Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu CHỦ NGHĨA ẤN TƯỢNG VÀ CÁC CHỦ NGHĨA ẤN TƯỢNG VÀ CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CÁC TRÀO LƯU NGHỆ THUẬT THẾ KỶ 20-21 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.75 KB, 6 trang )

CHỦ NGHĨA ẤN TƯỢNG VÀ CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
ĐẾN CÁC TRÀO LƯU NGHỆ THUẬT THẾ KỶ 20-21


CÉZANNE-tĩnh vật-sơn dầu

Trong sự phát triển của Hội họa, ảnh hưởng của trường phái ấn tượng rất lớn
đến các trường phái khác, đến cả các trào lưu của nghệ thuật sau này.

Cuộc triển lãm đầu tiên vào năm 1874 của các họa sĩ ấn Tượng trưng bày bức
tranh ấn tượng mặt trời mọc của Monet dường như là điểm báo cho sự xuất hiện, bung
mở về nghệ thuật tạo hình, là nền tảng của những gì sẽ xuất hiện sau này. Bằng những
đề tài là những sinh hoạt ngoài trời hòa nhập với cảnh sắc thiên nhiên như người chèo
thuyền ngắm cảnh, những nhóm người uống cà phê ngoài trời và những buổi picnic,
những hình ảnh con người đi dạo trong những khu vườn tràn trề ánh sáng cho ta thấy
một sự đam mê về ánh sáng của các nghệ sĩ ấn tượng.

Manet khởi đầu cho những lý thuyết về màu sắc, ánh sáng và có phần nào ít
hơn về sự chuyển động và điều đó đã trở thành mục tiêu của các họa sĩ ấn tượng. Phần
kết quả mà Manet đạt được trong họa phẩm thuộc thời kỳ đầu của ông. Nó khiến các
họa sĩ quan tâm hơn đến bề mặt phẳng dẹt của mặt phẳng mà họ sáng tác trên đó. Điều
này trở thành cực kỳ quan trọng về sau này, khi họa sĩ sử dụng bút cứng, bàn chải và
tạo ra những vết cào, rạch, cùng những dấu vết khác mang lại cho người thưởng ngoạn
một trải nghiệm về tác phẩm, về sự từng trải của chính tác phẩm và một số cảm giác
của họa sĩ khi sáng tác ra nó. Đó là bước khởi đầu loại hình có tính vật lý trong hội họa
để cuối cùng trở thành đề tài ý nghĩa trong hội họa Trừu tượng.

Yếu tố thời tiết, ánh sáng của mặt trời tác động đến thiên nhiên cũng tạo ra cho
các nghệ sĩ ấn tượng những hiệu quả đáng kể. Họ hiểu được rằng sự làm mờ hoặc làm
tối đi phần nào vật thể thì cũng đạt được những hiệu quả mạnh mẽ tựa như ánh sáng
mặt trời hoặc thời tiết sương mù tác động đến thiên nhiên khi họ vẽ ngoài trời. Điển


hình như trong tranh của Monet, ở một loại tranh ông vẽ về đống rơm, về nhà thờ, về
hoa súng, hoa trên cánh đồng, về cầu Watterlonvaf trong loạt tranh vẽ ở những khu
vườn.

Nhằm đạt được vẻ rung động ánh sáng, các họa sĩ ấn tượng triển khai gối lên
nhau những màu sắc bổ sung trong những vùng rộng nhằm tạo sự sáng chói lớn lao
hơn và để diễn tả các vùng tối thì họ sử dụng những màu sắc đối nghịch với màu của
các vật thể in bóng dưới nước. Họ cũng làm sống lại một kỹ thuật cũ là tạo ra những
vệt sơn dày nhằm nắm bắt và phản ánh ánh sáng thực từ bề mặt. Kỹ thuật này gọi là
sơn theo lối “đốm”. Tuy vậy, bước đột phá quan trọng của nghệ sĩ ấn tượng là sử dụng
các màu sắc được hòa trộn từ những màu riêng rẽ. Ta sẽ tìm được tiếng nói chung này
của ấn tượng với việc phóng to các điểm ảnh số ngày nay, khi ta phóng đại nó với mức
độ nhiều chục lần.

Và cũng chính bởi việc các họa sĩ ấn tượng loại bỏ sắc đen ra khỏi tác phẩm của
mình mà thay vào đó sự phân giải bóng tối thành những quệt màu nhỏ đan xen, tạo ra
thứ bóng tối có màu rung rinh ẩn hiện. Vì vậy mà mặt tranh càng trở nên sáng, điều
này rất gần gũi với tính chất của màn hình điện tử sau này. Màn hình điện tử hiện theo
nguyên tắc chỉ có 3 màu : lam, lục, đỏ (thuật ngữ RGB), không hề có màu đen, đan
xen nhau mà tạo ra một bảng màu hiển thị phong phú. Tới 65 triệu màu và có thể còn
hơn thế nữa. Điều này còn khẳng định hơn sự đóng góp to lớn của các họa sĩ ấn tượng
đối với nghệ thuật hiện đại.

Những thu lượm của khoa học thông qua việc khám phá về quang học cũng đã
giúp cho các họa sĩ ấn tượng có những khai thác về vẻ lung linh của tự nhiên. Như
những tác phẩm của Renoir, ông đã khai thác những vệt sáng lung linh dưới tán lá,
trên thảm cỏ và trên những trang phục tươi tắn của các cô gái Paris, còn Monet lại say
mê những đốm sáng long lanh, huyền ảo và trong vắt nhảy nhót trên những gợn sóng
lăn tăn trong đầm hoa súng.


Còn Degas ở nhũng sáng tác về vũ nữ balé hay dàn nhạc nhà hát lại là cái nhìn
độc đáo, bất ngờ, cũng là cái nhìn thấu thị của ngôn ngữ ống kính quang học ở các góc
nhìn (góc nhìn từ trên xuống, cận và toàn cảnh ).

Với Georges Seurat và Paul Signac tạo ra trường phái chấm điểm (Pointillism)
hay còn gọi là phân điểm ( Divíionism), phát triển trên nguyên tắc lấy tri thức khoa
học làm nền, cường độ thị giác nhờ vào sự phân tích màu sắc mà đạt tới mức độ tối đa.
Đó là hình thức chia mảng bố cục thành vô vàn các đốm màu nguyên thủy như: Lam,
lục, đỏ, vàng thì đây chính là hình thức hiển thị hiệu quả đúng cho các hệ thống màu
hình điện tủ sau này. Như trong tác phẩm Pin.Saint Tropez của Paul Signac phương
pháp phân điểm trong cách diễn giải vấn đề khiến ta thấy như thực sự đang xem một
bức tranh phong cảnh được tách màu trên máy tính với các phần mềm và sử dụng hiệu
ứng đồ họa.

Rồi đến những tác phẩm của Cezanne với cảm quan về khối và hình 3 chiều cho
đến các họa sĩ của chủ nghĩa lập thể (Cubism ) ta thấy những lối chia hình, khối đó là
từ không gian 3 chiều với lối nhìn hình học, với những hình kỷ hà dứt khoát mở rộng
không gian, phảng phất âm vang công nghiệp. Những lý thuyết đó đã ảnh hưởng rất
nhiều đến công nghệ 3D sau này mà đã xuất hiện trong các thiết kế đồ họa, những tác
phẩm kỹ thuật số, trong điện ảnh giả tưởng.

Cũng trong thời điểm mà chủ nghĩa lập thể đang thịnh hành thì những nghiên
cứu về những hình ảnh động thông qua các thước Film nhựa của Viking Eggeling
(1880-1925) trong tác phẩm Diagonale Symphonie (1924), phần nào cũng cho ta thấy
được sự tiếp nối, hấp thụ từ những trường phái khác nhau vào các loại hình thể hiện
mới

Và xuất hiện sau chủ nghĩa Lập thể, chủ nghĩa Dada cũng đã là nền móng để
phá vỡ mọi rào cản nghệ thuật với những triết lý về sự phản chiếu và chống đối mỹ
học, là sự giải phóng cho sự tự do biểu hiện. Tất cả những gì trước đây được cho là

cao quí, là quan trọng hoặc xinh đẹp trong hội họa đều bị họ công khai chế giễu và bôi
bác qua những cuộc triển lãm của họ.

Một yếu tố nữa của chủ nghĩa Dada đã giúp cho sự mở rộng của nghệ thuật đó
là sự trao cho những đồ vật tầm thường có được giá trị nghệ thuật khi chúng được
mang ra triển lãm. Như các tác phẩm điển hình của Marcel Duchamp: Bánh xe đạp với
một chiếc bánh xe đạp lộn ngược đặt trên ghế, hay tác phẩm đài phun nước là cái bồn
đi tiểu nam được lộn ngược, một tác phẩm đầy ý châm biếm, với một dụng cụ phục vụ
trong việc không mấy sạch sẽ được đưa lên làm tác phẩm nghệ thuật nơi đài phun
nước là những cái sạch sẽ phô trương vẻ đẹp. Và những khái niệm của Duchamp về
ready made - chỉ các đồ vật làm sẵn sản xuất hàng loạt - được nghệ sĩ sử dụng cho các
mục đích khác- biến nghĩa, được nghệ sĩ Nam June Paik (một nghệ sĩ Mỹ gốc Hàn) sử
dụng trong các tác phẩm đầu tiên của ông.

Chủ nghĩa ấn tượng và các trường phái nghệ thuật xuất hiện sau nó chính là nền
móng cho sự bùng nổ, phát triển của các chủ nghĩa, hình thức nghệ thuật sau này. Và
cũng song hành với sự phát triển đó, ta cũng luôn thấy thấp thoáng bóng dáng của
cuộc Cách mạng khoa học Kỹ thuật. Cũng như các thành tựu khác nhau của khoa học
luôn được các nghệ sĩ quan tâm để tạo nên những sự phát triển mới trong nghệ thuật,
cùng với những sự phát triển trong đời sống của loài người. Nghệ thuật luôn là sự phản
ánh xã hội, thời gian mà con người đang sống. Cùng sự phát triển của công nghệ điện
tử và truyền thông, nó đã trở thành tiền đề cho sự phát triển của các hình thái nghệ
thuật đã và sẽ xuất hiện trong kỷ nguyên số.


×