Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

skkn thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học hóa học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.82 KB, 30 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị : TRƯỜNG THPT TRẤN BIÊN
Mã số :
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THIẾT KẾ HỆ THỐNG TÌNH HUỐNG
GẮN VỚI THỰC TIỄN
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 11
Người thực hiện: Th.S Ngô Ngọc Minh Châu
Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp dạy học bộ môn Hóa học
Có đính kèm:  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh
Năm học : 2013 - 2014
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên : Ngô Ngọc Minh Châu.
2. Ngày tháng năm sinh : 19.07.1982.
3. Giới tính : Nữ.
4. Địa chỉ : 391/1-KP2 -Tổ 13- Phường Bình Đa - TP. Biên Hòa - Đồng Nai.
5. Điện thoại cơ quan : 0613.894355; ĐTDĐ : 09.888.666.02.
6. E-mail:
7. Chức vụ hiện nay : Tổ trưởng.
8. Nhiệm vụ được giao : Tổ trưởng tổ Hành Chính (phụ trách chuyên môn)
và Giảng dạy Hóa học 10.
9. Đơn vị công tác : Trường THPT Trấn Biên – Biên Hòa – Đồng Nai.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất : Thạc sĩ.
- Năm nhận bằng : 2013.
- Chuyên ngành đào tạo : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa
học.
- Nơi đào tạo : Trường ĐH Sư Phạm TPHCM.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy.


- Số năm kinh nghiệm : 10.
- Một số đề tài nghiên cứu khoa học :
o Thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa học trung học
phổ thông (Luận văn thạc sĩ - 2012).
o Phản ứng oxi hóa khử trong thực tiễn cuộc sống (Đạt giải Ba cấp Sở và Giải
Khuyến khích cấp Bộ cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” - 2012).
o Thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa học 10 (Sáng
kiến kinh nghiệm - 2013).
MỤC LỤC
Sơ lược lý lịch khoa học
Mục lục
Nội dung
4
Tên SKKN : THIẾT KẾ HỆ THỐNG TÌNH HUỐNG GẮN VỚI
THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 11
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mà mọi thành tựu khoa học và
công nghệ đều xuất hiện một cách hết sức mau lẹ và cũng được đổi mới một
cách cực kỳ nhanh chóng. Khoa học công nghệ đã làm đảo lộn nhiều quan niệm
truyền thống, nó làm cho sản xuất xã hội tăng lên vài trăm lần so với vài thập
niên gần đây. Trong bối cảnh này, nhân tố quyết định cho mọi thành công chính
là nguồn lực con người. Con người trong thời đại mới phải năng động, sáng tạo,
tích cực chiếm lĩnh tri thức, có khả năng hội nhập và hợp tác… Do đó, việc đổi
mới nội dung và phương pháp giáo dục đã và đang là vấn đề thách thức của toàn
cầu hiện nay.
“Giáo dục không nhằm mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng
niềm tin”- theo W. B. Yeats. Chính vì nhận thức rõ yêu cầu khách quan trước
tình hình mới, phát triển giáo dục là một trong những mục tiêu quốc sách hàng
đầu được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và chú trọng. Tại điều 24.2, Luật
Giáo dục: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự

giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,
môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
học sinh" [8].
Tuy nhiên, việc dạy và học hóa học trong trường phổ thông hiện nay giáo
viên mới chỉ cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh mà chưa thực sự tạo được
mối liên hệ giữa kiến thức khoa học và kiến thức thực tế, chưa đáp ứng được
nhu cầu giải thích những vấn đề liên quan đến hóa học trong đời sống và sản
xuất của giáo viên cũng như học sinh.
Từ những lý do đó, tác giả đã chọn đề tài “Thiết kế hệ thống tình huống
gắn với thực tiễn trong dạy học hóa học 11” để nghiên cứu và xây dựng một số
tình huống có nội dung gắn với thực tiễn nhằm góp phần xây dựng nguồn tư liệu
cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học hóa học THPT, nâng cao chất
lượng dạy và học phù hợp với mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước đề ra
“học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền
với thực tiễn”[8].
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng tình huống từng được biết đến trong các lĩnh vực
của cuộc sống xã hội ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam. Trong công tác
giáo dục-đào tạo, tình huống được biết đến như một đặc trưng cơ bản của các
dạng dạy học tích cực.Tình huống vốn đã được sử dụng từ lâu trong lịch sử giáo
dục thế giới, thậm chí từ thời cổ đại.
5
Ở phương Đông, phương pháp xử lý tình huống đã được đề cập đến trong
nhiều kinh sách, văn học cổ qua các thời đại của Trung Quốc mà tiêu biểu là
Đức Khổng Tử (551-487 TCN), với nhiều tình huống theo hướng nêu vấn đề
đặc sắc, cá thể hóa tiếp nhận, phương pháp xử lý tình huống là những bài học
quí báu về răn dạy con người, được xem là tấm gương về phương pháp giáo dục
tích cực cho hậu thế. Nhật Bản cũng đã thực hiện phương pháp tình huống trong

nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong ngành quản lý, du lịch. Bí quyết thành công trong
xử lý tình huống của người Nhật Bản bao gồm bốn bước: tình huống – phân tích
– tổng hợp – hành động. Với Hàn Quốc, để hướng tới một nền giáo dục hiện đại
phục vụ cho việc phát triển đất nước, họ đã rất quan tâm đến việc giúp cho
người học có năng lực giải quyết vấn đề.
Ở phương Tây, vào năm 1870, Christopher Columbus Langdell là người
khởi xướng và sử dụng các tình huống trong giảng dạy về quản trị kinh doanh
tại Đại học kinh doanh Havard. Đây là phương tiện đột phá khỏi cái hệ thống
đọc - nghe - ghi chép truyền thống của giáo dục kinh viện với tác dụng rõ rệt là
sinh viên có thể trao đổi, phản biện, tích cực tham gia vào bài giảng.
Năm 1921, quyển sách đầu tiên về tình huống ra đời, tác giả cuốn sách
Copeland đã nhìn thấy tầm quan trọng và tác dụng to lớn của việc áp dụng
phương pháp tình huống trong giảng dạy quản trị nên đã nỗ lực phổ biến phương
pháp giảng dạy này trong toàn trường. Phương pháp này sau đó dần dần đã được
áp dụng phổ biến trong hầu hết các ngành nghề đào tạo như y dược, luật, hàng
không, và trong các trường học ở tất cả các cấp bậc đào tạo, đặc biệt là đào tạo
đại học. Không chỉ trong lĩnh vực giảng dạy kinh doanh mà cả trong y học,
phương pháp tình huống cũng đã được đưa vào giảng dạy tương đối sớm.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây đang diễn ra một quá trình cải cách
tương đối toàn diện trong giáo dục. Một trong những vấn đề trọng tâm của cải
cách là nhu cầu đưa vào sử dụng những phương pháp giảng dạy hiện đại và phù
hợp để nâng cao chất lượng đào tạo dạy học. Mặc dù được áp dụng từ khá lâu
đời ở các nước phát triển trên thế giới; song phương pháp dạy học tình huống
vẫn là phương pháp khá mới đối với Việt Nam. Vì vậy phương pháp này đang
được kỳ vọng sẽ đem đến một luồng gió mới cho mối quan hệ dạy - học giữa
giáo viên và học sinh để đưa những kiến thức khoa học khô khan trở nên gần gũi
với học sinh hơn và tăng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
Phương pháp dạy học tình huống được nhiều tác giả nghiên cứu và áp
dụng trong giảng dạy ở các lĩnh vực như :
• Quản trị kinh doanh với những tác giả như: Nguyễn Hữu Lam (2003), Vũ Từ

Huy (2003), Ngô Quí Nhâm, Vũ Thế Dũng (2007), Nguyễn Thị Lan (2006),
Nguyễn Quang Vinh (2008)…
• Luật học: với tác giả Vũ Thị Thúy (2010),…
• Giáo dục học với các tác giả như: Lê Thị Thanh Chung (1999), Nguyễn Thị
Phương Hoa (2010)…
6
2. Tình huống dạy học
a. Khái niệm tình huống dạy học [10]
• Khái niệm tình huống
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra
tại một địa điểm, trong một thời gian cụ thể, buộc người ta phải suy nghĩ, hành
động, đối phó, tìm cách giải quyết ”.
Theo Boehrer (1995) thì: “Tình huống là một câu chuyện, có cốt truyện
và nhân vật, liên hệ đến một hoàn cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm, và
thường là hành động chưa hoàn chỉnh. Đó là một câu chuyện cụ thể và chi tiết,
chuyển nét sống động và phức tạp của đời thực vào lớp học” [23].
• Khái niệm tình huống dạy học
Theo PGS.TS Phan Trọng Ngọ thì “Tình huống dạy học là tình huống
trong đó có sự ủy thác của người giáo viên. Sự ủy thác này chính là quá trình
người giáo viên đưa ra những nội dung cần truyền thụ vào trong các sự kiện
tình huống và cấu trúc các sự kiện tình huống sao cho phù hợp với logic sư
phạm, để khi người học giải quyết nó sẽ đạt được mục tiêu dạy học” [10].
Tuy nhiên, một tình huống thông thường chưa phải là tình huống dạy học.
Để một tình huống thông thường trở thành tình huống dạy học khi có sự ủy thác
của giáo viên và được giáo viên sử dụng với dụng ý tạo ra môi trường làm việc
cho người học [10]. Tình huống không phải là những trường hợp bất kỳ trong
thực tế mà là những tình huống đã được điều chỉnh, nghiên cứu kỹ lưỡng để
mang tính điển hình và phục vụ tốt cho mục đích và mục tiêu giáo dục, tức là
giúp cho người học có thể hiểu và vận dụng tri thức cũng như rèn luyện được
các kỹ năng và kỹ xảo. Tình huống được sử dụng để khuyến khích người học

phân tích, bình luận, đánh giá, suy xét và trình bày ý tưởng của mình để qua đó,
từng bước chiếm lĩnh tri thức hay vận dụng những kiến thức đã học vào những
trường hợp thực tế. Tình huống yêu cầu người đọc phải từng bước nhập vai
người ra quyết định cụ thể.
b. Tiêu chuẩn của một tình huống tốt [5]
Một tình huống dạy học tốt phải chịu sự tác động của cả 2 yếu tố : Nội
dung và hình thức trình bày.
• Về nội dung tình huống:
• Chứa đựng vấn đề mang tính giáo dục, phù hợp với trọng tâm bài học.
• Phù hợp với trình độ, nhu cầu tâm sinh lý của người học.
• Có chứa đựng mâu thuẫn, có tính thúc ép, kích thích người học đưa ra quyết
định để giải quyết vấn đề.
• Nội dung tình huống có tính thời sự hoặc gần gũi với người học.
• Về hình thức trình bày:
7
• Có sự đa dạng trong việc giới thiệu và giải quyết tình huống.
• Các chi tiết trong tình huống được sắp xếp logic, hợp lý.
• Cách hành văn cần ngắn gọn, súc tích, mạch lạc để tránh gây nhiễu cho người
học khi giải quyết vấn đề.
3. Dạy học tình huống
a. Khái niệm dạy học tình huống [3],[5],[10]
Theo PGS.TS Trịnh Văn Biều : “Dạy học tình huống là một PPDH được
tổ chức theo những tình huống có thực của cuộc sống, trong đó người học được
kiến tạo tri thức qua việc giải quyết các vấn đề có tính xã hội của việc học
tập”[3].
Theo TS. Nguyễn Văn Cường : “Dạy học tình huống là một quan điểm
dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với
các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ
chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức
theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập”[10].

c. Ưu điểm của dạy học tình huống [3],[5],[10]
• Dạy học tình huống giúp người học dễ hiểu và dễ nhớ những vấn đề lý thuyết
phức tạp.
• Gắn nội dung dạy học với thực tiễn cuộc sống.
• Dạy học tình huống góp phần nâng cao tính chủ động, sáng tạo của người học.
• Dạy học tình huống góp phần gây hứng thú học tập thông qua quá trình tư duy,
tranh luận tích cực với các thành viên khác.
• Dạy học tình huống góp phần nâng cao năng lực hợp tác, khả năng làm việc
theo nhóm, kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày, bảo vệ và
phản biện ý kiến trước đám đông.
• Dạy học tình huống giúp cho giảng viên tiếp thu được những kinh nghiệm và
giải pháp mới từ phía người học để làm phong phú bài giảng và vốn sống của
bản thân để từ đó có thể phát hiện ra những điểm bất hợp lý hoặc sai sót của tình
huống và có những điều chỉnh nội dung tình huống sao cho phù hợp.
• Cung cấp môi trường sư phạm lí tưởng cho người học qua việc tổ chức các hoạt
động học tập của mình và phát triển khả năng thích ứng của bản thân trong việc
giải quyết các tình huống học tập cũng như trong cuộc sống.
• Dạy học tình huống giúp cho việc liên kết các lí thuyết rời rạc của một môn học
hoặc nhiều môn học khác nhau.
d. Nhược điểm của dạy học tình huống [3],[10]
• Dạy học tình huống làm gia tăng khối lượng làm việc của giáo viên.
8
• Dạy học tình huống đòi hỏi giáo viên phải luôn đổi mới, cập nhật các thông tin,
kiến thức và kỹ năng mới.
• Dạy học tình huống đòi hỏi giáo viên phải mất nhiều thời gian chuẩn bị các
phương án giải quyết để tìm ra phương án tối ưu.
• Dạy học tình huống đòi hỏi giáo viên hiểu rõ các tính chất của học sinh và các
yếu tố tác động để có sự phối hợp nhuần nhuyễn và cân đối các phương pháp
truyền thống.
• Dạy học tình huống đòi hỏi những kỹ năng phức tạp hơn trong giảng dạy, như

cách tổ chức lớp học, bố trí thời lượng, đặt câu hỏi, tổ chức và khuyến khích học
sinh thảo luận, nhận xét, phản biện. Đây là sự thách thức lớn đối với giáo viên.
• Dạy học tình huống đòi hỏi người học có tính năng động, sự say mê, yêu thích
kiến thức và khả năng tư duy độc lập cao.Tuy nhiên do đã quá quen thuộc với
cách tiếp thu kiến thức thụ động nên khi chuyển qua phương pháp mới thì một
bộ phận học sinh khó thích ứng được.
• Dạy học tình huống tốn nhiều thời gian của người học.
e. Cơ hội của dạy học tình huống
Làn sóng đổi mới PPDH đang diễn ra trên thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cơ quan giáo dục từ trung
ương đến địa phương. Đây là niềm khuyến khích, động viên to lớn để giáo viên
có thể tiếp cận được các PPDH hiện đại, tích cực thông qua các chương trình tập
huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức.
Trước đây, việc nghiên cứu và xây dựng tình huống gặp nhiều khó khăn
do sự thiếu thốn về tư liệu và tài liệu tham khảo. Hiện nay, với sự hỗ trợ của
công nghệ thông tin như internet, ti vi, sách điện tử, báo điện tử, các phần mềm
dạy học,… là nguồn cung cấp thông tin phong phú cho giáo viên thiết kế những
tình huống hay, hấp dẫn và mang tính thời sự.
Người học ngày càng có cơ hội tiếp cận với các PPDH hiện đại nên khả
năng thích ứng và tiếp cận với các PPDH mới sẽ dễ dàng và nhanh chóng. Đây
là một trong những thuận lợi ban đầu khi tiến hành dạy học tình huống.
f. Thách thức đối với dạy học tình huống
Dạy học tình huống không phải là chìa khoá vạn năng trong giảng dạy.
Những thách thức khi vận dụng dạy học tình huống vào trong dạy học bao gồm
cả các yếu tố chủ quan (giáo viên và học sinh) và các yếu tố khách quan (môi
trường, điều kiện vật chất) như:
• Dạy học tình huống là PPDH đòi hỏi cả người học và người dạy phải có những
kiến thức, kỹ năng nhất định. Nếu người học và người dạy không được rèn
luyện thường xuyên sẽ khó đạt được hiệu quả cao trong dạy học.
• Tâm lý ngại đổi mới, ngại áp dụng những phương pháp mới thay cho những

phương pháp giảng bài truyền thống hoặc giáo viên sợ tốn thời gian, công sức.
9
• Việc sử dụng dạy học tình huống quá liều sẽ làm giảm sự tiếp thu các tri thức lý
thuyết và làm người học lầm tưởng rằng thực tế luôn luôn sẽ diễn ra đúng như
tình huống cụ thể được học.
• Không phải nội dung dạy học nào cũng có thể áp dụng được dạy học tình huống
mà giáo viên phải cân nhắc, chọn lựa nội dung sao cho phù hợp với mục tiêu
dạy học.
• Môi trường dạy học, điều kiện cơ sở vật chất, qui mô lớp học, sự hợp tác của các
tổ chức xã hội khác… là một trong những yếu tố khách quan ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng dạy và học. Nếu lớp học quá đông người, giáo viên khó quản
lý lớp học hiệu quả hoặc ở những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn
sẽ khó có điều kiện cho học sinh tiếp cận với dạy học tình huống.
III. THIẾT KẾ HỆ THỐNG TÌNH HUỐNG GẮN VỚI THỰC TIỄN
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 11
1. Nguyên tắc thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy
học Hóa học
• Đảm bảo tính chính xác, khoa học
• Đảm bảo tính thực tiễn
• Đảm bảo tính trọng tâm
• Đảm bảo tính logic, ngắn gọn
• Đảm bảo tính giáo dục
• Đảm bảo tính sư phạm
• Kích thích hứng thú, khả năng sáng tạo của người học
2. Quy trình thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy
học Hóa học
Tình huống dạy học là một vấn đề cần phải được giải quyết. Điều đầu tiên
cần phải nhớ khi thiết kế tình huống là tình huống phải chứa đựng vấn đề để
người học giải quyết. Các tình huống phải có đủ thông tin mà trong đó người
học có thể hiểu vấn đề đó là gì và sau khi suy nghĩ, phân tích thông tin thì người

học có thể đề xuất phương án giải quyết.
Có tám bước cơ bản khi thiết kế tình huống gắn với thực tiễn :
• Bước 1 : Xác định mục tiêu và nội dung bài học
• Bước 2 : Thiết lập hệ thống câu hỏi cần nghiên cứu
• Bước 3 : Lựa chọn chính xác vấn đề để xây dựng tình huống
• Bước 4 : Thu thập dữ liệu
• Bước 5 : Đánh giá và phân tích dữ liệu
• Bước 6 : Lựa chọn hình thức và kỹ thuật thiết kế
10
• Bước 7 : Thiết kế tình huống
• Bước 8 : Hoàn thiện tình huống
3. Hệ thống tình huống gắn với thực tiễn môn Hóa học lớp 11
Bảng 2.1 Hệ thống tình huống gắn với thực tiễn môn Hóa học lớp 11
STT
Tên tình huống
Bài học được áp dụng
Clip
minh
họa
1
Vệ sinh răng miệng
đúng cách
Bài 3: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ
thị axit - bazơ
Bài 38: Cân bằng hóa học (Lớp 10)
2 Đóng đinh bằng chuối Bài 7: Nitơ x
3
Vì sao trong khói xe có
chứa các oxit nitơ?
Bài 7: Nitơ

4
Cách thức bón phân
đạm
Bài 12: Phân bón hóa học
5 Thù hình của cacbon Bài 15: Cacbon x
6
Mặt nạ phòng chống
khí độc
Bài 15: Cacbon
7
Nguyên tắc hoạt động
bình cứu hỏa
Bài 16: Hợp chất của cacbon
8 Gói hút ẩm Bài 17: Silic và hợp chất của Silic x
9
Xăng và dầu hỏa,
chất nào dễ cháy hơn?
Bài 25: Ankan
Bài 37: Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên
10 Họ hàng nhà xăng
Bài 25: Ankan
Bài 37: Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên
Bài 43: Hóa học và vấn đề phát triển
kinh tế (Lớp 12)
x
11 Keo 502 - lợi và hại
Bài 35: Benzen và đồng đẳng benzen
Bài 39: Dẫn xuất halogen của
hiđrocacbon
12

Ai dùng trộm nước
hoa?
Bài 40: Ancol
x
13 Vì sao các sản phẩm
hun khói bảo quản được
Bài 44: Anđehit - Xeton
11
lâu?
14 Bàn tay bốc lửa Bài 44: Anđehit - Xeton x
15
Giải mã nguyên nhân
gây cháy xe
Bài 44: Anđehit - Xeton
x
16 Làm gì khi bị ong đốt? Bài 45: Axit cacboxylic x
17 Thử tài của bạn Bài 45: Axit cacboxylic
3.1 Tình huống 1 : VỆ SINH RĂNG MIỆNG ĐÚNG CÁCH
Bạn Hoa là người chăm sóc răng miệng rất kỹ lưỡng. Vì sợ sâu răng nên
sau khi ăn cơm, trái cây hay uống nước hoa quả, Hoa liền đi đánh răng ngay.
Một hôm, đọc trên báo thấy Giáo sư tiến sĩ Laurence Walsh, người đứng đầu
Khoa răng của Trường Đại học Queensland, Úc cho rằng để thay thế các loại
bánh kẹo ngọt, nhiều người đã chuyển hướng sang chọn uống nước hoa quả
thay cho một lon nước ngọt. Tuy nhiên, nếu đánh răng ngay sau khi sử dụng
nước trái cây, nước ngọt thì sẽ gây tác hại xấu cho răng.
Bạn Hoa nghĩ rằng đánh răng sau khi ăn uống sẽ giúp ngừa sâu răng
nhưng vì sao không nên đánh răng sau khi ăn trái cây hoặc uống các loại nước
hoa quả?
Các loại đồ uống trên có hại cho răng, vậy làm sao để vẫn uống hàng
ngày mà ít tác hại nhất?

Hướng dẫn trả lời:
Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày khoảng 2mm. Lớp men này là
hợp chất Ca
5
(PO
4
)
3
OH được tạo thành bằng phản ứng:
5Ca
2+
+ 3PO
4
3-
+ OH
-
 Ca
5
(PO
4
)
3
OH (1)
Trong thức ăn, các loại bánh kẹo, nước ngọt có chứa hàm lượng đường
cao, tạo điều kiện để vi khuẩn trong miệng sản sinh ra các axit cacboxylic như :
axit axetic, axit lactic. Trong trái cây, nước hoa quả như nước cam, nước
chanh…có chứa rất nhiều các axit hữu cơ nhưng chủ yếu là axit xitric.
Khi lượng axit trong miệng tăng, pH giảm, xảy ra phản ứng H
+
+OH

-

H
2
O.
Theo nguyên lí Le Chatelier, khi nồng độ OH
-
giảm sẽ làm cho cân bằng
phản ứng (1) chuyển sang chiều nghịch, nghĩa là men răng bị mòn.
Ngoài tác hại phá hủy lớp men răng bên ngoài, axit xitric trong trái cây,
nước hoa quả còn làm mềm những bộ phận bên trong răng và làm giảm tác dụng
hồi phục răng của nước bọt. Axit xitric lấy đi những phân tử canxi có ở trong
nước bọt. Ngoài axit xitric, một số loại đồ uống (đặc biệt là các loại đồ uống có
ga sẫm màu) còn chứa axit photphoric. Hai loại axit này khi kết hợp với nhau sẽ
có khả năng kháng lại mạnh hơn hiệu quả trung hòa các axit của nước bọt.
Chính vì vậy nước bọt không còn khả năng hồi phục những vùng bị mất các chất
khoáng do tiếp xúc với axit xitric trên răng.
12
Vì vậy, sau khi ăn trái cây hoặc uống nước hoa quả mà đánh răng liền sẽ
làm mềm và tổn thương men răng; đồng thời làm mất lượng canxi có trong men
răng. Chúng ta giảm tác hại cho răng bằng cách súc miệng với nước lã, uống
một số loại nước khoáng không có ga (những loại chứa cacbonat giúp trung hòa
axit) hoặc chờ ít nhất nửa tiếng rồi đánh răng; không uống nước hoa quả và
nước ngọt lâu trong nhiều giờ.
3.2 Tình huống 2 : ĐÓNG ĐINH BẰNG CHUỐI
Giới thiệu đoạn video clip “Đóng đinh bằng chuối”.
Người ta nhúng quả chuối vào dung dịch gì mà khiến quả chuối lại đông
cứng như thế? Dung dịch này có gì đặc biệt? Nêu các ứng dụng của dung dịch
này trong cuộc sống.
Hướng dẫn trả lời:

Người ta nhúng quả chuối vào dung dịch Nitơ lỏng.
Nitơ lỏng được sản xuất công nghiệp bằng cách chưng cất phân đoạn
không khí lỏng. Nitơ lỏng là một chất lỏng trong suốt không màu trọng lượng
riêng 0,807 g/ml. Nitơ lỏng thường được gọi bằng LN2, viết tắt hoặc "LIN"
hoặc "LN".
Ở áp suất khí quyển, nitơ lỏng sôi ở nhiệt độ 77
0
K (-196
0
C, -321
0
F) và là
một chất lỏng đông lạnh có thể gây đóng băng nhanh chóng khi tiếp xúc với mô
sống, có thể dẫn đến bị tê cóng. Khi được cách nhiệt thích hợp với nhiệt độ xung
quanh, nitơ lỏng có thể được lưu trữ và vận chuyển, ví dụ trong bình chân
không.
Nitơ có nhiều ứng dụng trong cuộc sống và trong công nghiệp, y học như:
- Luyện kim: xử lý nhiệt, làm lạnh nhanh, làm sạch xỉ kim loại, sản xuất
bột kim loại, cắt plasma, sản xuất kính nổi.
- Công nghiệp xây dựng: làm đông cứng đất, làm lạnh bê tông.
- Bảo vệ môi trường, kỹ thuật an toàn: thổi đường ống và bồn chứa, khí
bảo vệ chống cháy nổ, tái chế vật liệu Composit.
- Công nghệ thực phẩm: Đóng gói và bảo quản thực phẩm, làm đông lạnh
nhanh, bảo quản tinh đông viên, vi khuẩn.
- Sinh học và y tế: làm lạnh và bảo quản vật liệu sinh học, mổ lạnh.
- Công nghiệp điện tử: khí bảo vệ các quá trình công nghệ.
3.3 Tình huống 3 : VÌ SAO TRONG KHÓI XE CÓ CHỨA CÁC OXIT
NITƠ?
Xăng là hỗn hợp các hiđrocacbon no ở thể lỏng từ C
5

H
12
đến C
12
H
26
. Tuy
trong xăng không có các hợp chất nitơ nhưng khi xăng cháy vẫn thấy có nitơ
oxit được tạo ra. Giải thích điều này. Cho biết tại sao hiện tượng đó có thể gây
ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người?
Hướng dẫn trả lời:
13
Trong khí thải từ các phương tiện giao thông thải vào môi trường không
khí gồm có khí cacbonic, oxit nitơ, một lượng nhỏ oxit lưu huỳnh… Khí
cacbonic sinh ra do đốt cháy các hiđrocacbon. Oxit nitơ được sinh ra do trong
xăng chứa lượng nhỏ hợp chất của nitơ tác dụng với oxi không khí khi động cơ
hoạt động với cường độ cao, quá tải, quá nóng; thường xảy ra khi ô tô nổ máy
tại chổ hoặc chuyển động chậm do tắc nghẽn, ùn tắc giao thông. Các hợp chất
hữu cơ bay hơi trong điều kiện trời nắng kết hợp với oxit nitơ tạo thành ozon ở
tầng thấp theo sơ đồ tổng quát:
Hợp chất hữu cơ + ánh sáng + NO
2
+ O
2
→ O
3
+ NO + CO
2
+ H
2

Ozon và NO
x
trở thành một thành phần chính của khói giao thông, có thể
làm hỏng màng phổi và làm trầm trọng thêm các bệnh về đường hô hấp.
3.4 Tình huống 4 : CÁCH THỨC BÓN PHÂN ĐẠM
Bạn Nga muốn giúp đỡ ba bón phân cho cây. Bạn hỏi ba cách thức trộn
các loại phân với nhau như thế nào để tốt cho cây trồng. Ba dặn : “Con chớ
đem trộn đạm một lá hoặc đạm 2 lá hoặc nước tiểu với vôi hoặc tro bếp nhé.
Làm như vậy khi bón phân sẽ bị mất đạm đấy.”
Nga băn khoăn hoài vẫn chưa hiểu lại sao ba lại nói như vậy.
Em có giải thích được nguyên nhân vì sao ba bạn Nga nói như thế
không?
Hướng dẫn trả lời:
Công thức phân tử của các chất:
Đạm 1 lá (NH
4
Cl hoặc (NH
4
)
2
SO
4
) ; đạm 2 lá: NH
4
NO
3
;
Nước tiểu: có chứa hàm lượng Urê (NH
2
)

2
CO. Vi sinh vật hoạt động
chuyển hóa Urê thành (NH
4
)
2
CO
3
theo phản ứng: (NH
2
)
2
CO + 2H
2
O 
(NH
4
)
2
CO
3
;
Vôi : Ca(OH)
2
;
Tro bếp: chứa hàm lượng K
2
CO
3
cao.

Khi trộn đạm 1 lá hoặc đạm 2 lá hoặc nước tiểu với tro bếp hoặc vôi sẽ
gây mất đạm là do sẽ bị mất NH
3
theo các phản ứng sau:
(NH
4
)
2
SO
4
+ Ca(OH)
2
 2NH
3
 + CaSO
4
+ 2H
2
O
(NH
4
)
2
SO
4
+ K
2
CO
3
(trong tro bếp)  2NH

3
 + CO
2
+ K
2
SO
4
+ H
2
O
NH
4
NO
3
+ Ca(OH)
2
 2NH
3
+ Ca(NO
3
)
2
+ 2H
2
O
2NH
4
NO
3
+ K

2
CO
3
(trong tro bếp)  2NH
3
 + CO
2
+ 2KNO
3
+ H
2
O
(NH
4
)
2
CO
3
+ Ca(OH)
2
 2NH
3
 + CaCO
3
+ 2H
2
O
(NH
4
)

2
CO
3
+ K
2
CO
3
(trong tro bếp)  2NH
3
 + 2KHCO
3

3.5 Tình huống 5 : THÙ HÌNH CỦA CACBON
HS xem đoạn video clip “Thù hình của cacbon”.
Nêu các dạng thù hình của cacbon mà em biết. Tại sao có sự khác biệt về
giá trị của các dạng thù hình của cacbon?
14
Hướng dẫn trả lời:
Nguyên tử cacbon có cấu hình electron 1s
2
2s
2
2p
2
, có 4 electron lớp ngoài
cùng nên dễ liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử cacbon khác để tạo thành
tinh thể. Các dạng thù hình của cacbon bao gồm:
• Graphene : là khoáng vật cứng nhất cũng như bán dẫn tốt nhất, có cấu trúc là
tấm phẳng dày bằng một lớp nguyên tử của các nguyên tử cácbon với liên kết
sp

2
tạo thành dàn tinh thể hình tổ ong. Chiều dài liên kết cacbon - cacbon trong
graphen khoảng 0,142 nm. Graphen là phần tử cấu trúc cơ bản của một số thù
hình bao gồm than chì, ống nano cacbon và fulleren. A.Geim và S.Novoselov đã
phát hiện ra chất này năm 2004 và được trao giải Nobel Vật lí vì phát hiện này
năm 2010.
• Kim cương : mỗi nguyên tử được liên kết với 4 nguyên tử khác theo kiểu tứ diện,
tạo thành các lưới 3 chiều gồm các vòng 6 thành viên.
• Graphit hay than chì (một trong những chất mềm nhất) có cấu trúc là mỗi
nguyên tử được liên kết theo kiểu tam giác với 3 nguyên tử khác, tạo thành các
lưới 2 chiều của các vòng 6 thành viên ở dạng phẳng; các tấm phẳng này liên kết
lỏng lẻo với nhau.
• Cacbon vô định hình như: than gỗ, than xương, than muội có cấu trúc gồm các
nguyên tử cacbon trong trạng thái phi tinh thể, không có quy luật sắp xếp.
• Cacbon ống nano có cấu trúc là mỗi nguyên tử liên kết theo kiểu tam giác trong
tấm cong để tạo thành ống trụ rỗng.
• Fulleren có cấu trúc gồm một lượng tương đối lớn các nguyên tử cacbon liên kết
theo kiểu tam giác, tạo thành các hình cầu rỗng, ví dụ như buckminsterfulleren.
• Cacbon xốp nano (lưới cực nhẹ từ tính) có cấu trúc dạng lưới mật độ thấp của
các bó có cấu trúc giống như graphit, trong đó các nguyên tử được liên kết theo
kiểu tam giác trong các vòng 6 hay 7 thành viên.
• Lonsdaleit có cấu trúc tương tự như kim cương nhưng tạo thành lưới tinh thể lục
giác.
Các thù hình của cacbon khác nhau về cấu trúc mạng nguyên tử mà các
nguyên tử tinh khiết có thể tạo ra dẫn đến sự khác biệt về tính chất vật lý của
chúng nên giá trị kinh tế của chúng cũng khác nhau.
3.6 Tình huống 6 : MẶT NẠ PHÒNG CHỐNG KHÍ ĐỘC
Tháng 4 năm 1915, vào một ngày trời râm mát, binh sĩ liên quân Anh -
Pháp đang đồn trú dưới chiến hào, chiến trường hoàn toàn yên tĩnh. Đột nhiên
từ phía quân Đức, một vùng chất khí màu xanh vàng như một màng yêu khí tràn

tới theo gió bay về phía liên quân Anh Pháp. Vì không hề có phòng bị, liên quân
Anh Pháp hoàn toàn hỗn loạn. Trong chiến hào vang lên tiếng ho, tiếng gào
thét. Quân Đức đã xả khí clo về phía liên quân Anh Pháp. Đó là lần đầu tiên khí
độc được sử dụng trong chiến tranh hiện đại. Từ đó mở màn cho cuộc chiến
15
tranh hóa học. Người ta đã sử dụng rất nhiều loại chất độc hóa học. Ngoài khí
clo, người ta còn dùng khí độc gây tổn tại thần kinh như sarin, soman
(C
7
H
16
O
2
PF), có chất độc làm bỏng da, có chất độc gây ngạt.
Chính vì thế, để ngăn ngừa tác hại của các loại khí nói trên, không chỉ
đơn thuần để sử dụng trong chiến tranh, mà còn để áp dụng cho các ngành công
nghiệp khác, các nhà khoa học đã mất một thời gian để nghiên cứu và tìm ra
một loại chất mới, thường gọi là than hoạt tính.
Ngày nay, than hoạt tính được sử dụng để chế biến các sản phẩm thông
dụng như khẩu trang, mặt nạ bảo hộ, Vậy thực chất, than hoạt tính là gì? Và
cơ chế lọc khí của nó diễn ra như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Than hoạt tính, bản chất là cacbon, thường có dạng những hạt nhỏ hoặc
bột có màu đen. Diện tích bề mặt của than hoạt tính rất lớn. Trung bình 1g lượng
than hoạt tính có diện tích bề mặt hơn l000m
2
. Khi than hoạt tính tiếp xúc với
các chất khí hoặc chất lỏng, do có diện tích bề mặt rất lớn nên than hoạt tính có
thể hấp thụ lên bề mặt nhiều loại phân tử. đặc biệt với các phân tử có lực hấp
dẫn giữa chúng lớn. Nhờ đó một loại biện pháp có thể đối phó với đại đa số các

chất độc đã được tìm ra, đó chính là các mặt nạ chống độc.
Để tăng cường hiệu quả phòng độc của than hoạt tính, trước hết người ta
cho ngâm than hoạt tính vào các dung dịch có chứa các oxit đồng, bạc, crom với
lượng rất nhỏ để cho bề mặt than hoạt tính có chứa một lượng rất nhỏ các oxit
đó. Khi các chất độc bị hấp thụ lên bề mặt của than hoạt tính, do tác dụng xúc
tác của các oxit bạc, đồng, crom, các chất độc bị phân giải thành các chất không
độc. Khi các chất độc bị lọc qua các lớp lọc, bị hấp thụ và tiêu độc đồng thòi
cũng không ngừng cung cấp oxi cho sự hô hấp của người.
3.7 Tình huống 7 : NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA BÌNH CỨU HỎA
Hiện nay, công tác phòng cháy chữa cháy là vô cùng bức thiết. Nhận
định tình hình cháy nổ ngày càng phức tạp, UBND TP.HCM chỉ thị chính quyền
các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy,
chữa cháy (PCCC); đảm bảo công dân từ 18 tuổi trở lên phải được huấn luyện
PCCC. Trong số các kỹ năng cần có, thì kỹ năng sử dụng bình cứu hỏa là vô
cùng quan trọng.
Tại sao khi dùng bình cứu hỏa thì trước hết ta phải dốc ngược bình và lắc
vài cái rồi mới mở vòi? Nguyên tắc hoạt động của bình cứu hỏa như thế nào ?
Có phải bình cứu hỏa này dùng được trong mọi vụ cháy không?
Hướng dẫn trả lời:
Cấu tạo của bình cứu hỏa rất đơn giản: bên trong gồm 2 phần: phần một là
một lọ nhỏ bằng thủy tinh ở trên đầu, trong lọ này chứa H
2
SO
4
, phần còn lại
trong bình cứu hỏa là Na
2
CO
3
.

16
Khi dùng, ta dốc ngược lên và lắc để chiếc kim trên đỉnh đâm thủng lọ
thủy tinh, H
2
SO
4
chảy ra, gặp Na
2
CO
3
và xảy ra phản ứng:
H
2
SO
4
+ Na
2
CO
3
 Na
2
SO
4
+ CO
2
+ H
2
O
Khí CO
2

phun qua vòi phun, tràn lên ngọn lửa và dập tắt được lửa.
Bình cứu hỏa loại này không chữa được các đám cháy nhiên liệu lỏng
(xăng, dầu, ) và những đám cháy của các kim loại bị khử mạnh như Al, Mg,…
vì các kim loại này khi đốt nóng sẽ cháy được trong khí CO
2
theo phương trình:
CO
2
+ 2Mg  C + 2MgO
3.8 Tình huống 8 : GÓI HÚT ẨM
HS xem đoạn video clip “Gói hút ẩm”.
Gói hút ẩm có thành phần là gì?Vì sao nó có khả năng hút ẩm? Có thể tái
sử dụng được nhiều lần hay không?
Hướng dẫn trả lời:
Trong đời sống hàng ngày, người ta thường gặp silica gel trong những gói
nhỏ đặt trong lọ thuốc tây, trong gói thực phẩm, trong sản phẩm điện tử Ở đó,
silica gel đóng vai trò hút ẩm để giữ các sản phẩm trên không bị hơi ẩm làm
hỏng.
Silica gel được phát minh tại Đại học John Hopkins, Baltimore, Bang
Maryland, Hoa Kỳ trong những năm 1920. Silica gel thực chất là một đioxit silic
ở dạng hạt cứng và xốp, có công thức: SiO
2
.nH
2
O (n<2).
Người ta điều chế bằng cách cho natri silicat tác dụng với axit sunfuric
theo phương trình: Na
2
O.3SiO
2

+ H
2
SO
4
 3SiO
2
+ H
2
O + Na
2
SO
4
. Kết quả tạo
thành dạng sol, rồi sol đông tụ lại thành gel, sau khi rửa, sấy khô và nung ta thu
được silica gel.
Silica gel hút ẩm nhờ vào hiện tượng mao dẫn ở hàng triệu khoang rỗng li
ti trong hạt. Silica gel có thể hút một lượng hơi nước bằng 40% trọng lượng của
nó. Để chỉ thị tình trạng ngậm hơi nước của silica gel, người ta cho một
ít coban clorua vào. Khi còn khô nó sẽ có màu hơi phớt xanh, khi bắt đầu ngậm
hơi nước, nó chuyển dần sang màu xanh nhạt, rồi màu hồng, cuối cùng là trắng
đục.
Khi silica gel đã ngậm no nước, có thể tái sinh bằng cách giữ nó ở nhiệt
độ khoảng 150
0
C trong khoảng nửa giờ hoặc cho tới khi nào nó trở về màu phớt
xanh.
3.9 Tình huống 9 : XĂNG VÀ DẦU HỎA, CHẤT NÀO DỄ CHÁY HƠN?
Một lần nọ, nhà bạn Thanh bị cúp điện vào buổi tối. Mẹ Thanh bảo đốt
đèn dầu cho sáng nhưng ngọn bấc của cây đèn nhà Thanh đã cháy hết mất rồi.
Vì vậy Thanh phải đi mua ngọn bấc khác về làm mồi lửa cho đèn dầu. Vừa đi

Thanh vừa suy nghĩ : “Thật là lạ nhỉ, tại sao với xăng chỉ cần châm lửa là bắt
cháy, còn dầu hỏa phải dùng bấc mới đốt được?”.
Hướng dẫn trả lời:
17
Xăng và dầu hỏa đều được chế tạo từ dầu mỏ và chứa các hidrocacbon
nhưng với số nguyên tử cacbon khác nhau. Xăng chứa các phân tử có số cacbon
C5 đến C11, còn dầu hỏa là C11 đến C16.
Sự cháy của xăng và dầu hỏa thuộc loại cháy do bay hơi và liên quan đến
sự dẫn lửa và điểm bắt lửa. Điểm bắt lửa của một nhiên liệu lỏng là nhiệt độ
thấp nhất để trên bề mặt nhiên liệu lỏng tạo thành hỗn hợp cháy của hơi với
không khí.
Xăng có điểm bắt lửa thấp hơn nhiệt độ môi trường, khoảng - 46
o
C nên
trên bề mặt của xăng ở nhiệt độ thường tồn tại hỗn hợp cháy với không khí. Khi
hỗn hợp này chỉ cần tiếp xúc với ngọn lửa hoặc tia lửa là sẽ bắt cháy. Sau khi
lớp hơi trên mặt xăng lỏng cháy, xăng lại tiếp tục bay hơi mạnh và sự cháy tiếp
tục dược duy trì.
Dầu hỏa có điểm bắt lửa 28 - 45
o
C cao hơn nhiệt độ môi trường. ở nhiệt
độ thường trên bề mặt dầu hỏa không có hỗn hợp cháy nên không dễ bắt lửa để
cháy. Khi tẩm dầu hoả vào bấc đèn, dầu sẽ ngấm vào bấc. Bấc đèn dễ cháy và
làm nhiệt độ xung quanh sợi bấc vượt quá điểm bắt lửa của dầu hoả làm cho dầu
hoả trên bề mặt bấc đèn bốc cháy. Dầu hỏa liên tục ngấm lên sợi bấc bảo đảm
duy trì sự cháy.
3.10 Tình huống 10 : HỌ HÀNG NHÀ XĂNG
HS xem đoạn video clip “Họ hàng nhà xăng”.
Xăng là gì? Cách đánh giá chất lượng xăng? Tại sao người ta gọi xăng
A83, A92, A95? Sự giống và khác nhau giữa các loại xăng này là gì?

Hướng dẫn trả lời:
Xăng dùng cho các loại động cơ thông dụng như ôtô, xe máy là hỗn hợp
các hiđrocacbon no ở thể lỏng (từ C
5
H
12
đến C
12
H
26
). Chất lượng xăng được
đánh giá qua chỉ số octan. Chỉ số octan càng cao thì chất lượng xăng càng tốt do
khả năng chịu áp lực nén tốt nên khả năng sinh nhiệt cao. Người ta qui ước:
+ n-heptan: chỉ số octan bằng 0;
+ 2,2,4-trimetylpentan (CH
3
-C(CH
3
)
2
-CH
2
-CH(CH
3
)-CH
3
): chỉ số octan
bằng 100.
+ Các hiđrocacbon mạch vòng và mạch nhánh có chỉ số octan cao hơn
các hiđrocacbon mạch không nhánh.

Phương pháp đo chỉ số Octan do ASTM (American Society for Testing
Materials - Hiệp hội thử nghiệm vật liệu Hoa Kỳ) đề nghị dùng MON (Motor
Octane Number - chỉ số Octan động cơ) và RON (Research Octane Number -
chỉ số Octan nghiên cứu) để đánh giá hàm lượng octan trong xăng.
Xăng không chì US 87 (87= (RON+MON)/2) của Mỹ được đề nghị có
mức MON tối thiểu là 82, tránh cho việc xăng có độ nhạy quá cao. Như vậy, chỉ
số Octan được tính bằng giá trị nhỏ nhất của RON và giá trị MON được quy
định không nhỏ hơn 82.
Tại Việt Nam, hiện nay đang lưu hành các loại xăng A83, A92, A95 (chữ
A do các nhà cung cấp xăng dầu Việt Nam đặt tên cho sản phẩm của mình) hoặc
18
Mogas92, Mogas95 (Mogas - viết tắt của Motor Gasoline, cách gọi phổ biến
trên thế giới). Trong đó, xăng A83, A92, A95 lần lượt có chỉ số octan bằng 83,
92, 95.
Tuy nhiên, xăng A83 có chỉ số octan thấp nên muốn nâng chỉ số octan,
người ta cho vào một chất phụ gia. Trước đây, người ta sử dụng chất phụ gia là
tetraetyl chì (Pb(C
2
H
5
)
4
) nhưng trong khói thải có chì, rất độc cho sức khỏe con
người. Nếu thêm vào 1% tetraetyl chì, chỉ số octan sẽ tăng lên 14 đơn vị (xăng
A83 sẽ thành A97). Sau này, người ta sử dụng chất phụ gia là metyl t-butyl ete
(MTBE) có công thức (CH
3
)
3
C-O-CH

3
. Trong khi đó, xăng A92, A95 là các loại
xăng có chỉ số octan cao nên không phải pha thêm chất phụ gia đỡ độc hại và ít
gây ô nhiễm môi trường.
3.11 Tình huống 11 : KEO 502 - LỢI VÀ HẠI
Keo 502 được gọi là chất kết dính thần kỳ bởi khả năng dán dính nhanh
chóng và độ cứng chắc, thường được biết đến với tên gọi keo cường lực, keo
cường lực khô tức thì, keo con voi, keo con công…. Keo 502 có tác dụng trong
việc dán dính nhiều vật liệu như: gỗ, vải, nhựa, sắt, vàng, kim cương, đá quý….
Chỉ cần khoảng 3 – 10 giây sau khi nhỏ keo vào vị trí cần dán là lượng keo sẽ
khô nhanh chóng và dính chắc. Tuy nhiên, keo 502 lại có tác hại khôn lường lên
cơ thể và sức khỏe con người nếu bị sử dụng sai mục đích.
Hiện tượng rõ ràng mà người dùng dễ nhận thấy nhất chính là bị bỏng
rát khi vô tình nhỏ keo lên da. Đối với những vùng da dày như mu bàn tay,
chân… thì sau khoảng 2 phút, keo 502 khô thì ta có thể từ từ gỡ các mảng keo
khô ra. Nhưng đối với những vùng da mỏng và đặc biệt nhạy cảm như lòng bàn
tay, da mặt, mắt, miệng… thì cần phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện để các
bác sĩ có biện pháp chữa trị hợp lý, tránh trường hợp bỏng hoặc nhiễm trùng có
thể xảy ra.
Vậy, keo 502 có thành phần như thế nào? Cho biết sự ảnh hưởng của các
chất đó đến sức khỏe con người. Khi bị dính keo 502 lượng nhỏ, cần xử trí ra
sao?
Hướng dẫn trả lời:
Xem đoạn video clip Keo 502.
Thành phần chủ yếu của keo 502 là metylen clorua, etyl axetat, toluen,…
đều là những chất hóa học cực kỳ độc hại đối với sức khỏe của con người.
- Metylen clorua (CH
2
Cl
2

): là một dung môi hữu cơ có mùi thơm ngọt
ngào dễ chịu. Nhưng nếu ngửi hóa chất này trong một thời gian ngắn sẽ bị giảm
thị lực, thính lực, rối loạn vận động và sẽ hết khi ngưng tiếp xúc. Nhưng nếu
ngửi hoặc hít phải metylen clorua liên tục trong thời gian dài thì hệ thống thần
kinh trung ương sẽ bị tổn thương nặng dẫn đến nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa,
mất trí nhớ. Các khảo sát trên động vật cho thấy động vật bị tổn thương gan,
thận, hệ tim mạch và tăng tỷ lệ bị ung thư phổi, ung thư gan khi tiếp xúc lâu dài
với metylen clorua.
19
- Etyl axetat (CH
3
COOC
2
H
5
) là một chất lỏng, không màu, có mùi hương
trái cây. Khi hít phải etyl axetat sẽ gây ho, chóng mặt, buồn ngủ, lơ mơ, nhức
đầu, nôn mửa, đau họng, yếu người và mất ý thức.
- Toluen (C
6
H
5
CH
3
) còn gọi là metylbenzen hay phenyl metan. Tiếp xúc
với toluen qua đường hô hấp sẽ gây nên các biểu hiện tổn thương chủ yếu đến
hệ thần kinh trung ương như: nhức đầu, nôn mửa, chóng mặt, buồn ngủ, loạng
choạng cùng những biểu hiện như khi say rượu. Sự tiếp xúc với hóa chất này
càng lâu dài thì các biểu hiện trên càng nặng. Trường hợp nặng có thể mất ý
thức và tử vong.

- Xiclohexan là một xicloankan có mùi thơm nhẹ. Cũng như 3 chất trên,
xiclohexan gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, mức độ tổn thương nặng
hay nhẹ phụ thuộc vào liều lượng và thời gian tiếp xúc với hóa chất. Khi tiếp
xúc xiclohexan qua đường hô hấp trong một thời gian ngắn sẽ có các biểu hiện
nhức đầu, trạng thái đê mê như cảm giác “phê” khi hít ma túy, run chân tay, co
giật; trường hợp nặng hơn sẽ bị nôn mửa, mất điều hòa vận động và có thể bị
hôn mê.
Khi bị dính keo 502 lượng nhỏ như trên sơn xe máy, xe ôtô, ta nên dùng
máy sấy. Dưới sức nóng của máy sấy, cả vết keo 502 và đồ vật bị dính đều sẽ
giãn nở vì nhiệt, đợi đến khi vết keo giãn nở ra gần hết, dùng giẻ lau sạch.
Hoặc có thể sử dụng axeton, vì các chất trong keo tan trong axeton nên
lấy bông gòn tẩm 1 ít axeton, vắt sơ, chùi lên chổ dính keo, sau đó rửa sạch bằng
nước.
3.12 Tình huống 12 : AI DÙNG TRỘM NƯỚC HOA?
Giới thiệu đoạn video clip “Ai dùng trộm nước hoa”.
Tại sao lọ nước hoa của bạn Nhi không hề sử dụng và được cất giấu ở
nơi có ánh nắng lại biến mất hết gần hết?
Hướng dẫn trả lời:
Về thành phần hóa học, nước hoa là một hỗn hợp gồm ancol, nước và
những phân tử có mùi thơm (tinh dầu) có khả năng bốc hơi ở nhiệt độ bình
thường. Trong đó, tinh dầu mắc tiền nhất, được ép ra, chưng cất hay tách ra bằng
hóa học từ thực vật hoa hay trái cây. Trong tinh dầu, những phân tử hương liệu
được hòa tan trong 98% ancol và 2% nước lã. Tùy theo tỉ lệ tinh dầu trong nước
hoa mà người ta chia nước hoa thành nhiều loại.
Do được cấu tạo từ các chất có nhiệt độ sôi thấp nên chúng rất dễ bốc hơi.
Ánh sáng có đủ năng lượng phá vỡ cấu trúc phân tử hương liệu và cũng làm
biến đổi mùi hương nước hoa. Đặc biệt nắng gắt sẽ làm nhạt mùi nước hoa trong
vòng 1 tuần. Không khí cũng hủy hoại mùi nước hoa bởi sự oxi hóa - giống như
rượu mở nút sẽ biến thành giấm. Vì thế, chúng ta nên cất nước hoa ở những nơi
có nhiệt độ như trong phòng mát, ít ánh sáng thì tuổi thọ sử dụng của nước hoa

ít nhất là 2 năm.
20
3.13 Tình huống 13 : VÌ SAO CÁC SẢN PHẨM HUN KHÓI BẢO
QUẢN ĐƯỢC LÂU?
Thịt xông khói là món ăn phổ biến của người dân tộc thiểu số sống ở các
vùng rừng núi khu vực miền Trung và Tây Bắc. Thịt xông khói của đồng bào
dân tộc được chế biến ra nhằm làm nguồn thực phẩm để dành lúc khan hiếm
thức ăn hay khi nhà có khách quý đến. Hiện nay trên thị trường có bày bán
nhiều mặt hàng xông khói như xúc xích xông khói, thịt xông khói, cá hồi xông
khói… Một số người ăn những món xông khói lần đầu tiên có cảm giác người
làm bếp vụng về để món ăn bị ám khói.
Vậy thành phần khói gồm những chất nào? Tại sao phải xông khói mới
bảo quản được thực phẩm?
Hình : Sản phẩm thịt hun khói bằng thủ công và bằng lò điện
Hướng dẫn trả lời:
Nguyên liệu dùng tạo khói là gỗ, gỗ vụn hoặc mạt cưa của những loại gỗ
cứng có màu sáng mà phổ biến nhất là gỗ sồi. Nguyên lý tạo khói là gỗ cộng với
độ ẩm thích hợp khi cháy ngún tạo ra khói. Thí nghiệm cho thấy độ ẩm gỗ 30%
là cho ra khói tốt nhất. Gỗ dùng để tạo khói tuyệt đối không được tẩm qua hóa
chất bảo quản gỗ chống nấm mốc và chống mối mọt vì hầu hết các hóa chất này
đều rất độc hại cho người.
• Thành phần và công dụng của khói:
Khói chứa rất nhiều thành phần, khoảng 200 chất gồm các ancol, phenol,
anđehit, axit cacboxylic…Khói có tác dụng sát trùng, phòng thối và chống oxi
hoá. Mặc dù trong sản phẩm hun khói có một số chất thuộc loại phenol và
andehit có hại nhưng do lượng tồn đọng trên sản phẩm ít và các chất trên có
phản ứng sinh hoá hoặc hoá học nên làm giảm nhẹ hoặc tiêu mất độc tính. Ví dụ
như formandehit khi kết hợp với protit sinh ra hợp chất có gốc metylen không
độc; còn loại phenol khi vào cơ thể bị oxi hoá, tự giải độc.
3.14 Tình huống 14 : BÀN TAY BỐC LỬA

HS xem đoạn video clip của nhóm sinh viên đốt cháy tay.
Có phải anh chàng sinh viên kia có khả năng tạo ra lửa không? Vì sao
lửa cháy trên hai bàn tay nhưng không gây bỏng?
21
Hướng dẫn trả lời:
Do axeton có khả năng bay hơi rất nhanh và bắt lửa rất mạnh. Chính vì
vậy, anh chàng sinh viên đó đã tẩm axeton vào 2 bàn tay, tiến hành chà xát và
cho tiếp xúc với lửa. Với vài giọt các chất trên, khi cháy nhiệt lượng tỏa ra chỉ
đủ để làm bay hơi một phần nước trên da tay. Axeton chỉ một loáng là cháy hết,
ngọn lửa sẽ tắt nên chỉ thấy hơi nóng chứ không hề bị bỏng.
Ngoài axeton , chúng ta có thể sử dụng ete vì ete cũng có tính chất tương
tự.
3.15 Tình huống 15 : GIẢI MÃ NGUYÊN NHÂN GÂY CHÁY XE
HS xem đoạn video clip về các vụ cháy nổ xe máy.
Ngoài những nguyên nhân có thể gây cháy xe như: chất lượng phụ tùng,
chế độ bảo trì không phù hợp, đường ống xả bị quá nóng, điều kiện vận hành
khắc nghiệt… thì chất lượng xăng dầu cũng là một trong những nguyên nhân
hàng đầu gây nên cháy xe. Vì sao việc pha thêm chất phụ gia như axeton,
metanol hay etanol vượt quá quy định vào trong xăng dầu sẽ gây nên cháy xe?
Hướng dẫn trả lời:
Tiến sĩ Hoàng Mạnh Hùng, nguyên Viện phó Viện Khoa học Hình sự (Bộ
Công an) cho rằng, xăng khi được pha phụ gia như axeton, metanol là nguyên
nhân gây cháy. “Nếu xăng pha metanol, etanol và axeton thì có thể gây ra nguy
cơ cháy nổ. Bởi lẽ, metanol là chất phản ứng mạnh, dễ cháy. Nó hòa tan tốt
trong xăng. Việc rò rỉ do ống nhiên liệu, gioăng cao su nhiên liệu như đồng,
kẽm, nhôm… bị ăn mòn khi nồng độ metanol đạt 15% trở lên. Vì thế, hiện nay,
12 hãng ô tô lớn trên thế giới đã khuyến cáo không được dùng phụ gia như
metanol, etanol, axeton pha vào xăng do tính chất ăn mòn đối với cao su,
polime tổng hợp cũng như sự hút nước của chúng”.
( Trích báo Tiền Phong Online - Số ra ngày 10.02.2012)

3.16 Tình huống 16 : LÀM GÌ KHI BỊ ONG ĐỐT?
HS xem đoạn video clip “Làm gì khi bị ong đốt”.
Tại sao các phương án như: sát trùng bằng muối, chà chanh hoặc ngâm
tay vào nước giấm lại không chính xác mà phải giảm đau bằng cách bôi vôi vào
vết bị đốt?
Hướng dẫn trả lời:
Người ta thường bôi vôi vào những chỗ bị ong hoặc kiến đốt bởi vì trong
nọc ong (hoặc kiến) có chứa axit fomic HCOOH khiến chúng ta khó chịu. Vì vôi
Ca(OH)
2
có tính bazơ nên khi bôi vào sẽ trung hòa lượng axit fomic sẽ khiến đỡ
đau rát.
PTHH: HCOOH + Ca(OH)
2
 (HCOO)
2
Ca + H
2
O
22
3.17 Tình huống 17 : THỬ TÀI CỦA BẠN
GV giới thiệu: “Có nhiều các axit cacboxylic quen thuộc với chúng ta.
Em hãy đoán xem các axit cacboxylic này tên gì, có ở đâu, công thức phân tử
của các chất là gì?”.
Bài thơ: AXIT CACBOXYLIC TRONG ĐỜI SỐNG
“Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cụt leo vào leo ra
Con kiến mà cắn phải ta
Axit fomic khiến ta đầu hàng.
Vị men của rượu nồng nàn

Để lâu thành giấm đóng màng đóng dây
Axetic có mình đây
Trộn nộm, trộn gỏi ngất ngây ăn nhiều.
Nói ra thì bảo lắm điều
Ngán ngẩm chi bằng ngửi nhiều bơ ôi.
Axit butyric sinh ra thôi
Để lâu làm thịt heo hôi chớ dành.
Mùa hè trời cứ hanh hanh
Trái cây chua ngọt mới nhanh mát liền
Quả ngon ở khắp mọi miền
Axit ascobic có liền trong C.
Mận, táo mới nếm đã mê
Chua chua ngòn ngọt không chê chỗ nào
Malic chớ trong quả đào
Quả ngon xin mời bạn nào xơi nhanh.
Oxalic – trái me xanh
Rau bina đó, khế xanh có nè
Canh chua mẹ nấu với me
Buổi trưa hanh nắng, nóng hè tan ngay.
Quả nho hương vị ngất ngây
Axit tartric có ngay trong này
Để ăn mỗi bữa cũng hay
23
Hoặc lên men rượu dù say uống hoài.
Ngày thơ bé cứ hỏi ngoại
Chất gì giúp bé cứ hoài thông minh
Bà xoa đầu đứa cháu mình
Oleic đó trong dầu oliu.
Cam, chanh bé thấy chua nhiều
Chất gì trong đó sao nhiều người ưa

Axit xitric xin thưa
Uống tôi đi nhé để thừa dẻo dai.
Để cho cơ thể mảnh mai
Axit lactic men thành sữa chua
Làn da không phải kém thua
Chị em chẳng ngại mau mua để dành.
Trái cây là bạn đồng hành
Cũng như sức khỏe trưởng thành cùng ta
Bạn ơi hãy cùng nói ra
Vì cuộc sống tốt chúng ta vun trồng.”
Hướng dẫn trả lời:
Xem đáp án ở file Power Point - Axit cacboxylic trong đời sống.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Nhằm thăm dò và tìm hiểu kết quả của việc vận dụng các tình huống gắn
với thực tiễn vào trong dạy học môn Hóa học 11 ở trường THPT, tác giả đã tiến
hành phát phiếu thăm dò cho học sinh và giáo viên
Số lượng phiếu thăm dò sau thực nghiệm
STT Trường Số phiếu phát
ra
Số phiếu thu
vào
1 THPT Trấn Biên 83 79
Bảng 3.20. Ý kiến học sinh về sự cần thiết của tình huống gắn với thực tiễn
Rất cần
thiết
Cần
thiết
Bình
thường
Không cần

thiết
Hoàn toàn không
cần thiết
Số lượng 14 42 15 6 2
Tỉ lệ %17.72 53.16 18.99 7.59 2.53
24
Từ bảng trên, có thể rút ra được rằng đa số học sinh luôn thấy được sự cần
thiết của các tình huống gắn với thực tiễn vào trong học tập môn Hóa học.
Bảng: Ý kiến học sinh về tác dụng của tình huống gắn với thực tiễn
ST
T
Tác dụng Số lượng Tỉ lệ %
1 Hiểu thêm nhiều kiến thức thực tiễn của bài học 67 84.81
2 Phong phú thêm nội dung bài học 55 69.62
3 Khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài học 58 73.42
4 Thỏa mãn nhu cầu kiến thức của học sinh 55 69.62
5 Không khí học tập vui vẻ, sinh động 69 87.34
6 Giúp học sinh năng động, tích cực và sáng tạo 52 65.82
7 Giúp học sinh nhớ bài lâu hơn 54 68.35
8 Giúp học sinh luôn tập trung chú ý vào giờ học 47 59.49
9 Học sinh có thái độ học tập tích cực, biết tự tìm
tòi chiếm lĩnh kiến thức 52 65.82
Từ bảng trên cho thấy học sinh đã nhận thấy được tác dụng của các tình
huống gắn với thực tiễn, cụ thể là:
• Không khí học tập vui vẻ, sinh động (87,34%).
• Hiểu thêm nhiều kiến thức thực tiễn của bài học (84,81%).
• Khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài học (73,42%).
• Giúp học sinh nhớ bài lâu hơn (68,35%).
Ngoài ra, học sinh còn có thêm một số ý kiến khác như:
• Tự tin, mạnh dạn hơn trong việc phát biểu và trao đổi vấn đề với bạn cùng lớp

và giáo viên.
• Nâng cao tinh thần hợp tác với các bạn trong lớp.
• Giảm sự áp lực nặng nề của tiết học.
• Nhiều tình huống gần gũi và thân thuộc với cuộc sống xung quanh.
Bảng : Ý kiến học sinh về khó khăn khi tiếp thu kiến thức bằng tình huống
ST
T
Tác dụng Số lượng Tỉ lệ %
1 Cách thức đưa ra tình huống của giáo viên chưa
thật sự hấp dẫn 14 17.72
2 Nhiều tình huống chưa xoáy sâu vào trọng tâm
bài giảng 9 11.39
3 Không đồng ý với cách giải quyết của giáo viên
ở một vài tình huống 4 5.06
4 Những tình huống giáo viên đưa ra thường khó
và quá sức đối với học sinh 11 13.92
5 Học sinh không có kỹ năng xử lý và giải quyết
tình huống 9 11.39
25
6 Các tình huống giáo viên đưa ra khá xa lạ và khó
hiểu 13 16.46
7 Lớp học thường ồn ào, mất trật tự khi thảo luận 18 22.78
8 Tốn nhiều thời gian cho tiết học khi thảo luận 17 21.52
9 Không có nhiều thời gian nghiên cứu trước tình
huống 15 17.72
10 Khó khăn khác 8 10.13
Từ bảng trên, cho thấy học sinh cũng gặp vài khó khăn trong việc tiếp thu
kiến thức thông qua các tình huống gắn với thực tiễn nhưng ở mức độ thấp, cụ
thể là :
• Lớp học thường ồn ào khi học sinh thảo luận (22,78%).

• Tốn nhiều thời gian cho tiết học (21,52%).
• Không có nhiều thời gian để nghiên cứu trước tình huống (18,99%).
• Cách thức giáo viên đưa ra tình huống chưa thật sự hấp dẫn (16,31%).
Ngoài ra, cũng có khó khăn khác như cơ sở vật chất chưa đáp ứng đầy đủ
cho nhu cầu dạy và học.
Nhận xét :
Thông qua kết quả thực nghiệm cho thấy :
• Học sinh nhận ra được sự cần thiết và tác dụng của các tình huống gắn với thực
tiễn.
• Học sinh phân tích được khó khăn của bản thân khi giải quyết các tình huống
gắn với thực tiễn.
V. ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tình huống gắn với thực
tiễn
Tùy thuộc vào đối tượng học sinh và mức độ thành thạo về kỹ năng dạy
học của giáo viên mà sử dụng các tình huống gắn với thực tiễn sao cho phù hợp
với mục tiêu sư phạm đề ra. Để khai thác tối đa hiệu quả dạy học của các tình
huống gắn với thực tiễn, cần có những biện pháp sau:
• Biện pháp 1: Tăng cường sử dụng các hình ảnh trực quan, video clip
Các hình ảnh, phương tiện trực quan có tác dụng phát huy tính tích cực
của học sinh khi học tập. Vì vậy, giáo viên nên tăng cường sử dụng hình ảnh hay
các trích đoạn video clip để các tình huống gắn với thực tiễn trở nên sinh động,
gần gũi và hấp dẫn với học sinh hơn.
• Biện pháp 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với trình độ HS
Để phù hợp với trình độ học sinh, đối với mỗi tình huống gắn với thực
tiễn giáo viên nên xây dựng hệ thống câu hỏi riêng cho từng lớp, cho từng đối
tượng học sinh. Những lớp có nhiều học sinh yếu - trung bình, giáo viên có thể
tách câu hỏi ra làm nhiều ý, có tính dẫn dắt, gợi mở cho học sinh đi đến kết luận

×