BÀI TIỂU LUẬN NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Đề Tài: Ngôn ngữ báo chí trong thể loại phóng sự trên báo mạng điện tử
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn lựa đề tài
1. Vấn đề ngôn ngữ báo chí
Ngôn ngữ báo chí có những đặc điểm, quan hệ, qui phạm riêng của nó phục vụ
cho cách thức tiếp cận hiện thực của báo chí. Việc khảo sát ngôn ngữ báo chí
cần đặt cái khung của những tính chất đặc thù của báo chí để từ đó tìm ra cách
viết rất riêng của báo chí trong việc chiếm lĩnh thực tại, trong kiểu tổ chức tác
phẩm.
Ngôn ngữ báo chí là một khái niệm nghiệp vụ tương đương với khái niệm tin,
phóng sự, phỏng vấn… Ngôn ngữ báo chí phải đáp ứng những đòi hỏi của
nghiệp vụ về phẩm chất, về hiểu biết mà ở những ngành khác không cần thiết
như vậy.
Để nắm bắt được đặc điểm ngôn ngữ trong báo chí đòi hỏi chúng ta phải có sự
đào sâu tìm hiểu vấn đề này.
2. Vấn đề ngôn ngữ phóng sự
Phóng sự là một thể loại báo chí thuộc nhóm chính luận nghệ thuật, phản
ánh các sự kiện, con người, tình huống, hoàn cảnh điển hình trong quá trình
phát sinh, phát triển, đồng thời thẩm định hiện thực đó qua cái tôi trần thuật
vừa tỉnh táo lý trí, vừa cảm xúc với bút pháp giàu chất văn học bằng phương
tiện ngôn ngữ khác nhau.
Với ưu thế phản ánh hiện thực sâu sắc và có sức “công phá” lớn, phóng sự
hiện nay chiếm một lượng khá lớn thời gian phát sóng của truyền hình, từ
những phóng sự dài kỳ như một thiên tiểu thuyết nhưng cũng có những
phóng sự chỉ độ 700 – 800 chữ thiên về mô tả, thông tin nhanh sự kiện.
Phóng sự là kết quả của những logic hội tụ dựa trên các phương tiện ngôn
ngữ chữ viết, hình ảnh và âm thanh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài “Ngôn ngữ thể loại phóng sự trên Báo mạng điện tử” là một đề tài
mở, có quy mô khá lớn, nếu tìm hiểu và phân tích một cách chi tiết đề tài
này thì quy mô của nó rất lớn và dung lượng thông tin khá đồ sộ. Vì vậy, đề
tài này chỉ dừng lại ở mức độ đặt những vấn đề chính có kèm theo những
phân tích đánh giá sơ lược; đồng thời có sự khảo sát nghiên cứu trên thực tế
báo chí. Xin tóm lược đề tài ở những bước sau:
- Vấn đề ngôn ngữ và nguồn gốc của nó
- Ngôn ngữ sử dụng trong lĩnh vực báo chí
- Phóng sự và vai trò của phóng sự
- Ngôn ngữ thể loại phóng sự nói chung và ngôn ngữ phóng sự trên báo
mạng điện tử
- Khảo sát, phân tích, đánh giá việc sử dụng ngôn ngữ thể loại phóng sự
trên báo mạng điện tử
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. NGÔN NGỮ VÀ NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
1. Sự hình thành ngôn ngữ
Ngôn ngữ là hệ thống để giao thiệp hay suy luận dùng một cách biểu diễn,
phép ẩn dụ, và một loại ngữ pháp theo lôgic, mỗi cái đó bao hàm một tiêu
chuẩn hay sự thật thuộc lịch sử và siêu việt. Nhiều ngôn ngữ sử dụng điệu
bộ, âm thanh, ký hiệu, hay chữ viết, và cố gắng truyền khái niệm, ý nghĩa,
và ý nghĩ, nhưng mà nhiều khi những khía cạnh này nằm sát quá, cho nên
khó phân biệt nó.
Không ai biết chính xác ngôn ngữ ra đời từ kia nào chỉ biết con người đã sử
dụng các công cụ ngôn ngữ như ký tự, tiếng nói, kình vẽ, âm thanh, hình
ảnh…Từ khi có chữ viết con người bắt đầu sử dụng văn bản và đến thế kỷ
XV báo chí mới chình thức ra đời. Cùng với sự phát triển của xã hội loài
người các hình thức ngôn ngữ cũng trở nên đa dạng và phong phú, phương
thức truyền tải ngôn ngữ dần vượt ra khỏi giới hạn của thời gian, không
gian. Con người có thể tiếp cận ngôn ngữ từ bốn phương, từ nhiều nguồn
văn hóa khác nhau.
Mục đích của ngôn ngữ là truyền tải thông tin, cảm xúc của con người, sự
vật, sự kiện từ người này đến người khác. Cho nên ngôn ngữ được dùng ở
tất cả các mặt, các lĩnh vực trong đời sống.
Trên báo chí, ngôn ngữ được dùng cho việc thông tin và giải trí là chủ yếu,
cho nên ngôn ngữ mang màu sắc sự kiện và có tính chất của ngôn ngữ văn
hoạc nghệ thuật
2. Ngôn ngữ báo chí
Ngôn ngữ báo chí phục vụ cho cách thức tiếp cận hiện thực của báo chí. Cần
đặt ngôn ngữ báo chí dưới cái khung đặc thù của báo chí để từ đó tìm ra
cách viết riêng của báo chí trong việc chiếm lĩnh thực tại, trong kiểu tổ chức
tác phẩm.
Ngôn ngữ báo chí phải đáp ứng những đòi hỏi nghiệp vụ về phẩm chất, về
hiểu biết mà ở những ngành khác không cần thiết như vậy. Để đáp ứng được
những đòi hỏi đó, ngôn ngữ báo chí dựa trên những nhận thức cơ sở sau đây:
- Nhận thức về chính trị: Làm báo là trực tiếp tham gia vào hoạt động
chính trị xã hội. Nhà báo hoạt động không khác gì nha fchính trị, nhà
ngoại giao trong cách ứng sử, trong cách đối phó với tình hình. Trong
nhận thức chính trị của nhà báo, điều quan trọng nhất là sự thừa nhận sự
lãnh đạo của chính trị. Sự thừa nhận này là một nhận thức khoa học chưa
không phải là sự ép buộc.
- Nhận thức tiếng mẹ đẻ: Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thống của quốc gia;
các tác phẩm báo chí đều thể hiện qua ngôn ngữ này vì vậy báo chí góp
phần tích cực hơn trong việc phản ánh, duy trì sự sinh động và tính hấp
dẫn của tiếng Việt đến các đối tượng công chúng.
- Nhận thức về vốn kiến thức: Làm báo đòi hỏi một vốn kiến thức vừa sâu
vừa rộng, ngoài kiến thức sách vở còn đòi hỏi kiến thức cuộc sống đa
dạng. Vốn kiến thức ngôn ngữ phong phú sẽ làm cho ngòi bút và moik
việc từ khâu chọn lọc thông tin đến sử lý thông tinh diễn ra hết sức nhanh
chóng và xác đáng…
Ngôn ngữ báo chí là một lĩnh vực chuyên nghiệp của báo chí. Tuy chất
liệu chủ yếu của nó là ngôn ngữ và có mối liên hệ mật thiết với ngôn ngữ
báo nhưng không vì thế mà xem hai cái là một. Vì vậy, không phải cứ
biết dùng từ chính xác, biết viết câu dung qui tắc, biết vận dụng phép tu
từ.. là có thể viết báo được.
Ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ là hai lĩnh vực khác nhau.
3. Đặc điểm ngôn ngữ báo chí
3.1. Đặc điểm loại hình
a. Ngôn ngữ sự kiện
- Ngôn ngữ sự kiện là là phương tiện duy nhất để phản ánh của báo chí,
đồng thời là tiêu chí khu biệt với các ngôn ngữ khác.
- Ngôn ngữ sự kiện bao giờ cũng được nhìn nhận trong qui trình vận động
của sự kiện, do đó cần chú ý tới mối quan hệ tương tác giữa ba nội dung
của ngôn ngữ sự kiện.
Sự kiện có thật và nguyên dạng phải là sự kiện hiện hữu thì mới có giá trị
thời sự. Có những phản ánh mới nhìn thì đúng là có thật, nguyên dạng và
hiện hữu vì không đặt trong qui trình vận động mà cái có thật thành cái
không thật, cái nguyên dạng thành cái biến dạng, cái hiện hữu thành cái
xa lạ.
- Chú ý tới sự vận động thì sẽ nhìn ra cái mới, cái thật của cuộc sống và
đem lại sự sáng tạo cho nhà báo.
b. Ngôn ngữ định lượng
Ngôn ngữ báo chí coi trọng lượng sự kiện; ngôn ngữ chỉ được khẳng định
ở lượng sự kiện, tính chất, bản chất, khuynh hướng của sự kiện. Những
cách diễn đạt theo ngôn ngữ định tính tỏ ra khồn phù hợp với nhà báo vì
đó là ngôn ngữ của các nhà chính trị, nhà tư tưởng.
Vì vậy, ngôn ngữ định lượng là cái phái sinh, sự cụ thể hóa của ngôn ngữ
sự kiện. Chính vì đòi hỏi phản ánh cụ thể chính xác về sự kiện có thật,
nguyên dạng đã dẫn đến việc đòi hỏi phải coi trọng số lượng.
c. Ngôn ngữ của độ không xác định
- Cách diễn đạt gợi lên sự liên tưởng, sự chú ý, kích thích sự tìm hiểu và
tạo ra sự suy nghĩ không dứt trong lòng người đọc, người xem.
- Cách diến đạt hạn chế tối đa khả năng đoán trước của người đọc nhờ đó
làm bùng phát cái bất ngờ của thông tin.
- Cấu trúc mở tạo cho tác phẩm báo chí có sức sống vượt thời gian. Ngôn
ngữ của độ không xác định là sự đồng hành của cấu trúc mở.
3.2. Những mối quan hệ của ngôn ngữ báo chí
a. Quan hệ phản ánh
Đây là quan hệ tạo ra được sự trùng khớp giữa mô hình hiện thực với
mã ngon ngữ trong tác phẩm báo chí. Quan hệ phản ánh đòi hỏi tin,
bài bao giờ cũng phải trung thực, chính xác, không mâu thuẫn.
b. Quan hệ đôi xứng
Quan hệ đối xứng là quan hệ tạo ra sự hài hòa, đối xứng hoặc đối lập
giữa mô hình hiên thực với mã ngôn ngữ trong tác phẩm báo chí. Đây là
một sự cụ thể hóa quan hệ phản ánh. Thông thương, người ta vi phạm
quan hệ phản ánh dưới dạng quan hệ đối xứng. Chẳng hạn trong truyền
hình ta thường gặp sự vênh nhau giữa hình và lời bình.
c. Quan hệ liên tưởng
Quan hệ liên tưởng tùy thuộc vào hai quan hệ trên. Nếu phản ánh đúng,
đối xứng đúng thì liên tưởng đúng và ngược lại.
Quan hệ liên tưởng là quan hệ tác động hai chiều: chiều nhà báo và chiều
người nhận thông tin. Đối với nhà báo thì đây là chuẩn mực giúp cho
mình lựa chọn câu chữ, cách diễn đạt, cấu trúc tin, bài như thế nào để
hướng sự liên tưởng của độc giả, khan giả, thính giả theo chủ đích của
mình, không tạo ra những liên tưởng có hại cho bài báo. Đối với người
nhận tin, quan hệ này có tác động như một người kiểm tra bài báo. Bằng
vốn kiến thức, vốn sống của mình người nhận tin bao giờ bao giờ cũng có
khát vọng hiện diện trong bài báo.
II. PHÓNG SỰ
1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển thể loại phóng sự
I.1. Trên Thế Giới
Trong các thể loại báo chí, có một thể loại mà ngay từ khi mới ra đời
đã thu hút được đông đảo sự quan tâm của công chúng và là mối lo ngại của
chính quyền. Đó chính là thể loại phóng sự. Là đứa con của báo chí cho nên
không phải ngay từ khi báo chí xuất hiện thể loại phóng sự đã ra đời. Theo
các tài liệu nghiên cứu về báo chí và truyền thông thì phóng sự ra đời lần
đầu tiên ở Châu Âu vào cuối thế kỉ XIX, gắn liền với sự thắng lợi của cuộc
đấu tranh vì tự do báo chí dài suốt 3 thế kỉ và sự phát triển vượt bậc của tư
tưởng dân chủ, tiến bộ ở các nước phương Tây.
1.2.Ở Việt Nam
Có ý kiến cho rằng vì báo chí xuất hiện ở nước ta khá muộn so với thế
giới cho nên thể loại phóng sự cũng xuất hiện cùng với sự xuất hiện của báo
chí năm 1865, nhưng phóng sự mới thực sự lộ diện vào những năm 30 của
thế kỉ XX với những lý do sau:
- Phong trào Duy Tân, du học sang các nước phương Tây đã làm thay đổi bộ
mặt báo chí nước nhà, liên tục những cuộc cải cách lớn trên báo chí được
thực hiện do các trí sĩ đã được tiếp cận với nền văn hóa phương Tây hiện
đại.
- Lịch sử dân tộc ta ở thời điểm này đang có nhiều những biến động quan
trọng. Bọn Đế quốc liên tục khủng bố cách mạng và đàn áp dân chúng; nhu
cầu thông tin liên tục của quần chúng nhân dân làm cho thể loai phóng sự trở
thành một thể loại chính của báo chí lúc bấy giờ.
- Các trường đào tạo học sinh, sinh viên được xây dựng cả về chất lẫn về
lượng. Đây là một lý do quan trọng thúc đẩy sự phát triển của báo chí, đặc
biệt khả năng tiếp nhận thông tin của công chúng cũng có nhiều thay đổi
quan trọng. Mọi người không còn hứng thú với những câu hỏi hư cấu, lãng
mạn nữa mà lối viết tường thuật, kể và miêu tả lại sự kiện làm cho độc giả
hứng thú hơn.
Mới chỉ khoảng hơn 70 năm xuất hiện ở Việt Nam nhưng Phóng sự đã có
những bước tiến dài về thể loại. Càng ngày Phóng sự càng đi sâu vào những
vấn đề thời sự cập nhật, được thể hiện ngắn gọn nhưng nhiều thông tin
nhanh, gấp gáp của thời đại.
2. Thể loại phóng sự
II.1. Khái niệm
Phóng sự là kể lại một câu chuện có thật một cách ngắn gọn, chính xác, các chi
tiết tập trung trả lời câu hỏi: Cái gì? Xảy ra ở đâu? Xảy ra như thế nào? Tại sao?
Mức độ ảnh hưởng như thế nào?.
Ngoài ra, còn có một quan niện nữa về phóng sự đó là coi phóng sự là một thể
loại báo chí mang bản chất tổng hợp, kế thừa phong cách sáng tạo của tất cả các
thể loại báo chí khác như Tin, Phỏng vấn, Tường thuật, Điều tra và cả văn học.
Khái niệm:
Phóng sự là một thể loại báo chí quan trọng, thông tin cụ thể và sinh động về con
người, sự việc, tình huống, hoàn cảnh có thật, có ý nghĩa thời sự, theo một quá
trình phát sinh – phát triển, thông qua cái tôi – tác giả và ngôn ngữ, giọng điệu
linh hoạt, với bút pháp mô tả, tường thuật kết hợp với nghị luận.
2.2.Đặc điểm cơ bản của phóng sự
a. Đối tượng phản ánh là việc thật, người thật tiêu biểu, có ý nghĩa xã
hội.
Ưu thế của phóng sự là đi sâu khám phá số phận một con người, một
tập thể người có tính chất điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
Cũng là phản ánh “việc thật” nhưng phóng sự không dừng lại ở hình
thái phản ánh giản đơn mà còn làm rõ bản chất bên trong của sự kiện, giúp
công chúng không những biết nó xảy ra mà còn hiểu nguyên nhân “tại sao”
lại xảy ra. Phóng sự luôn bám sát vào một nhân vật hoặc một sự việc cụ thể
để từ đó xây dựng nên cấu trúc riêng của mình.
b. Phản ánh hiện thực khách quan trong quá trình vận động biện
chứng phát sinh – phát triển; nguyên nhân – kết quả, lượng – chất.
Cuộc sống bao hàm các sự vật, hiện tượng khác nhau, nhưng chúng
luôn nằm trong quy luật của sự vận động, quy luật thống nhất đấu tranh giữa
các mặt đối lập. Thể loại phóng sự có khả năng sắp xếp, ngăn ô các dữ kiện,
dồn nén thông tin của cả quá trình biến đổi từ lượng sang chất, vận động
theo nhiều chiều, nhiều tầng, diễn ra trong một chu kì thời gian nhất định.
c. Phóng sự sử dụng kết cấu, ngôn ngữ và bút pháp tạo ra sự uyển
chuyển trong quá trình tiếp cận thông tin.
Đây được cho là sự kế thừa các tinh hoa của văn học và các thể loại
khác. Nó được thể hiện ở một số mặt cụ thể sau:
• Kết cấu: Phóng sự được tác giả “nhào nặn” rất linh hoạt phụ thuộc vào đối
tượng phản ánh và ý đồ riêng của tác giả. Các kết cấu được sử dụng thường
chặt chẽ và logic, hoàn chỉnh và rõ ràng, chất phác và bình dị. Thời gian
luôn được sắp xếp theo những trật tự tuyến tính nhất định. Nó chi phối nội
dung và sự sáng tạo của tác giả.
• Ngôn ngữ: là phương tiện biểu đạt và biểu cảm chủ đề cũng như nội dung
của phóng sự. Ngôn ngữ phóng sự phải chính xác, hàm xúc và biểu cảm;
phải là ngôn ngữ của nhân dân, đa diện, đa góc độ để tạo sự sinh động cho
bài phóng sự.
• Các bút pháp thường được sử dụng nhiều nhất đó là mô tả, thuật, kết hợp với
bút pháp nghị luận.
• Về các biện pháp tu từ: trong thể loại phóng sự các biện pháp như: so sánh,
tương phản, ẩn dụ, châm biếm, hài hước… luôn được sử dụng một cách triệt
để.
• Vai trò của cái tôi trong phóng sự thường xuất hiện với 3 tư cách và 2 vai trò
chính:
Tư cách:
- Nhân chứng khách quan: người khám phá ra sự kiện, theo dõi, điều tra…
- Thẩm định khách quan: kiểm tra tư liệu, nguồn để đảm bảo độ chính xác của
thông tin.
- Khâu nối dữ liệu, các chi tiết, chi tiết rời rạc thành một tác phẩm phóng sự
hoàn chỉnh và sử dụng ngôn ngữ phù hợp.
Vai trò:
- Người dẫn chuyện: có thể trực tiếp xuất hiện với chủ thể “tôi”, tác giả cũng
có thể lấy mình ra để đối trọng với hiện thực như người trong cuộc để tăng
sự sâu sắc của bài phóng sự.
- Người định hướng: Lựa chọn, sắp xếp chi tiết, chọn lời nói, ngôn ngữ phù
hợp với ý đồ sắp xếp của mình, tạo ra sự khách quan trong nhận thức và sự
tiếp thu của công chúng.
III. NGÔN NGỮ PHÓNG SỰ
1. Sơ lược về ngôn ngữ phóng sự
Ngôn ngữ là phương tiện biểu cảm và biểu đạt cụ thể chủ đề, chủ đề tư tưởng
của tác phẩm Phóng sự. Để lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ cho đúng, trúng và
hay trong tác phẩm Phóng sự, nhà báo phải xem xét tính chất, quy mô của đối
tượng phản ánh, trình độ của đối tượng tiếp nhận thông tin và loại hình
phương tiện thông tin đại chúng chuyển tải bài Phóng sự đó.
2. Đặc tính cơ bản của ngôn ngữ Phóng sự: chính xác và hàm súc biểu đạt
nội dung
Phóng sự là phản ánh hiện thực một cách chân thật, khách quan, cho nên, các
phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong Phóng sự thường chính xác và
khách quan. Tính chính xác thể hiện ở chỗ: ngôn ngữ Phóng sự phải biểu đạt
đúng bản chất sự vật, hiện tượng trong từng thời khắc nhất định, trong từng
bối cảnh cụ thể, nhằm tạo ra một văn bản đơn nghĩa, dễ hiểu. Mặt khác,
Phóng sự phải miêu tả, kể lại câu chuyện một cách cô đọng, logic và hàm
súc. Tính hàm súc của ngôn ngữ Phóng sự nảy sinh từ yêu cầu: phải cung cấp
một lượng thông tin cao, không có dư thừa về con người và sự kiện trong một
diện tích ngôn ngữ hạn hẹp trên trang báo, trên sóng… cho nên cần phải dùng
từ sao cho đắt nhất, có giá trị biểu đạt cao nhất. Cung cấp thông tin một cách
chính xác và hàm súc, có nghĩa là ngôn ngữ đã thực hiện được chức năng
giao tiếp lý trí có hiệu quả cao nhất.
• Biểu cảm: Trong phóng sự ngôn ngữ còn có giá thể biểu đạt chân thực
những trạng thái tình cảm, cảm xúc tâm lý, thái độ, ý kiếm của đối tượng
được miêu tả và của chính tác giả, có thể tác động đến nhận thức, tình cảm
của đối tượng tiếp nhận thông tin, khiến cho đối tượng tiếp nhận thông tin
cũng nảy sinh cảm xúc, tình cảm, thái độ như “đối tượng được miêu tả” và
tác giả. Như vậy, người tiếp nhận thông tin không chỉ được nhận thông tin
mà còn như được chứng kiến, tham gia vào sự kiện (vui, buồn, lo âu…) với
tư cách của “người trong cuộc”, có nghĩa là, ngôn ngữ đã thực hiện tốt chức
năng tác động vào tâm lý tiếp nhận thông tin của người đọc, thông qua tình
cảm mà hướng dẫn nhận thức, thôi thúc hành động của con người. Điều này
khẳng đinh thế mạnh hơn hẳn của thể loại phóng sự so với các thể loại khác.
Ngôn ngữ của phóng sự phải là ngôn ngữ của nhân dân: đúng, rõ, sinh động,
hình ảnh sạch, gon và dễ hiểu.Buêtsgơ đã viết: “ Việc sử dụng từ ngữ cũng
hoàn toàn phục vụ cho mục đích là không lên lớp cho người xem, không
mớm lời cho nhận thức”.
Ngôn ngữ trong tác phẩm được thể hiện ở các mặt:
- Cấp độ từ: Chủ yếu dùng danh từ, động từ và trạng từ, ít sử dụng tính từ,
hình dung từ.
- Cấp độ câu: Kết hợp giữa câu đơn và câu phức hợp tạo ra câu văn mạnh
hoặc trùng điệp, chuyển tải ý tưởng lượn sóng.