. Người dân Phi liêng đã góp
khơng ít phần xương máu của mình, khơng lẽ chỉ được trả cơng bằng những
chiếc hn chương hay bằng khen hay sao? Một câu hỏi đạt ra chúng ta phải
làm gì để đồng bào dân tộc nơi đây đỡ khổ
III. NGƠN NGỮ TRONG PHĨNG SỰ
16


Trong phóng sự, người viết có thể sử dụng ngơn ngữ ở nhiều góc độ
khác nhau để biểu đạt nội dung ngay cả tiếng địa phương hoặc ngôn ngữ cổ
cũng như các thuật ngữ khoa học, nhưng khơng vì thế mà tác giả sử dụng tuỳ
tiện, thiếu chọn lọc, làm đảo lộn qui luật ngữ pháp của ngôn ngữ hoặc làm lu
mờ mất phong cách dân tộc.
Từ thực tế đó, việc sử dụng ngơn ngữ phóng sự cần chú ý mấy vấn đề
sau: 1-Người viết phải có kiến thức và sự am hiểu nhất đinh về lĩnh vực, đề
tài mình đang thể hiện, ví dụ; kinh tế, chính trị, văn hố xã; 2- Qua cuộc sống
thực tê tìm tịi, tích luỹ kinh nghiệm để biểu hiện sao cho công chúng hiểu
được sự thật, đồng thời cảm thụ sâu sắc tính tư tưởng của tác phẩm phóng sự.
Mục đích của phóng sự là cung cấp cho công chúng những tri thức

phong phú, đầy đủ, chính xác, để họ có thể nhận thức, đánh giá đúng người và
việc mà họ đang theo dõi. Vì thế, người viết phóng sự cần biết sử dụng một số
phương tiện biểu đạt của văn học như các biện pháp tu từ, ngơn ngữ giàu hình
ảnh, hướng vào nội tâm của nhân vật để nâng cao của tác phẩm.
Khai thác tính hình tượng và tính chính luận của ngơn ngữ. Tính hình
tượng của ngơn ngữ rất dồi dào. Nó giúp cho người đọc cảm nhận được bức
tranh sinh động của cuộc sống và hình dung được hồn cảnh như chính mắt
họchứn kiến. Ngơn ngữ trong phóng sự mang tính nghệ thuật- chính luận sâu
sắc, nó có khả năng hỗ trợ cho bài viết thêm sức thuyết phục khi sự thật được
trình bày.
3.1. Ngơn ngữ tác giả:
Trong phóng sự, cái tôi - tác giả là người dẫn chuyện, người trình bày,
lý giải; người khâu nối những dữ kiện mà tác phẩm đề cập với công chúng
tiếp nhận luôn có cảm giác tác giả có mạt trong từng chi tiết nhỏ nhất của tác
phẩm.
Khi trình bày và thẩm định hiện thực, "cái tơi" trần thuật - tác giả của
phóng sự mặc dù luôn tỏ ra khách quan với công chúng tiếp nhận và khách
quan, bình đẳng ngay cả với hiện thực mà nó phản ánh nhưng phải tạo được
17


sự đồng cảm với "cái ta" công chúng tiếp nhận. Để làm được điều đó, tác giả
phải dũng cảm chỉ ra sự thật, bênh vực sự thật và sự thật đó phải phù hợp với
những lợi ích của đất nước, cộng đồng.
Một phóng sự mà tác giả khơng đủ khả năng thẩm định hoặc thẩm định
méo mó cái hiện thực mà anh ta đem đến cho cơng chúng thì khơng những
khơng tạo ra sự hưởng ứng mà cịn khiến cơng chúng nghi ngờ tài năng và sự
trung thực của chính tác giả.
Ở khía cạnh khác "cái tơi" trần thuật cịn góp phần tạo ra giọng điệu
của tác phẩm. Xuất phát tứ đối tượng mà tác phẩm đề cập, giọng điệu trong

phóng sự rất - sinh động. Có khi nghiêm túc, lý lẽ, hài hước, châm biếm và có
khi lại tràn đầy cảm xúc. Giọng điệu phong phú cùng với nghệ thuật dẫn
chuyện, trình bày chi tiết và xây dựng lý lẽ, nghệ thuật miêu tả, đặc tả khác
phác hoạ chân dung... khiến cho phóng sự có đầy đủ khả năng phản ánh hiện
thực trong nhiệm ình huống khác nhau.
Cấu trúc ngơn ngữ trong tác phẩm phóng sự đó là dạng cấu trúc bởi
những đối thoại liên tiếp giữa tác giả và nhân vật, giữa tác giả và người đọc.
Trên cơ sở đặc điểm ngôn ngữ của các thể loại khác, tác giả có thể tạo ra cho
tác phẩm phóng sự của mình một hình hài khác lạ để trình bày một cách trung
thực, xác thực về hiện thực dưới hình thức sinh động, hấp dẫn.
Ví dụ: Trong phóng sự "Tơi đi bán tôi" của Huỳnh Dũng Nhân, ngôn
ngữ tác giả được thể hiện ở ngôi thủ nhất: "Tôi dừng xe cách chợ người Giảng
Võ (Hà Nội)một quãng, suy tính mãi xem làm thế nào hoà nhập với họ trong
vai cửu vạn. Nhiều bài báo đã viết về chợ người này nhưng tôi vẫn muốn viết
thêm viết nữa"
3.2. Ngôn ngữ nhân vật
Trong phóng sự, ngơn ngữ nhân vật thường được xuất hiện xen kẽ với
"cái tôi" trần thuật của tác giả. Ngôn ngữ nhân vật được tác giả vận dụng vào
những trường hợp như khi cần nhấn mạnh hay khẳng định một cách khách
quan về sự kiện chung hay từngehi tiết có ý nghĩa quan trọng đối với chủ đề
18


bài viết. Có khi thay lời tác giả nói chuyện, tâm sự với công chúng, làm cho
sự kiện hoặc nhân vật tiếp xúc với bạn đọc một cách tự nhiên, gần gũi hơn.
Ví dụ trong "Mỹ nghệ lấy Tây" Vũ Trọng Phụng đối thoại với bà hàng
nước mang tính tự sự. Bà kể một cách ngắn gọn nhưng khái quát chuyện thiếu
nữ Hà thành lấy Tây, rồi bà đánh giá: "Rõ khốn nạn. Tài có, sắc có, chữ nghĩa
cũng có mà thế đấy , Đối với những trường hợp khi sự kiện đã trơi qua hoặc
do tác giả chọn góc đứng gián tiếp, người viết có thể dùng hồn tồn bằng

ngơn ngủ nhân vật dưới hình thức "theo lời kể của..." hoặc "ghi theo lời kể...".
Tất nhiên tác giả phải là người sắp xếp, chọn lọc chi tiết và trình bày lại sự
kiện bằng tiếng nói giọng điệu của nhân vật.
IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC
4.1. Tiêu chí đáng giá một bài phóng sự hay
Để đánh giá một bài phóng sự hay có nhiều tiêu chí. Thơng thường căn
cứ vào 3 tiêu chí sau:
4.1.1. Đề tài
- Đề tài hay quyết định đến một nửa giá trị của bài báo, điều ấy càng
đúng với thể loại phóng sự.
- Đề tài hay là đề tài gắn với những vấn đề thời sự nóng hổi, là một đề
tài mà phóng viên phát hiện ra mà mọi người ít biết hoặc chưa biết, là những
vấn đề thiết thực trong cuộc Sống mà bạn đọc quan tâm.
Đề tài hay cịn là đề tài mang tính xây dựng, góp phần tác động hiệu
quả đến một thực trạng cần phê phán hay một điều tốt đẹp cần cổ vũ.
4.1.2. Thể loại hay
Có thể có những đề tài khơng mới nhưng vẫn được bạn đọc đón nhận
bởi cách viết hay, cách nhìn, góc nhìn độc đáo, khác lạ, mang tính phát hiện
sáng tạo trong cách thể hiện. Người viết chứng tỏ có tay nghề, viết có phong
cách ngay từ đầu. Điều này liên quan đến cách sử dụng ngơn ngữ.
4.1.3. Có hiệu ứng xã hội cao
19


Một bài phóng sự khi trả lời được ba câu hỏi: Viết cho ai? Viết làm gì?
Viết như thế nào? Mới là một bài phóng sự chặt chẽ về đề tài, phong cách thể
hiện và mục đích phản ảnh.
Khi một bài phóng sự nêu đúng vấn đề hay nói cách khác là "gãi đúng
chỗ ngứa ' Gan bạn đọc là một bài viết có hiệu ứng tốt. Bài gây được tiếng
vang, tạo được dư luận góp phần vào việc thay đổi theo hướng tích cực dối

với xã hội là những bài viết có giá trị về lẫn hình thức và nội dung. Có thể
nói, những giá trị và hiệu ứng tích cực của một bài phóng sự là tập hợp của
các yếu tố, đề tài hay và cách thế hiện tốt, nhưng trên hết vẫn là tính vấn đề
của đề tài.
Như vậy, một bài phóng sự hội đủ ba yếu tố đề tài hay, thể hiện hay và
có hiệu ứng xã hội cao... là ước mơ của bất cứ người viết phóng sự nào.
4.2. Kinh nghiệm viết phóng sự
4.2.1. Đề tài phóng sự
Tìm ra được đề tài là thành cơng đến gần một nửa rồi. Nhưng tìm bằng
cách nào? Giải pháp tốt là xây dựng "cây vấn đề": Nó sẽ giúp ta nhìn sâu, xa
vào đời sống
Ví dụ 1: Cây sung: Thân cây sung, cành sung, gốc sung, rễ sung, lá
sung, trái sung.
Ví dụ 2: Cây đức tin: Thân cây (đời sống đức tin hiện tại), cành (đức tin
người trẻ, người già, trí thức, nơng dân.,.), gốc (truyền thống đức tin gia đình,
giáo xứ), rễ (cách đón nhận đức tin, kinh nhgiệm gặp gỡ Thiên Chúa... ), lá
(việc đại đức), trái (hành động dấn thân cho xã hội, giáo hôi.
Hãy ưu tiên cho những vấn đề gần, trực tiếp thuộc hơm nay và ngày
mai, sau đó mới là hơm qua, hơm kia, hơm kia nữa. Những gì thuộc về q
khứ không nên bận tâm nhiều. Cuộc sống không bao giờ từ chối người cầm
bút, mà chỉ có người cầm bút chối từ cuộc sống mà thôi.
4.2.2. Khai thác nguồn tin
20


Viết báo tuyên truyền hay báo đặt hàng thường sẵn đề tài, nên đơi khi
viết xong ngay chính người viết cũng khơng muốn đọc lại, Gịn người đọc thì
đã lỡ bỏ tiền mua báo phải cố đọc. Thường đề tài xuất hiện khi chúng ta tiếp
xúc đến sự kiện nhân vật. Túc nhiên đề tài hay nếu sự kiện đụng đến đúng nổi
khắc khoải lâu ngày của người viết. Có hai nguồn tin để người viết phóng sự

tiếp cận.
Nguồn tin động: các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, tôn giáo, quan
chức, chức sắc, người dân, bạn bè, người trong cuộc, các chuyên gia, các nhà
báo...không trừ một ai.
Nguồn tin tĩnh: thơng cáo báo chí, tin từ các hãng tin khác (kể cà Radio
và Ti vi), trang web, các đơn thư, các sổ sách giấy tờ, nhật ký, sổ trực, chứng
từ thu chi...
Tác phong tìm nguồn tin: dịm ngó, nghe hóng, thóc mách tọc mạch,
nhanh tay nhanh mắt, nhanh mồm nhanh miệng, thính mũi thính tai. Như một
ăng-ten cực nhạy, bắt được những tín hiệu rất khẽ.
Tìm cho kỳ đủ chất liệu thông tin mới thôi, người viết không bao giờ sợ
thừa. Biết mười, ta sử dụng trong bài năm, bảy thơi, cịn lại, để dành.
4.2.3. Khởi bút
Phóng sự thường mở bài theo lối gián tiếp bằng việc giới thiệu một
người, miêu tả một quang cảnh, kể một giai thoại, dựng một đối thoại... Có
được một khởi đầu tốt đẹp như rượu đã mở được nắp chai. Sau đó thì chỉ có
việc rót rượu ra ly sao cho khéo cho đẹp rồi chúng ta nâng cốc.
4.2.4. Chi tiết bài phóng sự
Có hai loại Ghi tiết: loại đại trà và loại đắt giá. Loại thứ nhất là vật liệu
thông thường, không cần bàn nhiều.
Loại thứ hai. Chi tiết này phải độc đáo, ấn tượng, như găm như vít vào
trí não của người đọc. Một phóng sự hay thường phải có vài ba Ghi tiết loại
này.

21


Chi tiết độc đáo có được nhờ tài quan sát tỉ mỉ và tinh tế. Tuy nhiên, có
nhiều chi tiết hay mà khơng biết sử dụng cũng phí.
Rải những "đồng tiền vàng" dọc theo suốt phóng sự. Đừng để đi chưa

đến chợ đã hết vốn. Cũng đừng để dành đến lúc chợ tan rồi mà hàng q cịn
ế ẩm.
4.2.5. Ngơn ngữ phóng sự
Gồm cả sự kiện, con số, có cả lý lẽ, lập luận, có cả miêu tả tường thuật,
cả cảm xúc trữ tình... Chỗ nào cần thứ ngơn ngữ nào là sẵn sàng đáp ứng.
Có phóng sự phải đậm chất văn chương mỏi hợp. Có phóng sự thuần
t thơng tin vụ việc, vấn đề mới ra. Điều này tùy thuộc vào chính sự kiện
hay nhân vật của phóng sự, chứ người viết cũng khơng theo ý riêng mình
được.
Tất cả ngơn ngữ phóng sự đều hướng tới một điểm: giản dị, dễ hiểu.
Lạm dụng từ chun mơn, từ lóng, từ Hán Việt, từ đa nghĩa, từ cầu kỳ...là thái
độ thiếu tơn trọng độc giả.
4.2.6. Giọng điếu văn
Mỗi tác phẩm phóng sự có một giọng chủ đạo nhất định nào đó. Có
giọng như người đi đường chợt thấy, có giọng như chính mình là nhân chứng,
có giọng khách quan có giọng đồng cảm, có giọng kêu gọi giục giã, lại có
giọng trữ tình mơ mộng...
Bên cạnh giọng chính, có đơi giọng phối thuộc, như phần bè hát, góp
phần tạo thêm nhiều sắc điệu; nhưng khơng được lấn át giọng điệu chính.
Giọng điệu vừa tốt lên từ tồn bộ tác phẩm, vữa chi phối cách tổ chức
tác phẩm, góp phần tạo hiệu quả tiếp nhận ở người đọc.
4.2. 7. Tác phẩm để đời
Một tác phẩm phóng sự để lại ấn tượng lâu dài trong long độc giả là
điều nhà báo nào cũng ước mong. Bí quyết thành cơng ở đây là trong lúa thu
thập thơng tin, nhà báo có kiên nhẫn đọc và lắng nghe những tín hiệu sâu
thẩm bên trong của nhân vật hay khơng. Những thơng tin đó sẽ làm cho người
đọc và nhân vật đồng điệu với nhau.

22



KẾT LUẬN
Trong các thể loại báo chí, phóng sự là một trong những thể loại đặc
biệt thích hợp với việc mô tả sự phát triển năng động của hiện thực, có khả
năng gây được những ấn tượng rất sâu sắc với công chúng. Với sức mạnh của
một thế loại mang tính chiến đấu, từ khi hình thành cho đến nay, phóng sự
vẫn phát triển khơng ngừng và trở thành thế mạnh của mọi loại hình báo chí.
Phóng sự có khả năng thơng tin thời sự, đảm bảo tính xác thực, định hướng
thơng qua việc trình bày, diễn tả về những vấn đề, sự kiện, con người, tình
huống quen hình trong một quá trình phát triển..
Sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt Nam với các loại hình báo in,
báo nói, báo hình, báo điện tử... đã tạo mảnh đất màu mỡ cho phóng sự phát
triển ngày càng đa dạng và mạnh mẽ, phản ánh một cách nhanh chóng những
cái mới, kịp thời mang đến cho công chúng những thông tin sinh động về mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên bối cảnh của báo chí hiện đại cũng
địi hỏi phóng sự ln có sự đổi mới, thích ứng với những biến đổi về mặt
khoa học kĩ thuật trong công nghệ truyền thông hiện đại. Những người làm
báo cần thiết phải nắm vững kiến thức cơ bản về thể loại phóng sự để có
những bài viết phát huy được sực mạnh của báo chí.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
(l) Đức Dũng: Phóng sự báo chí hiện đại. Nxb. Thông tấn, Hà Nội,
2004, tr.14.
(2) Nhiều tác giả (Phan Trọng Thương giới thiệu): Phóng sự Việt Nam
1932- 1945. Tập 3. Nxb. Văn học, Hà Nội, 2000, tr.l0.
(3) Nhiều tác giả: Nghề nghiệp và công việc của nhà báo. Hội Nhà báo
Việt Nam Xít, Hà Nội, 1992, tr.220.

(4) Vũ Ngọc Phan: Nhà văn hiện đại, Tập 2. Nxb. Văn học, TP.Hồ Chi
Minh, 1994, tr.525.
(5) Đức Dũng: Phóng sự báo chí hiện địa. Sđd, tr.15.
(6) Nguyễn Văn Long: Văn học Việt Nam thời đại mới. Nxb. Giáo dục,
Hà Nội, 2003, tr.183.
(7) Nguyên Ngọc: Văn xuôi sau ]9 75 thử thăm dị đơi nét. Tạp chí Văn
học, số 4-1991, tr.II.
(8) Hà Minh Đức: bí viết về chiến tranh và xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1980, tr.73.
Phân viện Báo chí Tuyên truyền, Nhà báo, bí quyết, kỹ năng, nghề
nghiệp (kinh nghiệm nghề nghiệp của báo chí phương Tây Nxb Lao động,
1998
. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên), Tác phẩm báo chí, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 1 995
. Philipe Gaillard, Nghề làm báo, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2003
(chương III, 4, phần 2)
. Trần Thế Phiệt, Tác phẩm báo chí, Nxb Giáo dục, Hà Nội, Hà Minh
Đức (chủ biên), Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn (T.1), Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 1994
. Claudia Mast, Truyền thông đại chúng - Những liến thức cơ bản, Nxb
Thông tin, Hà Nội, 2003
. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, Cơ sở lý luận báo
chí truyền thơng, Nxb Văn hố ~ Thơng tin, Hà Nội, 1995
. Hà Minh Đức (chủ biên), Báo chí - nhũng vấn đề lý luận và thực tiễn
(T.2), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999.
24


×