BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHĨA: 2010 – 2014
PHÁP LUẬT HƠN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM
HIỆN HÀNH VỀ CÁC TRƢỜNG HỢP CẤM KẾT HÔN
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. LÊ THỊ MẬN
Sinh viên thực hiện: LÊ MINH NHỰT
MSSV: 1055020196
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp này được hồn thành là nhờ sự hỗ trợ của Trường Đại
học Luật TP. Hồ Chí Minh, của Thầy, Cơ, gia đình và bạn bè. Xin ghi nhận từ tác
giả lòng biết ơn chân thành.
Đặc biệt, tác giả trân trọng gửi đến cô Lê Thị Mận - người đã tận tình hướng
dẫn tác giả thực hiện đề tài - lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Cũng xin được cảm ơn anh Nguyễn Duy Hiếu, anh Lê Minh Trung và những
người bạn khác đã góp sức cùng tác giả trong việc điều tra xã hội học và phiên dịch
tài liệu nước ngoài nhằm hoàn thiện đề tài.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT HÔN VÀ CÁC TRƢỜNG
HỢP CẤM KẾT HÔN ....................................................................................... 5
1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................5
1.1.1. Khái niệm kết hôn .....................................................................................5
1.1.2. Khái niệm điều kiện kết hôn .....................................................................6
1.1.2.1. Khái niệm điều kiện cho phép kết hôn .................................................6
1.1.2.2. Khái niệm các trường hợp cấm kết hôn ...............................................8
1.2. Ý nghĩa của quy định về các trƣờng hợp cấm kết hôn ................................ 9
1.3. Lƣợc sử pháp luật Việt Nam về các trƣờng hợp cấm kết hôn ..................10
1.3.1. Pháp luật phong kiến Việt Nam về các trường hợp cấm kết hôn .........10
1.3.1.1. Pháp luật Lý, Trần, Hồ về các trường hợp cấm kết hôn ...................10
1.3.1.2. Pháp luật Hậu Lê về các trường hợp cấm kết hôn ............................ 11
1.3.1.3. Pháp luật triều Nguyễn về các trường hợp cấm kết hôn ...................12
1.3.2. Pháp luật thời Pháp thuộc và pháp luật Việt Nam Cộng Hịa về các
trường hợp cấm kết hơn ....................................................................................13
1.3.2.1. Bộ luật Dân sự Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ về các trường hợp cấm kết
hôn ...................................................................................................................13
1.3.2.2. Pháp luật hôn nhân và gia đình ở Miền Nam Việt Nam trước
30/4/1975 ........................................................................................................14
1.3.3. Các trường hợp cấm kết hôn trong pháp luật hôn nhân và gia đình từ
Cách mạng tháng 8/1945 đến ngày 31.12.2000 ...............................................16
1.3.3.1. Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 về các trường hợp cấm kết hôn .16
1.3.3.2. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 về các trường hợp cấm kết hơn
......................................................................................................................... 17
1.3.3.3. Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986 về các trường hợp cấm kết hôn
......................................................................................................................... 18
1.4. Khái lƣợc các trƣờng hợp cấm kết hôn theo pháp luật một số nƣớc trên
thế giới ...................................................................................................................19
1.4.1. Pháp luật La Mã thời cộng hòa hậu kỳ về các trường hợp cấm kết hôn
............................................................................................................................ 19
1.4.2. Pháp luật Trung Quốc về các trường hợp cấm kết hôn ........................ 20
1.4.3. Pháp luật Đài Loan về các trường hợp cấm kết hôn ............................. 20
1.4.4. Pháp luật Thái Lan về các trường hợp cấm kết hôn ............................. 21
1.4.5. Pháp luật Nhật Bản về các trường hợp cấm kết hôn ............................ 21
1.4.6. Pháp luật Ấn Độ về các trường hợp cấm kết hôn ..................................22
1.4.7. Pháp luật Pháp về các trường hợp cấm kết hôn ....................................22
1.4.8. Pháp luật Canada về các trường hợp cấm kết hôn ................................ 23
1.4.9. Pháp luật Australia về các trường hợp cấm kết hôn ............................. 23
1.4.10. Pháp luật Nga về các trường hợp cấm kết hôn ....................................24
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CÁC TRƢỜNG HỢP CẤM KẾT HÔN ......... 28
2.1. Cấm ngƣời đang có vợ hoặc có chồng kết hơn ...........................................28
2.2. Cấm ngƣời cùng dịng máu về trực hệ, những ngƣời có họ trong phạm vi
ba đời kết hôn .......................................................................................................34
2.3. Cấm cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa những ngƣời từng là cha mẹ nuôi
với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dƣợng, mẹ kế với
con riêng kết hôn ..................................................................................................37
2.4. Các trƣờng hợp cấm kết hôn khác .............................................................. 39
2.4.1. Cấm kết hôn giả tạo .................................................................................39
2.4.2. Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn ........40
2.4.3. Vấn đề kết hôn của người mất năng lực hành vi dân sự ......................41
2.4.4. Vấn đề kết hôn của người đồng giới ......................................................42
CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VỀ CÁC TRƢỜNG HỢP
CẤM KẾT HÔN .............................................................................................. 47
3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật về các trƣờng hợp cấm kết hôn ...............47
3.1.1. Áp dụng pháp luật về cấm người có vợ, có chồng kết hơn ....................47
3.1.2. Áp dụng pháp luật về cấm kết hôn giữa những người cùng dịng máu
về trực hệ, những người có họ trong phạm vi ba đời ......................................50
3.1.3. Áp dụng pháp luật về cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
giữa những người từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu,
mẹ vợ với con rể, cha dượng, mẹ kế với con riêng...........................................53
3.1.4. Áp dụng pháp luật về các trường hợp cấm kết hôn khác ......................54
3.1.4.1. Việc kết hôn của người mất năng lực hành vi dân sự ........................ 54
3.1.4.2. Việc kết hôn giữa những người đồng giới .........................................55
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về các trƣờng hợp cấm kết hôn .............56
3.2.1. Vấn đề xác định phạm vi “đời” giữa những người có họ bị cấm kết hôn
............................................................................................................................ 56
3.2.2. Vấn đề cấm kết hôn giữa con ni với những người cùng dịng máu
trực hệ với cha, mẹ nuôi ....................................................................................57
3.2.4. Vấn đề kết hôn của người mất năng lực hành vi dân sự ......................59
3.2.5. Vấn đề kết hơn giữa những người cùng giới tính .................................60
3.2.6. Các vấn đề khác .......................................................................................61
KẾT LUẬN...................................................................................................... 63
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Điều chỉnh các quan hệ hơn nhân và gia đình Việt Nam, cấm kết hơn là vấn
đề được luật hóa từ rất sớm – ngay từ buổi đầu lập quốc. Tuy nhiên, xuất phát từ
thực tiễn, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội và phù hợp với ý chí của nhà nước,
chế định về các trường hợp cấm kết hôn luôn đổi thay qua các thời kỳ lịch sử.
Trong xã hội hiện đại, bàn đến sự tác động, điều chỉnh của pháp luật thực
định đối với hành vi kết hôn, không thể khơng đề cập đến Luật Hơn nhân và gia
đình năm 2000.
Có thể khẳng định rằng kể từ khi ban hành, đến nay đã trên mười ba năm,
các trường hợp cấm kết hơn theo Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 đã tạo hành
lang pháp lý khá an toàn trong việc đảm bảo quyền kết hôn của con người; cơ sở để
xây dựng và hồn thiện chế độ hơn nhân gia đình tiến bộ; phát huy những giá trị
truyền thống hơn nhân, gia đình tốt đẹp; góp phần xóa bỏ tư tưởng, tập tục về hơn
nhân, gia đình lạc hậu.
Tuy nhiên, thực tiễn cuộc sống cho thấy việc áp dụng pháp luật thực định về
cấm kết hôn theo Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 đã bộc lộ nhiều vướng mắc,
bất cập, như là: cơ chế cấm kết hôn chưa được dự liệu cụ thể để điều chỉnh kịp thời
quan hệ hôn sự đã phát sinh; một số quy định về cấm kết hơn khơng cịn phù hợp
với thực tiễn các quan hệ hôn nhân vốn vận hành và biến chuyển không ngừng. Hơn
thế nữa, những trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn diễn ra phổ biến, nhất là ở
những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa cho thấy quy định của Luật Hơn nhân và
gia đình năm 2000 về cấm kết hôn chưa thực sự đi vào cuộc sống.
Qua thời gian dài thực thi với những bất cập vừa nêu trên, Luật Hơn nhân và
gia đình năm 2000 cần phải được hoàn thiện. Ngày 19/6/2014, Luật Hơn nhân và
gia đình sửa đổi năm 2014 chính thức được Quốc hội thơng qua và có hiệu lực từ
ngày 1/1/2015. So với Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000, Luật Hơn nhân và gia
đình sửa đổi có những quy định mới về các trường hợp cấm kết hôn. Nhưng, những
thay đổi này đã giải quyết triệt để các vướng mắc, bất cập cịn tồn tại trong Luật
Hơn nhân và gia đình năm 2000 hay chưa vẫn là một câu hỏi cần có lời giải đáp.
Từ thực tế đó, với mong muốn pháp luật được thực thi, góp phần điều chỉnh,
ổn định các quan hệ hơn nhân gia đình, tác giả đã chọn đề tài: “Pháp luật hôn nhân
2
gia đình Việt Nam hiện hành về các trường hợp cấm kết hôn và thực tiễn áp
dụng” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên liên quan đến cứu đề tài
Trong quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình, cấm kết hôn không phải là cơ
chế mới mẻ. Cơ chế này đã nhận được sự quan tâm của công luận và được nhiều
học giả tiếp cận nghiên cứu ở các góc độ khác nhau với những định hướng khác
nhau. Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu pháp luật về cấm kết hôn như:
- Nguyễn Thị Hải Đông (2005), Kết hôn trái pháp luật những vấn đề lý luận
và thực tiễn, Khóa luận cử nhân, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;
- Phạm Thị Bích Ngân (2013), Những trường hợp cấm kết hôn theo Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000, Khóa luận cử nhân, Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh;
- Nguyễn Phương Lan (1998), “Về một số điều kiện kết hôn trong Luật Hôn
nhân và gia đình Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 5;
- Bùi Thị Mừng (2012), “Chế định kết hôn trong pháp luật hơn nhân và gia
đình Việt Nam qua các thời kỳ dưới góc nhìn lập pháp”, Tạp chí Luật học số 11;
- Ngô Cường (2013), “Nên cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm
vi mấy đời”, Tạp chí Tịa án nhân dân số 7;
- Cao Vũ Minh (2014), “Các hình thức cơng nhận hơn nhân đồng giới trên
thế giới và sự lựa chọn cho Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2.
Nhìn chung, các cơng trình này đã đưa ra các giải pháp pháp lý, giải pháp
thực tế và ở các mức độ nhất định, giá trị khoa học mà các đề tài mang lại là không
thể phủ nhận. Tuy nhiên, một số đề tài được thực hiện trong thời gian đã lâu và
chưa đặt trong bối cảnh sửa đổi Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000. Một số tác
giả cũng chỉ nghiên cứu, nhìn nhận một cách riêng biệt mà chưa đặt trong tổng thể
chung, chuyên sâu, toàn diện về các trường hợp cấm kết hôn theo pháp luật thực
định. Mặt khác, những công trình này chưa xâu chuỗi những chế định cấm kết hôn
từ quá khứ đến hiện tại.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, lần đầu tiên nội dung, mục tiêu và định
hướng này sẽ được tác giả tiếp cận nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ qua đề
3
tài: “Pháp luật hơn nhân gia đình Việt Nam hiện hành về các trường hợp cấm kết
hôn và thực tiễn áp dụng”.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Ngoài các khái niệm cơ bản, đề tài tập trung nghiên cứu, tổng hợp những quy
định trong lịch sử lập pháp của Việt Nam về các trường hợp cấm kết hôn; nghiên
cứu và lý giải các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của một số nước trên thế
giới. Xuất phát từ lý luận và trên cơ sở thực tiễn, đề tài này đưa ra những kiến nghị
nhằm hoàn thiện pháp luật về cấm kết hôn, tạo cơ chế pháp lý phù hợp trong việc
bảo vệ quyền kết hôn của con người trong bối cảnh mới.
Đề tài tập trung làm sáng tỏ các nội dung cơ bản sau:
Một là, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về các trường hợp cấm kết
hơn.
Hai là, phân tích nội dung, ý nghĩa của các quy định pháp luật hiện hành về
các trường hợp cấm kết hơn.
Ba là, nhìn nhận và đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật thực định về các
trường hợp cấm kết hôn cấm kết hôn tại Việt Nam hiện nay.
Bốn là, đưa ra những kiến giải pháp lý nhằm hồn thiện pháp luật về cấm kết
hơn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Khóa luận này hướng đến đối tượng nghiên cứu là những khái niệm, quan
điểm cơ bản về hôn nhân và cơ chế pháp lý về cấm kết hôn cũng như hiện trạng áp
dụng pháp luật về vấn đề này.
Xuất phát từ nội hàm của đề tài và trên cơ sở đối tượng nghiên cứu như trên,
tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:
- Đối với việc nghiên cứu những chế định về các trường hợp cấm kết hôn
trong lịch sử lập pháp Việt Nam và một số nước trên thế giới, tác giả chỉ dừng lại ở
việc khái lược những quy định về các trường hợp cấm kết hôn, chỉ ra những điểm
tương đồng, khác biệt so với quy định của Việt Nam hiện hành.
- Với pháp luật hơn nhân và gia đình Việt Nam, tác giả chỉ tập trung nghiên
cứu về các quy định liên quan đến các trường hợp cấm kết hôn mà không nghiên
4
cứu toàn bộ các chế định của pháp luật hiện hành về điều kiện kết hôn và đăng ký
kết hôn.
- Các trường hợp cấm kết hơn có yếu tố nước ngồi khơng được tiếp cận
nghiên cứu trong khn khổ đề tài.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, ngoài cở sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật
biện chứng Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, ở mỗi chương, tác giả sử dụng
các phương pháp cụ thể như sau:
Ở Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu về lịch sử
lập pháp của chế định các trường hợp cấm kết hôn, từ đó áp dụng phương pháp liệt
kê, tổng hợp, để lý giải, phân tích những chế định đó.
Ở Chương 2, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh.
Từ việc tổng hợp các quy định của pháp luật hiện hành cho từng trường hợp cấm
kết hôn cụ thể, tác giả đi đến phân tích những quy định đó và so sánh chúng với
những quy định, quan điểm trong và ngoài nước.
Tại Chương 3, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê để thống kê
số liệu từ nguồn tài liệu do một số học giả hoặc các cơ quan chun mơn thực hiện,
từ đó áp dụng phương pháp phân tích để lý giải những số liệu đó. Đặc biệt, phù hợp
đề tài nghiện cứu, tác giả còn áp dụng phương pháp điều tra xã hội học (được thực
hiện trong phạm vi 600 người) để thăm dò dư luận xã hội về tính khả thi của các
trường hợp cấm kết hôn như: phạm vi cấm kết hôn, vấn đề kết hôn giữa con đẻ và
con nuôi, việc kết hôn của người đồng giới … Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những
kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật hơn nhân và gia đình Việt Nam về các trường
hợp cấm kết hơn.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngồi lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khả và phụ lục, nội dung
khóa luận được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn.
Chương 2: Quy định của pháp luật hơn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành
về các trường hợp cấm kết hôn.
Chương 3. Thực tiễn áp dụng pháp luật và kiến nghị hồn thiện pháp luật
hơn nhân gia đình về các trường hợp cấm kết hôn.
5
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT HÔN VÀ
CÁC TRƢỜNG HỢP CẤM KẾT HÔN
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm kết hôn
Tại khoản 1 Điều 36 Hiến Pháp năm 1992 có ghi nhận rằng “nam, nữ có
quyền kết hơn, ly hơn” và Điều luật này cũng quy định “nhà nước bảo hộ hơn nhân
và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em”. Như vậy, nhà nước ta đã
khẳng định trong Hiến pháp kết hôn là quyền của công dân, được thừa nhận và bảo
hộ. Kết hôn không phải là nghĩa vụ của cơng dân nên nhà nước khơng có quyền đặt
ra các biện pháp cưỡng chế công dân kết hôn theo ý muốn của mình. Tuy nhiên, tùy
vào những yếu tố xã hội, văn hóa và ý chí của giai cấp cầm quyền mà quan niệm về
hôn nhân và kết hôn tại các quốc gia được nhìn nhận khơng tương đồng.
Theo từ điển tiếng Việt, kết hơn là “chính thức lấy nhau làm vợ chồng”1. Từ
điển Luật học định nghĩa kết hôn “là sự liên kết giữa một người đàn ông và một
người đàn bà thành vợ chồng, được pháp luật công nhận”2.
Theo Giáo trình luật hơn nhân và gia đình, Trường Đại học Luật thành phố
Hồ Chí Minh, Nxb Hồng Đức, năm 2012 thì “Kết hơn là việc nam, nữ lấy vợ, lấy
chồng khi đã trưởng thành và phù hợp với quy định của pháp luật”.
Điều 1 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 đã khẳng định: “Mọi
người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền”. Như vậy,
có thể nói quyền con người là những quyền mà tạo hóa đã ban cho họ, không phải
bất kỳ một nhà nước hay một giai cấp cầm quyền nào ban phát. Bởi trước khi có
nhà nước, trước khi có giai cấp thì những quyền tự nhiên như quyền sống, quyền tự
do, quyền yêu thương, xây dựng gia đình vốn đã có trước đó.
Ở nước ta, mục đích hơn nhân trước tiên nhằm mang lại hạnh phúc cho mỗi
cá nhân sau đó là ổn định quan hệ gia đình – xã hội. Cho nên, để hơn nhân là tự
nguyện, tiến bộ trên cơ sở tình yêu của hai cá thể và không ảnh hưởng đến tồn tại xã
hội thì cần có cơ chế phù hợp để nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng.
1
2
Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr.487.
Từ điển Luật học (1999), Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr.244.
6
Hiểu theo cách hiểu thông thường nhất, quan hệ vợ chồng là quan hệ được
xác lập giữa một người nam và một nữ. Đó là sự kết hợp giữa các cá nhân về mặt
tình cảm, xã hội, tơn giáo, sinh lý… một cách hợp pháp để cùng tiến đến xây dựng
gia đình, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
Chính vì vậy - nhìn ở góc độ khái niệm - kết hơn là việc nam và nữ xác lập
quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và
đăng ký kết hôn1.
Thực chất, kết hôn là sự liên kết một cách tự nguyện giữa hai cá thể nhằm
thiết lập quyền, nghĩa vụ của họ đối với nhau trên cơ sở quy định của pháp luật và
được pháp luật công nhận và bảo vệ.
1.1.2. Khái niệm điều kiện kết hôn
1.1.2.1. Khái niệm điều kiện cho phép kết hôn
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Luật Hơn nhân và gia đình năm
2000 thì nam, nữ kết hôn phải đảm bảo các điều kiện sau: “Nam từ hai mươi tuổi
trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên; việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định,
không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản
trở”. Như vậy, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 khơng định nghĩa thế nào là
điều kiện kết hôn nhưng đã liệt kê các điều kiện cần đảm bảo khi kết hơn.
Theo Từ điển Luật học thì: “Điều kiện kết hơn là điều kiện do pháp luật quy
định mà các bên nam, nữ có hoặc khơng có điều kiện đó mới được kết hơn. Là
những địi hỏi về mặt pháp lý đối với nam, nữ và chỉ khi thỏa mãn những địi hỏi đó
thì nam, nữ mới có quyền kết hơn”2.
Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: “Điều kiện kết hôn là những điều kiện
về mặt xã hội, do pháp luật quy định, theo đó pháp luật thừa nhận việc kết hôn của
nam, nữ”3.
Trong “Những quy định của pháp luật về hơn nhân và gia đình”, tác giả
Nguyễn Ngọc Điệp khẳng định: “Điều kiện kết hôn là những chuẩn mực (yếu tố)
pháp lý, dựa vào đó pháp luật thừa nhận sự kết hôn của nam, nữ”1.
Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và khoản 5 Điều 3 Luật Hơn nhân và gia
đình sửa đổi năm 2014.
2
Từ điển Luật học, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2006, Tr.252.
3
Nguyễn Mạnh Hùng, Thuật ngữ pháp lý, Nxb Chính trị quốc gia-sự thật, Hà Nội, Năm 2011.
1
7
Trong Giáo trình luật hơn nhân và gia đình, Trường Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh có thể hiện: “Điều kiện kết hơn là những quy định có tính chất bắt
buộc do nhà nước quy định trong các văn bản pháp luật và nam, nữ phải tuân thủ
khi kết hôn”2.
Như vậy, một cách tổng quan, điều kiện kết hôn là những quy định mang
tính pháp lý bắt buộc mà nhà nước đặt ra cho các bên nam, nữ khi xác lập quan hệ
vợ chồng phải tuân thủ.
Từ khái niệm về điều kiện kết hơn, có thể thấy điều kiện kết hơn có một số
đặc điểm sau:
Thứ nhất, đó là những quy định bắt buộc mang tính cưỡng chế nhà nước. Bởi
những điều kiện này được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, buộc
người muốn đăng ký kết hôn phải đảm bảo, phải tuân thủ.
Thứ hai, điều kiện kết hơn mang tính chất cá biệt cho từng quốc gia, phụ
thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị và thay đổi theo thời gian. Những điều kiện
kết hơn này là khơng hồn tồn giống nhau, thậm chí là ở mỗi vùng miền khác nhau
của một quốc gia. Nó phụ thuộc rất nhiều vào ý chí mong muốn điều chỉnh quan hệ
hơn nhân theo mục đích đã được định hướng của giai cấp cầm quyền ở mỗi giai
đoạn nhất định trên cơ sở điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục, tập qn.
Ví dụ, ở Việt Nam quy định nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi thì được
phép kết hơn, nhưng ở Anh cả nam và nữ nếu đạt độ tuổi 18 thì đều có quyền kết
hơn. Hay ở Hoa Kỳ thì chỉ có một số bang như: California, Connecticut, the District
of Columbia, Delaware,…3 là công nhận hôn nhân đồng giới.
Thứ ba, là quy phạm pháp luật được dự liệu để điều chỉnh quan hệ hôn nhân
ở giai đoạn đầu tiên – kết hôn.
Như vậy, mặc dù điều kiện kết hôn là những chế tài bắt buộc mang bản chất
nhà nước nhưng nó không bất biến mà thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào các
điều kiện, thời điểm, hoàn cảnh lịch sử nhất định. Vì vậy, khi xã hội đã có những
vận động, thay đổi một cách tự nhiên và khách quan thì pháp luật cũng cần thay đổi
Nguyễn Ngọc Điệp, Những quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, NXB Phụ nữ, năm
2001, tr.10.
2
Giáo trình luật hơn nhân và gia đình, Trường ĐH Luật TP.HCM, Nxb Hồng Đức, 2012.
3
(Cập nhật ngày 01/7/2014).
1
8
cho phù hợp. Những điều kiện kết hôn được quy định trong luật Hơn nhân và gia
đình năm 2000 đã được áp dụng trong một thời gian dài, bên cạnh những ưu điểm
thì nó vẫn cịn những hạn chế, bộc lộ nhiều vướng mắc. Do đó, cần có những giải
pháp hoàn thiệnvề mặt pháp lý các điều kiện này.
1.1.2.2. Khái niệm các trường hợp cấm kết hôn
Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 thì
việc kết hơn phải khơng thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn. Các trường
hợp cấm kết hôn được luật liệt kê tại Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Theo đó, pháp luật cấm các trường hợp sau kết hơn:
“1. Người đang có vợ hoặc có chồng;
2. Người mất năng lực hành vi dân sự;
3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ
trong phạm vi ba đời;
4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với
con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ,
mẹ kế với con riêng của chồng;
5. Giữa những người cùng giới tính”.
Tại khoản 2 Điều 5 Luật Hơn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 có hiệu lực
ngày 1/1/2015 xác định các hành vi cấm kết hôn gồm:
“a) Kết hôn giả tạo…;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng
với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hơn hoặc chung sống như
vợ chồng với người đang có vợ, có chồng;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dịng máu
về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với
con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu,
mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”.
Ở đây, nhà làm luật không dùng định nghĩa mà chỉ liệt kê các trường hợp
cấm kết hôn.
9
Theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam thì cấm là “không cho phép” và kết hôn là
“lấy nhau làm vợ chồng”.
Như vậy, các trường hợp cấm kết hôn là những qui định mang tính pháp lý
bắt buộc mà nhà nước đặt ra không cho phép nam nữ kết hôn.
Dựa trên những yếu tố về văn hóa, phong tục, tập quán và quan niệm của giai
cấp cầm quyền mà các nhà làm luật đã xác định những trường hợp cấm kết hôn.
Những trường hợp cấm kết hôn này phụ thuộc vào quan niệm về hơn nhân, mục
đích hơn nhân của mỗi quốc gia, và cũng như điều kiện kết hôn, khi những trường
hợp cấm kết hôn đã bộc lộ nhiều vướng mắc, không theo kịp với đời sống xã hội thì
cần sửa đổi, hồn thiện.
1.2. Ý nghĩa của quy định về các trường hợp cấm kết hôn
Kết hôn là việc nam và nữ cùng tiến tới xác lập quan hệ vợ chồng dựa trên
những điều kiện luật định và không thuộc các trường hợp cấm kết hơn. Mục đích
của hơn nhân là mang lại hạnh phúc cho con người, từ đó xây dựng gia đình, xã hội.
Vì vậy các giá trị truyền thống tốt đẹp, luân thường đạo lý nên được đề cao, những
định kiến lỗi thời, lạc hậu cần được xóa bỏ. Do vậy, các trường hợp cấm kết hơn
theo pháp luật hiện hành có hai ý nghĩa sau:
Thứ nhất, các trường hợp cấm kết hôn là cơ sở bảo vệ chế độ hơn nhân gia
đình Việt Nam. Chế độ hơn nhân và gia đình Việt Nam là chế độ hơn nhân một vợ,
một chồng, vợ chồng bình đẳng, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ.
Xuất phát từ ý nghĩa trên, quy định về các trường hợp cấm kết hôn theo luật thực
định hiện hành thấm đượm tính nhân văn. Vì trong trong suốt một thời gian dài của
lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng, chế độ đa thê dẫn đến
thân phận của người phụ nữ và quyền lợi của họ không được bảo vệ. Từ khi lập
quốc năm 1945 cho đến nay, nhà nước ta ln khẳng định xóa bỏ chế độ đa thê, xác
lập chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng cũng chính là nhằm
bảo vệ và giải phóng con người. Ngồi ra, mục đích của hơn nhân cịn giúp người
nam và người nữ cùng nhau xây dựng gia đình, thụ hưởng hạnh phúc, quan tâm,
chăm sóc lẫn nhau. Đó cũng chính là nền tảng để xây dựng xã hội.
Thứ hai, các trường hợp cấm kết hôn là cơ chế bảo vệ thuần phong, mỹ tục,
luân thường, đạo lý xã hội. Ngay tại lời nói đầu của Luật Hơn nhân và gia đình năm
2000, các nhà làm luật đã khẳng định “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi
dưỡng con người, là mơi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách”.
10
Trong gia đình, trật tự thứ bậc phải được đảm bảo, ơng bà, cha mẹ góp phần ni
dưỡng, giáo dục, yêu thương con, cháu. Ngược lại, con, cháu phải kính trọng, u
thương, chăm sóc ơng bà, cha, mẹ. Đó là những truyền thống đạo lý tốt đẹp không
chỉ riêng dân tộc ta mà được cả thế giới thừa nhận. Chính vì vậy, pháp luật hơn
nhân và gia đình Việt Nam cấm những người có cùng dịng máu về trực hệ, những
người có họ trong phạm vi ba đời; cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người
từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha
dượng, mẹ kế với con riêng kết hôn với nhau.
Thứ ba, các trường hợp cấm kết hơn dung hịa giữa việc bảo vệ ý chí của giai
cấp cầm quyền và lợi ích chung của xã hội. Như đã nói, quan niệm về hơn nhân, kết
hơn, các trường hợp cấm kết hôn phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện nội tại của mỗi
quốc gia, trong đó yếu tố quyết định vẫn là quan điểm của giai cấp cầm quyền. Vì
mục đích của nhà nước ta là tiến lên chủ nghĩa xã hội, nên đặt ra nhu cầu xây dựng
gia đình xã hội chủ nghĩa. Do đó, các điều kiện cấm kết hôn được dự liệu nhằm bảo
vệ, định hướng cho các quan hệ hôn nhân đi theo đúng ý chí của giai cấp cầm
quyền. Tuy nhiên, trong một xã hội dân sự, nhà nước cần đảm bảo hài hịa giữa ý
chí của giai cấp cầm quyền với lợi ích chung trong xã hội, trong điều kiện đảm bảo
trật tự xã hội và không tổn hại đến các thiết chế xã hội khác.
1.3. Lƣợc sử pháp luật Việt Nam về các trƣờng hợp cấm kết hôn
1.3.1. Pháp luật phong kiến Việt Nam về các trường hợp cấm kết hôn
1.3.1.1. Pháp luật Lý, Trần, Hồ về các trường hợp cấm kết hơn
Dưới thời nhà Lý, Trần, Hồ, tình hình đất nước đã từng bước được ổn định,
bộ máy nhà nước đã đi vào hoạt động. Pháp luật cũng có những bước tiến quan
trọng. Trong thời kỳ này, các quy phạm pháp luật hơn nhân và gia đình chưa được
quy định tập trung trong một văn bản quy phạm pháp luật mà được thể hiện rải rác
trong các văn bản do triều đình ban hành.
Thời bấy giờ, một người chồng được quyền có nhiều thê, thiếp. Quyền lợi,
nghĩa vụ của người chồng và người vợ cũng không cân bằng với nhau, người vợ
phụ thuộc rất lớn vào gia đình chồng.
Giai đoạn này, quan hệ hôn nhân chịu ảnh hưởng của Nho giáo nhưng lại
không tuyệt đối, việc kết hôn giữa những người trong họ được thực hiện phổ biến,
đặc biệt trong thời nhà Trần với chế độ khuyến khích hôn nhân nội tộc nhằm củng
11
cố quyền lực. Lịch sử có ghi: Sau khi Lý Huệ Tơng tự vẫn chết, Trần Thủ Độ giáng
Hồng hậu của Lý Huệ Tông là Trần Thị xuống làm Thiên Cực Công chúa rồi lấy
làm vợ. Trần Thủ Độ và Trần Thị là chị em họ.
Vua Trần Thánh Tông là con của vua Thái Tông (Trần Cảnh) và Thuận
Thiên Công chúa (trước là vợ của Trần Liễu), lấy bà Thiên Cảm là con gái của Trần
Liễu làm Hoàng hậu, tức anh em chú bác.
Vua Trần Nhân Tông lấy Bảo Thánh Cơng chúa (tức Khâm Từ Hồng hậu),
bà là con gái của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và Hưng Đạo Đại vương là
anh em ruột của mẹ vua Nhân Tơng, tức anh em cơ cậu1.
Nhìn chung, do buổi đầu lập quốc, bộ máy nhà nước mới được củng cố, cùng
với sự ảnh hưởng của Nho giáo, chế định hôn nhân gia đình thời Lý – Trần – Hồ
cịn mang nặng tính gia trưởng hà khắc, quyền lợi của người phụ nữ không được
ngang bằng với người đàn ông trong gia đình.
1.3.1.2. Pháp luật Hậu Lê về các trường hợp cấm kết hôn
Đề cập đến pháp luật cấm kết hôn thời Hậu Lệ khơng thể khơng nói đến Bộ
luật Hồng Đức. Theo Bộ luật Hồng Đức thì việc kết hơn bị cấm trong các trường
hợp sau:
Cấm kết hôn giữa những người trong họ hàng thân thích (Điều 319).
Cấm kết hơn khi đang có tang cha, tang mẹ (Điều 317). Tuy nhiên, pháp luật
phong kiến cũng cho phép các bên được cưới chạy tang, nghĩa là có thể làm đám
cưới ngay trong ngày cha, mẹ chết nhưng không được tổ chức ăn uống gì2.
Cấm kết hơn khi ơng bà cha mẹ đang bị tù tội (Điều 318). Tuy nhiên, sự cấm
đoán này khơng tuyệt đối, bởi vì nếu được sự cho phép của chính bản thân người
đang bị giam cầm thì việc kết hơn có thể được tiến hành, nhưng khơng được tổ chức
linh đình3.
Cấm anh (em) lấy vợ góa của em (anh), trị lấy vợ góa của thầy (Điều 324).
Phan Đăng Thanh – Trương Thị Hòa (1995), Lịch sử các định chế chính trị và pháp quyền VN,
tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.212-214.
2
Viện nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2008), Một số vấn đề pháp luật dân sự Việt
Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, NXB Chính trị quốc gia, tr.115-116.
3
Sđd, tr. 116.
1
12
Ngồi các quy định về cấm kết hơn nói trên, trong Bộ luật Hồng Đức cịn có
quy định một số trường hợp khác không được kết hôn khi việc kết hơn đó có thể
gây ảnh hưởng tới vương quyền, trật tự đẳng cấp xã hội, xâm phạm những nguyên
tắc đạo đức chính yếu trong xã hội như:
Cấm quan lại và con cháu không được lấy con gái hát xướng làm vợ (Điều
323).
Cấm quan lại ở biên trấn kết thông gia với tù trưởng vùng đó (Điều 334).
Cấm các quan ty ở trấn ngoài lấy đàn bà con gái trong hạt mình làm quan
(Điều 316).
Cấm lấy đàn bà con gái phạm tội đang trốn tránh (Điều 388).
Ngồi ra, pháp luật cịn quy định việc kết hôn phải tôn trọng trật tự thê thiếp.
Điều 309 Bộ luật Hồng Đức quy định: lấy thiếp làm vợ cả sẽ phải tội, vì yêu nàng
hầu (thiếp) mà thờ ơ với vợ cả phải tội biếm.
Nhìn chung, Bộ luật Hồng Đức về các trường hợp cấm kết hơn mang nặng
tính gia trưởng phong kiến, nhưng trong chừng mực nào đó pháp luật hơn nhân và
gia đình thời kỳ này đã quan tâm hơn đến quyền lợi của người phụ nữ.
1.3.1.3. Pháp luật triều Nguyễn về các trường hợp cấm kết hôn
Pháp luật về cấm kết hôn dưới triều Nguyễn được quy định trong Bộ Hoàng
Việt luật lệ. Chế định hơn nhân trong Hồng Việt luật lệ là một chế định hơn nhân
khơng tự do, bất bình đẳng, đề cao vai trò của người cha, người chồng, vợ cả và con
trưởng. Tuy các thời đại trước quan hệ hơn nhân phong kiến đã hình thành nhưng
đến thời Nguyễn nó lại trở nên gay gắt hơn. Sự phân biệt đẳng cấp trong hơn nhân
cịn mở rộng ra khi cấm nô tỳ kết hôn với dân tự do (Điều 196).
Nhìn chung, pháp luật hơn nhân và gia đình triều Nguyễn có sự tiếp thu của
các triều đại trước đó, và đặc biệt là sao chép pháp luật Trung Hoa. Quan hệ hơn
nhân phong kiến tiếp tục duy trì và trở nên khắc nghiệt hơn.
13
1.3.2. Pháp luật thời Pháp thuộc và pháp luật Việt Nam Cộng Hịa về các
trường hợp cấm kết hơn
1.3.2.1. Bộ luật Dân sự Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ về các trường hợp cấm kết
hôn
Năm 1858, thực dân Pháp mở đầu xâm lược nước ta. Qua các Hòa ước bại
trận do triều đình Huế ký với Pháp vào các năm 1862, 1874, 1883 và 1884, nước ta
hoàn toàn lệ thuộc vào Pháp. Ở Nam kỳ có Bộ Dân luật giản yếu ban hành ngày
26/3/1884. Ở Bắc kỳ có Bộ Dân luật Bắc (Tên chính thức là Bộ Dân luật thi hành
tại các tòa Nam án Bắc kỳ) ban hành ngày 30/3/1931. Bộ luật này gồm 4 quyển,
1.455 điều, trong đó các vấn đề về hơn nhân và gia đình được quy định tại quyển
thứ nhất, tập trung từ Điều 68 đến Điều 461). Ở Trung kỳ, Bộ Dân luật Trung (tên
chính thức là Hồng Việt Trung kỳ hộ luật) gồm 5 quyển, 1.709 điều, được ban
hành trong nhiều năm (từ 1936 đến 1939). Trong ba bộ luật trên, các nội dung về
các điều kiện cấm kết hôn được quy định như sau:
Hôn nhân phải được thực hiện giữa một người nam và một người nữ. Tuy cả
ba bộ luật không minh thị quy định điều này, song tinh thần chung của pháp luật
được hiểu và vận dụng trong thực tế thời ấy là việc vợ chồng chỉ được thực hiện do
sự kết hợp giữa hai người khác giới.
Đôi nam nữ khơng được có quan hệ họ hàng, thân thích. Cả ba bộ luật đều
quy định cấm kết hôn giữa những người thân thuộc hay thích thuộc về trực hệ vào
bậc nào cũng vậy, bất luận là con nuôi hay con ngoài giá thú. Về bàng hệ, những
người sau đây bị cấm kết hôn với nhau:
Ở Nam kỳ, anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha và
các thân thích cùng đẳng cấp ấy; chú, bác, cơ, dì, ơng chú, ơng bác, bà cơ, bà bác;
các anh chị em họ đến bậc thứ sáu; các bà con cùng ông tổ và cùng họ (đồng tông)1.
Ở Bắc kỳ, anh, chị em cùng cha cùng mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác
cha, anh chị em nuôi; chị dâu, em dâu với em chồng, anh chồng; chú, bác, cậu với
cháu gái; cơ, dì với cháu trai; bác gái hay thím, mợ với cháu chồng; anh chị em con
chú, con bác, con cơ, con cậu, con dì cả hai bên nội ngoại; anh chị em cháu chú,
cháu bác, cháu cô về bên nội; anh chị em họ đồng tông (Điều 74 Dân luật Bắc).
Phan Đăng Thanh – Trương Thị Hịa (2012), Các chế độ hơn nhân và gia đình Việt Nam xưa và
nay, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, tr.39-43.
1
14
Ở Trung kỳ, ngoài các đối tượng cấm như ở Bắc kỳ, còn cấm bố dượng với
con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; cháu trai với vợ góa của ơng chú,
ơng bác, ơng cậu; ơng chú, ông bác, ông cậu với vợ góa của cháu trai mình kết hơn
với nhau1.
Ngồi ra, hai bên nam, nữ khơng được kết hôn trong thời kỳ để tang cha, mẹ
hay tang chồng, vợ. Dân luật Bắc, Dân luật Trung cấm kết hôn khi để tang cha, mẹ
(27 tháng), tang chồng (27 tháng), tang vợ (12 tháng). Dân luật giản yếu khơng cấm
kết hơn vì lý do để tang, song vì trình độ y học cịn hạn chế, nhằm tránh sự nhầm
lẫn khi xác định quan hệ huyết thống, nên người vợ không được kết hôn trong thời
hạn 10 tháng kể từ ngày chồng mình qua đời. Ở Nam kỳ, vì chồng không phải để
tang vợ như ở Bắc kỳ, Trung kỳ nên sau ngày vợ chết thì đã có quyền cưới vợ
khác2.
Một trong hai người nam, nữ bị điên cuồng, vơ tri thức3.
Nhìn chung, với ba Miền cùng chế độ chính trị - xã hội “chia để trị” khác
nhau, pháp luật về cấm kết hôn thời Pháp thuộc được quy định trong ba Bộ Dân luật
có nhiều điểm khơng tương đồng. Đặc biệt, các trường hợp cấm kết hôn giữa những
người cùng trực hệ, bàng hệ ở ba bộ luật là khác nhau. Tuy vậy, tinh thần chung của
pháp luật thời kỳ này là không cấm kết hôn khi đang có vợ có chồng, do ba bộ luật
cho phép chế độ đa thê, người chồng có quyền có nhiều vợ.
1.3.2.2. Pháp luật hơn nhân và gia đình ở Miền Nam Việt Nam trước
30/4/1975
Ở Miền Nam Việt Nam trước ngày 30/4/1975, dưới chế độ Ngụy quyền Sài
Gịn, quan hệ hơn nhân và gia đình lần lược được điều chỉnh trong các đạo luật:
Luật Gia đình (số 1/59) ngày 02/01/1959 dưới thời Ngơ Đình Diệm; Sắc luật số
15/64 ngày 23/7/1964 dưới thời Nguyễn Khánh; Bộ Dân luật ban hành do Sắc luật
số 028/TT/SLU ngày 20-12-1972 dưới thời Nguyễn Văn Thiệu.
Luật Gia đình 1/59 chính thức bãi bỏ chế độ hơn nhân một chồng nhiều vợ,
đồng thời đề ra một số quy định khá xa lạ đối với tập quán, phong tục Việt Nam
như cấm vợ chồng ly hôn, Luật định ra biện pháp xử phạt khắt khe đối với các
Sđd, tr.39-43.
Sđd, tr.39-43.
3
Sđd, tr.39-43.
1
2
15
trường hợp vi phạm nghĩa vụ vợ chồng. Đối với các trường hợp cấm kết hơn, Luật
Gia đình 1/59 có quy định:
Người đang có vợ, có chồng khơng được kết hôn. Hôn nhân không được sự
đồng thuận của cha mẹ hoặc ơng bà hoặc người giám hộ thì khơng hợp pháp.
Khơng có quan hệ trực hệ do huyết thống hay do hơn nhân hay do lập con
ni. Do đó, cha ghẻ không được kết hôn với con gái riêng của vợ, mẹ ghẻ không
được kết hôn với con trai riêng của chồng. Về bàng hệ, cấm kết hôn giữa anh chị em
cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha, anh chị em nuôi; chú, bác, cậu
với cháu gái; cơ, dì với cháu trai do huyết tộc hay do hơn nhân. Vì vậy, chú, bác,
cậu khơng được kết hơn với cháu gái, cháu dâu; cơ dì, khơng được kết hơn với cháu
trai, cháu rể; bà bác, bà thím, bà mợ không được kết hôn với cháu chồng; ông
dượng và cháu vợ; anh chị em con chú, con bác, con cậu, con cơ, con dì cả hai bên
nội ngoại; anh chị em cháu chú, cháu bác, cháu cậu, cháu cơ, cháu dì về bên nội
cũng như bên ngoại; chị dâu, em dâu và em chồng, anh chồng; anh rể, em rể và em
vợ, chị vợ không được kết hôn với nhau.
Luật Gia đình 1/59 nghiêm cấm “ngoại hơn”, tức nghiêm cấm nam nữ sống
chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 dưới thời Nguyễn Khánh bao gồm 158
điều, kế thừa Luật Gia đình 1/59 nhưng đồng thời bãi bỏ nhiều nội dung không phù
hợp. Phần quy định về các điều kiện kết hơn nhìn chung kế thừa trọn vẹn quy định
của Luật Gia đình 1/59, tuy nhiên bỏ trường hợp “ngoại hơn”, nghĩa là cho phép
nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
Bộ Dân luật 1972 bao gồm 5 quyển, 1500 điều. Trong đó, các vấn đề về liên
quan đến hơn nhân, gia đình được quy định ở Quyển thứ nhất, tập trung từ Thiên
thứ năm đến Thiên thứ chín (từ Điều 99 đến Điều 361). Theo đó các bên muốn kết
hơn phải có sự tự nguyện (Điều 103); con trai chưa đủ 18 tuổi, con gái chưa đủ 15
tuổi không thể kết hôn, trừ trường hợp vì lý do trọng đại thì nguyên thủ quốc gia có
thể đặt cách cho kết hơn (Điều 104). Vị thành niên khơng thể kết hơn nếu khơng có
sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ, hội đồng gia tộc. Về các trường hợp cấm kết
hôn, Bộ Dân luật 1972 quy định như sau:
Người vợ chỉ có thể tái giá nếu ly hôn hoặc do người chồng chết sau 300
ngày kể từ ngày người chồng chết hoặc án ly hôn có hiệu lực. Tuy nhiên, nếu sau
16
khi ly hôn hoặc người chồng chết mà người vợ sinh đẻ thì họ có thể tái giá trước
300 ngày nêu trên (Điều 106, 107).
Cấm những người trong trực hệ kết hơn với nhau, khơng kể chính thức hay
ngoại hơn, bất kỳ thứ bậc nào (Điều 108).
Cấm anh chị em đồng phụ mẫu hay cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác
cha; chú, bác, cậu, ông chú, ông bác, ông cậu với cháu gái; cơ, dì, bà cơ, bà dì với
cháu trai; anh chị em con chú, con bác, con cậu, con cơ, con dì, anh chị em cháu
chú, cháu bác kết hôn với nhau (Điều 109). Tuy nhiên, nếu vì lý do trọng đại thì anh
chị em con chú, con bác, con cậu, con cơ, con dì, anh chị em cháu chú, cháu bác có
thể kết hơn với nhau nếu được sự đồng ý của nguyên thủ quốc gia, nếu họ không
thuộc những người đồng tông quy định tại Điều 110 đoạn 3 và 4 và Điều 111 đoạn
3 và 4 (Điều 112).
Cấm giữa người phối ngẫu với một người tôn thuộc hay ti thuộc trực hệ của
người phối ngẫu kia; giữa chị dâu, em dâu với em chồng, anh chồng; giữa bác gái,
thím, mợ, bà bác, bà thím, bà mợ với cháu chồng; giữa bác, chú, cậu, ông chú, ông
bác, ông cậu với vợ của cháu trai kết hôn với nhau (Điều 110).
Cấm giữa cha mẹ nuôi với con nuôi cũng như với ti thuộc trực hệ của người
này; giữa cha mẹ nuôi với người phối ngẫu của người con nuôi; giữa những người
con nuôi của cùng một người; giữa những người con nuôi với con của người đứng
nuôi kết hôn với nhau (Điều 111).
Từ các quy định trên có thể thấy rằng, nhận pháp luật về cấm kết hơn của chế
độ Ngụy quyền Sài Gịn đã xóa bỏ chế độ đa thê, bước đầu nâng cao vị trí của người
phụ nữ trong gia đình về quyền lợi và tài sản, con chung.
1.3.3. Các trường hợp cấm kết hơn trong pháp luật hơn nhân và gia đình
từ Cách mạng tháng 8/1945 đến ngày 31/12/2000
1.3.3.1. Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 về các trường hợp cấm kết hôn
Sau khi chính quyền cách mạng non trẻ được hình thành, nhằm tạo cơ sở
pháp lý để điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký
ban hành Sắc lệnh số 97-SL gồm 15 Điều. Trong đó, mục tiêu hàng đầu là giải
quyết các vấn nạn của chế độ hôn nhân phong kiến để lại, xây dựng một quan hệ
hơn nhân, gia đình hiện đại, dân chủ, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân,
nhất là người phụ nữ.
17
Sắc lệnh đã dành ba điều luật (từ Điều 2 đến Điều 4) để quy định về điều
kiện kết hôn. Điều 2 Sắc lệnh quy định: “Cơng dân có quyền tự mình quyết định
việc kết hơn mà khơng phụ thuộc vào ý chí của người khác, tức là người con đã
thành niên khơng bắt buộc phải có cha mẹ bằng lịng mới được kết hơn”. Nhằm xóa
bỏ quan niệm hơn nhân không tự do, phụ thuộc vào ý kiến của bố mẹ, Sắc lệnh đã
xác định “Cơng dân có quyền tự mình quyết định việc kết hơn mà khơng phụ thuộc
vào ý chí của người khác”. Ngồi ra, trong tình trạng trình độ dân trí cịn thấp, Sắc
lệnh đã giải thích cho quy định này ngay trong cùng một văn bản “tức là người con
đã thành niên không bắt buộc phải có cha mẹ bằng lịng mới được kết hơn”. Sự giải
thích này phần nào gượng ép, “ý chí của người khác” có nội hàm rộng hơn “ý kiến
của bố mẹ”, nhưng trong tình hình bấy giờ, mục đích quan trọng hơn cả vẫn là để
xóa bỏ tình trạng hơn nhân lệ thuộc vào bố, mẹ.
Tại Điều 3 Sắc lệnh quy định: “Trong thời kỳ tang chế vẫn có thể lấy vợ lấy
chồng được. Song người vợ góa chỉ có thể lấy chồng sau 10 tháng kể từ ngày chồng
chết. Nhưng trong thời hạn ấy, người vợ hóa vẫn có thể tái giá nếu chứng rõ được
rằng mình khơng có thai, hoặc là đã có thai với chồng trước để tránh lẫn lộn về con
cái”. Quy định này nhằm tạo thuận lợi cho việc xác định cha mẹ con song ở mức độ
nhất định sẽ ảnh hưởng đến quyền kết hơn của con người.
1.3.3.2. Luật Hơn nhân và gia đình năm 1959 về các trường hợp cấm kết hôn
Ngày 29/12/1959, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thơng qua
Luật Hơn nhân và gia đình đầu tiên của nước ta và luật chính thức có hiệu lực từ
ngày 13/01/1960. Luật Hơn nhân và gia đình năm 1959 gồm 6 chương và 35 điều
luật. Trong đó các trường hợp cấm kết hôn được quy định tại Điều 5, Điều 9, Điều
10 Chương I.
Tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định: “Cấm người đang
có vợ, có chồng kết hơn”. Về việc cấm kết hơn giữa những người có quan hệ thích
thuộc, Điều 9 Luật này quy định: “Cấm kết hơn giữa những người cùng dịng máu
về trực hệ; giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Cấm kết hôn giữa anh chị em ruột, anh
chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Đối với những người khác có họ
trong phạm vi năm đời hoặc có quan hệ thích thuộc về trực hệ, thì việc kết hôn sẽ
giải quyết theo phong tục tập quán”.
Xét về di truyền học, quan hệ hôn nhân cận huyết ảnh hưởng chất lượng
giống nòi, “đe dọa” cho nguồn lực xã hội. Chính vì vậy, quy định tại Điều 9 Luật
18
Hơn nhân và gia đình năm 1959 là cần thiết. Bước đầu tạo cơ sở bảo vệ giống nòi,
phù hợp với thuần phong mỹ tục, đạo lý xã hội.
Về tình trạng sức khỏe, tại Điều 10 Luật này quy định: “Những người sau
đây khơng được kết hơn: Bất lực hồn toàn về sinh lý; mắc một trong các bệnh hủi,
hoa liễu, loạn óc, mà chưa chữa khỏi”. Cơ chế này cũng nhằm mục đích duy trì, bảo
vệ, phát triển giống nòi. Tuy nhiên, quy định một cách liệt kê như Luật Hơn nhân và
gia đình năm 1959 là chưa bao quát đủ các trường hợp cấm kết hôn liên quan đến
sức khỏe người kết hơn.
Nhìn chung, Luật Hơn nhân và gia đình năm 1959 là cơ sở pháp lý quan
trọng xóa bỏ những tàn dư lạc hậu của hơn nhân phong kiến, bước đầu xây dựng
quan hệ hôn nhân tiến bộ. Luật đã bãi bỏ, bổ sung những quy định khơng cịn phù
hợp, như quy định người phụ nữ được kết hôn trong thời kỳ tang chế và tái giá.
1.3.3.3. Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986 về các trường hợp cấm kết hôn
Ngày 29/12/1986, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
ban hành Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986 thay thế cho Luật Hơn nhân và gia
đình năm 1959 trước đó. Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986 bao gồm 10 Chương,
57 Điều, trong đó các trường hợp cấm kết hơn được quy định tại Điều 7 Chương I
như sau:
“Cấm kết hơn trong những trường hợp sau đây:
a) Đang có vợ hoặc có chồng;
b) Đang mắc bệnh tâm thần khơng có khả năng nhận thức hành vi của mình;
đang mắc bệnh hoa liễu;
c) Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa anh chị em cùng cha
mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; giữa những người khác có họ trong
phạm vi ba đời;
d) Giữa cha, mẹ ni với con ni”.
Nhìn chung Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986 vẫn tiếp thu tư tưởng của
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959; xác định quan hệ hơn nhân một vợ, một
chồng, vợ chồng bình đẳng, tương trợ lẫn nhau cùng xây dựng gia đình ấm no, hạnh
phúc, tiến bộ. Tuy nhiên Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986 có những quy định
phù hợp thực tiễn hơn như khơng cấm kết hơn giữa những người khác có họ trong
19
phạm vi 5 đời, chỉ cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời. Luật
cũng bãi bỏ quy định cấm kết hôn đối với những người bất lực hoàn toàn về sinh lý,
mắc bệnh hủi mà chưa chữa khỏi. Bên cạnh đó, Luật Hơn nhân và gia đình năm
1986 đã quy định trường hợp cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi. Đối với
trường hợp kết hơn đồng giới thì Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986 khơng dự
liệu cụ thể. Tuy nhiên, ngay tại lời nói đầu của Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986
đã khẳng định: “Trong gia đình xã hội chủ nghĩa, vợ chồng bình đẳng, thương yêu,
giúp đỡ nhau tiến bộ, tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ Tổ quốc, cùng nhau ni dạy con thành những cơng dân có ích cho xã hội”.
Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 khơng thừa nhận hơn nhân đồng
giới. Mặt khác, do điều kiện, hoàn cảnh bấy giờ, người đồng tính ở Việt Nam và
ngay cả thế giới khơng nhiều hoặc chưa cơng khai nhiều nên nhu cầu cần có chế
định thừa nhận quan hệ hôn nhân cho họ chưa được các nhà làm luật quan tâm.
1.4. Khái lƣợc các trƣờng hợp cấm kết hôn theo pháp luật một số nƣớc
trên thế giới
1.4.1. Pháp luật La Mã thời cộng hòa hậu kỳ về các trường hợp cấm kết
hôn
Theo pháp luật La Mã thời cộng hịa hậu kỳ, hơn nhân phải có sự tự nguyện
giữa các bên, cả hai bên phải độc thân hoặc kết hôn nhưng đã ly hôn, nam đạt độ
tuổi 14, nữ đạt độ tuổi 12. Ngoài ra, các bên không được rơi vào những trường hợp
cấm kết hôn gồm:
- Những người thuộc họ hàng trực hệ; kể cả họ hàng theo nhánh ngang (cùng
dòng máu cho đến 4 đời); giữa anh, em chồng với chị, em dâu;
- Người mắc bệnh tâm thần;
- Người bị xem là con hoang kết hơn với nữ nơ được phóng thích nhưng có
hành vi xấu xa;
- Nghị viên kết hơn với dân tự do, ca kỹ;
- Người giám hộ và người được giám hộ;
- Quan cấp tỉnh không được kết hôn với người dân địa phương;
- Giữa những người khi đã kết hơn mà trở nên thù ốn nhau;
20
- Trong thời gian chiến tranh, binh lính khơng được phép kết hôn1.
Pháp luật dân sự La Mã thời Công hòa hậu kỳ được đánh giá là pháp luật
phát triển nhất thời cổ đại. Những quy định của nó vẫn mang “màu sắc” của thời
chiếm hữu nơ lệ cịn nhiều hạn chế, nhưng vẫn khơng ít những quy định mang tính
tiến bộ, khoa học, được pháp luật hiện đại tiếp thu và phát triển.
1.4.2. Pháp luật Trung Quốc về các trường hợp cấm kết hôn
Tại Trung Quốc, pháp luật về hôn nhân được quy định tại Chương 2 của Luật
Hôn nhân nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (ngày 10 tháng 9 năm 1980, được
sửa đổi, bổ sung ngày 28/4/2001). Theo đó, Luật Hơn nhân Trung Quốc quy định:
Cấm tồn tại hai quan hệ hôn nhân cùng một lúc (Điều 3); cấm quan hệ huyết thống
trực hệ hoặc các bệnh mà y học xác nhận là khơng thích hợp cho hơn nhân thì việc
kết hơn cũng sẽ bị cấm (Điều 7). Tại Trung Quốc, quy định về kiểm tra sức khỏe
trước khi kết hôn là bắt buộc. Luật Hôn nhân của Trung Quốc không quy định trực
tiếp cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, nhưng xác định hơn nhân là sự
kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Điều này cho thấy hôn nhân đồng
giới là không hợp pháp ở Trung Quốc.
1.4.3. Pháp luật Đài Loan về các trường hợp cấm kết hôn
Pháp luật hôn nhân Đài Loan luôn tôn trọng và bảo vệ nguyên tắc hôn nhân
một vợ, một chồng; nguyên tắc hôn nhân giữa hai người khác giới và bảo vệ thuần
phong mỹ tục của dân tộc. Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng được thể hiện
trong Bộ luật Dân sự Đài Loan như sau: “Người có vợ, có chồng khơng được kết
hơn với người khác. Một người không được cùng một lúc kết hôn với hai người
hoặc nhiều người” (Điều 985).
Pháp luật Đài Loan nghiêm cấm kết hơn giữa những người có dòng máu về
trực hệ và họ hàng gần. Theo Điều 983 Bộ luật Dân sự Đài Loan thì những người có
quan hệ thân thích sau đây khơng được kết hơn: Người có dịng máu trực hệ và
người có quan hệ hơn nhân trực hệ; người có quan hệ dịng máu họ hàng trong
phạm vi 6 đời; người có quan hệ họ hàng bằng quan hệ hôn nhân trong phạm vi 5
đời của quan hệ khác chi. Pháp luật Đài Loan cịn quy định người giám hộ khơng
Nguyễn Thị Ngọc Hà (2010), Luật dân sự La Mã thời cộng hòa hậu kỳ và những ảnh hưởng của
nó đến pháp luật hiện đại, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh,
tr.49.
1