Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận môn tổ chức bản thảo VAI TRÒ của SÁNG tạo của BIÊN tập VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.46 KB, 20 trang )

TIỂU LUẬN MƠN BIÊN TẬP BẢN THẢO SÁCH

VAI TRỊ CỦA SÁNG TẠO CỦA BIÊN TẬP VIÊN
TRONG CÔNG TÁC KẾ HOẠCH ĐỀ TÀI, XUẤT BẢN
SÁCH VĂN HỌC


LỜI NÓI ĐẦU
Sách là cuộc sống!
Mỗi cuốn sách là một mảnh ghép của cuộc sống. Mỗi mảnh ghép nhỏ sẽ cho
ta hiểu được một phần hiện thực đời sống, tổng hợp tất cả những cái đó lại thì cuộc
sống của chúng ta sẽ được tái hiện.
Sách ra đời từ rất sớm, ngay từ khi chữ viết xuất hiện và nhu cầu trao đổi
thông tin giữa các cá thể trong xã hội hình thành. Sách có vai trị rất lớn trong cuộc
sống của mỗi chúng ta. Chúng cung cấp các kiến thức, các tri thức về các lĩnh vực
của đời sống xã hội, tích lũy các kinh nghiệm, phục vụ cho các hoạt động sản xuất
của con người; ngoài ra, sách cịn giúp nâng cao đời sống tinh thần của chính con
người. Một cuốn sách hay không phải là một cuốn sách nói về những cái gì mơ
mộng, huyền ảo, siêu thực mà là một cuốn sách chứa đựng đầy đủ các vấn đề, các
mặt của đời sống hiện thực.
Để có được lượng giá trị khổng lồ ấy trong sách, mỗi cuốn sách trước khi
đến với bạn đọc đều phải trải qua các quy trình sản xuất vơ cùng phức tạp; trong
đó, Kế hoạch đề tài là khâu then chốt- quyết định đến sự ra đời của các cuốc sách.
Để biết rõ hơn về công việc của các biên tập viên và tìm hiểu nội dung của cơng
tác kế hoạch đề tài, chúng ta sẽ nghiên cứu các nội dung sau.

1


NỘI DUNG
1.Các khái niệm


a. Đề tài
Trong lý luận nghiệp vụ biên tập xuất bản, đề tài là ý tưởng tổng thể ,là bản
thiết kế cho một xuất bản phẩm sắp xuất bản. Đó là ý tưởng thiết kế về “ngơi nhà
đang hình thành trong óc nhà kiến trúc”. Đề tài chính là thiết kế tổng thể về chủ đề,
nội dung , tên gọi của xuất bản phẩm tương lai.Đề tài là kết quả tư duy sáng tạo
của biên tập viên, kết quả tập hợp, phân loại xử lý thông tin nhằm phục vụ nhu cầu
của đọc giả và thực hiện một mục đích truyền thơng xác định.
Đề tài được đề xuất trong khâu biên tập không đồng nhất với khái niệm đề
tài trong tác phẩm văn học.Đề tài trong tác phẩm văn học là phạm vi , là khía cạnh
của hiện thực được phản ánh trong tác phẩm. Nó là lĩnh vực hiện thực mà nhà văn
nhận thức và phản ánh .Nó là kết quả phản ánh sáng tạo của nhà văn, nhà khoa học
khi họ thu thập thông tin trực tiếp từ cuộc sống.Nhưng vài trò của biên tập viên
cũng rất quan trọng để tạo nên một tác phẩm hồn chỉnh và có chất lượng.Người
biên tập có trách nhiệm phát hiện, đề xuất đề tài để làm ra các xuất bản phẩm.Đó
là các đề tài cần phải được truyền bá phổ biến theo một yêu cầu xác định của cơng
tác tư tưởng , có thể đáp ứng được các tiêu chí để truyền bá.Đó là đề tài đã được
các nhà khoa học nghiên cứu, được các nghệ sĩ phản ánh, hoặc đang tạo ra các tác
phẩm cụ thể.Đề tài trong biên tập hình thành nhờ quá trình sáng tạo của biên tập
viên để thu thập, xử lý các thông tin gián tiếp, thông tin từ cuộc sống.
Đề tài trong hoạt động biên tập không phải chỉ là ý muốn chủ quan của
người biên tập, mà đó là kết quả nghiên cứu, xử lý thông tin nhiều chiều từ hiện


thực cuộc sống, từ độc giả , tác giả và cơ quan truyền thông đại chúng trên tinh
thần chủ động, sáng tạo của người truyền bá văn hóa.
b , Kế hoạch đề tài
Là một bản dự kiến khoa học về nhiệm vụ, biên pháp xuất bản các đề tài
xuất bản phẩm với các chỉ tiêu về số lượng, chất lượng, thời gian cụ thể mà nhà
xuất bản cần phải tiến hành trong thời gian nhất định. Kế hoạch đề tài là sự kết hợp
hữu cơ của một loại đề tài có quan hệ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau.

c , Công tác kế hoạch đề tài
Là chỉ hoạt động đề tài của biên tập viên , quá trình xây dựng, quyết định và
điều chỉnh kế hoạch đề tài của nhà xuất bản, nhằm đảm bảo hoạt động của đơn vị
xuất bản có chất lượng hiệu quả. Nếu như mỗi đề tài được xây dựng nhờ trí tuệ tập
thể của nhiều bộ phận trong xuất bản.Trong công tác kế hoạch đề tài biên tập viên
với nhiệm vụ sáng tạo văn hóa, là khâu đầu tiên của hoạt động sản xuất xuất bản
phẩm.Cũng như mọi hoạt động sản xuất trong xã hội, xây dựng kế hoạch, kế hoạch
hóa hoạt động xuất bản là yêu cầu tự nhiên, khách quan do sự đòi hỏi tất yếu của
sự phân công, hợp tác lao động. Q trình xác lập kế hoạc đề tài chính là quán triệt
định hướng công tác xuất bản của đảng, quá trình thực hiện đường lối quan điểm
xuất bản của nhà nước. Kế hoạch đề tài thể hiện tính tự giác, chủ động của nhà
xuất bản trong việc nắm vững yêu cầu này. Kế hoạch đề tài là biểu hiện trình độ
khoa học trong việc tổ chức sản xuất, kinh doanh của nhà xuất bản, bảo đảm hiệu
quả cao về văn hóa xã hội và kinh tế của hoạt động xuất bản.
Kế hoạch đề tài là khâu mở đường cho hoạt động biên tập. Mọi hoạt động
của nhà xuất bản liên quan đến nội dung biên tập, xuất bản phải căn cứ vào kế
hoạch đề tài, vì đó là căn cứ để tổ chức phân công lưc lượng biên tập, tổ chức


mạng lưới cộng tác viên. Khâu mở đường có chất lượng thì tồn bộ các khâu tiếp
theo của hoạt động biên tập và xuất bản sẽ có được hiệu quả như mong muốn. Nếu
kế hoạch đề tài không khoa học, có sai sót sẽ làm cho xuất bản bị động, kém hiệu
quả, thậm chí sẽ có những sai lầm khơn lường về hiệu quả xã hội.
d, Yêu cầu của công tác đề tài và kế hoạch đề tài
Tính mục tiêu của đề tài: Đề tài được đề xuất phải có sự định vị độc giả rõ
ràng. Yêu cầu này rất quan trọng, bởi lẽ độc giả là đối tượng phục vụ trực tiếp của
công tác biên tập xuất bản mà việc định vị độc giả ngay khi xác định đề tài không
phải là việc đơn giản, dễ dàng. Cơ cấu đọc giả trong xã hội hiện đại rất đa dạng,
các nhóm độc giả ln đan xen vào nhau và ln có sự thay đổi.Mặt khác, nhu cầu
tiêu dùng của độc giả cũng đa dạng, họ khơng chỉ có nhu cầu đọc đó cũng biến đổi

trong khơng gian và thời gian. Do vậy, để xác định được độc giả cho mỗi đề tài ,
biên tập viên phải đi sâu nghiên cứu độc giả, điều tra cặn kẽ để tìm hiểu yêu cầu
của xuất bản phẩm , phân tích nhu cầu của họ. Trên cơ sở tìm hiểu độc giả một
cách tồn diện, biên tập viên phân biệt được nhu cầu cục bộ và nhu cầu toàn thể,
nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu dài. Trên cơ sở đó , biên tập viên định vị mục
tiêu cụ thể của một đề tài,bất cứ đề tài nào ngay từ lúc thiết kế đều phải xác định
được đối tượng và tính mục đích rõ ràng.
Đề tài có tính dự báo: Hiện nay, điều kiện khoa học công nghệ hiện đại đã
cho phép rút ngắn rất nhiều quy trình hoạt động xuất bản. Song nói chung đề tài
xuất bản từ khâu thiết kế đến khi trở thành xuất bản phẩm vẫn địi hỏi thơng tin
trong xuất bản phải cập nhật mới đáp ứng yêu cầu phát triển. Do vậy, khi xậy dựng
kế hoạch đề tài, phải tăng cường tính dự báo , làm cho các đề tài được lựa chọn đều
mang tính vượt trước, lập kế hoạch đề tài phải đi trước thời gian.


Đề tài phải có sáng tạo: Sáng tạo liên tục không phải chỉ là yêu cầu của sản
xuất vật chất mà cịn địi hỏi tính đặc thù của sản xuất tinh thần. Biên tập là lao
động sản xuất tinh thần. Tính sáng tạo được thể hiện ngay trong việc thiết kế đề tài.
Đề tài phải là ý mới, phải nhằm tạo ra những giá trị tinh thần mới. Mỗi xuất bản
phẩm đều có tính sáng tạo , tính mới mẻ.Mỗi khi hình thành một đề tài đều phải có
ý thức sáng tạo, dù đơi khi chỉ là ở một góc độ tiếp cận mới , một cách thể hiện
mới.Hình thức biểu hiện của sáng tạo trong công tác đề tài là đa dạng hóa tồn bộ
các hướng tiếp cận, đề xuất ý nghĩa mới, đề tài mới , phương thức mới, tổng hợp
xuất bản cùng loại đã có, đi sâu phân tích tìm ra điểm đột phá có ý nghĩ nhất. Vận
dụng góc nhìn mới , hệ thống mới, phương pháp nghiên cứu mới để khai thác đề
tài một cách sáng tạo.

2.Thực trạng của công tác xuất bản sách văn học hiện nay
Khó khăn trong hoạt động kinh doanh ở các nhà xuất bản đang chồng chất.
Có lẽ chưa bao giờ, ngành xuất bản lại gặp nhiều khó khăn như ở thời điểm hiện

nay. Khi Nhà nước chủ trương xóa bỏ bao cấp, các nhà xuất bản (NXB) phải
đương đầu với cơ chế thị trường, vừa là một cơ quan văn hóa - tư tưởng phục vụ
cơng tác tun truyền, vừa phải kinh doanh bằng sách.
Theo con số thống kê về hoạt động kinh doanh của các NXB do Cục Xuất
bản cơng bố hồi tháng 4/2009 vừa qua, thì trong số 55 NXB chỉ có 5 NXB có lãi
trên 1 tỉ đồng, cịn lại là lãi ít, khơng có lãi, thậm chí là lỗ
Mục tiêu của các nhà xuất bản là phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn đời
sống tinh thần của xã hội. Tuy vậy, bất cứ một hoạt động sản xuất nào cũng đều
cần phải có chi phí bỏ ra. Điều đáng nói ở đây là hiện nay nhà nước chủ trương xóa
bỏ bao cấp, khơng hoặc khơng hỗ trợ nhiều cho các nhà xuất bản, vì vậy các nhà


xuất bản phải tính đến việc kinh doanh để thu lợi nhuận, bù lại những chi phí phải
bỏ ra để sản xuất. Tuy nhiên, kinh tế không phải là mục tiêu hoạt động của các nhà
xuất bản, nó chỉ là điều kiện cần và đủ để thực hiện mục tiêu đó . Vấn đề mà các
nhà xuất bản đang phải đối mặt hiện nay là: giải quyết tình trạng kinh doanh thua
lỗ và làm tốt nhiệm vụ, vai trò, chức năng của nhà xuất bản.
Tình trạng thiếu những kế hoạch để tài mang tính khả thi, thiếu vắng các đề
tài hay, đề tài mới trở lên bức thiết hơn bao giờ hết. Vì vậy, sách được xuất bản ra
nhưng khơng ai đọc, không ai muốn mua, cũng không phục vụ được nhiệm vụ
chính trị của Đảng, Nhà nước. Số lượng sách tồn kho ấy khơng được sự dụng, chi
phí làm ra cuốn sách khơng được bù lại từ đó dẫn đến việc các nhà xuất bản kinh
doanh bị thua lỗ và khơng hồn thành nhiệm vụ của mình với Đảng, nhà nước.
Vấn đề bản quyền của bản thảo cũng đang được đề cập trong các hội nghị
giao ban của toàn ngành xuất bản. Do sự quả lý còn lỏng lẻo của các nhà xuất bản
đối với các bản thảo của tác giả, thực hiện không triệt để luật bản quyền tác giả đã
làm giảm đi uy tín của các tác giả đối với nhà xuất bản.
Chất lượng của các cuốn sách như thế nào đang trở thành nội dung quan
trọng nhất phải chú ý đối với các nhà xuất bản. Mỗi cuốn sách là sự kết hợp của 2
yếu tố: nội dung và hình thức.

Đối với một tác phẩm nói chung, nội dung mà nó chứa đựng bên trong là cái
quan trọng nhất . Nội dung của tác phẩm đem đến cho con người những tri thức
của các lĩnh vực trong đời sống, tái hiện lại cuộc sống. Đọc, lắng nghe và chiêm
nghiệm các tác phẩm giúp con người có một cái nhìn xa hơn, bao quát hơn về cuộc
sống, những gì đang tồn tại xung quanh.Nhưng ngồi nội dung của cuốn sách thì
hình thức thể hiện của cuốn sách cũng góp phần tạo lên giá trị thực của một cuốn


sách. Nội dung của tác phẩm không thay đổi nhưng chính nội dung đó lại được thể
hiện bằng các hình thức khác nhau. Yêu cầu đặt ra là phải chọn hình thức thể hiện
nào cho tác phẩm để đem lại hiệu quả cao nhất, có thể truyền đạt rõ nét nhất, sâu
sắc nhất cho độc giả về những gì được thể hiện trong mỗi tác phẩm. Nội dung và
hình thức tuy hai mà một. Chúng có quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau khơng tách
rời, nội dung hay phải có hình thức thể hiện phù hợp thì mới phát huy được lượng
giá trị hàm chứa bên trong mỗi tác phẩm.
Hiện nay, có một vấn đề đáng quan tâm đó là: những cuốn sách có chất
lượng rất ít, trái lại một lượng lớn những sách có chất lượng kém vẫn đang được
lưu hành trên thị trường. Không phải chỉ là hình thức bên ngồi kém mà cả nội
dung bên trong cũng không đáp ứng được yêu cầu của độc giả, thậm chí nội dung
của nó hết sức tầm thường… Và chúng ta tự hỏi: vì sao lại như vậy? Ai sẽ là người
chịu trách nhiệm về vấn đề này? Và phải giải quyết như thế nào? – đây là những
câu hỏi chung cho toàn ngành xuất bản cần giải quyết.
Do mặt trái của cơ chế thị trường, ngành xuất bản việt nam hiện nay đang
phải gánh chịu nạn sách lậu, sách giả đang diễn ra nghiêm trọng và có xu hướng
ngày càng tăng, hình thức ngày càng tinh vi, hiện đại, phạm vi ngày càng lớn.
Liên tục trong 10 năm nay, nạn in lậu và làm giả sách giáo khoa và các sách
khác đã hoành hành trên khắp Việt Nam, đặc biệt là ở Thủ đô Hà Nội. Tất cả
những sách bán chạy của NXB Giáo dục, NXB Trẻ, Nhã Nam, Alphabooks... đều
bị in lậu với số lượng lớn, phát hành rộng rãi khắp các tỉnh thành, bày bán công
khai.

Các loại sách in lậu là những sách chất lượng kém, hình thức sách khơng
đẹp như sách thật nhưng giá bán của chúng lại rất rẻ nên việc tiêu thụ sách lậu
khơng phải là khó khăn. Khơng những thế, với sự hiện đại của các phương tiện kỹ


thuật, và sự tự do về thông tin hiện nay, những kẻ xấu dễ dàng có thể lên mạng
download một bản thảo nào đấy về in ra thành sách, vừa khơng tốn chi phí vừa
nhanh chóng, dễ dàng. Có thể đây là lý do vì sao mà sách lậu vẫn đang cịn tồn tại
và hơn thế nó cịn đang gia tăng về quy mô.
Một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chạy theo lợi nhuận đã lợi dụng
những sơ hở về luật pháp, những quy định trong Luật xuất bản để sản xuất- kinh
doanh bất hợp pháp. Đây cũng là một trong những “ điểm đen” cần được xóa bỏ
ngành xuất bản.
Sự lạm dụng Tiếng “ mẹ đẻ” đang là vấn đề nổi cộm trong việc hành văn
hiện nay. Các nhà xuất bản khơng chỉ gặp những khó khăn chồng chất, phải khốn
đốn vì sách lậu, sách giả mà cịn đứng trước nguy cơ mất đi một phần giá trị tinh
thần mà các tác phẩm mang lại.Việc sử dụng thiếu hoặc sai về ngôn từ trong giới
trẻ hiện nay là vô cùng nhiều.
Mới đây, Công ty Truyện tranh Art Sign kết hợp với NXB Giáo dục, Công ty
Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam đã phải thu hồi bộ truyện tranh cổ tích
cải biên (phần 1 gồm 20 tập truyện). Sẽ khơng có gì đáng ngại nếu những cuốn
truyện tranh như "Tấm Cám", "Thạch Sanh", "Sự tích dưa hấu", "Cây tre trăm
đốt"... không cải biên quá lố. Chưa bàn đến yếu tố bạo lực, sex, chỉ riêng lời thoại
rất "hiện đại" nhưng vô nghĩa đã khiến độc giả choáng váng. Kiểu như mẹ ghẻ
mắng Tấm: "Tấm! Tao cấm mày xào nấm với giấm rồi cơ mà? Đầu mày có bị ấm
khơng? Cẩn thận tao cho vài đấm" hoặc "Tấm! Mày hâm à? Mày câm à? Sao mày
đâm thủng cái mâm?". Hầu hết lời thoại của nhân vật cổ tích đều cải biên theo lối
nói của một bộ phận giới trẻ hiện nay, kiểu như: "ồ yeah", "Gì thì gì, ăn uống free,
khơng đi cũng phí"; "Bụt mới cười mà rằng: "Xời, tưởng gì, chuyện nhỏ". Đơi khi
rất chợ búa kiểu: "Vua liền ngóc đầu lên chửi với theo "Mẹ đứa nào ném giầy vào



đầu ông". Tấm sợ rằng sẽ đến muộn giờ trẩy hội nên Tấm mặc kệ và không quên
vứt lại câu chửi thề về phía vị Vua trẻ đó: "Sư cha đứa nào chửi bà"".
Những lời thoại này không chỉ làm nhân vật cổ tích vốn rất đẹp, trở nên xấu
xí, biến dạng một cách thê thảm, mà còn làm sai lệch nội dung tác phẩm và các giá
trị truyền thống dân gian, hoen ố sự trong sáng của Tiếng Việt. Đáng chú ý là nhà
sản xuất cho biết, bộ truyện tiêu thụ rất nhanh ngay khi vừa phát hành. Bộ truyện
đã thu hồi nhưng tốc độ sao chép, lan truyền trên mạng vẫn diễn ra với một tốc độ
chóng mặt. Ngôn ngữ teen được xem như sản phẩm trong quá trình biến chuyển
liên tục của ngơn ngữ. Tuy nhiên, sẽ chẳng có gì khiến xã hội lo ngại nếu nó chỉ
dừng lại ở giao tiếp trên không gian ảo như một dạng giải trí, được sử dụng đúng
nơi đúng lúc chứ khơng ăn sâu vào lời ăn tiếng nói, cách ứng xử, hành văn của giới
trẻ. Vấn nạn nhức nhối đến nỗi các trường phổ thông của tỉnh Phú Yên và Tp HC
phải mở nguyên một chiến dịch chống ngôn ngữ chat xâm nhập vào môi trường
học đường.
Trong khi ngành Giáo dục, phụ huynh và các nhà ngơn ngữ tìm mọi biện
pháp để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, định hướng cho thế hệ mai sau thì
khơng ít người làm văn hóa, nghệ thuật dường như lại đang làm điều ngược lại. Họ
quên mất vai trò quan trọng của mình trong vấn đề này. Tác phẩm văn học, truyện
tranh, điện ảnh là sản phẩm văn hóa được quảng bá rộng rãi, có ảnh hưởng sâu sắc
đến cơng chúng, tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội. Bộ truyện tranh "Sát thủ
đầu mưng mủ" mặc dù đã bị thu hồi nhưng nó đã nhanh chóng bám rễ, ăn sâu vào
lời ăn tiếng nói của giới trẻ hiện nay. Hàng loạt "thành ngữ" được giới trẻ sáng tạo
thêm, tiếp tục nối gót "Sát thủ đầu mưng mủ" với mức độ nghiêm trọng, nhảm nhí
hơn. Một bài văn kể chuyện Tấm Cám của học sinh phổ thông đã khiến thầy cô tá
hỏa khi người viết vô tư sử dụng ngôn ngữ hiện đại, chợ búa không khác là mấy so
với bộ truyện cổ tích cải biên nói trên.



Điều quan trọng trước tiên của một sản phẩm văn hóa là phải có tính định
hướng thẩm mỹ, phải chuyển tải cái hay cái đẹp, những thơng điệp có ý nghĩa nhân
văn sâu sắc đến với công chúng. Đáng buồn khi một số sản phẩm văn hóa hiện nay
khơng những khơng góp phần bảo vệ cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt mà lại đi cổ
súy cho ngôn ngữ teen cộc lốc, làm méo mó, dị dạng Tiếng Việt. Có thể những
người sáng tạo cho rằng cần làm mới ngôn ngữ, lời thoại để tác phẩm của mình
gần gũi hơn với đời sống đương đại. Thế nhưng, giữa gần gũi với đời sống đương
đại và chạy theo nhu cầu thị trường, thị hiếu thấp hèn của một bộ phận công chúng
là ranh giới rất mong manh. Việc sử dụng ngôn ngữ teen vơ tội vạ trong các sản
phẩm văn hóa rất dễ khiến nhận thức của giới trẻ lệch lạc. Điều này cho thấy sự
hời hợt, phơng văn hóa kém cỏi và vô trách nhiệm của một bộ phận không nhỏ
những người làm văn hóa, nghệ thuật.
Xét trên nhiều góc độ thì ngành xuất bản đang đứng trước những thách thức
vô cùng to lớn: Về thị trường tiêu thụ sản phẩm, những khó khăn mà nhà xuất bản
gặp phải khi hội nhập kinh tế thị trường, việc đối tượng tiếp nhận đang mất dần đi
những tinh hoa của văn hóa việt,ngơn ngữ bị biến đổi, bị bóp méo.
3.Vai trị sáng tạo của biên tập viên trong công tác kế hoạch đè tài, xuất bản
sách văn học
Hiện nay, thị trường sách Việt Nam có rất nhiều mảng sách khác nhau như:
Sách lý luận chính trị, sách khoa học- kỹ thuật, sách giáo trình, sách văn học…
trong đó, sách văn học là mảng sách được độc giả quan tâm nhiều nhất.
Không chỉ vì đây là mảng sách có số lượng độc giả đơng nhất mà cịn là
mảng sách đáp ứng tốt, thỏa mãn nhu cầu tinh thần ngày càng cao của con người.


Sách văn học là kết quả của sự sáng tạo tập thể, trong đó vai trị của biên tập viên
là không thể không nhắc tới.
Biên tập viên là lực lượng nòng cốt hoạt động của các nhà xuất bản. Chiếm
số lượng đông nhất trong lực lượng lao động, biên tập viên đóng vai trị quyết định
đến sự tồn tại và thành công của các nhà xuất bản.

“ Trong một nhà xuất bản, không một lĩnh vực nào được thần thành hóa như
cơng việc biên tập, biên tập viên chính là con chim đầu đàn trong vườn thượng
uyền vạch đường bay trên bầu trời xuất bản, đồng thời có cái nhìn bao quát và
xuyên suốt. Biên tập viên không chỉ là con chim quý trong vườn thượng uyển mà
còn là con chuột xám nhỏ bé trong căn phòng bé nhỏ của mình với cơng việc thầm
lặng của mình”
Khi nhắc đến một cuốn sách hay, người ta hay nghĩ tới tác giả đã viết nó,
nhưng ít ai biết rằng: sự thành cơng của cuốn sách đó khơng chỉ đơn thần là cơng
sức của tác giả mà cịn có cả sự đóng góp, sự sáng tạo của những biên tập viên.
Biên tập viên trong xuất bản đóng vai trị là những người biên tập tất cả các bản
thảo được đưa đến nhà xuất bản- là người trực tiếp tác động đến những bản thảo
ấy, vì vậy chất lượng của bản thảo thế nào sẽ do biên tập viên quyết định.Trong
hoạt động xuất bản, mỗi cuốn sách ra đời là kết quả của nhiều q trình khác nhau,
mỗi q trình đó lại được cụ thể hóa bằng các chiến lược, các kế hoạch của nhà
xuất bản.
a.Trong công tác kế hoạch đề tài
Kế hoạch đề tài là khâu đầu tiên của hoạt động xuất bản sách- được coi là
khâu đặt nền móng cho sự ra đời của tất cả các xuất bản phẩm mà cụ thể hơn là
sách.


Đối với mỗi biên tập viên, việc phát hiện và tìm ra đề tài mới là một nhiệm
vụ khơng thể thiếu.Nhà xuất bản chỉ có thể hoạt động khi có doanh thu, đồng
nghĩa với nó là những đề tài được triển khai và thu lại hiệu quả ,lợi nhuận cho
doanh nghiệp.Tìm ra đề tài mới sẽ làm phong phú hơn sản phẩm xuất bản của
doanh nghiệp, hướng đến thị yếu của người tiêu dùng cần.Khơng những tìm ra đề
tài mới biên tập viên cịn có khả năng dự báo và hoạch định kế hoạch kinh doanh
xuất bản phẩm cho nhà xuất bản.Đối với loại sách văn học, vài trị tìm ra đề tài mới
và đề tài có chất lượng lại càng quan trọng hơn. Sách văn học là loại sách phổ biến
dùng cho hầu hết lứa tuổi.Thị trường tiêu thụ rộng ,kéo theo nhiều vấn đề phát sinh

trong sản xuất và kinh doanh, nhất là khâu lập kế hoạch đề tài trong nhà xuất
bản.Biên tập viên dựa trên những kết quả thu thập và xử lý thông tin cần thiết để
đưa ra ý tưởng về đề tài cần triển khai trong từng kế hoạch cụ thể của nhà xuất
bản.Từ những nội dung có sẵn biên tập viên có thể tưởng tượng ra xuất bản phẩm
tương lai và từ đó tìm ra những điểm hạn chế.
Biên tập viên là những người xây dựng lên các đề tài để các tác giả sáng tạo
ra các tác phẩm phục vụ cho đề tài ấy. Bằng tất cả các kiến thức chuyên môn, kiến
thức xã hội của mình, kết hợp với những kinh nghiệm làm việc sẵn có, biên tập
viên đi sâu vào nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu của độc giả về mảng
sách văn học. Từ sự nghiên cứu đó, biên tập viên phân tích, đánh giá về đề tài đã
có mà các tác phẩm văn học thể hiện, sau đó tiếp cận các đề tài đó bằng góc nhìn
mới, hệ thống mới, phương pháp mới để khai thác đề tài một cách sáng tạo. Có thể
nói khẩu hiệu về tính sáng tạo mà giới biên tập xuất bản đưa ra là: người khác
khơng có thì ta có, người khác đã có thì ta làm tốt hơn. Đi tìm cái mới trong công
tác đề tài của biên tập viên không phải đi tìm những điều giật gân, chuộng lạ. Sáng
tạo trong thiết kế đề tài phải bắt nguồn từ cuộc sống, từ yêu cầu của hoạt động thực
tiễn, từ sự tiến bộ của văn hóa và những thành tựu khoa học kỹ thuật từ những nhu


cầu mới của độc giả.Thành công đạt được của biên tập viên sau q trình nghiên
cứu, phân tích đó là các đề tài mới và hay được ra đời. Đôi khi chỉ là một cách nhìn
nhận vấn đề mới, cũng đôi khi là phương pháp tiếp cận mới đã tạo ra những đề tài
mới vô cùng hấp dẫn để xuất bản. và đề tài ấy sẽ phục vụ tốt nhu cầu của độc giả
đồng thời phục vụ được cả nhiệm vụ chính trị của Đảng và nhà nước đã đặt ra cho
mỗi nhà xuất bản.
b.Trong công tác biên tập
Như chúng ta đã biết, công việc của các biên tập viên là biên tập bản thảo.
Chính vì vậy, họ là người trực tiếp tác động tới các bản thảo được gửi đến nhà xuất
bản trước khi đem đi in thành sách.
Biên tập viên không giống như những người đánh máy thuê, cũng không

giống người sửa bài - làm việc theo một quy trình đã có sẵn, khơng mang tính sáng
tạo, biên tập viên là người cùng tác giả sáng tạo trực tiếp lên bản thảo, biến những
bản thảo thô thành bản thảo tinh để đem đi xuất bản. Phạm vi sáng tạo của các biên
tập viên đó là về những câu từ thể hiện, các phương thức thể hiện… trong bản
thảo. Các bản thảo ấy sau khi đã qua bàn tay gọt dũa của người biên tập thì lượng
giá trị của nó đã được nhân lên nhiều lần và sau đó chúng được đem đi in thành
sách và được đưa đến với độc giả.
4.Nhận xét chung
a.Về ưu điểm:
Sách văn học hiện nay đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ, số lượng
sách và các đề tài sách văn học tăng nhanh. Có nhiều đề tài đã được xuất bản thành


sách và được độc giả đón nhận. Sau đây là những cuốn sách tiêu biểu được độc giả
đón nhận hiện nay:


u anh bằng tất cả những gì em có - Mất anh bởi tất cả những thứ em cho



Tuổi thơ dữ dội



Gái già xì tin



Nếu biết trăm năm là hữu hạn




Ký ức vụn



Chuyện con mèo dạy hải âu bay



Ngược chiều vun vút



Biển và chim bói cá



Tướng về hưu



Thành phố đi vắng



Người lớn cô đơn




Anh sẽ cưới em thêm nhiều lần nữa



Dường như em đã yêu



Bộ Chỉ có thể là yêu (3 tập)



Nỗi buồn chiến tranh




Đi ngang Hà Nội



Palete tình yêu



Ai và ky

Đối tượng độc giả của sách văn học cũng đang được mở rộng. Khơng bó hẹp về
số lượng và thành phần độc giả, hiện nay lượng độc giả của sách văn học rất lớn,

bao gồm nhiều thành phần khác nhau trong xã hội: trí thức, cơng nhân, nơng dân…
tất cả đều nồng nhiệt đón nhận sách văn học.
b. Nhược điểm:
Tuy số lượng đề tài lớn nhưng nhìn chung thì sách văn học chưa thể phục vụ
được tất cả các đối tượng độc giả, và các đề tài xuất bản chưa đáp ứng được kịp
các nhu cầu thay đổi ngày càng nhanh và cao của người đọc.
Điều đáng nói ở đây là: dù số lượng kế hoach đề tài nhiều nhưng các kế
hoạch đề tài khả thi thì lại ít so với tổng số các kế hoạch đề tài hàng năm. Đề tài đa
dạng nhưng lại thiếu vắng các đề tài hay, đề tài mới. Đây là điểm hạn chế lớn của
ngành xuất bản nói chung và của cơng tác xuất bản sách văn học nói riêng.
c.Đánh giá chung
Dựa vào thực trạng của cơng tác kế hoạch đề tài sách văn học ta có thể nhận
thấy rằng:
Công tác kế hoạch đề tài của mảng sách văn học đã có sự phát triển tương
đối mạnh , điều đó được biểu hiện qua số lượng các kế hoạch hàng năm của các
nhà xuất bản và lượng độc giả khổng lồ của loại sách văn học.


Sách văn học phục vụ tốt các nhu cầu của nhiều đối tượng độc giả, sách văn
học cung cấp cho người đọc những tri thức, những hiểu biết, những kinh nghiệm
tích lũy qua nhiều thế hệ. khơng những thế, sách văn học cịn làm giàu thêm tài sản
tinh thần vơ giá của con người, tái hiện hiện thực cuộc sống của con người cho
chính con người.
Tuy nhiên, cơng tác kế hoạch đề tài của mảng sách văn học vẫn chưa thực sự
phát huy được hiệu quả. Vẫn tồn tại tình trạng thiếu đề tài hay, mới và thiếu tình
khả thi trong các kế hoạch đề tài.
d.Kiến nghị
Biên tập viên có vai trò quyết định đến việc nhà xuất bản sẽ xuất bản cái
gì.Việc xác định đúng đề tài và lập công tác kế hoạch đề tài của biên tập viên sẽ
giúp nhà xuất bản đứng vững trong nền kinh tế hiện nay. Vì vậy, biên tập viên phải

là người có trình độ chun mơn, có tay nghề cao, có khả năng phân tích, đánh giá
tốt đặc và biệt là phải có kiến thức xã hội rộng. Từ đó xây dựng được những kế
hoạch đề tài khả thi, tìm ra được những đề tài hay, mới phục vụ cho công tác xuất
bản.
Trong quá trình biên tập, biên tập viên phải cực kỳ cẩn thận, thẩm định chính
xác bản thảo, tránh đánh giá khơng đúng mức bản thảo, ngồi ra các biên tập viên
phải cùng với tác giả sáng tạo làm sao để chất lượng của bản thảo được nâng cao.
Vì vậy, người biên tập phải rèn luyện cho mình các kỹ năng: kiên trì, tỉ mỉ, cẩn
thận… để hạn chế tất cả những sai sót xảy ra trong q trình biên tập.


KẾT LUẬN

Công tác kế hoạch đề tài là khâu mở đường của hoạt động biên tập xuất bản.
Trong giai hiện nay, để thực hiện tốt vai trị của mình đồng thời để hoàn thành mục
tiêu đã đề ra, các nhà xuất bản cần hết sức chú ý tới các khâu kế hoạch đề tài. Đặc
biệt là phải chú ý đến vai trò sáng tạo của biên tập viên- những người trực tiếp
quyết định đến chất lượng của các bản thảo, và cả hoạt động sản xuất kinh doanh
của nhà xuất bản.
Là một sinh viên khoa xuất bản, tôi luôn luôn tự nhủ rằng: biên tập là một
công việc cao quý, để làm được cơng việc đó, tơi phải cố gắng học tập chăm chỉ,
rèn luyện các kỹ năng, thử làm các công việc của những người biên tập như:
nghiên cứu thị trường, phân tích các đề tài, tìm hiểu nhu cầu của độc giả… và phải
cố gắng trau dồi các kiến thức chuyên ngành cũng như xã hội để khi ra trường có
được nền tảng kiến thức vững chắc sử dụng cho cơng việc của mình.


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................................1

NỘI DUNG......................................................................................................................................2
1.Các khái niệm............................................................................................................................2
a. Đề tài.....................................................................................................................................2
b , Kế hoạch đề tài....................................................................................................................3
c , Công tác kế hoạch đề tài......................................................................................................3
d, Yêu cầu của công tác đề tài và kế hoạch đề tài....................................................................4
2.Thực trạng của công tác xuất bản sách văn học hiện nay.........................................................5
3.Vai trò sáng tạo của biên tập viên trong công tác kế hoạch đè tài, xuất bản sách văn học.....10
a.Trong công tác kế hoạch đề tài............................................................................................11
b.Trong công tác biên tập.......................................................................................................13
4.Nhận xét chung.......................................................................................................................13
a.Về ưu điểm:.........................................................................................................................13
b. Nhược điểm:.......................................................................................................................15
c.Đánh giá chung....................................................................................................................15
d.Kiến nghị.............................................................................................................................16
KẾT LUẬN....................................................................................................................................17




×