Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu luận Môn Bảo Tàng Học về cạp váy mường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.42 KB, 14 trang )

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: BẢO TÀNG HỌC
GIẢNG VIÊN:
SINH VIÊN: LÊ KIM HOA
LỚP: LÝ LUẬN & LỊCH SỬ K14
Hà Nội, 6 tháng 5 năm 2014
MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU VỀ BẢO TÀNG
• Địa điểm – Kiến trúc
• Hệ thống trưng bày
• Chức năng - nội dung
• Những điểm mới
II. HIỆN VẬT TÌM HIỂU
• Giới thiệu hiện vật Cạp Váy Mường - Hòa Bình
• Hoa tiết – Hoa Văn Trang Trí Cạp Váy Mường – Hòa Bình
I. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một viện bảo tàng về lĩnh vực dân tộc học của Việt
Nam, trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
Ngày 14 tháng 12 năm 1987, công trình Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được chính thức
phê duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật với diện tích xây dựng 2.500m² (1987), 9.500m² (1988)
và toàn bộ 3,27 ha (1990). Ngày 24 tháng 10 năm 1995, Viện Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
chính thức được thành lập. Bảo tàng khánh thành vào ngày 12 tháng 11 năm 1997.
• Địa điểm - Kiến trúc
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam toạ lạc trên một khu đất rộng nằm trên đường Nguyễn
Văn Huyên, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, cách trung tâm thủ đô chừng 8km.
Bảo tàng bao gồm một nhà triển lãm lớn là một toà nhà 2 tầng có dáng mô phỏng hình
trống đồng - biểu tượng của nền văn minh Việt Nam. Bên ngoài là một khuôn viên khá rộng và
đẹp được dùng làm không gian trưng bày ngoài trời, giới thiệu những phong cách kiến trúc đặc
trưng nhất của các dân tộc ở Việt Nam.


Công trình Viện Bảo tàng Dân tộc học do kiến trúc sư Hà Đức Lịnh, người Tày thiết kế.
Nội thất được thiết kế bởi nữ kiến trúc sư Véronique Dollfus (người Pháp).

• Bảo tàng gồm ba khu trưng bày chính:
- Khu trưng bày trong tòa Trống Đồng: không gian trưng bày thường xuyên giới thiệu 54
dân tộc ở Việt Nam trải rộng trên 2 tầng của toàn nhà; 2 không gian giành cho các trưng bày nhất
thời, luôn luôn được đổi mới tuỳ theo chủ đề trưng bày. Trong toà nhà 2 tầng (nhà "Trống đồng"),
phần lớn diện tích bố trí trưng bày thường xuyên, bên cạnh đó có không gian để tổ chức các trưng
bày chuyên đề. Bố cục phổ biến của mỗi phần nội dung đều có trưng bày ngay bên lối đi, có các
tủ kính trưng bày chính và có tái tạo. Hiện tại, trưng bày thường xuyên trong toà nhà này được
chia làm 9 phần lớn. Trước tiên người xem có thể tiếp cận ngay với một panô có nhan đề: "Việt
Nam - Những chặng đường lịch sử văn hoá", qua đó có được thông tin về các thời kỳ lịch sử của
đất nước, sự hội nhập của các dân tộc và các nền văn hoá - văn minh vào Việt Nam.
Một tấm bản đồ lớn in màu chỉ ra sự phân bố các dân tộc ở Việt Nam theo các nhóm
ngôn ngữ, đồng thời có 3 mặt cắt ở các vị trí Bắc, Trung, Nam để thấy được đặc điểm cư trú theo
độ cao.Bên cạnh đó, có 5 panô giới thiệu chân dung người của 54 dân tộc được sắp xếp theo 5
ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo, Hmông - Dao, Thái - Ka Đai, Hán - Tạng.
- Khu trưng bày ngoài trời: Vườn kiến trúc là một vườn cây xanh với dòng suối nhân tạo
chảy về hồ thủy đình là nơi để trình diễn rối nước dân gian và trong đó có 10 công trình dân gian
với các loại hình kiến trúc khác nhau. Không gian trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Dân Tộc
Học Việt Nam rộng khoảng 2 ha, giới thiệu những phong cách kiến trúc đặc trưng của một số dân
tộc ở Việt Nam: Nhà dài người Ê Đê, nhà sàn người Tày, nhà nửa sàn nửa trệt của người Dao,
nhà lợp bằng gỗ pơ-mu của người Hmông, nhà mồ người Gia Rai, nhà mồ người Cơ Tu, nhà rông
người Ba Na, khuôn viên cư trú của người Chăm, nhà trình tường của người Hà Nhì, khuôn viên
cư trú của người Việt. Phía trước nhà người Việt có thủy đình là nơi trình diễn múa rối nước của
các phường rối đến từ những làng quê ở Nam Định, Hải Dương, Hà Nội Ngoài ra, cũng trong
khu trưng bày này, còn có cối giã gạo người Dao dùng sức nước, lò rèn của người Nùng, lò đúc
gang của người Hmông, ghe ngo của người Khơ Me và một số kiểu thuyền đưa về từ những vùng
miền khác nhau. Không chỉ trưng bày như sự bổ sung, tiếp nối với phần trưng bày trong toà nhà
"Trống đồng" về văn hoá và cuộc sống của các tộc người ở Việt Nam, khu ngoài trời của Bảo

tàng còn như một công viên với suối nước cùng rất nhiều thảm cỏ, cây xanh, có những loại cây
đưa về từ các địa phương và nhiều loại cây thuốc Nam.
- Khu trưng bày Đông Nam Á - Bảo Tàng Đông Nam Á: Khởi công xây dựng vào năm
2008. Nhằm mục đích kết nối Việt Nam với khu vực, tạo bối cảnh để công chúng khi tham quan
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có cơ hội nhận biết tính đồng nhất trong đa dạng văn hóa giữa
văn hóa của các dân tộc Việt Nam với văn hóa các dân tộc Đông Nam Á; nhận biết được giữa các
sắc màu văn hóa hết sức đa dạng, toàn bộ khu vực Đông Nam Á vẫn còn đó các nền tầng văn hóa
để tạo bản sắc chung cho mục đích xây dựng một cộng đồng Đông Nam Á như một thực thể khu
vực mà một bảo tàng đầu tiên về Đông Nam Á đã hiện hữu trong khuôn viên của bảo tàng Dân
tộc học Việt Nam. Bảo tàng Đông Nam Á là điểm đến hấp dẫn để người dân và du khách tìm hiểu
về đời sống văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á qua 5 chủ đề chính bao gồm Đồ vải, Đời sống
hàng ngày, Đời sống xã hội, Nghệ thuật biểu diễn và Tôn giáo. Các hiện vật trưng bày tại bảo
tàng đã được các đoàn nghiên cứu trong nước sưu tầm từ hàng chục chuyến đi đến các nước
Đông Nam Á. Ngoài 11 quốc gia Đông Nam Á (bao gồm Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia,
Việt Nam, Singpapore, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines và Đông Timor), theo quan niệm
về dân tộc học, Đông Nam Á còn bao gồm cả miền Nam Trung Quốc và miền Đông Bắc Ấn Độ,
vì vậy, hoạt động trưng bày sẽ bao gồm cả hai khu vực có sự giao thoa và gần gũi về văn hóa này.
- Hoạt động của Bảo tàng Đông Nam Á sẽ được duy trì thường xuyên, lâu dài. Hiện tại,
việc trưng bày ở đây mới mang tính giới thiệu, mở đầu cho một quá trình hoạt động dài hơi, nhằm
giới thiệu tới du khách một điểm đến văn hóa mới tại thủ đô Hà Nội.
Trong tương lai lâu dài, ban lãnh đạo của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ dần phát triển quy
mô trưng bày và đa dạng hóa các chương trình hoạt động để giới thiệu một cách chuyên sâu hơn
về đời sống văn hóa của các cư dân Đông Nam Á.
- Bảo tàng Đông Nam Á có 4 tầng.
Tầng 1 là không gian trưng bày thường xuyên về văn hóa Đông Nam Á. Tầng 1 của tòa
nhà Cánh Diều được dành để trưng bày cố định về Đông Nam Á: đa dạng và thống nhất. Ngoài
không gian chung, lộ trình của trưng bày lần lượt theo 5 chủ đề: Đồ vải, Đời sống hàng ngày, Đời
sống xã hội, Nghệ thuật trình diễn và Tôn giáo-tín ngưỡng đã giới thiệu một cách khái quát về
bức khảm văn hóa hết sức đa dạng của các dân tộc Đông Nam Á. Với các sưu tập hiện vật đẹp,
quý hiếm, được bày đặt theo một lộ trình mang tính khoa học cao, đồ họa hấp dẫn. Việc các nhà

tổ chức trưng bày chọn lựa các công nghệ và thuật hỗ trợ cho việc thực hiện trưng bày một cách
khôn ngoan, đã tạo cho công chúng khi đến đây không chỉ được thưởng ngoạn về vẽ đẹp về tính
văn hóa giàu có từ các bộ sưu tập mà còn cảm thụ được tính cập nhật, tính hiện đại trong cách
làm bảo tàng của thời kỳ hội nhập.
Tầng 2 dành để trưng bày những bộ sưu tập lớn mà bảo tàng đã được các nhà nghiên cứu
văn hóa trong và ngoài nước hiến tặng. Tầng 3 để tổ chức những triển lãm chuyên đề nhất thời,
tiếp đón những cuộc trưng bày giới thiệu của các bảo tàng khác trong khu vực. Tầng 4 dành cho
du khách khám phá văn hóa Đông Nam Á bằng tư liệu nghe - nhìn. Tuy nhiên, hiện tại mới có
tầng 1 được đưa vào sử dụng. Những không gian còn lại sẽ dần được hoàn thiện trong tương lai.
Ngoài các trưng bày cố định, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thường xuyên tổ chức các trưng
bày chuyên đề và phối hợp với các cộng đồng thường xuyên tổ chức các cuộc trình diễn về nghề
thủ công và về các loại hình văn hóa dân gian khác nhau. Theo đó các cộng đồng địa phương ở
các dân tộc các vùng miền khác nhau ở Việt Nam, ở Đông Nam Á và các khu vực khác trên thế
giới đã mang theo các dạng thức văn hóa về bảo tàng trình diễn. Tại Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam các chủ nhân văn hóa được tạo cơ hội và các điều kiện để giới thiệu bản sắc văn hóa của họ
chính bằng “giọng nói” của các chủ thể văn hóa. Cách thức hoạt động bảo tàng này đã đóng góp
rất tích cực cho công cuộc bảo tồn văn hóa mà nhân loại đang theo đuổi.
- Ngoài ra là khu vực cơ quan: cơ sở nghiên cứu, thư viện, hệ thống kho bảo quản hiện vật
• Chức năng – Nội Dung
Bảo tàng lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật văn hoá của cả 54 dân tộc Việt Nam gồm 15.000
hiện vật, 42.000 phim (kèm ảnh màu), 2190 phim dương bản, 273 băng ghi âm các cuộc phỏng
vấn, âm nhạc, 373 băng video và 25 đĩa CD-Rom (tính đến năm 2000). Các hiện vật này được
phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như: dân tộc, công dụng, y phục, trang sức, nông cụ, ngư
cụ, vũ khí, đồ gia dụng, nhạc cụ, tôn giáo-tín ngưỡng, cưới xin, ma chay và nhiều hoạt động tinh
thần, xã hội khác.
Khu trưng bày thường xuyên trong toà Trống Đồng giới thiệu tất cả 54 dân tộc ở Việt Nam. Ở
đây có nhiều hiện vật thông dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Đặc biệt
phong phú là đồ vải của các dân tộc, như khố, váy, khăn được trang trí bằng các kỹ thuật truyền
thống khác nhau; đồ đan, nhất là các loại gùi, giỏ, mâm; những nhạc cụ bằng tre, vỏ bầu khô; các
hiện vật nghi lễ Cùng với hiện vật, trong các phòng trưng bày còn có ảnh và phim tư liệu, phản

ánh mọi khía cạnh văn hoá vật thể, phi vật thể, những nét tiêu biểu trong đời sống và sự sáng tạo
của các tộc người.
Để phục vụ đầy đủ khách tham quan, tất cả các thông tin trong trưng bày, các bài viết cũng như
các chú thích, đều được thực hiện bằng 3 thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp. Bảo tàng
còn soạn thảo nhiều tờ gập giới thiệu những nội dung chính, bằng tiếng Việt, Anh, Pháp, Trung
Quốc, Đức, Nhật , phát miễn phí cho du khách.
Trong khu ngoài trời, có 10 công trình kiến trúc dân gian như: nhà rông của người Bana, nhà sàn
dài của người Êđê, nhà sàn của người Tày,nhà nửa sàn nửa đất của người Dao, nhà trệt lợp ván
pơmu của người Hmông, nhà ngói của người Việt, nhà sàn thấp của người Chăm, nhà trình
tường của người Hà Nhì, nhà mồ tập thể của người Giarai và nhà mồ cá nhân của người Cơtu.
Trong khu vườn đầy cây xanh này còn có ghe Ngo của người Khơme và cối giã gạo bằng sức
nước của người Dao. Trước nhà Việt, vào các thứ Bảy và Chủ nhật có biểu diễn rối nước của các
phường rối dân gian đến từ các làng khác nhau.
Tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, bạn không chỉ được ngắm tranh, ảnh, xem phim tư liệu mà
còn được tận mắt chứng kiến những hiện vật sống động và những nét đặc sắc nhất trong văn hóa
các dân tộc Việt, Mường, Tày, Thái, Nùng, Dao, H’mông…
Bảo tàng có đủ 54 bộ sưu tập về từng dân tộc như: Người Thái, người Hmông, người Gia Rai ,
phân chia theo công dụng, có các sưu tập về y phục, các đồ trang sức, về nông cụ, về ngư cụ, về
vũ khí, về đồ gia dụng, về nhạc cụ Ngoài ra còn có tập hợp riêng về các hiện vật tôn giáo - tín
ngưỡng, cưới xin, ma chay hay nhiều hoạt động tinh thần, xã hội khác… Mỗi hiện vật đều có chú
thích ghi rõ tên gọi hiện vật, đồng thời cho biết dân tộc và xứ sở sản sinh ra nó.
Những nét văn hóa truyền thống từ ăn, ở, đi lại, sinh hoạt của các dân tộc đều được giới thiệu
thông qua những chi tiết tiêu biểu nhất, giúp người xem nhận ra nét đặc trưng của mỗi dân tộc.
Đến với bảo tàng, khách tham quan chắc chắn sẽ vô cùng thích thú và ngạc nhiên với những cảnh
như đám ma của người Mường, cảnh lên đồng của người Thái, hay một bức ảnh ghi lại một
khoảnh khắc rất bình dị của một người chở hàng trăm chiếc rổ, rá, lờ, đó…
Trong không gian nhà triển lãm của bảo tàng hiện nay có một khu vực trưng bày với chủ
đề Xã hội Việt Nam dưới thời kỳ bao cấp, được thực hiện rất công phu, với những hiện vật và
nhân chứng cụ thể, khiến cho người xem không khỏi xúc động về một giai đoạn đã đã qua của
dân tộc.

Bước ra khỏi nhà triển lãm, du khách sẽ đến với Bảo tàng Dân tộc học ngoài trời với những khu
nhà của các dân tộc khác nhau. Để giới thiệu đến người xem một cách chân thực nhất truyền
thống văn hóa của các dân tộc, các khu nhà trưng bày trong bảo tàng đều do chính bàn tay những
người thợ địa phương dựng nên. Bạn sẽ không tìm thấy sự khác biệt nào giữa nhà Rông ở bảo
tàng với nhà Rông ở Tây Nguyên. Trong mỗi khu nhà, cách bài trí, các vật dụng,… cũng được
sắp xếp đúng theo tập quán của mỗi dân tộc.
Để giúp đỡ khách tham quan, trong mỗi khu nhà đều có nhân viên hướng dẫn hoặc các tình
nguyện viên rất thân thiện và cởi mở. Du khách có thể ghi lại những ấn tượng của mình vào
những cuốn sổ ghi cảm tưởng đặt tại mỗi nhà, hoặc ghi feed back ở gần khu vực cửa ra vào.
Với cảnh quan đẹp, không gian thoáng mát, lại có nhiều góc rất ấn tượng, hiện nay bảo tàng Dân
tộc học còn là địa điểm lý tưởng cho các đôi uyên ương đến chụp ảnh cưới ngoài trời. Bên cạnh
đó, bảo tàng cũng thường xuyên tổ chức biểu diễn múa rối nước, góp phần vào việc bảo lưu vốn
văn hóa dân tộc.
Với những hoạt động đã đang và sẽ được thực hiện trong tương lai, có thể nói Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam đang có những đóng góp không nhỏ vào công cuộc bảo tồn và phát huy những giá
trị văn hóa của các dân tộc Việt Nam.
• Những điểm mới
Bảo tàng Dân Tộc Học Việt Nam là một trung tâm trưng bày và lưu giữ quí giá về văn
hoá của đủ 54 dân tộc. Tính đến năm 2000 đã tích luỹ được 15.000 hiện vật, 42.000 phim (kèm
ảnh màu), 2190 phim dương bản, 273 băng ghi âm các cuộc phỏng vấn, âm nhạc, 373 băng video
và 25 đĩa CDRom . Đồng thời, đây là một trung tâm nghiên cứu dân tộc học với những chuyên
gia về các dân tộc, các lĩnh vực chuyên ngành. Người ta đến đây không chỉ để tham quan, giải trí,
mà còn để tìm hiểu, nghiên cứu về các dân tộc, các sắc thái văn hoá đa dạng và đặc sắc của từng
tộc, từng vùng cũng như những giá trị truyền thống chung của các dân tộc. Vì vậy, từ nhân dân
khắp các miền trong nước đến khách nước ngoài, từ học sinh, sinh viên đến nhà khoa học đều có
thể tìm thấy sự hấp dẫn ở đây.
Hiện vật của Bảo tàng Dân Tộc Học Việt Nam không phải chỉ là những cổ vật đắt tiền, mà chủ
yếu bao gồm nhiều thứ rất bình thường trong đời sống hàng ngày của người dân như: con dao, cái
gùi, chiếc khố, ống sáo, cái tẩu, tấm chiếu Chúng phản ánh mọi khía cạnh văn hoá vật thể và
phi vật thể của cộng đồng dân cư, thể hiện tiêu biểu mọi mặt cuộc sống và mọi sáng tạo văn hoá

của họ. Bởi vậy, trong Bảo tàng này, hiện vật rất phong phú, có thể hình thành được nhiều sưu tập
theo các tiêu chí khác nhau. Bảo tàng có 54 bộ sưu tập về từng dân tộc, như: về người Thái, về
người Hmông, về người Gia Rai Phân chia theo công dụng, có các sưu tập về y phục, các đồ
trang sức, về nông cụ, về ngư cụ, về vũ khí, về đồ gia dụng, về nhạc cụ Lại có tập hợp riêng về
các hiện vật tôn giáo-tín ngưỡng, cưới xin, ma chay hay nhiều hoạt động tinh thần, xã hội khác.
Trên cơ sở đó, Bảo tàng tổ chức trưng bày và xuất bản sách ảnh theo các dạng thức sưu tập khác
nhau, bổ ích và lý thú đối với mọi đối tượng, mọi trình độ học vấn.
Bảo tàng Dân Tộc Học Việt Nam được triển khai theo nhiều quan niệm mới phù hợp với sự tiến
bộ khoa học và kỹ thuật. Trước hết đó là quan niệm Bảo tàng dành cho tất cả mọi người. Quan
niệm này được thể hiện trong cả kiến trúc lẫn trong kỹ thuật trưng bày. Bảo tàng có lối đi riêng
thích hợp cho thương binh hay những người khuyết tật phải di chuyển bằng xe đẩy và có thang
máy để họ lên xem tầng hai. Các bậc lên xuống đều có tay vịn cho người già yếu tiện đi lại. Trong
trưng bày, kế thừa kinh nghiệm của nhiều bảo tàng trên thế giới, Bảo tàng Dân Tộc Học Việt Nam
đã không chọn chữ in mà chọn chữ viết thường cho tất cả các bài viết để người xem ở các lứa tuổi
có thể đọc dễ dàng và không mỏi mắt. Các tấm pa nô cũng được treo ở tầm cao có tính toán phù
hợp với cả lứa tuổi thiếu nhi. Phần trưng bày của Bảo tàng có hiện vật, có ảnh, bài viết, có băng
hình, có các tư liệu tham khảo mà người xem tuỳ trình độ và nhu cầu khác nhau có thể khai thác
nhiều hay ít.
Bảo tàng lấy hiện vật làm trung tâm vì hiện vật phản ánh những sinh hoạt đời thường của nhân
dân các dân tộc. Vậy nên một quan điểm xuyên suốt là: trang trí thật đơn giản, không cầu kỳ, để
người xem có thể cảm thụ nhiều nhất cái hay, cái đẹp, cái tinh tế của mỗi hiện vật rất bình dị, đời
thường. Trong Bảo tàng không có tranh minh hoạ. Nếu cần minh chứng cho những sinh hoạt nào
đó thì Bảo tàng chỉ dùng ảnh hay băng hình phản ánh cuộc sống thực của các dân tộc.
Phần trưng bày thường xuyên của Bảo tàng hiện nay chỉ trưng bày một số lượng hiện vật hạn chế:
gần 700 hiện vật khối và 280 ảnh. Quan điểm chủ đạo là không tham đưa quá nhiều hiện vật vào
trong các tủ trưng bày, bởi sẽ gây cảm giác thừa ứ hoặc khó tiếp cận được một cách tập trung.
Phương pháp bố trí nội dung trong trưng bày của Bảo tàng là kết hợp giữa cộng đồng ngôn ngữ
và vùng lãnh thổ. Hầu hết hiện vật trưng bày là hiện vật gốc, được lựa chọn và chủ yếu phô bày
trong 97 tủ kính lớn nhỏ khác nhau: có loại tủ 1 mặt, có loại 4 mặt, có tủ chứa nhiều hiện vật, có
tủ chỉ đặt 1 hoặc vài ba hiện vật. Trong số đó, hơn 50 tủ có bài viết giới thiệu kèm theo. Mỗi hiện

vật đều có phụ đề ghi rõ tên gọi hiện vật, đồng thời cho biết dân tộc và xứ sở sản sinh ra nó. Bảo
tàng cũng sử dụng manơcanh, bản đồ, biểu đồ, sách cứng, ảnh, phim video, băng âm thanh, một
số mô hình và 33 pa nô trong trưng bày. Mặc dù diện tích không lớn, nhưng trong nhà vẫn có một
số điểm nhấn được trưng bày theo hình thức tái tạo về một tập tục hay một nét văn hoá nào đó.
Người xem có thể hiểu được nội dung tái tạo không chỉ thông qua hệ thống hiện vật, mà còn có
cả phim video nữa.
Bảo tàng chủ trương tăng cường lời giải thích để phục vụ người xem. Hơn 100 bài viết trên panô
và gắn với tủ kính hoặc với tái tạo đều cố gắng cung cấp những thông tin cần thiết và ảnh minh
hoạ, nhiều pa nô có cả bản đồ. Tuy nhiên, do hạn chế về khuôn khổ nên phải viết dưới dạng ngắn
gọn và cô đọng. Với mục đích phục vụ cả khách nước ngoài, các bài viết đó cũng như các phụ đề
của hiện vật không chỉ dùng tiếng Việt, mà còn in bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Vì vậy, dù
không cần thuyết minh viên giới thiệu, người xem vẫn có thể hiểu được đáng kể về các phần, các
tủ, các hiện vật trưng bày.
Bảo tàng cố gắng tìm các giải pháp kỹ thuật hiện đại trong phương pháp thể hiện trưng bày như
việc sử lý ánh sáng, dùng đèn chuyên dụng chiếu vào từng hiện vật hay từng bộ phận của hiện vật
làm nổi lên vẻ đẹp cần gây sự chú ý quan sát. Trong điều kiện hiện nay, Bảo tàng đã lựa chọn
phương án thông khí cho toàn bộ khu trưng bày. Từng tủ kính đều được lắp hệ thống thông khí để
đảm bảo cho hiện vật không bị mốc.
Đối với khu ngoài trời, do đất hẹp nên Bảo tàng chỉ có thể dựng 9 công trình kiến trúc dân gian
cùng một số hiện vật lớn như: Nhà rông của người Ba Na, nhà sàn dài của người Ê Đê, nhà sàn
của người Tày, nhà nửa sàn nửa đất của người Dao, nhà trệt lợp ván pơmu của người Hmông, nhà
ngói của người Việt, nhà trệt của người Chăm, nhà trình tường của người Hà Nhì, nhà mồ của
người Gia Rai. Xen giữa các công trình kiến trúc dân gian đó là cây xanh các loại, các lối đi
ngoằn ngoèo và cả con suối uốn khúc chảy suốt 4 mùa, có cầu bắc nối đôi bờ. Những trưng bày ở
phần này đang từng bước được thực hiện.
II. Hiện Vật Tìm Hiểu
• Hoa văn trên cạp váy Mường ở Hòa Bình:
Sự hấp dẫn của Bảo tàng có lẽ đến từ những điều bình dị nhất đó chính là những hiện vật
những tranh ảnh rất đời thường mô tả cuộc sống của đồng bào các dân tộc Việt Nam. Bước qua
cánh cổng chính của Bảo tàng, du khách sẽ đến với không gian trưng bày trong tòa nhà Trống

Đồng. Với diện tích 2.500 m2, bản thân tòa nhà Trống Đồng đã là một sự khác biệt thu hút khách
du lịch ngay từ cái nhìn đầu tiên. Lối kiến trúc của tòa Trống Đồng rất đặc biệt với những chiếc
cầu thang bắc lên sàn như kiểu nhà sàn của người dân tộc thiếu số. Tại đây, hiện vật được trưng
bày một cách rất khoa học và bắt mặt được sắp xếp theo từng nội dung hoặc từng dân tộc khác
nhau. Không chỉ trưng bày hình ảnh, hiện vật mà mỗi phần trưng bày đều có các hướng dẫn rất cụ
thể về lịch sử, ý nghĩa cho du khách dưới nhiều dạng ngôn ngữ như Anh, Pháp, Nhật, Trung
Quốc, Đức giúp cho khách du lịch quốc tế có cái nhìn, sự hiểu biết cụ thể hơn. 54 dân tộc được
trưng bày trong tòa nhà được trưng bày theo hệ ngôn ngữ như khu vực dân tộc Kinh; Khu giới
thiệu nhóm ngôn ngữ Tày, Thái, Ka Dai; Khu giới thiệu nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer; Nhóm
Nam Đảo, dân tộc Chăm, Hoa Những hiện vật được trưng bày cho các dân tộc cũng rất giản dị,
gần gũi từ chiếc giỏ đan, mâm cơm, chiếc khăn quàng… cho đến những bộ trang phục dân tộc.
Không cao siêu, mỹ miều, chính những hiện vật rất dung dị này đã mang lại cho người xem cái
nhìn xác thực về cuộc sống của đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Thuộc không gian trưng bày trong tòa nhà Trống Đồng: Cạp Váy Mường ở Hòa Bình gây
cho người xem những ấn tượng sâu sắc về nét đẹp về hoa văn nghệ thuật tạo hình tiêu biểu của
người Mường – Hòa Bình.
- Trang phục Mường gồm: Mũ ,Yếm, Áo, CạpVáy, Tênh, Áo Chùng, Khăn đẹtÁo( khan thắt). Có
thể nhận định, cạp váy là một bộ phận quan trọng, tạo nên cá tính và nét đặc sắc nhất trong trang phục
người Mường, đồng thời phản ánh sự tài tình của những đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của các bà, các mẹ
để tạo nên những hình hoa văn độc đáo.
Nhà nghiêm cứu Nguyễn Đức Từ Chi ( một người đam mê nghiên cứu về văn hoá dân tộc Mường ) khi
tìm hiểu về cạp váy của người Mường, ông đã phải thốt lên: “Cạp váy - nó chính là nơi duy nhất người
Mường chọn để làm nghệ thuật tạo hình. Họ không khắc lên gỗ, lên đá, lên đồ gốm, lên kim loại, không
tạc tượng gỗ, tượng đá, không nặn tượng đất, không đúc tượng đồng mà họ dệt cái quan niệm thẩm mỹ
của mình lên cạp váy phụ nữ”. Cạp váy ở đây, như tượng, như tranh, thân thiết, gắn bó hàng ngày với
người phụ nữ. Nó được thêu dệt tỉ mỉ và cẩn thận, là hiện thân của sự khéo léo con gái Mường. Chiếc
váy truyền thống của phụ nữ Mường có thiết kế khá dài, được mặc từ nách xuống gần mắt cá chân và
may bó sát vào cơ thể. Chất liệu may váy là vải thâm hay vải nhuộm màu đen, lấy từ nhựa tự nhiên của
các cây, quả, lá trên rừng. Chiếc váy được chia ra làm hai phần chính là phần đầu hay còn gọi là cạp
váy (tính từ hông lên) và thân váy (từ hông xuống mắt cá chân). Tuy chiếc váy truyền thống của phụ nữ

Mường khiêm tốn, nền nã, kín đáo và không có màu sắc chói lọi rực rỡ như của người Dao hay người
Cao Lan, nhưng vẫn có những nét đặc trưng.

- Cạp váy còn gọi là KLOOC WAL là trốc váy, đầu váy. Cạp váy do ba bộ phận dệt riêng rồi
can lại với nhau. Điểm nổi bật nhất của cạp váy Mường là những họa tiết trang trí hoa văn trên bề mặt
của nó. Với một diện tích không lớn, cạp váy chứa đựng một số lượng hoa văn khá phong phú về cả
hình thức và kiểu loại. Đặc biệt, cạp váy có thể tách thành bộ phận riêng, nên những khi không cần thiết
hoặc chưa dùng đến, nó có thể được cất riêng. Một cạp váy có thể sử dụng cho nhiều váy, thậm chí có
nhiều người ở các thế hệ khác nhau.
+ Bộ phận váy gồm: Rang trên, rang dưới, Cao. Cạp váy do ba bộ phận dệt riêng rồi can lại với nhau.
Phần trên cùng người Mường gọi là rang trên, có hoa văn trang trí là hoa văn hình học (hình thoi hoặc
hình vuông, hình tam giác…), có chiều rộng gần 20 cm. Rang trên có màu sắc chủ yếu là màu đen và
trắng. Tiếp theo là rang dưới, đây là bộ phận quan trọng nhất của cạp váy, được dệt với màu đỏ và vàng
nổi trên nền đen với hoa văn hình động vật như: rồng, hươu, nhện, bướm, ếch, rùa, công, con phượng…
đó là những con vật gắn bó, gần gũi với cuộc sống và các sự tích của người Mường, nó được những
“nghệ nhân ” phác hoạ ngay trên trang phục của họ. Ngoài ra, phần rang dưới này được trang trí bằng
nhiều màu sắc và chúng có các dải ngăn cách bằng hoa văn hình chong chóng. Rang dưới khác hẳn hai
bộ phận khác của cạp váy, về kích thước và tính chất trang trí. Hoa văn trang trí chủ yếu của rang
dưới là động vật. Phần cuối cùng của cạp nối với thân váy gọi là cao. Cao là một chuỗi những vệt màu
đứng thẳng. Cao váy rộng từ 10-15 cm được dệt các sọc màu, mỗi sọc to nhỏ khác nhau. Có sọc mang
hoa văn hình học, có sọc mang hoa văn hình cây, lá cách điệu.
Màu sắc hoa văn :phổ màu hẹp, được rút ra từ thực vật nên màu nguyên, sắc độ chói chang và Bền màu.
Gồm có màu: KLẶNG ( trắng) , MàuGiâm ( Đen) , màu tọ ( Đỏ) , màu Wang ( vàng) , MàuXeng
( xanh)
- HoaVăn Hình học:
+ Rang Trên: Bố cục ô chéo và bố cục thành dải, Mô tip mẫu trang trí nào cũng được đóng
khung trong hình vuông xếp chéo hay hình trám.
+ Rang Dưới- Bố cục thành dải
Mô típ động vật là đặc thù của rang dưới, gồm có : KLAI EN CHỘN WEN ( trái en trộnoen) và KLẠI
MÂY(trái mây)

Mô típ hình vuông xếp chéo
Mô típ hình học trên xắn
Môtíp hình học chen mô tip động vật
+ Cao:Trang trí các vệt màu họp thành cao là những sọc đứng, vuông góc với than váy.
- Hoa văn động vật, hoa văn hình học và nghệ thuật Đông Sơn
Nghệ thuật cạp váy mang chất Đông Sơn ở đề tài ĐộngVật. Qua cácmẫu ở rang dưới thường xuất hiện
10 loại Độngvật: con rồng, con xởng, con rùa, con chim, con công, con phượng, con cá, ếch, nhện,
châuchấu, bướm
Bố cục thành dải cũng gắn liền với nghệ thuật Đông Sơn. Một số môtíp hình học của cạp váy chính là
môtíp hình học của trống đồng cổ, môtíp trên các vành tròn biến thành hình vuông hay gãy góc trên cạp
váy
Cạp váy Mường trong bộ trang phục của người phụ nữ Mường vừa giản dị, kín đáo, không phô trương
mà lại nền nã, hấp dẫn và không kém phần đặc sắc. Một điều đặc biệt là rất nhiều hoa văn trên cạp váy
Mường cũng là các mô típ hoa văn phổ biến trên trống đồng Đông Sơn. Điều này cho thấy các hoa văn
cạp váy Mường có giá trị cả về mặt nghệ thuật lẫn lịch sử, liên quan đến một thời kỳ rực rỡ của văn
minh Việt Nam.

×