Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tiểu luận môn ngôn ngữ đối chiếu từ đi và phương tiện tương đương trong tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.45 KB, 14 trang )

z
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA TIẾNG ANH


TIỂU LUẬN MÔN NGÔN NGỮ ĐỐI CHIẾU

HÀ NỘI, NĂM 2021


ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA TIẾNG ANH


TÊN ĐỀ TÀI: ĐỐI CHIẾU TỪ “ĐI” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ PHƯƠNG
TIỆN TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG ANH

Họ và tên người viết: Nguyễn Thị Vân Thanh
Ngày tháng năm sinh: 03/11/2000
Mã SV: 18A71010046
Lớp: K25A2
Khóa học: 2018-2022

HÀ NỘI, NĂM 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài: ...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu: ...........................................................................................1


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................1
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................1
6. Bố cục tiểu luận ......................................................................................................1
NỘI DUNG ....................................................................................................................2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ THUYẾT ..........................................................................2
1.1. Khái quát về từ loại ........................................................................................2
1.1.1. Định nghĩa của từ loại ...............................................................................2
1.1.2. Cơ sở phân loại từ loại ..............................................................................2
1.1.3. Phân loại từ loại trong tiếng Việt và tiếng Anh theo tiêu chí cú pháp ......2
1.2. Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu ................................................................3
1.2.1. Ngôn ngữ học đối chiếu là gì? ...................................................................3
1.2.2. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................3
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ “ĐI” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TỪ “GO”
TRONG TIẾNG ANH...............................................................................................4
2.1. Dẫn nhập..........................................................................................................4
2.2. Đặc điểm của từ “đi” trong tiếng Việt ..........................................................4
2.2.1. Đặc điểm cấu tạo .......................................................................................4
2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa ...................................................................................4
2.2.3. Đặc điểm ngữ pháp ....................................................................................6
2.2.4. Các thành ngữ, tục ngữ có động từ “đi” ...................................................6
2.3. Đặc điểm của từ “go” trong tiếng Anh .........................................................7
2.3.1. Đặc điểm cấu tạo .......................................................................................7
2.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa ...................................................................................7
2.3.3. Đặc điểm ngữ pháp ....................................................................................7
2.3.4. Các thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Anh có động từ “go” ........................8
2.4. Đối chiếu động từ đi trong tiếng Việt và “go’ trong tiếng Anh ..................8
2.4.1. Điểm giống nhau ........................................................................................8
2.4.2. Điểm khác biệt ...........................................................................................8
2.5. Tiểu kết ............................................................................................................9
KẾT LUẬN ..................................................................................................................10

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................11


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Cùng với danh từ, động từ là thực từ cơ bản nhất trong hệ thống từ loại tiếng
Việt cũng như tiếng Anh. Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt và tiếng Anh, động từ
chiếm số lượng lớn, được sử dụng với tần số rất cao trong đời sống sinh hoạt hàng
ngày bởi nó gắn liền với các hoạt động, trạng thái, cảm xúc của con người. Đi được
coi là một động từ tiêu biểu như vậy, vì nó được xếp vào nhóm từ chỉ hoạt động của
con người. Việc đối chiếu động từ “đi” trong tiếng Việt và tiếng Anh trước hết nhằm
hiểu rõ hơn khả năng kết hợp, nguyên tắc hoạt động của nó thơng qua mỗi ngơn ngữ,
qua đó rút ra một số nhận xét về sự giống và khác nhau giữa hai ngơn ngữ.
2. Mục đích nghiên cứu
Nêu ra những đặc điểm cụ thể mang tính chất bản sắc của cộng đồng ngôn ngữ
trong trường từ vựng chỉ hoạt động, cụ thể là từ “đi” trong tiếng việt và tiếng Anh,
đồng thời so sánh và đối chiếu sự tương đồng và khác biệt trên bình diện ngữ nghĩa và
ngữ pháp trong cách sử dụng từ ở mỗi quốc gia.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Phân tích ý nghĩa các từ “đi” ở nghĩa định danh và sự chuyển nghĩa trong tiếng
Việt và từ “go” trong tiếng Anh. Từ đó, so sánh, đối chiếu tìm ra sự tương đồng và
khác biệt của từ “đi” và từ tương đương trong tiếng Anh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là từ “đi” trong tiếng Việt và từ tương
đương, cụ thể là từ “go” trong tiếng Anh. Ở đây có thể coi nghĩa định danh là nghĩa
tường minh còn chuyển nghĩa là kết quả của các phương thức chuyển nghĩa phổ biến
như là ẩn dụ, hoán dụ.
5. Phương pháp nghiên cứu
• Khảo cứu tư liệu, từ điển
• Phương pháp miêu tả, phân tích, tổng hợp

• Các thủ pháp so sánh, đối chiếu
6. Bố cục tiểu luận
Tiểu luận gồm 3 phần: Mở đầu và nội dung và kết luận. Nội dung gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết: Khái quát về từ loại và môn ngôn ngữ học đối chiếu
Chương 2: Miêu tả và đối chiếu từ “đi” trong tiếng Việt với từ “go” trong tiếng Anh
1


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Tiếng Việt và tiếng Anh thuộc các loại hình ngơn ngữ khác nhau và khơng hề
có quan hệ họ hàng với nhau. Mặt khác, khoảng cách giữa hai quốc gia là rất xa nhau
nên có những đặc điểm lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, lối sống…rất khác nhau.
Do đó, việc đối chiếu về mặt ngơn ngữ nói chung, đối chiếu động từ “đi” nói riêng sẽ
cho thấy những đặc điểm khác nhau khá rõ giữa hai ngôn ngữ này.
1.1. Khái quát về từ loại
1.1.1. Định nghĩa của từ loại
Trong Ngữ pháp học, từ loại (còn được gọi là lớp từ, lớp từ vựng hoặc bộ phận
dùng trong lời nói trong Ngữ pháp truyền thống) là một lớp từ ngơn ngữ học (hay
chính xác hơn là lớp các mục từ vựng) được xác định bằng các hiện tượng cú pháp
hoặc các hiện tượng hình thái học của mục từ vựng trong câu nói.
1.1.2. Cơ sở phân loại từ loại
Theo tiêu chí ngữ nghĩa: Từ loại được phân chia làm hai loại từ là thực từ và hư
từ. Thực từ là những từ có ý nghĩa từ vựng, có chức năng định danh và có khả năng
đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp chính trong cấu tạo cụm từ và cấu tạo câu. Hư từ
được phân thành ba lớp phụ từ, quan hệ từ và tình thái từ gồm trợ từ, tiểu từ và thán
từ.
Theo tiêu chí cú pháp: Từ loại được phân chia trên cơ sở những khác biệt về
khả năng kết hợp của chúng với những từ khác. Trong nhóm từ định danh, ta phân biệt
các từ loại như: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ. Cịn các nhóm từ khác như giới từ,

liên từ, quán từ, tình thái từ được coi là những hình vị ngữ pháp hay từ cơng cụ.
1.1.3. Phân loại từ loại trong tiếng Việt và tiếng Anh theo tiêu chí cú pháp
Tiếng Việt

Tiếng Anh

Danh từ

Danh Từ

Động từ

Động từ

Tính từ

Tính từ

Trạng từ

Trạng từ

2


Giới từ

Giới từ

Liên từ


Liên từ

Quán từ

Mạo từ

Tình thái từ

Thán từ

1.2. Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu
1.2.1. Ngôn ngữ học đối chiếu là gì?
Ngơn ngữ học đối chiếu là một phân ngành ngôn ngữ học nghiên cứu so sánh
hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ bất kỳ để xác định điểm giống và khác khau giữa các
ngơn ngữ đó, khơng tính đến vấn đề các ngơn ngữ đó có quan hệ cội nguồn hay cùng
loại hình hay khơng.
1.2.2. Một số khái niệm cơ bản
Thuật ngữ so sánh (compare) và đối chiếu (contracstive)
Định nghĩa của từ điển Hoàng Phê: So sánh là xem xét để tìm ra những điểm
giống, tương tự, hoặc khác biệt nhau về mặt số lượng, kích thước, phẩm chất. Đối
chiếu là so sánh hai sự vật có liên quan chạt chẽ với nhau.
Định nghĩa của đại từ điển (Nguyễn Như Ý chủ biên): So sánh là xem xét cái
này với cái kia để thấy sự giống nhau và khác nhau hoặc là sự hơn kém nhau (như là
so sánh bản dịch với bản nguyên, bản gốc). Đối chiếu là so sánh giữa các cá thể với
nhau, trong đó có một cái làm chuẩn để tìm ra những chố giống, khác nhau giữa
chúng.
Khái niệm " tertium comparationis "(TC)
Đây là khái niệm chỉ xuất hiện trong Ngôn ngữ học so sánh. Nó là cơ sở của sự
so sánh trong Ngôn ngữ học đối chiếu. Đây là từ gốc Latin và có ý nghĩa tương tự với

cái thứ ba trong so sánh thông thường. Khái niệm này phải cùng xuất hiện trong các
ngôn ngữ đối chiếu (phổ niệm ngôn ngữ) vì thế gọi là cái thứ ba trong so sánh đối
chiếu, khơng có khái niệm này thì khơng thể so sánh được.

3


CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ “ĐI” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TỪ “GO”
TRONG TIẾNG ANH
2.1. Dẫn nhập
Động từ là từ loại được sử dụng rộng rãi, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu
trong hệ thống từ loại của các ngôn ngữ. Đối với tiếng Việt, động từ vẫn còn là một
vấn đề phức tạp từ tiêu chí nhận diện, các tiểu loại, số lượng đến sự phân biệt động từ
và tính từ cũng như diễn tiến của khái niệm động từ và vị từ. Trong đại từ điển,
Nguyễn Như Ý chủ biên, có viết:” Động từ là từ loại thực từ biểu thị hành động, trạng
thái như một quá trình, chủ yếu làm chức năng vị ngữ trong câu. Trong ngơn ngữ biến
hình, động từ có các phạm trù ngữ pháp để chỉ ra các quan hệ của phát ngôn với thời
điểm nói, với thực tế: nếu rõ những người tham gia vào một hành vi ngơn ngữ…Các
phạm trù đó là: thời, thể, thức, dạng, ngôi, số, giống. Động từ trong ngơn ngữ biến
hình thường có hệ hình thái và mơ hình cấu tạo từ riêng.”
Theo Nguyễn Lân, ngữ pháp lớp 7: Động từ là thứ từ dùng để biểu diễn một
động tác hoặc một hành vi, một ý nghĩa hoặc một cảm xúc, một trạng thái hoặc sự
phát triển, sự biến hố của một trạng thái”. Cịn theo Đinh Văn Đức trong cuốn Ngữ
pháp tiếng Việt “Cùng với danh từ, động từ là một trong hai từ loại cơ bản. Động từ
thì gắn với các từ thuộc phạm trù vận động”. Từ các định nghĩa trên, bài tiểu luận sẽ
tìm hiểu và so sánh các đặc trưng về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp trong tiếng Việt và
tiếng Anh, cụ thể ở đây là từ “đi” với từ “go”.
2.2. Đặc điểm của từ “đi” trong tiếng Việt
2.2.1. Đặc điểm cấu tạo
“Đi” trong tiếng Việt là động từ đơn tiết và khơng biến đổi hình thái khi tham

gia và hoạt động giao tiếp.
2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
“Đi” là một trong số động từ thuộc nhóm chỉ vận động mang ý nghĩa hoạt động
di chuyển, dời chỗ. Ý nghĩa quá trình thể hiện trực tiếp đặc trưng vận động của thực
thể. Đó là ý nghĩa hành động. “Cịn ý nghĩa trạng thái được khái quát hóa trong mối
liên hệ với vận động của thực thể trong thời gian và không gian” (theo Diệp Quang
Ban)
• Về quan hệ khơng gian:

4


Bao gồm việc quy chiếu, xác định vị trí, sự vật cụ thể đích thực và định vị nhận
thức. Đối với động từ vận động di chuyển thì việc xác định vị trí xuất phát hay đích
của di chuyển, có liên quan tới vị trí gốc và giới hạn của vận động di chuyển là rất
quan trọng. Và “đi” thuộc nhóm động từ di chuyển có hướng.\
Ví dụ: Mấy đứa trẻ đi câu cá.
• Về quan hệ thời gian:
Các quan hệ thời gian trong câu được diễn đạt bằng phương thức từ vựng và các từ
phụ có ý nghĩa tình thái. Liên hệ động từ chỉ xuất hiện trong phạm vi tình thái vị ngữ
của câu. Liên hệ thời gian vì thế gắn rất chặt với đặt trưng diễn tiến của các dạng vận
động. Nó làm hình thành mối quan hệ thời – thể: trong đó một vận động nhất định
diễn ra trong thời gian luôn ứng với thời điểm phát ngôn và đối với các vận động khác
để xem nó xuất hiện, kết thúc hay chưa.
Ví dụ: Mẹ tơi đang đi chợ
Cuối tuần nhóm mình sẽ đi dã ngoại nhé
• Về quan hệ cách thức vận động:
Đây là một loại quan hệ khác với các từ phụ như: cũng, vẫn, cứ, đều, …thể hiện
đặc trưng tình trạng và tiến trình của vận động, hình thái của vận động thơng qua
người nói. Quan hệ này cũng tham gia xác lập ý nghĩa tình thái trong câu.

Ví dụ: Chiếc xe đạp này hơi cũ nhưng vẫn đi được.
Cậu cứ đi ăn trước đi, tớ cịn phải hồn thành bài tập về nhà.
• Các lớp nghĩa của động từ “đi”:
Đi” được mọi người sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày cũng như
trong văn học nghệ thuật. Nó là một từ đa nghĩa và có 18 lớp nghĩa, tiêu biểu như sau:
Nghĩa 1: (người, động vật) Tự di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác bằng những bước
chân nhấc lên, đặt xuống liên tiếp.
Ví dụ: Tơi thường đi bộ vào buổi sáng; Chân đi chữ bát
Nghĩa 2: (Người) Di chuyển đến nơi khác, khơng kể bằng cách gì hay phương tiện gì.
Ví dụ: Đi chơi; Đi đến nơi về đến chốn; Đi học
Nghĩa 3: Chết (lối nói kiêng tránh)
Ví dụ: Bác đã đi rồi sao Bác ơi; Tối hôm qua ông đã đi rồi
Nghĩa 4: Di chuyển đến chỗ khác, nơi khác để làm một cơng việc nào đó
Ví dụ: Đi nghĩa vụ quân sự; Đi ngủ
5


Nghĩa 5: Từ biểu thị hướng của hoạt động dẫn đến sự thay đổi vị trí.
Ví dụ: Nhìn đi chỗ khác; Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại.
Nghĩa 6: Từ biểu thị hoạt động, quá trình dẫn đến kết quả làm cho khơng cịn nữa,
khơng tồn tại nữa.
Ví dụ: Chuyện buồn rồi cũng phai dần đi; Xóa đi vết mực
Nghĩa 7: Mang vào chân hoặc tay để che giữ, bảo vệ.
Ví dụ: Đi tất chân; Đi đi găng tay bảo hộ
Nghĩa 8: Chuyển sang, bước vào một giai đoạn khác
Ví dụ: Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan
2.2.3. Đặc điểm ngữ pháp
Động từ “đi” là một động từ độc lập, biểu thị hành động, và có khả năng kết hợp lớn.
“Đi” có thể kết hợp với các từ tình thái, danh từ, tính từ, ... để thể hiện nội dung ý
nghĩa của các câu.

Ví dụ: Kết hợp với danh từ tạo thành cụm từ chỉ nghĩa mới: Đi thư viện; Đi Hà Nội
Kết hợp với các động từ tình thái để hiện chức năng ngữ pháp: Mình định đi
siêu thị trong 1 tiếng; Lan sẽ đi nước ngoài vào cuối tháng này.
Động từ “đi” trong tiếng Việt thực hiện chức năng cú pháp trong câu, làm vị ngữ trong
câu, định ngữ, bổ ngữ, chủ ngữ trong câu.
Ví dụ: Minh đi chơi cùng bạn bè (Làm động từ)
Mẹ vừa đi chợ về (Làm định ngữ)
Bé tập đi (Làm bổ ngữ)
2.2.4. Các thành ngữ, tục ngữ có động từ “đi”
• Ði một ngày đàng, học một sàng khơn
• Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau
• Đồng tiền đi trước là đồng tiền khơn
• Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bị, chín tháng lị dị chạy đi.
• Bụt nhà khơng thiêng, đi cầu Thích Ca ngồi đường.
• Cha mẹ ngoảnh đi con dại, cha mẹ ngoảnh lại con khơn.
• Đi dối cha, về nhà dối chú.
• Đi đêm lắm có ngày gặp ma.
• Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ.
• Đi với Phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy
6


2.3. Đặc điểm của từ “go” trong tiếng Anh
2.3.1. Đặc điểm cấu tạo
Động từ “go” có dạng nguyên thể(go), dạng số ít ở hiện tại (goes), dạng tiếp
diễn (going), dạng quá khứ(went) và dạng quá khứ phân từ(gone).
2.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
• Quan hệ về thời gian:
Các quan hệ thời gian trong câu được diễn đạt bằng phương thức từ vựng và các trạng
từ. Động từ “go” chỉ xuất hiện trong phạm vi tình thái vị ngữ của câu và gắn rất chặt

với đặt trưng diễn biến của các dạng vận động. Nó làm hình thành mối quan hệ về thời
điểm diễn ra, thực hiện và các thể tương ứng.
Ví dụ: I went shopping three days ago. (Tôi đã đi mua sắm vào ba hơm trước)
• Quan hệ về khơng gian: Động từ “go” là động từ chuyển động có hướng.
Ví dụ: We go everywhere whenever we want. (Chúng tơi đi bất cứ đâu vào bất cứ lúc
nào muốn)
• Cách thức vận động: động từ “go” thể hiện đặc trưng và hình thái của vận
động.
Ví dụ: They go so slowly (Họ đi rất chậm)
• Một số lớp nghĩa của động từ “đi”:
Nghĩa 1: Để di chuyển hoặc tiếp tục, hoặc từ một cái gì đó
Ví dụ: Lan goes to market by car (Lan đi chợ bằng xe máy)
Nghĩa 2: Thành, trở thành
Ví dụ: He wants to go to sea (Anh ta muốn trở thành thuỷ thủ)
Nghĩa 3: Chết, chấm hết, mất hết
Ví dụ: All hope is gone (Mọi hy vọng đều tiêu tan)
Nghĩa 4: Rơi vào tình trạng gì đó
Ví dụ: Many companies go to bankrupt in the Covid epidemic (Nhiều cơng ty rơi bảo
tình cảnh bị phá sản trong đại dịch Covid)
2.3.3. Đặc điểm ngữ pháp
• Động từ “go” vừa là nội động từ vừa là ngoại động từ.
Ví dụ: It's going to rain – ngoại động từ
I will go to Ha Noi tomorrow- Nội động từ
7


• Động từ “go” kết hợp với các nhóm từ khác như danh từ, tính từ, trang từ, …để
thể hiện nội dung, ý nghĩa câu.
Ví dụ: Lan usally go swimming in summer holiday (Lan thường đi bơi vào kì nghỉ hè)
I went to supermarket with my mother last night (Tối qua, tơi đi siêu thị với

mẹ)
• Động từ “go” làm thành phần phụ cũng như thành phần chính đặc biệt là chức
năng làm vị ngữ là chủ yếu, kết hợp với chủ ngữ tạo thành câu hồn chỉnh.
Ví dụ: I go to school by bus (Tôi đi học bằng xe buýt)
2.3.4. Các thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Anh có động từ “go”
Trong tiếng Anh, hầu như thành ngữ, tục ngữ có động từ “go” đều khơng mang nét
nghĩa là “đi”. Ví dụ như:
• Money makes the mare go: Có tiền mua tiên cũng được
• Go over with a bang: Thành cơng vang dội
• Go out on a limb: Làm điều dại dột, ngớ ngẩn
• Go along for the ride: Tham gia sự kiện, buổi tiệc
2.4. Đối chiếu động từ đi trong tiếng Việt và “go’ trong tiếng Anh
2.4.1. Điểm giống nhau
Trên bình diện ngữ nghĩa:
• Động từ “đi” và “go” đều thể hiện phạm trù ngữ nghĩa là hành động dời
chuyển, thay đổi vị trí, trạng thái của người hoặc động vật.
• Vể quan hệ khơng gian: Cả hai đều thuộc nhóm động từ di chuyển có hướng
• Về quan hệ thời gian: Cả hai động từ đều hình thành mối quan hệ thời-thể, từ
đó xem hoạt động đã, đang hay sẽ xảy ra.
Trên bình diện ngữ pháp:
• Cả hai động từ đều có khả năng kết hợp lớn với các nhóm từ như danh từ, tính
từ... để thể hiện nội dung của câu.
• Cả hai động từ đều có chức năng trong câu, làm thành phần chính và thành
phần phụ. Đặc biệt là khả năng làm vị ngữ trong câu
• Cả hai đều xuất hiện trong những cụm từ cố định như thành ngữ tục ngữ.
2.4.2. Điểm khác biệt
Trên bình diện ngữ nghĩa:
8



• Từ “go” (trong tiếng Anh) ngữ nghĩa thay đổi theo ngữ cảnh nhiều hơn
động từ “đi” (trong tiếng Việt) có khi “go” biến đổi nghĩa khác hẳn khơng
cịn là nghĩa ban đầu nữa
Ví dụ: Go big or go home - Được ăn cả, ngã về khơng
Trên bình diện ngữ pháp:
• Từ “đi” trong tiếng việt chỉ có một hình thái ngun thể, khơng bị biến đổi.
Nó thể hiện ý nghĩa ngữ pháp bằng trật tự từ và hư từ. Cịn từ “go” có khả
năng thay đổi hình thái trong hoạt động cú pháp.
Ví dụ: She goes to beach in the summer (Cô ấy đi biển vào mùa hè)
I went out with my friends last night (Tối qua, tôi đã đi chơi cũng bạn)
• Từ “đi” trong tiếng Việt kết hợp được với các hư từ như “đi rồi”, “đi hết”,
cịn “go” trong tiếng Anh lại khơng.
• Từ “go” trong tiếng Anh kết hợp được với giới từ còn từ “đi” thì khơng
Ví dụ: go out (đi ra ngồi); go on (tiếp tục)
2.5. Tiểu kết
Từ việc đối chiếu giữa hai động từ “đi” và “go” (trong tiếng Việt và tiếng Anh)
cho ta thấy những đặc điểm tương đồng về khả năng kết hợp để thể hiện nội dung và ý
nghĩa của câu và cũng thấy được sự giống nhau về mặt chức vụ cú pháp cũng như ngữ
nghĩa nói đúng hơn là hai động từ này đều giữ chức vụ làm vị ngữ là chủ yếu. Đồng
thời qua sự so sánh đối chiếu cịn cho ta thấy chúng có những điểm khác biệt, trong từ
loại động từ của tiếng Việt khơng có phạm trù ngữ pháp và tiếng Việt vẫn biểu đạt
được những ý nghĩa mà các ngôn ngữ biến hình đã có thơng qua ngữ điệu, hư từ, từ
vựng. Để biểu đạt ý nghĩa phủ định, động từ trong tiếng Anh phải chia theo trợ động
từ, còn trong tiếng Việt thì kết hợp với các từ khơng, chưa, chẳng, …Qua đề tài này
giúp ta đã dần tiếp cận được với các phương pháp so sánh đối chiếu, đặc biệt là đối
chiếu với các ngôn ngữ khác nhau để hiểu rõ hơn các đặc điểm của tiếng Việt ta. Đặc
biệt làm sáng tỏ cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa của động từ nói chung, động từ “đi”
nói riêng ở hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.

9



KẾT LUẬN
Tiếng Việt và tiếng Anh thuộc hai phong cách ngôn ngữ khác nhau, những
điểm khác biệt và những nét tương đồng giữa chúng đã tạo nên sự đa dạng trong văn
hố.
Vì vậy, việc sử dụng ngơn ngữ như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến người đọc
hay người nghe. Nếu khơng nắm rõ tình huống hay hồn cảnh trong câu văn, lời nói
thì chúng ta rất dễ nhầm lẫn các nét nghĩa của từ. Chính vì vậy, việc hiểu rõ các nét
nghĩa cũng như cấu tạo của động từ, cụ thể ở đây là từ “đi” giúp ta tránh khỏi những
hiểu nhầm khơng đáng có.
Qua việc đối chiếu từ “đi” trong tiếng Việt và từ “go” trong tiếng Anh, ta thấy
được mặc dù thuộc hai nền văn hoá khác biệt nhưng cả hai động từ này đều có những
điểm tương đồng được thể hiện rõ trong cấu trúc ngữ pháp cũng như ngữ nghĩa. Tuy
nhiên cũng có những điểm khác biệt về những đặc điểm đó. Cũng nhờ đó, ngược học
loại ngơn ngữ này có thể tránh được hiện tượng chuyển di tiêu cực trong việc sử dụng
và dịch thuật động từ “đi” trong tiếng Việt và “go” trong tiếng Anh.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Hữu Châu Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 1999.
2. Lê Biên Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, 1998.
3. Nguyễn Lân, Ngữ pháp lớp 7, Bộ giáo dục sản xuất, H
4. Nguyễn Ngọc Ẩn Đại cương ngôn ngữ học, Trường ĐHBL, 1995.
5. Nguyễn Thiện Giáp, Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, H, 1995

11




×