Vận dụng phương pháp Phân loại chi phí nhằm góp phần kiểm
soát hoạt động trong các DN
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển, các loại hình DN đang cạnh tranh
và phát triển trên thị trường. Do vậy để đảm bảo cho các DN tăng trưởng và phát triển bền vững,
các nhà quản trị kinh doanh luôn tìm mọi biện pháp tiết kiệm chi phí tối đa hóa lợi nhuận. Chính
điều này đã khẳng định vị trí, vai trò của thông tin kế toán trong các DN ngày được nâng cao. Ở
những nước có nền kinh tế phát triển, thông tin kiểm toán trở thành một công cụ quan trọng cho
các nhà quản trị kinh doanh tiết kiệm chi phí, đưa ra các quyết định đầu tư, chọn phương án tối
ưu. Nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của các nhà quản trị DN trong cơ chế mới, tác giả nghiên cứu
vấn đề: “Vận dụng phương pháp phân loại chi phí nhằm góp phần kiểm soát hoạt động trong các
DN”. Bài viết dựa trên cơ sở lý luận về các tiêu thức phân loại chi phí và thực trạng vận dụng các
tiêu thức phân loại chi phí trong các DN hiện nay. Từ đó, tác giả đã kiến nghị các DN cần vận
dụng các tiêu thức phân loại chi phí nhằm góp phần kiểm soát hoạt động.
1. Lý thuyết phân loại chi phí áp dụng cho DN.
Chi phí sản xuất kinh doanh là sự tiêu hao các yếu tố sản xuất cho sản phẩm, dịch vụ như
nguyên vật liệu, nhân công, khấu hao tài sản cố định và các khoản chi phí khác. Xét trong quá
trình chu chuyển vốn thì chi phí được coi là các yếu tố đầu vào để đổi lấy các yếu tố đầu ra đó là
doanh thu thành phẩm hay dịch vụ. Về lý thuyết, có nhiều tiêu thức phân loại chi phí, mỗi tiêu
thức đều có ý nghĩa khác nhau đối với quá trình quản trị DN.
a. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí;
b. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động;
c. Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với đối tượng chịu chi phí, chi phí chia thành 2
dạng: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp;
d. Các cách phân loại chi phí khác nhằm mục đích đưa ra quyết định.
2. Thực trạng tổ chức phân loại chi phí trong các DN hiện nay.
Qua khảo sát thực tế nhiều DN sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế của
Việt Nam hiện nay, ta thấy việc phân loại chi phí của các DN đều có những điểm chung như sau:
Các DN, chủ yếu phân loại chi phí theo yếu tố chi phí và theo khoản mục chi phí.
Theo khoản mục chi phí, chi phí trong DN xây dựng chia thành 6 khoản mục:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp;
Chi phí nhân công trực tiếp;
Chi phí sản xuất chung;
Chi phí sử dụng máy thi công;
Chi phí bán hang;
Chi phí quản lý DN.
Ví dụ, việc phân loại chi phí của các DN xây dựng X theo 6 khoản mục có ý nghĩa để
tính giá thành sản xuất và tính giá thành toàn bộ cho các công trình khi đã hoàn thành và để xác
định kết quả của từng công trình, hạng mục công trình theo yêu cầu quản trị của các cấp.
DN xây dựng X cũng đã phân loại chi phí theo các yếu tố chi phí và thường được chia
thành các yếu tố sau:
- Chi phí nguyên vật liệu như xi măng, sắt, thép, cát, sỏi, đá…;
- Chi phí nhân công như tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí
công đoàn của công nhân xây dựng, dọn mặt bằng, bốc vác…;
- Chi phí khấu hai các tài sản cố định như máy xúc, máy ủi, nhà văn phòng, nhà kho…;
- Các chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện, tiền nước, nhà tạm, bảo hiểm, an ninh, bảo
hành…;
- Các chi phí khác như giải phóng mặt bằng, đền bù, bàn giao công trình…;
Việc phân loại chi phí thành các yếu tố chi phí của các DN xây dựng chủ yếu phục vụ
cho việc xây dựng dự toán chi phí cho từng công trình và hạng mục công trình nhằm góp phần
kiểm soát chi phí.
Các DN sản xuất kinh doanh cũng đã vận dụng tiêu thức căng cứ vào mối quan hệ của
chí phí với đối tượng chịu chi phí, chi phí chia thành 2 dạng: Chi phí trực tiếp và chi phí gián
tiếp.
Chi phí trực tiếp thường tập hợp thẳng cho các đối tượng chịu chi phí. Ví dụ, chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp thường ghi thẳng cho các công trình và
hạng mục công trình. Chi phí gián tiếp như chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thi công,
chi phí quảnlý DN thường phân bổ cho các công trình theo nhiều tiêu thức khác nhau tùy theo
từng công ty xây dựng cụ thể. Ví dụ chi phí sản xuất chung của công ty xây dựng X phân bổ cho
các công trình theo doanh thu nhận thầu của các công trình. Chi phí sản xuất chugn của công ty
xây dựng số Y phân bổ cho từng công trình theo dự toán chi phí của các công trình. Chi phí sử
dụng máy thi công của công ty xây dựng số X phân bổ cho các công trình theo số giờ máy thực
tế thi công. Chi phí sử dụng máy thi công của công ty số Y phân bổ cho các công trình theo khối
lượng thực tế thi công hoàn thành. Để đánh giá kết quả kinh doanh của các công ty theo từng
công trình, các công ty cũng đã phân bổ chi phí quản lý kinh doanh của các công ty theo từng
công trình, các công ty cũng đã phân bổ chi phí quản lý DN cho từng công trình, tiêu thức phân
bổ cũng tùy theo từng công ty. Ví dụ công ty xây dựng số X phân bổ chi phí quản lý DN cho các
công trình theo doanh thu thực tế phát sinh của từng công trình. Công ty xây dựng số Y phân bổ
chi phí quản lý DN cho các công trình theo tổng chi phí sản xuất thực tế phát sinh.
Như vậy, các DN chủ yếu vận dụng 3 tiêu thức phân loại chi phí áp dụng vào DN để
kiểm soát chi phí và cung cấp thông tin chi phí về từng công trình, hạng mục công trình cho các
cấp quản trị DN. Tuy nhiên, việc vận dụng các tiêu thức phân bổ chi phí gián tiếp của một số
công ty còn hạn chế như tiêu thức phân bổ chưa xác đáng, các khoản chi phí tập hợp theo khoản
mục sau đó mới phân bổ, điều đó dẫn đến độ chính xác chi phí phản ánh cho các đối tượng chịu
chi phí chưa cao.
Các DN chưa vận dụng tiêu thức phân loại chi phí thành biến phí và định phí để phân tích
mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận từ đó chưa tăng cường công tác kiểm soát chi
phí và phân tích thông tin chi phí để đưa ra quyết định quản trị DN.
3. Hoàn thiện phương pháp phân loại chi phí trong các DN hiện nay.
Các DN sản xuất kinh doanh cần vận dụng phương pháp phân loại chi phí theo cách ứng
xử của chi phí để kiểm soát chi phí và phân tích mối quan hệ giữa chi phí, doanh thu và lợi
nhuận.
Đối với các khoản chi phí hỗn hợp phát sinh trong DN xây dựng có thể vận dụng phương
pháp cực đại, cực tiểu hoặc phương pháp bình phường bé nhất để tách chi phí thành 2 bộ phận
biến phí và định phí.
Số
TT
Tên công trình Chi phí dịch vụ
mua ngoài (ngàn đ)
Số m2 xây dựng
thi công
1 Công trình X 348 980 16 500
2 Trường mầm non Đông Anh 164 544 1 200
3 Khách sạn Hạ Long 166 968 1 400
4 Ủy ban nhân dân H. Từ Liêm 166 756 1 300
5 Khách sạn Huế 179 088 2 400
6 Nhà sinh viên Đại học Quốc
gia
193 632 3 600
Áp dụng phương pháp cực đại, cực tiểu để tách chi phí dịch vụ mua ngoài thành 2 bộ
phận định phí và biến phí.
= Sự gia tăng chi phí dịch vụ mua ngoài
Sự gia tăng số m2 xây dựng
Tỷ lệ biến phí trong chi
phí dịch vụ mua ngoài so với số
M2 xây dựng
12, 12 = (348980-164544)/ (16500-1200)
Công trình X:
BP: 12.12 * 16 500 = 199 980
ĐP: 348 980 – 199 980 = 150 000
Công trình trường mầm non Đông Anh:
BP: 12.12 * 1 200 = 14 544
ĐP: 164 544 – 14 544 = 150 000
Phương trình dự toán chi phí hỗn hợp như sau:
Ycp = 150 000 + 12.12 x
(x là số m2 xây dựng thi công)