Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

VAI TRÒ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.83 KB, 21 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: VAI TRỊ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI CƠNG TÁC KIỂM TRA
NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC.

A/ PHẦN MỞ ĐẦU.
1/ Lý do chọn đề tài :
Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động nghiệp vụ quản lí của người hiệu trưởng
nhằm điều tra, theo dõi, xem xét, kiểm sốt, phát hiện, kiểm nghiệm diễn biến và kết
quả các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường và đánh giá kết quả các
hoạt động giáo dục đó có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, chuẩn mực, quy chế đã đề ra
hay khơng. Qua đó, hiệu trưởng kịp thời động viên mặt tốt, điều chỉnh, uốn nắn những
mặt chưa đạt chuẩn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường.
Kiểm tra nội bộ trường học là một chức năng đích thực của quản lí trường học, là
khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lí, là một cơng cụ sắc bén góp phần tăng
cường hiệu lực quản lí trường học .
Từ quan điểm trên tơi nhận thấy vai trò của hiệu trưởng đối với cơng tác kiểm tra
nội bộ trường học là rất quan trọng; Vì vậy tơi chọn đề tài:“Vai trò của hiệu trưởng
đối với cơng tác kiểm tra nội bộ trường học”.
2/ Mục đích nghiên cứu:
Tơi chọn nghiên cứu đề tài này, nhằm mục đích :
Xác nhận nhận thực tiễn, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, ngăn chặn các
sai phạm, giúp đỡ giáo viên hồn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời giúp hiệu trưởng điều
hành, điều chỉnh các hoạt động dạy học và giáo dục đạt đúng mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ, giáo viên trong nhà trường, nhất là mảng
kiểm tra đánh giá tồn diện giáo viên, để nâng cao hiệu quả cơng tác, giúp đồng nghiệp
có tay nghề vững vàng hơn.
3/Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
1
Các văn bản, tài liệu liên quan đến công tác quản lý giáo dục, công tác thanh
kiểm tra, các biểu mẫu thanh tra của ngành.
CB-GV-CNV và học sinh trường tiểu học – Krông Pắc – Đắc Lắc.


-Phạm vi nghiên cứu: Cán bộ, giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất trang thiết bị,
các hoạt động của nhà trường Tiểu học – Krông Pắc – Đắc Lắc.
4/ Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hiệu trưởng có trách nhiệm sử dụng bộ máy quản lý để kiểm tra công việc, mối
quan hệ của mọi thành viên trong trường và những điều kiện, phương tiện phục vụ hoạt
động dạy học và giáo dục .
Kiểm tra thường xuyên, định kì theo kế hoạch chặt chẽ, đặc biệt kiểm tra công
việc của giáo viên hàng tuần . Kiểm tra toàn diện 1/3 giáo viên còn lại tất cả các giáo
viên khác đều được kiểm tra từng mặt hay chuyên đề.
Phối hợp với tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường tiến hành việc tự kiểm tra,
phát huy dân chủ, thực hiện tốt quy chế chuyên môn; kiểm tra phải có kết luận và lưu
trữ đầy đủ hồ sơ kiểm tra.
5/Phương pháp nghiên cứu:
a)Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
+Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả(chất lượng và hiệu quả dạy học và giáo
dục).
+Phương pháp tự kiểm tra(tự xem xét đánh giá so với chuẩn mực).
+Phương pháp quan saùt sö phaïm.
+Phương pháp điều tra giáo dục.
+Phương pháp nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm.
+Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
+Phương pháp nghiên cứu tài liệu và sản phẩm hoạt động sư phạm.
b) Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+Phân tích và tổng hợp lý thuyết.
+Phân loại hệ thống lý thuyết.
c) Nhóm phương pháp toán học để xử lý các số liệu thông kê.
2
3
B. PHẦN NỘI DUNG .
ChươngI: Cơ sở lý luận về cơng tác kiểm tra nội bộ trường học:

1 .Cơ sở pháp lý:
Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động mang tính chất pháp chế được quy định
trong các văn bản quy phạm nhà nước và của Bộ Giáo dụ và Đào tạo.
Hiệu trưởng trường tiểu học là người “Đại diện nhà trường về mặt pháp lý, có
trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất về hành chính và chun mơn trong nhà trường,
chịu trách nhiệm trước phòng giáo dục về tơ chức và quản lý tồn bộ hoạt động của nhà
trường”, là người ra quyết định, chỉ đạo kiểm tra nội bộ trường học, đưa hoạt động kiểm
tra tiến tới hiệu quả cao nhất.
2.Cơ sở lý luận:
Kiểm tra nội bộ trường học là tạo lập tạo lập mối liên hệ thơng tin phản hồi trong
quản lí, bao gồm mối liên hệ thơng tin thuận, ngược .
Cơng tác kiểm tra nội bộ trường học là chức năng, vừa là biện pháp khơng thể
thiếu của người quản lý trường học, nhất là hiệu trưởng. Nhằm giúp nhà trường thực
hiện kỷ cương, qn triệt ngun lý giáo dục, mục tiêu giáo dục của Đảng.
Trong chu trình quản lý, hoạt động kiểm tra xếp vào vị trí thứ tư, sau các khâu kế
hoạch hóa, tổ chức và chỉ đạo
3.C ơ sở thực tiễn:
Xuất phát u cầu thực tiễn giáo dục và đào tạo, hoạt động dạy học và giáo dục
trong nhà trường ngày càng phức tạp, đa dạng, do đó hoạt động kiểm tra nội bộ trường
4
Kế hoạch
hóa
Thông tinKiểm tra tổ chức
Chỉ đạo
học, là hoạt động không thể thiếu được trong mỗi cơ sở giáo dục nói chung và trong nhà
trường nói riêng. Kiểm tra nội bộ trường học là chức năng quản lý của người hiệu
trưởng. Nhằm kiểm tra theo dõi xem xét đánh giá các hoạt động sư phạm trong phạm vi
một nhà trường. Xác định kết quả giáo dục có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, nội dung
quy chế đã đề ra hay không.Trên cơ sở đó, hiệu trưởng rút kinh nghiệm, cải tiến cơ chế
quản lí cho phù hợp hơn, đảm bảo nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo

trong nhà trường
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC – KRÔNG PẮC – ĐẮC LẮC :
1. Vài nét khái quát về đặc điểm tình hình của xã :
Xã là một xã thuần nông, nông sản chính là lúa nước, nhìn chung đời sống
của nhân dân còn rất khó khăn, kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu, dân trí thấp nên việc
chăm lo cho con em học hành còn rất hạn chế. Vẫn còn một số em đến trường đều
chưa qua lớp mẫu giáo, tỉ lệ học sinh học cấp III khoảng 40%. Nhận thức của phần
đông phụ huynh học sinh về việc quan tâm, chăm lo cho giáo dục còn nhiều hạn chế,
cho nên việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường chưa mang lại kết quả cao ; Việc xã
hội hoá giáo dục, huy động nhân dân đóng góp xây dựng trường lớp rất khó khăn cho
nên việc xây dựng CSVC trường học chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân sách nhà nước
cấp .
Trong những năm qua, với sự cố gắng của các cấp, chính quyền nhân dân địa
phương và đội ngũ cán bộ giáo viên đến nay, mạng lưới trường lớp của xã phát
triển đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của con em đồng bào dân tộc trên địa bàn xã. Hệ
thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh, với đủ các cấp học từ Mầm non đến Trung học cơ
sở, gồm 4 trường: 1 trường Mẫu giáo, 2 trường Tiểu học, 1 trường Trung học cơ sở, 1
Trung tâm học tập cộng đồng. Ở các thôn buôn đã có có các điểm trường Mầm non.
Việc triển khai mở rộng quy mô trường lớp đã huy động tối đa số trẻ em trong độ tuổi
ra lớp, hạn chế việc học sinh bỏ học. Năm học 2012 -2013 tổng số học sinh Mẫu giáo,
Tiểu học, Trung học cơ sở gồm 1320 em; trong đó học sinh Mẫu giáo 137 em, học sinh
tiểu học 726 em, học sinh trung học cơ sở 457 em, đạt tỉ lệ huy động 98%, học sinh bỏ
học giữa chừng 5%. Bên cạnh đó thì chất lượng giáo dục hàng năm đều đạt khá cao,
5
chất lượng năm sau luôn cao hơn năm trước. Tình hình phát triển giáo dục theo chiều
hướng tốt.
2.Vài nét khái quát về đặc điểm và tình hình trường Tiểu học
Trường Tiểu học thành lập từ năm 1997, tách từ trường Phổ thông
cơ sở đến nay được 16 năm. Trường nằm trên địa bàn xã , huyện

Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk là một xã vùng II của Huyện Krông Pắc, đời sống của nhân
dân còn thấp nên sự huy động xã hội hoá giáo dục của nhà trường hàng năm còn rất
thấp, nguồn thu từ nhân dân không đủ trang trải cho các hoạt động. Khi đó cơ sở vật
chất của nhà trường mới chỉ là 2 dãy nhà cấp 4 với 7 phòng học, bàn ghế học sinh thiếu,
phòng học thiếu phải học nhờ ở hội trường uỷ ban xã, mượn phòng học trường Mẫu
giáo, mượn cả phòng học trường Trung học cơ sở. Trang thiết bị phục vụ cho dạy và
học còn sơ sài, không có phòng thư viện, phòng thiết bị, không có văn phòng làm việc.
Trong hoàn cảnh như vậy, để vượt qua những khó khăn, thách thức nhằm đáp ứng yêu
cầu giáo dục đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, đó là cả một sự nỗ lực phấn đấu
của thầy và sự cố gắng của trò. Trải qua một chặng đường phấn đấu rất gian nan, đến
nay trường đã không ngừng vươn lên về mọi mặt. Được sự quan tâm của Đảng bộ,
chính quyền các cấp, đặc biệt là Phòng giáo dục, trường đã có một cơ ngơi tương đối
khang trang, sạch đẹp, và liên tục nhiều năm đạt trường tiên tiến, chất lượng giáo dục
không ngừng đi lên. Với nhiệm vụ: Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục
đạt chất lượng theo quy định của Bộ giáo dục. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi,
vận động trẻ khuyết tật, trẻ bỏ học đến trường. Kiểm tra và công nhận hoàn thành
chương trình Tiểu học cho học sinh trong nhà trường. Quản lý đội ngũ cán bộ, giáo
viên, nhân viên và học sinh. Quản lý sử dụng đất đai, cơ sở vật chất. trang thiết bị và tài
chính theo quy định của pháp luật.
Với sự nổ lực phấn đấu của tập thể giáo viên và học sinh, cùng với sự quan tâm
của Đảng bộ, chính quyền các cấp, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo kịp thời thường
xuyên của phòng giáo dục đào tạo huyện Krông Pắc, trường Tiểu học
ngày càng phát triển trong những năm học tiếp theo.
Trường Tiểu học với bộ máy điều hành: Chi bộ Đảng, Hội đồng
trường, Ban giám hiệu nhà trường gồm: 1 Hiệu trưởng phụ và 1 phó hiệu trưởng . Các
6
đồn thể gồm: Cơng đồn, Đồn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; 5
tổ chun mơn và 1 tổ văn phòng cùng phối hợp hoạt động nhịp nhàng, có hiệu quả trên
mọi lĩnh vực cơng tác. Bên cạnh đó trường có các tổ chức xã hội như Hội khuyến học,
hội chữ thập đỏ hoạt động theo quy chế hoạt động của hội đặc thù.

Trường Tiểu học có tổng diện tích: 5620 m
2
.
Tổng số phòng học: 17 phòng học, trong đó : Có 6 phòng học hai tầng, 11 phòng
học nhà cấp 4 bán kiên cố. Có nhà vệ sinh đủ tiêu chuẩn dùng cho giáo viên và học sinh
. Nhà để xe cho CBGV và học sinh đạt tiêu chuẩn . Khn viên thống mát.
“ Xanh - Sạch - Đẹp ”, đảm bảo cảnh quan mơi trường sư phạm .
Các phòng học đều trang trí đúng quy định, bố trí bàn ghế học sinh và giáo viên
đủ số lượng và tương đối đảm bảo tiêu chuẩn .Trang thiết bị phục vụ cho dạy và học
đầy đủ từ khối I đến khối V. Thư viện có đủ các loại sách giáo khoa, sách giáo viên,
sách tham khảo các loại,tú sách pháp luật, truyện đọc thiếu nhi, truyện cổ tích, các loại
báo phục vụ cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh.
Cơ sở vật chất nhà trường nhìn chung đáp ứng được nhu cầu giáo dục theo quy
định. Nhà trường đang tiếp tục xây dựng để phấn đấu đăng ký trường đạt chuẩn quốc
gia giai đoạn I vào năm 2015.
3.Thực trạng của công tác kiểm tra nội bộ trường học:
Trong những năm qua, thực hiện hướng dẫn cơng tác kiểm tra nội bộ trường
học của Phòng GD- ĐT Krơng Pắc, nhà trường đã xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, và
tiến hành các hoạt động kiểm tra nội bộ trường học, nhờ đó đã giúp cho cơng tác quản lí
hoạt động dạy và học của nhà trường đạt được mục tiêu và kế hoạch đề ra; đồng thời
góp phần nâng cao năng lực giảng dạy, cơng tác cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân
viên và nâng cao chất lượng học tập của học sinh nhà trường .
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế cho thấy trong những năm qua nhà trường còn
xem việc Kiểm tra nội bộ trường học như một biện pháp trong phong trào thi đua.
Kiểm tra để bình bầu, bình xét thi đua, kiểm tra để hồn thành các biểu mẫu báo cáo
trong cơng tác hồ sơ chứ chưa đi sâu vào việc tư vấn thúc đẩy, tun dương những mặt
tốt cần phát huy, chỉ ra những tồn tại, thiếu sót cần khắc phục, nên dẫn đến thiếu khoa
7
học và khơng mang lại hiệu quả, đánh giá vấn đề chưa thật sự chính xác, toàn diện .
Hiệu quả của cơng tác kiểm tra nội bộ trường học chưa cao.

4. Ngun nhân của thực trạng:

- Nhận thức về cơng tác kiểm tra nội bộ trường học chưa đầy đủ.
- Kiểm tra khơng đúng chức năng, khơng đảm bảo ngun tắc.
- Kiểm tra khơng đúng phương pháp.
- Kiểm tra thiếu tính khoa học .
Chương III: BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN TỐT KIỂM
TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC:
1) Cơ sở đề xuất các giải pháp:
-Dựa vào Điều lệ nhà trường, Quy chế hoạt động của nhà trường, các văn bản
hướng dẫn cơng tác kiểm tra của ngành .
- Dựa vào tình hình thực tế cơng tác kiểm tra nội bộ trường học của đơn vị.
- Dựa vào tầm quan trọng của cơng tác kiểm tra nội bộ trường học đối với sự phát
triển của nhà trường.
2) Các giải pháp chủ yếu:
2.1. Qn triệt về nhận thức:
Cần qn triệt cho cán bộ, giáo viên, cơng nhân viên hiểu rõ: Cơng tác kiểm tra
nội bộ trường học là cơng việc quan trọng trong hoạt động quản lý giáo dục.
Cấp tiểu học là cấp đặt nền móng cho kết quả giáo dục ở các cấp học sau.
Tâm sinh lý của học sinh phát triển vững mạnh; nhu cầu tình cảm là động cơ
thúc đẩy học sinh học tập, 60% nhân cách của con người được hình thành từ cấp tiểu
học. Do đó, cần tăng cường cơng tác kiểm tra nội bộ trường học, coi kiểm tra là q
trình tiếp tục đào tạo, khắc phục dần những khâu yếu kém trong q trình giáo dục. Để
mỗi cán bộ, giáo viên thật sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
2.2/ Xây dựng kê hoạch kiểm tra.
Xây dựng kế hoạch là một mắc xích quan trọng trong chu trình quản lý của hiệu
trưởng, vì vậy xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học phải phù hợp với tình hình
điều kiện cụ thể của trường và phaỉ có tính khả thi cao .
8
Kế hoạch cần được thiết kế dưới dạng sơ đồ hố và được cơng bố cơng khai từ

đầu năm học
* Hiệu trưởng cần xây dựng các kế hoạch kiểm tra như sau:
a/Kế hoạch kiểm tra tồn năm :
Kế hoạch này được ghi nhận tồn bộ các “đầu việc”theo trình tự thời gian từ
tháng 8 năm trước đến tháng 7 năm sau, dựa vào kế hoạch năm để tiến hành chỉ đạo
kiểm tra cụ thể mỗi tháng, mỗi tuần. Cụ thể như sau:
Thá
ng
Tuần 1/
Cơng việc
Tuần 2/
Cơng việc
Tuần 3/
Cơng việc
Tuần 4/
Cơng việc
8 Tuyển sinh lớp 1. Ơn tập, thi lại Lao động,
vệ sinh,
Kiểm tra CSVC
Chuẩn bị
khai giảng.
9 Khai giảng,
ổn định tổ chức,
phân cơng nhiệm
vụ và phân cơng
chun mơn .
Thơng qua kế
hoạch năm học,
triển khai các
hoạt động chủ

yếu
Duyệt giáo án
cũ. Kiểm tra
sách vở, dụng cụ
học tập HS.
Đại hội cơng nhân
viên chức đầu
năm học
b/ Kế hoạch kiểm tra tháng:
Nội dung kiểm tra dựa vào “đầu việc” của kế hoạch kiểm tra cả năm
nhưng cần chi tiết hơn khơng chỉ ghi “đầu việc” mà cần ghi rõ” đích danh”, thời gian
tiến hành, sao cho các đối tượng được kiểm tra có ý thức chủ động kiểm tra phòng
ngừa và tự kiểm tra phần việc của giáo viên.
Tuầ
n
Thứ Kiểm tra hoạt động và dạy học Các hoạt động
kiểm tra khác
Ghi
chú
Dự giờ Hồ sơ sổ
sách
Môn Lớp Tiết GV Tổ GV
1 Hai Tập
đọc
2 3 Phượ
ng
3 Hoa Công tác Đội
(Bình)
2 Năm Chính
tả

4 2
Liên
1 Toan Kiểm tra vệ
sinh .
9
3
Sáu Toán
5 3
Huyề
n
2 Hồng
Công tác tài
chính (Ngần,
Nhi)
c/ Lịch biểu kiểm tra tuần:
Nội dung kiểm tra tuần được ghi chi tiết:
-CB-GV được kiểm tra.
-Nội dung kiểm tra chi tiết.
-Người được tham gia Tổ kieåm tra.
-Thời gian kiểm tra ; thời gian hoàn thành.
Lịch biểu kiểm tra hàng tuần ghi công khai trên bảng trong phòng họp hội đồng. Các
kết quả kiểm tra được công bố và lưu hồ sơ đầy đủ.
2 3/ Nguyên tắc, chức năng kiểm tra:
* Nguyên tắc kiểm tra: Hiệu trưởng phải nắm vững nguyên tắc kiểm tra. Phải
đảm bảo tính Đảng,tính khoa học, tính kế hoạch, tính dân chủ, tính thực tiễn,…
Đối tượng kiểm tra là con người, mục đích kiểm tra là vì sự tiến bộ của con
người. Do đó phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
-Nguyên tắc pháp chế: Hiệu trưởng là người đại diện của nhà nước. Quyết định
của hiệu trưởng phải được coi là “tiếng nói” của pháp luật. Người chống đối quyết định
kiểm tra là chống lại pháp luật. Hiệu trưởng lợi dụng kiểm tra để thực hiện ý đồ cá nhân

thì chính hiệu trưởng vi phạm nguyên tắc này.
-Nguyên tắc kế hoạch: Kiểm tra có kế hoạch là đưa công việc kiểm tra vào nội
dung hoạt động dạy và học một cách hợp lý và thống nhất với các hoạt động khác
không gây xáo trộn .
- Nguyên tắc khách quan: Là thái độ trung thực trong kiểm tra. Người kiểm tra
phải tôn trọng sự thật khách quan trong kiểm soát, đánh giá và xử lý. Hình thức bộc lộ
của nguyên tắc khách quan là tính công khai, dân chủ và công bằng.
-Nguyên tắc hiệu quả: Là hiệu suất lao dộng và lợi ích kinh tế trong kiểm tra,
kiểm tra để thúc đẩy các mặt tốt, hạn chế các mặt tiêu cực.
-Nguyên tắc giáo dục: Kiểm tra là để hiểu biết công việc, để biết và giúp đỡ con
người. Kiểm tra phải mang tính thiện chí, tính giáo dục bộc lộ ở nội dung và mục đích;
10
nội dung va phương pháp kiểm tra. Bảo đảm tốt nguyên tắc giáo dục sẽ tạo được quá
trình kiểm tra thành tự kiểm tra.
Chức năng kiểm tra:
-Kiểm soát và phát hiện: Nhằm xác định thực chất, hiệu quả giáo dục. Kiểm soát
đúng sẽ phát hiện các mặt ưu khuyết của từng đối tượng quản lý, giúp hiệu trưởng làm
tốt công tác điều khiển, định hướng trong chỉ đạo.Chức năng này tiến hành thường
xuyên sẽ giúp hiệu trưởng không mắc bệnh quan liêu.
-Động viên phê phán: Mang tính chất tâm lý xã hội.Kiểm tra thường xuyên mới
nắm được đầy đủ tư tưởng, tình cảm, tài năng, đức độ của thầy và trò. Mọi ý kiến giáo
dục ,động viên, phê phán đều xuất phát từ khâu kiểm tra, đánh giá.
Bản thân hoạt động kiểm tra đã mang tính chất động viên phê phán đối tượng
quản lý. Khi được kiểm tra, giáo viên và học sinh chắc chắn phải nổ lực làm việc, bộc
lộ tài năng và phẩm chất của họ.
- Đánh giá:
Đánh giá trong kiểm tra nhằm đo lường xác định hiệu quả của lao động sư phạm,
xác định trình độ thực hiện kế hoạch. Xác định phẩm chất thầy trò và công nhân viên.
Đánh giá còn thẩm định những yếu tố chủ quan khách quan, những lệch lạc sơ hở, để
giúp hiệu trưởng uốn nắn, điều chỉnh các quyết định, nhằm đảm bảo chu trình quản lý

được liên tục và đạt hiệu quả cao.
-Thu thập thông tin:
Thu thập thông tin là chức năng trung tâm của hoạt động kiểm tra nội bộ trường
học. Chỉ có kiểm tra mới có được những thông tin đáng tin cậy. Việc xử lý đúng đắn
các thông tin giúp cho hiệu trưởng tác động kịp thời vào các tổ chức, điều chỉnh mục
tiêu và ra quyết định cho chu trình quản lý mới.
2 4/ Nội dung và phương pháp kiểm tra nội bộ trưòng học:
* Nội dung kiểm tra được tập trung vào các mặt cụ thể sau:
a)Kiểm tra giáo viên:
-Trình độ chuyên môn.
-Việc thực hiện quy chế chuyên môn.
11
-Kết quả giảng dạy.
-Việc tham gia các công tác khác.
b) Kiểm tra tổ chuyên môn của giáo viên:
Là kiểm tra trình độ hoạt động tập thể, thông qua kế hoạch tổ chức và chỉ đạo
thực hiện các hồ sơ chuyên môn, thông qua buổi sinh hoạt, học tập và tự bồi dưỡng
chuyên môn, nghiêp vụ; kiểm tra đánh giá vai trò năng lực của tổ trưởng chuyên môn,
cũng thông qua việc kiểm tra tổ chuyên môn để hiểu
sâu hơn từng giáo viên trong tổ đó.
c)Kiểm tra học sinh:
Mọi kết quả hoạt động sư phạm của giáo viên được phản ánh vào trình độ được
giáo dục của học sinh. Kiểm tra học sinh là để so sánh với mục tiêu đào tạo của trường,
giúp hiệu tưởng nhận biết sự tác động của tập thể sư phạm đó đồng bộ hay không .
Kiểm tra học sinh căn cứ vào hai mặt:
-Hạnh kiểm.
-Học lực.
d/ Kiểm tra cơ sở vật chất thiết bị :
Đảm bảo hai mục tiêu: Giáo dục và kinh tế, đảm bảo hiệu quả kinh tế tốt nhất
trong sử dụng và bảo quản.Tập trung kiểm tra các mặt sau:

-Phòng học , phòng làm việc.
-Trang thiết bị phòng học ,phòng làm việc.
-Thiết bị máy móc , đồ dùng dạy học của thầy và trò.
-Kiểm tra cơ sở sân chơi, bãi tập xung quanh trường,…
e/ Kiểm tra tài chính : Quản lý công tác thu chi đúng luật ngân sách nhà nước.
Đảm bảo khoa học, tiết kiệm, kiểm tra việc cập nhật sổ sách, chứng từ thu chi và cân
đối ngân sách.
f/ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch : Thực hiện trong suốt quá trình giảng dạy,
học tập của thầy và trò. Đặc biệt là các kỳ kiểm tra trong năm học.
* Phương pháp kiểm tra:
Có 3 phương pháp kiểm tra cơ bản là:
12
-Phương pháp kiểm tra kết quả: sử dụng phổ biến và có tác dụng sâu sắc trong
quá trình kiểm tra.
-Phương pháp kiểm tra phòng ngừa: Mang ý nghĩa tích cực hơn mọi phương
pháp kiểm tra khác .
-Phương pháp tự kiểm tra: Đây là phương pháp mà các nhà trường cần quan
tâm.Vấn đề đặt ra là phải làm sao cho đội ngũ cán bộ,giáo viên, công nhân viên, học
sinh chủ động thực hiện mục tiêu giáo dục, thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy chế
của trường. Một tập thể sư phạm biết tự kiểm tra công việc của chính mình, đó là một
nhà trường biết tự quản lý, một tập thể lao động lý tưởng.
Hàng tháng, tôi luôn thu thập từ học sinh, phụ huynh học sinh những thông tin về
trường,về lớp, về sự nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm, về sự tự nhận thức, sự hiểu bài
của học sinh.
Từ các thông tin thu thập ở các lớp, hiệu trưởng có kế họach chấn chỉnh giáo
viên, học sinh, nhằm đáp ứng với mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Để thực hiện các phương pháp kiểm tra nội bộ trường học trên đây, người hiệu trưởng
phải thông thạo, vận dụng các phương pháp như: Phân tích, tổng hợp các tài liệu, số liệu
trong và sau các kỳ kiểm tra đánh giá. Đối chiếu với thực tế. Quan sát trực tiếp các hoạt
động dạy học, phân tích so sánh với chuẩn mực. Đối thoại hoặc tham dự các hoạt động

của đối tượng được kiểm tra .Định hướng chiến lược cho một qúa trình, đưa ra các mục
tiêu cụ thể cho đối tượng được kiểm tra trong một thời gian cần xác định. Tổ chức định
kỳ điều tra một số nội dung tiêu chí được xác định trước, trong việc giáo dục ý thức
hoặc vấn đề khác,…
2 5/ Tổ chức lực lượng kiểm tra:
Trường học có nhiều đối tượng phải kiểm tra. Hiệu trưởng phải tổ chức lực lượng
kiểm tra gồm nhiều thành phần, đảm bảo tính khoa học, dân chủ.
Yêu cầu của việc xây dựng lực lượng kiểm tra là:
-Hiệu trưởng quyết định thành lập tổ kiểm tra, tổ trưởng phải là hiệu trưởng hoặc
phó hiệu trưởng.
-Thành viên ban kiểm tra phải là người thông thạo chuyên môn nghiệp vụ: Giỏi
về nghề, tốt về đức, sáng suốt và linh hoạt trong công việc.
13
- Các thành viên trong ban kiểm tra được phân công cụ thể phần việc được giao,
xác định rõ ràng quyền hạn trách nhiệm và quyền lợi.
3/ Tổ chức, triển khai thực hiện:
Với những giải pháp đã nêu trên, tôi đã tổ chức triển khai và thực hiện xuyên
suốt từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 3 năm 2013 tại đơn vị trường Tiểu
học
Qua mỗi tháng có đánh giá tổng kết,rút kinh nghiệm, chấn chỉnh kịp thời những
vấn đề tồn tại, thiếu sót của cá nhân ,tập thể trong đơn vị.Là cơ sở để đưa ra các quyết
định quản lý tiếp theo.
4/ Kết quả đạt được:
Sau quá trình triển khai các phương pháp, giải pháp chủ yếu của công tác kiểm
tra nội bộ trường học, nhà trường có sự chuyển biến rõ rệt :
Mỗi thành viên trong nhà trường nhận rõ trách nhiệm, ý thức trong công việc. Tự
giác hoàn thành nhiệm vụ được giao, biết tự kiểm tra và chủ động điều chỉnh, học tập
hoàn thiện bản thân. Học sinh và giáo viên có hứng thú trong việc dạy và học, nền nếp
nhà trường đi vào quy củ: Nhờ vậy chất lượng giáo dục, chất lượng giáo viên, cơ sở vật
chất thiết bị, công tác tài chính đảm bảo nhiệm vụ năm học đề ra.

Học kỳ I Cả năm Ghi chú
Học lực -Toán:Khá Giỏi: 32%, TB : 55%,
yếu 13%.
-TiếngViệt:Khá Giỏi: 33,5%,
TB : 54%, yếu : 12,5%
-Các môn khác: 95% Hoàn thành
và hoàn thành tốt.
Đến
tháng4/2013,
Chất lượng
giáo dục có
chuyển biến
rõ rệt so với
đầu năm và
HKI.
Hạnh kiểm 98% HS Thực hiện đầy đủ.
Chuyên
môn giáo
viên
TỐT: 26/31
KHÁ: 5/31
Cơ sở vật
chất nhà
trường
TỐT

14
-Đến thời điểm tháng 3/2013: Công tác kiểm tra nội bộ trường học đảm bảo chỉ
tiêu năm học đề ra:
+ Thư viện thiết bị: Loại tốt.

+Văn thư : Loại tốt.
+Kế toán, tài chính : Cập nhật hồ sơ đảm bảo,các khoản thu theo quy định.
+Trong năm không có trường hợp CB-GV-CNV và học sinh vi phạm pháp luật,
hay vi phạm quy chế chuyên môn.
Bên cạnh những thành tích đạt được, qua công tác kiểm tra nội bộ trường học,
đã phát hiện những tồn tại thiếu sót trong nhà trường như:
Việc tiếp cận với công nghệ thông tin, một số giáo viên cịn chuyển biến chậm,
đặt biệt ở số giáo viên trẻ.
Còn số gia đình phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em, phần nào
có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường.
Do kinh phí hạn chế, nên việc đầu tư cơ sở vật chất: Xây dựng các phòng hoc,
phịng chức năng, sân chơi bi tập chưa đảm bảo.
C. Phần kết luận và kiến nghị:
15
1. Kết luận:
Cơng tác kiểm tra nội bộ trường học là những hoạt động truyền thống, mang
tính pháp chế được quy định trong các văn bản pháp quy của nhà nước và của Bộ Giáo
dục – Đào tạo, hiệu trưởng cần phải nắm vững lý luận của công tác kiểm tra đánh
giá, tổ chức tốt việc tự kiểm tra, đánh giá một cánh khách quan, chính xác các hoạt
động trong nhà trường, đặc biệt là hoạt động dạy và học . Các hoạt động kiểm tra phải
diễn ra thường xun, cơng khai, dân chủ; các kết luận kiểm tra phải được ghi nhạn
bằng biên bản và được lưu trữ; bên cạnh đó, hiệu trưởng cần linh hoạt trong cơng tác
kiểm tra nội bộ trường học, lựa chọn và sử dụng phương pháp kiểm tra tuỳ thuộc vào
đặc điểm đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, thời gian và các tình huống cụ thể. Kiểm tra
nội bộ trường học phải có mục đích rõ ràng, các kết luận phải có luận cứ khoa học. Đó
chính là điều kiện cơ bản để nâng cao hiệu quả của các hoạt động giáo dục .
2. Kiến nghò :
Để việc áp dụng những giải pháp đã nêu trên và đưa giáo dục pháp luật vào nhà
trường đạt kết quả tốt, bản thân xin có một số kiến nghị với các cấp như sau:
Đối với trường tiểu học .

Một số cán bộ, giáo viên còn mang nặng thói quen kinh nghiệm, chú trọng
phương pháp làm việc truyền thống nên việc tiếp thu và áp dụng kiến thức mới, ứng
dụng cơng nghệ thơng tin là một q trình đầy khó khăn, lâu dài vì vậy cần phải tăng
cường cơng tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ và kiến thức cơ bản cho đội ngũ giáo viên .
Đối với một đơn vị như trường tiểu học trong tình hình hiện nay thì đây
là một giải pháp quan trọng để thời gian tới đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh nhà
trường có được trình độ chun mơn nghiệp vụ ngày càng cao . Cần nâng cao hơn nữa
sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, sự phối hợp giữa các
đồn thể đối với cơng tác kiểm tra nội bộ trường học.
Đối với cấp trên.
16
Bố trí ngân sách hợp lí và đảm bảo đầy đủ cho việc phục vụ công tác dạy và học
của nhà trường .
Thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ thanh tra kiểm tra cho
lực lượng nòng cốt làm công tác kiểm tra nội bộ trường học .
Đầu tư kinh phí xây dựng phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị, sân chơi
bãi tập theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong
giai đoạn hiện nay.
Qua học tập nghiên cứu cũng như qua kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, tôi xin
mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cơ bản nhất của công tác kiểm tra nội bộ trường học
nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo; tuy nhiên với giới hạn
nhận thức của mình, chắc chắn đề tài còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý của
quý đồng nghiệp và cấp trên để đề tài được hoàn thiện và mang tính thực tiễn cao hơn .
Tác giả


17
MỤC LỤC
TT NỘI DUNG TRANG
A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
B PHẦN NỘI DUNG 4
Chương 1 Cơ sở lí luận về công tác kiểm tra nội bộ trường học 4
1 Cơ sở pháp lý 4
2 Cơ sở lý luận 4
3 Cơ sở thực tiễn 5
Chương 2 Thực trạng công tác kiểm tra nội bộ trường học 5
1 Vài nét khái quát về đặc điểm tình hình của xã 5
2 Vài nét khái quát về đặc điểm tình hình của Trường tiểu học 6
3 Thực trạng công tác kiểm tra nội bộ trường học 7
4 Nguyên nhân thực trạng 8
Chương 3 Biện pháp, giải pháp chủ yếu 8
1 Cơ sở đề xuất giải pháp 8
2 Các giải pháp chủ yếu 8
3 Tổ chức triển khai 15
4 Kết quả đạt được 15
C KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ 18
1 Kết luận 18
2 Kiến nghị 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
18
2. Công văn số 1079/SGDĐT – TTr ngày 11 tháng 9 năm 2013 của Sở Giáo dục
và Đào tạo về hướng dẫn nhiệm vụ thanh tra năm học 2012 – 2013.
3. Công văn số 438/ PGD ĐT-TTr ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Phòng Giáo
dục và Đào tạo về hướng dẫn nhiệm vụ thanh tra năm học 2012 – 2013.

4. Giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí trường tiểu học.
5. Báo cáo công tác kiểm tra nội bộ trường học của trường tiểu học
ba năm (2010 -2013).
8. Một số công tư liệu khác .
BẢNG NHẬN XÉT , ĐÁNH GIÁ
CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
19
Họ tên : ………………………………… .
Chức vụ : ………………………………… .
STT Nội dung Nhận xét
Kết quả
Điểm tối đa Điểm thực
tế
A Phần mở đầu 1.5
B Phần nội dung 06
1 Cơ sở lí luận 01
2 Thực trạng 02
3 Phương hướng ,
mục tiêu , giải
pháp
03
C Kết luận , kiến
nghị
1,5
Hình thức 01

Điểm số : ……… ( Bằng chữ ………………)
Xếp loại : ………………
, ngày … tháng …. Năm 2013
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THƯ KÍ

20
21

×