Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Vai trò của biên tập viên với công tác cộng tác viên trong quy trình tổ chức bản thảo sách văn học ở các nhà xuất bản nước ta hiện nay (autosaved)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.79 KB, 31 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................3
I.

Đặt vấn đề........................................................................................................3

II.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................4

III.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................4

PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................5
Chương một: Lý luận cở sở....................................................................................5
I.

Khái niệm........................................................................................................5

1. Khái niệm đề tài...................................................................................................5
2.

Kế hoạch đề tài và công tác kế hoạch đề tài.............................................6

3.

Biên tập viên................................................................................................7

II.



Vai trò của biên tập viên trong cơng tác kế hoạch đề tài...............................8

1.

Vai trị tìm kiếm đề tài................................................................................8

2.

Biên tập viên trực tiếp xây dựng kế hoạch đề tài cụ thể........................10

Chương hai: Thực trạng biên tập viên trong công tác xây dựng kế hoạch đề
tài mảng sách văn học thiếu nhi ở NXB Kim Đồng............................................13
I.

Đôi nét về NXB Kim Đồng............................................................................13

II.

Thực trạng của biên tập viên trong công tác kế hoạch đề tài.....................17

1.

Những thành tựu trong việc xây dựng kế hoạch đề tài.........................17

2.

Những hạn chế còn tồn tại........................................................................23

Chương ba: Những ý kiến đóng góp trong việc tăng cường sự sáng tạo của

biên tập viên trong công tác kế hoạch đề tài.......................................................27
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................31

1


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Lý luận nghiệp vụ xuất bản, tập I, PGS.TS Trần Văn Hải,

NXB Văn hóa Thơng tin
2.

Từ điển thuật ngữ xuất bản – in, phát hành sách, thư viện bản

quyền, NXB Từ điển Bách khoa
3.

Các nghiên cứu khoa học của thầy cô trong khoa Xuất Bản

4.

Phần trả lời của chị Nguyễn Kim Diệu – BTV NXB Kim Đồng

5.

55 năm NXB Kim Đồng ( />
tin/50-gioi-thieu/32955-55-nam-nha-xut-bn-kim-dng.html)
6.


Trang chủ của NXB Kim Đồng ()

7.

NXB Kim Đồng trên trang hoitudoanhnghiep.com

( />8.

NXB Kim Đồng trên trang wikipedia
( />
%E1%BA%A3n_Kim_%C4%90%E1%BB%93ng
9.

Và các trang mạng khác

2


PHẦN MỞ ĐẦU
I.

Đặt vấn đề
Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi tất cả các lĩnh vực của đời sống xã

hội cũng phải vận động và biến đổi theo. Lịch sử phát triển của loài người cũng
phải trải qua những bước tiến mới để mới có thể tồn tại và phát triển được. Nhận
thức của con người ngày càng tiến bộ thì họ có những u cầu cao hơn. Ngành
xuất bản cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức để đáp ứng được
nhu cầu của độc giả.

Thiếu nhi là lứa tuổi cần được quan tâm, chăm sóc cả về vật chất và tinh
thần nhất. Xuất bản sách dành cho thiếu nhi ln địi hỏi sự sáng tạo, ngộ
nghĩnh, tinh nghịch hợp với tính cách hiếu động của trẻ. Bên cạnh những cuốn
sách về trò chơi, các nhà xuất bản (NXB) cũng đã quan tâm cả việc giáo dục
hình thành nhân cách cho trẻ bằng cách xuất bản sách văn học dành cho thiếu
nhi. Đó là những truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, truyện ngắn… được
thiếu nhi đón đọc.
Để có thể xuất bản sách văn học dành cho thiếu nhi hay và thu hút được
độc giả nhỏ tuổi này, người biên tập cần phải biết tìm những nguồn bản thảo độc
đáo từ các tác giả. Vai trò của người biên tập ngày càng quan trọng cùng với quá
trình phát triển của truyền thơng nói chung và xuất bản nói riêng. Đã từ lâu,
nhiệm vụ của biên tập viên chủ yếu là sửa sai, gạn lọc và trau chuốt câu cú làm
cho tác phẩm giản dị, dễ hiểu. Để làm cơng việc vừa nói một cách hồn mỹ,
người biên tập cần tra cứu, đối chiếu tài liệu và hội ý với người viết. Bài viết sau
khi được sửa sẽ trở nên trong sáng, mạch lạc và ít sai sót hơn. Nhưng chừng ấy
vẫn chưa đủ, biên tập viên còn phải sống trong dịng thời sự chủ lưu, có trí phán
đốn, sự uyên bác trong nhiều lĩnh vực, óc biện luận và phản biện, trí tưởng
tượng, đức tính thận trọng và khiêm tốn, đồng thời cũng phải biết hoài nghi.
Ngày nay, cùng với nhu cầu phát triển văn hóa đọc, đặc biệt với sự mở
rộng của các đơn vị xuất bản, có đến hàng trăm đầu sách mới được phát hành
3


mỗi ngày tại nước ta với đủ mọi đề tài, thể loại... Điều đó đồng nghĩa với khối
lượng cơng việc biên tập sách và số lượng biên tập viên ngày một tăng. Nếu lướt
qua các nhà xuất bản, chúng ta sẽ thấy các gương mặt biên tập viên trẻ ở lứa tuổi
từ 25-30 đã xuất hiện ngày một nhiều so với trước kia, tạo nên một bức tranh
nhân lực mới đầy sống động.
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Với niềm u thích của chính bản thân tơi về dịng văn học dành cho thiếu

nhi, tôi chọn đề tài “Sáng tạo của biên tập viên trong công tác kế hoạch đề tài
mảng sách văn học thiếu nhi của NXB Kim Đồng” để có thể tìm hiểu kĩ hơn về
dịng văn học này.
Với đề tài này cần triển khai một số nhiệm vụ:
- Trình bày cơ sở lý luận về kế hoạch đề tài trong hoạt động xuất bản.
- Khảo sát công tác này ở NXB Kim Đồng với mảng sách văn học thiếu
nhi.
- Đưa ra một số đóng góp ý kiến cho biên tập viên NXB
III.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trong bài tiểu luận này chủ yếu nghiên cứu về kế hoạch đề tài cho sách
văn học thiếu nhi của NXB Kim Đồng trong suốt chặng đường phát triển của
NXB.
Sau đây là kết cấu của bài tiêu luận:

4


PHẦN NỘI DUNG
Chương một: Lý luận cở sở
I.

Khái niệm

1. Khái niệm đề tài
Trong lý luận văn học đề tài được hiểu là phạm vi hiện thực cuộc sống
được phản ánh trong tác phẩm với những hình thức khác nhau, dấu ấn khách
quan của cuộc sống. Khái niệm này chỉ được nghiên cứu trong văn học. Nó thể

hiện phạm vi phán ánh là hiện thực đã và đang được nhận thức, nghiên cứu
thơng qua lăng kính chủ quan của tác giả nên thể hiện tư tưởng của tác giả.
Theo lý luận nghiệp vụ biên tập xuất bản, đề tài là ý tưởng tổng thể, là
bản thiết kế cho một xuất bản phẩm sắp xuất bản. Đó là ý tưởng thiết kế về “
ngơi nhà đang hình thành trong óc nhà kiến trúc”; về chủ đề, nội dung, tên gọi
của xuất bản phẩm tương lai. Đề tài là kết quả tư duy sáng tạo của biên tập viên,
kết quả tập hợp, phân loại xử lý thông tin nhằm phục vụ nhu cầu độc giả và
thực hiện mục đích truyền thơng xác định.
Đề tài trong xuất bản không phải là ý muốn chủ quan của biên tập viên mà
là kết quả nghiên cứu, xử lý thông tin từ cuộc sống, từ độc giả, từ tác giả và cơ
quan truyền thông đại chúng trên tinh thần chủ động, sáng tạo của người truyền
bá văn hóa cho xã hội.
Đề tài đúng là đề tài phù hợp với nhiệm vụ và định hướng của Đảng; nhu
cầu của thị trường, nhu cầu của xã hội và đặc biệt phải phù hợp với nhiệm vụ,
chức năng của NXB đã được phân cơng.
Đề tài hay là đề tài có nhiều tính mới mẻ, sáng tạo và độc đáo, thực hiện
nhiệm vụ công tác tư tưởng sắc sảo được đảm bảo bởi các tác giả có chất lượng
cao và cơ sở vật chất đầy đủ. Là đề tài có khả năng thực hiện chắc chắn, hứa hẹn
đạt hiệu quả cao, hiệu quả về kinh tế, văn hóa trong cơng tác xuất bản.
Cơ cấu đề tài bao gồm: tên đề tài (đây là yếu tố quan trọng đầu tiên cần
phải xác định rõ, phải phản ánh đúng nội dung, tên đề tài có thể thay thế trong
q trình biên tập); tên tác giả; thuyết minh nội dung bản thảo ( thuyết minh về
5


loại thơng tin tri thức, phạm vi và góc độ sáng tạo được đề cập trong nội dung
bản thảo); xác định mục đích, tơn chỉ bản thảo; lí do xuất bản; xác định rõ đối
tượng sử dụng bản thảo; dự kiến thời gian hoàn thành bản thảo và thời gian xuất
bản.
2.


Kế hoạch đề tài và công tác kế hoạch đề tài

2.1.

Kế hoạch đề tài

Kế hoạch đề tài là bản dự kiến khoa học về nhiệm vụ các đề tài xuất bản
phẩm với các chỉ tiêu về số lượng, chất lượng, thời gian cụ thể mà NXB cần tiến
hành trong một thời gian nhất định. Nó được xây dựng bởi nhiều trí tuệ tập thể
của nhiều bộ phận như: ban giám đốc, các phòng ban biên tập, bộ phận sản xuất,
phòng phát hành. Trong đó, các phịng ban biên tập là trung gian quan trọng
trong khâu kế hoạch đề tài.
Kế hoạch đề tài là sự kết hợp hữu cơ của một loạt đề tài có liên quan trực
tiếp với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Phân theo thời gian có các loại kế hoạch đề
tài như:
Kế hoạch đề tài dài hạn ( từ 5 – 10 năm), có sự đầu tư lớn mang tính chất
định hướng mục tiêu, thường là kế hoạch chuyên ngành đặt ra để xuất bản cuốn
sách lớn, thể hiện tính chất, quy mơ và thương hiệu của NXB. Đây là bản thiết
kế tổng thể chung cho một số năm, tính chất lâu dài, nên được gọi là “quy hoạch
đề tài”.
Kế hoạch hàng năm là kế hoạch được đề xuất hàng năm của NXB. Loại
kế hoạch này thường phải có đủ khả năng cân đối hiện thực, bảo đảm sự tồn tại
và phát triển của NXB. Do vậy, yêu cầu của loại kế hoạch này phải được xây
dựng trên cơ sở nắm chắc nhu cầu xã hội, nguồn bản thảo và có đầy đủ các điều
kiện xã hội khác. Nhìn chung , kế hoạch hàng năm thường được xây dựng dựa
trên những bản thảo đã có sẵn trong tay, hoặc các bản thảo chắc chắn sẽ được
hoàn thành trong năm. Việc đăng ký đề tài sẽ được diễn ra vào ngày cuối cùng
của năm. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh khốc liệt của các NXB khác nhau nên dẫn
đến tính khả thi của kế hoạch hàng năm đạt kết quả không cao.

6


Kế hoạch đột xuất là kế hoạch diễn ra theo những sự kiện của đất nước
(có thể diễn ra 5 hoặc 6 tháng). Các NXB thực hiện kế hoạch này nhiều vì nó
đem lại lợi nhuận nhiều cho NXB.
2.2.

Cơng tác kế hoạch đề tài

Công tác kế hoạch đề tài là chỉ hoạt động đề xuất đề tài của biên tập viên,
quá trình xây dựng, quyết định điều chỉnh kế hoạch đề tài của NXB nhằm đảm
bảo hoạt động của NXB đạt chất lượng và hiệu quả cao.
Theo từ điển thuật ngữ xuất bản – in, phát hành sách, thư viện bản quyền,
NXB Từ điển Bách khoa, định nghĩa: “Công tác kế hoạch đề tài là một khâu
công tác trong nghiệp vụ biên tập xuất bản, gồm việc đề xuất được những đề tài
đáp ứng nhu cầu bạn đọc, phù hợp tơn chỉ mục đích của nhà xuất bản, và xây
dựng được kế hoạch tổ chức khoa học để thực hiện thành cơng việc biên soạn
các đề tài đó”.
Cơng tác kế hoạch đề tài là khâu mở đường của hoạt động biên tập xuất
bản. Quá trình xác lập kế hoạch đề tài chính là q trình thể hiện chức năng,
nhiệm vụ của NXB. Nó thể hiện tính tự giác, tự chủ của NXB trong việc nắm
vững yêu cầu của xã hội và độc giả, tìm ra phương án để đáp ứng tốt nhu cầu
này. Kế hoạch đề tài biểu hiện trình độ khoa học trong việc tổ chức sản xuất,
kinh doanh của NXB, đảm bảo hiệu quả cao về văn hóa xã hội và kinh tế hoạt
động xuất bản. Bên cạnh đó, khâu “ mở đường” này cũng là cơng cụ quản lí vi
mơ và vĩ mơ của nhà nước.

3.


Biên tập viên

Hoạt động xuất bản là một quá trình bao gồm ba khâu: biên tập, in, phát
hành. Đây là một quy trình đồng bộ, hồn chỉnh, dây chuyền liên tục. Biên tập
xuất bản là hoạt động biên tập các xuất bản phẩm trong các nhà xuất bản, chủ
yếu là biên tập sách. Đó là cơng việc khai thác, lựa chọn, tổ chức bản thảo; gia
cơng sữa chữa, hồn chỉnh bản thảo để sẵn sàng nhân bản thành xuất bản phẩm,
7


nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của xã hội. Trong q trình này ta
khơng thể khơng nhắc tới vai trò to lớn của những người biên tập. Họ là “bà đỡ”
cho các tác phẩm, các cơng trình nghiên cứu của tác giả; họ là “người gác cổng”
cho xã hội.
Theo Từ điển thuật ngữ xuất bản – in, phát hành sách, thư viện bản
quyền, NXB Từ điển Bách khoa, định nghĩa về khái niệm biên tập viên như sau:
“ Biên tập viên là những người làm công việc biên tập ở các nhà xuất bản và
các cơ quan thơng tin – báo chí. Biên tập viên phải là những người am hiểu kiến
thức khoa học chuyên ngành mà sách đề cập cho mình phụ trách; có tri thức và
kĩ năng, kĩ xảo biên tập; có phẩm chất đạo đức tốt. Sự nhạy cảm chính trị, năng
lực chun mơn khoa học, năng lực tổ chức, khả năng thể hiện bằng văn tự là
những phẩm chất nghề nghiệp cơ bản của người biên tập. Trong cơ chế thị
trường, người biên tập cịn phải có tri thức về kinh tế thị trường, kinh tế xuất
bản, biết kinh doanh xuất bản phẩm hiệu quả.”
Như vậy có nghĩa là, người biên tập phải là người có kiến thức, có sự am
hiểu sâu sắc về các lĩnh vực trong đời sống xã hội; có khả năng sáng tạo trong
ngôn ngữ và trong xây dựng các kế hoạch xuất bản. Giám đốc NXB Trẻ Nguyễn
Minh Nhựt đã từng nói: “BTV là linh hồn và tài sản của NXB. Thời nào cũng
vậy, BTV cần có một cái vỏ là bằng cấp, trình độ, ngoại ngữ… nhưng điều làm
nên sự khác biệt là một tâm hồn yêu cái đẹp và niềm vui sướng được biên tập

sách.”
II.

Vai trò của biên tập viên trong công tác kế hoạch đề tài

1.

Vai trị tìm kiếm đề tài

Biên tập viên là người phát hiện ra đề tài, dưới sự điều tra nghiên cứu,
tuân theo nhu cầu thị trường, đáp ứng đúng nhu cầu của độc giả cần có và mang
lại thành cơng cho NXB. Trách nhiệm của biên tập viên trong NXB là biết phát
hiện, lựa chọn những đề tài hay, đề tài đúng. Muốn thế biên tập viên phải hiểu

8


được u cầu có tính ngun tắc của đề tài, để từ đó định hướng được cho bước
kế hoạch của hoạt động biên tập.
Trước hết, biên tập viên xác định độc giả và mục đích của đề tài. Yêu cầu
này rất quan trọng bởi có xác định được độc giả thì mới có thể hướng tới loại
độc giả cơ bản, thường xuyên hay tiềm năng. Cơ cấu độc giả luôn thay đổi trong
xã hội hiện đại rất phong phú, nhóm độc giả ln đan xen vào nhau và ln có
sự thay đổi. Do vậy, người biên tập luôn phải đi sâu nghiên cứu độc giả, điều tra
cặn kẽ để tìm hiểu nhu cầu của độc giả về xuất bản phẩm, phân tích nhu cầu của
họ. Xác định đúng cơng việc này, biên tập viên sẽ tìm được những bản thảo có
nội dung phù hợp giáo dục chính trị tư tưởng, truyền bá tri thức văn hóa khoa
học, hay để phục vụ nhu cầu giải trí của bạn đọc cụ thể.
Tiếp theo, đề tài mà người biên tập tìm kiếm ln có tính vượt trước. Điều
đó có nghĩa là, mỗi một biên tập viên phải có con mắt nhìn xa trơng rộng, có thể

dự đốn được tình hình thị trường sắp tới hướng về vấn đề gì. Bởi lẽ, mỗi đề tài
từ khi trên thiết kế đến khi xuất bản đòi hỏi một thời gian nhất định. Nếu khơng
biết tính tốn và hiểu độc giả sẽ cần gì thì sẽ rất khó trong việc xác định một đề
tài hợp lý và sẽ dẫn tới hậu quả lớn cho NXB, như: không bán được hàng, bị lỗ
vốn hoặc mất uy tín đối với khách hàng… Vì thế, khi xây dựng một kế hoạch đề
tài, biên tập viên phải tăng cường tính dự báo, phải đi trước thời gian, nhìn thấy
nhu cầu bạn đọc trong thời gian gần và cả thời gian lâu dài. Hơn nữa, biên tập
viên cịn biết nắm bắt tình hình hiện tại vầ đề tài mà mình đang nghiên cứu, xem
đã có NXB nào thực hiện hay chưa, lượng tiêu thụ và nhu cầu có cao hay khơng.
Từ đó tạo và chớp thời cơ xuất bản hợp lý.
Một đề tài hay là đề tài phải có tính sáng tạo và khả thi, đó là điều mà mỗi
người biên tập phải để tâm tới. Sáng tạo không chỉ là yêu cầu của sản xuất vật
chất mà còn là đòi hỏi có tính đặc thù của sản xuất tinh thần. Tính sáng tạo của
biên tập được thể hiện ngay từ bước đầu tiên của hoạt động xuất bản, đó chính là
việc thiết lập kế hoạch đề tài. Vận dụng cách nhìn mới,phương pháp nghiên cứu
mới để tìm ra được những sáng tạo mới mẻ trong những đề tài. Sự sáng tạo ở
9


đây khơng có nghĩa là phải giật gân, câu khách, càng không phải là những thứ
quá xa vời vời thực tế đương đại. Sáng tạo của người biên tập luôn đòi hỏi phải
bắt đầu từ cuộc sống, từ yêu cầu và sự tiến bộ của nhân loại. Bên cạnh sự sáng
tạo ấy, biên tập viên phải xem xét đề tài ấy có những cơ sở đáng tin cậy để có
thể xuất bản hay không.
Đọc hồi ký về “ Chân dung tự họa: Từ mục đồng đến Kim Đồng” của nhà
văn Bùi Hồng – người đã gắn với NXB Kim Đồng trong suốt 30 năm, làm công
việc của một biên tập cho đến khi lên chức Tổng biên tập, đi hết con đường đam
mê của mình dành cho trẻ thơ, tơi mới thực sự thấu những điều khó khăn mà
một người biên tập phải trải qua và phải cố gắng biết chừng nào.
2.


Biên tập viên trực tiếp xây dựng kế hoạch đề tài cụ thể

Công tác kế hoạch đề tài là một dạng lao động tinh thần phức tạp. Đó là
cơng sức của cả tập thể, dược tiến hành một cách khoa học, theo một trình tự
nhất định, theo chu kỳ thống nhất từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên.
Lãnh đạo NXB gửi thông báo văn bản về định hướng, căn cứ xây dựng kế
hoạch đề tài, trong đó gợi ý các phòng ban, các biên tập viên cần chú trọng vào
vấn đề gì, có trọng tâm, trọng điểm. Từ khung tổng thể đó, các đơn vị tham gia
làm sách sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể. Từng biên tập viên sẽ đề xuất ra các đề
tài theo khả năng tổ chức của biên tập viên. Phịng ban có chức năng tham mưu,
tổng hợp theo mẫu, nhận xét và góp ý đề tài. Sau đó sẽ trình lên hội đồng biên
tập xét duyệt và hoàn chỉnh đề tài. Đây là tổng quát về các bước lập kế hoạch đề
tài. Để đạt được hồn chỉnh một đề tài thì biên tập viên cần có những hoạt động
cụ thể hơn.
Đầu tiên muốn có được đề tài biên tập viên phải điều tra nghiên cứu trên
cả hai mức độ vi mô và vĩ mô. Điều tra vĩ mô để nắm vững thông tin vĩ mơ về
tình hình dân số; giáo dục quốc dân, sức mua của nhân dân, xu thế phát triển của
thị trường xuất bản phẩm, xu hướng xuất nhập khẩu xuất bản phẩm và tình hình
cạnh tranh của các đơn vị xuất bản trên thị trường. Đây là việc làm cần sự huy
10


động của lực lượng cả NXB. Điều tra vi mô (điều tra góc độ hẹp hơn) thường do
các biên tập viên tiến hành. Biên tập viên nghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu, thói
quen đọc sách của độc giả và xu thế phát triển của nó; tình hình các xuất bản
phẩm cùng loại… để tìm chọn, đề xuất đề tài, lựa chọn tác phẩm và tác giả cho
mỗi đề tài.
Sau khi đã chọn được đề tài thích hợp, biên tập viên phải đưa ra những
luận chứng của kế hoạch đề tài. Luận chứng là bước quyết định để đảm bảo chất

lượng kế hoạch đề tài được xây dựng. Có những đề tài qua nhiều lần luận chứng
mới được chính thức cho vào kế hoạch. Các khía cạnh cần luận chứng như sau:
Phân tích tính đặc sắc của đề tài, bao gồm phân tích nội dung, so sánh các
loại sách đã được xuất bản hay chưa, đề tài có những giá trị nào: giá trị tư tưởng,
giá trị học thuật, giá trị nghệ thuật hay giá trị tư liệu. Để khẳng định giá trị của
đề tài, biên tập viên cần phải phân tích ở những điểm : trong những cuốn sách
đã xuất bản có đề tài nào tương tự hay chưa, thời gian xuất bản, số lượng in, nội
dung cơ bản, đặc điểm chủ yếu và khả năng tiêu thụ trên thi trường; nếu có thì
đề tài mới đưa ra có những gì đặc biệt, mới hơn so với đề tài đã xuất bản; giá trị
văn hóa của nó, hiệu quả tư tưởng của đề tài đó như thế nào, nói rõ những giá trị
mới và ưu thế của đề tài.
Luận chứng về tính khả thi của đề tài. Biên tập viên cần xem xét lực
lượng biên tập, trình độ, khả năng của tác giả, điều kiện in ấn, điều kiện về vốn
và phát hành có đáp ứng được hay khơng và đáp ứng tới đâu; những khả năng
gặp rủi ro trong quá trình thực hiện.
Biên tập viên lựa chọ tác giả cho đề tài cần phải lưu ý: tác giả phải phù
hợp với đề tài, có trình độ chun mơn, có liên quan đến học thuật hay khơng,
có những kết quả nghiên cứu sáng tác được xã hội thừa nhận, chú ý đặc điểm
phong cách sáng tác của tác giả, chú trọng những tác giả mới. Điều đặc biệt là
nên lựa chọn hai tác giả tránh trường hợp tác giả lựa chọn có việc gấp hoặc có
những trục trặc khơng thể viết bài cho NXB, dẫn tới khơng có bản thảo. Bên
cạnh đó, biên tập cũng phân tích lực lượng biên tập của NXB có đủ khả năng
11


chun mơn để tổ chức biên tập hay khơng, có cần thuê cộng tác viên thẩm định
hay không.
Phần kết cấu hình thức của trang sách cũng rất quan trọng, vì thế biên tập
cần xác định cỡ chữ, hình thức trang trí bìa sách thế nào cho hợp lý, bắt mắt. Dự
đốn có khó khăn gì xảy ra trong việc in ấn và làm sách hay không. Đưa ra bảng

tiến độ thời gian thực hiện đề tài: thời gian giao nộp bản thảo, thời gian in, thời
gian ra sách.
Qua việc phân tích những yếu tố trên, biên tập viên đánh giá tổng hợp về
tiêu thụ đề tài, dự đoán hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh của đề tài. Phân
tích đối tượng độc giả là ai, có bao nhiêu nhóm độc giả, số lượng độc giả thực tế
và số lượng độc giả tiềm năng; nội dung đề tài có ổn định hay khơng, đề tài có
thể bán được trong thời gian bao lâu; dự kiến in lần đầu bao nhiêu, có khả năng
tái bản hoặc nối bản hay khơng; dự tính lượng tồn lớn nhất; kênh phát hành và
hình thức quảng cáo cho sản phẩm. Biên tập viên cần nêu ra yêu cầu tuyên
truyền trong những thời gian khác nhau, phương thức tuyên truyền cần sử dụng
và phương tiện liên lạc chi tiết, hoàn chỉnh. Xác định chiến lược kinh doanh,đặc
điểm, vị trí của đề tài, tiếp thị, giá bán và xúc tiến bán hàng…

12


Chương hai: Thực trạng biên tập viên trong công tác xây
dựng kế hoạch đề tài mảng sách văn học thiếu nhi ở NXB Kim Đồng
I.

Đôi nét về NXB Kim Đồng

Nhà xuất bản Kim Đồng thuộc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là
Nhà xuất bản tổng hợp có chức năng xuất bản sách và văn hóa phẩm phục vụ
thiếu nhi và các bậc phụ huynh trong cả nước, quảng bá và giới thiệu văn hóa
Việt Nam ra thế giới. Được thành lập vào ngày 17 tháng 6 năm 1957 với tiền
thân là NXB Thanh niên, Giám đốc đầu tiên là nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Tên
NXB bắt nguồn từ ý tưởng của nhà văn Tơ Hồi: kế thừa và phát huy Tủ sách
Kim Đồng đã được phát hành trong thời kì kháng chiến chống Pháp, trụ sở chính
ở 55 Quang Trung, Hà Nội. NXB Kim Đồng là NXB tổng hợp có chức năng

xuất bản sách và văn hóa phẩm phục vụ thiếu nhi và các bậc phụ huynh trong cả
nước, nhằm cung cấp các kiến thức cần thiết trong cuộc sống, những tinh hoa
của tri thức nhân loại, góp phần giáo dục và hình thành nhân cách thế hệ trẻ;
đồng thời góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới. Khi mới thành
lập, NXB Kim Đồng trải qua bao khó khăn, đến nay NXB đã trở thành NXB
sách lớn nhất dành cho trẻ em Việt Nam. Với hơn 1.000 tựa đề sách được xuất
bản hàng năm thuộc nhiều thể loại như văn học, khoa học, truyện tranh…, phục
vụ nhu cầu đọc của trẻ em và cả người lớn.
13


NXB có các khối chun mơn rõ ràng, cụ thể: Khối sản xuất: Gồm các
ban biên tập (chia theo thể loại ấn phẩm: Sách Comic, Sách Tranh, Sách Khoa
học, Sách Văn học, Sách Miền núi, Tạp chí) + Ban Kĩ Mĩ Thuật (chịu trách
nhiệm về trình bày, thiết kế, mĩ thuật, in ấn…) + Ban Bản quyền (Khai thác đề
tài trong và ngoài nước); Khối kinh doanh: Gồm Phát hành + Quản lí kho bãi +
Tài chính Kế tốn + Hệ thống các cửa hàng sách trực thuộc NXB; Khối hỗ trợ:
Gồm Truyền thông (phụ trách quảng bá, truyền thông của NXB) + Quản lí in (hỗ
trợ trực tiếp cho khối sản xuất) + Hành chính trị sự + Cơng nghệ thông tin.
Hơn nửa thế kỉ qua, sách Kim Đồng đã góp phần bồi dưỡng, đào tạo
những người chủ tương lai của đất nước bằng những xuất bản phẩm có đề tài
phong phú, thể loại đa dạng, nội dung trong sáng và lành mạnh, đậm đà bản sắc
dân tộc, chứa đựng nhiều tri thức văn hoá, khoa học phản ánh nhiều mặt của
cuộc sống đất nước trong lịch sử, trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cũng
như trong cuộc sống mới cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Từ 8 cuốn
sách ra đời trong năm đầu mới thành lập rồi tăng dần lên 50-80 đầu sách vào
những năm 1980, và 200 đầu sách trong thập kỉ 90 của thế kỉ trước.
NXB Kim Đồng có những tủ sách: Tủ sách Vàng, Thơ và Tuổi thơ, Văn
học thế giới, Tuổi mới lớn, Giải thưởng văn chương… Trong các tủ sách đó đầu
sách văn chương dành cho tuổi thơ này, không những trẻ em thích đọc, mà

người lớn cũng bị hấp dẫn khó có thể cưỡng được. Khơng ngẫu nhiên, bạn đọc
trẻ em và người lớn Việt suốt hàng nửa thế kỷ nay đã đặc biệt thích đọc văn
chương của Tủ sách Vàng, vốn được NXB dày công tuyển chọn hơn 350 tác
phẩm xuất sắc, gắn nhiều nhất với tên tuổi lớn nhất của văn chương Việt từ xưa
đến nay. Mỗi năm xuất bản hoặc tái bản là mỗi lần NXB chủ trương làm mới nội
dung và hình thức cho sách văn chương, nhằm đáp ứng nhu cầu và sự tiến bộ
của thời đại. Đặc biệt, trong thập niên đầu của thế kỷ 21, Tủ sách Vàng tăng
cường đổi mới việc xuất bản sách văn học, nhằm phù hợp với tiết tấu sôi động
nhanh gọn của đời sống CNH – HĐH đất nước Việt Nam đang phát triển bền
vững trong hội nhập quốc tế toàn cầu. Phải kể đến những tác phẩm nổi tiếng và
14


gắn với tuổi thơ của NXB như : Dế mèn phiêu lưu ký, Con chuột mù của nhà
văn Tơ Hồi , Đất rừng Phương Nam của Đoàn Giỏi, Lá cớ thêu sáu chữ vàng
của Nguyễn Huy Tưởng …
Quả thật là văn xi Việt có những tác giả mê viết cho trẻ em và trẻ em
cũng rất mê đọc những con chữ nhấp nhánh của họ, viết chỉ cốt để cho tuổi thơ
đọc trong niềm hạnh phúc và sung sướng của cái đọc. những tác giả thường
xuyên viết cho thiếu nhi như: Tơ Hồi, Võ Quảng, Phạm Hổ, Xn Sách, rồi
trước đó, là các tác giả lừng lẫy tiếng tăm của văn học Việt thời kỳ 30-45: Thạch
Lam, Nguyễn Công Hoan, Bùi Hiển, Nam Cao… với những truyện ngắn kinh
điển đều đã được NXB Kim Đồng ấn hành và trở thành tác giả yêu mến của các
em thiếu nhi ham đọc mà không chỉ thời bấy giờ. Sau này nối tiếp thế hệ nhà
văn lão thành ấy, là những nhà văn nhất là nhà văn thời kỳ đổi mới đã cùng
hướng tới người đọc thiếu nhi, hiến cho Tủ sách Vàng những tác phẩm hay: Trần
Hoài Dương, Nguyễn Nhật Ánh, Trần Đăng Khoa … Như thế, vào thập niên đấu
thế kỷ 21, NXB Kim Đồng đã mở rộng quan niệm về Tủ Sách Vàng và đã cho
sách xuất bản những đầu sách là tuyển thơ, truyện và cả sách dịch, với những
cuốn sách dịch được coi là “kinh điển” cho thiếu nhi như chúng ta đã biết.

Bên cạnh Tủ sách Vàng nghiêng hẳn về văn xuôi, là Tủ sách Thơ cũng với
cách lựa chọn tinh tế, hầu như khơng bỏ sót thi sĩ tiêu biểu nào của thơ Việt. Từ
thi sĩ - nhà vua kiệt xuất Trần Nhân Tông, đến Đại thi hào Nguyễn Du, đến
những nhà thơ hiện đại như: Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Đăng
Khoa … Thơ dành cho trẻ em là những vần điệu trầm bổng, dễ nhập tâm và đễ
thuộc lòng hơn so với văn xuôi nửa thế kỷ qua, một trong những công việc sáng
giá nhất của NXB Kim Đồng là đã bắc được cây cầu cho bạn đọc thiếu nhi và cả
bạn đọc đã là người lớn về với tuổi thơ của mình. Khơng thể khơng kể đến vai
trị của Ban lãnh đạo và những biên tập viên trong NXB Kim Đồng.
Thành tựu mà NXB Kim Đồng đã đạt được: Số đầu sách, số bản, số trang
sách, kết quả về tài chính đều tăng so với các thời kỳ trước, năm sau tăng hơn
năm trước. Từ việc xuất bản 200 - 300 đầu sách/năm trong những năm 1993 15


1996 đến trên 600 đầu sách - 11,6 triệu bản/năm trong giai đoạn 1997 - 2001;
trong 5 năm 2002 - 2006 đã phấn đấu và đạt được kết quả xuất bản bình quân:
gần 1.300 đầu sách, trên 16 triệu bản mỗi năm.
Thành lập phòng bản quyền. Phòng bản quyền được thành lập đánh dấu
một bước phát triển mới của NXB, từ nay, việc trao đổi, mua bán, sử dụng bản
quyền tác phẩm được thực hiện dễ dàng và thuận lợi hơn, mang đến cho bạn đọc
nhiều tác phẩm có giá trị từ các nền văn học khác nhau trên toàn thế giới.
Vượt qua bao sóng gió, NXB Kim Đồng đã được Đảng, Nhà nước và độc
giả công nhận qua các giải thưởng. Nhà nước khen thưởng NXB Kim Đồng đạt
Huân chương Lao động hạng ba năm 1977, Huân chương Độc lập hạng ba năm
1997. Khen thưởng của Chính phủ: Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm
1994, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2001, Bằng khen của Thủ
tướng Chính phủ năm 2006. Bằng khen của BCH TƯ Đồn TNCS Hồ Chí Minh
tặng đơn vị hồn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 1978, năm 1979, năm 1980, năm
1981…bằng khen của Bộ Văn hóa Thơng tin tặng đơn vị hồn thành xuất sắc
nhiệm vụ cơng tác năm 2000, năm 2005. Những giải thưởng về sách hay, sách

đẹp: năm 1993 giải thưởng sách đẹp cho cuốn “Dế mèn phiêu lưu ký” của Bộ
văn hóa Thơng tin; năm 2000 bằng khen cho bìa sách đẹp “ Thơ và tuổi thơ”;
giải vàng, bạc cho những bộ sách hay. Các hình thức khen thưởng khác như:
Thương hiệu Việt – Cúp Vàng sản phảm uy tín chất lượng; Danh hiệu Hàng Việt
Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn (qua điều tra do Báo Sài Gòn
Tiếp thị tổ chức) nhiều năm liền; Kỷ niệm chương của Ban Khoa giáo Đài
truyền hình Việt Nam – Hội nhạc sỹ Việt Nam – Ban Âm nhạc Đài tiếng nói Việt
Nam – Báo Thiếu niên Tiền phong. Bên cạnh những giải thưởng trong nước,
NXB cũng đã nhận được giải thưởng từ nước ngoài như: Bằng DIPLOME của
Liên đoàn Phụ nữ thế giới và Liên đoàn Thanh niên thế giới năm 1960 và những
giải thưởng khác.
II. Thực trạng của biên tập viên trong công tác kế hoạch đề tài
16


Công tác kế hoạch đề tài là công việc của bất kì một biên tập viên của
NXB nào cũng phải làm, NXB Kim Đồng cũng không ngoại lệ. Các biên tập
viên ln tìm hiểu nhu cầ độc giả nhí thích và muốn đọc gì. Từ những lớp người
đi trước của NXB như nhà văn Bùi Hồng, Trần Thanh Địch, Lê Sỹ… tới những
biên tập viên trẻ như biên tập viên Thúy Loan, người phụ trách Ban biên tập
sách Văn học NXB Kim Đồng ln đi tìm lời giải cho đặc trưng của văn học
thiếu nhi và làm thế nào để những cuốn sách xuất bản mà trẻ em sẽ thích đọc.
Đặng Thai Mai nói ngẫu hứng: "Là văn học mà thiếu nhi thích đọc" thì đã bao
hàm hai ý bao trùm: Trước hết phải là văn học (đủ cả: chân-thiện-mĩ) và sau
phải phù hợp với tâm sinh lí thiếu nhi. Đơn giản vậy mà thật khó thực hiện. Khó
vì khách quan: Văn học đích thực, sản phẩm của những tài năng thật sự bao giờ
cũng hiếm. Khó cũng vì chủ quan người làm sách, bị ràng buộc nhiều bề, trước
đây là những quan niệm hời hợt giản đơn và bây giờ có thể là cơ chế thị trường
1. Những thành tựu trong việc xây dựng kế hoạch đề tài
NXB Kim Đồng lâu nay vẫn được xem là mạnh nhất trong lĩnh vực truyện

tranh. Song thực tế mỗi năm, NXB Kim Đồng chỉ làm độ năm, bảy đầu
truyện trong khi có đến hàng ngàn tác phẩm văn học được xuất bản. Những năm
gần đây, NXB Kim Đồng đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh mảng sách văn học, góp
phần nâng cao thụ cảm văn học trong độc giả thiếu nhi.
Mảng sách văn học cho thiếu nhi của NXB Kim Đồng gồm các tủ sách: Tủ
sách Vàng, Thơ và tuổi thơ, Tủ sách tuổi mới lớn, Tủ sách Giải thưởng văn
chương, Văn học thế giới, Văn học dân gian, Tác phẩm văn học, góp phần cho
mảng sách văn học thêm đa dạng phong phú. Cuộc sống xã hội được hiện lên
trong mỗi trang sách theo nhiều sắc màu, nhiều góc cạnh theo dòng chảy của đời
sống. Cái đẹp, cái tốt đan xen lẫn cái xấu… nhưng cái đích cuối cùng khi khép
lại sau mỗi trang sách vẫn là gợi mở hướng bạn đọc tới những điều chân thiện
mĩ.
Nguyễn Huy Thắng đọc tham luận “NXB Kim Đồng với văn học và thiếu
nhi” trong gặp mặt các nhà văn viết cho thiếu nhi, nhấn mạnh điểm đáng lưu ý
17


về mối quan hệ hữu cơ giữa thiếu nhi và văn học. Hơn nửa thế kỷ sau khi ra đời,
NXB Kim Đồng được ghi nhận như một thành phần không thể thiếu trong sự
hình thành và phát triển của nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Nhưng khơng chỉ
có văn học dành cho thiếu nhi, các em cịn có nhu cầu tìm hiểu các tác phẩm văn
học nói chung nên NXB Kim Đồng đã thực hiện chủ trương giới thiệu với các
em những tinh hoa văn học của Việt Nam và thế giới một cách có hệ thống…
Ngay trong thời kỳ đầu thành lập, NXB đã tổ chức biên tập sách , xuất
bản một số tác phẩm tiêu biểu – sau này được coi là kinh điển của văn học thiếu
nhi: Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Góc sân và khoảng trời, Dế mèn phiêu lưu ký,
Búp sen xanh… Mảng sách văn học vốn được coi là xương sống trong kế hoạch
xuất bản hàng năm của nhà xuất bản. Đây cũng là mảng sách hội tụ được đông
đảo những người cầm bút viết cho trẻ em nhiều nhất. Chính vì thế, biên tập viên
dễ dàng khai thác được nguồn bản thảo, lựa chọn tác giả phù hợp. Tuy nhiên,

không phải nhiều người viết thì sẽ dễ dàng cho người biên tập. Biên tập viên
NXB Kim Đồng phải tìm hướng đi riêng cho NXB mình, tránh được sự lặp lại
của các NXB khác.
Nhà thơ Ngô Văn Phú, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn,
người có thâm niên lâu năm trong nghề biên tập nói về biên tập viên sách văn
học: "Người làm công việc biên tập sách văn học là người đỡ đầu cho những
cuốn sách hay ra đời, giúp cho những giá trị đích thực đến tay bạn đọc”. Bởi vì
thế, họ phải xác định được họ đang làm gì và cần bản thảo như thế nào. Họ sẽ
giúp các tác phẩm của tác giả được yêu thích, được bạn đọc đón nhận hay sẽ làm
cho nó chìm sâu vào quên lãng. Chỉ một sơ suất trong việc chọn đề tài, thời gian
ra sách thì sẽ làm cho cuốn sách ấy thất bại thảm hại.
Trong những năm đầu thành lập, hầu hết các tác phẩm của NXB Kim
Đồng xuất bản đều mang lại hiệu quả cao. Biên tập viên thời kỳ ấy lên kế hoạch
và chạy đi tìm bản thảo chứ không ngồi chờ bản thảo mang tới. Cũng có khi đã

18


đạt được hợp đồng với tác giả viết truyện cho NXB nhưng vì những lý do khác
nhau mà khơng kịp ra đúng như dự kiến.
Trong những năm gần đây, NXB đã gặt hái được nhiều thành công trong
công tác xuất bản sách. Thành cơng đó thể hiện trình độ và năng lực của đội ngũ
nhân viên trong NXB. Phải kể đến những tập sách đầu tay của Nguyễn Nhật
ánh được NXB khai thác và đem đến sự thành công cho tác giả và cả cho NXB
Kim Đồng. Đó là bộ Kính Vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh viết về sinh hoạt của
học trò ở nhà, ở trường được diễn ra ở nhiều khung cảnh, thành thị, nông thôn,
vùng núi rừng, trên bờ biển... Có thể nói rằng sách dài kỳ là sản phẩm của nền
cơng nghiệp giải trí hiện đại. Sự thành công của Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành
một “hiện tượng” trên thị trường sách hiện nay, cùng với đó đã kéo thêm sự nổi
tiếng của NXb Kim Đồng. Thừa thắng xông lên, NXb Kim Đồng đặt bảo thảo

của Nguyễn Nhật Ánh để xuất bản, và ở tập truyện nào cũng đem lại tiếng vang
lớn.
Nhân dịp Hội sách TP HCM lần thứ VII và kỉ niệm 55 năm thành lập
(1957 – 2012), NXB Kim Đồng cho ra mắt nhiều ấn phẩm đặc biệt. Trước hết
phải kể đến sự trở lại của bộ sách Kính Vạn Hoa phiên bản mới (9 tập truyện và
54 tập lẻ) và được bạn đọc nhiệt tình ủng hộ. Đó là một kế hoạch khơn khéo của
biên tập viên NXB, tuy in lại nhưng biết cách thay đổi hình thức sách và đúng
thời điểm phát hành nên không bị hỏng kế hoạch.

19


Phiên bản mới bộ truyện Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh

Cùng thời điểm này, NXB Kim Đồng đã xuất bản một loạt các tập sách
được thiếu nhi yêu thích và đón chờ: các tập mới nhất trong bộ Chim sẻ ban mai,
Bí mật tình u thành phố Angle và Cô nàng xui xẻo của công chúa văn học teen
GirlNe Ya; và một loạt những ấn phẩm khác. Đây là một cơ hội xuất bản lớn cho
NXB Kim Đồng, biên tập viên đã chớp được thời cơ, lập kế hoạch và triển khai
xuất bản từ trước đó để kịp thời ra mắt trong thời điểm trọng đại này.

Biên tập viên NXB Kim Đồng có những kế hoạch đề tài hợp thời và được
sự đón đọc nhiệt tình của độc giả. Điều này được chứng minh bằng những thành
20


công của NXB. Phải công nhận rằng, viết văn học cho thiếu nhi là mảnh đất màu
mỡ, dễ tìm kiếm đề tài. Song một thực tế đi cùng nó, đó là càng dễ thì càng có
nhiều người làm, nhiều người sẽ có sự trùng lặp trong ý tưởng. Làm sách cho
thiếu nhi không chỉ NXB Kim Đồng làm mà cả ngững NXB khác như NXB Hội

nhà văn, NXB Trẻ… Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để sách của NXB Kim Đồng
xuất bản hợp tâm lý, thị hiếu của bạn đọc trẻ mà đề tài không cũ. Giống như một
câu khẩu hiệu về tính sáng tạo mà giới biên tập xuất bản đưa ra “Người khác
khơng có thì ta có, người khác có rồi thì ta làm tốt hơn”.
Năm 1957, Nhà xuất bản Kim Đồng được thành lập. Ngay trong những ấn
phẩm đầu tiên mang tên Kim Đồng đã có những tập thơ thiếu nhi đầu tay. Có thể
kể đến các tập “Chú bị tìm bạn” của Phạm Hổ, “Gà mái hoa” của Võ Quảng,
“Tiếng hát chim non” của Thy Ngọc, “Mười nàng tiên” của Vũ Ngọc Bình...,
những tập thơ xinh xắn cho thiếu nhi đến giờ vẫn còn có giá trị. Tuy nhiên, theo
chúng tơi, điều quan trọng không phải là cho ra được cuốn sách này cuốn sách
kia, dù thơ hay, đặc biệt thơ hay cho thiếu nhi bao giờ cũng là của hiếm ở đời.
Điều còn quan trọng hơn, đó là với Nhà xuất bản Kim Đồng, các nhà văn nhà
thơ tâm huyết với việc sáng tác cho thiếu nhi giờ đây đã có một cái đích vẫy gọi
đầy khích lệ, một bến đợi đáng tin cậy sau một chặng đường thơ của mình.
Vậy cũng có thể nói, khơng có giá trị văn chương đích thực nào mà xa lạ
với các em. Các em cũng nên, cũng cần và có quyền được thụ hưởng những áng
thơ hay trong kho tàng thi ca Việt Nam. Với nhận thức táo bạo và cũng hết sức
nhân văn ấy, Nhà xuất bản Kim Đồng đã cho ra mắt bạn đọc tủ sách Thơ với
tuổi thơ.
Bên cạnh những cuốn sách thơ của người lớn cho các em, Nhà xuất bản
Kim Đồng còn là bà đỡ mau mắn cho những tập thơ đầu tay của các nhà thơ nhỏ
tuổi, như Trần Đăng Khoa với tập thơ Góc sân và khoảng trời, Nguyễn Hồng
Kiên, Cẩm Thơ, Trần Đăng Khoa với tập thơ Em kể chuyện này... gây xôn xao
một thời. Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng nói khơng chỉ một lần, khơng có Nhà
xuất bản Kim Đồng thì khơng có Trần Đăng Khoa. Thực ra, khơng có Nhà xuất
21


bản Kim Đồng thì đã có hiện tượng thơ Trần Đăng Khoa rồi, do các nhà thơ
Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Phạm Hổ... phát hiện, bồi dưỡng. Nhưng việc Nhà

xuất bản Kim Đồng nhanh chóng xuất bản tập thơ đầu tay của thần đồng thơ
Trần Đăng Khoa trong những năm chống Mỹ gian khó, chắc chắn là một sự kiện
đặc biệt quan trọng đối với anh, mà với nó, anh có thể vững bước đi tiếp chặng
đường sáng tác rộng mở phía trước mình... Đó là thành cơng của những biên tập
viên đã biết cách sáng tạo trong việc tìm đề tài và lựa chọn tác giả hợp lý với đề
tài đưa ra của mình.
Sau cuốn “Nghìn lẻ một đêm”, NXB Kim Đồng cho ra mắt cuốn sách
“Thơ ngụ ngôn Ba Tư”(Thái Bá Tân dịch và giới thiệu). Đây là tác phẩm nổi
tiếng đã trở thành di sản trong văn học Ba Tư cổ đại và cả văn học thế giới. Đại
sứ quán Irann ở Việt Nam đã mua 1.300 cuốn để làm quà tặng. Đây là sự chớ
thời cơ rất linh hoạt và khôn khéo của biên tập viên và lãnh đạo NXB Kim
Đồng.
Tuy còn nhiều điều chưa làm được so với những gì các biên tập viên trong
NXB mong muốn nhưng tựu chung lại ở mảng sách này ta khơng thể khơng
cơng nhận sự đóng góp nhiệt tình của các biên tập viên. Họ luôn nỗ lực hết sức
mình cho cơng tác xuất bản và cho các em thiếu nhi trên cả nước.
Một khía cạnh cũng cần đáng được hoan nghênh trong ý tưởng của biên
tập viên NXB Kim Đồng, đó là NXB đã tổ chức các cuộc thi viết truyện, làm
thơ dành cho thiếu nhi cả nước và được độc giả nhí hưởng ứng nhiệt tình. Đó là
cuộc vận động sáng tác văn học do nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp với Hội
Nhà văn Đan Mạch tổ chức. Nhờ sự hỗ trợ của chính phủ Đan Mạch, một món
q từ đất nước xa xơi mà gần gũi quả thực đã có tác dụng dấy lên một khơng
khí mới, tạo thêm hứng khởi cho người sáng tác, và thêm sức hấp dẫn đối với
người đọc nhỏ tuổi. Không chỉ khuôn trong phạm vi văn học, cuộc vận động
cũng thu hút được nhiều họa sĩ trẻ tài năng, với những sản phẩm truyện tranh
đẹp và lôi cuốn. Chủ đề Bí mật của tơi thực sự đã gợi cảm hứng cho người sáng
tác và được hưởng ứng rộng rãi. Chỉ riêng ở thể loại truyện ngắn đã có 256 tác
22



phẩm gửi đến, và Ban Sơ khảo đã chọn được 25 tác phẩm để chuyển lên Hội
đồng Chung khảo. Chủ đề vốn đã gây hứng thú, lại thêm đề tài phong phú, mỗi
truyện mỗi vẻ khiến người chấm thi cũng băn khoăn cân nhắc nhiều. Nhưng rốt
cuộc, như chúng ta thấy, những tác phẩm hay đã được chọn. Ban tổ chức phấn
khởi vì đã chọn được truyện xứng đáng để trao giải, người đọc sẽ hài lịng vì sự
mong đợi đã được đền đáp. NXB lấy các tác phẩm đạt giải trong cuộc vận động
này để xuất bản thành cuốn sách và đã được độc giả trong nước đón đọc.
2. Những hạn chế còn tồn tại
Đạt được những thành tựu như vậy nhưng biên tập viên NXB Kim Đồng
cũng có những thiếu sót, hạn chế. Có những cuốn sách bị xem là không hợp với
chủ trương của Đảng, không phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi. Như trong việc xuất
bản cuốn “Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công” của Vũ Tú Nam và “Con
ni trung đồn” của Phù Thăng (năm 1963) bị phê phán nhiều trên trang báo
thời bấy giờ. Đó là do biên tập viên khơng hiểu được hết thời cuộc lúc ấy và tình
hình chính trị đang hết sức nhạy cảm. “Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng
cơng” nói về anh chàng Ngan, cái gì cũng biết không đến nơi đến chốn, chim
không ra chim, cá không ra cá, mà cứ nghênh ngang tự đắc… đã được tác giả
đưa lên thành điển hình cho loại cơng tử lười biếng, vơ cơng rồi nghề, ln tự
huyễn hoặc mình bằng những ảo tưởng. Giọng điệu châm biếm, chế nhạo, giễu
cợt ở độ đậm đặc mà vẫn không nặng nề, đao búa. Tuy nhiên, trong thời điểm
bấy giờ sự thay thế người mới người cũ trong NXB có một sự tế nhị nào đó.
Người ta nghĩ tác giả nói về con vật mào đỏ là để ám chỉ đảng viên. Có sự phê
phán ấy cũng bởi lẽ trẻ em hay bắt chước, viết cho trẻ em phải viết về cái tốt, cái
hay, tráh viết những lối châm biếm quá sâu sắc như vậy. Đây là một trong những
ví dụ điển hình của việc biên tập viên khơng sát sao với thời cuộc.
Cùng thời gian này, sách dịch bị cũng bị “nhắc nhở” nhiều. Khoảng cuối
năm 1963 có một cuộc tổng kiểm tra sách. Có mấy cuốn sách dịch bị coi là có
vấn đề: Ivan - tơ đậm mặt bi thảm của chiến tranh; Con mèo sắc hung - khai thác
cái buồn, cái cô đơn; Cô bé ở hồ Đen - thấp thống gợi tình u trai gái. Những
23



cuốn sách ấy vốn là rất hay nhưng có lẽ do đất nước bấy giờ không cho phép
dịch quá nhiều sách nước ngoài.  Sách dịch cũng phải chọn theo hướng xã hội
chủ nghĩa.
Cả một thời kỳ sau đó, sách của NXB Kim Đồng không được biết đến
nhiều, đến năm 1992 với bộ truyện tranh Doraemon được xuất bản đã kéo NXB
lên một tầm cao mới. Như vậy, đã có một thời kỳ biên tập viên NXB Kim Đồng
chưa xác định đúng được cần làm gì và phải làm gì cho trẻ em thích đọc mà
khơng ảnh hưởng đến những quan niệm chính trị, văn hóa thời bấy giờ.
Qua thời kỳ phát triển, văn học cho thiếu nhi cũng có những bước phát
triển mới. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là dạo quanh các sạp báo hay hiệu
sách, có thể nhận thấy số đầu sách dành cho thiếu nhi tuy phong phú, nhưng hầu
hết đều là sách dịch. Trong khi đó, sách của các tác giả trong nước ln khiêm
tốn nép mình kín đáo. với các em ở lứa tuổi thiếu nhi, khi lựa chọn cho mình
một cuốn sách, đa phần các em thường lướt nhanh qua những tác phẩm văn học
hay truyện tranh của Việt Nam; để rồi, khi cảm thấy khơng thỏa mãn nhu cầu,
các em mới tìm đến các cuốn sách của nước ngoài, nhất là truyện tranh Nhật
Bản.
Cách đây hơn 10 năm, Đôrêmon – bộ truyện tranh Nhật (manga) đầu tiên
dành cho thiếu nhi đã xuất hiện tại Việt Nam với số lượng phát hành cao nhất từ
trước tới nay. Việc giới thiệu bộ truyện tranh này cũng như một số tác phẩm văn
học nước ngoài có uy tín là việc làm cần thiết. Việc này sẽ giúp các em hiểu
thêm những nền văn hóa khác của thế giới, khi mà sự hội nhập đang là trào lưu
của cả nhân loại.
Tuy nhiên, bộ truyện tranh Đôrêmon dẫu có tính nhân văn và tính giáo dục
thật sự, nhưng lại là văn hóa Nhật Bản; do đó khơng hoàn toàn phù hợp với tâm
lý của các em, nếu khơng muốn nói nó thiếu hẳn bản sắc văn hóa của dân tộc
Việt. Và chắc chắn hiệu quả giáo đục đem lại cho thiếu nhi Việt Nam sẽ có phần
hạn chế. Nói như nhà thơ Cao Xuân Sơn, người có nhiều năm gắn bó với cơng

việc làm sách cho thiếu nhi, hiện là Phó giám đốc chi nhánh NXB Kim Đồng tại
24


TP HCM và các tỉnh phía Nam: “Thị trường sách đang thiếu sách văn học hay
và mới cho các em”. Phải chăng những người làm công tác biên tập xuất bản
khơng thấy được những điều này.
Một thực tế nữa, đó là sách ngoại văn quá nhiều. NXB đã cho dịch khá
nhiều những tác phẩm văn học của các nước trên thế giới, trong khi mảng sách
văn học của đất nước lại khá hiếm hoi chỉ có một số đầu cuốn truyện tiêu biểu
của Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Tư… Hiện nay, vẫn có nhiều tác giả đam
mê viết cho trẻ em của làng văn Việt, vậy tại sao các biên tập viên khơng dựa
vào đó mà khai thác kế hoạch đề tài mà cứ phải đi tìm kiếm tác giả cho bản kế
hoạch của mình ở tít tận một nơi xa xơi nào đó. Hiện thực này có được xem là
“sính ngoại” của NXB hay khơng? Theo thống kê của Nhà xuất bản Kim Đồng,
một trong những đơn vị đứng đầu trong việc cung cấp các loại sách dành cho
thiếu niên nhi đồng, sách văn học thiếu nhi của các tác giả trong nước xuất bản
mỗi năm chỉ chiếm khoảng 20% số lượng sách văn học thiếu nhi nói chung, thế
thì khơng q ít hay sao?
Bên cạnh dịng văn học là truyện ngắn, cịn có thơ và các thể loại văn học
khác. Chúng ta cảm tưởng như mảng thơ dành cho thiếu nhi ít được quan tâm
đúng mực. Trong khi, trẻ em là lứa tuổi có tâm hồn trong sáng và cần được bồi
đắp về tinh thần. Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ bằng thơ là một cách làm hiệu quả.
Nhưng thực tế cho thấy, rất ít khi NXB Kim Đồng cũng như các NXB khác cho
ra đời những tập thơ cho trẻ. Không thể phủ nhận rằng, thơ đang đứng trước một
khó khăn lớn bởi khơng cịn nhiều người u thơ và làm thơ như trước. Tuy
nhiên, khơng vì thế mà các biên tập viên lại không khai thác mảng đề tài này,
khơi gợi lại lòng yêu thơ của độc giả nhí.
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đều từng có lúc vấn vương mãi với một câu
thơ từ thời đi học, có thể nó cũng chẳng đặc sắc lắm đâu và nội dung của nó

cũng chẳng có gì to tát cả, nhưng khơng hiểu sao ta vẫn thấy thích, vẫn muốn nó
cứ ngân nga mãi trong lịng. Và ta chợt nhận ra với niềm lo lắng sâu xa: Nếu

25


×