Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SKKN XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI VẬN DỤNG THỰC TIỄN TRONG CHƯƠNG TRÌNH VI SINH VẬT SINH học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.65 KB, 28 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
Xây dựng hệ thống câu hỏi thực tiễn áp dụng trong dạy học phần
Sinh học Vi sinh vật - Sinh học 10.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Sinh học THPT - Khối lớp 10
3. Tác giả:
Họ và tên:

Giới tính: Nữ

Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ trưởng tổ Hóa - Sinh - Kỹ NN trường THPT
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2015 - 2016
HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÍ TÊN)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Qua thực tiễn giảng dạy môn Sinh học 10 nhiều năm tôi nhận thấy phần
Sinh học Vi sinh vật có rất nhiều nội dung kiến thức gắn liền với thực tiễn
cuộc sống hàng ngày. Nếu như giáo viên khơng có sự liên hệ thực tế, khơng
có những hiểu biết rõ về ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn, khơng biết
tích hợp những kiến thức thực tiễn vào bài giảng thì học sinh sẽ thấy rất nhàm
chán, tiếp thu kiến thức một cách thụ động, nhớ kiến thức một cách máy móc.
1


Việc vận dụng kiến thức thực tiễn một cách linh hoạt vào các bài giảng sẽ
giúp học sinh hứng thú với môn học, tiếp nhận kiến thức mới một cách dễ


dàng, khơng những thế cịn giúp phát triển tư duy cho các em, giúp các em có
sự hiểu biết sâu rộng về nhiều hiện tượng thực tiễn mà các em gặp phải trong
cuộc sống hàng ngày.
Vì thực tế nói trên tôi đã chọn đề tài: ''Xây dựng hệ thống câu hỏi thực
tiễn áp dụng trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật - Sinh học 10''.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
- Điều kiện áp dụng sáng kiến: Hệ thống các câu hỏi về vi sinh vật gắn liền
với thực tiễn đời sống.
- Thời gian áp dụng: Áp dụng trong học kì 2 khi giảng dạy về phần Sinh học
Vi sinh vật
- Đối tượng áp dụng sáng kiến: Học sinh khối lớp 10 THPT
3. Nội dung sáng kiến
Xây dựng hệ thống câu hỏi có liên quan đến thực tiễn cuộc sống hàng
ngày trong các bài giảng phần sinh học Vi sinh vật và áp dụng vào giảng dạy
cho học sinh khối lớp 10 THPT. Vận dụng hệ thống các hiện tượng, ứng dụng
thực tế trong cuộc sống đã xây dựng để dạy học Sinh học nhằm giáo dục ý
thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Sau khi áp dụng sáng kiến trên tôi nhận thấy cả giáo viên và học sinh
đều đạt tới mục tiêu của mình. Giáo viên đã khơi dạy ở học sinh niềm u
thích mơn học, hứng thú say mê hơn với mơn học, kích thích khả năng sáng
tạo, tò mò, ham hiểu biết ở người học sinh. Học sinh tiếp thu kiến thức mới
nhanh hơn, có thêm nhiều kiến thức thực tiễn hơn, đạt kết quả cao hơn trong
môn học.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến
Để sáng kiến có kết quả cao hơn và áp dụng mở rộng thì giáo viên cần
đầu tư tìm tịi, nghiên cứu các tài liệu để nâng cao sự hiểu biết của mình, đầu
tư nhiều hơn vào các bài giảng; nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho
2



giáo viên về thời gian, tài liệu tham khảo để giáo viên có thể tự nghiên cứu,
học hỏi nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ vủa mình.

MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Mục đích của việc tích hợp, lồng ghép các câu hỏi có liên quan đến
thực tiễn đời sống trong các bài giảng về vi sinh vật.
William A.Warrd có câu nói về người thầy rằng ''người thầy trung bình
chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh
họa, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng''. Tôi nghĩ rằng là người
giáo viên khi đứng trên bục giảng thì ngồi mong muốn làm sao có thể truyền
tải được cho học sinh những kiến thức trong bài giảng một cách dễ hiểu nhất,
3


còn mong muốn làm sao khơi dậy được ở học sinh lịng u thích mơn học,
say mê nghiên cứu, học tập...biết cách vận dụng những kiến thức mình đã
được học vào thực tiễn đời sống sao cho có hiệu quả.
Vì vậy mục đích của việc xây dựng các câu hỏi có liên quan đến thực
tiễn đời sống để áp dụng giảng dạy trong các bài học phần vi sinh vật nhằm
gây hứng thú học tập, lòng say mê, ham muốn nghiên cứu khoa học và các
phẩm chất tốt đẹp khác của người học sinh. Qua đó cũng nhằm nâng cao chất
lượng bộ môn học, đồng thời khi giáo viên sử dụng các câu hỏi vận dụng đó
có thể phát hiện và bồi dưỡng các em học sinh có nhận thức khá, giỏi, phát
huy năng lực, khả năng tư duy của các em.
2. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
2.1. Tổ chức các hoạt động hướng dẫn học sinh liên hệ các nội dung học
với thực tiễn đời sống
Trong quá trình giảng bài giáo viên luôn đặt ra những câu hỏi liên quan
đến đời sống hàng ngày như: Tại sao dưa cà muối lại bảo quản được lâu? Tại

sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh? Xung quanh chúng ta có
rất nhiều VSV gây bệnh nhưng vì sao đa số chúng ta vẫn sống khoẻ
mạnh?...Học sinh sẽ thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong q trình
dạy và học giáo viên ln có định hướng liên hệ thực tế giữa các kiến thức
sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hàng ngày.
2.2. Một số hình thức áp dụng các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời
sống trong tiết dạy.
- Đặt tình huống dẫn vào bài mới
Nếu khi dẫn vào bài mới giáo viên đặt ra cho học sinh một tình huống
thực tiễn hoặc giả định thì sẽ gây được sự chú ý của học sinh, kích thích học
sinh khám phá kiến thức mới trong bài.
Ví dụ 1: Để dẫn vào bài mới cho tiết học bài 22: Dinh dưỡng, chuyển
hóa vật chất và năng lượng ở VSV giáo viên có thể nêu một số vấn đề liên
quan tới đời sống để học sinh liên hệ vào bài như: Những tác nhân gây bệnh
chủ yếu ở người là gì? Tác nhân nào làm cho thức ăn hàng ngày của chúng ta
4


bị ôi thiu nếu không được bảo quản? Học sinh sẽ trả lời dựa trên sự hiểu biết
của mình. Sau đó giáo viên dẫn dắt học sinh tìm hiểu về đặc điểm của vi sinh
vật.
Ví dụ 2: Để mở đầu cho bài thực hành lên men etilic giáo viên có thể
đặt câu hỏi: Tại sao rắc bột men vào rá xôi rồi ủ lại một thời gian xôi chuyển
thành rượu nếp nóng rực? Ở gia đình hay địa phương em người ta nấu rượu
bằng phương pháp nào? Qua đó giáo viên dẫn dắt học sinh tìm hiểu q trình
hơ hấp và lên men ở vi sinh vật và tiến hành thí nghiệm lên men eitlic.
- Dùng để dẫn dắt, chuyển ý giữa các mục lớn trong bài:
Để bài giảng có thể cuốn hút học sinh giáo viên cần linh hoạt trong
khâu chuyển ý giữa các phần, các mục lớn trong bài giúp cho kiến thức trong
bài được liền mạch, logic. Có nhiều cách dẫn dắt khác nhau trong đó việc sử

dụng câu hỏi thực tiễn có liên quan đến nội dung kiến thức cần tìm hiểu để
gợi mở cho học sinh cũng là một các hay.
Ví dụ: Trong bài 31: ''Virut gây bệnh và ứng dụng của virut trong thực
tiễn'' khi kết thúc mục I, để chuyển sang mục II giáo viên có thể đặt câu hỏi: ''
Tại sao nói nhờ ứng dụng của kĩ thuật di truyền trong sản xuất dược phẩm mà
người ta đã cứu được rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường?''. Virut có vai
trị gì đối với đời sống con người không?...
- Liên hệ các kiến thức có liên quan đến thực tiễn đời sống trong bài giảng:
Sau khi học xong một vấn đề gì đó nếu học sinh thấy có ứng dụng thực
tiễn cho cuộc sống thì các em sẽ chú ý hơn, tìm tịi, chủ động tư duy để tìm
hiểu, để nhớ hơn. Do đó, mỗi bài học giáo viên đưa ra được một số ứng dụng
thực tiễn sẽ lôi cuốn được sự chú ý của học sinh. Tuy nhiên giáo viên cũng
cần chú ý khi giải thích các vấn đề, khơng nên đi quá sâu vào vấn đề đó sẽ
mất nhiều thời gian và không phù hợp. Giáo viên phải biết lựa chọn cách giải
thích sao cho ngắn gọn, phù hợp, dễ nhớ, dễ hiểu, đúng cơ sở khoa học.
Ví dụ: Tại sao dưa, cà muối lại bảo quản được lâu? (Khi muối dưa,cà
axit lactic do vi khuẩn lactic tiết ra cùng với nồng độ muối cao kìm hãm sinh
trưởng của các vi khuẩn khác,đặc biệt là vi sinh vật gây thối rau quả).
5


- Dùng để củng cố, bổ sung , mở rộng kiến thức cho học sinh:
Sau khi tìm hiểu xong nội dung bài học nếu giáo viên đặt câu hỏi củng
cố giải thích một hiện tượng nào đó có liên quan đến nội dung bài sẽ giúp học
sinh chú ý hơn, tìm tịi, chủ động tư duy để tìm hiểu, khắc sâu kiến thức hơn.
Hoặc giáo viên cũng có thể mở rộng thêm kiến thức cho học sinh thơng qua
giải thích các hiện tượng gắn với nội dung bài học.
Ví dụ: Để củng cố kiến thức về quá trình phân giải các chất ở vi sinh
vật giáo viên có thể đặt câu hỏi mở rộng kiến thức cho học sinh như: Cùng
một enzim vi sinh vật (amilaza, proteaza, xenlulaza,..) khi nào thì enzim có

lợi, khi nào thì enzim có hại đối với con người? Cho ví dụ?
Dựa trên câu trả lời của học sinh giáo viên có thể mở rộng thêm kiến
thức về lợi ích và tác hại của ví sinh vật đối với con người: Vi sinh vật khơng
có ý thức làm lợi hay làm hại cho con người mà do con người chủ động điều
khiển chúng. Có lợi khi con người chủ động sử dụng vi sinh vật phục vụ cho
chính lợi ích của mình, có hại khi để chúng phát triển tự do, gây hư hỏng thức
ăn, đồ dùng,...Ví dụ: nếu con người chủ động dùng các enzim amilaza,
prơtêaza hoặc xenlulaza...để xử lí nước thải giàu tinh bột, prôtêin hoặc
xenlulôzơ, sẽ cho nước thải sạch, sử dụng các enzim trên vào công nghiệp bột
giặt sẽ làm tăng hiệu quả giặt tẩy...Trái lại, cũng vẫn các vi sinh vật trên, nếu
để chúng sinh trưởng tự do trên các đồ ăn, thức uống, rau quả...các enzim do
chúng sinh ra sẽ phân giải làm hư hỏng thực phẩm, gây ôi thiu, làm giảm chất
lượng các loại lương thực, đồ dùng, hàng hóa,...
2.3. Hệ thống các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống áp dụng khi
dạy học phần Sinh học vi sinh vật
2.3.1. Câu hỏi áp dụng cho chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng
ở vi sinh vật.
* Câu hỏi áp dụng trong tiết dạy bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật
chất và năng lượng ở vi sinh vật.
Câu hỏi 1: Tại sao bùn ao lại đen và thối?

6


Bùn ao hồ và một số kênh rạch thường có màu đen và mùi hôi thối là do các
vi sinh vật khử sunfat phân giải các chất hữu cơ trong điều kiện kị khí, tạo ra
H2S:

4H2 + H2SO4 → H2S + 4H2O + Q


H2S có mùi thối (mùi trứng ung), còn màu đen là do H2S kết hợp với Fe
(trong tự nhiên, Fe rất phổ biến trong đất và trong nước) tạo thành FeS. (Sắt
sunfua) kết tủa màu đen.
Vi khuẩn khử sunfat cũng tham gia vào quá trình hình thành quặng lưu huỳnh
và mỏ dầu hỏa. Sự khử sunfat và hình thành H 2S cũng thấy trong dạ dày động
vật nhai lại . H2S còn ăn mòn kim loại của các cơng trình dưới đất và dưới
nước.
Câu hỏi 2: Vì sao khơng nên bón phân đạm cùng với phân chuồng trên những
ruộng lúa ngập nước?
Vi khuẩn phản nitrat hóa có khả năng dùng nitrat chủ yếu làm chất nhận điện
tử. Tùy theo từng loài vi khuẩn mà sản phẩm của khử nitrat dị hóa là N 2, N2O
hay NO, đây đều là những chất mà cây trồng không hấp thụ được. Q trình
phản nitrat hóa xảy ra mạnh khi đất bị kị khí như khi dùng phân đạm (nitrat)
cùng với phân chuồng trên những ruộng lúa ngập nước, phân nitrat dùng để
bón cho lúa bị nhóm vi khuẩn này sử dụng rất nhanh nên có thể bị mất hết mà
cây trồng không kịp sử dụng.
Câu hỏi 3: Thế nào là đạm sinh học? Tại sao người ta thường trồng xen kẽ
cây họ đậu với cây ngũ cốc?
Đạm sinh học là dạng đạm do các vi sinh vật tổng hợp từ nitơ tự do bằng phản
ứng sinh học dưới tác dụng của enzim. Nhờ enzim nitrogenaza xúc tác quá
trình phân cắt liên kết 3 trong phân tử nitơ rồi liên kết với hiđrơ trong khơng
khí tạo thành NH3, từ đó chuyển tiếp thành các dạng nitơ khác.
Trồng xen cây họ đậu với cây ngũ cốc khác nhằm tăng cường nguồn đạm sinh
học cho đất trồng , vừa cung cấp cho cây đậu, vừa cung cấp cho cây ngũ cốc.
Đồng thời biến đổi các nguồn thức ăn khó tan trong đất thành thức ăn dễ tan:
cây đậu có khả năng biến đổi chất khó hấp thụ thành dễ hấp thụ nhờ axit do rễ
cây tiết ra, do đó có tác dụng cải tạo đất.
7



* Câu hỏi áp dụng trong tiết dạy bài 24: Thực hành: Lên men êtilic
Câu hỏi 1: Em hãy phân biệt rượu, bia và vang?
Rượu êtilic (C2H5OH) được chưng cất từ dịch lên men đường nhờ nấm men.
Vang là dịch lên men rượu không qua chưng cất nhờ nấm men trên dịch nước
quả (chủ yếu là dịch quả nho).
Bia là dịch lên men rượu nhẹ không qua chưng cất nhờ nấm men trên mơi
trường có đường malt (lúa mạch mọc mầm) và hoa bia, có q trình lên men
phụ trong điều kiện lạnh bão hịa CO2.
Câu hỏi 2: Vì sao trong giai đoạn lên men rượu không nên mở nắp bình rượu
ra xem?
Quá trình lên men rượu nhờ sự tham gia của nấm men. Nấm men là vi sinh
vật kị khí khơng bắt buộc:
- Khi khơng có O2, nấm men sẽ tiến hành lên men rượu, biến glucozo thành
CO2 và rượu etylic.
- Khi có đủ O2, nấm men oxi hóa glucozo thành CO2 và H2O.
Vì vậy trong giai đoạn lên men rượu, nếu mở nắp bình ra O 2 trong khơng khí
sẽ tràn vào bình, glucozo sẽ bị oxi hóa hoàn toàn làm cho rượu trở nên nhạt.
Câu hỏi 3: Vì sao rượu chưng cất bằng phương pháp thủ cơng ở một số vùng
dễ làm người uống đau đầu?
Nấu rượu thủ công bằng nồi đồng xảy ra phản ứng:
C2H5OH + O2 → CH3CHO + H2O
Khi sản xuất rượu thủ công không khử được anđehit nên khi uống vào gây
đau đầu.
Câu hỏi 4: Pha rượu loãng (khoảng 5%) cho vào lọ, thêm chút đường và một
mẩu màng giấm. Đậy vải màn, sau 1 tuần sẽ được giấm ăn. Đây có phải là
q trình lên men giấm khơng?
Đây khơng phải là q trình lên men giấm.
Axit axetic tạo thành trong sản xuất giấm cổ truyền từ rượu êtilic là sản phẩm
của quá trình oxi hóa với sự tham gia của oxi trong khơng khí:
C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

8


Gọi lên men giấm là do thói quen, coi mọi sự chuyển hóa nhờ vi sinh vật đều
là lên men. Ở đây q trình chuyển hóa được thực hiện bởi vi khuẩn axetic một loại vi khuẩn hiếu khí có trong màng giấm.
Câu hỏi 5: Tại sao rượu vang hoặc sâmpanh đã mở thì phải uống hết?
Rượu vang hoặc sâmpanh đã mở thì phải uống hết vì để đến hơm sau dễ bị
chua. Rượu nhạt đi do axetic bị oxi hóa tạo ra giấm.
Đây là q trình oxi hóa hiếu khí đượct hực hiện bởi một nhóm vi khuẩn gọi
là vi khuẩn axêtic. Q trình oxi hóa này có thể biểu hiện như sau:
C2H5OH → CH3COOH + H2O
(Etanol)

(Axit axêtic)

Nếu để lâu nữa thì axit axêtic bị oxi hóa tạo thành CO 2 và nước làm giấm bị
nhạt đi.
* Câu hỏi áp dụng trong tiết dạy bài 24: Thực hành: Lên men lactic
Câu hỏi 1: Chữ ''Sinh học'' trong bột giặt sinh học là gì và ý nghĩa của nó?
Chữ ''Sinh học'' trong bột giặt sinh học có nghĩa là bột giặt chứa một hoặc
nhiều loại enzim để tẩy sạch một số vết bẩn. Các enzim đó là enzim ngoại bào
của vi sinh vật, có thể được sử dụng rộng rãi. Ví dụ: amilaza để loại bỏ tinh
bột; prơtêaza loại bỏ prôtêin; lipaza để loại bỏ mỡ...
Câu hỏi 2: Tại sao cơ thể người khơng tiêu hóa được xenlulơzơ? Những động
vật nào có thể tiêu hóa được xenlulơzơ (Là thành phần có trong rơm, rạ,
cỏ...)? Vì sao?
Cơ thể người khơng tiêu hóa được xenlulơzơ vì khơng có enzim để tiêu hóa
xenlulơzơ. Những động vật nhai lại như trâu, bò, dê, cừu trong dạ cỏ của
chúng có chứa hệ vi sinh vật có thể tiết ra enzim xenlulaza giúp phân giải
xenlulơzơ, hêmixenlulozo và pectin trong rơm, rạ thành các chất đơn giản mà

cơ thể hấp thụ được.
Câu hỏi 3: Có phải sản phẩm tổng hợp nào của vi sinh vật cũng đều có ích
khơng?

9


Không phải sản phẩm tổng hợp nào của vi sinh vật cũng đều có ích, nhiều độc
tố của vi sinh vật trong đó có một số là enzim đã mang lại tác hại cho con
người như gây ngộ độc, bệnh tật, tử vong,...
Ví dụ: độc tố là một trong số các sản phẩm do vi sinh vật tổng hợp. Khi nhiễm
vào đồ ăn, thức uống, một số vi sinh vật không chỉ phân giải, làm giảm giá trị
dinh dưỡng của thực phẩm mà cịn tiết độc tố. Độc tố có 3 loại:
- Độc tố tế bào (do vi khuẩn bạch hầu và vi khuẩn lị tiết ra)
- Độc tố thần kinh (do vi khuẩn độc thịt tiết ra)
- Độc tố ruột (do vi khuẩn tả và E. Coli tiết ra)
Aflatoxin, fumonisin là những loại độc tố đáng sợ nhất trong số các độc tố do
nấm sinh ra. Những chất này thường gặp trong lạc hoặc ngơ bị mốc, có thể
gây ung thư gan, xơ gan, ung thư vòm họng,...
Câu hỏi 4: Cùng một enzim vi sinh vật (amilaza, proteaza, xenlulaza,..) khi
nào thì enzim có lợi, khi nào thì enzim có hại đối với con người? Cho ví dụ?
Vi sinh vật khơng có ý thức làm lợi hay làm hại cho con người mà do con
người chủ động điều khiển chúng.
Có lợi khi con người chủ động sử dụng vi sinh vật phục vụ cho chính lợi ích
của mình, có hại khi để chúng phát triển tự do, gây hư hỏng thức ăn, đồ
dùng,...
Ví dụ: nếu con người chủ động dùng các enzim amilaza, prơtêaza hoặc
xenlulaza...để xử lí nước thải giàu tinh bột, prôtêin hoặc xenlulôzơ, sẽ cho
nước thải sạch, sử dụng các enzim trên vào công nghiệp bột giặt sẽ làm tăng
hiệu quả giặt tẩy...Trái lại, cũng vẫn các vi sinh vật trên, nếu để chúng sinh

trưởng tự do trên các đồ ăn, thức uống, rau quả...các enzim do chúng sinh ra
sẽ phân giải làm hư hỏng thực phẩm, gây ôi thiu, làm giảm chất lượng các
loại lương thực, đồ dùng, hàng hóa,...
Câu hỏi 5: Tại sao khi nướng bánh mì lại trở nên xốp?
Khi làm bánh mì, bánh bao có sử dụng nấm men (nấm men được trộn vào bột
bánh), đây là những vi sinh vật sinh sản nhanh và biến đường, O 2 có trong bột

10


mì thành CO2, sinh khối và vitamin. Khi nướng, những ổ CO 2 trong bột sẽ
giãn nở ra và tăng thể tích làm cho bánh mì nở, rỗng ruột và trở nên xốp hơn.
Câu hỏi 6: Trong làm tương và làm nước mắm có sử dụng cùng một loại vi
sinh vật không?
Trong làm tương và làm nước mắm không cùng sử dụng một loại vi sinh vật.
Làm tương nhờ nấm vàng hoa cau là chủ yếu, chúng tiết ra enzim proteaza để
phân giải prôtêin trong đậu tương.
Làm nước mắm là nhờ một loại vi khuẩn kị khí trong ruột cá là chủ yếu,
chúng tiết ra enzim proteaza để phân giải protein của cá.
Câu hỏi 7: Tại sao khi để quả vải chín qua 3 - 4 ngày thì có mùi chua?
Quả vải chín qua 3 - 4 ngày thì có vị chua vì dịch quả vải chứa rất nhiều
đường cho nên dễ bị nấm men ở trên vỏ xâm nhập vào và diễn ra q trình lên
men, sau đó các vi sinh vật chuyển hóa đường thành rượu và từ rượu thành
axit.
Câu hỏi 8: Làm sữa chua là ứng dụng của quá trình lên men nào? Vì sao sữa
chua là loại thực phẩm rất bổ dưỡng?
Làm sữa chua là ứng dụng của quá trình lên men lactic. Trong sữa chua chế
tạo sẵn có thể đã sử dụng hỗn hợp nấm men và vi khuẩn lactic, cho nên trong
sữa chua thành phẩm có 1 - 2% rượu, 1% axit lactic, rất nhiều loại vitamin và
protein dễ đồng hóa.

Sữa chua là loại thực phẩm rất bổ dưỡng vì có chứa nhiều chất dễ đồng hóa
như axit lactic, vitamin, nhân tố sinh trưởng...do vi khuẩn lactic đồng hình
sinh ra khi lên men đường lactozo. Trong sữa chua hầu như khơng có vi sinh
vật gây bệnh vì mơi trường axit đã ức chế các vi sinh vật này.
Câu hỏi 9: Muối dưa, cà là ứng dụng của quá trình lên men nào? Vì sao dưa
nếu để lâu có thể sẽ bị khú hoặc có lớp váng trắng trên bề mặt? Những biện
pháp nào tránh được hiện tượng này? Làm thế nào để muối được dưa, cà
ngon?
Muối dưa, cà là ứng dụng của quá trình lên men lactic tự nhiên, do vi khuẩn
lactic.
11


Về mùa hè, dưa muối có thể bị nhớt, đó là vì lớp dịch nhầy do vi khuẩn lên
men lactic dị hình sinh ra.
Khi dưa đã chua, nếu để lâu, khơng đậy cẩn thận, có thể xuất hiện lớp váng
trắng ở bề mặt nước dưa, cà là do một loại nấm (nấm sợi, nấm men...) từ
khơng khí xâm nhập vào, phát triển trên bề mặt, chúng phân giải axit lactic
thành CO2 và H2O làm cho pH trở về trung tính, tạo điều kiện cho các loại vi
khuẩn gây thối khác phát triển làm dưa bị hỏng.
Quá trình ủ chua thức ăn cho gia súc cũng tương tự như quá trình muối chua
rau quả. Nguyên liệu ở đây là các loại thân, lá cây ngơ,...có lượng đường khá
(3 - 4 %). Trong q trình ủ chua có sự phát triển tự nhiên của cả vi khuẩn
lactic đồng hình và dị hình làm tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua cho
gia súc.
Những biện pháp nhằm tránh hiện tượng này:
- Dùng nồng độ muối phù hợp
- Dùng nước ấm để muối dưa.
- Tạo độ chua ban đầu bằng cách cho thêm đường, ít nước chanh, hành, ít
nước dưa cũ.

- Nén chặt tạo mơi trường kị khí.
Muốn muối được dưa, cà ngon phải tạo điều kiện ngay từ đầu vi khuẩn lactic
lấn át được vi khuẩn gây thối. Do đó phải cho đủ muối, nhưng khơng được
q nhiều vì sẽ ức chế ngay cả vi khuẩn lactic làm dưa không chua được.
Câu hỏi 10: Vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo mà không súc miệng nhiều lần hoặc đánh
răng rất dễ bị sâu răng?
Trong khoang miệng có nhiều loại vi sinh vật, trong đó có vi khuẩn lactic lên
men đồng hình. Trẻ nhỏ hay ăn kẹo, có nhiều đường ở trong miệng, vi khuẩn
lactic đồng hình sẽ tiến hành lên men biến đường thành axit lactic ăn mòn
chân răng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây viêm nhiễm khác xâm nhập làm
sâu răng.
Câu hỏi 11: Xì dầu khác tương ở điểm nào? Để sản xuất xì dầu có cần vi sinh
vật không?
12


So với tương, xì dầu có hàm lượng đạm cao, ít đường và khoogn chứa phần tử
rắn. Xì dầu được sản xuất bằng cách thủy phân protein của khô đậu tương
hoặc khô lạc (bã đậu tương hoặc lạc sau khi ép dầu, phơi khô) nhờ protêaza
của nấm mốc thu được dịch chứa axit amin và polipeptit.
Câu hỏi 12: Để sản xuất nước mắm, người ta xếp cá vào chum, rắc muối, nén
cho nước muối ngập cá, sau 1 - 2 tháng sẽ được nước mắm. Thành phần
chính của nước mắm là gì?
Vi khuẩn tự nhiên sống ở cá hoặc từ môi trường tiết enzim proteaza phân giải
protein cá thành polipeptit và axit amin. Do đó, thành phần chính của nước
mắm là 2 chất kể trên.
Câu hỏi 13: Nem chua được làm bằng thịt lợn sống hồn tồn mà khơng qua
đun nấu. Vậy ăn nem chua có đảm bảo sạch hay không? Tại sao thịt sống để
vài ngày mà không bị hư hỏng?
Làm nem chua là ứng dụng của quá trình lên men lactic tự nhiên, làm chua

thịt, pH thấp sẽ ức chế vi khuẩn gây hư hỏng thịt. Nhưng nếu trong q trình
làm nem chua khơng đảm bảo vệ sinh thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lên
men thối hoạt động. Vì vậy nếu nem chua được làm đúng quy trình, đảm bảo
vệ sinh an tồn thực phẩm thì sẽ tốt cho sức khỏe.
Câu hỏi 14: Vì sao một số lồi vi khuẩn có khả năng kháng thuốc?
Vì những lồi vi khuẩn này có chứa plasnit kháng thuốc. Loại plasmit này có
chứa các gen có khả năng sinh ra enzim, các enzim này đã làm phân hủy một
số chất kháng sinh dẫn đến chất kháng sinh mất tác dụng đối với vi khuẩn đó.
Ngồi ra các vi khuẩn cịn có khả năng sử dụng các ''bơm'' là các protein
xuyên màng để bơm kháng sinh đã xâm nhập ra khỏi tế bào.
Câu hỏi 15: Chất kháng sinh là gì? Chất kháng sinh do vi sinh vật nào tạo
ra? Cơ chế tác dụng của chất kháng sinh đối với vi khuẩn và tác hại của việc
lạm dụng thuốc kháng sinh?
Chất kháng sinh là những chất hóa học do một số vi sinh vật tạo thành có khả
năng ức chế sự phát triển của sinh vật hoặc tế bào ung thư ngay ở nồng độ rất
nhỏ.
13


Chất kháng sinh có thể có nguồn gốc thiên nhiên hoặc kháng sinh bán tổng
hợp, chúng được tạo ra từ xạ khuẩn, nấm sợi, vi khuẩn nhưng chủ yếu là xạ
khuẩn (80%).
Cơ chế tác dụng:
- Làm ngừng tổng hợp thành tế bào dẫn đến phá hủy tính chất thẩm thấu của
tế bào.
- Ức chế tổng hợp prôtêin hoặc dẫn đến tổng hợp các prôtêin bất thường.
- Phá hủy sự trao đổi ADN và ARN
Tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh:
- Giảm khả năng tạo kháng thể của cơ thể
- Gây hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc ở vi sinh vật do xuất hiện các

chủng đột biến kháng thuốc,
- Tiêu diệt cả những vi sinh vật sống cạnh tranh với những vi sinh vật có hại
trong cơ thể.
- Gây ra tác dụng phụ có hại cho cơ thể
2.3.2. Câu hỏi áp dụng cho chương II: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh
vật
* Câu hỏi áp dụng trong tiết dạy bài 25 + 26: Sinh trưởng, sinh sản của vi
sinh vật.
Câu hỏi 1: Hệ thống dạ dày - ruột của người là hệ thống nuôi cấy liên tục
hay không liên tục đối với vi sinh vật?
Hệ thống dạ dày - ruột của người là hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh
vật vì quá trình này được diễn ra liên tục: dạ dày thường xuyên được bổ sung
thức ăn từ bên ngoài vào đồng thời thường xuyên thải các sản phẩm tiêu hóa
ra ngồi, do đó tương tự như một hệ thống nuôi cấy liên tục.
Câu hỏi 2: Tại sao trong đường ruột của cơ thể người giàu chất dinh dưỡng
nhưng các vi khuẩn không thể sinh sản với tốc độ cực đại?
Trong đường ruột của người có nhiều loại vi sinh vật khác nhau, chúng cạnh
tranh chất dinh dưỡng đồng thời tiết ra các chất kìm hãm nhau nên không thể
sinh sản với tốc độ cực đại.
14


Câu hỏi 3: Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt hộp để lâu ngày sẽ bị
phồng, bị biến dạng, vì sao?
Hầu hết các vi khuẩn có hại có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60 - 700 0C hay cao
hơn nếu được đun nấu trong ít nhất 10 phút. Thịt đóng hộp nếu khơng được
diệt khuẩn đúng quy trình , các nội bào tử mọc mầm phát triển và phân giải
các chất, thải ra CO2 và các loại khí khác làm cho hộp thịt bị phồng lên, biến
dạng.
Câu hỏi 4: Con người đã biết vận dụng quá trình sinh trưởng của vi sinh vật

vào thực tế sản xuất và đời sống con người bằng công nghệ lên men như thế
nào?
Từ việc nghiên cứu quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong điều kiện nuôi
cấy không liên tục, con người đã làm được nhiều sản phẩm lên men như làm
tương, nấu rượu, làm các loại nước chấm,...Sau này, con người đã thay đổi
phương pháp nuôi cấy vi sinh vật bằng cách bổ sung lượng thức ăn vào những
thời điểm thích hợp để kéo dài pha log, đồng thời không quên lấy sản phẩm
tạo thành ra khỏi thùng lên men một cách tuần hoàn, hạn chế sự thay đổi
thành phần trong dịch lên men. Với phương pháp này, kĩ thuật lên men truyền
thống sẽ được thay thế, hoàn thiện bằng công nghệ lên men dùng cho sản xuất
với quy mơ lớn, tự động hóa. Đó là phương pháp lên men liên tục (nuôi cấy vi
sinh vật liên tục). Điều này đã cho phép phương pháp cổ truyền, năng suất
thấp được thay thế bằng phương pháp hiện đại tự động hóa, năng suất cao, giá
thành sản phẩm hạ như quy trình sản xuất bia, rượu,...
* Câu hỏi áp dụng trong tiết dạy bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng của vi sinh vật.
Câu hỏi 1: Hãy kể những chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện,
trường học và gia đình.
Những chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình
như: cồn, nước oxy già, nước javen, thuốc tím, clo, muối iot, chất kháng
sinh,...

15


Câu hỏi 2: Vì sao sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc
tím pha lỗng 10 - 15 phút?
Khi ngâm rau sống trong nước muối loãng (khoảng 5- 10 phút) thì nước trong
tế bào vi sinh vật sẽ bị rút ra ngoài, gây co nguyên sinh (vì mơi trường nước
muối lỗng là mơi trường ưu trương) làm cho vi sinh vật không thể phân chia

được; hoặc ngâm rau trong thuốc tím pha lỗng, thuốc tím có tác dụng oxi
hóa rất mạnh.
Câu hỏi 3: Xà phịng có phải là chất diệt khuẩn khơng?
Xà phịng khơng phải là chất diệt khuẩn nhưng có tác dụng loại khuẩn vì xà
phịng tạo bọt và khi rửa thì vi sinh vật trơi đi.
Câu hỏi 4: Tại sao phải ''ăn chín uống sôi''?
Tất cả cá loại vi sinh vật gây bệnh đều thuộc loại ưa ấm và bị chết nhanh khi
đun nấu (trong điều kiện nhiệt độ cao)
Câu hỏi 5: Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh?
Hầu hết vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm thuộc loại ưa ấm. Ở ngăn giữ thực
phẩm trong tủ lạnh thường có nhiệt độ 4 ºC ± 1ºC. Ở nhiệt độ này các vi
khuẩn kí sinh gây bệnh bị ức chế không sinh trưởng được.
Câu hỏi 6: Tại sao đôi khi thức ăn để lâu trong tủ lạnh vẫn bị hư hỏng?
Một số loại vi khuẩn tuy không thuộc loại ưa lạnh, nhưng có khả năng chịu
lạnh. Mặc dù ở nhiệt độ của tủ lạnh chúng sinh trưởng hết sức kém, nhưng
nếu để lâu cũng đủ mức gây hư hỏng thực phẩm.
Câu hỏi 7: Nhiệt độ nào thích hợp cho sự sinh trưởng của vi sinh vật kí sinh
động vật ?
VSV kí sinh trong động vật thường là những VSV ưa ấm (30 - 40 0C).
Câu hỏi: VSV ưa lạnh có sống được trong suối nước nóng khơng? Chúng có
gây bệnh cho người khơng?
VSV ưa lạnh khơng sống được trong suối nước nóng. Thân nhiệt của cơ thể
người là 370C không phù hợp cho vi khuẩn ưa lạnh sinh trưởng, do đó chúng
khơng gây bệnh được cho người.
Câu hỏi 8: Tại sao dưa, cà muối lại bảo quản được lâu?
16


Khi muối dưa,cà axit lactic do vi khuẩn lactic tiết ra cùng với nồng độ muối
cao kìm hãm sinh trưởng của các vi khuẩn khác,đặc biệt là vi sinh vật gây thối

rau quả.
Câu hỏi 9: Tại sao nấm mốc lại là thủ phạm đầu tiên gây hư hỏng rau quả rồi
mới đến vi khuẩn?
Nấm mốc là loại vi sinh vật có khả năng sinh trưởng ở mơi trường có độ axit
và hàm lượng đường cao. Trong dịch rau quả thường có hàm lượng đường và
axit cao, khơng thích hợp cho sự sinh trưởng của vi khuẩn. Do hoạt động của
nấm mốc ở dịch rau quả làm cho hàm lượng đường và axit trong rau quả
giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động tạo ra một số chất độc làm hỏng
rau quả.
Câu hỏi 10: Tại sao trong quá trình bảo quản, cất giữ quần áo, chăn màn và
các loại hạt giống (hạt lúa, vừng, đậu...) vào những ngày nắng to người ta
phải mang ra phơi?
Quần áo và các loại hạt dù đã được làm khô trước khi cất giữ, bảo quản,
nhưng để lâu ngày vẫn dễ hút ẩm từ không khí và như vậy sẽ tạo điều kiện
cho nấm mốc phát triển. Như vậy trong quá trình bảo quản phải thường xuyên
đem quần áo phơi vào những ngày nắng to. Vì ở nhiệt độ cao, độ ẩm giảm và
đặc biệt một số bức xạ mặt trời có tác dụng diệt vi sinh vật, làm ức chế sự
phát triển của nấm mốc là tác nhân gây mốc quần áo và các loại hạt cần bảo
quản.
Câu hỏi 11: Tại sao cá biển giữ trong tủ lạnh dễ hư hỏng hơn cá sông?
Vi khuẩn biển thuộc nhóm ưa lạnh nên trong tủ lạnh chúng vẫn hoạt động gây
hỏng cá.
Câu hỏi 12: Vì sao thức ăn chứa nhiều nước dễ bị nhiễm vi khuẩn?
Các loại thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn vì vi khuẩn sinh
trưởng tốt ở trong mơi trường có độ ẩm cao.
Câu hỏi 13: Vì sao trong sữa chua hầu như khơng có VSV gây bệnh?
Trong sữa chua hầu như khơng có vi khuẩn kí sinh gây bệnh vì trong sữa chua
lên men tốt (lên men đồng hình), vi khuẩn lactic đã tạo ra mơi trường axit (pH
17



thấp) ức chế mọi vi khuẩn kí sinh gây bệnh (vì những vi khuẩn này thường
sống trong điều kiện pH trung tính)
Câu hỏi 14: Để bảo quản cá đánh bắt xa bờ, người ta thường rắc vi khuẩn
lactic vào cá. Tại sao sau nhiều ngày cá vẫn không bị thối?
Cá thối là do bị phân hủy bởi các vi khuẩn gây thối từ ruột cá hoặc từ môi
trường. Hầu hết các vi khuẩn này là loại ưa trung tính. Vi khuẩn lactic sinh ra
axit lactic làm giảm pH môi trường, do đó cản trở sự sinh trưởng của các vi
khuẩn gây thối này nên sau nhiều ngày cá vẫn không bị thối.
Câu hỏi 15: Gia đình em bảo quản thực phẩm như thế nào?
Gia đình dùng đường ướp hoa quả hay muối ướp thịt cá. Do áp suất thẩm thấu
cao nên đường và muối rút nước trong tế bào vi khuẩn làm chúng khơng hoạt
động hay chết nên khơng có khả năng phân giải thực phẩm.
Câu hỏi:
Câu hỏi 16: Vì sao nên đun sơi lại thức ăn cịn dư trước khi lưu giữ trong tủ
lạnh?
Các thức ăn còn dư thường nhiễm các vi sinh vật, do đó nên đun sơi lại trước
khi lưu giữ trong tủ lạnh để tiêu diệt hết các vi khuẩn trong thức ăn.
Câu hỏi 17: Khi còn ở trong bụng mẹ, trong khoang miệng của đứa trẻ có vi
sinh vật khơng? Khi nào trong khoang miệng của đứa trẻ bắt đầu có vi sinh
vật?
Khi cịn ở trong bụng mẹ, trong khoang miệng của đứa trẻ không có vi sinh
vật. Chỉ khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời, vi sinh vật từ khơng khí mới xâm
nhập vào khoang miệng.
2.3.3. Câu hỏi áp dụng cho chương III: Virut và bệnh truyền nhiễm
* Câu hỏi áp dụng trong tiết dạy bài 29 + 30: Cấu trúc các loại virut. Sự
nhân lên của virut trong tế bào chủ.
Câu hỏi 1: Tại sao người không bị bệnh toi gà?
Người không bị bệnh toi gà vì tế bào người khơng có thụ thể phù hợp với
protein bề mặt của virut toi gà.


18


Câu hỏi 2: Tại sao 1 số động vật như : trâu, bị, gà bị nhiễm virut thì bệnh
tiến triển nhanh và dẫn đến tử vong?
Virut nhân lên rất nhanh trong thời gian ngắn sau đó tiếp tục xâm nhập vào tế
bào mới cùng loại, sử dụng chất dinh dưỡng và thải độc vào tế bào làm cho tế
bào ngưng hoạt động.
Câu hỏi 3: HIV là gì? Tại sao lại nói HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch
ở người? Hội chứng này dẫn đến hậu quả gì? Nêu các con đường lây nhiễm
HIV? Nêu các biện pháp phòng tránh HIV?
- HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người
- HIV có khả năng gây nhiễm và phá huỷ 1 số tế bào của hệ thống miễn dịch
(Tế bào lim phô T, đại thực bào) làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể.
VSV cơ hội: Là VSV lợi dụng lúc cơ thể suy giảm miễn dịch để tấn công.
Bệnh cơ hội: Bệnh do VSV cơ hội gây nên (VD : Lao phổi, viêm màng
não…)
Ba con đường lây truyền HIV
- Qua đường máu
- Qua đường tình dục
- Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền qua thai nhi và truyền cho con qua sữa mẹ.
Ba giai đoạn phát triển của bệnh:
- Giai đoạn sơ nhiễm: kéo dài 2 tuần đến 3 tháng: không biểu hiện triệu
chứng.
- Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài 1 - 10 năm: Số lượng tế bào limphôT CD4 giảm dần
- Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: các bệnh cơ hội xuất hiện → dẫn đến
cái chết
Biện pháp phòng tránh HIV:
- Thực hiện lối sống lành mạnh

- Loại trừ tệ nạn xã hội.
- Vệ sinh y tế theo quy trình nghiêm ngặt.

19


Câu hỏi 4: Các đối tượng nào xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm HIV cao?
Tại sao nhiều người khơng hay biết mình đang bị nhiễm HIV? Điều đó gây
nguy hiểm như thế nào đối với xã hội ? Liên hệ thực tế về cơng việc tun
truyền phịng tránh HIV?
Những người tiêm chích ma túy và gái mại dâm thuộc nhóm có nguy cơ lây
nhiễm cao.
Thời gian ủ bệnh của HIV rất lâu, có thể đến 10 năm. Sau khi phơi nhiễm (cơ
thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh), người bệnh chỉ bị sốt nhẹ, đau đầu, đôi
khi nổi hạch trong thời gian ngắn nên rất dễ nhầm với các bệnh khác. Sau thời
kì này là đến giai đoạn không biểu hiện triệu chứng. Chỉ khi nào cơ thể bị suy
giảm miễn dịch trầm trọng, các vi sinh vật cơ hội mới tấn công cơ thể để gây
triệu chứng AIDS. Khi còn chưa biểu hiện triệu chứng, người bệnh có thể
khơng biết mình đã bị nhiễm HIV nên khơng có biện pháp phịng ngừa, dễ lây
lan cho người thân và cộng đồng.
Câu hỏi 5: Cần phải có nhận thức và thái độ như thế nào để phòng tránh lây
nhiễm HIV?
Có nếp sống lành mạnh, quan hệ tình dục an tồn, khơng dùng chung kim
tiêm. Người bị nhiễm HIV cũng là bệnh nhân nên họ cũng có quyền được
chăm sóc và chữa trị như những bệnh nhân khác. Khơng phân biệt đối xử, trái
lại cần động viên họ vượt qua mặc cảm.
* Câu hỏi áp dụng trong tiết dạy bài 31: Virut gây bệnh. Ứng dụng của
virut trong thực tiễn.
Câu hỏi 1: Vì sao trong sản xuất nơng nghiệp cần sử dụng thuốc trừ sâu từ
virut? Thuốc trừ sâu từ virut có ưu điểm như thế nào?

Đa số các hoá chất bảo vệ thực vật đều gây hại ở mức độ khác nhau đối với
sức khoẻ của con người và mơi trường sống.
Dư lượng thuốc hố học có thể tích luỹ lâu dài trong đất, đi vào chuỗi thức ăn
và tích luỹ đến nồng độ nhất định sẽ gây bệnh cho cơ thể.
Ưu điểm từ thuốc trừ sâu từ virut:

20


- Virut có tính đặc hiệu cao, chỉ gây hại cho một số sâu nhất định; không gây
độc cho người, động vật và cơn trùng có ích.
- Virut được bảo vệ trong thể bọc nên tránh được các yếu tố mơi trường bất
lợi. Do đó, có thể tồn tại rất lâu (thậm chí 10 năm) nồi cơ thể cơn trùng.
- Dễ sản xuất, hiệu quả diệt sâu cao, giá thành hạ.
Câu hỏi 2: Trong 3 bệnh sốt rất phổ biến ở Việt Nam do muỗi là vật trung
gian truyền bệnh: sốt rét, sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản, bệnh nào là
bệnh do virut gây ra? Cần phải làm gì để phịng chống các bệnh này?
Có 2 trong 3 bệnh là do virut gây ra:
+ Sốt rét không phải do virut mà là do động vật nguyên sinh Plasmodium gây
ra.
+ Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virut Dengue gây nên, rất phổ
biến ở Việt Nam. Sau khi đốt người bệnh, muỗi Aedes sẽ bị nhiễm virut, sau
đó chúng tiếp tục sang đốt rồi lây bệnh cho người lành.
+ Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh lây nhiễm do virut polio gây nên. Chúng
tấn công hệ thần kinh trung ương, gây tỉ lệ tử vong cao. Muỗi Culex hút máu
lợn hoặc chim (là ổ chứa virut) sau đó đốt sang người và truyền virut gây
bệnh cho người. Người không phải là ổ chứa nên nếu muỗi Culex có đốt
người bị bệnh sau đó sang đốt người khơng bị bệnh thì cũng khơng có khả
năng truyền bệnh.
Đề phịng các bệnh nêu trên thì khi ngủ cần có màn, phun thuốc diệt muỗi,

kiểm soát những nơi muỗi đẻ (chum vại, ống bơ đọng nước...)
Câu hỏi 3: Dựa vào con đường lây nhiễm muốn phòng tránh bệnh do virut
gây nên thì phải thực hiện biện pháp gì?
Muốn tránh bệnh do virut gây nên cần tiêm phịng vacxin, kiểm sốt vật trung
gian truyền bệnh như muỗi, ve, bét,...giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường
sống,...
* Câu hỏi áp dụng trong tiết dạy bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
Câu hỏi 1: Xung quanh chúng ta có rất nhiều VSV gây bệnh nhưng vì sao đa
số chúng ta vẫn sống khoẻ mạnh?
21


Xung quanh chúng ta có rất nhiều VSV gây bệnh nhưng đa số chúng ta vẫn
sống khoẻ mạnh, không mắc bệnh truyền nhiễm là do cơ thể chúng ta có khả
năng chống trả lại các tác nhân gây bệnh. (có hệ thống miễn dịch)
Câu hỏi 2: Tại sao lại phải tiêm chủng?
Vacxin là kháng nguyên được chế từ tác nhân gây bênh đã bị làm yếu hoặc
giết chết nên không còn khả năng gây bệnh. Khi tiêm vacxin, cơ thể sẽ tạo
đáp ứng miễn dịch. Nếu sau này có dịp tiếp xúc với chính tác nhân gây bệnh
ấy, cơ thể sẽ nhớ lại để tạo đáp ứng miễn dịch nhanh hơn và mạnh hơn.
Câu hỏi 3: Nêu những biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm?
- Tiêm vacxin phòng bệnh
- Kiểm sốt vật trung gian truyền bệnh (muỗi, ve,...)
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống.
Câu hỏi 4: Tại sao hiện nay các bệnh truyền nhiễm thường khó có thể lây lan
thành dịch lớn (trừ những bệnh do virut gây ra)?
Hiện nay các bệnh truyền nhiễm thường khó có thể lây lan thành dịch lớn (trừ
những bệnh do virut gây ra) vì với sự phát triển của khoa học, hầu hết các vi
sinh vật gây bệnh đều đã được nhận dạng và có phương pháp phịng trừ phù
hợp như tiêm vacxin.

Câu hỏi 5: Bệnh viêm gan B được truyền chủ yếu qua con đường nào? Tại
sao các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng người mẹ nên nuôi con hoàn
toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu?
+ Bệnh viêm gan B là do 1 loại VR được truyền chủ yếu qua đường máu,
nước bọt và đường sinh dục.
+ So với các loại sữa bột hay sữa đặc có đường thì sữa mẹ có rất nhiều ưu
điểm. Sữa mẹ có khả năng giúp trẻ chống nhiễm trùng vì trong sữa mẹ có
nhiều loại kháng thể và các lizơzim mà trong các loại sữa khác khơng có
được.
Câu hỏi 6: Tại sao trẻ nhỏ và người cao tuổi dễ mẫn cảm với các bệnh nhiễm
trùng?

22


Trẻ nhỏ và người cao tuổi dễ mẫn cảm với các bệnh nhiễm trùng và hệ thống
miễn dịch của họ hoặc yếu hay ít hoặc khơng hoạt động nữa.
3. Kết quả đạt được
Hệ thống câu hỏi được xây dựng theo từng bài, từng chương có khả
năng áp dụng thực tế rất cao và dễ thực hiện.
Bản thân đôi đã tiến hành áp dụng giảng dạy cho học sinh các lớp khối
10 khi dạy về phần Sinh học vi sinh vật trong năm học 2015 - 2016 và hiện tại
trong năm học 2016 - 2017 này tôi cũng đang tiến hành áp dụng cho các lớp
10 mà tôi được phân công giảng dạy, kết quả thu được rất khả quan.
Khi áp dụng giảng dạy với những câu hỏi thực tiễn xen kẽ trong bài
giảng làm cho học sinh u thích mơn sinh học hơn. Đa số các em rất hứng
thú trong quá trình học tập và ý thức được tầm quan trọng của việc vận dụng
kiến thức bài học vào giải thích các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hàng
ngày, qua đó học sinh dễ dàng tiếp thu bài học và ghi nhớ kiến thức được lâu
hơn.

Trong giờ học, tôi đã kết hợp linh hoạt các phương pháp tổ chức dạy
học sao cho có hiệu quả nhất, vận dụng các câu hỏi thực tiễn vào các phần,
các khâu một cách hợp lí, đảm bảo thời lượng tiết học và tạo khơng khí thoải
mái trong tiết học.
Khả năng tiếp thu bài của học sinh được thể hiện trong bảng kết quả
khảo sát sau:
Lớp

Tổng

nghiên

số

cứu

học

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

41

7

17,07

25

60,98

6

14,63

3

7,32


42

10

23,81

22

52,38

8

19,05

2

4,76

sinh
10 A
(Thực
nghiệm)
10B

23


(Thực
nghiệm)
10 C

(Đối
chứng)

40

2

5,0

11

27,5

21

52,5

6

15,0

Qua bảng ở trên cho thấy kết quả của 2 lớp dạy thực nghiệm thường
xuyên sử dụng câu hỏi vận dụng liên hệ thực tiễn trong bài giảng thì số học
sinh đạt loại giỏi và khá cao hơn nhiều so với lớp đối chứng ít vận dụng câu
hỏi thực tiễn. Chứng tỏ rằng việc tiếp thu kiến thức mới, học bài và ôn bài
bằng của học sinh 2 lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn, học sinh nắm kiến
thức vững hơn và dễ dàng ghi hớ bài học hơn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận

Qua thực tế giảng dạy với việc xây dựng hệ thống câu hỏi gắn liền với
thực tiễn và áp dụng trong các bài giảng đã giúp học sinh hứng thú hơn với
môn học, chủ động hơn trong việc tiếp nhận kiến thức, ghi nhớ kiến thức
được lâu hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian ôn tập và đạt kết quả học tập cao
hơn.
Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng các câu hỏi vận dụng này mà mỗi
giáo viên phải linh hoạt trong việc đặt câu hỏi cho học sinh sao cho phù hợp
với từng đối tượng học, phù hợp với nội dung kiến thức trong bài mà học sinh
24


đã được học và đưa ra được lời giải thích ngắn gọn, dễ hiểu nhất, đúng cơ sở
khoa học thì mới đạt được hiệu quả cao nhất.
Với những học sinh khá, giỏi có khả năng tư duy tốt các em có thể dễ dàng trả
lời câu hỏi liên hệ thực tế nhưng với những học sinh có khả năng tư duy kém
giáo viên cần quan tâm gợi ý cho các em để các em có thể liên hệ được những
kiến thức trong bài để vận dụng vào thực tiễn.
2. Khuyến nghị
Đối với giáo viên:
- Cần giành nhiều thời gian, tâm sức tìm tịi, học hỏi, nghiên cứu các tài
liệu để hiểu sâu, rộng hơn các kiến thức ứng dụng của sinh học trong cuộc
sống hàng ngày, tự nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, tìm ra phương
pháp dạy học tích cực phù hợp với từng đối tượng học sinh của mình.
- Cần vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học, đầu tư nhiều hơn
vào các bài giảng của mình để thu hút học sinh, giúp học sinh yêu thích mơn
học của mình hơn.
Đối với nhà trường:
- Cần trang bị cho giáo viên thêm những tài liệu tham khảo cần thiết để
bổ sung hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.
- Cần tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên trong việc đổi mới phương

pháp dạy học và áp dụng vào trong thực tiễn giảng dạy như: thiết bị, phương
tiện dạy học....để đạt hiệu quả giờ dạy cao nhất.
Đối với Sở GD và ĐT: Với những sáng kiến kinh nghiệm hay nên phổ biến để
cho giáo viên được học tập và vận dụng.
Xin chân thành cảm ơn!

25


×