TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài:
QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ CỤ THỂ VỀ ĐƯỜNG LỐI CƠNG
NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA Ở VIỆT NAM TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY
0
MỞ ĐẦU
Các Mác đã từng khẳng định một cách đúng đắn rằng, một xã hội
chỉ có thể phát triển cao với một nền đại công nghiệp. Lý tưởng cao đẹp
của toàn Đảng, toàn dân ta là xây dựng Việt Nam thành một nước XHCN,
giàu mạnh và văn minh. Để thực hiện lý tưởng đó, nghị quyết đại hội lần
thứ VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra từ nay đến 2020 chúng ta phải
phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại.
Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành
một nước cơng nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế
hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh
vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, xây dựng
thành cơng XHCN. Cơng nghiệp hóa là q trình chuyển đổi căn bản, toàn
diện các hoạt động kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ cơng là
chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ,
phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại tạo ra năng suất lao động xã
hội cao. Tuy nhiên chúng ta đi lên không chỉ cùng với công nghiệp hóa mà
cịn cả hiện đại hóa. Đó là q trình vận dụng đưa khoa học - cơng nghệ kỹ thuật thông tin - vi điện tử hiện đại vào tổng thể hệ thống kinh tế, chính
trị và xã hội. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa có mối quan hệ rất mật thiết
với nhau. Trước đây, ở những nước đi tiên phong trong cơng nghiệp hóa
(Anh, Pháp, Đức, Mỹ), hay đầu thế kỷ XX ở một số nước Đông Âu (Liên
Xơ - Rumani) đã thực hiện cơng nghiệp hóa thơng qua tiến hành cách mạng
kỹ thuật với nội dung chủ yếu là cơ khí hóa, điện khí hóa và hóa học hóa.
Từ những năm 50 của thế kỷ XX cách mạng khoa học kỹ thuật đã xảy ra
và đặc biệt từ những năm 70 của thế kỷ này, cuộc cách mạng khoa học
công nghệ đã diễn ra một cách mạnh mẽ. Đặc trưng của nó là: cơng cụ lao
động, năng lượng, vật liệu, phương pháp đều có trình độ cao hơn, hiện đại
hơn và hiệu quả hơn nhiều so với thời kỳ cách mạng kỹ thuật. Vì vậy,
1
chúng ta phải kết hợp cơng nghiệp hóa với hiện đại hóa. Mặt khác, xu thế
quốc tế hóa đời sống kinh tế quốc tế cho phép chúng ta phát huy ưu thế
nước đi sau để thực hiện điều này. Sự kết hợp cơng nghiệp hóa với hiện đại
hóa được thể hiện qua ba nội dung cơ bản:
- Thứ nhất, tranh thủ kỹ thuật, công nghệ hiện đại ở một số ngành
một số doanh nghiệp, một số dây truyền và mặt hàng có nhu cầu có điều
kiện và mang lại hiệu quả cao.
- Thứ hai, phải hiện đại hóa cơng nghệ truyền thông.
- Thứ ba, khai thác, sử dụng, cải tiến hiện đại hóa kỹ thuật hiện có.
Tất nhiên, đối với nước ta, muốn áp dụng cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa thì cũng tùy vào hồn cảnh cụ thể "lịch sử cụ thể" khơng nên áp dụng
máy móc đường lối cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước khác, chúng ta
phải đề ra được những chính sách tích lũy để đẩy nhanh q trình cơng
nghiệp hóa, phát triển sản xuất để nâng cao đời sống cho nhân dân lao
động. Như vậy đối với nước ta, con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là
tất yếu. Nó là con đường duy nhất đúng để đưa nền kinh tế - xã hội ta phát
triển nhanh, bền vững và có hiệu quả, nhằm thực hiện dân giàu nước mạnh,
xã hội công bằng văn minh. Phát triển kinh tế xã hội là xu thế khách quan
của tồn tại, phát triển của xã hội và không loại trừ bất cứ nước nào. Vấn đề
là ở chỗ: mục tiêu, nội dung, cách thức phát triển như thế nào cho phù hợp.
Nước ta vẫn thuộc vào một trong những nước nghèo nhất thế giới, một
nước nông nghiệp lạc hậu, chưa vượt qua khỏi "xã hội truyền thống" để
sang xã hội "văn minh cơng nghiệp". Do đó, địi hỏi khách quan phải tiến
hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là nội dung, là phương thức, là con
đường phát triển nhanh và có hiệu quả đối với nước ta hiện nay và trong
vài thập kỷ tới. Cơng nghiệp hóa và phát triển kinh tế - xã hội về nội dung,
cơ bản không khác nhau (mặc dù nội dung phát triển kinh tế - xã hội có thể
rộng hơn chút ít) và đều nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát là dân giàu
nước mạnh, tiến lên hiện đại, xã hội văn minh. Cơng nghiệp hóa khơng
phải là mục đích tự thân và nó là phạm trù lịch sử, cho nên mục tiêu trực
2
tiếp cụ thể không thể khác là phải nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh,
bền vững có hiệu quả.
Sự nghiệp cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở nước ta được bắt đầu
từ cuối năm 1960. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9-1960) của Đảng
Lao động Việt Nam đã quyết nghị "Nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ
ở miền Bắc nước ta là cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa mà mấu chốt là ưu
tiên phát triển công nghiệp nặng". Thực trạng của nước ta hơn 30 năm có
thể chia thành hai giai đoạn lớn 1960 - 1986 và từ 1986 đến nay.
Giai đoạn 1960 - 1986: Đặc trưng của giai đoạn này là thực hiện
một cách chiến lược, nhất quán quan điểm được xác định từ Đại hội Đảng
lần thứ III (9/1960), V (1981) và các hội nghị Trung ương, đại hội Đảng lần
thứ III chỉ rõ "Muốn cải tiến tình trạng nông nghiệp lạc hậu hiện nay của
nước ta, đưa nước ta từ chế độ sản xuất nhỏ là chủ yếu lên sản xuất lớn xã
hội chủ nghĩa, chúng ta không cịn con đường nào khác ngồi con đường
cơng nghiệp hóa XHCN" và chủ trương của Đảng ta về công nghiệp hóa
XHCN "Ưu tiên phát triển cơng nghiệp nặng một cách hợp lý... biến nước
ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước có nơng nghiệp
hiện đại, cơng nghiệp hiện đại". Kết quả năm 1965, đầu tư xây dựng cơ bản
tăng 6 lần công nghiệp tăng 1,96 lần, nông nghiệp tăng 1,6 lần so với năm
1955. Cơ cấu cơng nghiệp đã có sự phát triển và chuyển dịch, đội ngũ cán
bộ khoa học tăng khá nhanh. Năm 1975, đất nước thống nhất, sự hợp nhất
hai miền Nam, Bắc có cơ cấu kinh tế rất khác nhau về nguyên lý, mục tiêu
và cơ cấu kinh tế, hoàn cảnh, điều kiện trong nước và quốc tế có nhiều thay
đổi so với đầu những năm 60, cho phép và đòi hỏi phải có chiến lược cơng
nghiệp hóa thích hợp hơn. Nhưng trên thực tế đường lối cơng nghiệp hóa
mà đại hội Đảng lần thứ III đã xác định và vẫn được giữ nguyên, thực hiện
trên phạm vi cả nước, thông qua Đại hội Đảng thứ IV (12/1976) "... Tạo ra
cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp hiện đại. Con đường cơ bản để tạo ra cơ
cấu ấy là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng...".
3
Do có chủ trương nơn nóng, chủ quan duy ý chí như trên, cộng với
sai lầm trong tổ chức chỉ đạo trong cơ chế chính sách, nên ở thời kỳ 1976 1980 kinh tế nước ta rơi vào tình trạng suy thối: tổng sản phẩm tăng 1,4%;
cơng nghiệp quốc doanh giảm 2,6%, dân số tăng 2,24%, công nghiệp tăng
0,6%. Nhận thức tình hình này, Đại hội V của Đảng đã nhận thức đúng hơn
vị trí của nơng nghiệp "Tập trung phát triển mạnh nông nghiệp... đẩy mạnh
hàng tiêu dùng, xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng".
Từ 1986 đã có sự đổi mới tồn diện, đồng bộ về nhận thức quan
điểm về tổ chức chỉ đạo thực hiện. Đại hội VI đã xác định rõ những quan
điểm, chủ trương phương hướng đổi mới kinh tế xã hội "Tiếp tục xây dựng
những tiền đề cần thiết cho đẩy mạnh cơng nghiệp hóa XHCN" và "trước
mắt là kế hoạch 5 năm 1986 - 1990 tập trung sức người sức của vào chương
trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng...". Những quan
điểm chủ trương đổi mới trên đã được cụ thể hóa bằng cơ chế chính sách,
biện pháp thực hiện phù hợp. Nhờ vậy lạm phát giảm từ 3 con số năm 1987
đã giảm xuống còn 2 con số (năm 1990), tốc độ tăng bình quân của tổng
sản phẩm xã hội là 4,8%; sản lượng nông nghiệp 3,5%; xuất khẩu 28%. Cơ
cấu công nghiệp đã bắt đầu có sự chuyển dịch theo hướng thích hợp hơn:
giữa các ngành cơng nghiệp nhóm A và nhóm B đã bắt đầu có sự điều
chỉnh trong sự phát triển theo hướng chú trọng thích đáng đến phát triển
ngành cơng nghiệp nhóm B, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, hàng tiêu dùng
trong nước. Cơng nghiệp ngồi quốc doanh phát triển khá, thích nghi dần
với cơ chế mới, một số cơ sở quốc doanh trung ương đã khôi phục và phát
triển sản xuất.
Tiếp tục những quan điểm, chủ trương, chính sách đổi mới. Đại hội
Đảng VII (6/1991) đã xác định rõ hơn mục tiêu, phương hướng, nội dung
của phát triển kinh tế - xã hội. "Điều quan trọng nhất là phải cải tiến căn
bản tình trạng kinh tế xã hội... phát triển lực lượng sản xuất, cơng nghiệp
hóa theo hướng hiện đại gắn với phát triển một nền nơng nghiệp tồn
diện...". Đại hội Đảng VII đã xác định mục tiêu kế hoạch phát triển 5 năm
(1991-1995) "Đẩy lùi lạm phát, nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, ổn định,
4
từng bước cải thiện đời sống nhân dân". Quá trình đổi mới đã tạo nên
những thành tựu phát triển kinh tế xã hội. Lạm phát được kiềm chế, cân
đối xuất khẩu, cán cân thanh toán chuyển từ thiếu hụt 9% GDP sang thặng
dư 2%. Sự phát triển của công nghiệp trong những năm đổi mới không chỉ
thể hiện ở tốc độ tăng trưởng mà quan trọng hơn là việc chú trọng đổi mới
công nghệ và ở sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất gắn với thị
trường.
Qua quá trình thực hiện đường lối cơng nghiệp hóa từ năm 1960
đến nay, ta càng nhận thấy rõ thêm được tầm quan trọng của "Quan điểm
lịch sử cụ thể" trong quá trình thực hiện cơng nghiệp hóa. Cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa là một yêu cầu tất yếu của tất cả những nước không muốn bị
tụt hậu so với thế giới, tất cả đều phải thực hiện nó. Tuy nhiên mỗi nước lại
có điều kiện hồn cảnh về kinh tế, chính trị, xã hội rất khác nhau, do thế
con đường thực hiện nó cũng phải khác nhau. Đối với nước ta, một nước
nông nghiệp nghèo, lạc hậu, yêu cầu hội nhập cùng với thế giới là rất lớn.
Thế nhưng trong quá trình thực hiện cơng nghiệp hóa (1976) chúng ta lại
khơng nhận thức đúng không dựa trên "quan điểm lịch sử cụ thể" mà máy
móc thực hiện cơng nghiệp hóa theo Liên Xô, phát triển công nghiệp nặng,
dồn tất cả sức lực, của cải để phát triển chúng mà quên đi tầm quan trọng
của ngành nông nghiệp và dịch vụ. Kết quả là, các ngành này ngày càng bị
giảm sút, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn hơn.
Trong giai đoạn hiện nay việc đánh giá đúng những mặt yếu kém
của nước ta là rất cần thiết cho việc phát triển công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Tại bài phát biểu ở hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương (khóa
VII) ngày 24-11-1993 của nguyên tổng bí thư Đỗ Mười chỉ rõ: "Nền kinh tế
của ta vẫn mang tính chất nơng nghiệp lạc hậu, cơng nghiệp cịn nhỏ bé. Cơ
sở vật chất kỹ thuật chưa xây dựng được bao nhiêu, nhiều mặt lại đang
xuống cấp. Đầu tư phát triển tài sản cố định rất hạn chế, số huy động thêm
hàng năm có xu hướng giảm. Hiệu quả kinh tế cịn thấp. Thu vẫn khơng đủ
chi, bội chi ngân sách cịn lớn. Nợ nước ngồi, cả nợ đến hạn trả cịn nhiều.
Nhiều người chưa có việc làm và thiếu việc làm. Tệ tham nhũng buôn lậu
5
làm ăn phi pháp diễn ra nghiêm trọng, kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp
tác xã chậm được đổi mới và củng cố. Khu vực quốc doanh chưa làm tốt
vai trị chủ đạo. Kinh tế tư nhân tuy có phát triển nhưng lại thiếu quản lý,
hướng dẫn, kiểm soát của nhà nước. Cơ chế thị trường đang ở giai đoạn sơ
khai mang nhiều yếu tố tự phát. Quản lý vĩ mô, sự can thiệp và điều tiết
của Nhà nước còn kém hiệu lực. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn,
nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở các khu vực căn cứ cách mạng cũ,
vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Việc đổi mới và củng cố hệ thống chính trị
tiến triển chậm. Tư tưởng trong Đảng và trong dân chưa thật ổn định. An
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội chưa thật tốt. Trong khi các thế lực thù
địch bên ngoài và bên trong vẫn đang chống phá sự nghiệp cách mạng của
nhân dân ta".
Tuy nhiên, đất nước ta lại có những thuận lợi cho sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa: đó là những thành tựu đổi mới tạo điều kiện ban
đầu về cả vật chất lẫn tinh thần, cả về thế và lực để chuyển sang một giai
đoạn phát triển cao hơn. Mơi trường hịa bình và ổn định trong khu vực, sự
phát triển năng động của vùng châu Á - Thái Bình Dương, chiều hướng
hợp tác trên thế giới ngày càng tăng lên, xu thế quốc tế hóa đời sống kinh
tế trong bối cảnh cách mạng khoa học - kỹ thuật diễn ra ngày càng mạnh
mẽ đang tạo ra những lợi thế mới, những nguồn lực mới để đẩy nhanh nhịp
độ phát triển. Sự đứng vững và đi lên của đất nước trong hồn cảnh đầy
thử thách cùng với chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa
dạng hóa đang tạo điều kiện để tiếp tục mở rộng quan hệ quốc tế, kết hợp
tốt hơn sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế, sức mạnh truyền thống với
sức mạnh thời đại. Yếu tố quyết định nhất là nhân dân ta giàu lịng u
nước, có ý chí tự lực, tự cường, khơng cam chịu nhục, đói nghèo, cần cù
thông minh, năng động sáng tạo. Đảng ta vững vàng về chính trị, có đường
lối đúng đắn, đồn kết nhất trí, trải qua thử thách, ngày càng có thêm kinh
nghiệm lãnh đạo đất nước được nhân dân tin tưởng và ủng hộ.
6
Để đưa đất nước dần trở thành một nước công nghiệp phát triển, tại
bản báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII trình
đại hội 8 nội dung cơ bản của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những
năm 90 cịn lại và bước sang đầu của thế kỷ 21.
- Thứ nhất: cần quan tâm đến cơng nghiệp, hiện đại hóa nơng
nghiệp và kinh tế nơng thơn, phát triển mạnh, tồn diện nơng lâm, ngư
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với chế biến sản phẩm bằng
công nghệ ngày càng tiến bộ hiện đại.
Đặc biệt coi trọng phát triển sản xuất lương thực để đảm bảo an
toàn lương thực cho đất nước trước mắt và lâu dài. Năm 2000 phải đạt 30
triệu tấn lương thực (quy thóc), chuyển dịch cơ sản xuất nơng nghiệp theo
hướng tăng nhanh diện tích cây nơng nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn
ni thành ngành chính chiếm 30-35% giá trị sản phẩm nơng nghiệp năm
2000.
Giữ gìn, bồi dưỡng phát triển sử dụng hợp lý quỹ đất nông nghiệp,
nhất là đất trồng lúa, nâng cao trình độ thâm canh, tăng hiệu quả, gắn sản
xuất với thị trường trong nước và ngồi nước. Đẩy nhanh thủy lợi, từng bước
cơ giới hóa, điện khí hóa nơng thơn áp dụng rộng rãi cơng nghệ sinh học.
Đầu tư nhiều hơn cho việc bảo vệ, phát triển rừng, phủ xanh đất
trống đồi núi trọc, tăng diện tích có rừng che phủ lên 40%, khai thác hợp lý
tài nguyên rừng. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho hộ gia đình.
Mở rộng ni trồng đánh bắt thủy hải sản, khai thác hợp lý nguồn
lợi ven bờ và tiến mạnh ra khơi; đạt sản lượng 2 triệu tấn năm 2000. Phát
triển công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, thị tứ, thị
trấn, gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp ở đô thị lớn.
Phát triển các làng nghề, nhất là các làng nghề làm hàng xuất khẩu và các
loại hình dịch vụ. Điều chỉnh việc phân bổ vốn và huy động thêm nguồn
vốn để tăng đáng kể vốn đầu tư và tín dụng cuả Nhà nước cho phát triển
nơng lâm ngư nghiệp.
7
- Thứ hai: ưu tiên công nghiệp chế tác, chủ yếu là chế biến lương
thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, cơ khí chế tạo
cơng nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, tranh thủ thời cơ huy động vốn
có trong nước và nước ngồi để phát triển có chọn lọc một số cơ sở cơng
nghiệp nặng, đảm bảo tăng thêm năng lực sản xuất tương ứng với yêu cầu
tăng trưởng kinh tế và có gối đầu những cơng trình lớn cho các năm sau.
Cải tạo các khu vực cơng nghiệp hiện có về kết cấu hạ tầng và công nghệ
sản xuất. Huy động tối đa nguồn lực bên trong và lựa chọn đối tác bên
ngoài để xây dựng một số cụm công nghiệp, khu chế xuất.
- Thứ ba, khắc phục tình trạng xuống cấp của hệ thống giao thơng
hiện có, khơi phục nâng cấp, mở thêm một số tuyến giao thông trọng yếu
trên các vùng và các trục nối các vùng trong cả nước, mở thêm đường đến
vùng sâu, vùng xa, cải tạo, nâng cấp một số cảng biển sân bay. Xây dựng dần
cảng biển nước sâu. Phát triển lưới điện, cải thiện việc cấp thốt ở đơ thị.
- Thứ tư, phát triển nhanh du lịch, các dịch vụ hàng khơng, hàng
hải, bưu chính viễn thơng, thương mại kiểm tốn, bảo hiểm, cơng nghệ
quản lý thông tin. Từng bước đưa nước ta thành trung tâm du lịch thương
mại dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực.
- Thứ năm, phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế lãnh thổ trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế, tiềm năng của tất
cả các vùng, liên kết hỗ trợ nhau, làm cho tất cả các vùng đều phát triển.
Đầu tư cần thiết cho các đô thị hạt nhân, và các vùng kinh tế trọng điểm để
thúc đẩy sự phát triển của tồn bộ nền kinh tế. Dành nguồn lực thích đáng
cho việc giải quyết những nhu cầu cấp bách, đặc biệt về cơ sở hạ tầng và
xã hội để những vùng còn kém phát triển nhất là miền núi cao, hải đảo,
vùng đồng bào dân tộc ít người vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng có
chuyển biến rõ rệt, tạo bước tiến nhanh hơn, dần dần giảm bớt sự chênh
lệch quá lớn về trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt quan tâm phát
triển kinh tế biển, kết hợp với an ninh - quốc phịng. Gắn đơ thị hóa và xây
dựng nơng thơn mới với cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu
8
kinh tế, cơ cấu xã hội. Tăng cường công tác xây dựng và quản lý quy
hoạch đô thị, ngăn chặn và xử lý việc xây dựng bừa bãi không theo quy
hoạch và luật lệ.
- Thứ sáu, mở rộng nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại: đẩy mạnh
xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối
ngoại. Tạo thêm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Nâng sức cạnh tranh của
hàng xuất khẩu trên thị trường. Giảm tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô và
sơ chế, tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu và tinh. Tăng nhanh xuất khẩu
dịch vụ. Nâng cao tỷ trọng phần giá trị gia tăng trong giá trị hàng xuất
khẩu. Giảm dần nhập siêu, tiến tới thăng bằng xuất khẩu. Hạn chế nhập
hàng tiêu dùng chưa thiết yếu, có chính sách bảo hộ sản xuất trong nước.
Chủ động tham gia hội đồng thương mại thế giới, các diễn đàn, tổ chức các
định chế một cách có chọn lọc với bước đi thích hợp. Việc sử dụng vốn vay
và vốn đầu tư trực tiếp phải theo quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành
và vùng lãnh thổ. Quán triệt phương châm "vốn trong nước là quyết định,
vốn bên ngoài là quan trọng". Tính tốn kỹ khả năng vay nợ, sử dụng vốn
vay có hiệu quả, trả được nợ. Cải thiện cán cân thanh toán. Tăng dự trữ
ngoại tệ. Thử nghiệm tiến tới việc đầu tư ra nước ngoài. Khẩn trương đào
tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là kinh tế đối ngoại về phẩm chất chính trị và
năng lực chun mơn. Đưa người đi đào tạo ở nước ngồi. Đồng thời thu
hút người Việt Nam ở nước ngoài và thuê các chuyên gia tư vấn trong một
số lĩnh vực.
Để đảm bảo cho việc thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
nước ta tiếp tục tiến những bước dài trong những năm còn lại của thập kỷ
90 và đầu thế kỷ 21, chúng ta cần phải quán triệt những yêu cầu sau:
Trước tiên, đó là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng
thật sự trong sạch, vững mạnh có bản lĩnh chính trị vững vàng, tầm nhìn
sâu rộng, tổ chức chặt chẽ nghiêm minh, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo giỏi, đề
ra và thực hiện được những đường lối chủ trương, chính sách đúng đắn, giữ
vững ổn định chính trị xã hội, tranh thủ thời cơ đẩy mạnh phát triển kinh tế
9
đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn thử thách trở thành một nước công
nghiệp trong vài ba thập kỷ tới.
Ở đây đòi hỏi chúng ta phải thực hiện từng bước cơng bằng xã hội.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa phải gắn với công bằng xã hội. Công bằng
xã hội thể hiện ở cả khâu phân phối các điều kiện sản xuất lẫn ở phân phối
kết quả sản xuất, ở điều kiện phát triển năng lực của mỗi thành viên trong
cộng đồng. Nhà nước bảo vệ và khuyến khích mọi công dân làm giàu hợp
pháp, được hưởng thụ tương xứng với công sức tiền công của bỏ vào sản
xuất kinh doanh. Thực hiện nguyên tắc ai làm việc có hiệu quả hơn, cống
hiến nhiều hơn thì thu nhập lớn hơn và ngược lại. Chống tư tưởng bình
quân, sống dựa dẫm ỷ lại. Phân phối theo lao động là chính, đãi ngộ xứng
đáng với các tài năng.
Một vấn đề nữa là ta phải gắn sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa với việc huy động nguồn lực con người, nó có vai trò quyết định đặc
biệt đối với nước ta khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất cịn hạn
hẹp. Nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ cao có tay nghề thành thạo
có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo và phát huy bởi một nền khoa học và
công nghệ hiện đại.
Và cuối cùng, chúng ta phải mở rộng quan hệ giao lưu với nước
ngoài thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao công nghệ
gửi cán bộ công nhân ưu tú sang nước ngoài để học hỏi những kinh nghiệm
quý giá trong quản lý điều khiển các máy móc hiện đại. Tiến hành cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số ngành mũi nhọn, các đầu tầu kéo nền
kinh tế Việt Nam đi lên như: dầu khí, than...
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là một q trình và là một xu hướng
phát triển của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Cơng cuộc
phát triển này to lớn và phức tạp, khó khăn đến mức phải có sự nỗ lực của
cả dân tộc, cùng với sự hợp tác và giúp đỡ quốc tế to lớn mới mong "đẩy
tới một bước" trong thời gian tới. Chúng ta mong rằng với đường lối đúng
đắn của Đảng và sự nỗ lực của toàn dân sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa của ta sẽ thành công.
10
11