Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP CƠ CHẾ DI TRUYỀN CẤP PHÂN TỬ SINH HỌC 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.48 KB, 22 trang )

Phần I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn chuyên đề
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 với nội dung tiếp tục đổi mới
quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục. Các trường đã và đang thực hiện đổi
mới về phương pháp dạy, học và kiểm tra đánh giá. Thách thức được đặt ra cho
thầy và trò ở mỗi trường THPT là làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập
của học sinh, làm thế nào để trang bị cho học sinh hành trang kiến thức tốt nhất
để các em bước vào kì thi THPT quốc gia một cách tự tin và hiệu quả.
Để đáp ứng được yêu cầu trên, trong công tác giảng dạy, việc xây dựng
các chuyên đề ôn thi THPT quốc gia đồng thời với việc tổ chức thảo luận các
chuyên đề là cần thiết giúp cho mỗi giáo viên ở các trường được bồi dưỡng về
chuyên môn, nâng cao kinh nghiệm giảng dạy, ôn luyện thi THPT quốc gia, qua
đó nâng cao kết quả thi đại học, cao đẳng cho học sinh.
Trong chương trình sinh học lớp 12 có ba phần kiến thức trọng tâm đó là:
Di truyền học, tiến hóa và sinh thái học, trong đó phần di truyền có vai trị cực kì
quan trọng. Trong di truyền học, kiến thức phần cơ chế di truyền cấp phân tử
khơng khó, nhưng học sinh dễ nhầm lẫn, khó hình dung cơ chế.Thực tế có nhiều
chuyên đề của nhiều tác giả khác nhau khai thác phần kiến thức này, nhưng chủ
yếu các chuyên đề này thường tập trung khai thác phần kiến thức bài tập.Để
giúp học sinh hiểu rõ các cơ chế di truyền, nắm được kiến thức một cách mạch
lạc,vận dụng kiến thức để làm các dạng bài tập liên quan, tôi quyết định chọn và
xây dựng chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia“cơ chế di truyền cấp phân tử”
2. Đối tượng áp dụng chuyên đề
- HS lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia.
3. Thời lượng dự kiến của chuyên đề:05 tiết
- Tóm tắt kiến thức cơ bản: 01 tiết.
- Các dạng bài tập liên quan và ví dụ vận dụng: 02 tiết
- Học sinh luyện tập bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm: 02 tiết

1



Phần II. NỘI DUNG
I. Các cơ chế di truyền ở cấp phân tử
1. Q trình tự nhân đơi ADN
a.Thời điểm và vị trí
* Thời điểm: Xảy ra pha S của chu kỳ trung gian
* Vị trí: Trong nhân tế bào
b. Khái niệm: Là quá trình tổng hợp ADN
c. Thành phần tham gia
- ADN khuôn (ADN mẹ).
- Các nuclêôtitcleotit tự do A, T, G, X
- Hệ enzim:
+ Enzim tháo xoắn: cắt các liên kết hidro giữa các mạch đơn của phân tử
ADN, làm tháo xoắn phân tử ADNmẹ để lộ mạch khn tạo chạc tái bản hình
chữa Y
+ Enzim ARN - polymeraza: Tổng hợp các đoạn mồi ARN bổ sung vào
mạch khuôn
+ Enzim ADN - polymeraza (kéo dài sợi mới theo chiều 5’ – 3’): gắn các
nuclêôtittự do trong môi trường nội bào trên mỗi mạch khuôn để tạo mạch mới
+ Enzim Ligaza: nối các đoạn okazaki tạo mạch mới
c. Nguyên tắc
- Nguyên tắc bán bảo toàn (giữ lại một nửa): trong 2 ADN con được hình
thành, mỗi ADN con có 1 mạch của mẹ, 1 mạch mới tổng hợp từ nguyên liệu nội
bào.
- Nguyên tắc bổ sung: Các nuclêôtittrên 2 mạch ADN liên kết với
nuclêôtittự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung, A liên kết với
T, G liên kết với X.
d. Các bước của cơ chế tự sao
- Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN
Enzym tháo xoắn sẽ tách mạch và tháo xoắn ADN → hình thành nên chạc

tái bản (chữ Y) → lộ ra 2 mạch khuôn 3’ – 5’ và 5’ – 3’
- Bước 2: Tổng hợp sợi mới
Enzim ADN – polymeraza sử dụng 1 mạch làm mạch khuôn để tạo thành
mạch mới, trong đó A liên kết với T, G liên kết với X.
Do Enzim ADN – polymeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều từ từ 5’
– 3’ nên:
+ Trên sợi 3’ – 5’: Tổng hợp sợi mới diễn ra liên tục, kéo dài theo chiều 5’ – 3’,
cùng với chiều tháo xoắn của chạc tái bản.

2


+ Trên sợi 5’ – 3’: Tổng hợp gián đoạn. Tổng hợp các đoạn ngắn (Okazaki)
ngược chiều tháo xoắn. Sau đó, các đoạn Okazaki được nối với nhau nhờ enzym
nối ligaza tạo thành sợi mới
Nguyên nhân do: ADN-pôlimeraza chỉ bổ sung nucleotit tự do từ đầu 3’OH.
- Bước 3: Hình thành ADN con
Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì 1 mạch mới được tổng hợp,
cịn mạch kia là của ADN ban đầu. Đoạn nào tập hợp xong → đóng xoắn ngay
→ ADN.
e. Kết quả
Từ 1 phân tử ADN mẹ ban đầu qua 1 lần tự sao → 2 ADN congiống nhau
và giống ADN mẹ ban đầu.

* Lưu ý: so sánh tự sao ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực
- Giống nhau: về cơ chế (chiều tổng hợp, thành phần tham gia, nguyên tắc)
- Khác nhau:
+ Hệ gen: Sinh vật nhân thực có hệ gen lớn và phức tạp hơn → Có nhiều
điểm khởi đầu sự nhân đơi  có nhiều đơn vị tái bản trên 1 gen.
+ Tốc độ: Sinh vật nhân sơ có tốc độ nhân đôi lớn hơn

+ Hệ enzym: Sinh vật nhân thực phức tạp hơn
2. Phiên mã
* Khái niệm: Là quá trình tổng hợp ra các loại ARN: mARN, rARN, tARN.
* Vị trí: Diễn ra trong nhân tế bào (hoặc vùng nhân)
* Diễn biến
- Bước 1- Khởi đầu: Enzym ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm
gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’→ 5’ và bắt đầu tổng hợp mARN tại
vị trí đặc hiệu.
- Bước 2 - Kéo dài chuỗi ARN:Enzym ARN pôlimeraza trượt dọc theo
mạch gốc trên gen có chiều 3’ → 5’ và các nuclêơtit trong môi trường nội bào
liên kết với các nuclêôtit trên mạch gốc theo nguyên tắc bổ sung để tổng hợp
mARN theo chiều từ 5’ – 3’.

3


- Bước 3 - Kết thúc: Khi enzim chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc
thí nó dừng phiên mã và phân tử mARN vừa được tổng hợp được giải phóng.
Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì đóng xoắn ngay lại.
* Lưu ý: so sánh phiên mã ở nhân sơ và nhân thực
- Giống nhau: cơ bản là giống nhau
- Khác nhau:
+ Phiên mã ở nhân sơ nói chung, chỉ cần một loại enzym ARNpơlymeraza xúc tác, kể cả phiên ra mARN hay tARN hoặc rARN. Nhưng ở nhân
thực có nhiều loại enzim khác nhau cùng tham gia: quá trình phiên mã ra mỗi
loại ARN (mARN, tARN và rARN) được xúc tác bởi một loại ARN-pôlymeraza
riêng
+ Do vi khuẩn (nhân sơ) khơng có màng nhân, nên bản phiên mã mARN
ngay cả khi chưa xong đã có thể được làm khuôn dịch mã ngay, nghĩa là phiên
mã và dịch mã coi như là có thể cùng lúc, do đó phiên mã xong là có thể dịch
mã cũng hồn tất.

+ Ngay sau khi ARN được tạo thành xong, thì ở nhân sơ, ARN này được
sử dụng ngay trong tế bào. Nhưng ở nhân thực, thì chuỗi pơlyribơnuclêơtitclêơtit
mới chỉ là phân tử ARN sơ khai, phải qua quá trình chế biến, đặc biệt là phân tử
mARN sơ khai phải được cắt bỏ intrơn (khơng có codon) và nối các êxơn (có
các codon), thì trở mới tạo ra mARN trưởng thành, rồi mARN trưởng thành này
đi qua màng nhân vào mạng lưới nội chất để làm khn dịch mã. Q trình này
gọi là chế biến hay xử lý ARN (RNA processing) khá phức tạp
3. Cơ chế dịch mã
a. Khái niệm: Dịch mã được thực hiện ở ngoài tế bào chất, giúp tế bào tổng hợp
nên các loại prôtêin khác nhau tham gia vào chức năng và cấu trúc tế bào.
b. Thành phần tham gia:
- mARN, tARN, rARN
- riboxom, aa, các loại enzim
c. Diễn biến
Gồm 2 giai đoạn:
-Giai đoạn 1:Hoạt hoá axit amin.
Các axit amin tự do có trong bào chất được hoạt hố nhờ gắn với hợp chất
giàu năng lượng ađenơzintriphơtphat (ATP) dưới tác dụng của một số loại
enzim. Sau đó, nhờ một loại enzim đặc hiệu khác, axit amin đã được hoạt hoá lại
liên kết với tARN tương ứng để tạo nên phức hợp axit amin – tARN (aa –
tARN).
- Giai đoạn 2: tổng hợp chuỗi polypeptit gồm 3 bước
+ Bước 2: Mở đầu chuỗi pơlipeptit có sự tham gia của ribôxôm , bộ ba
mở đầu AUG (GUG ở sinh vật nhân sơ), tARN axit amin mở đầu tiến vào
ribôxôm đối mã của nó khớp với mã mở đầu trên mARN theo nguyên tắc bổ
sung.
4


+ Bước 3: Kéo dài chuỗi pôlipeptit, tARN vận chuyển axit amin thứ nhất

tiến vào ribơxơm đối mã của nó khớp với mã mở đầu của mARN theo nguyên
tắc bổ sung.
+ Bước 4: Kết thúc chuỗi pôlipeptit
* Poliriboxom:
- Trên mỗi phân tử mARN thường có 1 số riboxom cùng hoạt động được
gọi là poliriboxom. sự hình thành poliriboxom là sau khi riboxom thứ nhất dịch
chuyển được 1 đoạn thì riboxom thứ 2 liên kết vào mARN. Tiếp theo đó là
riboxom thứ 3, 4 ....
- Ý nghĩa: mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được nhiều chuỗi
polipeptit cùng loại (tăng hiệu suất tổng hợp protein cùng loại)
II. Biểu hiện của nguyên tắc bổ sung trong các cơ chế di truyền
Trong di truyền học, sinh học phân tử, nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc
liên kết giữa một nuclêôtit và một nuclêôtit khác đối diện, trong các ADN hay
ARN. Cụ thể một loại nuclêôtit Purin (Ađênin và Guanin) sẽ chỉ liên kết với một
loại nuclêôtit Pyrimidin (Timin, Xitôzin và Uraxin)
1. Biểu hiện trong q trình tự nhân đơi ADN
Nhờ hoạt động của enzim ADN – pôlimeraza, mạch mới của ADN con
được tổng hợp dựa trên khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit ở trên mỗi mạch
khuôn liên kết với các nuclêôtittự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc
bổ sung:
+ A liên kết với T bằng 2 liên kết hidrô hay ngược lại;
+ G liên kết với X bằng 3 liên kết hidrơ hay ngược lại.

Hình 1. Sự hình
thành liên kết
hidrơ trong tự
nhân đơi ADN

2. Biểu hiện trong q trình phiên mã (tổng hợp ARN)
Sau khi 2 mạch đơn của gen tách rời nhau và để lộ mạch gốc có

chiều3’→5’, dưới tác dụng của ARN-pôlimeraza, các nuclêôtit trên mạch gốc sẽ
liên kết với các ribonuclêôtit của môi trường nội bào để tổng hợp ra một chuỗi
pôliribonuclêôtittheo nguyên tắc bổ sung:
A trên mạch gốc sẽ liên kết với U của môi trường.
T trên mạch gốc sẽ liên kết với A của môi trường.
5


G trên mạch gốc sẽ liên kết với X của môi trường.
X trên mạch gốc sẽ liên kết với G của mơi trường.

Hình 2. Ngun tắc bổ sung thể hiện trong cơ chế phiên mã
3. Biểu hiện trong quá trình dịch mã (tổng hợp prôtêin)
Tại ribôxôm, khi gắn các axit amin vào chuỗi pôlipeptit đang tổng hợp
phải đảm bảo khớp mã theo nguyên tắc bổ sung giữa bộ ba đối mã của tARN với
bộ ba mã sao của mARN
- A liên kết với U bằng hai liên kết hidrô hay ngược lại.
- G liên kết với X bằng 3 liên kết hidrô hay ngược lại.
Kết quả: Tạo ra chuỗi pôlipeptit có trình tự các axit amin theo đúng trình
tự các bộ ba trong gen cấu trúc quy định.
III. Các dạng bài tập
1. Các dạng bài tập liên quan đến quá trình tự sao
Dạng 1. Tính số ADN con tạo ra
a. Công thức liên quan
- Số ADN(gen) tạo thành khi 1 ADN(gen) tái bản x lần = 2x.
- Số mạch mới hoàn toàn tạo thành sau x lần tự sao: 2. 2x - 2
- Gen nhân đôi x lần. số ADN con có 2 mạch là ngun liệu mới hồn tồn là :
2x – 2
- Ln có 2 ADN có chứa 1 mạch cũ của mẹ.
b. Bài tập

Bài 1 : Một phân tử ADN nhân đôi 4 lần. Hãy xác định
a. Số phân tử ADN được tạo ra
b. Trong số các phân tử tạo ra, có bao nhiêu phân tử mang 1 mạch của ADN ban
đầu
c. Số phân tử ADN được cấu trúc hồn tồn từ ngun liệu mơi trường
Hướng dẫn giải
4
a. Số ADN con tạo ra là 2 = 16
b. Có 2 phân tử mang 1 mạch của ADN ban đầu
c. Có phân tử ADN được cấu trúc hồn tồn từ nguyên liệu môi trường 2 4 – 2 =
14.

6


Dạng 2.Tính số nuclêơtit mỗi loại mà mơi trường nội bào cung cấp cho q
trình nhân đơi ADN.
a. Cơng thức liên quan
Amôi trường= Tmôi trường = (2x – 1).A = (2x – 1).T
Gmôi trường= Xmôi trường = (2x – 1).G = (2x – 1).X
b. Bài tập
Bài 1: Một phân tử ADN có tổng số 20000 nuclêơtit và có 20% số nuclêôtit loại
A. Phân tử ADN này nhân đôi 4 lần. Hãy xác định
a. Số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN
b. Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho q trình nhân đơi
Hướng dẫn giải
a. Số nuclêơtit mỗi loại của phân tử ADN là:
A = T = 400; G = X = 600
b. Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho q trình nhân đơi
Amơi trường = Tmơi trường = (2x – 1).A = (2x – 1).T = (24 - 1).400 = 6.000 nu

Gmôi trường = Xmôi trường = (2x – 1).G = (2x – 1).X = (24 - 1).600 = 9.000 nu
c. Bài tập tự giải
Bài 1:Một đoạn ADN dài 0,306pm. Trên mạch thứ hai của AON này có T = 2A
= 3X = 4G. Đoạn ADN này tái bản liên tiếp 3 lần, số nuclêôtitclêôtit toại A được
lấy từ môi trường nội bào phục vụ cho quá trình này là bao nhiêu?
Bài 2:Một gen mạch kép thẳng của sinh vật nhân sơ có chiều dài 4080Ả. Trên
mạch 1 của gen có A1 = 260 nuclêơtitclêơtit, T1 = 220 nuclêôtit. Gen này thực
hiện tự sao một số lần sau khi kết thúc đã tạo ra tất cả 64 chuỗi
pôlinuclêôtitclêôtit. Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho
q trình nhân đơi của gen nói trên là bao nhiêu?
Dạng 3. Tính số đoạn mồi cần dùng
a. Phương pháp giải
- Số ARN mồi trong tái bản:
+ Ở sinh vật nhân sơ = (n+2)
+ Ở sinh vật nhân thực = (n+2)m hoặc = K + 2m
(K là tổng số Okazaki, n là số Okazaki /1đơn vị nhân đôi; m là số đơn vị nhân
đôi)
b. Bài tập
Bài 1: Giả sử mỗi đơn vị nhân đôi của sinh vật nhân thực có 20 phân đoạn
okazaki, sẽ cần bao nhiêu đoạn mồi cho 1 đợt tái bản của 2 đơn vị nhân đôi?
Hướng dẫn giải
Số đoạn mồi cần là: 40 + 2.2 = 44
c. Bài tập tự giải
Bài 1: 1 ADN có 5 đơn vị tái bản. Số okazaki của đơn vị 1 là 34, số okazaki của
đơn vị 2, đơn vị 3 lần lượt là 15 và 21. Số okazaki của đơn vị 4 gấp ba đơn vị 5.
7


Số okazaki của đơn vị 5 bằng nửa của đơn vị 1. Tính số mồi cần thiết cho q
trình tự sao trên?

Bài 2: ADN nhân thực có chiều dài 0,051mm, có 15 đơn vị nhân đơi. Mỗi đoạn
okazaki có 1000 nucleotit. Cho rằng chiều dài các đơn vị nhân đôi là bằng nhau.
Tính số ARN mồi cần cho q trình tái bản?
Dạng 4: Tính số liên kết hidrơ, số liên kết hóa trị được hình thành hoặc bị
phá vỡ
a. Phương pháp giải
Vớix là số đợt tự nhân đơi
- Tính tổng số liên kết hidrô bị phá vỡ và tổng số liên kết hidrơ hình
thành :
+Tổng số liên kết hidrơ bị phá vỡ :
 H bị phá vỡ = H.(2x – 1)
+ Tổng số liên kết hidrơ được hình thành:
 H hình thành = H.2x
-Tổng số liên kết hố trị được hình thành :
Liên kết hố trị được hình thành là những liên kết hố trị nối các nuclêơtit tự do
lại thành chuỗi mạch pơlinuclêơtit mới
Số liên kết hố trị nối các nuclêôtit trong mỗi mạch đơn :

N
-1
2

Trong tổng số mạch đơn của các ADN con cịn có 2 mạch cũ của ADN mẹ được
giữ lại
Do đó số mạch mới trong các ADN con là 2.2 x - 2 , vì vây tổng số liên kết
hố trị được hình thành là :



HT hình thành = (


N
- 1) (2.2x – 2) = (N-2) (2x – 1)
2

b. Bài tập
Bài 1 : Một gen cấu trúc của sinh vật nhân chuẩn tự nhân đôi liên tiếp 4 lần địi
hỏi mơi trường nội bào cung cấp 4500G. Tỷ lệ nucleotit loại G và loại nuclêôtit
không bổ sung với nó bằng 1/4.
a. Tìm số lượng nucleotit mỗi loại của gen?
b. Trong q trình tự nhân đơi có bao nhiêu liên kết hidro bị phá hủy, bao nhiêu
liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa các nucleotit.
Hướng dẫn giải
4
- Ta có: Số nuclêơtit loại G x (2 - 1) = 4500
→ Số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen theo NTBS là:
G = X = 300 nuclêôtit ;
A = T = 300 x 4 = 1200 nuclêôtit.
- Số liên kết hidro bị phá hủy: (2A + 3G) x (24 - 1) = 49500 liên kết.
- Số liên kết hóa trị được hình thành : (2A + 2G - 2) x (24 - 1) = 44970.
c. Bài tập tự giải
8


Bài 1: Một gen dài 3468 Ao nhân đôi một số đợt, môi trường nội bào đã cung
cấp 6120 nuclêôtit tự do. Gen đó chứa 20% A.
a/ Tìm số lần tự nhân đơi của gen.
b/ Tính sơ liên kết hidro bị phá hủy và được hình thành qua quá trình tự nhân đơi
của gen trên.
Bài 2: Một gen có 600 Ađênin và có G = 3/2A . Gen đó nhân đôi một số đợt môi

trường cung cấp 6300 Guanin. Xác định
a/ Số gen con được tạo ra.
b/ Số liên kết hóa trị được hình thành
c/ Sơ liên kết hidro bị phá hủy và được hình thành
Dạng 5. Xác định số phân tử mang N14 hay N15 tạo ra sau k lần nhân đơi
a. Phương pháp giải
- Vì q trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên ban
đầu có a phân tử ADN thì sẽ có số mạch ADN chứa N 15 = 2a  số phân tử ADN
có chứa mạch cũ (chứa N15) = 2a.
- Sau khi nhân đơi k lần thì sẽ tạo ra số phân tử ADN = a.2k phân tử.
 Số phân tử ADN được cấu tạo hoàn toàn từ N 14 (từ nguyên liệu môi trường)
= tổng số ADN - Số phân tử ADN có N15 = a.2k - 2a = a . (2k - 2).
b. Bài tập
Bài 1: Có 10 phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tử N14, tiến hành nhân
đôi 3 lần trong môi trường chỉ có N 15. Có bao nhiêu phân tử ADN chỉ được cấu
tạo từ N15?
Hướng dẫn giải
Áp dụng công thức giải nhanh, ta có: số ADN chỉ có N15 = 10x(23 - 2) = 60.
c. Bài tập tự giải
Bài 1: Một tế bào có ADN chứa N14. Đem ni cấy tế bào này trong mơi trường
chỉ có N15. Sau 5 thế hệ tự sao, tính:
a. Số tế bào chỉ có ADN chứa N15?
b. Số tế bào có ADN cịn chứa N14?
c. Số tế bào có ADN chứa N15?
d. Tỉ lệ số tế bào có ADNchỉ chứa N15?
2. Bài tập về q trình phiên mã
a. Phương pháp giải
* Tính số phân tử mARN sinh ra từ 1 gen bằng sau k lần phiên mã của gen đó .
Số phân tử ARN = Số lần sao mã = k
* Tính số nuclêơtit môi trường cung cấp

- Số nuclêôtitclêôtit mỗi loại của mARN bổ sung với sổ nuclêôtit mỗi loại trên
mạch mã gốc của gen:
rA = Tgốc, rG = Xgốc, rX = Ggốc, rU = Agốc

9


- Gen phiên mã k lần, sốnuclêôtit mỗi loại mà mơi trường cung cấp cho q
trình phiên mã là:
Amơi trường = k.Tgốc;
Umôi trường = k.Agốc;
Gmôi trường = k.Xgôc; Xmôi trường =
k GGỐC.
* Chú ý : Khi biết số ribônuclêôtit tự do cần dùng của 1 loại:
+ Muốn xác định mạch khn mẫu và số lần sao mã thì chia số
ribơnuclêơtit đó cho số nuclêơtit loại bổ sung ở mạch 1 và mạch 2 của ADN =>
Số lần sao mã phải là ước số giữa số ribơnuclêơtit đó và số nuclêơtit loại bổ
sung ở mạch khuôn mẫu.
+ Trong trường hợp căn cứ vào 1 loại ribônuclêôtit tự do cần dùng mà
chưa đủ xác định mạch gốc, cần có số ribơnuclêơtit tự do loại khác thì số lần
sao mã phải là ước số chung giữa số ribônuclêôtit tự do mỗi loại cần dùng với
số nuclêôtit loại bổ sung của mạch gốc.
* Xác định trình tự nucleotit trên mạch gốc, mạch bổ sung của ADN hoặc
trên mARN
- Dựa theo nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc phân tử ADN, nguyên tắc bổ sung
trong phiên mã để xác định.
b. Bài tập
Bài 1: Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại A, U và G. Nhóm các bộ ba nào sau
đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra mARN nói trên?
A. TAG, GAA, AAT, ATG.

B. ATX, TAG, GXA, GAA.
C. AAG, GTT, TXX, XAA. D. AAA, XXA, TAA, TXX.
* Hướng dẫn giải
Các nuclêôtit trên mạch bổ sung trên gen và các nuclêôtit trên mARN
cùng bổ sung với nuclêôtit của mạch gốc trên gen. Do đó, các nuclêơtit trên
mARN giống với các nuclêôtit trên mạch bổ sung của gen, chỉ khác ở chỗ trên
mARN là U thì trên mạch bổ sung của gen là T.
Theo giả thiết: mARN chỉ chứa 3 loại nuclêôtit là A, U và G.
=> Mạch bổ sung của gen chỉ chứa 3 loại nuclêôtit là A, T và G.
=> Phương án nào có chứa X sẽ bị loại.
 ChọnA.
Bài 2: Trình tự nuclêơtit trên một đoạn của phân tử mARN là: 3’
AGUGƯXXUAƯA 5’
Trình tự nuclêơtit đoạn tương ứng trên mạch gốc của gen là:
A. 5’AGUGUXXUAUA 3’
B. 3’UXAXAGGAUAU 5’
c. 5’ TGAXAGGAUTA 3’
D. 5’TXAXAGGATAT 3’
Hướng dẫn giải
Trình tự nuclêơtit trên 1 đoạn mARN 3'AGUGUXXUAUA 5'.
Quá trình phiên mã tuân theo nguyên tắc bổ sung: A - U; G - X; X - G; T - A.
=> Trình tự tương ứng trên mạch gốc là: 5' TXAXAGGATAT 3' => Đáp án: D
10


Bài 3: Một gen có chiều dài 4080Ao và 3120 liên kết hidro, mạch 1 của gen có
120A và 480G. Tính số lượng ribonuclêơtit của mơi trường cung cấp cho gen
sao mã 1 lần nếu mạch 1 là mạch gốc.
Hướng dẫn giải
Số lượng nuclêơtit của gen:

2 4080
= 2400 nu.
3,4

Gen có 3120 liên kết hyđrơ, ta có:
2A + 3G = 3120.
2A + 2G = 2400.
 Gen có: G = X = 720 nu.
A=T=

2400
- 720 = 480nu.
2

Mạch 1 của gen có 120 A và 480 G nên:
A1 = T2 = 120 nu; G1 = X2 = 480 nu.
 T1 = A2 = 480 - 120 = 360 nu.
X1 = G2 = 720 - 480 = 240 nu.
Khi gen I sao mã 1 lần, thì số lượng từng loại ribơnuclêơtit mơi trường cung cấp
bằng chính số nucleotit từng loại chứa trong 1 phân tử mARN.
rUmt
= rU = A1
=
120 ribônu.
rA mt
= rA = T1
=
360 ribônu.
rG mt
= rG = X1

=
240 ribônu.
rX mt
= rX = G1
=
480 ribônu.
c. Bài tập tự giải
Bài 1: Một gen dài 6375A0 và có 4570 liên kết hiđrơ. Gen trên nhân đơi 3 lần,
mỗi gen con phiên mã 2 lần. Biết gen sử dụng mạch 1 để phiên mã và số
nuclêôtit loại A bằng 1/5 số nuclêôtit của mạch, số nuclêôtit loại G bằng 1/3 số
nuclêơtit của mạch. Tính số lượng nuclêơtit mỗi loại cần cung cấp cho quá trình
phiên mã trên.
Bài 2:Một gen có chiều dài là 4080A0 và có hiệu số giữa nuclêôtit loại A với
một loại nuclêôtit khác bằng 20% số nuclêơtit của gen. Trên mạch gốc của gen
có 300 ađênin và 210 guanin. Trong quá trình sao mã của gen, môi trường đã
cung cấp 1800 ribônuclêôtit loại uraxin.
a. Tính số lượng từng loại ribơnuclêơtit của phân tử ARN.
b. Xác định số lần sao mã của gen.
c. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp để phục vụ cho
quá trình sao mã của gen.
3. Bài tập về q trình dịch mã
Có nhiều cơng thức để giải tốn về q trình dịch mã. Tuy nhiên, trong ơn
thi THPT Quốc gia cần chú ý đến những cơng thức tính toán sau:
11


- Cứ 3 nucleotit kế tiếp nhau trên mạch gốc của gen hợp thành 1 bộ ba mã
gốc, 3 ribônucleotit kế tiếp của mạch ARN thông tin (mARN) hợp thành 1 bộ ba
mã hóa. Vì số ribơnucleotit của mARN bằng với số nucleotit của mạch gốc, nên
số bộ ba mã gốc trong gen bằng số bộ ba mã sao trong mARN .

Số bộ ba mã hóa =

N
rN
=
2.3
3

- Số axitamin mơi trường cung cấp cho 1 chuỗi PLPT =

rN
-1
3

2. Bài tập
Bài 1: Biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như san:
5'XGA3' mà hoá axit amin Acginin; 5'UXG3' và 5'AGX3' cùng mã hoá axit
amin Xêrin; 5'GXƯ3' mã hóa axit amin Alanin. Biết trình tự các nuclêơtit ở một
đoạn trên mạch gốc của vùng mã hoá ở một gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ là
5'GXTTXGXGATXG3'. Đoạn gen này mã hoá cho 4 axit amin, theo lí thuyết,
trình tự các axit amin tương ứng với q trình dịch mã là
A. Acginin - Xêrin - Alanin - Xêrin. B. Xêrin - Acginin - Alanin Acgìnin.
C. Xêrin - Alanin - Xêrin - Acginin. D. Acginin - Xêrin - Acginin Xêrin.
Hướng dẫn giải
Trình tự mạch gốc là : 5’GXT-TXG-XGA-TXG 3’. Mạch gốc ln có chiều 3’ 5’  Trình tự nucleotit trên mARN 5’XGA-UXG-XGA-AGX3’
Theo trình tự mã hóa các acid amin: Acg-Xer-Acg-Xer -> Đáp án: D
Bài 2: Trong quá trình dịch mã ở trong tế bào chất của tế bào nhân thực, khơng
có sự tham gia của loại tARN mang bộ ba đối mã là
A. 3AUX5'. B. 5AUG3’.
c. 3AUG5'.

D. 5'AUU3'.
Hướng dẫn giải
Trên phân tử mARN bộ ba 5'UAA3', 5'UAG3', 5'UGA3' khơng mang thơng tin
mã hóa axít amin  Khơng có sự tham gia của loại tARN mang bộ ba đối mã
là: 3AUU5’, 3AUX5’, 3'AXU5'.
ChọnA.
Bài 3: Một gen dài 0,408μm có hiệu số giữa Ađênin với một loại nuclêơtit khác
bằng 20% số nuclêôtit của gen. Trên mạch gốc (mạch 1) của gen có 350 Ađênin
và 120 Guanin. Gen nhân đơi 3 đợt, mỗi gen con đều phiên mã 5 lần bằng nhau
(giả sử chiều dài của gen bằng chiều dài của mARN).Tính :
1. Số lượng nuclêơtit mỗi loại trong cả gen và trên mỗi mạch đơn.
2. Số lượng nuclêôtit từng loại cung cấp cho q trình nhân đơi của gen.
3. Số lượng nuclêơtit từng loại cung cấp cho q trình phiên mã của gen.
4. Số axit amin có trong phân tử prôtêin được tổng hợp từ gen.
Hướng dẫn giải
1. - Tỷ lệ % các loại nuclêôtit của gen :
12


%A - %G = 20% và %A + %G = 50%
 %A = %T = 35%, %G= %X = 15%
- Số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen :
0, 408 �104
�2  2400 (nuclêôtit)
N=
3, 4

A=T=

35

�2400  840 (nuclêôtit)
100

G=X=

15
�2400  360 (nuclêôtit)
100

- Số lượng nuclêôtit trên mỗi mạch đơn:
A1 = T2 = 350.
=> T1 = A2 = 840 - 350 = 490.
G1 = X2 = 120.
=>X1 = G2 = 360 - 120 = 240.
2. Số lượng nuclêôtit mỗi loại cung cấp cho gen nhân đôi:
Atd = Ttd = (23 - 1)x840 = 5880
Gtd = Xtd = (23 - 1)x360 = 2520
3. Số lượng ribonuclêôtit mỗi loại cung cấp cho gen phiên mã :
rAtd = 23x5x490 = 19600
rUtd = 23x5x350 = 14000
rGtd = 23x5x240 = 7200
rXtd = 23x5x120 = 4800
4. Số axit amin có trong phân tử prơtêin được tổng hợp từ gen:
2400
 1 = 399 axit amin (nếu tính cả axit amin mở đầu).
6
2400
 2 = 398 axit amin (nếu khơng tính xit amin mở đầu).
6


c. Bài tập tự giải
Bài 1: Cho biết các cơđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG - Gly;
XXX - Pro; GXU - Ala; XGA - Arg; UXG - Ser; AGX - Ser. Một đoạn mạch gốc
của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5' AGX XGA XXX GGG 3'.
Nếu đoạn mạch gốc này mang thơng tin mã hóa cho đoạn pơlỉpeptit có 4 axit
amin thì trình tự của 4 axit amin đó là
A. Pro - Gly - Ser - Ala.
B. Ser - Ala - Gly - Pro.
c. Gly - Pro - Ser - Arg.
D. Ser - Arg - Pro - Gly.
o
Bài 2: Một gen có chiều dài 4080A và có 20% ađênin. Mạch 1 của gen có A +
G = 42% và có A - G = 6%.
Gen nhân đôi 3 lần liên tiếp, mỗi gen con tạo ra sao mã 2 lần.
1/Tính số lượng từng loại nuclêơtit trên mỗi mạch đơn của gen.
2/Tính số lượng từng loại ribơnuclêơtit của mỗi phân tử mARN được tổng hợp.
3/ Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit của môi trường cung cấp, số liên kết
hyđrơ bị phá vỡ và số liên kết hố trị giữa các ribơ nuclêơtit được hình thành
trong q trình sao mã của gen.
IV. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
1. Hệ thống câu hỏi nhận biết
13


Câu 1: Hoạt động nào sau đây là yếu tố đảm bảo cho các phân tử ADN mới
được tạo ra qua nhân đơi, có cấu trúc giống hệt với phân tử ADN “mẹ”?
A. Sự tổng hợp liên tục xảy ra trên mạch khn của ADN có chiều 3’→
5’.
B. Sự liên kết giữa các nuclêôtit của môi trường nội bào với các nuclêôtit
của mạch khuôn theo đúng nguyên tắc bổ sung.

C. Hai mạch mới của phân tử ADN được tổng hợp đồng thời và theo chiều
ngược với nhau.
D. Sự nối kết các đoạn mạch ngắn được tổng hợp từ mạch khuôn có chiều
5’→ 3’ do một loại enzim nối thực hiện.
Câu 2: Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit sẽ dừng lại khi ribôxôm
A. gặp bộ ba kết thúc.
B. gặp bộ ba đa nghĩa.
C. trượt hết phân tử mARN.
D. tế bào hết axít amin.
Câu 3:Nhận xét nào khơng đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?
A. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch khn ADN được phiên mã là
mạch có chiều 3’5’.
B. Trong q trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều
5’ 3’.
C. Trong q trình nhân đơi ADN, mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn
ADN chiều. 3’5’ là liên tục cịn mạch mới tổng hợp trên mạch khn ADN
chiều 5’3’ là khơng liên tục (gián đoạn).
D. Trong q trình dịch mã tổng hợp prôtêin, phân tử mARN được dịch
mã theo chiều 3’5’.
Câu 4: Nguyên tắc bán bảo toàn trong cơ chế nhân đôi của ADN là
A. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đơi, có một ADN giống
với ADN mẹ cịn ADN kia đã có cấu trúc thay đổi
B. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đơi hồn tồn giống nhau
và giống với ADN mẹ ban đầu
C. sự nhân đôi xảy ra trên hai mạch của ADN theo hai chiều ngược nhau
D. trong hai ADN mới hình thành mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một
mạch mới tổng hợp.
Câu 5: Trong q trình nhân đơi của ADN, enzim ADN polimeraza có vai trị
A. tháo xoắn phân tử ADN.
B. bẻ gãy các liên kết hiđro giữa 2 mạch ADN.

C. nối các đoạn okaraki với nhau tạo thành mạch mới.
D.lắp ráp các nuclêôtitcleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mạch
khn của ADN.
Câu 6: Q trình nhân đơi ADN được thực hiện theo ngun tắc gì?
A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.
B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
14


C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.
Câu 7: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau
thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là
A. giraza
B. ADN pôlimeraza
C. ARN pôlimeraza D.ligaza
Câu 8: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là
A. codon.
B. axit amin.
B. anticodon.
C. triplet.
Câu 9: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?
A. Từ mạch có chiều 5’ → 3’.
B. Từ cả hai mạch đơn.
C. Từ mạch 1.
D. Từ mạch mang mã gốc.
Câu 10: Các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều
A. kết thúc bằng Met.
B. bắt đầu bằng axit amin Met.
C. bắt đầu bằng axit foocmin-Met.

D. bắt đầu từ một phức hợp aatARN.
Câu 11: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. ADN và ARN.
B. prôtêin.
C. ARN.
D. ADN.
Câu 12: Sản phẩm của giai đoạn hoạt hoá axit amin là
A. axit amin hoạt hoá.
B. axit amin tự do.
C. chuỗi polipeptit.
D. phức hợp aa-tARN.
Câu 13: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. mARN
B. ADN
C. prơtêin
D. mARN và
prơtêin
Câu 14: Trong q trình phiên mã, chuỗi poliribônuclêôtit được kéo dài theo
chiều
A. 3’ → 3’.
B. 3’ → 5’.
C. 5’ → 3’.
D. 5’ →
5’.
Câu 15: Trong q trình nhân đơi ADN, nuclêơtit loại T ở mơi trường nội bào
liên kết bổ sung với loại nuclêôtit nào của mạch khn?
A.T.
B.G.
C.X.
D.A.

Câu 16: Khi nói về q trình phiên mã, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Enzim xúc tác cho q trình phiên mã là ADN pơlimeraza.
B. Trong q trình phiên mã có sự tham gia của ribơxơm.
C. Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’
→ 3’.
D. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán
bảo tồn.
Câu 17: Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?
A. Phiên mã tổng hợp tARN.
B. Nhân đôi ADN.
C.Dịch mã.
D. Phiên mã tổng hợp mARN.
Câu 18: Cơđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
A. 5’UAX3’.
B. 5’UGX3’.
C. 5’UGG3’.
D. 5’UAG3’.
15


Câu 19: Khi nói về q trình nhân đơi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
A. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’
→ 5’.
B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hồn
chỉnh.
C. Q trình nhân đơi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc
bán bảo tồn.
D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo
nên chạc chữ Y.
Câu 20: Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã là

A. ADN-polimeraza.
B. restrictaza.
C. ligaza.
D. ARN-polimeraza.
2. Hệ thống câu hỏi thông hiểu
Câu 1: Trong quá trình dịch mã, liên kết peptit đầu tiên được hình thành giữa
A. hai axit amin kế nhau.
B. axit amin thứ nhất với axit amin thứ hai.
C. axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.
D. hai axit amin cùng loại hay khác loại.
Câu 3: Phân tử mARN sơ khai và mARN trưởng thành được phiên mã từ một
gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực thì loại mARN nào ngắn hơn? Tại sao?
A. Khơng có loại ARN nào ngắn hơn vì mARN là bản sao của ADN, trên
đó làm khn mẫu sinh tổng hợp prôtêin.
B. mARN trưởng thành ngắn hơn vì sau khi được tổng hợp, mARN sơ
khai đã loại bỏ vùng khởi đầu và vùng kết thúc của một gen.
C. mARN trưởng thành ngắn hơn vì sau khi tổng hợp được mARN đã loại
bỏ các intrôn, các đoạn êxôn liên kết lại với nhau.
D.mARN trưởng thành ngắn hơn vì sau khi tổng hợp được mARN đã loại
bỏ cácêxôn, các đoạn intrôn liên kết lại với nhau.
Câu 3: Trong quá trình sinh tổng hợp prơtêin, ở giai đoạn hoạt hóa axit amin,
ATP có vai trị cung cấp năng lượng
A. để cắt bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi pôlipeptit.
B. để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN.
C. để axit amin được hoạt hóa và gắn với tARN.
D. để các ribôxôm dịch chuyển trên mARN.
Câu 4: Q trình nhân đơi ADN chỉ có 1 mạch được tổng hợp liên tục, mạch
còn lại tổng hợp gián đoạn vì
A. enzim xúc tác q trình nhân đơi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của
polinuclêôtit ADN mẹ và mạch polinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều

5’  3’.
16


B. enzim xúc tác q trình nhân đơi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của
polinuclêôtit ADN mẹ và mạch polinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều
3’  5’
C. enzim xúc tác q trình nhân đơi của ADN chỉ gắn vào đầu 5’ của
polinuclêôtit ADN mẹ và mạch polinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều
3’ 5’
D. hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng nhân đôi
theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 5: Ở cấp độ phân tử, nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cơ chế
A.tổng hợp ADN, phiên mã, dịch mã.
B. tổng hợp ADN, ARN.
C. tổng hợp ADN, dịch mã.
D. nhân đôi ADN,
tổng hợp ARN.
Câu 6: Bộ ba đối mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là
A. 3’AUG5’.
B. 5’AUG3’.
C. 3’XAU5’.
D.
5’XAU3’.
Câu 7: Khi nói về số lần nhân đơi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào
nhân thực, trong trường hợp khơng có đột biến, phát biều nào sau đây là đúng ?
A. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đơi bằng
nhau và số lần phiên mã thường khác nhau
B. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có số lần nhân đôi khác nhau
và số lần phiên mã thường khác nhau

C. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đơi khác nhau
và số lần phiên mã thường khác nhau
D.Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đơi bằng nhau và số lần
phiên mã bằng nhau
Câu 8: Một trong những đặc điểm khác nhau giữa q trình nhân đơi ADN ở
sinh vật nhân thực với q trình nhân đơi ADN ở sinh vật nhân sơ là
A. số lượng các đơn vị nhân đôi. B. nguyên liệu dùng để tổng hợp.
C. chiều tổng hợp.
D. ngun tắc nhân đơi.
Câu 9:Trong q trình nhân đơi, enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mỗi mạch
khuôn của ADN
A. Luôn theo chiều từ 5’ đến 3’ của mạch khuôn .
B. Luôn theo chiều từ 3’ đến 5’ của mạch khuôn
C. Di chuyển một cách ngẫu nhiên.
D. Theo chiều từ 5’ đến 3’ trên mạch khuôn này và 3’ đến 5’ trên mạch khn kia
Câu 10: Có bao nhiêu khẳng định dưới đây là đúng khi nói về q trình tái bản
ADN ở sinh vật nhân sơ?
I. Các ARN polimeraza chỉ tham gia vào q trình phiên mã mà khơng có
enzim ARN polimeraza nào tham gia vào quá trình tái bản.
II. Ở chạc tái bản, trên mạch 3’ —► 5’ chuỗi pôlipeptit được tổng hợp liên
17


tục và kết thúc trước do chiều của mạch đơn ADN luôn là 5’ —► 3’.
III. Các đoạn Okazaki được tạo thành sau đó chúng được nối nhờ enzim
ligaza để tạo thành mạch kết thúc sau.
IV. Hầu hết các đoạn Okazaki ở sinh vật nhân sơ có kích thước vào khoảng
30000 - 50000 nuclêôtitclêôtit.
A. 0.
B.1.

C. 2.
D.3.
Câu 11: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về q trình nhân đôi ADN ở
sinh vật nhân thực?
I. Nhân đôi gắn liền với quá trình tháo xoắn nhiễm sắc thể và nhiều quá trình
sinh tổng hợp khác diễn ra vào kì trung gian.
II. Q trình nhân đơi ADN xảy ra ở một điểm trên 1 phân tử ADN.
III. Ở mỗi đơn vị nhân đơi, sự tổng hợp có thể diễn ra ở cả 2 chạc chữ Y cùng
lúc.
IV. Enzim ARN polimeraza giúp tổng hợp các đoạn ARN mồi trong q trình
nhân đơi.
V. Trong q trình nhân đơi ADN ở sinh vật nhân thực ta ln có trên mỗi
phễu tái bản: số đoạn mồi = số đoạn Okazaki + 2.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 12: Triplet 3’XAT5’ mã hóa axit amin valin, tARN vận chuyển axit amin
này có anticơđon là
A. 5’XAU3’.
B. 3’GUA5’.
C.3’XAU5’.D.5’GUA3’.
Câu 13: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về giai đoạn kéo dài mạch pôlinuclêôtit
mới trên 1 chạc chữ Y trong q trình nhân đơi ADN ở sinh vật nhân sơ?

A. Sơ đồ IV.

B. Sơ đồ I.

C. Sơ đồ III.


D. Sơ đồ II.

3. Hệ thống câu hỏi vận dụng
Câu 1: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N 15 phóng xạ.
Nếu chuyển những vi khuẩn E. coli này sang mơi trường chỉ có N 14 thì mỗi tế
bào vi khuẩn E. coli này sau 6 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở
vùng nhân chứa N15?
A. 62.
B. 2.
C. 64.
D. 32.
Câu 2: Giả sử một gen của vi khuẩn có số nuclêôtit là 3000. Hỏi số axit amin
trong phân tử prôtêin có cấu trúc bậc 1 được tổng hợp từ gen trên là bao nhiêu?
18


A. 500

B. 499

C. 498

D.

750
Câu 3: Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được
112 mạch pơlinuclêơtit mới lấy ngun liệu hồn tồn từ môi trường nội bào. Số
lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là
A. 3.

B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 4: Cho biết các cơđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG Gly; XXX - Pro; GXU - Ala; XGA - Arg; UXG - Ser; AGX - Ser. Một đoạn
mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêơtit là:
5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thơng tin mã hóa cho
đoạn pơlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là:
A.Pro-Gly-Ser-Ala.
B. Ser-Ala-Gly-Pro.
C. Gly-Pro-Ser-Arg.
D. Ser-Arg-Pro-Gly.
Câu 5: Khối lượng của một gen là 763200 đvC. Khi gen tổng hợp một prôtêin
cần được môi trường cung cấp số axit amin là
A. 422
B. 423
C. 424
D. 425
Câu 6: Cho 1 mạch ADN có trình tự 5’ AGG GGT TXX TTX 3’. Trình tự trên
mạch bổ sung là
A. 3’ TXX XXA AGG AAG 5’
B. 5’ TXX XXA AGG AAG
3’
C. 3’ TXX GGA AGG AAG 5’
D. 5’ TXX GGA AGG AAG
3’
Câu 7: Một phân tử ADN của sinh vật nhân thực tự sao liên tiếp 4 lần, tổng số
mạch đơn mới hình thành từ ngun liệu mơi trường là
A. 16.
B. 32.
C. 30.

D. 15.
Câu 8: Một gen của sinh vật nhân sơ có số lượng nucleotit trên một mạch là A
= 70; G = 100; X = 90; T = 80. Gen này nhân đôi một lần, số nucleotit loại X mà
môi trường cung cấp là
A. 180.
B. 190.
C. 90.
D. 100.
Câu 9: Một gen cấu trúc thực hiện quá trình phiên mã 5 lần liên tiếp sẽ tạo ra số
phân tử mARN là
A. 15.
B. 10.
C. 5.
D. 25.
Câu 10: 1 đoạn ADN có số liên kết hidro là 39000, tỉ số giữa số nucleotit loại A
với số nucleotit loại G là

2
. Đoạn ADN trên có 15 đơn vị nhân đơi. Mỗi đoạn
3

okazaki được tổng hợp từ các đơn vị nhân đơi của đoạn ADN trên đều có 100
nucleotit. Cho rằng chiều dài các đơn vị nhân đôi là bằng nhau, số ARN mồi cần
cho quá trình tái bản của đoạn ADN trên là
A. 315.
B. 360.
C. 165.D. 180.
19



4. Hệ thống câu hỏi vận dụng cao
Câu 1: Từ 5 phân tử ADN được đánh dấu N15 ở cả 2 mạch đơn tiến hành q
trình nhân đơi trong mơi trường chỉ có N14, tổng hợp được 160 phân tử ADN
mạch kép. Có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận dưới đây
I. Có tất cả 150 phân tử ADN chứa N14.
II. Có 5 phân tử ADN con có chứa N15.
III. Có tất cả 310 mạch đơn chứa N14.
IV. Có 16 phân tử ADN chứa cả N14 và N15.
A. 4.
B.1.
C. 2.
D. 3.
Câu 2: Một phân tử mARN dài 3060Å được tách ra từ vi khuẩn E.coli có tỉ lệ các
loại nuclêôtit A, G, U và X lần lượt là 25%, 20%, 35% và 20%. Tính theo lý
thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen đã tổng hợp ra phân tử mARN trên là
A. G = X = 400, A = T = 500.
B. G = X = 420, A = T = 480.
C. G = X = 360, A = T = 540.
D. G = X = 540, A = T = 360.
Câu 3: Quan sát quá trình tự nhân đơi bình thường của một phân tử ADN ban đầu,
người ta thấy số mạch đơn của phân tử ADN ban đầu chiếm 6,25% tổng số mạch
đơn tạo ra ở các phân tử ADN con. Trong toàn bộ quá trình tự nhân đơi của ADN
nói trên, mơi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 104160
nuclêôtit. Chiều dài của phân tử ADN ban đầu là
A. 25296Å.
B. 5712Å.
C. 11067Å.
D. 11804,8 Å.
0
Câu 4: ở một sinh vật nhân sơ có chiều dài là 5100A tham gia phiên mã 3 lần.

Trên mỗi mã sao có 5 riboxom cùng trượt 1 lần để dịch mã. Số lượt t ARN đến
phục vụ cho quá trình tổng hợp các chuỗi polipeptit từ gen nói trên là
A. 7470
B. 7485
C. 7455
D. 7500
Câu 5: Người ta chuyển một số phân tử ADN của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N 15
sang mơi trường chỉ có N14. Tất cả các ADN nói trên đều thực hiện tái bản 5 lần
liên tiếp tạo được 512 phân tử ADN. Số phân tử ADN còn chứa N15 là
A. 10
B. 5
C. 16
D.
32
Câu 6: Người ta sử dụng một chuỗi polinucleotit có (T+X)/(A+G) = 0,25 làm
khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi polinucleotit bổ sung có chiều dài bằng
chiều dài của chuỗi khn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nucleotit tự do
cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là
A. A + G = 25%; T + X = 75%
B. A + G = 80%; T + X =
20%
C. A + G = 75%; T + X = 25%
D. A + G = 20%; T + X = 80%
Câu 7: Ở ruồi giấm có 2n = 8. Có 5 tế bào tiến hành nguyên phân với sổ lần
bằng nhau tạo ra các tế bào con. Trong các tế bào con người ta thấy có 1200
mạch pơlinuclêơtit mới được cấu thành từ các nuclêôtit tự do trong môi trường
nội bào. số lần nhân đôi của mỗi tế bào là
20



A. 3.B. 4.C. 5.
D. 6.
Câu 8: Tế bào vi khuẩn mang gen B có khối lượng phân tử là 720000đvC (chỉ
tính vùng mã hóa), trong đó có hiệu số của A với loại nucleotit khác là 30% số
nucleotit của gen. Mạch 1 của gen có 360A và 140G. Khi gen B phiên mã đã lấy
của mơi trường nội bào 1200U
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?
I. Chiều dài của gen là 5100A0
II. Quá trình tự sao của gen là 3 đợt liên tiếp và số nucleotit môi trường cung cấp
là 6720U
III. Môi trường đã cung cấp số nucleotit loại A cho quá trình phiên mã của gen B
là 720 nucleotit
IV. Môi trường đã cung cấp số nucleotit loại G cho quá trình phiên mã của gen B
là 280 nucleotit
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 9: Một gen có từ 1500 – 2000 nucleotit, khi nhân đôi một số lần đã được
môi trường nội bào cung cấp 27000 nucleotit tự do trong đó có 9450 nucleotit tự
do loại X
Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau
I. Chiều dài của gen là 3060 A0
II. Số nucleotit loại G của gen ban đầu là 270 nucleotit
III. Số nucleotit loại A mơi trường cần cung cấp cho q trình nhân đôi là 4050
nucleotit.
IV. Tổng số nucleotit của gen là 1500.
A. 1.
B. 2.
C. 3.

D. 4.
0
Câu 10: Gen có chiều dài 2193A , quá trình tái bản đã tạo ra các gen con với
tổng số 64 mạch đơn và chứa 8256 ncleotit loại Timin. Tỉ lệ % và số lượng
nucleotit từng loại trong gen ban đầu là
A.A = T = 20% = 258; G = X = 30% = 387.
B. A = T = 10% = 129; G = X = 40% = 516.
C. A = T = 40% = 516; G = X = 10% = 129.
D. A = T = 30% = 387; G = X = 20% = 258.

21


PHẦN III: KẾT LUẬN
Chuyên đề được xây dựng dựa trên thực tế hiện trạng học sinh gặp khó
khăn khi lĩnh hội kiến thức lí thuyết của chuyên đề. Sau khi ứng dụng ở một số
lớp 12 tại nhà trường, các em học sinh đã chủ động lĩnh hội và chiếm lĩnh kiến
thức lí thuyết, đặc biệt có kết quả cao hơn khi làm các bài tập trắc nghiệm.
Mặc dù rất cố gắng nhưng do khả năng còn nhiều hạn chế nên chun đề
cịn có những hạn chế nhất định, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
các đồng chí để chun đề này được hồn thiện hơn.
Xin chân trọng cảm ơn!

22



×