Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TÁC ĐỘNG của hội NHẬP KINH tế QUỐC tế đến sự PHÁT TRIỂN của TTCK VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.47 KB, 16 trang )

Bài thu hoạch học phần cơ bản
I. Kh¸I qu¸t chung vÒ thÞ trêng chøng kho¸n
(TTCK)
1. Khái niệm TTCK
Hiện nay tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về TTCK :
Quan điểm thứ nhất cho rằng TTCK và thị trường vốn là một, chỉ là tên
gọi khác nhau của cùng một khái niệm: Thị trường tư bản (Capital Market).
Nếu xét về mặt nội dung, thì thị trường vốn biểu hiện các quan hệ bản chất
bên trong của quá trình mua bán các chứng khoán. TTCK là biểu hiện bên
ngoài, là hình thức giao dịch vốn cụ thể. Do đó, các thị trường này không thể
phân biệt, tách rời nhau mà thống nhất và cùng phản ánh các quan hệ bên
trong và bên ngoài của thị trường tư bản.
Quan điểm thứ hai của đa số các nhà kinh tế cho rằng: “TTCK được
dặc trưng bởi thị trường vốn chứ không phải đồng nhất là một”. Như vậy,
theo quan điểm này, TTCK và thị trường vốn là khác nhau, tròn đó TTCK chỉ
giao dịch, mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn như trái phiếu chính
phủ, cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các công cụ tài chính ngắn hạn được giao
dịch trên thị trường tiền tệ, không thuộc phạm vi hoạt động của TTCK.
Quan điểm thứ ba, dựa trên những gì quan sát được tại đa số các Sở
giao dịch chứng khoán lại cho rằng “TTCK là thị trường cổ phiếu”, hay là nơi
mua bán các phiếu cổ phần được các công ty phát hành ra để huy động vốn.
Theo quan điểm này, TTCK được đặc trưng bởi thị trường mua bán các công
cụ tài chính mang lại quyền tham gia sở hữu.
Các quan điểm trên đều được khái quát dựa trên những cơ sở thực tiễn
và trong từng điều kiện lịch sử nhất định. Tuy nhiên, quan niệm đầy đủ và rõ
ràng, phù hợp với sự phát triển chung của TTCK hiện nay đó là: TTCK là nơi
diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán. Chứng khoán
(CK) được hiểu là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
1
Bài thu hoạch học phần cơ bản


sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Nó được thể hiện
dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các
loại sau đây: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng khoán phái sinh
(quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp
đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán).
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
2
Bài thu hoạch học phần cơ bản
2. Bản chất kinh tế - xã hội của TTCK
Bản chất kinh tế - xã hội của TTCK do các quan hệ kinh tế - xã hội,
trong đó CK trở thành hàng hoá quy định. Về thực chất, CK không có giá trị
nội tại, chúng chỉ là các bằng chứng xác nhận về mặt pháp lý quyền sở hữu
của chủ nhân CK về phần vốn đã góp hoặc đã cho tổ chức phát hành vay. Sở
dĩ các CK trở thành hàng hoá là do trong nền kinh tế thị trường, nó là phương
tiện đầu tư mang lại lợi tức. Tóm lại, TTCK là một cấu trúc xã hội đặc biệt
của sự vận hành vốn trong nền kinh tế thị trường. Cùng với thị trường tiền tệ,
thị trường tín dụng, TTCK giúp cho vốn vận động liên tục từ nơi thừa đến nơi
thiếu.
II. CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỂ HÌNH THÀNH
TTCK Ở VIỆT NAM
1. Những điều kiện kinh tế cần thiết để hình thành TTCK ở Việt Nam
1.1. Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam vừa tạo
điều kiện, vừa đặt ra yêu cầu phải xây dựng TTCK
Từ những năm 1980, Việt Nam thực hiện chuyển đổi từ nền kinh tế
mang tính hiện vật sang nền kinh tế thị trường. Quá trình chuyển đổi này
được chia làm 2 giai đoạn:
- 1980 – 1989: Thời kỳ này thực thi các cải cách nhằm phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần, từng bước thị trường hoá các quan hệ trao đổi
sản phẩm, tư liệu sản xuất, sức lao động,… Đến cuối giai đoạn này, Việt Nam
cơ bản chuyển sang quỹ đạo của kinh tế thi trường, đặc biệt đã xuất hiện

những yếu tố sơ khai của thị trường tài chính:
+ Quan hệ trao đổi hàng - tiền ngày càng mở rộng. Đồng tiền từ chỗ
làm công cụ bổ sung của chỉ tiêu pháp lệnh, đã ngày càng đảm nhiệm nhiều
hơn chức năng phương tiện lưu thông, thanh toán và cất trữ.
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
3
Bài thu hoạch học phần cơ bản
+ Lượng tiền tiết kiệm của dân cư tăng nhanh, làm tăng số lượng tiền
gửi vào các tổ chức tín dụng. Do đó, ngoài hệ thống ngân hàng quốc doanh,
các tổ chức tín dụng xuất hiện khá nhiều.
+ Xuất hiện nhiều hình thức huy động vốn với mức huy động không
phải nhỏ để đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài
quốc doanh.
- Từ năm 1990 trở lại đây: Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị
trường đã bắt đầu đi vào chiều sâu nhằm tạo ra khung pháp lý căn bản cho các
quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Những nội dung cải cách trong giai đoạn này đã
từng bước tạo điều kiện làm xuất hiện thị trường tài chính nói chung và
TTCK nói riêng.
Nội dung cải cách quan trọng nhất liên quan đến hệ thống doanh nghiệp
Nhà nước mà vấn đề cơ bản là cơ cấu lại và xác lập cơ chế vận hành vốn Nhà
nước. Cùng với đó là quá trình đa dạng hoá sỡ hữu doanh nghiệp Nhà nước đã
làm xuất hiện khá nhiều yếu tố của TTCK như công ty cổ phần, cổ phiếu, trái
phiếu,nhu cầu định giá giá trị doanh nghiệp nhà nước,…Chính vì thế, thị
trường vốn nói chung và TTCk nói riêng cũng nhen nhóm hình thành.
Ngoài ra còn phải kể đến việc từng bước pháp lý hoá các quyền về tài
sản và xây dựng nền kinh tế mở, nâng cao độ lưu động của nền kinh tế.
1.2. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh tăng trưởng
kinh tế đòi hỏi bổ sung thêm kênh huy động vốn qua TTCK ở Việt Nam
Quá trình công nghiệp hóa đất nước với nhu cầu vốn khổng lồ của nó
sẽ là động lực thúc đẩy TTCK phát triển. Chính phủ khuyến khích dân cư tự

bỏ vốn kinh doanh, cho phép phát triển các hình thức huy động vốn đa dạng
từ xã hội. Do vậy, các tổ chức tín dụng phát triển mạnh ở khắp các địa
phương trong cả nước, huy động và cho vay những nguồn vốn lớn. Tính đến
năm 1990, cả nước đã có gần 1200 quỹ tín dụng và hợp tác xã tín dụng.
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
4
Bài thu hoạch học phần cơ bản
Hệ thống NHTM và các tổ chức tín dụng ngày càng hoàn thiện làm cho
việc huy động và cho vay đầu tư các công trình công nghiệp không ngừng
tăng lên nhờ mức huy động tiền gửi từ xã hội ngày càng lớn (năm 1985 –
1990: khoảng 2000 tỷ đồng; năm 1995: 17000 tỷ đồng). Để có thể khai thác
được nguồn vốn trong nước phục vụ quá trình công nghiệp hoá, cần có những
hình thức huy động hấp dẫn các nhà đầu tư. Và hình thức được kỳ vọng nhất
là phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp. Bản thân TTCK cũng được
coi là hình thức hấp dẫn để thu hút thêm đầu tư nước ngoài,cả dưới góc độ
đầu tư gián tiếp lẫn góc độ cung cấp môi trường thuận lợi hơn cho đầu tư trực
tiếp. Do đó, vào cuối những năm 1990, cùng với việc triển khai các thị trường
trao đổi ngoại tệ, thị trường liên ngân hàng, thi trường mở, thực tiễn đã bắt
đầu đặt ra các yêu cầu bức bách phải có thị trường chứng khoán.
1.3. Quá trình hình thành công ty cổ phần với tư cách là chủ thể phát
hành CK ở Việt Nam
Tính đến thời điểm 31/02/2001, Việt Nam đã có 1457 công ty cổ phần,
với tổng số vốn điều lệ gần 9700 tỷ đồng. Với số lượng công ty cổ phần
không phải nhỏ này đã tạo cơ sở ban đầu cung cấp òang hoá cho thị trường
giao dịch thứ cấp. Tuy nhiên nhìn chung số công ty cổ phần hiện mới chỉ phát
hành cổ phiếu lần đầu khi thành lập doanh nghiệp. Số công ty đại chúng còn
rất ít. Nhu cầu phát hành CK chưa cao, phương thức phát hành chưa đi vào
chuẩn tắc, CK chưa có chất lượng cao,…nên sau hơn một năm Trung tâm
Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đi vào hoạt động, tính đến
cuối năm 2001 mới có 9 công ty niêm yết với tổng số cổ vốn 436 tỷ đồng.

1.4. Tiết kiệm của dân cư Việt Nam và TTCK
Từ năm 1991 trở lại đây, khi nền kinh tế đã bước vào ổn định và tăng
trưởng, tích luỹ trong nền kinh tế dần được cải thiện và tăng nhanh đã tạo
điều kiện cho dân cư tiết kiệm để tham gia vào thị trường vốn.
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
5
Bài thu hoạch học phần cơ bản
Lượng tiền gửi vào NHTM Việt Nam từ 1995 – 1999 (Đơn vị: tỷ đồng)
Năm 1995 1996 1997 1998 1999
Tiền gửi TK của dân

16.370 18.739 25.710 42.164 53.070
Tiền gửi của các tổ
chức
16.678 22.717 30.560 31.987 48.257
Như vậy, trong tổng số tiền nhàn rỗi của xã hội, lượng tiền do cá nhân
sở hữu chiếm tỷ trọng khá lớn, trên dưới 50% tổng tiền gửi. Đây là tín hiệu
tích cực cho TTCK Việt Nam, bởi lẽ theo sự đánh giá tương đối thống nhất
của các chuyên gia, thị trường cổ phiếu thứ cấp của Việt nam trong giai đoạn
đầu sẽ cơ bản là thị trường của các nhà đầu tư cá nhân, do quy mô của thị
trường này còn nhỏ và lượng hang hoá đầu tư chưa nhiều.
1.5. Quá trình hình thành các tổ chức trung gian môi giới và dịch vụ
trên TTCK.
- Công ty chứng khoán
- Các tổ chức dịch vụ trên TTCK
- Các định chế đầu tư trên TTCK ở Việt Nam
2. Các điều kiện xã hội cần thiết để hình thành và phát triển ổn định
TTCK ở Việt Nam
2.1. Môi trường chính trị - xã hội và TTCK
Một trong những điều kiện để TTCK có thể ra đời và hoạt động bình

thường là môi trường chính trị - xã hội ổn định. Ở thập kỷ 90 thế lỷ XX, Việt
Nam đã cơ bản đạt đến tình trạng đó.
Nhờ ổn định chính trị - xã hội và nhất quán đường lối kinh tế thị trường
đa thành phần, Việt nam đã tạo được môi trường đầu tư vừa ít rủi ro, vừa có
tính khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Hiệu lực quản lý
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
6
Bài thu hoạch học phần cơ bản
của Nhà nước cũng tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trên TTCK vào một thị
trường ổn định, trung thực, bảo vệ nhà đầu tư, đấu tranh có hiệu quả với các
hành vi gian lận.
Tuy nhiên, môi trường chính trị - xã hội của Việt nam cũng còn mặt
hạn chế đối với TTCK. Đó là dân cư và doanh nghiệp chưa có thói quen thực
thi dân chủ theo luật. Rất nhiều quan hệ kinh tế - xã hội còn được xử lý theo
tập quán, lệ làng. Người dân còn thiếu tri thức trong việc nhờ cậy pháp luật
bảo vệ cho mình. Việc thi hành luật pháp trong thực tế chưa nghiêm minh,
chính sách còn hay thay đổi, do đó các doanh nghiệp chưa thực sự tính toán
làm ăn lâu dài nên nhu cầu phát hành CK không lớn,…
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
7
Bài thu hoạch học phần cơ bản
2.2. Nhu cầu đầu tư vào CK và tri thức về TTCK của dân cư Việt
Nam
Do điều kiện kinh tế thị trường còn sơ khai nên đa phần dân cư Việt
Nam còn bỡ ngỡ với TTCK. Trước năm 1990, tiền tiết kiệm chủ yếu được giữ
dưới hình thức mua vàng. Từ năm 1992 trở lại dây, khi hệ thống ngân hàng
thương mại và trái phiếu chính phủ duy trì mức lãi suất hấp dẫn, thực dương,
dân cư mới tích cực gửi tiền vào ngân hàng và mua trái phiếu. Tuy nhiên, việc
mua trái phiếu trước khi Trung tâm giao dịch CK thành phố Hồ Chí Minh ra
đời không được dân cư hiểu là đầu tư vào CK, mà coi là hình thức gửi tiền

vào kho bạc, bởi vì trái phiếu chính phủ trước năm 2000 chủ yếu là trái phiếu
trung hạn và không được khuyến khích chuyên nhượng.
Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã kích thích một bộ
phận dân cư mua cổ phiếu hoặc với tư cách người lao động trong doanh
nghiệp, hoặc với tư cách cổ đông bên ngoài.
Từ khi chủ trương xây dựng TTCK ở Việt Nam được triển khai, cùng
với việc mở rộng tuyên truyền quảng bá cho TTCK, đã dần hình thành một
tầng lớp các nhà đầu tư các nhân quan tâm tích cực đến TTCK. Theo điều tra
của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,
khoảng non nửa số người được hỏi có ý định sử dụng tiền tiết kiệm đầu tư vào
CK (49,4% ở thành phố Hồ Chí Minh và 25% ở Hà Nội).
Chính từ những điều kiện kinh tế - xã hội khách quan đó mà:
- Ngày 20/07/2000: Trung tâm Giao dịch CK thành phố Hồ Chí
Minh khai trương, đánh dấu sự ra đời của TTCK Việt Nam.
- Năm 2005: Trung tâm Giao dịch CK Hà Nội lần đầu tiên tổ chức
bán đấu giá cổ phiếu của các công ty quốc doanh cho các nhà đầu tư.
- Ngày 29/06/2006: Luật CK được Quốc hội thông qua và chính
thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2007, đã tạo nền tảng pháp lý quan trọng trong
hoạt động của thị trường, đảm bảo tính minh bạch và an toàn của thị trường.
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
8
Bài thu hoạch học phần cơ bản
III. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT NAM
1. Cam kết hội nhập
Theo kết quả đàm phán, Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp
định và quy định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập. Tuy
nhiên do nước ta đang phát triển ở trình độ thấp lại đang trong quá trình
chuyển đổi nên ta yêu cầu và được WTO chấp nhận cho hưởng một thời gian
chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan:

Về dịch vụ ngân hàng, ta đồng ý cho thành lập ngân hàng con 100%
vốn nước ngoài không muộn hơn ngày 01/04/2007. Ngoài ra ngân hàng nước
ngoài muốn được thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng chi nhánh đó
không được phép mở chi nhánh phụ và vẫn phải chịu hạn chế về huy động
tiền gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi ta gia
nhập WTO. Ta vẫn giữ được hạn chế về mua cổ phần trong ngân hàng Việt
Nam (không quá 30%).
Về dịch vụ chứng khoán, ngay khi gia nhập WTO, theo Biểu cam kết
về dịch vụ thì các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài được thành
lập văn phòng đại diện và công ty liên doanh với đối tác Việt Nam, trong đó
tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 49%.
Còn sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO, các tổ chức cung cấp dịch vụ
chứng khoán sẽ được mở chi nhánh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài tại
Việt Nam để cung cấp các dịch vụ như quản lý tài sản, tư vấn đầu tư, tư vấn
tài chính bao gồm tư vấn về mua lại và sáp nhập,…
2. Thuận lợi và thách thức
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
9
Bài thu hoạch học phần cơ bản
Khi gia nhập WTO, cũng có nghĩa là phải mở cửa và hội nhập, phải
chấp nhận những điều khoản đã ký kết với các đối tác nước ngoài và của
WTO, trong đó có lĩnh vực dịch vụ, bao gồm cả tài chính, ngân hàng và
đương nhiên có cả TTCK. Trong điều kiện đó, sự phát triển của TTCK vừa có
những thuận lợi rất cơ bản, nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức rất
lớn.
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
10
Bài thu hoạch học phần cơ bản
Hai thuận lợi cơ bản:
Thứ nhất, là tăng trưởng chu chuyển vốn, trong đó đầu tư nước ngoài

tăng đáng kể (riêng lĩnh vực đầu tư trên TTCK của các nhà đầu tư nước ngoài
như đã nêu trên đã lên đến 7 tỉ USD). Đây là một trong những vấn đề quan
trọng thúc đẩy cho việc tăng trưởng kinh tế ở nước ta. Hơn nữa, việc gia tăng
nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam sẽ tạo ra cơ hội lớn cho các công ty chứng
khoán trong nước thông qua việc cung cấp các dịch vụ chứng khoán cho các
nhà đầu tư tổ chức. Do đó, buộc các công ty chứng khoán trong nước phải tự
ý thức nỗ lực vượt lên chính mình, nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng uy
tín và thương hiệu để trụ vững và phát triển trong thị trường.
Thứ hai, TTCK phát triển, nhất là thị trường sơ cấp trong đó có việc cổ
phần hoá các Công ty có yếu tố vốn nước ngoài sẽ có điều kiện tăng huy động
nguồn vốn dài hạn để đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh trong nước,
và đương nhiên tác động tích cực trở lại cho sự phát triển của TTCK.
Ba thách thức lớn:
Thứ nhất, khi mở cửa ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng thì trước hết
là tạo ra sức ép về quản lý thị trường vốn trên một số lĩnh vực: (1) Đồng bản
tệ sẽ lên giá, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế; (2) Sức ép về gia tăng
phương tiện thanh toán nhằm đáp ứng yêu cầu gia tăng lượng ngoại tệ từ nước
ngoài chuyển vào và sự thao túng của các nhà đầu tư nước ngoài làm cho tỉ lệ
lạm phát tăng, qua đó phải tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý để
giảm thiểu những rủi ro của thị trường vốn (bao gồm cả thị trường tiền tệ và
TTCK).
Thứ hai, sẽ tạo ra sự dịch chuyển vốn giữa ngân hàng và TTCK, nếu
không có sự kiểm soát kịp thời và hiệu quả thì sẽ dẫn đến rủi ro và nếu rủi ro
lớn sẽ ảnh hưởng sự an toàn của hệ thống ngân hàng.
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
11
Bài thu hoạch học phần cơ bản
Thứ ba, nếu để TTCK tăng trưởng “quá nóng”, sẽ phát sinh hiện tượng
“bong bóng” và do đó yếu tố an toàn cho những nhà đầu tư, nhất là các nhà
đầu tư cá nhân và cả sự an toàn của TTCK bị ảnh hưởng. Khi TTCK sụp đổ

sẽ phải mất nhiều năm mới có thể hồi phục, kéo theo nhiều khó khăn không
chỉ cho hệ thống tài chính, ngân hàng mà cả đối với nền kinh tế.
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
12
Bài thu hoạch học phần cơ bản
3. Giải pháp để TTCK Việt Nam phát triển ổn định
Khi Việt Nam thực hiện hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới sẽ
gặp nhiều khó khăn, nhưng lại mở ra những vận hội lớn cho tăng trưởng xuất
nhập khẩu, tăng đầu tư, tăng chu chuyển vốn, từ đó có điều kiện cho TTCK
phát triển.
TTCK là phong vũ biểu của nền kinh tế. Vì vậy, sự phát triển của
TTCK một cách ổn định sẽ là tác nhân quan trọng không chỉ cho sự phát triển
của thị trường tài chính nói riêng mà đối với cả nền kinh tế nói chung. Xin đề
xuất một số giải pháp cơ bản cho thời gian tới:
Một là, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, sớm triển khai hướng dẫn Luật
Chứng khoán (đã có hiệu lực từ 1-1-2007) theo hướng bình đẳng giữa các
thành phần kinh tế, đồng bộ với các quy định khác của pháp luật Việt Nam,
nhưng phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Nâng cao năng lực quản lý và kiểm
soát của Nhà nước đối với thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng,
trong đó chú trọng kiểm soát các hoạt động kinh doanh đối với thị trường
OTC để bảo đảm sự ổn định của thị trường và cả đối với các nhà đầu tư nước
ngoài để tránh sự thao túng thị trường của những nhà đầu tư này.
Hai là, tiếp tục phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính (bao gồm
thị trường tiền tệ và thị trường vốn), tạo điều kiện tốt và thông thoáng hơn
theo các cam kết khi gia nhập WTO cho việc phát triển các nhà đầu tư là
doanh nghiệp, các định chế tài chính trung gian và các tổ chức phụ trợ trên thị
trường, song phải đảm bảo khả năng cạnh tranh trong điều kiện mới, có nghĩa
là phải năng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành và kiểm tra
kiểm soát nội bộ.
Ba là, nâng cao năng lực hoạt động của TTCK trên cơ sở hiện đại hoá

hệ thống công nghệ thông tin, trước hết là ở các trung tâm giao dịch chứng
khoán và các nhà đầu tư là doanh nghiệp. Đồng thời với việc này là tăng
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
13
Bài thu hoạch học phần cơ bản
cường tính công khai và minh bạch của TTCK từ việc công bố thông tin, cáo
bạch, báo cáo hoạt động của các nhà đầu tư là doanh nghiệp và các định chế
liên quan khác .
Bốn là, chú trọng đào tạo cho đội ngũ những nhà quản lí, những người
tham gia kinh doanh chứng khoán, và các nhà đầu tư. Đi đôi với việc này là
tăng cường tuyên truyền để nhiều người cùng biết và định hướng đúng đắn
cho việc đầu tư có hiệu quả, tránh hiện tượng đầu tư kiểu phong trào như vừa
qua.
Năm là, tăng cường hoạt động giám sát đối với TTCK nhằm giảm thiểu
rủi ro, cảnh báo và ngăn chặn sớm sự đổ vỡ của các nhà đầu tư. Cần chú trọng
tăng cờng thanh tra giám sát an toàn hoạt động của các ngân hàng thương mại
để hạn chế tác động tiêu cực liên quan đến TTCK như:
- Chấn chỉnh việc cho vay của ngân hàng thương mại đối với công ty
chứng khoán để kinh doanh trên TTCK, đồng thời tăng cường giám sát hoạt
động của các công ty này theo các quy định hiện hành về kinh doanh chứng
khoán.
- Chú trọng giám sát nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của TTCK,
chống nhà đầu tư nước ngoài thao túng thị trường, đảm bảo tính công khai và
minh bạch trong hoạt động của các công ty chứng khoán và các định chế
trung gian.
- Tiến tới thành lập cơ quan giám sát thị trường tài chính (sau năm
2010) để thực hiện chức năng giám sát và bảo đảm an toàn cho toàn bộ thị
trường tài chính trên cơ sở phát triển của TTCK, hệ thống ngân hàng thương
mại và các định chế tài chính khác.
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình

14
Bài thu hoạch học phần cơ bản
TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HỘI
NHẬP QUỐC TẾ ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
I. KháI quát chung về thị trường chứng khoán (TTCK) 1
1. Khái niệm TTCK 1
2. Bản chất kinh tế - xã hội của TTCK 3
II. CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỂ HÌNH THÀNH TTCK Ở VIỆT
NAM 3
1. Những điều kiện kinh tế cần thiết để hình thành TTCK ở Việt Nam 3
1.1. Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam vừa tạo điều
kiện, vừa đặt ra yêu cầu phải xây dựng TTCK 3
1.2. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế
đòi hỏi bổ sung thêm kênh huy động vốn qua TTCK ở Việt Nam 4
1.3. Quá trình hình thành công ty cổ phần với tư cách là chủ thể phát hành
CK ở Việt Nam 5
1.4. Tiết kiệm của dân cư Việt Nam và TTCK 6
1.5. Quá trình hình thành các tổ chức trung gian môi giới và dịch vụ trên
TTCK 6
2. Các điều kiện xã hội cần thiết để hình thành và phát triển ổn định TTCK ở
Việt Nam 7
2.1. Môi trường chính trị - xã hội và TTCK 7
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
15
Bài thu hoạch học phần cơ bản
2.2. Nhu cầu đầu tư vào CK và tri thức về TTCK của dân cư Việt Nam 8
III. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA TTCK VIỆT NAM 9
1. Cam kết hội nhập 9

2. Thuận lợi và thách thức 10
3. Giải pháp để TTCK Việt Nam phát triển ổn định 13
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
16

×