Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Tác động của việc Việt Nam hội nhập kinh tế đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 74 trang )

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UNDP : Chương trình phát triển liên hợp quốc.
UNIFEM : Quỹ phát triển dành cho phụ nữ của liên hợp quốc.
WTO : Tổ chức thương mại quốc tế.
CMKT : Chuyên môn kỹ thuật.
LLLĐ : Lực lượng lao động.
TNTH : Tốt nghiệp tiểu học.
TN THCS : Tốt nghiệp trung học cơ sở.
TN THPT : Tốt nghiệp trung học phổ thông.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1. Đặt vấn đề
Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là từ tháng
1 năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO) đã tạo điều kiện cho Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn trong tăng
trưởng kinh tế và các mục tiêu xã hội.
Trong khi các thành tựu kinh tế do tác động WTO có vẻ khả quan, thì các tác
động về lao động và xã hội rất phức tạp. Kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy,
trong thời kỳ ngắn hạn và trung hạn, đối với các nước nền kinh tế yếu, chậm điều chỉnh,
thì các tác động xã hội tiêu cực nhiều hơn là tích cực, đặc biệt là một bộ phận dân chúng
sẽ bị chịu nhiều thiệt thòi do tăng trưởng không đồng bộ với các yếu tố xã hội. Trong
nhiều trường hợp, phụ nữ, những người sản xuất nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn do mất
việc làm, bất bình đẳng tăng lên. Thu nhập của người lao động có thể sẽ kém đi do sự
bất ổn định của thu nhập và việc làm do các điều chỉnh về chính sách trong khu vực nhà
nước và giá cả đầu vào, đầu ra sản xuất…
Xu thế của Việt Nam sau 1 năm hội nhập WTO phản ánh xu hướng này. Năm
2007, chỉ số giá tiêu dung lương thực thực phẩm tăng 13,9%; chỉ số giá chung tăng
9,5%; vượt xa so với mức chỉ tiêu kế hoạch (dự kiến dưới mức tăng trưởng GDP). Đặc
biệt, trong 3 tháng đầu năm 2008, chỉ số giá tiêu dung đã tăng đến mức 12%.
Các kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ năm 2007 của Viện KHLĐ cho thấy, hội
nhập và đặc biệt là gia nhập WTO có những tác động không thuận đối với lao động, việc


làm và các vấn đề xã hội.
- Việc làm trong khu vực xuất khẩu có xu hướng gia tăng, song chủ yếu việc làm
trong các ngành sử dụng nhiều lao động có kỹ năng, do vậy xuất hiện các nút cổ
chai về nguồn nhân lực, đặc biệt là trong các ngành xuất khẩu.
- Tỷ lệ doanh nghiệp mới thành lập tăng khoảng 3% năm 2007 so với 2006, tỷ lệ
doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động đã giảm. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2
không có khả năng cạnh tranh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể
phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc thậm chí đóng cửa dẫn đến tình trạng mất việc
làm của người lao động, góp phần làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng và nghèo
đói giữa các nhóm lao động.
- Mức tiền lương có xu hướng tăng, song tăng nhanh trong khu vực công nghiệp và
dich vụ, đối với lao động kỹ năng. Xuất nhập khẩu cao không làm tăng tiền lương
đối với đa số lao động trong khu vực này. Điều này dẫn đến sự gia tăng khoảng
cách thu nhập giữa các vùng, các ngành, các nhóm trình độ lao động.
- Tác động của việc gia nhập WTO đối với lao động nữ cũng đáng kể. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, khoảng cách giới trong cơ hội việc làm và tiền lương có xu
hướng gia tăng trong các khu vực có tỷ lệ xuất khẩu cao. Ngoài ra, các vấn đề của
lao động nữ di cư, buôn bán phụ nữ…xuất hiện ngày càng sâu sắc.
Cần phải khẳng đinh rằng, các tác đông của WTO trong thời gian dài là tích cực và
tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiến quyết để thực hiện các mục tiêu xã hội. Tuy nhiên,
điều này lại phụ thuộc vào cải cách hệ thống pháp luật, thể chế và sự thành công của các
chính sách an sinh xã hội mang lại. Do vậy, việc tiếp tục nhận biết cơ chế và dự báo sự
tác động của hội nhập WTO đến lao động, việc làm và các vấn đề xã hội là rất cần thiết.
Hội nhập kinh tế sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lao động nữ, đặc biệt là ảnh hưởng tới việc
làm của lao động nữ, do lao động nữ có những đặc thù diêng của mình như trình độ
chuyên môn kỹ thuật, học vấn và sức khỏe… Điều này sẽ giúp cho việc đinh hướng các
chính sách và giải pháp nhằm giảm bớt các tác động tiêu cực của quá trình hội nhập đến
người lao động, đặc biệt là nhóm lao động nữ. Vì vậy, để hệ thống một các đầy đủ về sự
tác động nên tôi chọn đề tài nghiên cứu là “Tác động của việc Việt Nam hội nhập kinh

tế đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020”
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích trước hết của chuyên đề thực tập là đưa ra cơ sở lý luận về vấn đề tác
động của việc Việt Nam hội nhập kinh tế đến việc làm của lao động nữ.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3
Mục đích thứ hai là: phân tích thực trạng sự tác động của hội nhập đến việc làm
của lao động nữ.
Mục đích thứ ba là: phân tích đánh giá thực trạng cung lao động nữ trên hai mặt
đó là số lượng và chất lượng.
Mục đích thứ tư là: Dựa trên phân tích thực trạng sự tác động của hội nhập đến
việc làm lao động nữ trong thời gian vừa qua, để từ đó đưa ra hướng giải quyết việc làm
trong tương lai của lao động nữ. Vì vậy, cần có những chính sách ưu tiên và hợp lý hơn
cho lao động nữ phát triển khả năng của mình. Khi đó lao động nữ sẽ nhận được những
công việc tốt khi Việt Nam tham gia hội nhập sâu vào nền kinh tế thới. Ngoài ra, thấy
được sự phân biệt giữa lao động nam và lao động nữ trong thị trường lao động, nhất là
quá trình chúng ta hội nhập sâu vào thương mại quốc tế.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố về việc làm, hội nhập và lao động nữ.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sự tác động của việc Việt Nam hội nhập kinh tế đến việc làm
của lao động nữ ở tầm vĩ mô cho toàn nền kinh tế. Do kiến thức về hội nhập là rất rộng,
vì vậy đề tài của tôi xin tập trung phân tích sự tác động của WTO đến việc làm của lao
động nữ đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp các tài liệu thứ cấp trong và ngoài nước.
- Phương pháp thu thập số liệu thống kê.
- Phương pháp dự báo bằng phương pháp chuyển tuổi nhằm xác định số lượng lao động
nữ.
- Phương pháp chuyên gia: Đề tài sử dụng phương pháp chuyên gia lấy ý kiến tham vấn
về xu hướng tác động của tăng trưởng kinh tế, hội nhập tới việc làm của lao động nữ đến

năm 2020 .
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4
6. Bố cục
Đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý thuyết chung
Chương II: Tác động hội nhập đến việc làm của lao động nữ.
Chương III: Phương hướng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ.
Đây là ba phần chính quan trọng giúp ta từng bước thực hiện các mục đích đề ra.
Từ việc nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng đến đưa ra các giải pháp có hiệu quả.
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CHUNG
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5
1. Giới thiệu chung về hội nhập kinh tế quốc tế
1.1 Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam.
Đảng Cộng sản VN với bản chất cách mạng và tư duy chính trị nhạy bén đã khởi
xướng và tiến hành công cuộc đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc trên các lĩnh vực,
cả về đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới cơ cấu kinh tế, đổi mới quan hệ kinh tế đối ngoại
và cải cách nền hành chính quốc gia. Gắn kết các nội dung đổi mới và để bảo đảm cho
quá trình đổi mới là quá trình hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế quản lý, từng bước
hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường. Chính điều này không chỉ đảm bảo
phát huy được nội lực của đất nước, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân mà còn tạo
ra tiền đề bên trong - nhân tố quyết định cho tiến trình hội nhập với bên ngoài.
Việt Nam đã phát triển mạnh quan hệ toàn diện và mở cửa buôn bán biên giới với
Trung Quốc; gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN), tham gia Hiệp định
mậu dịch tự do ASEAN; Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC); là sáng lập
viên Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM). Cùng với các nước ASEAN ký Hiệp định thành
lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, ASEAN Hàn Quốc, ASEAN - Ấn
Độ, ASEAN - Úc và New Zealand. Ký hiệp định thương mại song phương với Hoa kỳ
(BTA). Đây là những bước đi quan trọng, là sự "cọ xát" từng bước trong tiến trình hội
nhập.
Thực tiễn những năm qua chỉ rõ: khi mở cửa thị trường, lúc đầu chúng ta có gặp

khó khăn. Mở cửa buôn bán biên giới với Trung Quốc, hàng hoá nước bạn tràn vào đẩy
doanh nghiệp nước ta vào thế bị động, một số ngành sản xuất "lao đao", một số doanh
nghiệp phải giải thể. Tuy nhiên với thời gian, các doanh nghiệp nước ta đã vươn lên, trụ
vững và đã có bước phát triển mới.
Nhiều doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ sản xuất, cải tiến kiểu dáng, mẫu mã,
nâng cao chất lượng sản phẩm, nhờ đó mà tăng được sức cạnh tranh, phát triển được sản
xuất, mở rộng được thị trường.
Thực hiện các cam kết theo hiệp định mậu dịch tự do ASEAN, chúng ta đã loại
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6
bỏ hàng rào phi quan thuế, giảm thuế nhập khẩu. Đến năm 2006, có 10.283 dòng thuế
chiếm 99,43% biểu thuế nhập khẩu ASEAN có thuế suất chỉ ở mức 0 - 5%, nhưng các
ngành sản xuất của ta vẫn phát triển với tốc độ cao. Trong nhiều năm qua, sản xuất công
nghiệp tăng trung bình 15 - 16%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình trên
20%/năm là nhân tố quan trọng bảo đảm tăng trưởng kinh tế khá cao và liên tục, tạo
thêm nhiều công ăn việc làm.
Điều đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng lâu dài là tiến trình đổi mới kinh tế theo
cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế đã từng bước xuất hiện lớp cán bộ trẻ có trình độ
chuyên môn cao, thông thạo ngoại ngữ, xuất hiện một đội ngũ những nhà doanh nghiệp
mới, có kiến thức, năng động và tự tin, dám chấp nhận mạo hiểm, dám đối đầu với cạnh
tranh. Đây là nguồn lực quý báu cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nhận thức được toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày
càng nhiều nước tham gia, năm 1995 Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới và kiên trì đàm phán và cải tổ để được gia nhập tổ chức này.
1.2 Các mốc đánh dấu chặng đường gia nhập WTO của Việt Nam.
- 4-1-1995: Đơn xin gia nhập WTO của Việt Nam được Đại hội đồng tiếp nhận.
- 31-1-1995: Ban xem xét công tác gia nhập (WP) của Việt Nam được thành lập với chủ
tịch là ông Eirik Glenne, đại sứ Na Uy tại WTO.
- 24-8-1995: Việt Nam nộp bị vong lục về chế độ ngoại thương VN và gửi tới Ban thư
ký WTO để luân chuyển đến các thành viên của ban công tác.
Năm 1998-1999: Các phiên hỏi và trả lời với ban xem xét công tác xét duyệt.

Đầu năm 2002: Việt Nam gửi bản chào ban đầu về thuế quan và dịch vụ tới WTO và bắt
đầu tiến hành đàm phán song phương với một số thành viên trên cơ sở bản chào ban đầu
về thuế quan và dịch vụ.
- 9-10-2004: Việt Nam và EU đạt thỏa thuận về việc Việt Nam gia nhập WTO.
- 9-6-2005: Việt Nam và Nhật Bản đạt được thỏa thuận cơ bản về vấn đề mở đường cho
Việt Nam sớm gia nhập WTO.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 7
- 12-6-2005: Việt Nam cử một phái đoàn đàm phán hùng hậu sang Washington trước
thềm chuyến thăm Mỹ chính thức của Thủ tướng Phan Văn Khải với quyết tâm đi đến
kết thúc đàm phán song phương.
- 18-7-2005: Việt Nam và Trung Quốc đạt thỏa thuận về việc mở cửa thị trường để Việt
Nam gia nhập WTO.
-31-5-2006: Ký thỏa thuận kết thúc đàm phán song phương với Mỹ - nước cuối cùng
trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương.
- 26-10-2006: Việt Nam hoàn tất đàm phán đa phương tốt đẹp với các nước. Cuộc đàm
phán trước đó diễn ra căng thẳng và tưởng chừng không thể kết thúc được cho đến phút
chót.
- Ngày 07 tháng 11/2006, nước ta đã chính thức được kết nạp vào tổ chức này.
1.3 Một số điểm mốc trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Nhận thức được toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan. Vì vậy, việc hội
nhập cần thiết phải diễn ra theo đúng xu thế của nó. Từ khi Việt Nam chính thức tham
gia hội nhập kinh tế quốc tế đến nay, nó được đánh dấu bởi các mốc thời gian sau:
* Bình thường hoá quan hệ với các tổ chức tài chính-tiền tệ quốc tệ: WB, IFM, ADB
* Tháng 1/1995: nộp đơn xin gia nhập WTO. Đã qua 5 phiên đàm phán. Gần đây nhất là
phiên họp lần thứ 5 diễn ra ra tại Giơ-ne-vơ (Thuỵ Sĩ) từ 10-11/4/2002.
* Tháng 7/ 1995: Ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế với Liên minh Châu Âu ( EU).
* 7/1995 Gia nhập ASEAN
* 1/1996 Thực hiện Chương trình CEPT nhằm tiến tới Khu vực Thương mại tự do
ASEAN ( AFTA)
* 3/1996: tham gia sáng lập Diễn đàn á- Âu (ASEM) với 25 thành viên.

* 11/1998 gia nhập Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu á-Thái Bình Dương ( APEC) : 21
thành viên.
* 7/2000: Ký Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ ; có hiệu lực thi
hành từ 10/12/2001.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8
* 9/2003: Ký kết hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản
* 7/11/2006 Việt Nam chính thức gia hội nhập với tổ chức thương mại thế giới (WTO)
2. Việc làm
2.1. Việc làm và các nhân tố ảnh hưởng.
Khái niệm việc làm là tiền đề cơ bản giúp chúng ta nhận dạng một cách chính
xác và thống nhất về mối quan hệ giữa lao động và việc làm trong nền kinh tế thị trường.
Theo các nhà kinh tế học lao động thì việc làm được hiểu là sự kết hợp giữa sức
lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con
người.
Theo bộ luật lao động ở nước ta, khái niệm việc làm được xác định là: “Mọi hoạt
động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều thừa nhận là việc làm”.
Từ quan niệm trên cho thấy, khái niệm việc làm bao gồm các nội dung sau:
- Là hoạt động lao động của con người.
- Hoạt động lao động nhằm mục đích tạo ra thu nhập.
- Hoạt động lao động đó không bị pháp luật ngăn cấm.
Số lượng việc làm trong nền kinh tế phản ánh cầu lao động. Về lý thuyết, cầu lao
động cho thấy số lượng lao động mà các tổ chức (đơn vị) kinh tế sẵn sàng thuê (sử dụng)
để tiến hành các hoạt động kinh tế với mức tiền lương nhất định.
Cầu lao động phụ thuộc chủ yếu vào quy mô sản lượng và hệ số co giãn việc làm
đối với sản lượng (đầu ra).
Quan hệ giữa việc làm và đầu tư thường được các nhà kinh tế xem xết qua chỉ
tiêu mức đầu tư để tạo ra một chỗ làm việc mới chẳng hạn ở nước ta, theo tính toán của
các chuyên gia kinh tế mức đầu tư trung bình cho một chỗ làm việc mới khoảng 39,3
triệu đồng (cuối những năm 90).
Mức đầu tư cần thiết để tạo việc làm có quan hệ với công nghệ sản xuất. Những

ngành có công nghệ cao sẽ cần nhiều vốn hơn để tạo một chỗ làm việc mới và ngược lại
2.2. Những đặc trưng cơ bản của thị trường lao động nữ.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 9
Trong nền kinh tế thị trường, thị trường vận hành hoàn hảo khi hàng hóa (dịch
vụ) được phân phối một cách có hiệu quả thông qua giá cả. Tuy nhiên, hầu hết thị trường
lao động đều chưa vận hành hoàn hảo. Chẳng hạn tiền lương (giá cả của lao động)
không phải hoàn toàn do các lực lượng cạnh tranh trên thị trường quyết định. Vì vậy,
việc nghiên cứu đặc điểm của thị trường lao động nữ có ý nghĩa trong định hướng phát
triển thị trường lao động nữ và hoạch định các chính sách lao động-việc làm nhằm khai
thác tối ưu nguồn lực lao động nữ cho phát triển kinh tế.
2.2.1 Đại bộ phận việc làm của lao động nữ là trong khu vực nông nghiệp.
Việc làm của lao động nữ trong nông nghiệp ở nước ta có xu hướng giảm theo
thời gian nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Khi nền kinh tế phát triển, với sự chuyển đổi cơ
cấu kinh tế, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm xuống thì lực lượng lao động nữ trong
nông nghiệp cũng sẽ giảm xuống. Như vậy, mức độ phân bố lại lực lượng lao động nữ
giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều
vào mức độ phát triển của nền kinh tế.
2.2.2 Số người tự làm việc còn chiếm đa số.
Khi nói đến thị trường lao động thường nói đến “việc làm được trả công” và “tự
làm”.
Việc làm được trả công này sinh trong quá trình mua bán sức lao động và nó phụ
thuộc vào cả 2 yếu tố cung và cầu lao động. Điều này khác với trường hợp người lao
động tự bản thân họ khai thác sức lao động của mình mà không cần có bất cứ sự trao
đổi nào - họ được coi là “người tự làm việc”. Quy mô của “người tự làm việc” phụ thuộc
phần lớn vào yếu tố cung lao động.
Ở nước ta, “người tự làm việc” cũng rất đông đảo. Đa số họ hoạt động trong khu
vực nông nghiệp và có nhiều lao động nữ tham gia.
Việc giảm tỷ lệ “người tự làm việc” ở khu vực nông nghiệp – nông thôn một
mặt, phụ thuộc vào quỹ đất đai, chính sách đất đai, các yếu tố văn hóa, xã hội và mặt
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 10

khác còn phụ thuộc vào qui trình chuyển dịch cơ cấu sản lượng ngành nông nghiệp trong
GDP.
Trong khu vực thành thị, tỷ lệ “người tự làm việc” có xu hướng giảm đi khi nền
kinh tế phát triển và quá trình công nghiệp hóa được tiến hành với quy mô mở rộng.
2.2.3 Thị trường lao động nữ bị phân mảng.
Trong nền kinh tế thị trường phát triển, lao động nữ được di chuyển khá linh hoạt
giữa các ngành nghề và khu vực kinh tế khác nhau do vậy sự chênh lệch về tiền lương
giữa các khu vực có xu hướng giảm đi và thị trường lao động bị chia cắt. Tuy nhiên ở
nước ta có sự chênh lệch rất đáng kể về mức độ tiền lương và các điều kiện lao động
giữa khu vực thành thị và nông thôn; giữa khu vực chính thức và khu vực không chính
thức hay nói cách khác, thị trường lao động nữ bị phân mảng và là sự tập hợp của các
thị trường. Mỗi thị trường có cơ chế vận động khác nhau, khả năng chuyển đổi việc làm
giữa các thị trường này thường là rất khó khăn.
2.3 Cơ cấu việc làm và thị trường lao động ở nước ta.
2.3.1 Thị trường lao động khu vực thành thị chính thức
Khu vực thành thị chính thức là khu vực bao gồm các tổ chức (đơn vị) kinh tế có
quy mô tương đối lớn và hoạt động ở nhiều lĩnh vực như sản xuất (công nghiệp, xây
dưng); dịch vụ (ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, y tế, du lịch…)và lĩnh vực quản lý.
Các tổ chức (đơn vị) này trong quá trình hoạt động có đặc điểm.
- Hoạt động theo luật và quy định của Nhà nước, chẳng hạn như quy định về
lương tối thiểu, an toàn lao động, đền bù cho người lao động…
- Dễ dàng tiếp cận với các nguồn lực (vốn, công nghệ, lao động có trình độ).
- Có cơ cấu tổ chức tương đối hoàn chỉnh (ban lãnh đạo, các phòng – ban chức
năng, phân xưởng sản xuất).
- Phải làm nghĩa vụ thuế với Nhà nước (thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu
nhập cá nhân).
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 11
Xu hướng phổ biến là người lao động luôn chờ đón cơ hội được làm việc ở khu
vực chính thức. Vì họ có được việc làm và thu nhập tương đối ổn định. Tuy nhiên, mức
cung về việc làm hay cầu lao động là tăng chậm do vậy tại thị trường lao động khu vực

thành thị chính thức luôn có dòng người chưa có việc làm đang chờ việc làm.
2.3.2 Thị trường lao động khu vực thành thị không chính thức.
Khu vực không chính thức thường được sử dụng gắn với các cụm từ như “kinh
tế ngầm”, “kinh tế không chính thức”.
Khu vực không chính thức là khu vực kinh tế bao gồm các tổ chức (đơn vị) có
quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ, hoạt động rất đa dạng. Hoạt động kinh tế của khu vực không
chính thức có một số đặc điểm sau:
- Là khu vực kinh tế có tính dễ thâm nhập.
- Hoạt động không theo luật và phần lớn không có đăng ký.
- Không chịu sự quản lý, điều tiết trực tiếp của Nhà nước, chẳng hạn không chịu
sự điều tiết của các chính sách thị trường lao động.
So với các doanh nghiệp trong khu vực thành thị chính thức, các doanh nghiệp
trong khu vực không chính thức có đặc điểm:
+ Quy mô hoạt động nhỏ bé, có thể chỉ bao gồm một người chủ và vài công nhân
hoặc các thành viên hộ gia đình không trả lương.
+ Hạ tầng cơ sở cho sản cuất yếu kém, đặc biệt là địa điểm kinh doanh (chật hẹp,
hay di chuyển); nguồn lực tài chính hạn hẹp; khó tiếp cận với công nghệ mới. Việc làm
ở khu vực phi chính thức không nhất thiết đòi hỏi người lao động phải có trình độ
chuyên môn, kỹ năng, tay nghề cao mà chủ yếu là cần có kinh nghiệm trong công việc.
Khu vực này có thể tạo được việc làm cho những người di cư từ nông thôn ra.
Tuy nhiên đa số những người làm việc trong khu vực thành thị không chính thức là
người dân ở thành thị không có vốn để sản xuất kinh doanh và trình độ chuyên môn của
họ thấp hoặc không có. Thâm nhập vào khu vực thành thị không chính thức là điều dễ
dàng, chỉ với một số vốn nhỏ người ta có thể bán hàng rong ngoài phố, đạp xích lô hoặc
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 12
làm một loạt các công việc khác. Đối với những người không có vốn cần thiết để tự tạo
việc làm, thì vẫn có cơ hội làm việc cho những người khác. Do đó khu vực thành thị
không chính thức có khả năng cung cấp một khối lượng lớn việc làm nhưng với mức
tiền công thấp và có khuynh hướng ở trạng thái cân bằng. Tuy tiền công ở khu vực này
là thấp nhưng thực tế cho thấy, đa số dân thành thị , kể cả những người di cư từ nông

thôn ra đều có mức thu nhập trung trình cao hơn khu vực nông thôn.
2.3.3 Thị trường lao động trong khu vực nông thôn
Khu vực nông thông là khu vực mà việc làm chủ yếu trong nông nghiệp, việc
làm phi nông nghiệp (công nghiệp chế biến, dich vụ…) chiếm tỷ lệ nhỏ. Xu hướng
chung là, khi kinh tế phát triển, khu vực nông thôn phát triển, việc làm phi nông nghiệp
tăng ở khu vực nông thôn, thị trường lao động khu vực nông thôn sẽ phát triển sôi động
hơn.
Thị trường lao động khu vực nông thôn có những đặc điểm sau:
- Người lao đông chủ yếu làm việc trong kinh tế hộ gia đình, lao động tự làm là
chính. Mục đích làm việc là để góp phần cùng các thành viên khác trong gia
đình tăng sản lượng (tăng thu nhập). Quan hệ làm công ăn lương chưa phát
triển.
- Cung lao động khu vực nông thôn co giãn nhiều vì khu vực này có tỷ lệ tăng
dân số nhanh so với khu vực thành thị. Cầu lao động lại ít co giãn vì cơ cấu
sản xuất nông thôn chậm thay đổi, các nguồn lực cho sản xuất bị hạn chế.
Tiền công ở thị trường này được xác định ở điểm cân bằng. Điều này cũng phản
ánh người lao động luôn tìm được việc làm. Họ chấp nhận việc làm giản đơn, nặng nhọc
và tiền công thấp và thấp hơn mức tiền công ở khu vực thành thị không chính thức.
Thị trường lao động ở khu vực nông thôn ở nước ta có những đặc trưng sau:
- Là thị trường phôi thai, quan hệ thuê mướn lao động, quan hệ làm công ăn
lương chưa phát triển. Sự thỏa thuận trong quan hệ thuê mướn lỏng lẻo, thường không
có hợp đồng lao động, hình thức đổi công làm thuê theo công nhật, vụ việc là chính.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 13
- Quan hệ cung cầu lao động ở nông thôn thể hiện sự dư thừa lao động tiềm
cũng có ý nghĩa là ở tình trạng thiếu việc làm nghiêm trọng.
- Thị trường lao động khu vực nông thôn phát triển ở trình độ thấp: tiền công
(trả cho lao động phổ thông, lao động đại trà) trên thị trường rất thấp; tính cạnh tranh
không cao; tính linh hoạt và thích ứng của lao đông là rất hạn chế.
3. Lao động nữ
3.1 .Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động nữ.

3.1.1 Các yếu tố chủ quan.
1> Trình độ học vấn của lực lượng lao động nữ.
Năm 2005, trong tổng lược lượng lao động (LLLĐ) nữ của nước ta (21.624.211
người) có 5,06% số người chưa biết chữ (mù chữ); 14,25% số người chưa tốt nghiệp
phổ thông cơ sở (TN PTCS); 19,62% số người tốt nghiệp phổ thông trung học (TN
PTTH). Số liệu trên cho thấy trình độ học vấn của LLLĐ nữ còn thấp do tỷ lệ lao động
nữ mù chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học còn cao, chiếm tới 20% hay 1/5 LLLĐ nữ. Tỷ lệ
này của lao động nữ cao hơn so với tỷ lệ tương ứng của LLLĐ (20% so với 15%)
Biểu 1: Tình độ học vấn của lực lượng lao động nữ
Đơn vị : %
Trình độ
học vấn
2000 2005 2006
Nam Nữ Nữ/TS Nam Nữ Nữ/TS Nam Nữ Nữ/TS
Toàn quốc 100,0 100,0 49,65 100,0 100,0 48,72 100.0 100,0 48,59
Mù chữ 2,97 5,06 62,67 3,06 5,06 61,09 2,64 4,40 61,12
Chưa TNTH 14,65 18,33 55,24 11,98 14,25 53,05 11,13 13,70 53,79
TNTH 29,53 29,04 49,24 28,93 29,23 48,97 33,01 34,64 49,80
TN THCS 33,90 32,07 48,26 33,27 31,84 47,62 28,19 25,42 46,01
TN THPT 18,95 15,50 44,64 22,76 19,62 45,03 24,58 22,27 46,14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 14
(Nguồn: số liệu thống kê Việc làm-thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1996-2005, NXB LĐXH, 2006; số
liệu điều tra lao động – việc làm 2006, bộ LĐ-TBXH)
Trong giai đoạn 2000-2005, cơ cấu trình độ học vấn của lao động nữ đã có sự
chuyển dịch theo hướng tích cực song còn chậm: tỷ lệ lao động có trình độ học vấn TN
THCS và TN THPT có xu hướng tăng nhẹ, từ 31% lên 32% (TN THCS) và từ 15,5% lên
19,6 % (TN THPH); tỷ lệ lao động nữ có trình độ từ tiểu học trở xuống đã giảm nhẹ (từ
23,4% xuống 20%). Tuy nhiên, tỷ lệ lao động nữ mù chữ không giảm, vẫn giữ nguyên
mức 5,06 %.
Có sự khác biệt không nhỏ về trình độ học vấn của LLLĐ nữ giữa khu vực thành

thị và nông thôn – Năm 2005, ở khu vực thành thị, cứ 100 người tham gia lực lượng lao
động nữ thì có khoảng 43 người tốt nghiệp PTTH cao gấp 3,5 lần so với chỉ số này ở
nông thôn. Trong khi đó, tỷ lệ mù chữ ở nông thôn lại cao gấp 4 lần so với khu vực
thành thị. Trong giai đoạn 2000-2005, nhìn chung trình độ học vấn của lao động nữ ở cả
khu vực thành thị và nông thôn đều được nâng lên, tuy nhiên mức độ cải thiện chưa
nhiều – Năm 2005, tỷ lệ tốt nghiệp PTTH là 43,25% ở khu vực thành thị và 12% ở khu
vực nông thôn, tăng tướng ứng 5,86 và 2,71 điểm phần trăm so với năm 2000. Trong khi
đó, tỷ lệ lao động nữ mù chữ giảm không đáng kể ở khu vực thành thị, thậm chí ở khu
vực nông thôn tỷ lệ này còn tăng them 0,15% lên mức 6,21% ở năm 2005. Điều đó cho
thấy, hiện tượng tái mù chữ trong LLLĐ nữ ở khu vực nông thôn đang là vấn đề được
quan tâm.
Nhìn chung, trình độ học vấn của LLLĐ nữ thấp hơn so với của LLLĐ nam –
Năm 2005, tỷ lệ lao động nữ ở các trình độ từ tốt nghiệp tiểu hiểu học trở xuống (mù
chữ, chưa tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp tiểu học) trong tổng LLLĐ nữ đều cao hơn so
với các tỷ lệ tương ứng ở LLLĐ nam lần lượt là 2; 2,27 và 0,29 điểm phần trăm. Trong
khi đó, ở các nhóm trình độ cao hơn (TN THCS, TN PTTH), tỷ lệ lao động nữ lại thấp
hơn so với các tỷ lệ tương ứng của lao động nam, lần lượt là 1,43 và 3,14 điểm phần
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 15
trăm. Tuy nhiên các khoảng các này thường có xu hướng hẹp lại trong giai đoạn 2000-
2005 (hình 1).
Hình 1: Khoảng cách về trình độ học vấn giữa lao động nữ và lao động nam từ đủ
15 tuổi trở lên, năm 2000 và 2005 (ĐV: điểm phần trăm)
Nguồn: số liệu điều tra lao động việc làm 2000, 2005-bộ lao động, thương binh và xã hội.
2> Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ.
Năm 2005, cả nước có 4.501.788 lao động nữ có trình độ chuyên môn kỹ thuật
(TĐ CMKT), chiếm 20,82% trong tổng LLLĐ nữ. Trong đó, số lao động nữ có trình độ
sơ cấp, học nghề và công nhân kỹ thuật (CNKT) không có bằng chiếm 9,17%; CNKT có
bằng chiếm 1,66%; Trung học nghề và trung học chuyên nghiệp chiếm 4,72%; cao đẳng,
đại học trỏ lên chiếm 5,26% trong tổng LLLĐ nữ. Tỷ lệ lao động nữ có TĐ CMKT thấp
hơn so với tỷ lệ này của LLLĐ cả nước (20,82% so với 25,33%).

Biểu 2: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của LLLĐ theo giới tính năm 2005-2006
Đơn vị: %
CMKT
2005
TS Nam Nữ TS Nam Nữ
Toàn quốc 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Chưa qua đào tạo 74,67 70,38 79,18 68,45 63,55 73,63
Sơ cấp, học nghề và CNKT
không bằng (đào tạo ngắn hạn)
11,56 13,83 9,17 19,35 23,88 14,55
CNKT có bằng 3,54 5,31 1,66 1,91 2,97 0,78
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 16
Trung học nghề, THCN 4,73 4,73 4,72 4,55 4,34 4,78
CĐ-ĐH trở lên 5,50 5,74 5,26 5,74 5,98 5,48
(Nguồn: số liệu thống kê Việc làm-thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1996-2005, NXB LĐXH, 2006; số
liệu điều tra lao động – việc làm 2006, bộ LĐ-TBXH)
Ngược lại, năm 2005 số lao động nữ không có TĐ CMKT (lao động phổ thông)
là 17.122.423 người, chiếm 79,19% trong tổng LLLĐ nữ ( hình 2). Tỷ lệ này cao hơn so
với tỷ lệ chung của LLLĐ cả nước (79,19% so với 74,67%).
Hình2: cơ cấu lực lượng lao động nữ từ đủ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ chuyên
môn kỹ thuật, năm 2005 (ĐV: %)
(Nguồn: số liệu điều tra lao động việc làm 2000, 2005-bộ lao động, thương binh và xã hội).
Trong thời kỳ 2000-2005, LLLĐ nữ có TĐ CMKT tiếp tục gia tăng về số lượng
và tỷ lệ - Tốc độ tăng LLLĐ nữ có TĐ CMKT bình quân hàng năm là 13,35% /năm và
tỷ lệ lao động có TĐ CMKT trong tổng LLLĐ nữ tăng 8,28 điểm phần trăm từ năm
2000 (12,45%) đến năm 2005 (20,82%). Trong khi đó, đối với LLLĐ nữ không có TĐ
CMKT, tỷ lệ trong tổng LLLĐ nữ có xu hướng giảm dần (từ 87,46% năm 2000 xuống
còn 79,18% năm 2005) song về số lượng vẫn tiếp tục tăng nhẹ với tốc độ tăng bình quân
hàng năm là 0,4%/năm trong giai đoạn 2000-2005. Nhìn chung, trong giai đoạn 2000-
2005, cơ cấu lao động nữ chia theo TĐ CMKT đã chuyển dịch tương đối nhanh, nhanh

hơn rất nhiều so với cơ cấu lao động nữ chia theo trình độ học vấn.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 17
Hiện nay, cơ cấu lao động nữ theo TĐ CMKT của Việt Nam chưa hợp lý – Tỷ lệ
tương quan giữa lao động có trình độ tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học trở lên/lao động có
trình độ tốt nghiệp trung học nghề và trung học chuyên nghiệp/lao động đã qua đào tạo
nghề (bao gồm đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn) của cả nước vào năm 2005 là 1 - 0,86
– 2,74 (của LLLĐ nam là 1 – 0,82 – 3,34). Trong khi đó, tỷ lệ tương quan này của
LLLĐ nữ mới chỉ là 1- 0,9 – 2,06
Hình 3: Cơ cấu lực lượng lao động nữ từ đủ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ
chuyên môn kỹ thuật, của chung cả nước, thành thị và nông thôn, năm 2000-2005
(Nguồn: số liệu điều tra lao động việc làm 2000, 2005-bộ lao động, thương binh và xã hội.)
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của LLLĐ nữ giữa khu vực thành thị và nông thôn
có sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, tình trạng này đến năm 2005 đã tốt hơn nhiều so với năm
2000- Năm 2000, ở nông thôn, lao động nữ có TĐ CMKT chiếm 6,93%; ở thành thị tỷ lệ
này là 32,12% lớn gấp 4,6 lần so với khu vực thành thị và khu vực nông thôn này đã
giảm còn 3,4 lần (Tỷ lệ lao động nữ có TĐ CMKT ở thành thị là 44,84% so với tỷ lệ lao
động nữ có TĐ CMKT ở nông thôn là 13,7%).
LLLĐ nữ có TĐ CMKT thấp hơn so với LLLĐ nam cả về số lượng và tỷ lệ tất
cả các cấp trình độ- Năm 2005, số lượng LLLĐ nữ có TĐ CMKT chỉ bằng 66,79% lao
động nữ có trình độ sơ cấp, học nghề và CNKT không có bằng và CNKT có bằng trong
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 18
tổng LLLĐ nữ thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ này là LLLĐ nam (tương ứng -4,66;-3,65
và -0,01 và -0,48 điểm phần trăm). Trong khi đó, số lượng lao động nữ chưa qua đào tạo
cao hơn 6,9% so với số lao động nal chưa qua đào tạo (17.122.423 người so với
16.017.572 người). Tỷ lệ lao động nữ chưa qua đào tạo trong tổng số LLLĐ nữ cũng cao
hơn 8,8 điểm phần trăm so với tỷ lệ lao động nam chưa qua đào tạo (79,19% so với
70,38%). Tuy nhiên, xu hướng này thể hiện rõ hơn ở khu vực thành thị - khoảng cách về
TĐ CMKT giữa lao động nam và lao động nữ ở khu vực thành thị lớn hơn so với ở khu
vực nông thôn.
Hình 4: khoảng cách trong TĐ CMKT giữa lao động nam từ đủ 15 tuổi trở lên

của chung cả nước, thành thị và nông thôn, năm 2005
Đơn vị: điểm phần trăm
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 19
(Nguồn: số liệu điều tra lao động việc làm 2005-bộ lao động, thương binh và xã hội.)
3.2> Về mặt sức khỏe
3.2.1 Các yếu tố chủ quan.
Các cuộc điều tra về thời gian làm việc của phụ nữ nông thôn cho thấy, thời gian
làm việc trung bình của chị em trong ngày là khá cao: 12 giờ/ngày. Và có tới 83,4%
trong số 504 nữ công nhân được khảo sát cho biết, họ phải làm thêm từ 10-15 giờ mỗi
tuần, có 14% phải làm việc với thời lượng 10giờ/ca…
Hiện nay, phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong lực lượng lao động xã hội của đất
nước. Cụ thể: Trong số 40 trên triệu lao động thì phụ nữ chiếm hơn 52%, tỷ lệ lao động
nữ chiếm trên 70% ở ngành dệt may, 60% trong ngành chế biến lương thực, thực phẩm,
60% trong lĩnh vực y tế, 70% trong giáo dục phổ thông. Trong nông nghiệp, với gần 10
triệu hộ nông dân, tương ứng với 28 triệu lao động, thì phụ nữ chiếm tới 53,3%, còn
ngành công nghiệp là 45%.
Là một lực lượng lao động hùng hậu, làm ra phần lớn của cải vật chất cho xã hội,
song hiện trạng sức khỏe của phụ nữ ngày nay thật đáng lo ngại. Các cuộc điều tra về
thời gian làm việc của phụ nữ nông thôn cho thấy, thời gian làm việc trung bình của chị
em trong ngày là khá cao: 12 giờ/ngày. Con số này chỉ dao động đôi chút vào mùa vụ.
Riêng với nữ nông dân ở miền Bắc, Bắc Trung Bộ và miền núi, thường làm việc 14
giờ/ngày. Phụ nữ cô đơn và phụ nữ nghèo là những người có ngày làm việc dài nhất, 16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 20
giờ/ ngày. Cũng từ khảo sát trên còn cho biết chi tiết là phụ nữ nông thôn thường phải
dành mất 6 giờ/ngày cho các công việc gia đình (nhiều gấp 12 lần so với nam giới). Do
phải làm việc nhiều nên thời gian nghỉ ngơi của phụ nữ rất ít, hậu quả là nhiều phụ nữ bị
kiệt sức, mỏi mệt, suy nhược cơ thể, đau yếu, sinh bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe, thậm chí cả tính mạng.
Bên cạnh thời gian lao động kéo dài, công tác bảo hộ lao động cho phụ nữ cũng
chưa được quan tâm đúng mức. Ước tính hiện nay, chỉ có 41,7% doanh nghiệp có cán bộ

chuyên trách về bảo hiểm lao động, do đó, gần một nửa phụ nữ hầu như không được
huấn luyện định kỳ về bảo hộ lao động và chỉ có 1/3 số công nhân nữ biết các quy tắc an
toàn vệ sinh lao động. Đáng lo hơn, gần 70% lao động nữ trong các doanh nghiệp
thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại. Tuy nhiên, số doanh nghiệp có cán
bộ y tế cũng không nhiều. Theo ước tính, có khoảng 44% doanh nghiệp không tổ chức
khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Mặc dù chúng ta đã có những chính sách,
những văn bản được chế định bằng pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho người lao động
nhưng trên thực tế còn thiếu đồng bộ và chậm được thực thi nếu không muốn nói rằng,
nó không được thực hiện chặt chẽ, đầy đủ ở nhiều nơi.
Thiết nghĩ, để bảo vệ sức khỏe, chế độ làm việc cho lao động nữ, cần phải có sự
quan tâm hơn nữa của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự quan tâm của các cơ quan
chuyên trách về vấn đề này như y tế, tổ chức công đoàn, tiền lương, bảo hiểm v.v…
Đồng thời, Nhà nước cần nâng cao hơn nữa hiệu lực của Luật Lao động, tăng cường,
đầu tư thêm các cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ quan, xí nghiệp trong phạm vi quản lý
để giảm thiểu môi trường làm việc độc hại cho công nhân lao động, có thêm những
chính sách, chế độ ưu tiên cần thiết cho công nhân viên chức, đặc biệt là giới nữ khi hoạt
động trong môi trường độc hại. Bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ, chính là bảo vệ sức khoẻ
cho các bà mẹ - bảo vệ cho con người mà họ là tiền thân của cả một thế hệ tương lai.
3.2.2 Các yếu tố khách quan
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 21
Ngoài các yếu tố chủ quan bên trên, lao động nữ cũng bị tác động rất nhiều từ
các nhân tố khác quan, nó được thể hiện rõ nhất từ việc nhận thức từ phía người lao
động.
Do điều kiện và nhận thức của tường hộ gia đình, các trẻ em gái có xu hướng bỏ
học và đi làm sớm (nhất là ở vùng nông thôn). Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ tới
chất lượng lao động nữ trong công việc và khó có thể đáp ứng được các đòi hỏi của sự
nghiệp Ngoài trình độ tay nghề thấp, đa số lao động nữ có tình trạng sức khỏe kém hơn
nam. Do phải đảm nhậh chức năng sinh đẻ, nên lao động nữ phải mất hàng thập kỷ để tái
hồi lại, cho nên bị hạn chế về mặt sức khỏe. Vì vậy phụ nữ chỉ có thể làm việc ở một số
nghề và một số công việc nhất định phù hợp với khả năng của lao động nữ.

Bên cạnh đó nữ dêc bị mắc bệnh nghề nghiệp và tỷ lệ tai nạn lao động của nữ
cao hơn nam giới. Điều đó được thể hiện dước bảng sau:
Bảng : Tỷ lệ lao động mắc bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động
Bệnh nghề nghiệp Tai nạn lao động
Nghi bị bệnh Đã giám đinh
QD: Nữ
Nam
10,34
37,5
10,34
0,00
0,00
0,00
NQD: Nữ
Nam
14,29
0,00
0,00
0,00
20,00
25,00
Chung: Nữ
Nam
10,77
15,00
9,23
0,00
1,59
8,33
(Nguồn: trung tâm NCKH lao động nữ)

Mặt khác, tính cơ động (cả về mặt địa lý và nghề nghiệp) của lao động nam là
cao hơn nữ. Nữ thường chịu nhiều ảnh hưởng của phong tục tập quán và đặc biệt là gánh
nặng gia đình. Vai trò làm vợ, làm mẹ tỏng gia đình không cho phép chị em di chuyển đi
tìm việc làm tốt hơn. Chính vì vậy phụ nữ ít có điều kiện và cơ hội để tiếp cận với nguồn
thông tin tuyển dụng lao động. Và điều này hạn chế khả năng có việc làm của phụ nữ
được thể hiện ở bảng sau đây:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 22
Bảng: nguồn tiếp cận thông tin tuyển lao động của người lao động (%)
Báo chí, TV Người nhà,
quen giới thiệu
Trung tâm giới
thiệu
Khác
QD: Nữ
Nam
13,64
28,57
68,18
71,43
2,27
0,00
15,91
0,00
NQD: Nữ
Nam
0,00
16,67
71,43
58,33
0,00

0,00
28,57
25,00
Chung: Nữ
Nam
11,76
21,00
68,63
63,16
1,96
0,00
17,65
15,79
Nguồn: trung tâm NCKH lao động nữ
Hơn nữa phụ nữ còn hay tự ty, không dám mạnh dạn tin vào khả năng của mình
và họ hay tự bằng long với chính mình. Trong điều kiện áp lực thất nghiệp cao thì bản
thân lao động nữ không đủ tư thế để đòi hỏi chủ doanh nghiệp thực hiện các chế độ theo
luật định. Kết quả khảo saot thực tế cho thấy các chế độ nghỉ theo quy định cho nữ đều
bị vi phạm nhưng lao động nữ đã không có bất cứ ý kiến nào. Điều này có thể gặp ở các
xí nghiệp nhà nước nơi người ta giải thích rằng sở dĩ phụ nữ nghỉ thai sản ngắn hơn so
với thời gian cho phép là vì các chị tự nguyện đi làm sớm hơn cũng tương tự như trường
hợp các chị xin tự nguyện làm dưới hầm mỏ và nạo vét rỉ tàu những công việc cấm lao
động nữ. Những điều này có lý do của nó. Khi phụ cấp thai sản và bảo hiểm xã hội
không đủ để nuôi ít nhất là hai mẹ con thì việc cho phép đi làm cũng như khi đứng trước
nguy cơ thất nghiệp thì thà làm việc độc hại còn hơn là để con bị đói.
Khi xem xết sự yếu kém của phụ nữ không chỉ đơn thuần nói về khả năng thấp
kém thể hiện ra của họ. Bởi vì nữ còn sống trong một xã hội cả nam và nữ chịu ảnh
hưởng của những tập tục của xã hội ấy. Cho nên cần xết đến một số yếu tố khác có ảnh
hưởng tới cơ hội việc làm và thu nhập cao của nữ.
Dưới con mắt đàn ông là cái nhìn thiên lệch thì đàn bà là những khách thể phụ

thuộc được đại diện bởi đàn ông. Đời sống hành động cách nghĩ và tình cảm của phụ nữ
là những thứ vụn vặt thứ yếu hoặc không cần gây sự chú ý, hoặc không cần thiết phải
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 23
xem xét cụ thể. Còn vai trò của người chồng là người chủ, đóng góp chính cho thu nhập
gia đình. Chính vì thế mà nó đã làm ảnh hưởng tới việc phát huy tiềm năng của phụ nữ,
điều này vẫn còn tồn tại khá nhiều trong những gia đình nông dân ở Việt Nam.
Sự chênh lệch về cơ hội có việc làm và việc làm có thu nhập cao có thể giải
thích bằng sự khác biệt về phân bố thời gian lao động trong ngày giữa phụ nữ và nam
giới. Phụ nữ phải giành nhiều thời gian hơn cho những công việc không được tính công
trong công việc gia đình. Trong khi đó nam giới đầu tư nhiều thời gian vào công việc
được xã hội trả công. Các chị đòi hỏi công bằng và bình đẳng ở đây không phải là vợ và
chồng phải làm một khối lượng các công việc gia đình là như nhau mà là sự kết hợp hài
hòa các công việc gia đình giữa vợ và chồng. Đặc biệt là thái độ của nam giới phải biết
thông cảm và tôn trọng vợ, giúp đỡ họ có điều kiện để học tập, nâng cao trình độ có cơ
hội tham gia lao động sản xuất.
Kết quả nghiên cứu ngẫu nhiên trên 417 người trong đó có 336 nữ và 81 nam cả
lao động trực tiếp và gián tiếp của hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội (1/1999) cho thấy nữ
công nhân lao động đảm nhận hầu như gần hết việc nhà với sự khác biệt được thống kê
rõ rệt:
- Đi chợ hàng ngày: 78,3% trong khi nam giới chỉ có tỷ lệ nhỏ 11,11% xu hướng
phải đi chợ hàng ngày của nữ cao gấp 28,8 lần so với nam.
- Giặt giũ: 91,1% nữ so với 8% nam giới có xu hướng nữ cao hơn nam 93,1 lần.
- Việc nấu ăn: 91,1% nữ phải nấu ăn so với 16,05 nam phải nấu ăn,có nguy cơ
cao hơn 53,4 lần nam.
- Thời gian nghỉ ngơi trê 6h của nữ ít hơn nam nhiều (46,4% so với 98,77%) có
nguy cơ giảm xuống dưới 6h gấp 1,3 lần nam.
Lao động gia đình tuy không trực tiếp làm ra sản phẩm hàng hóa, nhưng giá trị
dịch vụ của nó vẫn đóng góp trong tổng sản phẩm xã hội. Nếu nhìn từ góc đọ gia đình
thì đó là khoản tiền tiết kiệm, lẽ ra phải được tính vào khoản tiền thu nhập của người
phụ nữ, bởi nó cũng đòi hỏi phải tiêu hao thời gian, sự huy động sức lực cơ bắp và trí tuệ

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 24
con người. Còn theo điều tra phỏng vấn thực tế ở xã hội Huyền Linh huyện Sóc Sơn Hà
Nội thì thấy đa số phụ nữ ở đây phải làm việc từ 14 đến 15 giờ/ngày trong khi nam giới
chỉ làm việc từ 7 đến 8 giờ/ngày còn lại là thời gian dành cho đọc báo, xem ti vi hoặc đi
chơi bạn bè…
Nhưng hầu hết các cuôc điều tra khảo sát mức thu nhập bình quân của vợ và
chồng trong ra đinh người ta chỉ tính đến sự đóng góp của việc cho ra đời những sản
phẩm lao động sản xuất còn lao động gia đinh thì không được tính công. Vì thế số giờ
lao động của phụ nữ trong gia đình cao hơn chồng rất nhiều nhưng mức thu nhập vẫn
được tính giá quá thấp.
3.3. Vai trò của lao động nữ đối với sự phát triển của kinh tế xã hội
Lao động nữ nước ta chiếm 51% lực lượng lao động toàn quốc (Nguồn:1996) và
tham gia vào mọi ngành, mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Đặc biệt,
trong nhiều ngành nghề, phụ nữ chiếm tỷ lệ cao, giữ vai trò quyết định trong sản xuất và
phát triển. Sau đây chúng ta xem xét vai trò của lao động nữ trong nhóm ngành kinh tế.
Thứ nhất, trong nhóm ngành dịch vụ, lao động nữ đóng góp có tính chất quyết
định bởi họ có ưu thế hơn hẳn nam giới trong lĩnh vực này, đặc biệt là ở các ngành như
giáo dục, y tế, ngân hàng, thương nghiệp, vật tư, văn phòng, tiếp tân, bưu điện…Đó là
ngành thuộc nhà nước quản lý còn ở lĩnh vực dịch vụ tự do hoặc khu vực “phi kết cấu”
thì sao? Theo điều tra của Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội, khoảng 60%
lao động việc làm trong khu vực phi chính thức là phụ nữ và từ 40-60% chị em hoạt
động trong ngành thương mại (tiểu thương và cửa hàng ăn uống nhỏ) (năm 1999). Phụ
nữ ngành giáo dục đào tạo chiếm 67,1%, y tế bảo hiểm, may mặc chiếm 63,7%.
Thứ hai, trong ngành công nghiệp (43,2%) và xây dựng (26%) đều có sự tham gia
đông đảo của lao động nữ. Ở đây, ngoài việc làm bình đẳng với nam giới, phụ nữ phải
làm các công việc nặng nhọc, độc hại như làm đường, gõ gỉ, sơn, phị hồ hoặc làm hóa
chất độc hại….Đó là những thiệt thòi, song họ cũng đã khặng định vai trò của mình
trong sự phát triển của đất nước. Nhà nước cũng cần chính sách nhằm cải thiện điều kiện
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 25

×