Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

KIỂM HUẤN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI CƠ SỞ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.57 KB, 16 trang )

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
-----***------

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: KIỂM HUẤN TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI

Đề tài: KIỂM HUẤN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÂN VIÊN
CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI CƠ SỞ CHĂM SÓC
SỨC KHỎE TÂM THẦN

Họ và tên học viên: Vũ Anh Minh
Mã số học viên: CT06016
Lớp: Thạc sĩ CTXH - K6CT1
Giảng viên giảng dạy: TS. Đặng Quang Trung

Hà Nội - Năm 2021


MỤC LỤC


Phần I: Lý luận về Kiểm huấn trong CTXH (4-5 trang)
Tính cấp thiết của vấn đề lựa chọn :
Thực trạng:
Trong lĩnh vực bảo trợ xã hội, hoạt động chăm sóc sức khỏe, hoạt động
công tác xã hội tại các cơ sở bảo trợ xã hội là yếu tố cần được phát huy nhất.Sự
hỗ trợ của nhân viên CTXH đã làm tăng thêm sự hài lòng của đối tượng và thân
nhân đối tượng.
Hiện nay, đa số các đơn vị bảo trợ xã hội đã triển khai hoạt động công tác
xã hội để giúp đối tượng giải quyết các vấn đề khi được chăm sóc, quản lý tập


trung. Đây là một bước phát triển mới và tiến bộ trong công tác chăm sóc và
phục vụ hướng tới sự hài lịng của đối tượng bảo trợ xã hội.
Công tác xã hội trong cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng tập trung là các
hoạt động hỗ trợ đối tượng bảo trợ xã hội, thân nhân đối tượng và các nhân viên
chăm sóc đối tượng nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và tâm lý liên quan đến
bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh. Mục đích là hỗ trợ các nhóm đối tượng
khắc phục những khó khăn về xã hội để đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe
tốt nhất. Nhân viên CTXH trong cơ sở bảo trợ xã hội là cầu nối để giải quyết các
mâu thuẫn giữa đối tượng và nhân viên chăm sóc, giữa đối tượng và đối tượng,
đối tượng và thân nhân đối tượng.
Việc thực hiện hoạt động kiểm huấn là một phần quan trọng không thể
thiếu trong việc cung cấp các dịch vụ công tác xã hội nhằm giúp cho nhân viên
CTXH có cơ hội nối kết lý thuyết với thực hành, rèn luyện kỹ năng và tác phong
chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thực tế là nghề CTXH mới được công nhận và phát
triển khoảng 10 năm trở lại đây. Cùng theo đó, là nhu cầu nhân lực ngành CTXH
ngày một tăng cao. Các cơ sở bảo trợ, trung tâm CTXH trải dài trên cả nước
nhưng chất lượng đào tạo, hoạt động cũng như vai trò của Kiểm huấn viên chưa
được đề cao. Số lượng Kiểm huấn viên có chun mơn, có kinh nghiệm làm
việc, có đạo đức nghề nghiệp tại cơ sở xã hội có khả năng hỗ trợ, quản lý và
hướng dẫn nhân viên CTXH còn thiếu hoặc kiêm nhiệm các chức vụ khác.
Do yêu cầu khắt khe và tính chun mơn cao mà khơng phải bất kỳ nhân
viên xã hội nào cũng có thể làm kiểm huấn viên hay bất kỳ một cơ sở nào cũng
3


có thể lựa chọn xây dựng đội ngũ kiểm huấn viên đảm bảo các tiêu chuẩn về đạo
đức nghề nghiệp, có trình độ chun mơn, sẵn lịng dành thời gian hợp tác và
đóng góp vào sự nghiệp chung là phát triển ngành công tác xã hội và nâng cao
chất lượng nhân viên xã hội.
Năm 2010, Đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về phát triển

nghề Cơng tác xã hội được chính thức phê duyệt và đi vào họat động đã khiến
ngành công tác xã hội bước vào giai đoạn đổi mới và phát triển mạnh mẽ. Nhu
cầu hồn thiện và nâng cao các hoạt động của cơng tác xã hội ngày càng trở nên
cấp thiết, trong đó có hoạt động kiểm huấn của nhân viên cơng tác xã hội cho
nhân viên CTXH tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Hoạt động kiểm huấn của nhân
viên công tác xã hội tốt sẽ giúp nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ xã hội
nói riêng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội nói chúng. Đặc
biệt, hoạt động kiểm huấn CTXH ở các cơ sở bảo trợ còn khá mới mẻ, chưa
mang tính chuyên nghiệp; bởi vậy, việc nghiên cứu và đưa ra đề xuất nhằm nâng
cao hiệu quả của hoạt động kiểm huấn còn chưa nhiều.
Do vậy, việc nghiên về hoạt động kiểm huấn trong lĩnh vực CTXH tại các
cơ sở bảo trợ xã hội là một đòi hỏi vừa mang tính cấp thiết, về cơ bản vừa có ý
nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Do đó tơi chọn đề tài: “Hoạt động kiểm
huấn đối với nhân viên cơng tác xã hội tại cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm
thần” làm đề tài tiểu luận, từ việc nghiên cứu đề tài này sẽ cũng cấp những cơ
sở, giải pháp từ thực tiễn, mang đến cái nhìn cụ thể, sâu sắc về hoạt động kiểm
huấn của nhân viên xã hội nói chung và hoạt động kiểm huấn đối với nhân viên
CTXH tại các cơ sở bảo trợ xã hội với đối tượng là người tâm thần nói riêng;
nghiên cứu cũng chỉ ra những ảnh hưởng và tác động của hoạt động kiểm huấn
tới chất lượng cung cấp các dịch vụ xã hội tại các cơ sở bảo trợ xã hội đang thực
hiện nhiệm vụ chăm sóc đối tượng người tâm thần dưới góc nhìn của kiểm huấn
viên... Từ đó, đưa ra các kết luận, đề xuất các kiến nghị - giải pháp
Khái quát chung về kiểm công tác xã hội.
Khái niệm về kiểm huấn:

4


Trong cơng tác xã hội ngày nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm
huấn. Các định nghĩa này bổ sung cho nhau nhằm giúp ta hiểu một cách đầy đủ

nội dung khái niệm kiểm huấn.
Theo Skidmore (1983): Kiểm huấn được dùng để mô tả chức năng của
một cá nhân, được gọi là kiểm huấn viên (supervisor), có quan hệ nghề nghiệp
với một nhân viên, được gọi là nhân viên được kiểm huấn hay người được kiểm
huấn (supervisee). Quá trình kiểm huấn liên quan đến việc giúp đỡ người này sử
dụng các kiến thức và kỹ năng của họ để hồn thành cơng việc một cách hiệu
quả. Có thể nói sự tương tác giữa kiểm huấn viên và người được kiểm huấn tạo
ra sự phát triển năng lực cho người được kiểm huấn.
Theo Cordero và các cộng sự (1985): Kiểm huấn là một quá trình năng
động và tạo thuận lợi qua đó một nhân viên được chỉ định sẽ trợ giúp các cá
nhân nhân viên có trách nhiệm thực hiện trực tiếp một phần các kế hoạch của cơ
sở. Sự trợ giúp này nhằm phát huy tốt nhất khả năng của các nhân viên để họ có
thể thực hiện cơng việc hiệu quả hơn, và chính bản thân họ cũng như cơ sở hài
lòng đối với sự thực hiện này.
Theo Hiệp hội Quốc gia Nhân viên xã hội Mỹ (NASW – National
Association of Social Workers) (1994): Kiểm huấn là mối quan hệ giữa kiểm
huấn viên và người được kiểm huấn nhằm thúc đẩy sự phát triển về trách nhiệm,
kỹ năng, kiến thức, thái độ và các tiêu chuẩn đạo đức trong thực hành công tác
xã hội. Điều ưu tiên trong tiến trình kiểm huấn là trách nhiệm giải trình
(accountability) đối với sự chăm sóc thân chủ trong khn khổ các tham số và
tiêu chuẩn đạo đức của nghề công tác xã hội.
Mục đích của kiểm huấn:
Theo Hiệp hội Quốc gia Nhân viên xã hội Mỹ (2003):Mục đích của kiểm
huấn trong công tác xã hội là nâng cao kiến thức, kỹ năng và thái độ của nhân
viên xã hội nhằm đạt được năng lực cung cấp sự hỗ trợ hoặc chăm sóc có chất
lượng đối với thân chủ. Qua đó giúp cải tiến và phát triển một cách chuyên
nghiệp những kết quả của công tác xã hội.
5



Theo Kadushin và Harkness (2002), được trích lại trong Tsui (2005):Mục
đích lâu dài và chủ yếu của kiểm huấn cơng tác xã hội là cung cấp các dịch vụ
cho thân chủ một cách hiệu quả (effectively) và tối ưu (efficiency).Các khái
niệm hiệu quả và tối ưu đã được đề cập đến trong tài liệu “Quản trị Công tác xã
hội” nên không nhắc lại ở đây. Một số tài liệu dùng từ hiệu suất, hữu hiệu thay
cho tối ưu.
Giá trị
Những giá trị của nghề công tác xã hội cũng là những giá trị nền tảng của
kiểm huấn. Đó là các giá trị:


Tơn trọng phẩm giá và giá trị của con người (Human dignity and
worth).



Thúc đẩy cơng bằng xã hội (Social justice).



Phục vụ con người (Service to humanity).



Làm việc với tư cách, đạo đức nghề nghiệp (Integrity).



Trau dồi năng lực nghề nghiệp (Competence).


Đạo đức
Levy (1973) giải thích rằng các kiểm huấn viên cần tập trung vào cái gì
được cho là đúng về mặt đạo đức trong những tình huống liên quan đến các
nhân viên mà họ chịu trách nhiệm, và khẳng định lại tầm quan trọng của hành vi
đạo đức.
Trong Quy điều đạo đức của Hiệp hội Quốc gia Nhân viên xã hội Mỹ
(NASW) khơng có quy điều đạo đức riêng hoặc một phần riêng dành cho kiểm
huấn, tuy nhiên có một số đoạn liên quan đến kiểm huấn như sau:


Nhân viên xã hội thực hiện kiểm huấn hoặc tư vấn nên có những kiến thức và kỹ
năng cần thiết để kiểm huấn và tư vấn một cách phù hợp và nên thực hiện những
việc này chỉ trong phạm vi kiến thức và năng lực của mình.



Nhân viên xã hội thực hiện kiểm huấn hoặc tư vấn có trách nhiệm thiết lập các
giới hạn cho việc kiểm huấn hoặc tư vấn một cách rõ ràng, phù hợp và có chú ý
đến các yếu tố văn hóa.
6




Nhân viên xã hội thực hiện kiểm huấn hoặc tư vấn không nên liên quan đến bất
kỳ mối quan hệ nào mang tính song đơi hoặc hơn đối với người được kiểm huấn
mà nó có nguy cơ gây ra sự lạm dụng hoặc tổn hại cho người được kiểm huấn.




Nhân viên xã hội thực hiện kiểm huấn hoặc tư vấn nên đánh giá sự hồn thành
cơng việc của người được kiểm huấn theo cách đảm bảo sự công bằng và tôn
trọng người được kiểm huấn.
Nguyên tắc
Skidmore (1983) đề ra các nguyên tắc cho kiểm huấn như sau:

• Kiểm huấn viên truyền đạt các kiến thức, nguyên tắc và kỹ năng về tổ chức và

các dịch vụ tổ chức cung cấp; đồng thời cho phép người được kiểm huấn tự
quản lý bản thân.
• Các nhân viên xã hội, là những người được kiểm huấn, tự quản lý chủ yếu bằng

việc chọn lựa các mục đích và mục tiêu phù hợp với các nguyên tắc và kiến thức
được chỉ ra bởi kiểm huấn viên.
• Bên cạnh việc đào tạo và truyền đạt kinh nghiệm một cách đều đặn, kiểm huấn

viên được chuẩn bị và sẳn sàng giúp đỡ các nhân viên xã hội khi họ cần đến.
• Khi cần giúp đỡ, các nhân viên xã hội có thể nhờ đến các kiểm huấn viên.
• Các nhân viên xã hội giải thích cho kiểm huấn viên về những hoạt động của họ,

và cùng với kiểm huấn viên thiết lập các mục đích cho tương lai.
Khái niệm về kiểm huấn viên và người được kiểm huấn:
Khái niệm Kiểm huấn viên: Là người hướng dẫn làm việc tại địa bàn khi
sinh vên xuống thực hành tại địa bàn. Người kiểm huấn sẽ hướng dẫn sinh viên
cách thức làm việc và đánh giá kết quả thực hành, thực tập của sinh viên sau quá
trình thực hành, thực tập.
Kiểm huấn viên cơng tác xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc cố
vấn và giám sát cơng việc của các nhân viên xã hội ít kinh nghiệm. Trong một số
trường hợp, họ cũng có thể đóng vai trò là quản trị viên, giúp đỡ hoạt động hàng
ngày của cơ quan, thực hiện các nhiệm vụ được giao.

7


Người được kiểm huấn có trách nhiệm chính trong việc cung cấp dịch vụ
trực tiếp cho thân chủ một cách tốt nhất trong khả năng mình có được, theo u
cầu cơng việc và ứng với kinh nghiệm của mình sao cho đáp ứng được các tiêu
chuẩn thực hành của cơ sở. Trách nhiệm của người được kiểm huấn cũng bao
gồm cả việc sử dụng một cách phù hợp sự kiểm huấn để phát triển hơn nữa các
kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của mình nhằm cung cấp tốt nhất các dịch vụ
cho thân chủ.
Phần II: Hoạt động Kiểm huấn đối với nhân viên CTXH tại cơ sở chăm sóc
sức khỏe tâm thần (Khoảng 5 - 6 trang)
Tiến trình Kiểm huấn đối với nhân viên CTXH
Giai đoạn sơ bộ
Đứng trên bối cảnh, môi trường làm việc. Đối với Kiểm huấn viên, việc cần thực hiện
đầu tiên là đặt mình vào vị trí, vai trị của người được kiểm huấn. Bởi vì Kiểm huấn
viên cũng là nhân viên CTXH, người được kiểm huấn là đồng nghiệp nên việc thống
nhất về mặt thời gian, nội dung, chủ đề cần thiết mà người được kiểm huấn thấy hợp
lý.
Mặt khác, do có sự hiểu biết và quá trình làm việc cùng nhau. Kiểm huấn viên cần làm
quen với các giá trị, văn hóa, định hướng, trình độ, thói quen, phong cách làm việc của
người được kiểm huấn. Ví dụ, khi xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ cho nhóm
đối tượng cần chăm sóc sức khỏe tâm thần, với vị trí của người được kiểm huấn, tiến
trình CTXH nhóm đã được đảm bảo đầy đủ các bước hay chưa? việc
Giai đoạn sơ bộ:
Giai đoạn sơ bộ đặt nền tảng cho mối quan hệ giữa kiểm huấn viên và người
được kiểm huấn. Trong giai đoạn này, việc điều chỉnh mình để tham gia vào cơng tác
kiểm huấn là kỹ năng quan trọng nhất của kiểm huấn viên. Kiểm huấn viên phát triển
sự thấu cảm ban đầu ở một mức độ nhất định bằng cách tự đặt mình vào trong hồn
cảnh của người được kiểm huấn.

Để điều chỉnh mình, kiểm huấn viên phải làm quen với năng lực của người
được kiểm huấn, bao gồm giá trị, văn hóa, định hướng, trình độ chun mơn, thói quen
và cả các sở thích riêng của họ. Kiểm huấn viên nên bắt đầu tại “mức độ mà người
8


được kiểm huấn đang đứng” chứ không phải “mức độ mà người được kiểm huấn nên
đứng”; kiểm huấn viên không nên có thái độ ban ơn các kỹ năng hoặc những mong đợi
không hợp lý đối với người được kiểm huấn. Để đạt được mục đích này, kiểm huấn
viên nên tập trung trực tiếp vào các chủ đề cần thiết, đồng thời trao đổi cởi mở với
người được kiểm huấn.
Tiến trình kiểm huấn với sinh viên thực tập về người cao tuổi( giai đoạn sơ bộ):
- Thực tập là quá trình sinh viên lựa chọn hoặc được chỉ định về học tập, làm
việc, trải nghiệm công việc đã được đào tạo tại các cơ sở hoạt động nghề nghiệp tương
ứng, trong trường hợp này là ở các trung tâm điều dưỡng và chăm sóc người cao tuổi.
Ở giai đoạn đầu, kiểm huấn viên và sinh viên làm quen với nhau, bắt đầu đặt mối quan
hệ giữa kiểm huấn viên và sinh viên. Trong lần đầu gặp mặt, sinh viên trao đổi và trò
chuyện với kiểm huấn viên làm quen để tìm hiểu thơng tin cơ bản của nhau bắt đầu
thiết lập các mối quan hệ đầu tiên từ họ tên, thơng tin liên lạc, mục đích, mong muốn
của mình khi chọn người cao tuổi là đối tượng trong lần thực tập này.
- Là một người kiểm huấn viên, ở giai đoạn này chúng ta cần vận dụng các kỹ
năng đặt câu hỏi để thu thập thông tin của sinh viên làm rõ mục đích trong q trình
thực tập, sinh viên sẽ mong muốn đạt được gì khi thực tập về người cao tuổi, lý do và
mục đích của việc sinh viên lựa chọn người cao tuổi làm đối tượng thực tập của mình
để kiểm huấn viên có thể đưa ra những gợi ý cũng như trợ giúp ban đầu cho sinh viên
định hướng được mình cần hay nên làm gì trong q trình thực tập để đạt được mục
đích.
- Thái độ của kiểm huấn viên ở giai đoạn sơ bộ nên có sự hịa hợp, thể hiện sự
hịa đồng lắng nghe mục đích của sinh viên. Vì giai đoạn sơ bộ là giai đoạn khởi đầu
của cả quá trình kiểm huấn nên không cần thu thập thông tin của sinh viên quá nhiều

mà nên tập trung vào tạo lập mối quan hệ với sinh viên, điều này sẽ giúp ích cho các
bước tiếp theo.
Giai đoạn bắt đầu
Trong giai đoạn bắt đầu, việc quan trọng nhất là thiết lập sự thỏa thuận và tin
cậy lẫn nhau giữa kiểm huấn viên và người được kiểm huấn. Việc này có thể đạt được
thơng qua hợp đồng kiểm huấn dạng văn bản hoặc thỏa thuận ở dạng trao đổi bằng lời.
9


Tsui (2005) trích từ Shulman (1993) đề nghị rằng các kiểm huấn viên cần chia
sẻ ý nghĩa của công tác kiểm huấn, mơ tả vai trị của kiểm huấn viên, thu thập thông
tin phản hồi từ những người được kiểm huấn về những mong đợi của họ, và cùng nhau
thảo luận về các nghĩa vụ và kỳ vọng.
Bối cảnh kiểm huấn có thể thậm chí quan trọng hơn nội dung hợp đồng kiểm
huấn. Nếu khơng có sự tin cậy giữa kiểm huấn viên và người được kiểm huấn thì hợp
đồng kiểm huấn chỉ là một văn bản khơng có ý nghĩa.
Tiến trình kiểm huấn với sinh viên thực tập về người cao tuổi(Giai đoạn bắt
đầu):
- Sau khi thiết lập được mối quan hệ và tạo được sự tin cậy qua những buổi gặp
mặt ban đầu, sinh viên sau đó sẽ bắt đầu quá trình thực tập của mình. Kiểm huấn viên
trong giai đoạn này đóng vai trị như người hướng dẫn hay người trợ giúp những sinh
viên trong các ngày đầu thực hành cịn bỡ ngỡ chưa biết mình cần làm gì tại nơi thực
hành. Với việc đã tạo được sự tin cậy thì việc hướng dẫn sinh viên sẽ trở nên rất dễ
dàng và ổn thỏa, thế nên việc quan trọng nhất trong giai đoạn này là phải tạo được sự
tin cậy, niềm tin vào kiểm huấn viên của sinh viên đi thực tập.
- Với việc sinh viên thực tập chọn người cao tuổi là đối tượng để thực tập thì đa
số nơi thực tập hay địa bàn thực tập sẽ là các trung tâm điều dưỡng và chăm sóc người
cao tuổi hoặc là các viện dưỡng lão,... Kiểm huấn viên nên chuẩn bị một số lời khuyên
về người cao tuổi như cách làm quen hay một số cách thu thập thơng tin mà khơng gây
khó chịu cho người cao tuổi,... và một số lời khuyên khác dành cho sinh viên để quá

trình khởi đầu thực tập được thuận lợi hơn.
Giai đoạn làm việc
Giai đoạn làm việc là giai đoạn cốt lõi của tiến trình kiểm huấn. Các kỹ năng
cần thiết trong giai đoạn làm việc bao gồm: kỹ năng điều chỉnh (sessional tuning-in
skills), kỹ năng thỏa thuận phiên làm việc (sessional contracting skills), kỹ năng làm rõ
(elaborating skills), kỹ năng thấu cảm (empathetic skills), kỹ năng chia sẻ cảm xúc
(skills in sharing feelings), kỹ năng quyết đoán (assertive skills), kỹ năng chỉ ra trở
ngại (skills in pointing out obstacles), kỹ năng chia sẻ dữ liệu (skills in sharing data)

10


và kỹ năng kết thúc phiên làm việc (sessional ending skills) (Shulman, 1993, Tsui,
2005).
Tiến trình kiểm huấn với sinh viên thực tập về người cao tuổi(Giai đoạn làm
việc):
- Giai đoạn này là giai đoạn dài nhất và cũng là giai đoạn khó khăn nhất trong
cả tiến trình kiểm huấn. Trong giai đoạn này sinh viên bắt đầu thực hiện quá trình thực
tập tại cơ sở và làm các nhiệm vụ được giao, còn kiểm huấn viên sẽ theo dõi đánh giá
trao đổi thơng tin với nhóm sinh viên và cá nhân mỗi sinh viên thông qua các phiên
làm việc hàng tuần dựa trên các báo cáo của sinh viên và để lắm bắt tiến độ thực hiện
nhiệm vụ, những khó khăn vương mắc,... thực tế đang gặp phải và cùng nhau tháo gỡ
những khó khăn. Kiểm huấn viên điều chỉnh nhắc nhở, hỗ trợ sinh viên theo kịp tiến
độ đã định ra trước đó.
- Giai đoạn này cũng là giai đoạn cần trạo đổi và làm việc nhiều nhất giữa kiểm
huấn viên và sinh viên cần vận dụng nhiều kỹ năng nhất để giúp sinh viên giải quyết
khó khăn trong quá trình thực tập, trong giai đoạn này kiểm huấn viên cần nhạy cảm
dự đoán được những vấn đề sinh viên sẽ có thể gặp phải để chuẩn bị sẵn kỹ năng cũng
như phương án giải quyết vấn đề để khi sinh viên gặp phải có thể giải quyết.
- Sinh viên thực tập về người cao tuổi trong quá trình thực hành thường hay gặp

các khó khăn như khó thu thập thơng tin, khó hịa nhập với các nhóm người cao tuổi
trong trung tâm do sự cách biệt về tuổi tác,... hay đơn giản do lần đầu thực tập nên cịn
bối rối chưa biết nên làm gì. Người cao tuổi là một nhóm người cần được sự lắng nghe
thấu hiểu cao và dành nhiều thời gian ở bên thì sinh viên mới có thể hồn thành nhiệm
vụ được giao. Với sinh viên lần đầu đi thực tập thì đây là một vấn đề khó khăn do họ
chưa được tiếp xúc nhiều với các đối tượng để có kinh nghiệm.
- Kiểm huấn viên cần phải làm rõ cho sinh viên thực tập biết không được quá
vội vàng cũng như không được nản chí khi tiếp xúc và làm việc với người cao tuổi
trong thời gian đầu không thu được kết quả gì. Kiểm huấn viên cần chỉ rõ cho sinh
viên biết cần phải kiên nhẫn và lắng nghe người cao tuổi thì mới có thể làm quen và
hồn thành nhiệm vụ thực tập được.

11


- Kiểm huấn viên lúc này nên sử dụng các kỹ năng như kỹ năng thấu cảm để
hiểu rõ được những vấn đề mà sinh viên đang gặp phải, kỹ năng điều chỉnh để giúp
sinh viên sắp xếp lại kế hoạch cũng như nhiệm vụ đề ra, kỹ năng chia sẻ cảm xúc để
sinh viên có lại động lực thực tập, kỹ năng chỉ ra trở ngại, kỹ năng làm rõ... để giúp
sinh viên hiểu được mình cịn thiếu sót những gì trong quá trình thực hành cũng như
những trở ngại mình đang gặp phải do đâu mà có, từ đó tìm ra cách giải quyết vấn đề
mà sinh viên gặp phải.
Giai đoạn kết thúc
Trong giai đoạn kết thúc, kiểm huấn viên tổng kết những giai đoạn khác nhau
của toàn bộ tiến trình kiểm huấn và đưa ra sự giải thích về những gì mà người được
kiểm huấn đã học được và cách thức họ đã trưởng thành thông qua tiến trình kiểm
huấn.
Kiểm huấn viên nên tiến hành việc nhìn lại những điểm mạnh và điểm yếu của
người được kiểm huấn. Điều này giúp người được kiểm huấn có thể đáp ứng được
những thách thức trong tương lai. Nên sắp xếp cuộc phỏng vấn tổng kết đối với những

người được kiểm huấn sắp rời khỏi tổ chức do thăng tiến, học tiếp cao hơn, từ chức,
hoặc về hưu. Kiểm huấn viên nên tổng kết về những gì mà tất cả các bên đã hoàn
thành và biểu lộ cảm xúc của mình về việc kết thúc mối quan hệ kiểm huấn. Ngay cả
người được kiểm huấn tự tin nhất cũng có những lo âu nhất định về sự tách rời khỏi
kiểm huấn viên và sự bất định của tương lai. Kiểm huấn viên cũng nên biểu lộ sự đánh
giá cao đối với những nỗ lực mà người được kiểm huấn đã đóng góp vào tiến trình
kiểm huấn.

12


Tiến trình kiểm huấn với sinh viên thực tập về người cao tuổi(Giai đoạn kết
thúc):
Trong giai đoạn kết thúc sinh viên hoàn thành bài thực tập chuẩn bị rút khỏi địa
bàn. Kiểm huấn viên và sinh viên sẽ tiếp tục đánh giá tổng thể các hoạt động đã diễn ra
trong quá trình thực hiện từng giai đoạn và đưa ra những vấn đề đã mắc phải và tìm ra
nguyên nhân, giải thích những điều dẫn đến vấn đề đó. Kiểm huấn viện cùng sinh viện
nhìn lại những điểm mạnh và điểm yếu của sinh viên và rút ra những kinh nghiệm và
điều mình cần thay đổi trong quá trình làm việc để đáp ứng tốt hơn những nhu cầu cho
tương lai sau này
Giai đoạn này được thực hiện sau khi sinh viên đã hoàn thành nhiệm vụ ở nơi
thực tập với người cao tuổi, kiểm huấn viên sau khi nhìn lại tổng thể quá trình làm việc
với người cao tuổi của sinh viên ở nơi thực tập qua các hình thức như xuống thăm hay
qua các báo cáo của sinh viên sẽ đánh giá về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của sinh
viên. Từ đó rút ra kinh nghiệm cho cả sinh viên và kiểm huấn viên trong lần thực tập
này để lần sau có thể làm tốt hơn.
Với người cao tuổi thì mức độ hồn thành nhiệm vụ của sinh viên được đánh
giá qua các chỉ tiêu như việc thu thập thông tin đã được đầy đủ chưa? Việc tìm hiểu
các vấn đề của người cao tuổi đang mắc phải thế nào? Có tìm được vấn đề cốt lõi mà
họ đang mắc phải cần được giải quyết không? Quá trình trợ giúp người cao tuổi cải

thiện cũng như giải quyết vấn đề như thế nào? Kết quả của việc thực hiện kế hoạch trợ
giúp ra sao? Người cao tuổi sau khi được trợ giúp sẽ trở nên như thế nào?,...
Các kỹ năng Kiểm huấn được áp dụng
Kỹ năng điều chỉnh
Kỹ năng điều chỉnh có thể được sử dụng trong giai đoạn sơ bộ cũng như trong
giai đoạn làm việc. Bản chất của việc điều chỉnh, theo Shulman (1993) là đối diện với
vấn đề chứ không tránh né vấn đề.
Kiểm huấn viên phải tập trung vào những vấn đề cụ thể mà người được kiểm
huấn gặp phải. Vấn đề có thể là chính sách thuộc tổ chức gây ra bất tiện cho nhân viên
hoặc tạo nên sự căng thẳng liên quan đến công việc. Kiểm huấn viên không nên đặt
những vấn đề này vào cuối lịch trình làm việc của phiên kiểm huấn. Thay vào đó,
chúng nên là những chủ đề cần tập trung thảo luận. Sự thảo luận cho phép người được
13


kiểm huấn biểu lộ những cảm xúc bên trong của họ và đối phó với sự tức giận. Q
trình này tạo thuận lợi cho kiểm huấn viên và người được kiểm huấn phát triển sự tin
cậy lẫn nhau và truyền thông giao tiếp hiệu quả. Dĩ nhiên, cả kiểm huấn viên lẫn người
được kiểm huấn phải có thái độ chân thành và động cơ tích cực.
Kỹ năng thỏa thuận phiên làm việc
Mặc dù có thể hợp đồng kiểm huấn đã nói rõ về mục tiêu, vai trị, trách nhiệm,
hình thức và cơ cấu kiểm huấn nhưng nội dung của mỗi phiên kiểm huấn vẫn phải
được xác định và có sự đồng ý giữa kiểm huấn viên và người được kiểm huấn.
Kiểm huấn viên nên xem lịch trình làm việc đã được bàn luận như là một lịch
trình dự kiến. Những vấn đề có nhiều sự quan tâm có thể được đưa ra trong 15 phút
thảo luận đầu tiên. Những vấn đề cấp bách có thể được bổ sung vào lịch trình làm việc,
hoặc có thể đưa ra vào cuối phiên kiểm huấn.
Trong khi thảo luận, kiểm huấn viên nên trì hoãn việc đưa ra các giải pháp cho
các vấn đề do người được kiểm huấn đề cập đến cho đến khi biết chính xác những suy
nghĩ và cảm xúc của người được kiểm huấn. Sự chân thành, không phải kỹ năng, là

thành phần quan trọng nhất trong quá trình làm việc.
Kiểm huấn viên phải duy trì quyền hạn của mình nhưng khơng phải lúc nào
cũng nhấn mạnh đến nó. Trong hầu hết các trường hợp, lắng nghe thậm chí cịn quan
trọng hơn việc đưa ra lời khuyên hoặc cung cấp thông tin, đặc biệt khi kiểm huấn viên
làm việc với những người được kiểm huấn có nhiều kinh nghiệm làm việc trực tiếp với
thân chủ. Kiểm huấn viên phải là người lắng nghe giỏi, nếu không những lời khuyên
của họ sẽ gặp sự cản trở lớn về mặt tâm lý từ phía người được kiểm huấn.
Kỹ năng làm rõ
Shulman (1993) được Tsui (2005) trích dẫn đã chú ý rằng có năm loại kỹ năng
kiểm huấn viên nên phát triển nhằm khuyến khích sự làm rõ những chủ đề do nhân
viên được kiểm huấn đưa ra.


Đầu tiên là kỹ năng đi từ lĩnh vực tổng quát đến những chủ đề cụ thể. Giống
như nhà tham vấn, kiểm huấn viên lắng nghe và sau đó hỏi cái gì, như thế
nào, khi nào, ai, ở đâu.



Kỹ năng thứ hai là kiềm chế. Kiểm huấn viên kìm lại khơng làm gì và giữ
im lặng trong khi đang lắng nghe và cố gắng hiểu đầy đủ những vấn đề do
người được kiểm huấn trình bày.



Kỹ năng thứ ba là lắng nghe tập trung. Kiểm huấn viên phải tập trung vào
mối quan tâm chính của người được kiểm huấn và cố gắng chia sẻ các cảm
14



xúc của người được kiểm huấn. Việc hiểu đầy đủ những vấn đề chính và sự
phản ứng của người được kiểm huấn đối với những vấn đề này là cần thiết.


Kỹ năng thứ tư là đặt câu hỏi. Kỹ năng này được dùng để thu thập các thông
tin cụ thể hơn về những vấn đề mà người được kiểm huấn đang gặp phải.
Việc sử dụng thích hợp các câu hỏi có thể giúp kiểm huấn viên thu thập
thơng tin, cung cấp sự hỗ trợ và đưa ra những chỉ dẫn.



Kỹ năng thứ năm là khả năng giữ im lặng khi sự im lặng là phù hợp. Sự im
lặng cho thấy người lắng nghe không thỏa mãn với câu trả lời hoặc cần
nhiều thơng tin hơn. Nó cũng là một cách thức khuyến khích người được
kiểm huấn tiếp tục cuộc đối thoại.

Kỹ năng thấu cảm
Theo Shulman (1993) thì thấu cảm là một trong những phẩm chất cần thiết và
quan trọng nhất của nhân viên xã hội. Kiểm huấn viên nên gắn bó với người được
kiểm huấn và loại bỏ bất kỳ trở ngại ngăn cản sự thấu cảm. Sau đó, kiểm huấn viên
phải với đến, thừa nhận và nói rõ được các cảm xúc của người được kiểm huấn.
Kiểm huấn viên khơng nhất thiết phải giả vờ mình là người mạnh mẻ, cũng như
không nhất thiết phải giữ khoảng cách đối với người được kiểm huấn. Kiểm huấn viên
nên chủ động thể hiện mối quan tâm của mình. Khi người được kiểm huấn chia sẻ cảm
xúc của họ, kiểm huấn viên phải đáp ứng một cách tự nhiên.
Kiểm huấn viên cũng cần giúp người được kiểm huấn hiểu rằng sự độc lập về
mặt nghề nghiệp không nhất thiết là điều bắt buộc và sự phụ thuộc nhau về mặt nghề
nghiệp không có gì là xấu hổ. Hãy nhớ rằng cần bắt đầu tại “mức mà người được kiểm
huấn đang ở”, chứ không phải tại “mức mà người được kiểm huấn nên ở”.
Cuối cùng, cũng rất ích lợi nếu kiểm huấn viên tóm tắt tình huống mà người

được kiểm huấn đang đối mặt. Điều này giúp cho người được kiểm huấn nhận ra rằng
kiểm huấn viên hiểu những gì mà anh ta hoặc cô ta cảm thấy.
Phần III: Nguyên nhân, giải pháp, khuyến nghị và đề xuất để nâng cao hiệu quả
của kiểm huấn (4- 5 trang)
• Đánh giá các nguyên nhân tác động tới hiệu quả của Kiểm huấn
o Năng lực kiểm huấn viên
o Năng lực người được kiểm huấn
o Cơ sở kiểm huấn
o
o

Các yếu tố từ cộng đồng/xã hội
Các yếu tố từ cơ chế chính sách
15


Yếu tố khác
• Giải pháp, khuyến nghị và đề xuất
Tài liệu tham khảo
o

16



×