Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Bài 20 HIĐRO SUNFUA – lưu HUỲNH ĐIOXIT – lưu HUỲNH TRIOXIT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.76 KB, 23 trang )

CHƯƠNG 6: OXI – LƯU HUỲNH
BÀI 20: HIĐRO SUNFUA – LƯU HUỲNH ĐIOXIT – LƯU HUỲNH TRIOXIT
Mục tiêu
 Kiến thức
+ Trình bày được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, ứng dụng của H2S.
+ Nêu được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính oxit axit, ứng dụng, phương pháp điều chế
SO2, SO3.
+ Chỉ ra được tính chất hóa học của H2S (tính khử mạnh) và SO2 (vừa có tính oxi hóa vừa có tính
khử).
 Kĩ năng
+ Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của H2S, SO2, SO3.
+ Viết được phương trình hóa học minh họa tính chất của H2S, SO2, SO3.
+ Phân biệt được H2S, SO2 với khí khác đã biết.
+ Giải được các bài tập tính phần trăm thể tích khí H2S, SO2 trong hỗn hợp.

Trang 1


I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Hidro sunfua
Hidro sunfua (H2S) tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn cả axit cacbonic), có tên là
axit sunfuhidric.
 Tính axit yếu:
Dung dịch axit H2S là axit rất yếu, do đó nó chỉ thể hiện tính axit khi tác dụng với dung dịch bazo mạnh
(NaOH, KOH, Ba(OH)2,…),…
Tùy vào tỉ lệ mol giữa NaOH và H2S mà xảy ra phản ứng tạo muối hidrosunfua hay muối sunfua.
Ví dụ: H2S + NaOH → NaHS + H2O
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
Chú ý: NaHS + NaOH → Na2S + H2O
 Tính khử mạnh
2



S trong H2S sẽ bị oxi hóa theo các q trình sau (tùy vào nồng độ và bản chất oxi hóa):

2

0

2

4

2

6

S  S 2e

S  S  6e

S  S  8e
2

0

0

2

Ví dụ: 2H2 S  O2  2S 2H2 O
2


0

4 2

2

t
2H2 S  3O2 
 2 S O2  2H2 O
2

0

6

1

H2 S  4Cl2  4H2O  H2 S O4  8HCl
2. Lưu huỳnh đioxit
 SO2 (lưu huỳnh đioxit) là oxit axit:

 H2SO3
SO2 tan trong nước tạo thành dung dịch axit sunfuro (H2SO3): SO2 + H2O 


SO2 tác dụng với dung dịch bazo tạo nên hai muối: muối axit (chứa ion hiđrosunfit HSO3) và muối trung
hòa (chứa ion sunfit SO32 ).
H2SO3 là axit yếu:
Tính axit: H2SO3 > H2CO3 > H2S.

Khơng bền: ngay trong dung dịch, H2SO3 cũng phân hủy thành SO2 và H2O.
Ví dụ: SO2 + NaOH → NaHSO3
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
Chú ý: NaHSO3 + NaOH → Na2SO3 + H2O
SO2 + Na2SO3 + H2O → 2NaHSO3

Trang 2




SO2 (lưu huỳnh đioxit) vừa là chất khử, vừa là chất oxi hố.

Trong SO2, ngun tố lưu huỳnh có số oxi hóa +4, là số oxi hóa trung gian giữa các số oxi hóa –2 và +6.
Do đó khi tham gia phản ứng oxi hóa – khử, SO2 có thể là chất khử (bị oxi hóa) hoặc SO2 là chất oxi hóa
(bị khử).
SO2 là chất khử:
4

6

Q trình oxi hóa: S  S  2e
SO2 thể hiện tính khử khi tác dụng với những chất oxi hóa mạnh như halogen (Cl2, Br2), thuốc tím
(KMnO4),…
4

6

0


1

Ví dụ: S O2  Br 2  H2O  H2 S O4  2H Br
4

7

6

2 6

6

5 S O2  2K Mn O4  2H2O  K 2 S O4  2Mn S O4  2H2 S O4
Nhận xét:
1. HBr, H2SO4 đều khơng có màu; nước brom có màu vàng nâu nhạt → SO2 làm nhạt màu nước brom
(SO2 hết, Br2 dư) hoặc mất màu nước brom (SO2 dư, Br2 hết), do đó có thể dùng nước brom để nhận biết
SO2.
2. KMnO4 (kali pemanganat) có màu tím, MnSO4 có màu vàng nhạt → SO2 làm nhạt màu thuốc tím, do
đó có thể dùng thuốc tím để nhận biết SO2.
SO2 là chất oxi hóa:
4

2

0

Ví dụ: S O2  2H2 S  3S 2H2O
4


0

4

2

Quá trình khử: S  4e  S
S  6e  S

SO2 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất khử mạnh hơn, như H2S,…
3. Lưu huỳnh trioxit
 SO3 là oxit axit:
SO3 tác dụng rất mạnh với H2O tạo thành axit sunfuric và tỏa nhiều nhiệt: SO3 + H2O → H2SO4 (axit
sunfuric)
Tác dụng với bazo, oxit bazo tạo thành muối sunfat.
Ví dụ: SO3 + 2NaOH → Na 2SO4 + H2O
natri sunfat

SO3 + BaO → BaSO4
bari sunfat

 SO3 có tính oxi hóa mạnh:
Trong SO3, lưu huỳnh có số oxi hóa +6 (số oxi hóa cao nhất), do đó SO3 thể hiện tính oxi hóa và tính oxi
hóa của SO3 thuộc dạng mạnh.
Khi tham gia phản ứng oxi hóa – khử, SO3 thường bị khử thành SO2.
Trang 3


6


1

0

4

Ví dụ: S O3  2H Br  Br 2  S O2  H2O
Do có ái lực mạnh với nước (háo nước) nên SO3 có thể hóa thành nhiều hợp chất hữu cơ như đường,
xenlulozo,…
Ví dụ: C12(H2O)11 + 11SO3 → 12C + 11H2SO4 (saccarozo)
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA
Chất lỏng, không màu, tan vô hạn
trong nước hoặc tan trong H2SO4
tạo oleum ( H2SO4 .nSO3 )

SO3
Lưu huỳnh trioxit

H 2S

SO2

Hiđro sunfua

Lưu huỳnh đioxit

H 2S là chất khí, mùi trứng thối, độc.
Tan ít trong nước.
H2 O
H2S k  

 H 2S dd 
Hidro sunfua

TÍNH CHẤT
VẬT LÍ

Axit sunfuhidric

 Tính axit yếu
H2S  NaOH  NaHS  H2O
H2S  2NaOH  Na 2S  2H2O
 Tính khử mạnh
t
2H2S  O2 thieu  
 2S  2H2O

SO2 là chất khí, mùi hắc, độc. Tan ít
trong nước tạo axit.

 H 2SO3
SO2  H 2O 

Là nguyên nhân gây mưa axit.

TÍNH CHẤT
HĨA HỌC

t
2H2S  3O2 du  
 SO2  2H2O


 Là oxit axit.
SO2  CaO  CaSO3
SO2  NaOH  NaHSO3
SO2  2NaOH  Na 2SO3  H2O
 Số oxi hóa S là +4 trung gian nên
SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi
hóa.
2H2S + SO2 3S + 2H2O
SO2 + Br2 + 2H2O

ỨNG DỤNG
 Trong phòng thí nghiệm
FeS  2HCl  FeCl2  H2S
 Trong cơng nghiệp: khơng điều chế
khí H 2S .

ĐIỀU CHẾ

2HBr + H2SO4

Sản xuất axit sunfuric, tẩy trắng bột
giấy, chống nấm mốc,…
 Trong phịng thí nghiệm
Na 2SO3  H2SO4  Na 2SO4  SO2  H2O
 Trong công nghiệp:
t
4FeS2  11O2 
 2Fe2O3  8SO2
t

S  O2 
 SO2

Trang 4


II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1: Dạng bài tập lý thuyết về SO2 – SO3 – H2S
Kiểu hỏi 1: Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Thực hiện những biến đổi hóa học sau bằng cách viết những phương trình hóa học và ghi điều
kiện của phản ứng, nếu có:

Hướng dẫn giải
Các phương trình hóa học:
t
(1) 2H2S + 3O2 
 2SO2 + 2H2O

(2) SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
t
(3) 2H2SO4  dac  + Cu 
 CuSO4 + SO2 ↑ + 2H2O
t  ,xt

 2SO3
(4) 2SO2 + O2 


(5) SO3 + H2O → H2SO4

t
(6) S + O2 
 SO2

(7) SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
Ví dụ 2: Hãy điền chất cịn thiếu và hồn thành các phương trình hóa học sau đây, ghi rõ điều kiện phản
ứng (nếu có):
a) … + O2 → S + H2O
b) SO2 + … → S + H2O
c) H2S + … → SO2 + H2O
d) H2S + … + … → HCl + H2SO4
e) … + H2SO4 → ZnSO4 + H2S ↑
f) … + … → NaHSO3
g) … + KMnO4 + H2O → … + MnSO4 + H2SO4
Hướng dẫn giải
Các phương trình hóa học:
a) 2H2S + O2 → 2S + 2H2O
b) SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
Trang 5


t
c) 2H2S + 3O2 
 2SO2 + 2H2O

d) H2S + 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4
e) ZnS + H2SO4 → ZnSO4 + H2S ↑
f) SO2 + NaOH → NaHSO3
g) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
Ví dụ 3: Hồn thành các phương trình phản ứng hóa học sau và chỉ ra các chất kí hiệu bằng các chữ cái:

1) FeS2 + O2 → Akhi  Bran

2) A + O2 → C

3) C + D long → Axit E

4) E + Cu → F + A + D

5) A + KOH → H + D

6) H + BaCl2 → I + K

7) I + E → L + A + D

8) A + Cl2 + D → E + M

Hướng dẫn giải
Các phương trình hóa học:
t
(1) 4FeS2  r  + 11O2  k  
 2Fe2O3  r  + 8SO2  k 

(B)

(A)

t  ,xt

 2SO3
(2) 2SO2 + O2 



(C)
(3) SO3 + H2O → H2SO4
(D)

(E)

t
(4) 2H2SO4  dac  + Cu 
 CuSO4 + SO2 ↑ + 2H2O

(F)
(5) SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O
(H)
(6) K2SO3 + BaCl2 → BaSO3 ↓ + 2KCl
(I)

(K)

(8) BaSO3 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + SO2 ↑ + H2O
(L)
(9) SO2 + Cl2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl
(M)

(E)

Ví dụ 4: Hai hợp chất khí A và B đều chứa nguyên tố X. Phân tử mỗi chất A, B đều gồm ba nguyên tử
của hai nguyên tố. Các chất A, B không những phản ứng trực tiếp với nhau, mà mỗi chất cịn phản ứng
được với nước vơi trong, dung dịch clo và dung dịch thuốc tím. Chọn các chất A, B và viết các phương

trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Hướng dẫn giải

Trang 6


Các khí A là SO2, B là H2S và ngược lại A là H2S, B là SO2 (vì đều được tạo thành từ nguyên tố S và
phân tử mỗi chất đều chứa ba nguyên tử).
SO2, H2S tác dụng với nhau theo phương trình:
2H2S + SO2 → 3S ↓ + 2H2O
SO2, H2S phản ứng với nước vơi trong theo phương trình:


SO2  Ca  OH 2  CaSO3  H 2O


2SO2  Ca  OH 2  Ca  HSO3 2

2H 2S  Ca  OH 2  Ca  HS2  2H 2O


H 2S  Ca  OH 2  CaS  2H 2O
SO2, H2S phản ứng với dung dịch clo theo phương trình:
SO2 + Cl2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4
H2S + 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4
SO2, H2S phản ứng với dung dịch thuốc tím theo phương trình:
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
3H2S + 2KMnO4 → 2MnO2 ↓ + 2KOH + 3S ↓ + 2H2O
Kiểu hỏi 2: Nhận biết, tách chất, giải thích hiện tượng
Phương pháp giải

 Nhận biết, tách chất:
Khí SO3: Dung dịch BaCl2, Ba(OH)2…
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng, không tan trong axit
SO3 + H2O + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl
(trắng)
Khí SO2: dung dịch nước brom, dung dịch thuốc tím, dung dịch nước vơi trong.
Hiện tượng: mất màu dung dịch nước brom, dung dịch thuốc tím, làm vẩn đục nước vôi trong dư.
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
SO2 + Ca(OH)2  du  → CaSO3 ↓ + H2O
(trắng)
Ví dụ: Nhận biết các khí đựng trong các bình riêng biệt sau: SO2, SO3, HCl, O2
Hướng dẫn giải
Dẫn hỗn hợp khí từ từ qua bình (1) đựng dung dịch BaCl2 dư, bình nào xuất hiện kết tủa trắng thì bình đó
chứa khí SO3.
BaCl2 + SO3 + H2O → BaSO4 ↓ + 2HCl
(trắng)
Khí trong ba bình cịn lại được dẫn từ từ qua bình (2) đựng nước vơi trong dư, nếu xuất hiện kết tủa trắng
thì bình đó chứa khí SO2.

Trang 7


SO2 + Ca(OH)2  du  → CaSO3 ↓ + H2O
(trắng)
Đưa tàn đóm đỏ lại gần hai bình cịn lại bình nào làm cho tàn đóm đỏ bùng cháy thì bình đó chứa khí O2.
Bình cịn lại khơng có hiện tượng gì thì chứa khí HCl.
Khí H2S: dung dịch nước brom, dung dịch muối đồng (II), chì (II).
Hiện tượng: mất màu dung dịch nước brom, tạo kết tủa đen với dung dịch muối đồng (II), chì (II).
H2S + 4Br2 + 4H2O → 8HBr + H2SO4

H2S + Cu 2 → CuS ↓ + 2 H 
(đen)
 Giải thích hiện tượng:
Dựa vào tính chất đặc trưng của chất để giải thích hiện tượng thực tế.
Ví dụ: Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa màu đen.
Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy có khí
A. NH3

B. CO2

C. SO2

D. H2S

Hướng dẫn giải
Ta có, phương trình hóa học:
H2S + Pb(NO3)2 → PbS ↓ + 2HNO3
(đen)
Do đó, khí trong nhà máy là H2S.
→ Chọn D.
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Phương pháp để loại bỏ tạp chất H2S có lẫn trong khí HCl là: Cho hỗn hợp khí lội từ từ qua một
lượng dư dung dịch
A. Pb(NO3)2

B. NaHS

C. AgNO3

D. NaOH


Hướng dẫn giải
Để loại bỏ tạp chất H2S có lẫn trong khí HCl, ta cho hỗn hợp khí lội từ từ qua một lượng dư dung dịch
Pb(NO3)2.
Hiện tượng: H2S phản ứng tạo kết tủa đen (PbS) bị giữ lại trong dung dịch. HCl không phản ứng với dung
dịch Pb(NO3)2 nên thốt ra ngồi.
Phương trình hóa học: H2S + Pb(NO3)2 → PbS ↓ + 2HNO3
(đen)
→ Chọn A.
Ví dụ 2: Để nhận biết khí CO2 và khí SO2 người ta sử dụng
A. dung dịch nước brom.

B. dung dịch NaCl.

C. dung dịch Ca(OH)2.

D. dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

Hướng dẫn giải
Để nhận biết khí CO2 và khí SO2 người ta sử dụng dung dịch brom.
Cách tiến hành:
Dẫn lần lượt từng bình đựng khí qua lượng dư dung dịch nước brom.
Trang 8


Khí nào làm mất màu dung dịch nước brom là SO2.
Khí cịn lại, khơng hiện tượng là CO2.
Phương trình hóa học: SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
→ Chọn A.
Ví dụ 3: Làm sạch khơng khí có lẫn các tạp chất khí sau: SO2, CO2, Cl2.

Hướng dẫn giải
Sục hỗn hợp khí qua dung dịch NaOH dư hoặc dung dịch Ca(OH)2 dư (nước vơi trong dư) thì các khí
SO2, CO2 và Cl2 sẽ bị hấp thụ, khi đó ta sẽ thu được khơng khí sạch.
Phương trình hóa học:
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Ví dụ 4: Trong tự nhiên, có nhiều nguồn chất hữu cơ sau khi bị thối rữa sinh ra H2S, nhưng trong khơng
khí, hàm lượng H2S rất ít, ngun nhân là
A. do H2S sinh ra bị oxi khơng khí oxi hóa chậm.
B. do H2S bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
C. do H2S bị CO2 có trong khơng khí oxi hóa thành các chất khác.
D. do H2S tan được trong nước tạo thành dung dịch.
Hướng dẫn giải
Lượng H2S sinh ra bị oxi trong khơng khí oxi hóa chậm, nên hàm lượng H2S trong khơng khí rất ít.
t
Phương trình hóa học: 2H2S + O2 
 2S + 2H2O

→ Chọn A.
Bài tập tự luyện dạng 1
Bài tập cơ bản
Câu 1: Dung dịch dùng để nhận biết khí H2S là
A. Al(NO3)3

B. CaCl2

C. Pb(NO3)2

D. BaCl2


Câu 2: Chất khí X tan trong nước tạo ra một dung dịch làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ và có thể được
dùng làm chất tẩy màu. Khí X là
A. NH3

B. O3

C. SO2

D. CO2

Câu 3: Hiện tượng nào xảy ra khi sục khí Cl2 (dư) vào dung dịch chứa đồng thời H2S và BaCl2 là
A. có kết tủa màu trắng xuất hiện.

B. có khí hidro bay lên.

C. khơng có hiện tượng gì.

D. có kết tủa màu đen xuất hiện.

Câu 4: Cho hỗn hợp các khí N2, Cl2, SO2, CO2, O2 sục từ từ qua dung dịch NaOH dư thì hỗn hợp khí cịn
lại là
A. N2, Cl2, O2

B. Cl2, O2, SO2

C. N2, Cl2, CO2, O2

D. N2, O2


Câu 5: Khí H2S là khí rất độc, để loại khí H2S thốt ra khi làm thí nghiệm người ta đã dùng
A. dung dịch axit HCl B. dung dịch NaCl

C. dung dịch NaOH

D. nước cất.

Câu 6: Dung dịch axit sunfuhidric để trong khơng khí sẽ
A. khơng có hiện tượng gì.

B. có vẩn đục màu vàng.
Trang 9


D. có vẩn đục màu trắng.

C. có bọt khí thốt ra.

Câu 7: Sục khí SO2 dư vào dung dịch nước brom thấy
A. dung dịch bị vẩn đục.

B. dung dịch chuyển màu vàng.

C. dung dịch vẫn có màu nâu.

D. dung dịch mất màu.

Câu 8: Để làm khơ khí SO2 người ta dùng
A. CaO


B. dung dịch KOH đặc.

C. Al2O3

D. P2O5

Câu 9: Người ta khơng dùng H2SO4 đặc để làm khơ khí nào sau đây?
A. SO2

B. Cl2

C. H2S

D. CO2

Câu 10: Chất nào sau đây thường được dùng để tẩy nấm mốc và tẩy màu?
A. SO2

B. O2

C. N2

D. CO2

Câu 11: Để nhận biết hai khí SO2 và H2S ta có thể dùng thuốc thử là
A. dung dịch H2S.

B. dung dịch NaOH.

C. dung dịch HCl.


D. dung dịch BaCl2.

Bài tập nâng cao
Câu 12: Cho hình vẽ mơ tả thí nghiệm điều chế khí sunfuro:

Phát biểu nào sau đây sai?
A. Có thể thay Na2SO3 bằng NaHSO3 để điều chế khí SO2.
B. Có thể thay bơng tẩm dung dịch NaOH bằng bông tẩm nước vôi trong.
C. Khi cho hóa chất vào bình cầu người ta làm như sau: ban đầu cho dung dịch H2SO4 vào trước, sau
đó cho muối Na2SO3 ở dạng rắn.
D. Lưới amiang có tác dụng bảo vệ bình cầu khỏi vỡ khi đun nóng.
Câu 13: Chia dung dịch nước Br2 thành hai phần bằng nhau. Dẫn khí X khơng màu đi qua phần (1) thì
thấy màu của dung dịch nhạt dần. Dẫn khí Y khơng màu đi qua phần (2) thì thấy màu của dung dịch đậm
hơn. Khí X, Y lần lượt là
A. Cl2 và SO2

B. SO2 và HI

C. O2 và HI

D. HCl và HBr

Câu 14: Có bốn ống nghiệm cùng thể tích, mỗi ống đựng một trong bốn khí sau (khơng theo thứ tự): O2,
H2S, SO2 và HCl. Lật úp từng ống nghiệm và nhúng vào các chậu nước thì kết quả thu được như các hình
vẽ dưới đây:

Trang 10



Các bình (a), (b), (c) và (d) lần lượt chứa các khí
A. O2, H2S, HCl và SO2

B. HCl, SO2, O2 và H2S

C. H2S, HCl, O2 và SO2

D. SO2, HCl, O2 và H2S

Câu 15: Hồn thành phương trình hóa học sau:

 
 
 
 
 
 
 S 
 MgS 
 H2S 
 Na2S 
 CuS 
 CuO 
 CuCl2
H2SO4 
1

2

3


4

5

6

7

 
 

 NaCl 
 Cl2
8

9

Câu 16: Viết các phương trình hóa học biểu diễn sự biến đổi số oxi hóa của nguyên tố lưu huỳnh theo sơ
đồ sau:

Dạng 2: Bài toán SO2 và H2S
Bài toán 1: Bài toán SO2 tác dụng với O2
Phương pháp giải
Phương trình hóa học:
t ,xt,V2O5

 2SO3
2SO2 + O2 



Nhận thấy: 2 phân tử SO2 kết hợp với 1 phân tử O2 để tạo ra 2 phân tử SO3.
→ Số phân tử khí giảm là:  2  1  2  1  Số phân tử O2 phản ứng.
Khi đun nóng hỗn hợp A gồm SO2 và O2 với xúc tác thì thu được hỗn hợp B gồm SO3, O2 dư, SO2 dư.
Ta có: n A  n B  n O2  pu   n B  n A  n O2  pu 
Bảo toàn khối lượng: mA  mB
Trên thực tế hầu hết các phản ứng hóa học xảy ra khơng hồn toàn, nghĩa là hiệu suất phản ứng (H) dưới
100%.
Hiệu suất phản ứng được tính như sau:
Cách 1: Tính theo lượng chất tham gia phản ứng.

H

Luong chat tham gia phan ung
.100%
Luong chat dem dung
Trang 11


Cách 2: Tính theo lượng sản phẩm phản ứng thu được.

H

Luong chat thu duoc theo thuc te
.100%
Luong san pham thu duoc theo phan ung

Chú ý:
1. Đề yêu cầu cụ thể tính hiệu suất phản ứng theo chất nào thì ta phải tính theo chất ấy.
2. Khi ta biết lượng của nhiều chất tham gia phản ứng, để tính hiệu suất chung của phản ứng, ta phải:

 So sánh tỉ lệ mol của các chất này theo đề cho và theo phản ứng.
Nếu tỉ lệ mol so sánh là như nhau, thì hiệu suất phản ứng tính theo chất tham gia nào cũng cho cùng một
kết quả, ta tính theo một trong hai chất.
Nếu tỉ lệ mol so sánh là khác nhau, thì hiệu suất phản ứng được tính theo chất có tỉ lệ mol nhỏ hơn (ngay
cả khi ta giả sử chất kia phản ứng hết).
Ví dụ: Trộn 3 mol SO2 với 2 mol O2, cho hỗn hợp vào bình kín có chứa sẵn chất xúc tác, bật tia lửa điện
để phản ứng xảy ra. Sau phản ứng, đưa bình về điều kiện ban đầu thì thấy áp suất trong bình giảm đi 10%.
Tính hiệu suất của phản ứng trên.
Hướng dẫn giải
Gọi x là số mol oxi đã phản ứng, ta có:
Tổng số mol khí trước phản ứng là: 3  2  5 mol
Tổng số mol khí sau phản ứng là: 5  x
Ta có tỉ lệ số mol khí bằng tỉ lệ áp suất.

n ban dau Pban dau

n sau pu
Psau pu


5
P

 x  0,5 mol
5  x 0,9P

Phương trình hóa học:
t  ,xt

 2SO3

2SO2 + O2 


3

2

Nhận thấy:

mol
3 2
 → Hiệu suất tính theo SO2.
2 1

Theo phương trình hóa học:
nSO2 pu  2n O2 pu  1 mol

Hiệu suất phản ứng:

H

n SO2 pu

1
.100%  .100%  33,33% .
n SO2 ban dau
3

Trang 12



Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Hỗn hợp A gồm SO2 và khơng khí có tỉ lệ số mol là 1 : 5. Nung nóng hỗn hợp A với xúc tác
V2O5 thì thu được hỗn hợp khí B. Tỉ khối hơi của A so với B là 0,93. Hiệu suất của phản ứng trên là (cho
biết khơng khí có 20% O2 và 80% N2).
A. 84%

B. 42%

C. 50%

D. 25%

Hướng dẫn giải
Giả sử số mol của hỗn hợp khí A là 6 mol.
Hỗn hợp A gồm SO2 và khơng khí có tỉ lệ mol là 1 : 5 nên ta có:
n SO2  1 mol, n khong khi  5 mol  n O2 

Mặt khác: d A/B  0,93 

20
.5  1 mol
100

MA
 0,93
MB

Phương trình hóa học:
t


2SO2 + O2 
2SO3
xt V2 O5

1

1

Xét tỉ lệ:

mol

1 1
 → Hiệu suất tính theo SO2.
2 1

SO3
SO2
t

 B SO2 du , O 2 du
Sơ đồ phản ứng: A O2 
xt V2 O5
N

 2
N2
Bảo toàn khối lượng: mA  mB
 nA MA  nB MB




MA n B

MB n A

 0,93 

nB
 n B  5,58 mol
6

Do đó, n O2  pu   n A  n B  6  5,58  0, 42 mol
Theo phương trình hóa học: n SO2  pu   2n O2  pu   2.0, 42  0,84 mol
Hiệu suất phản ứng là

H

n SO2 pu
n SO2 ban dau

.100% 

0,84
.100%  84%
1

→ Chọn A.
Ví dụ 2: Nung hỗn hợp X gồm SO2 và O2 có tỉ khối so với O2 là 1,6 với xúc tác V2O5 thu được hỗn hợp

Y. Biết tỉ khối của X so với Y là 0,8. Hiệu suất phản ứng tổng hợp SO3 là

Trang 13


A. 50,00%

B. 40,00%

C. 25,00%

D. 66,67%

Hướng dẫn giải
Ta có: d X

 1, 6  M X  1, 6.32  51, 2
O2

Tỉ khối của X với Y là 0,8 nên ta có:

MX
 0,8
MY

Giả sử số mol khí của hỗn hợp X là 1 mol.
Gọi số mol của SO2 và O2 có trong 1 mol X lần lượt là a, b mol.
 a  b  1 (*)

Khối lượng của X là: m X  n X .M X  1.51, 2  51, 2 gam


 64a  32b  51, 2 (**)
Từ (*) và (**) suy ra: a  0,6;b  0, 4
Phương trình hóa học:
t

 2SO3
2SO2 + O2 

V2 O5

0,6

0,4

Xét tỉ lệ:

mol

0, 6 0, 4
→ Hiệu suất phản ứng tính theo SO2.

2
1

SO3
SO2 
t
Y
Sơ đồ phản ứng: X 


xt V2 O5
O 2
SO2 du , O2 du
Bảo toàn khối lượng: mX  mY
 nX MX  nY MY



n Y MX

n X MY



nY
 0,8  n Y  0,8 mol
1

 n O2  pu   n X  n Y  1  0,8  0, 2 mol

Theo phương trình hóa học: n SO2  pu   2n O2  pu   2.0, 2  0, 4 mol
Hiệu suất phản ứng là

H

n SO2 pu
n SO2 ban dau

.100% 


0, 4
.100%  66, 67%
0, 6

→ Chọn D.
Bài toán 2: SO2, H2S tác dụng với dung dịch kiềm
Phương pháp giải
 H2S tác dụng với dung dịch bazo mạnh như NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2…
Trang 14


Xét phản ứng của H2S và dung dịch NaOH:
Phương trình hóa học:
H2S + NaOH → NaHS + H2O
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
Để biết phản ứng tạo muối trung hòa hay muối axit, ta xét tỉ lệ:

n NaOH
T
n H 2S

T  1  Chỉ thu được muối axit (NaHS), khi đó NaOH hết, H2S dư.
1  T  2  Thu được cả muối axit (NaHS) và muối trung hịa (Na2S), khi đó cả NaOH và H2S đều hết.
T  2  Chỉ thu được muối trung hòa (Na2S), khi đó H2S hết, NaOH dư.

Ví dụ: Dẫn a mol khí H2S vào dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được muối trung hịa thì:
A.

a

2
b

B.

b
2
a

C.

b
2
a

D. 1 

b
2
a

Hướng dẫn giải
Để thu được phản ứng trung hòa: T 

n NaOH
2
n SO2

→ Chọn C.
Chú ý:

NaHS + NaOH → Na2S + H2O
H2S + Na2S → 2NaHS
 SO2 tác dụng với dung dịch bazo mạnh như NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2…
Xét phản ứng của SO2 với dung dịch NaOH:
Phương trình hóa học:
SO2 + NaOH → NaHSO3
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
Để biết phản ứng tạo muối trung hòa hay muối axit, ta xét tỉ lệ:

n NaOH
P
n SO2

P  1  Chỉ thu được muối axit (NaHSO3), khi đó NaOH hết, SO2 dư.

1  P  2  Thu được cả muối axit (NaHSO3) và muối trung hịa (Na2SO3), khi đó cả NaOH và SO2 đều
hết.
P  2  Chỉ thu được muối trung hòa (Na2SO3), khi đó SO2 hết, NaOH dư.

Chú ý:
NaHSO3 + NaOH → Na2SO3 + H2O
SO2 + Na2SO3 + H2O → 2NaHSO3
Ví dụ: Hấp thụ hồn tồn 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch A.
Cô cạn dung dịch A thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 31,5

B. 42,0

C. 29,6


D. 26,5
Trang 15


Hướng dẫn giải
n NaOH  0,5 mol; n SO2  0,3 mol

Xét tỉ lệ: 1 

n NaOH 0,5

 1, 67  2  Tạo hỗn hợp hai muối: NaHSO3, Na2SO3
n SO2
0,3

Phương trình hóa học:
SO2 + NaOH → NaHSO3
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
Cô cạn dung dịch tức là phải đun nóng dung dịch, do đó NaHSO3 sẽ bị nhiệt phân theo phương trình hóa
học:
t
2NaHSO3 
 Na2SO3 + SO2 ↑ + H2O ↑

→ Chất rắn khan thu được chỉ có Na2SO3.

 NaHSO3 t 
Sơ đồ phản ứng: SO2  NaOH  

 Na 2SO3  SO2   H 2O 

 Na 2SO3
0,5mol
0,3mol
Bảo toàn nguyên tố Na: n NaOH  2n Na 2SO3
 0,5  2n Na 2SO3
 n Na 2SO3  0, 25 mol

Khối lượng chất rắn là:
m  m Na 2SO3  0, 25.126  31,5 gam

→ Chọn A.
SO2 tác dụng với dung dịch bazo Ca(OH)2, Ba(OH)2,…
Sục từ từ đến dư khí SO2 vào dung dịch Ba(OH)2 (hoặc nước vơi trong).
Phương trình hóa học:
SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 ↓ + H2O

(1)

SO2 + BaSO3 + H2O → Ba(HSO3)2

(2)

Hiện tượng: Ban đầu thu được kết tủa, lượng kết tủa tăng dần đến cực đại theo phương trình (1), sau đó
giảm dần đến cuối cùng tan hết theo phương trình (2).
Xét tỉ lệ K 

n SO2
n Ba  OH 

2


K  1  Chỉ tạo muối BaSO3.
K  2  Chỉ tạo muối Ba(HSO3)2.
1  K  2  Tạo cả muối BaSO3 và Ba(HSO3)2.

Chú ý: Bài tốn khơng thể tính K ta dựa vào những dữ kiện phụ để tìm ra khả năng tạo muối.
1. Hấp thụ SO2 vào nước vôi dư → Chỉ tạo muối CaSO3.
2. Hấp thụ SO2 vào nước vơi trong thấy có kết tủa, lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng hoặc thêm NaOH dư vào
nước lọc thấy có kết tủa nữa.
Trang 16


→ Tạo cả CaSO3 và Ca(HSO3)2.
3. Nếu khơng có các dữ kiện trên ta phải chia trường hợp để giải.
Ví dụ: Hấp thụ 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 2M. Tính khối lượng muối thu
được.
Hướng dẫn giải

nSO2  0,3 mol; n Ba  OH  0, 2 mol
2

Xét tỉ lệ: 1  K 

n SO2
n Ba  OH 

 1,5  2  Tạo hai muối BaSO3 và Ba(HSO3)2.
2

Gọi số mol của BaSO3 và Ba(HSO3)2 lần lượt là a và b mol.

Phương trình hóa học:
Ba(OH)2 + SO2 → BaSO3 ↓ + H2O
a 

a 

a

mol

Ba(OH)2 + 2SO2 → Ba(HSO3)2
b 

2b 

b

mol

a  b  0, 2
a  0,1

Theo phương trình hóa học, ta được hệ phương trình: 
a  2b  0,3 b  0,1

Khối lượng muối thu được:

mmuoi  mBaSO3  mBa  HSO3 

2


 0,1.217  0,1.299  51,6 gam
Ví dụ: Hấp thụ hồn tồn 2,24 lít SO2 (đktc) vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được kết tủa. Khối lượng kết
tủa là
A. 32,2 gam

B. 16,5 gam

C. 12,4 gam

D. 21,7 gam

Hướng dẫn giải
Do tác dụng dung dịch Ba(OH)2 dư nên chỉ thu được kết tủa BaSO3.
SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O
0,1



0,1

mol

Khối lượng của muối: mBaSO3  0,1.217  21,7 gam
→ Chọn D.
Ví dụ: Cho 15,3 gam BaO vào H2O dư thu được dung dịch A. Sục V lít (đktc) SO2 vào dung dịch A thu
được 2,17 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 0,224 hoặc 4,256

B. 2,240 hoặc 4,480


C. 4,480 hoặc 6,720

D. 11,20 hoặc 6,720

Hướng dẫn giải
n BaO  0,1 mol, n BaSO3  0, 01 mol

BaO + H2O → Ba(OH)2
0,1 →

0,1

mol
Trang 17


Nhận thấy: n Ba OH  n BaSO3  Xảy ra hai trường hợp.
2

Trường hợp 1:Ba(OH)2 dư.
Phương trình hóa học:
SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 ↓ + H2O



0,01

0,01


mol

Do đó: VSO2  0, 224 lít
Trường hợp 2: Ba(OH)2 hết.
Phương trình hóa học:
SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O
0,1  0,1 

0,1

mol

BaSO3 + SO2 + H2O → Ba(HSO3)2
0,1 – 0,01 → 0,1 – 0,01

mol

Do đó, n SO2  0,1   0,1  0, 01  0,19 mol
 VSO2  4, 256 lít

Vậy V  0, 224 hoặc 4,256.
→ Chọn A.
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Hấp thụ hoàn toàn 12,8 gam SO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối tạo thành
sau phản ứng là
A. 21,9 gam

B. 21,8 gam

C. 25,2 gam


D. 20,8 gam

Hướng dẫn giải
n SO2 

12,8
 0, 2 mol; n NaOH  0, 25.1  0, 25 mol
64

Xét tỉ lệ: 1  P 

n NaOH 0, 25

 1, 25  2  Tạo muối NaHSO3 và Na2SO3.
n SO2
0, 2

Gọi số mol của NaHSO3, Na2SO3 trong hỗn hợp muối lần lượt là a, b mol.
Sơ đồ phản ứng:


 NaHSO3  a mol 
SO2  NaOH  Muối 
 H2O
Na
SO
b
mol




0,25mol
2
3

0,2mol
Bảo toàn nguyên tố S: n NaHSO3  n Na 2SO3  n SO2

 a  b  0, 2 (*)
Bảo toàn nguyên tố Na: n NaHSO3  2n Na 2SO3  n NaOH

 a  2b  0, 25 (**)
Từ (*) và (**) suy ra: a  b  0,15
Khối lượng của muối thu được: mmuoi  m NaHSO3  m Na 2SO3

 104.0,15  126.0,05  21,9 gam
Trang 18


→ Chọn A.
(Cách khác: Tính theo phương trình hóa học)
Ví dụ 2: Hấp thụ hồn tồn 4,48 lít khí SO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch KOH 2M, thu được dung dịch
X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 31,6

B. 24,0

C. 37,2


D. 39,5

Hướng dẫn giải

n SO2 

4, 48
 0, 2 mol; n KOH  0, 25.2  0,5 mol
22, 4

Xét tỉ lệ: P 

n KOH 0,5

 2,5  2  Dung dịch X gồm K2SO3 và KOH dư.
n SO2 0, 2

K SO
Sơ đồ phản ứng: SO2  KOH  X  2 3  H 2O
0,5mol
KOH du
0,2mol
m gam ran

Bảo toàn nguyên tố S: n K2SO3  nSO2  0, 2 mol
Bảo toàn nguyên tố K: 2n K2SO3  n KOH du  n KOH

 2.0, 2  n KOH du  0,5
 n KOH du  0,1 mol
Khối lượng chất rắn khan:

m  mK2SO3  mKOH du  158.0, 2  56.0,1  37, 2 gam

→ Chọn C.
Ví dụ 3: Hấp thụ hồn tồn 1,12 lít SO2 (đktc) vào 0,175 lít dung dịch Ba(OH)2 thu được 4,34 gam kết
tủa. Nồng độ mol/lít của dung dịch Ba(OH)2 là
A. 0,2M

B. 0M

C. 0,5M

D. 0,3M

Hướng dẫn giải
nSO2  0,05 mol, n BaSO3  0,02 mol

Nhận thấy: n BaSO3  nSO2  Tạo ra hai muối BaSO3 và Ba(HSO3)2.
Gọi số mol của BaSO3 và Ba(HSO3)2 lần lượt là a và b mol.

Ba  HSO3 2
Sơ đồ phản ứng: SO2 + Ba(OH)2 → Muối 
 H 2O
BaSO3
Bảo toàn nguyên tố S: nSO2  2n Ba  HSO3   n BaSO3
2

 n Ba  HSO3  
2

0, 05  0, 02

 0, 015 mol
2

Bảo toàn nguyên tố Ba: n Ba OH  n BaSO3  n Ba  HSO3 
2

2

 0,02  0,015  0,035 mol

Trang 19


Nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 là: CM 

0, 035
 0, 2M
0,175

→ Chọn A.
Ví dụ 4: Cho V lít khí SO2 (đktc) hấp thụ hồn tồn vào 3 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01M thu được 1,8 gam
kết tủa. Giá trị của V là
A. 0,336

B. 2,016

C. 0,336 hoặc 2,016

D. 0,336 hoặc 1,008


Hướng dẫn giải

n Ca OH  0,03 mol, n CaSO3  0,015 mol
2

Nhận thấy: n CaSO3  n Ca OH  Xảy ra hai trường hợp.
2

Trường hợp 1: SO2 hết, Ca(OH)2 dư.
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O

 0,015

0,015

mol

 V  VCO2  0,015.22, 4  0,336 lít

Trường hợp 2: Tạo hai muối CaSO3, Ca(HSO3)2.
Sơ đồ phản ứng: SO2  Ca  OH 2
0,03mol

CaSO3 
 0,015mol

Ca  HSO3 2

dd


Bảo toàn nguyên tố Ca: n Ca  OH  n CaSO3  n Ca  HSO3 
2

 0,03  0,015  n Ca  HSO3 

2

2

 n Ca  HSO3   0,015 mol
2

Bảo toàn nguyên tố S: nSO2  n CaSO3  2n Ca  HSO3 

2

 nSO2  0, 015  2.0, 015  0, 045 mol
 V  VSO2  0, 045.22, 4  1, 008 lít

→ Chọn D.
Ví dụ 5: Hấp thụ hồn tồn 3,36 lít khí H2S (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch
X. Khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 2,8 gam

B. 15,6 gam

C. 9,5 gam

D. 11,7 gam


Hướng dẫn giải

n H 2S 

3,36
 0,15 mol, n NaOH  0, 2.1  0, 2 mol
22, 4

Xét tỉ lệ 1  T 

n NaOH 0, 2

 1,33  2  Tạo hỗn hợp hai muối NaHS và Na2S.
n H 2S
0,15

Phương trình hóa học:
Trang 20


H2S + NaOH → NaHS + H2O
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
Theo phương trình hóa học: n NaOH  n H2O  0, 2 mol
Bảo toàn khối lượng: mH2S  m NaOH  mmuoi  mH2O

 34.0,15  40.0, 2  mmuoi  18.0, 2
 mmuoi  9,5 gam
→ Chọn C.
Ví dụ 6: Cho V lít khí H2S (đktc) tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch chứa
2,29 gam muối. Giá trị của V là

A. 0,560

B. 0,672

C. 0,784

D. 0,080

Hướng dẫn giải

n NaOH  0,05 mol
Giả sử thu được hai muối NaHS và Na2S.
Gọi số mol của NaHS, Na2S trong hỗn hợp muối lần lượt là x, y mol.

 56x  78y  2, 29 (*)
Phương trình hóa học:
H2S + NaOH → NaHS + H2O
x  x

 x

mol

H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
y  2y

 y

mol


Ta có: n NaOH  0,05 mol

 x  2y  0,05 mol (**)
Từ (*) và (**) suy ra: x  0,02; y  0,015
Do đó: n H2S  x  y  0, 035 mol
 VH2S  0, 035.22, 4  0, 784 lít

→ Chọn C.
Bài tập tự luyện dạng 2
Bài tập cơ bản
Câu 1: Cho 0,2 mol khí SO2 tác dụng với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH thu được
A. 0,2 mol Na2SO3

B. 0,2 mol NaHSO3

C. 0,15 mol Na2SO3

D. 0,1 mol Na2SO3 và 0,1 mol NaHSO3

Câu 2: Cho SO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH thu được một muối duy nhất. Muối đó là
A. NaHSO3

B. Na2SO4

C. Na2SO3

D. NaHSO3 hoặc Na2SO3
Trang 21



Câu 3: Sục 1,12 lít khí SO2 ở đktc vào 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Cô cạn dung
dịch X thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 12,6

B. 5,2

C. 10,3

D. 6,3

Câu 4: Sục 5,6 lít khí SO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch KOH 2M đến khi phản ứng kết thúc ta sẽ thu
được
A. muối K2SO3 và KOH dư.

B. hai muối KHSO3 và K2SO3.

C. muối KHSO3.

D. một muối K2SO3.

Câu 5: Thể tích dung dịch KOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 0,3 mol SO2 là
A. 150 ml

B. 250 ml

C. 300 ml

D. 450 ml

Câu 6: Dẫn 2,24 lít khí SO2 (đkc) vào 200 ml dung dịch KOH 1,5M. Sau phản ứng xảy ra hồn tồn thì

thu được
A. K2SO3 0,1M và KOH dư 0,4M

B. KHSO3 0,1M

C. K2SO3 0,5M và KOH dư 0,5M

D. KHSO3 0,1M và K2SO3 0,5M

Câu 7: Dẫn V lít (đktc) khí SO2 vào 200 ml dung dịch KOH 1M thu được 12 gam muối KHSO3. Giá trị
của V là
A. 2,24

B. 3,36

C. 4,48

D. 5,60

Bài tập nâng cao
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 2,04 gam hợp chất A, thu được 1,08 gam H2O và 1,344 lít SO2 (đktc). Mặt
khác, cho 2,04 gam A hấp thụ hoàn toàn vào 400 ml dung dịch NaOH 0,2M thu được dung dịch X. Khối
lượng muối trong dung dịch X là
A. 3,12 gam

B. 4,48 gam

C. 3,80 gam

D. 4,68 gam


Câu 9: Hấp thụ V lít SO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 2,4 gam kết tủa. Thêm tiếp dung dịch
Ca(OH)2 dư vào bình thu thêm 3,6 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 1,120

B. 2,240

C. 4,480

D. 1,792

Câu 10: Hỗn hợp khí X gồm SO2 và O2 có tỷ khối đối với H2 bằng 28. Lấy 4,48 lít (đktc) hỗn hợp X cho
vào bình phản ứng chứa một ít xúc tác V2O5 rồi nung nóng bình để thực hiện phản ứng. Dẫn toàn bộ hỗn
hợp thu được sau phản ứng vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 33,51 gam kết tủa Y (gồm hai muối). Hiệu
suất phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3 là
A. 40%

B. 60%

C. 25%

D. 75%

Trang 22


ĐÁP ÁN
Dạng 1: Dạng bài tập lý thuyết về SO2 – SO3 – H2S
1–C


2–C

3–A

4–D

11 – D

12 – C

13 – B

14 – D

5–C

6–B

7–D

8–D

9–C

10 – A

Câu 15:
(1) 3H2S + H2SO4 → 4S + 4H2O

(4) 2NaOH + H2S → Na2S + 2H2O


t
(2) S + Mg 
 MgS

(5) Na2S + CuCl2 → 2NaCl + CuS

(3) MgS + 2HCl → MgCl2 + H2S

t
(6) CuS + O2 
 CuO + SO2

(7) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Câu 16:
Phương trình hóa học:
(1) 2H2S + O2 thieu → 2S + 2H2O
t
(2) H2 + S 
 H2S ↑

t
(3) S + O2 
 SO2

(4) 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O
(5) SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
t
(6) Cu + 2H2SO4 dac 
 CuSO4 + SO2 + H2O


(7) S + 3F2 → SF6
t
(8) 3Zn + 4H2SO4 dac 
 3ZnSO4 + S + 4H2O

(9) H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl
t
(10) 4Mg + 5H2SO4 dac 
 4MgSO4 + H2S + 4H2O

Dạng 2: Bài toán SO2 và H2S
1–D

2–D

3–C

4–B

5–A

6–C

7–B

8–C

9–A


10 – B

Trang 23



×