Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Chính sách tỷ giá của Trung Quốc giai đoạn 2008-2010. Tác động của nó tới quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Ảnh hưỏng của nó đến Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.5 KB, 7 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368

ĐỀ BÀI:
Chính sách tỷ giá của Trung Quốc giai đoạn 2008-2010. Tác động của nó tới
quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Ảnh hưỏng của nó đến Việt Nam.

BÀI LÀM:
Trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh
tế, Trung Quốc đã vươt qua ba trụ cột kinh tế chính đang phục hồi chạm chạp, đó là
Mỹ, Nhạt Bản và Tây Âu, trở thành nền kinh tế năng động nhât thế giới.Vai trò của
Trung Quốc trên trường quốc tế ngày càng tăng nhanh, nhất là trên lĩnh vực thương
mại. Sự thành công đó một phần là nhờ vào việc điều hành và hoạc định các chính sách
của chính phủ Trung Quốc khá sát với tình hình đất nước và trên thế giới. Chính sach
tỷ giá cũng không phải là một ngoai lệ. Với chính sách tỷ giá của mình, Trung Quôc
đang dần trở thành nguồn cung cấp hàng hoá cho toàn thế giới. Điều này đã làm cho
các nền kinh tế lớn lo ngại và gây ra rất nhiều căng thẳng trong quan hệ thương mại
giữa Trung Quôc và Mỹ. Còn đối với đất nước láng giềng Việt Nam chúng ta thì chính
sách tỷ giá của Trung Quốc có tác đông như thế nào. Trong bài làm này, em sẽ tìm hiểu
chuyên sâu và phân tích những vấn đề trên. Vì thế, em chọn đề tài này.
Trung Quốc ngày càng có vị thế trên trường quốc tế.Ảnh hưởng của Trung Quốc
tới nền kình tế thế giới càng trở nên quan trọng từ sau cuộc khủng hoảng tài chính thế
giới năm 2008, tầm ảnh hưởng đối với kinh tế thế giới đã chuyển dịch từ phía Tây sang
phía Đông. Các quốc gia mới nổi tại Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc đã trở thành động
lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu quan trọng nhất. Trong những năm gần đây, Trung
Quốc đóng góp từ 20 đến 30% vào sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Trong năm
2009, Trung Quốc đã đồng ý mua 50 tỷ USD trái phiếu của IMF nhằm giúp tăng
cường nguồn lực của tổ chức này trong hoạt động ổn định nền kinh tế toàn cầu. Vai trò
của Trung Quốc trong việc dẫn dắt kinh tế thế giới là đáng kể và mang tính chất lịch
sử. Đầu năm 2009 Trung Quốc công bố thực ra mình đã vượt Đức trở thành nền kinh tế
đứng thứ 3 thế giới vào năm 2007 sau khi sửa số liệu của năm này. Ngày 30/7/2010, Yi
Gang, người đứng đầu cơ quan điều hành chính sách tiền tệ của Trung Quốc, tuyên bố


nước này đã vượt mặt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Vào ngày
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1/11/2010 IMF đã thông qua mức 3,65% quyền biểu quyết của Trung Quốc tại Quỹ
Tiền tệ quốc tế. Các chuyên gia kinh tế cho rằng nhờ vào lực lương dân số hùng mạnh
và quyết định thả nổi đồng nhân dân tệ so với đôla Mỹ, không sớm thì muộn Trung
Quốc cũng sẽ vượt mặt cả Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, khả năng này
sẽ thành hiện thực trước năm 2025. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể hoàn thành mục tiêu
đứng đầu thế giới sớm hơn nếu họ tiếp tục chính sách vận hành theo cơ chế thị trường.
Với Châu Âu, khủng hoảng tài chính đã giúp Trung Quốc khảng định chỗ
đứng của mình tại châu lục này. Trong vòng sáu tháng đầu năm nay, xuất khẩu của
châu Âu sang Trung Quốc tăng 42%. Kể từ mùa xuân năm nay, Trung Quốc đã
vượt qua Hoa Kỳ để trở thành đối tác thương mại số một của Châu Âu. Lượng xuất
khẩu tổng cộng từ Châu Âu sang Trung Quốc, từ nay đến cuối năm sẽ đạt 500 tỷ đô
la. Theo chiều ngược lại, Trung Quốc cũng là nước đứng đầu thế giới trên phương
diện xuất khẩu vào Châu Âu. Thương mại song phương giữa hai khối tăng 16%
hàng năm. Đặc biệt là Châu Âu đứng đầu trong việc cung cấp công nghệ cho Trung
Quốc và đứng hàng thứ tư trong lĩnh vực đầu tư. Với Châu Á, tạo dựng các cơ chế
hợp tác toàn diện thông qua các hiệp định tự do thương mại, đàm phán kinh tế hợp
tác đầu tư song phương, đa phương. Hợp tác mậu dịch và đầu tư phát triển với tốc
độ nhanh, nhiều quốc gia coi TQ là đối tác quan trọng cần khai thác, bởi vậy đã rất
chú trọng thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư với TQ. TQ trở thành thị trường đầy
hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản, Xingapo
Đồng nhân dân tệ được ấn định ở mức quanh 6,82 đồng đổi một đôla Mỹ
suốt từ tháng 7/2008 đến nay nhằm hỗ trợ các nhà xuất khẩu và tạo công ăn việc làm.
Trung Quốc muốn một hệ thống thương mại phục vụ cho nhu cầu của họ: thị trường
xuất khẩu rộng lớn giúp tạo ra lượng việc làm cần thiết; đảm bảo nguồn cung cấp dầu
lửa, thực phẩm các nguyên liệu thô khác; đồng thời đảm bảo ưu thế vượt trội của Trung
Quốc về mặt công nghệ. Các quốc gia khác sẽ thành công hay thất bại tùy thuộc vào
cách họ khéo léo phục vụ lợi ích của Trung Quốc ra sao. Tuy nhiên, vài tháng gần đây,

dư luận quốc tế cho rằng Trung Quốc sẽ đối mặt với nguy cơ lạm phát nếu tiếp tục duy
trì cho đồng nhân dân tệ quá yếu so với đôla Mỹ. Thặng dư thương mại của Trung
Quốc trong tháng 2-2010 chỉ đạt 8 tỷ USD, giảm gần một nửa so với mức 14,2 tỷ USD
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cùng kỳ năm ngoái. Tính chung cả hai tháng, mức xuất siêu đã giảm 50,2% xuống còn
44 tỷ USD. Trước áp lực ngày càng lớn từ Mỹ và một số đối tác thương mại, Trung
Quốc đang cân nhắc thay đổi chính sách tỷ giá. Tuy nhiên, việc điều chỉnh có thể
không diễn ra sớm bởi xuất khẩu của Trung Quốc chưa hoàn toàn phục hồi trong khi
nhập khẩu tăng mạnh. Trong khi đó giai đoạn này là giai đoạn rất căng thẳng trong mối
quan hệ giữa hai siêu cường kinh tế của thế giới. Mỹ - Trung đang mấp mé bờ vực
chiến tranh thương mại, Mỹ đang đứng trước lựa chọn khó khăn: hoặc tham gia cuộc
chiến thương mại với Trung Quốc trong đó mọi bên đều mất mát; hoặc không làm gì
để Trung Quốc tự nhào nặn lại hệ thống thương mại. Hoa Kỳ vẫn đang gây áp lực lên
Trung Quốc để đòi hỏi nước này thay đổi chính sách tiền tệ. Các nhà phê bình Mỹ cho
rằng chính phủ Trung Quốc muốn duy trì đồng Nhân dân tệ ở mức thấp hơn giá trị thực
nhằm hỗ trợ cho ngành xuất khẩu cũng như đánh ‘thuế’ các mặt hàng nhập khẩu nào có
khả năng cạnh tranh với hàng của Trung Quốc. Bài viết của Tiến sĩ Paul Krugman,
nhân vật từng đoạt giải Nobel kinh tế hiện đã tác động đến cuộc tranh cãi giữa Mỹ và
Trung Quốc về tỉ giá hối đoái giữa đồng Nhân dân tệ và đồng đô-la Mỹ. Ông cho rằng
Trung Quốc hiện đang gây ra thêm các vấn đề đối với nền kinh tế thế giới và tán thành
các biện pháp cứng rắn đối với quốc gia này. Phía Mỹ cũng chỉ trích việc Bắc Kinh
tiến hành bán ra một khối lượng khổng lồ đồng Nhân dân tệ để giúp cho đồng tiền này
giảm giá và thu về được một lượng ngoại tệ trị giá khoảng 2.4 tỉ đô la Mỹ, đô la Mỹ
chiếm khoảng hai phần ba trong tổng số ngoại tệ này. Dù Bắc Kinh đã phát đi tín hiệu,
nhưng có thể Trung Quốc chỉ muốn đánh lạc hướng áp lực quốc tế trước thềm Hội nghị
thượng đỉnh G-20 và đó là chiến thuật kéo dài thời gian giúp sức cho các nhà xuất khẩu
Đại lục. Năm 2009- đầu năm 2010: tranh chấp thương mại giữa Mĩ và Trung Quốc trở
nên căng thẳng ,2 nước đứng trên bờ vực “chiến tranh lạnh”. Trong tháng Chín
2009:Mỹ nhập siêu 36,5 tỷ đôla, nhiều hơn so với dự đoán và là cao nhất kể từ tháng

Một. Tuy nhiên con số thực sự ảm đạm là 60,55%của mức thâm hụt này, tương đương
với 22,1 tỷ đôla, là chỉ với một nước duy nhất: Trung Quốc. Tại Mỹ, sự chênh lệch cán
cân thương mại giữa hai nước được nhìn nhận là bắt nguồn từ các chính sách bảo hộ từ
phía Trung Quốc, đặc biệt là việc nước này không để cho đồng tiền nội địa là đồng
nhân dân tệ tăng giá so với đồng đôla. Tháng 11/2009 trong cuộc hội đàm cấp cao Mỹ-
Trung, Mỹ đã nhắc tới vấn đề tỷ giá USD/RMB nhưng không được hồi âm. Tranh chấp
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thương mại giữa Washington và Bắc Kinh tiếp tục kéo dài sang năm 2010 sau khi Mỹ
áp thuế chống phá giá đối với ống thép Trung Quốc, Từ ngày 5/11 năm ngoái, Bộ
Thương Mại Mỹ đã ra thông báo, quyết định áp thuế chống bán phá giá ở mức 36,53%
đối với 37 công ty Trung Quốc, ngoài ra, một số công ty khác của Trung Quốc cũng sẽ
chịu mức áp thuế cao nhất là 99,14%. Đây là lần đánh thuế bổ sung trên cơ sở Bộ
Thương Mại Mỹ ra tuyên bố áp thuế từ 10,69% tới 30.69% đối với sản phẩm ống thép
xuất khẩu của Trung Quốc hồi tháng 9 năm ngoái. Đây cũng là vụ kiện thương mại lớn
nhất đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong lịch sử nước Mỹ. Phía Mỹ cho
biết, việc Trung Quốc định giá thấp cho những sản phẩm thép xuất khẩu sang Mỹ đã
làm tổn hại đến các ngành công nghiệp liên quan của Mỹ. Tuy nhiên, một chuyên gia
trong ngành của Trung Quốc đã biện luận rằng, trên thực tế, hai năm qua, ưu thế về giá
ống thép xuất khẩu của Trung Quốc có chiều hướng giảm dần. Tháng 5-2010:Trong
một động thái gây tổn hại tới quan hệ thương mại song phương, Bộ Thương mại Mỹ
vừa công bố kết quả điều tra tình trạng trợ cấp và bán phá giá mặt hàng muối kali nhập
khẩu từ Trung Quốc trên thị trường Mỹ. Theo kết quả các vụ điều tra chống trợ cấp đối
với hai mặt hàng nói trên, sản phầm muối kali phốt phát và giấy nhập khẩu từ Trung
Quốc sẽ phải đối mặt với mức thuế suất lần lượt là 109% và 13%. Động thái này đã bị
Chính phủ Trung Quốc lên án như một hành vi của chủ nghĩa bảo hộ. Các nhà kinh tế
cảnh báo, các động thái bảo hộ của chính quyền tổng thống Obama sẽ ảnh hướng xấu
đến quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vốn đang ngày càng trở nên quan
trọng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hôm 19/6/2010, Ngân hàng
Trung ương Trung Quốc tuyên bố sẽ cho phép tỷ giá ngoại tệ biến động linh hoạt hơn,

bằng cách thúc đẩy hơn nữa cải cách cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hoan nghênh tuyên bố hôm 19/6 của Trung Quốc
rằng, họ sẽ cho phép tỷ giá ngoại tệ biến động linh hoạt hơn, và khẳng định điều này sẽ
giúp bảo vệ tiến trình khôi phục kinh tế. Tuy nhiên, thông báo trên có thể sẽ không làm
hài lòng những người chỉ trích trong Quốc hội Mỹ, vốn cho rằng việc Trung Quốc định
giá đồng Nhân dân tệ ở mức thấp đã mang lại lợi thế cho các nhà xuất khẩu nước này
một cách không công bằng. Sau khi Mỹ quyết định in thêm tiền để kích thích nền kinh
tế, ngày 20-10-2010, ngân hàng Trung ương Trung Quốc lại quyết định giảm mức lưu
hoạt bằng cách nâng lãi suất huy động và cho vay thêm 25 điểm, tức là 0,25 nhằm kích
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thích đồng đô la lên giá. Theo đó, PBOC đã nâng lãi suất cho vay đồng Nhân dân tệ
(NDT) kỳ hạn 1 năm từ mức 5,31% lên 5,56% và lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm từ
2,25% lên 2,5%. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 12/2007, Trung Quốc thực thi biện
pháp thắt chặt tín dụng thông qua công cụ lãi suất cơ bản và mặt bằng lãi suất mới
chính thức được áp dụng từ ngày 20/10. chính sách nâng lãi suất của PBOC là một
quyết định khôn ngoan vì Việc nâng lãi suất cơ bản thường đi kèm với xu thế lên giá
của đồng nội tệ, theo đó NDT sẽ tăng mà không cần phải dùng đến biện pháp nâng tỷ
giá. Điều này được kỳ vọng sẽ đặt dấu chấm hết cho những lo ngại về một cuộc đua
giảm giá đồng nội tệ của nhiều nước trước thềm các cuộc họp của G20.
2.Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá Trung Quốc đến Việt Nam
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt nam với tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu liên tục tăng cao trong nhiều năm qua. Tổng kim ngạch mậu dịch hai
chiều tăng nhanh, bình quân khoảng 40%/năm. Tuy nhiên VN đang phải chịu những
tác động không tốt từ chính sách tỷ giá của TQ, Khả năng TQ chuyển dịch nhà máy
thiết bị và vốn của những ngành công nghiệp dùng nhiều lao động giản đơn như may
mặc, giày dép, dụng cụ lữ hành, hoặc những công đoạn có giá trị gia tăng thấp sang
Việt Nam và các nước lân cận phía nam Trung Quốc. Đây cũng không phải là khuynh
hướng tốt đối với Việt Nam. Trong hơn 8 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu dệt may 8 tháng
đầu năm 2010, có đến 30-40% tỉ trọng thuộc về doanh nghiệp có vốn FDI. Và phần lớn

trong số đó là doanh nghiệp Trung Quốc, được dự báo là đang và sẽ tăng tốc đầu tư
vào dệt may Việt Nam thời gian tới. Một trong những nguyên nhân khiến dệt may Việt
Nam thu hút nhiều vốn FDI chính là chi phí sản xuất tại Trung Quốc đang ngày càng
tăng cao. Việt Nam giá lao động, giá thuê đất rẻ hơn. Mặt khác, Đồng RMB không
thực sự tăng mạnh nên hàng hoá TQ vẫn quá rẻ so với VN. Thứ hai, VN nhập khẩu từ
TQ những hàng tiêu dùng thiết yếu, nguyên phụ liệu và một số máy móc, trong khi
xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu thô và nông sản thực phẩm tiểu ngạch
giá trị rất thấp và không ổn định. Nhưng bên cạnh đó, Việt Nam cũng có những cơ hội
từ chính sách tỷ giá của Trung Quốc. NDT tăng giá sẽ giúp cho các sản phẩm cùng loại
của Việt Nam không phải cạnh tranh quá quyết liệt về giá với hàng hóa của Trung
Quốc, Việt Nam cũng có thêm lợi thế trong việc thu hút đầu tư nước ngoài do chi phí
5

×