Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

TUYỂN TẬP CÂU HỎI TỰ LUẬN ÔN THI HSG SINH ̣9 CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.45 KB, 28 trang )

ADN và gen 1
ADN VÀ GEN
Câu 1. Cấu tạo hóa học của phân tử ADN?
- ADN là axit deoxiribonucleotit, được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P.
- ADN thuộc loại đại phân tử, có kích thước lơn, có thể dài tới hàng trăm

và khối lượng

lớn đạt đến hàng triệu, hàng chục triệu đơn vị cacbon.
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nucleotit. Có 4 loại nucleotit
là A (adenin), T (timin), G (guanin), X (xitozin). Mỗi nucleotit cấu tạo gồm 3 thành phần :
+ 1 gốc bazơ nitơ (A, T, G, X) .
+ 1 gốc đường đêoxiribôzơ
+ 1 gốc Axit photphoric
Các loại nucleotit chỉ khác nhau ở bazo nito nên người ta đặt tên các loại nucleotit theo tên
của bazo nito.
- Nucleotit liền nhau liên kết với nhau theo chiều dọc bằng liên kết hóa trị (cị gọi là liên kết
phospho dieste, là liên kết giữa gốc đường đêoxiribôzơ của nucleotit này với gốc axit
photphoric của nucleotit khác) để tạo nên chuỗi polinucleotit, tùy theo số lượng mà xác định
chiều dài của ADN.
- Các nucleotit sắp xếp theo nhiều cách khác nhau tạo ra được vô số loại phân tử ADN khác
nhau. Các phân tử ADN phân biệt nhau không chỉ bởi trình tự sắp xếp mà cịn cả về số
lượng và thành phần các nucleotit. Trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêơtit tạo nên
tính đa dạng ADN. → Đây là cơ sở phát triển cho tính đa dạng và đặc thù của sinh vật.
- Trong nhân tế bào ADN có khối lượng ổn định và đặc trưng cho lồi. Ví dụ: Hàm lượng
ADN trong nhân tế bào lưỡng bội của người là 6,6x10 -12g, còn trong tinh trùng hay trứng là
3,3x10-12g.
*Lưu ý: Nguyên tắc đa phân có nghĩa là các đơn phân liên kết lại với nhau theo một trật tự
nhất định.
Câu 2. Cấu trúc không gian của phân tử ADN?
- Năm 1953, J.Oatxơn và F.Crick đã cơng bố mơ hình cấu trúc khơng gian của phân tử


ADN.
- Theo mơ hình này, ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh
một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải), ngược chiều kim đồng hồ.
- Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô tạo thành cặp.
- Mỗi chu kì xoắn dài 34A0 gồm 10 cặp nuclêơtit. Đường kính vịng xoắn là 20A0.
- Các nuclêơtit giữa 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (NTBS), trong đó A
liên kết với T bằn 2 liên kết hidro, còn G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.
- Các nucleotit trong từng mạch liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.
Câu 3. Q trình tự nhân đơi ADN? Ý nghĩa của q trình tự nhân đơi ADN?
Phân tử ADN có cấu trúc 2 mạch nucleotit bổ sung cho nhau và nhờ đó ADN có một đặc
tính quan trọng là tự nhân đơi (sao chép) đúng mẫu ban đầu.
1. Địa điểm, thời gian: Diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian (pha S của
chu kì tế bào). Lúc này NST ở dạng sợi mảnh dãn xoắn (tháo xoắn cực đại).
2. Các thành phần tham gia:
+ ADN khuôn mẫu.
+ Nguyên liệu: 4 loại Nu (A, T, G, X)
+ Một số loại Enzim.
+ Năng lượng ATP.
3. Diễn biến quá trình tự nhân đơi:
Đã học thì phải học cho tử tế.


ADN và gen 2
*Bước 1: Phân tử ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn tách nhau dần dần theo chiều dọc nhờ enzim
ADN polimeraza.
*Bước 2: Tổng hợp phân tử ADN mới.
+ Q trình tự nhân đơi diễn ra trên cả 2 mạch của ADN.
+ Trong q trình tự nhân đơi, các nucleotit trên 2 mạch đơn liên kết với các nucleotit tự do
trong môi trường nội bào theo NTBS, A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại.
+ Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con dựa trên mạch khuôn của mẹ và ngược chiều nhau.

Mạch cùng chiều với chiều tháo xoắn được hình thành liên tục gọi là mạch tới, mạch cịn lại
diễn ra khơng liên tục (từng đoạn okazaki) gọi là mạch chậm.
Lưu ý: phân tử ADN gồm 2 mạch, 1 mạch có chiều 3’-5’ và 1 mạch có chiều ngược lại là
5’- 3’.
Trong đó mạch 3’-5’ được gọi là mạch gốc
Mạch 5’-3’ là mạch bổ sung.
Q trình tổng hợp ADN mới, nu mơi trường được gắn vào đầu 3’ của nu mạch ADN mẹ 
được diễn ra theo chiều 3’-5’ , nên cùng chiều với mạch gốc  tại mạch này, quá trình
tổng hợp được diễn ra liên tục.
4. Kết quả: Từ 1 phân tử ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống nhau và giống hệt mẹ.
trong đó mỗi ADN con có 1 mạch của mẹ, 1 mạch mới tổng hợp từ nguyên liệu nội bào. →
Đây là cơ sở phát triển của hiện tượng di truyền.
5. Các nguyên tắc
- Nguyên tắc khuôn mẫu
- Nguyên tắc bổ sung
- Nguyên tắc bán bảo tồn (giữ lại một nửa).
6. Ý nghĩa của q trình tự nhân đôi ADN
- Đảm bảo cho NST tự nhân đôi.
- Đảm bảo giữ nguyên về cấu trúc và hàm luộng ADN qua các thế hệ.
- Góp phần cùng với các cơ chế di truyền khác, ổn định các đặc điểm của loài từ thế hệ này
sang thế hệ khác.
Câu 4. Bản chất của gen? Chức năng của ADN?
1. Bản chất của gen
- Gen là một đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định. Mỗi gen thường gồm
khoảng 600 – 1500 cặp nucleotit có trình tự xác định. Mỗi tế bào của mỗi loài chứa nhiều
gen, ví dụ, trực khuẩn đường ruột (E. coli) có 2500 gen, ruồi giấm có khoảng 4000 gen, ở
người có khoảng 3,5 vạn gen.
- Bản chất hoá học của gen là ADN.
- Gen có nhiều loại: Gen cấu trúc, gen điều hòa, gen xúc tác... mỗi gen thực hiện một chức
năng.

VD: Chức năng gen cấu trúc: mang thông tin quy định cấu trúc của 1 loại prơtêin.
Gen điều hịa là những gen mà sản phẩm của nó làm nhiệm vụ điều hịa hoạt động của gen
khác.
- Gen khơng phân mảnh là loại gen có vùng mã hóa liên tục. Gen phân mảnh là loại gen có
vùng mã hóa khơng liên tục.
- Gen phân mảnh chỉ có ở sinh vật nhân thực, gen khơng phân mảnh có ở cả sinh vật nhân
thực và sinh vật nhân sơ.
2. Chức năng của ADN
ADN có 2 chức năng:
- Là nơi lưu trữ thông tin di truyền (thơng tin về cấu trúc protein)
Đã học thì phải học cho tử tế.


ADN và gen 3
- Thực hiện sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ thế bào và thế hệ cơ thể nhờ đặc
tính tự nhân đơi (ADN nhân đôi  NST nhân đôi  phân bào  sinh sản của sinh vật)
chính q trình nhân đơi là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền và sinh sản, duy trì các
đặc tính của từng lồi ổn định qua các thế hệ, đảm bảo sự liên tục sinh sôi nảy nở của sinh
vật.
Câu 5. Cấu tạo, chức năng của ARN?
1. Cấu tạo
- ARN được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P.
- ARN thuộc loại đại phân tử (kích thước và khối lượng nhỏ hơn AND), cấu tạo theo nguyên
tắc đa phân mà đơn phân gồm 4 loại nu (ribonucleotit A, U, G, X).
- ARN là một chuỗi xoắn đơn.
2. Chức năng
Dựa vào chức năng, người ta chia thành 3 loại:
- ARN thông tin (mARN): truyền đạt thông tin quy định cấu trúc protein.
- ARN vận chuyển (tARN): vận chuyển axit amin để tổng hợp protein.
- ARN riboxom (rARN): là thành phần cấu tạo nên riboxom.

Câu 6. Quá trình tổng hợp ARN?
- ARN được tổng hợp trong nhân tế bào, tại NST tại kì trung gian.
*Quá trình tổng hợp:
- Gen tháo xoắn, tách dần 2 mạch đơn.
- Các nucleotit trên mạch khuôn vừa tách ra liên kết với nucleotit tự do trong môi trường nội
bào theo nguyên tắc bổ sung:
A khuôn – U; T khuôn – A; G khuôn – X; X khuôn – G.
- Sau khi tổng hợp xong, ARN tách khỏi gen rời nhân đi ra tế bào chất.
- Kết quả: 1 gen sao mã 1 lần tạo ra 1 phân tử ARN.
*Mối quan hệ giữa gen và ARN: trình tự các nucleotit trên mạch khn của gen quy định
trình tự các nucleotit trên ARN.
*Quá trình tổng hợp ARN theo 2 nguyên tắc:
- Nguyên tắc khuôn mẫu (dựa vào 1 mạch của gen để làm khuôn)
- Nguyên tắc bổ sung.
Câu 7. Cấu trúc, chức năng của protein?
*Cấu trúc của protein
- Prôtêin là chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố chính là C, H, O, N...
+ Thuộc loại đại phân tử.
+ Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm hàng trăm đơn phân là các axit amin. Có hơn 20
loại axit amin khác nhau.
- Prơtêin có tính đa dạng, đặc thù do đặc điểm cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với hơn 20
loại axit amin
+ Tính đặc thù: thể hiện ở số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các a. amin;
+ Tính đa dạng: Sự sắp xếp theo cách khác nhau của hơn 20 loại a. amin
- Tính đa dạng và đặc thù của prơtêin cịn thể hiện ở cấu trúc khơng gian:
+ Cấu trúc bậc 1 (xác định tính đặc thù của Prơtêin): Là trình tự sắp xếp các a.amin trong
chuỗi
+ Cấu trúc bậc 2:Là chuỗi các a.amin tạo các vòng xoắn lò so đều đặn
+ Cấu trúc bậc 3: Do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng cho từng loại Protein
+ Cấu trúc bậc 4: Gồm 2 hay nhiều chuỗi a.amin cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau

*Chức năng của Prôtêin
- Chức năng cấu trúc của prơtêin.
Đã học thì phải học cho tử tế.


ADN và gen 4
- Chức năng xúc tác quá trình TĐC (các enzim)
-s Chức năng điều hồ q trình TĐC (Các hoocmon phần lớn là Protein)
- Ngồi ra prơtêin là thành phần cấu tạo nên kháng thể để bảo vệ cơ thể, vận động (tạo nên
các loại cơ), cung cấp năng lượng (prơtêin phân huỷ giải phóng năng lượng khi thiếu năng
lượng).
=> Prơtêin liên quan đến tồn bộ hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng
của cơ thể.
Câu 8. Q trình tổng hợp protein?
*Vai trị của ARN
- Cả 3 loại ARN đều tham gia vào quá trình tổng hợp Protein
- mARN là dạng trung gian trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin →Truyền đạt thông tin
về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra tế bào chất.
* Sự hình thành chuỗi a.amin:
+ mARN rời khỏi nhân ra tế bào chất đến Ribôxôm
+ tARN một đầu gắn với 1 a.amin, đầu kia mang bộ 3 đối mã vào ribôxôm khớp vào bộ ba
mã hóa trên mARN theo nguyên tắc bổ sung (A - U; G - X) đặt được 1 a.amin vào vị trí.
+ Chuỗi a.amin được mở đầu khi tARN mang a.amin mở đầu tiến vào rboxom khớp với bộ
ba mở đầu trên mARN.
+ Chuỗi a.amin được kéo dài, khi ribôxôm dịch 1 nấc trên mARN (ứng với 3 nuclêơtit) thì
1 a.amin được lắp ghép vào chuỗi a.amin.
+ Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài mARN (đến bộ ba kết thúc) → chuỗi a.amin được
tổng hợp xong
* Nguyên tắc hình thành chuỗi a.amin:
+ Nguyên tắc khuôn mẫu (mARN)

+ Nguyên tắc bổ sung: Khớp bộ ba đối mã trên tARN với bộ ba mã sao trên phân tử
mARN (A - U; G – X).
→ Trình tự nuclêơtit trên mARN quy định trình tự các a.amin trên prôtêin.
Câu 9. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng?
* Sơ đồ: Gen (một đoạn mạch của phân tử AND) → ARN →Protein →Tính trạng
* Mối liên hệ:
+ Gen: khuôn mẫu để tổng hợp mARN.
+ mARN: khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi aa cấu tạo nên prôtêin.
+ Prơtêin biểu hiện: tính trạng cơ thể.
* Bản chất mối liên hệ giữa gen và tính trạng: Trình tự các nuclêơtit trong ADN (gen) 
Trình tự các nuclêơtit trong mARN  Trình tự các a.amin cấu tạo prơtêin. Prơtêin biểu hiện
trực tiếp tham gia vào cấu trúc của tế bào và hoạt động sinh lý của TB, từ đó biểu hiện thành
tính trạng của cơ thể.
NHIỄM SẮC THỂ
Câu 1. Tính đặc trưng của bộ NST?
- Trong tế bào sinh dưỡng (tế bào soma), NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, còn trong
tế bào giao tử chỉ chứa 1 NST trong mỗi cặp tương đồng.
- Cặp NST tương đồng là cặp NST gồm 2 NST giống nhau về hình thái, kích thước, trong
đó 1 NST có nguồn gốc từ bố, 1 NST có nguồn gốc từ mẹ.
- Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội, kí hiệu là 2n NST. Bộ
NST trong giao tử chỉ chứa 1 NST trong mỗi cặp tương đồng gọi là bộ NST đơn bội, kí hiệu
là n NST.

Đã học thì phải học cho tử tế.


ADN và gen 5
- Ở những lồi đơn tính, có sự khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái ở 1 cặp NST giới tính
kí hiệu là XX, XY.
- Tế bào của mỗi lồi sinh vật có 1 bộ NST đặc trưng về:

+ Số lượng. VD: ruồi giấm 2n=8, người 2n=46, gà 2n=78.
+ Hình dạng: vd: hình hạt, hình que, hình chữ V.
+ Cấu trúc NST.
- Hai lồi khác nhau có thể có số lượng NST giống nhau, vd: Đậu Hà Lan và dưa chuột đều
có 2n=14 nhưng hình thái và cấu trúc NST thì ln khác nhau.
- Số lượng NST trong bộ lưỡng bội không phản ánh trình độ tiến hóa của lồi (sự tiến hóa
của sv phụ thuộc vào gen trên NST.
Câu 2. Cấu trúc và chức năng của NST?
- Cấu trúc hiển vi của NST thường được mơ tả khi nó có dạng đặc trưng ở kì giữa.
- Tại kì giữa NST co ngắn cực đại và có chiều dài 0,5-50

, đường kính từ 0,2-2

, đồng

thời có hình dạng đặc trưng như hình que, hình hạt, hình chữ V.
- Ở kì giữa, NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (cromatit) gắn với nhau ở tâm động (eo thứ
nhất) chia nó thành 2 cánh. Tâm động là điểm đính NST vào sợi tơ trong thoi phân bào. Nhờ
đó, khi sợi tơ co rút trong quá trình phân bào, NST di chuyển về các cực của tế bào. Một số
NST cịn có eo thứ 2.
- Mỗi cromatit bao gồm chủ yếu 1 phân tử ADN và protein loại histon. Đơn vị cơ bản cấu
trúc nên NST là các nucleoxom. Mỗi nucleoxom có dạng khối cầu 8 phân tử protein histon
được quấn quanh bởi 1 vòng ADN dài 146 cặp nucleotit.
- NST có cấu trúc xoắn theo nhiều bậc: ADN  nucleoxom  sợi cơ bản (đường kính
11nm) sợi nhiễm sắc (đường kính 30nm)  xếp cuộn thành sợi có chiều ngang (300nm)
 cromatit (đường kính 700nm)  NST (ở kì giữa đường kính khoảng 1400nm).
- Với cấu trúc cuộn xoắn, chiều dài của NST có thể rút ngắn được từ 15000 đến 20000 lần,
so với chiều dài của ADN.
Câu 3. Chức năng của NST?
- NST có 2 chức năng:

+ Lưu trữ
+ Truyền đạt thông tin di truyền
- NST là cấu trúc mang gen, mỗi gen nằm ở 1 vị trí xác định gọi là cocut. Những biến đổi về
cấu trúc, số lượng NST sẽ gây ra biến đổi ở các tính trạng di truyền.
- NST giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền cho thế hệ tế bào con và điều hòa hoạt
động các gen thông qua mức độ cuộn xoắn của NST.
- NST có khả năng nhan đơi (bản chất là do ADN nhân đơi) nhờ đó mà thơng tin di tryền
được sao chép qua các thế hệ.
Câu 4. Phân biệt NST kép và NST tương đồng
- NST kép là NST được tạo ra từ sự nhân đôi NST đơn. Mỗi NST kép gồm 2 cromatit
giống hệt nhau và đính với nhau ở tâm động.
- Cặp NST tương đồng gồm 2 NST độc lập với nhau, giống nhau về hình dạng, kích thước.
Một chiếc có nguồn gốc từ bố, một chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
NST kép
NST tương đồng
Chỉ là 1 NST gồm 2 cromatit giống nhau, Gồm 2 NST độc lập giống nhau về hình
Đã học thì phải học cho tử tế.


ADN và gen 6
đính với nhau ở tâm động.
dạng, kích thước.
Mang tính chất 1 nguồn gốc.
Mang tính chất 2 nguồn gốc.
Hai cromatit hoạt động như 1 thể thống Hai NST hoạt động độc lập với nhau.
nhất.
Câu 5. Nhờ đặc điểm cấu tạo và hoạt động nào mà NST thực hiện được các chức năng
của nó?
- NST có 2 chức năng là mang (lưu trữ và bảo quản) thông tin di truyền và truyền đạt thông
tin di truyền qua các thế hệ.

1. Đặc điểm của NST giúp nó thực hiện chức năng mang thơng tin di truyền. Đó là do trong
NST có chứa phân tử ADN và trên phân tử ADN là các gen chứa thơng tin quy định các tính
trạng của cơ thể.
2. Đặc điểm của NST giúp nó thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền
- NST có khả năng tự nhân đơi dựa trên cơ sở nhân đơi của phân tử ADN nằm trong nó, nhờ
vậy thông tin di truyền của ADN trong NST được nhân đơi lên.
- NST có hoạt động phân li trong q trình phân bào giúp phân chia đều vật chất di truyền
cho thế hệ tế bào con.
- NST điều hòa hoạt động các gen thông qua mức độ cuộn xoắn NST.
Câu 6. Biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào? Ý nghĩa của sự biến đổi đó?
- Chu kì tế bào là sự lặp lại vòng đời tế bào (chính là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào).
- Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân.
+ Kì trung gian: chiếm nhiều thời gian nhất trong chu kì tế bào, là giai đoạn sinh trưởng của
tế bào, có sự nhân đơi NST. Gồm 3 pha:
Pha G1: tổng hợp các chất cần cho sinh trưởng (cần cho nhân đôi ADN và NST).
Pha S: nhân đôi ADN và NST.
Pha G2: tổng hợp tất cả những gì cịn lại cần cho sự phân bào.
+ Q trình ngun phân (phân bào nguyên nhiễm) gồm 4 kì (kì đầu, kì giữa, kì sau, kì
cuối).
- Trong chu kì tế bào, NST biến đổi hình thái thơng qua sự đóng xoắn và duỗi xoắn.
Hình thái NST
Kì trung gian
Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối
Mức độ duỗi xoắn
Nhiều nhất
ít
Nhiều
Mức độ đóng xoắn
ít
Cực đại

- Sự biến đổi hình thái NST cụ thể như sau:
Các kì
Những biến đổi hình thái của nst
Kì trung gian - Đầu kì NST tháo xoắn cực đại, dạng sợi mảnh, là những sợi nhiễm sắc đơn
Kì đầu

- Cuối kì các sợi nhiễm sắc đơn tự nhân đơi  sợi nhiễm sắc kép.
Các sợi nhiễm sắc kép đóng xoắn trở thành NST kép, gồm 2 cromatit đính

Kì giữa

nhau ở tâm động.
- Các NST kép tiếp tục đóng xoắn, đến cuối kì giữa thì đóng xoắn cực đại,
do đó có dạng điển hình đặc trưng riêng cho mỗi lồi và được quan sát thấy
rõ nhất trước kính hiển vi.

Kì sau

- Trong kì giữa, các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
- Mỗi NST kép bị chẻ dọc tại tâm động thành 2 NST đơn, mỗi NST đơn
phân li về 1 cực của tế bào.

Đã học thì phải học cho tử tế.


Kì cuối

ADN và gen 7
- Cuối kì sau, các NST đơn bắt đầu tháo xoắn.
Các NST đơn tiếp tục tháo xoắn đến tối đa vào cuối kì, trở về dạng sợi


nhiễm sắc mảnh như ở đầu kì trung gian.
*Ý nghĩa của sự biến đổi hình thái NST
NST biến đổi hình thái (thơng qua sự đóng xoắn và tháo xoăn) có tính chu kì và theo quy
luật.
- Kì trung gian: tháo xoắn để thực hiện các cơ chế di truyền (nhân đơi ADN, nhân đơi NST).
- Từ kì đầu đến cuối kì giữa: đóng xoắn để chuẩn bị cho cơ chế phân li đồng đều NST ở kì
sau.
- Từ kì sau đến kì cuối: tháo xoắn để chuẩn vị cho việc nhân đơi ADN, NST ở kì trung gian
của lần phân bào tiếp theo.
Nhờ sự biến đổi hình thái NST có tính chu kì, đảm bảo cho bộ NST lưỡng bội đặc trưng của
lồi được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào trong cùng 1 cơ thể.
Câu 7. Quá trình nguyên phân? Ý nghĩa của nguyên phân?
- Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào xảy ra ở tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ
khai và hợp tử.
- Gồm 1 kì chuẩn bị (kì trung gian) và 4 kì phân chia.
- Tại kì trung gian, sự nhân đôi ADN dẫn đến sự nhân đôi NST được diễn ra ở trong nhân.
- Tại kì trung gian, sự nhân đôi ADN dẫn đến sự nhân đôi NST được diễn ra ở trong nhân.
- 4 kì phân chia gồm 2 gia đoạn là phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
- Diễn biến cụ thể:
Các kì
Diễn biến
Kì trung - NST tháo xoắn cực đại thành sợi mảnh.
gian

- ADN tự nhân đôi làm NST tự nhân đôi thành NST kép gồm 2 cromatit
giống nhau đính nhau ở tâm động.

Kì đầu


- Trung thể nhân đơi, tiến về 2 cực tế bào.
- Thoi phân bào hình thành giữa 2 trung thể, nối liền 2 cực tế bào. NST
đính vào sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
- NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn, có hình thái rõ rệt.

Kì giữa

- Màng nhân và nhân con biến mất.
- Các NST kép đóng xoắn cực đại, có dậng đặc trưng và điển hình.

Kì sau

- Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thơi phân bào.
- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn, mỗi NST đơn
phân li về 1 cực tế bào.

Kì cuối

- Các NST bắt đầu tháo xoắn ở cuối kì sau.
- Các NST đơn tiếp tục tháo xoắn đến tối đa ở cuối kì.
- Thoi phân bào biến mất.
- Màng nhân và nhân con xuất hiện trơ lại.
- Từ đầu kì cuối đã xảy ra quá trình phân chia tế bào chất:
+ Tế bào động vật: màng tế bào mẹ co lại, chia tế bào mẹ thành 2 tế bào

Đã học thì phải học cho tử tế.


ADN và gen 8
con.

+ Tế bào thực vật: giữa tế bào mẹ hình thành 1 vách ngăn chia tế bao mẹ
thành 2 tế bào con (do có thành xenlulozo chắc chắn)
- Kết quả: từ 1 tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con có bộ NST giống như bộ NST của tế bào mẹ.
*Ý nghĩa của nguyên phân
- Đối với di truyền:
+ Là cơ sở của sinh sản vô tính.
+ Là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào
trong quá trình phát sinh cá thể và qua các thế hệ cơ thể ở những lồi sinh sản vơ tính.
+ Sự kết hợp 2 cơ chế là nhân đơi NST và phân li NST trong nguyên phân đã góp phần cùng
với các cơ chế di truyền khác ổn định bộ NST 2n đặc trưng của lồi, ổn định tính trạng của
loài từ thế hệ này sang thế hệ kia.
- Đối với sự sinh trưởng và phát triển cơ thể:
+ Thúc đẩy hợp tử phát triển thành cơ thể mới
+ Làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển, bù đắp những tế bào của
các mô bị tổn thương, thay thế các tế bào già chết.
Câu 8. Ý nghĩa của các hoạt động trong nguyên phân?
Gồm: - Các hoạt động của NST: duỗi xoắn, đóng xoắn, nhân đôi, phân li, xếp thành hàng
trên mặt phẳng xích đạo.
- Các hoạt động của màng nhân, thoi vơ sắc.
Các kì
Hoạt động
Ý nghĩa
Kì trung NST tháo xoắn cực đại
Để các gen trên NST thực hiện sao mã, phân
gian
NST nhân đôi

tử ADN nhân đôi và NST nhân đôi
Làm cho thông tin di truyền của NST được
nhân lên, tạo điều kiện cho sự phân chia NST


Kì đầu

Thoi phân bào xuất hiện
NST đóng xoắn, co ngắn

vào kì sau
Giúp NST phân li về 2 cực tế bào ở kì sau
Tạo điều kiện cho NST nằm trên mặt phẳng

Màng nhân biến mất

xích đạo của thoi vơ sắc vào kì giữa
Giải phóng NST vào tế bào chất để NST đính
vào thoi vơ sắc tại tâm động, chuẩn bị cho sw

Kì giữa

NST co ngắn, xoắn cực đại

phân li ở kì sau.
- Để bảo vệ NST và giúp cho NST dễ dàng
phân li về 2 cực tế bào mà khơng bị đứt, gãy

- Tạo hình thái đặc trưng về bộ NST của loài
NST xếp thành 1 hàng trên Để NST phân li đồng đều về 2 cực tế bào ở kì
mặt phẳng xích đạo của thoi sau
Kì sau

vô sắc

2 cromatit trong NST kép tách Phân chia NST đồng đều về 2 tế bào con
nhau tại tâm động, phân li về (truyền thông tin di truyền giống nhau)

Đã học thì phải học cho tử tế.


Kì cuối

ADN và gen 9
2 cực tế bào.
NST tháo xoắn trở về dạng Giúp NST nhân đơi vào kì trung gian ở lần

sợi mảnh
phân bào tiếp theo
Thoi phân bào biến mất
Giúp tế bào eo lại để tạo nên 2 tế bào con
Màng nhân xuất hiện
Bao gói, bảo vệ NST.
Câu 9. Quá trình giảm phân?
- Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra vào thời kì chín của tế bào sinh dục.
- Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đơi có 1 lần ở kì trung gian
trước lần phân bào 1.
- Sau kì cuối 1 là kì trung gian tồn tại rất ngắn, khơng diễn ra sự nhân đơi NST.
- Giảm phân 1 có thời gian kéo dài và rất phức tạp, giảm phân 2 diễn ra nhanh chóng hơn
nhiều.
Các kì
Giảm phân 1
Giảm phân 2
Kì trung - NST tháo xoắn, ADN nhân đơi, NST - Tồn tại rất ngắn, khơng diễn ra
gian


Kì đầu

nhân đơi thành NST kép.
- Trung tử nhân đôi tiến về 2 cực tế bào.

sự nhân đôi NST.
- Trung tử tách đôi tiến về 2 cực

tế bào.
- Màng nhân và nhân con dần biến mất, - Màng nhân và nhân con dần
thoi phân bào xuất hiện.
biến mất, thoi phân bào xuất hiện.
- NST kép đóng xoắn, co ngắn và diễn ra - NST kép vẫn ở trạng thái đóng
sự tiếp hợp cặp đôi của NST tương đồng xoắn tối đa, cho thấy số lượng
theo chiều dọc và chúng có thể bắt chéo NST kép trong bộ NST đơn bội.

Kì giữa

với nhau sau đó lại tách rời nhau.
- Các NST kép đóng xoắn cực đại, có - Các NST kép xếp thành 1 hàng
dạng đặc trưng và điển hình.
ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô
- Các cặp NST tương đồng tập trung
sắc.
ngẫu nhiên thành 2 hàng ở mặt phẳng

Kì sau

xích đạo của thoi vô sắc.

- 2 NST kép trong cặp NST kép tương - Từng NST kép chẻ dọc ở tâm
đồng tách nhau ra, mỗi NST kép phân li động thành 2 NST đơn, mỗi NST
về 1 cực của tế bào (phân li đồng đều về đơn phân li về 1 cực của tế bào.
số lượng, không đồng đều về cấu trúc)
- NST kép giữ nguyên trạng thái đóng - Các NST đơn bắt đầu tháo xoắn.

Kì cuối

xoắn tối đa.
Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới Các NST đơn nằm gọn trong 4
được tạo thành (thoi phân bào biến mất, nhân mới được tạo thành với số
màng nhân và nhân con xuất hiện với số lượng đơn bội.

Kết quả

lượng đơn bội.
2 tế bào con có bộ NST là n kép.

Đã học thì phải học cho tử tế.

4 tế bào con với bộ NST là n đơn.


ADN và gen 10
Câu 10. Vì sao gọi là nguyên phân? Vì sao gọi là giảm phân? Đặc điểm của giảm phân?
- Gọi là nguyên phân vì tế bào con có bộ NST giữ nguyên giống như tế bào mẹ.
- Gọi là giảm phân vì tế bào con có bộ NST giảm đi 1 nửa so với bộ NST của tế bào mẹ (tế
bào mẹ là 2n, tế bào con là n).
*Đặc điểm của giảm phân
- Xảy ra ở tế bào sinh dục thời kì chín để tạo các giao tử.

- Gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng chỉ có 1 lần nhân đơi NST, cho ra 4 tế bào con đều
mang bộ NST đơn bội.
+ Trong quá trình sinh tinh, cả 4 tế bào đơn bội phát triển thành 4 tinh trùng.
+ Trong quá trình sinh trứng, chỉ có 1 tế bào đơn bội phát triển thành trứng, 3 tế bào đơn bội
còn lại phát triển thành thể cực (thể định hướng).
- Cơ thể bố, mẹ giảm phân taọ giao tử đơn bội (n). Qua thụ tinh, một giao tử đơn bội (n) của
bố kết hợp với 1 giao tử đơn bội (n) của mẹ tạo nên hợp tử lưỡng bội (2n). Hợp tử lưỡng bội
nguyên phân và phát triển thành cơ thể. Sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và
thụ tinh là cơ sở quan trọng để duy trì bộ NST lưỡng bội của lồi được ổn định.
Câu 11. So sánh q trình ngun phân và quá trình giảm phân?
1. Giống nhau
- Đều là cơ chế di truyền cấp độ tế bào.
- Đều trải qua các kì tương tự nhau: kì trung gian, đầu, giữa, sau, cuối.
- Qua các kì đều xảy ra các hoạt động có tính quy luật:
+ Nhân đơi NST (kì trung gian)
+ Màng nhân và nhân con biến mất
+ Trung tử nhân đơi, hình thành thoi phân bào
+ NST kép đóng xoắn tối đa và xếp thành hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vơ sắc
+ NST phân li về 2 cực tế bào
+ Màng nhân và nhân con xuất hiện, thoi vô sắc biến mất.
2. Khác nhau
Dấu hiệu
Nguyên phân
Giảm phân
Địa điểm Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục Tế bào sinh dục chín
Số

sơ khai, hợp tử
lần 1 lần


2 lần, nhưng NST chỉ nhân đơi 1 lần

phân bào
Kì đầu

Khơng xảy ra hiện tượng trao đổi Có thể xảy ra trao đổi chéo ở kì trước 1

Kì giữa

chéo
Các NST xếp thành 1 hàng trên mặt Các NST có thể xếp thành 2 hàng (kì

Kì sau

phẳng xích đạo của thoi vơ sắc
giữa 1) hay 1 hàng (kì giữa 2)
Mỗi NST kép phân li thành 2 NST Sự phân li của các cặp NST kép trong

Kì cuối

đơn
cặp tương đồng (kì sau 1)
Các NST đơn đều tháo xoắn tối đa, Kì cuối 1: các NST kép giữ nguyên
nằm gọn trong nhân tế bào

Kết quả

trạng thái đóng xoắn nằm gọn trong

nhân tế bào

Từ 1 tế bào, qua 1 lần nguyên phân Từ 1 tế bào, qua 1 lần giảm phân tạo 4

Đã học thì phải học cho tử tế.


ADN và gen 11
tạo 2 tế bào con có bộ NST của lồi tế bào con có bộ NST giảm đi 1 nửa (n)
vẫn được giữ nguyên (2n)
Ý nghĩa
Là cơ sở cho sinh sản vơ tính
Là cơ sở cho sinh sản hữu tính
Câu 12. So sánh q trình hình thành giao tử đực và quá trình hình thành giao tử cái?
1. Giống nhau
- Đều xảy ra tại cơ quan sinh dục của sinh vật sinh sản hữu tính, vào giai đoạn cơ thể phát
dục.
- Đều xảy ra các hoạt động quan trọng của NST: nhân đôi, phân li, tổ hợp.
- Đều là cơ chế sinh học đảm bảo sự kế tục vật chất di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ
sau.
- Tại vùng sinh sản: cá tế bào mầm đều mang bộ NST 2n, đều trải qua nguyên phân làm
tăng số lượng tế bào.
- Tại vùng tăng trưởng: các tế bào mầm đều tăng trưởng về kích thước và khối lượng.
- Tại vùng chín: các tế bào đều trải qua 2 lần phân bào liên tiếp của giảm phân: lần thứ 1 đều
theo hình thức giảm nhiễm, lần thứ 2 đều theo hình thức nguyên nhiễm.
- Kết quả: từ 1 tế bào có 2n qua giảm phân đều tạo 4 tế bào con có bộ NST đơn bội n.
- Sự sinh sản của tế bào vùng này đều có vai trị tạo giao tử, tham gia vào q trình thụ tinh.
2. Khác nhau
Sự phát sinh giao tử đực
Sự phát sinh giao tử cái
Vùng tăng trưởng: thời gian tăng trưởng Vùng tăng trưởng: thời gian tăng trưởng
ngắn, tích ít chất dinh dưỡng, tế bào bé, tế dài, tích nhiều chất dinh dưỡng, tế bào lớn,

bào chất ít quan trọng.
có vai trị quan trọng hơn.
Vùng chín: từ 1 tế bào qua giảm phân tạo 4 Vùng chín: từ 1 tế bào sinh ra 4 tế bào gồm
tế bào có hình dạng, kích thước tương 1 tế bào lớn, 3 tế bào nhỏ gọi là các thể
đương.
cực.
Cả 4 tế bào đều phát triển thành giao tử Trong 4 tế bào chỉ có 1 tế bào lớn phát triển
đực, đều có thể tham gia vào quá trình thụ thành giao tử cái, tham gia vào q trình
tinh.
thụ tinh, cịn 3 tế bào nhỏ bị thối hóa.
Tạo ra giao tử đực.
Tạo ra giao tử cái.
Thời gian phát sinh từng giao tử rất ngắn, Thời gian phát sinh từng giao tử dài hơn,
nhưng thời gian tạo giao tử trong quãng đời nhưng thời gian tạo giao tử trong quãng đời
cá thể kéo dài hơn.
Tinh trùng bé, lượng tế bào chất ít.

cá thể ngắn hơn.
Trứng lớn, hình cầu, lượng tế bào chất

nhiều.
Câu 13. Hãy nêu rõ khái niệm cặp NST giới tính về hình thái, số lượng, chức năng?
- Trong tế bào sinh dưỡng ở động vật phân tính (2n NST):
+ Bên cạnh các NST thường (kí hiệu chung là A) tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống
nhau ở cả 2 giới tính
+ Thì cịn có 1 cặp NST giới tính tương đồng (gọi là XX) hoặc không tương đồng (gọi là
XY).
- Đa phần ở người, ruồi giấm, động vật có vú,…:
+ Cặp NST của giới cái là XX, gọi là đồng giao tử, gồm 2 chiếc hình que.
Đã học thì phải học cho tử tế.



ADN và gen 12
+ Cặp NST của giới đực là XY, gọi là dị giao tử, gồm 1 chiếc hình que (X) và 1 chiếc hình
móc câu (Y).
VD: Ở người: bộ NST ở nam giới là 44A+XY, bộ NST ở nữ giới là 44A+XX.
- Ở chim, ếch nhái, bò sát, bướm, một số lồi cá thì ngược lại: giới cái mang XY, giới đực
mang XX.
- Ở bọ xít, châu chấu, rệp, …: con cái mang cặp XX, con đực XO.
Bọ nhậy thì ngược lại: con cái mang cặp XO, con đực XX.
- Giới tính của sinh vật cũng là 1 tính trạng được xác định qua di truyền, phụ thuộc vào cặp
NST giới tính trong hợp tử và chịu ảnh hưởng của mơi trường ngồi và mơi trường trong.
- Giới tính cũng như các tính trạng khác của sinh vật được quy định bởi gen nằm trong NST.
Gen nằm trong NST giới tính quy định giới tính (thơng qua việc quy định sự hình thành các
tuyến sinh dục và cơ quan sinh dục) và quy định các tính trạng có liên quan hoặc khơng liên
quan đến giới tính.
- VD: Ở người:
+ NST Y mang gen SRY: nhân tố xác định tinh hoàn.
+ NST X mang gen lặn quy định máu khó động.
Câu 14. Cơ chế NST xác định giới tính?
- Đa số các lồi giao phối, giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh.
- Cơ sở tế bào học của di truyền giới tính là sự phân li và tổ hợp các cặp NST giới tính trong
q trình giảm phân và thụ tinh.
* Cơ chế xác định giới tính sở người, động vật có vú, ruồi giâm:
- Sơ đồ:
P:
♀44A+XX x
♂ 44A+XY
Gp:
22A+X

(22A+X) : (22A+Y)
F1:
(44A+XX) : (44A+XY)
- Giải thích:
+ Mẹ thuộc giới đồng giao tử mang cặp NST giới tính là XX, khi giảm phân chỉ cho 1 loại
trứng mang NST giới tính X.
+ Bố thuộc giới dị giao tử, mang cặp NST giới tính là XY, khi giảm phân cho 2 loại tinh
trùng là tinh trùng mang NST giới tính X và tinh trùng mang NST giới tính Y với tỉ lệ bằng
nhau.
+ Nếu trứng mang X thụ tinh với tinh trùng mang Y sẽ tạo hợp tử XY phát triển thành con
trai.
+ Nếu trứng mang X thụ tinh với tinh trùng mang X sẽ tạo hợp tử XX phát triển thành con
gái.
 Như vậy, sự hình thành con trai hay con gái phụ thuộc vào tinh trùng có ở người bố.
Do bố giảm phân cho 2 loại tinh trùng mang X và mang Y với tỉ lệ bằng nhau nên quá trình
thụ tinh của 2 loại giao tử này với trứng sẽ tạo 2 tổ hợp giao tử XX và XY với tỉ lệ ngang
nhau, kết quả là tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1:1.
* Cơ chế xác định giới tính ở chim, bướm, ếch nhái, bị sát, tằm dâu, một số loài cá.
- Sơ đồ:
P:
♀XY
x
♂ XX
Gp:
X, Y
X
Đã học thì phải học cho tử tế.


ADN và gen 13

F1:

XX : XY
(50% đực, 50% cái)

- Giải thích:
+ Bố thuộc giới đồng giao tử, khi giảm phân cho 1 loại tinh trùng mang NST giới tính X.
+ Mẹ thuộc giới dị giao tử, khi giảm phân cho 2 loại trứng là trứng mang NST giới tính X
và trứng mang NST giới tính Y.
+ Nếu trứng X kết hợp với tinh trùng X  hợp tử XX  con đực.
+ Nếu trứng Y kết hợp với tinh trùng X  hợp tử XY  con cái.
 Sự hình thành con đực hay con cái phụ thuộc vào trứng của mẹ, tỉ lệ đực cái xấp xỉ 1:1
(Do mẹ giảm phân cho 2 loại trứng mang X và mang Y với tỉ lệ bằng nhau nên quá trình thụ
tinh của 2 loại giao tử này với tinh trùng sẽ tạo 2 tổ hợp giao tử XX và XY với tỉ lệ ngang
nhau, kết quả là tỉ lệ đực: cái xấp xỉ 1:1).
Câu 15. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính?
- NST giới tính: do trên NST giới tính mang các gen quy định giới tính.
- Môi trường trong cơ thể (hormone sinh dục): rối loạn tiết hormone sinh dục sẽ làm biến
đổi giới tính của cơ thể.
VD1: Ở 1 số loài động vật, cơ thể có cặp NST XY phát triển thành con đực nhưng do bị rối
loạn tiết hormone sinh dục nên có thể lại phát triển thành con cái.
VD2: Dùng Metyltestosteron tác động vào cá vàng cái  chuyển thành các vàng đực.
- Yếu tố bên ngoài: nhiệt độ, ánh sáng… cũng làm biến đổi giới tính.
VD1: Ở rùa, nếu trứng được ủ ở nhiệt độ dưới 28 0C sẽ nở thành con đực, còn ủ ở nhiệt độ
trên 320C sẽ nở thành con cái.
VD2: Thầu dầu được trồng trong ánh sáng cường độ yếu thì số hoa đực giảm.
- Ý nghĩa: Giúp con người chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực cái phù hợp với mục đích sản xuất.
VD: Tạo ra tằm đực cho nhiều tơ, bê đực nuôi lấy thịt, bê cái lấy sữa, …
Câu 16. Bộ NST 2n được duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác trong mỗi lồi
nhờ vào q trình nào? Giải thích?

1. Đối với sinh vật sinh sản sinh dưỡng (giâm, chiết, ghép…)
Nhờ cơ chế nguyên phân mà thực chất là cơ chế nhân đôi ADN và nhân đôi NST, cơ chế
phân li đồng đều NST cho 2 tế bào con đã đảm bảo cho bộ NST 2n đặc trưng của loài được
ổn định qua các thế hệ tế bào, thế hệ cơ thể.
2. Đối với sinh vật sinh sản hữu tính
Nhờ sự kết hợp các cơ chế giảm phân – thụ tinh – nguyên phân.
- Cơ chế giảm phân mà thực chất là cơ chế nhân đôi NST, phân li đồng đều NST tạo cho
giao tử có 1 bộ NST đơn bội n, mỗi NST trong bộ đơn bội có nguồn gốc từ 1 cặp NST
tương đồng.
- Cơ chế thụ tinh mà thực chất là cơ chế tổ hợp NST theo từng đôi của bộ NST đơn bội
trong giao tử đực và giao tử cái, phục hồi bộ NST lưỡng bội 2n cho hợp tử, có đặc trưng
được ổn định.
- Cơ chế nguyên phân mà thực chất là cơ chế nhân đôi và phân li đồng đều NST đã làm cho
các thế hệ tế bào trong cơ thể được phát sinh từ hợp tử có bộ NST lưỡng bội được đặc trưng.
Câu 17. Thế nào là NST đơn, cromatit (nhiễm sắc tử), nhiễm sắc chất, sợi nhiễm sắc,
hạt nhiễm sắc, bộ NST lưỡng bội, bộ NST đơn bội?
1. NST đơn
- Ở kì sau nguyên phân và kì sau giảm phân 2, mỗi NST kép tách dọc tại tâm động tạo ra 2
NST đơn.
Đã học thì phải học cho tử tế.


ADN và gen 14
- NST đơn tồn tại trong tế bào ở kì sau và kì cuối của nguyên phân, kì sau 2 và kì cuối 2 của
giảm phân.
2. Cromatit
Khi NST nhân đơi, mỗi NST đơn hình thành NST kép, mỗi NST kép gồm 2 cromatit đính
nhau tại tâm động. Cromatit chỉ tồn tại trong NST kép. Do vậy, cromatit có trong tế bào tại
cuối kì trung gian, kì trước, kì giữa của nguyên phân và từ kì trung gian đến kì kì giữa 2 của
giảm phân.

3. Nhiễm sắc chất
- Khi tế bào chưa phân chia, NST tồn tại ở dạng cực mản, chứa chủ yếu ADN. Khi nhuộm
màu bằng thuốc nhuộm kiềm tính, vật chất này bắt màu, thấy được dưới kính hiển vi gọi là
nhiễm sắc chất.
- Vậy nhiễm sắc chất là vật chất chứa trong nhân tế bào, giàu ADN, bắt màu kiềm tính, xuất
hiện trước khi tế bào phân chia.
4. Sợi nhiễm sắc
- Sau khi phân li về 2 cực tế bào, NST đơn bắt đầu tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh gọi là sợi
nhiễm sắc.
- Sợi nhiễm sắc xuất hiện trong tế bào ở đầu kì trung gian (lúc ADN chưa nhân đơi), kì cuối
nguyên phân, đầu kì trung gian và kì cuối 2 của giảm phân.
5. Hạt nhiễm sắc
Khi NST đơn tháo xoắn, trong sợi nhiễm sắc chứa các hạt nhiễm sắc, đó là những nơi tháo
xoắn chưa hết, giàu ADN.
6. Bộ NST lưỡng bội
- Trong tế bào, các NST tồn tại thành từng cặp tương đồng nên số lượng NST là bội số của 2
được gọi là bộ NST lưỡng bội, kí hiệu 2n.
- Mỗi lồi có bộ NST lưỡng bội đặc trưng riêng VD đậu Hà Lan 2n=14, ruồi giấm 2n=8.
- Bộ NST lưỡng bội có trong các tế bào sinh dưỡng, các tế bào sinh dục ở vùng sinh sản,
vùng tăng trưởng, các tế bào sinh tinh, các tế bào sinh trứng.
- Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt, tế bào sinh dưỡng có số lẻ NST như ở châu chấu
đồng đực có 2n=23, người mắc hội chứng Down (đao), hội chứng 3X (siêu nữ), hội chứng
Claiphentơ có 2n=47; La có 2n=63.
7. Bộ NST đơn bội
- Trong q trình giảm phân, giao tử được tạo ra có số lượng NST bằng 1 nửa so bộ NST
lưỡng bội, gọi là bộ NST đơn bội, kí hiệu n.
- Bộ NST đơn bội có trong tế bào sinh ra sau lần phân bòa thứ nhất của giảm phân, trong
các tế bào sinh ra cuối quá trình giảm phân.
Câu 18. Cân bằng giới tính là gì? Ngun nhân?
1. Hiện tượng:

Ở mỗi lồi động vật phân tính, tính trên số lớn cá thể trong loài, tỉ lệ giữa cá thể đực và cá
thể cái luôn xấp xỉ 1:1. Hiện tượng này được gọi là sự cân bằng giới tính.
2. Nguyên nhân
- Quy luật sinh học: về mặt sinh học, tỉ lệ giao tử mang NST giới tính X = tỉ lệ giao tử mang
NST giới tính Y.
- Quy luật tốn học: trên số lớn lần thụ tinh, tỉ lệ giữa số lần giao tử X gặp X / số lần giao tử
X gặp Y.
Câu 19. Ý nghĩa của di truyền học giới tính đối với thực tiễn sản xuất và đời sống con
người. Nêu ví dụ cụ thể?
1. Đối với sản xuất nơng nghiệp
Đã học thì phải học cho tử tế.


ADN và gen 15
- Nắm được cơ chế xác định giới tính, có thể điều chỉnh tỉ lệ đực, cái theo ý muốn, có hiệu
quả kinh tế cao.
Vd: ở tằm dâu, tằm cái cho năng suất kén thấp hơn tằm đực, người ta dùng tia phóng xạ giết
nhân của tế bào trứng rồi cho thụ tinh bằng 2 tinh trùng mang X, hình thành hợp tử XX,
phát triển thành 100% tằm đực cho năng suất rất cao.
- Can thiệp vào q trình thụ tinh:
+ Trạng thái sinh lí của các thể cái lúc thụ tinh: heo nái động đực 12 giờ mới cho thụ tinh thì
tỉ lệ sinh heo đực gấp ½ lần.
+ Trạng thái của tinh trùng mang X, Y: tinh trùng của thỏ, để 12 giờ mới cho thụ tinh thì tỉ lệ
con đực tăng gấp đơi.
- Trong chăn nuôi cá, người ta dùng các tác nhân vật lí để tạo ra cá chép cái theo ý muốn.
2. Đối với đời sống con người
Nắm được cơ chế xác định giới tính ở người, người ta phát hiện nguyên nhân và cơ chế phát
sinh 1 số bệnh di truyền có liên quan đến cặp NST giới tính:
Vd: hội chứng tơc nơ: XO (2n=45)
Hội chứng 3X: XXX (2n=47)

Hội chứng claiphento: XXY (2n=47)
Câu 20. So sánh NST thường và NST giới tính về mặt cấu trúc và chức năng?
1. Giống nhau
- Đều có cấu tạo tương tự nhau.
- Đều có những thành phần cấu trúc cơ bản của NST là ADN và protein histon.
- Đều có cấu trúc từ sợi nhiễm sắc.
- Đều có hình dạng và số lượng đặc trưng đối với từng loài sinh vât.
- Đều chứa các gen liên kết với nhau làm thành từng nhóm gen liên kết hồn tồn hay liên
kết khơng hồn tồn.
- Trong q trình phân bào đều đóng xoắn, tháo xoắn có tính chu kì.
- Đều có khả năng nhân đơi (do ADN tái sinh), phân li đồng đều và tổ hợp tự do trong
nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
- Các gen trên NST đều có khả năng tái sinh, phiên mã và điều khiển q trình dịch mã.
- Đều có khả năng đột biến ở cấp độ phân tử (đột biến gen) hay cấp độ tế bào (đột biến NST
về cấu trúc hay số lượng) cho cấu trúc di truyền mới.
2. Khác nhau
Dấu hiệu
NST thường
NST giới tính
Số lượng
Nhiều cặp
1 cặp hoặc 1 chiếc
Cặp tương Luôn luôn đồng dạng nhau
Cặp XY không đồng dạng, gồm 1
đồng
Gen
NST

chiếc X lớn và 1 chiếc Y nhỏ hơn
trên Luôn tồn tại thành từng đôi gọi là ở cặp NST XY, gen tồn tại thành căp

cặp alen

alen ở những đoạn tương đồng; không
thành cặp alen ở những đoạn khơng

Theo
tính
Biểu

tương đồng.
giới Cá thể đực và cá thể cái mang các Cá thể đực và cái mang cặp NST giới
cặp NST tương đồng giống nhau tính khác nhau về hình dạng và kích
về hình dạng và kích thước.
thước.
hiện Tính trạng lặn biểu hiện ở trạng Giới XY chỉ cần 1 alen lặn đã biểu

Đã học thì phải học cho tử tế.


kiểu hình
Chức năng

ADN và gen 16
thái đồng hợp lặn
hiện thành tính trạng lặn
Mang gen quy định các tính trạng Mang gen quy định giới tính và các
thường

tính trạng có liên quan hoặc khơng


liên quan đến giới tính
Kết quả các - Kết quả lai thuận giống kết quả - Kết quả lai thuận khác kết quả lai
phép
thuận

lai lai nghịch

nghịch

- Tỉ lệ phân li kiểu hình giống - Tỉ lệ phân li kiểu hình khác nhau ở 2

nghịch
nhau ở 2 giơi
giới
Câu 21. Vì sao hoa của những lồi cây trồng từ hạt thường có màu sắc đa dạng hơn
hoa của những lồi cây được trồng từ cành?
- Hạt chứa phôi phát triển từ hợp tử. Hợp tử là kết quả của sự kết hợp giữa 2 quá trình giảm
phân và thụ tinh trong sinh sản hữu tính.
- Trong giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. Sự kết hợp ngẫu
nhiên các giao tử trong thụ tinh tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau là
nguyên nhân xuất hiện các biến dị tổ hợp phong phú.
- Giâm, chiết, ghép là hình thức sinh sản vơ tính dựa vào cơ chế ngun phân của tế bào,
trong đó có sự tự nhân đơi của ADN và NST nên đặc điểm di truyền được sao chép ngun
vẹn, nên ít có khả năng tạo ra biến dị.
Câu 22. Vì sao giảm phân lại tạo ra được tế bào con có bộ NST đơn bội n?
Vì: - Vào kì trung gian của giảm phân 1, các cặp NST tự nhân đôi trở thành các cặp NST ở
trạng thái kép (2n kép).
- Đến kì giữa 1, các cặp NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân
bào.
- Vào kì sau 1, các NST kép trong cặp tương đồng phân li về 2 cực của tế bào (khơng có sự

phân cắt tâm động) (phân li lần 1).
- Kết thúc kì cuối 1 tạo thành 2 tế bào con, trong đó mỗi tế bào chứa 1 NST kép trong cặp
tương đồng (n kép).
- Đến kì giữa 2, các NST kép này xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân
bào.
- Đến kì sau 2, các NST kép tách ra tại tâm động tạo thành 2 NST đơn (có sự phân cắt tâm
động), mỗi chiếc phân li về 1 cực của tế bào (phân li lần 2).
- Đến kì cuối 2 tạo thành 4 tế bào con, trong đó mỗi tế bào con chứa 1 NST đơn (n).
Như vậy, chính sự nhân đơi 1 lần nhưng phân li 2 lần của NST trong giảm phân đã tạo ra tế
bào con có bộ NST đơn bội.
ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
Câu 1: Thối hóa giống là gì? Ngun nhân gây ra thối hóa giống? Vì sao giao phối
cận huyết gây ra thối hóa giống nhưng vẫn được sử dụng trong tạo giống (Vai trò của
phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống)?
Thối hóa giống là hiện tượng giống có năng suất, chất lượng giảm dần. Biểu hiện sinh
trưởng kém, chống chịu kém, độ đồng đều thấp…

Đã học thì phải học cho tử tế.


ADN và gen 17
- Ngun nhân gây ra thối hóa giống là do hiện tượng tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết
làm cho tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần (qua mỗi thế hẹ, tỉ lệ dị hợp giảm đi một nửa), tỉ lệ
kiểu gen đồng hợp tăng dần và xuất hiện các đồng hợp gen lặn có hại.
Vd: Một lồi thực vật lưỡng tính có kiểu gen Aa tự thụ phấn qua n thế hệ thì tỉ lệ kiểu gen ở
thế hệ thứ n là:
Aa =

AA = aa =


- Giao phối cận huyết gây ra thối hóa giống nhưng vẫn được sử dụng trong tạo giống là vì:
+ Giao phối cận huyết sẽ tạo ra dịng thuần chủng, thuần lợi cho sự kiểm tra đánh giá kiểu
gen của từng dòng. Sử dụng dòng thuần chủng để tạo ưu thế lai.
+ Để củng cố và duy trì một tính trạng mong muốn nào đó.
+ Để loại bỏ gen lặn có hại. Vì khi giao phối cận huyết thì gen lặn sẽ biểu hiện thành kiểu
hình lặn nên loại bỏ.
Câu 2: Hiện tượng thối hóa biểu hiện ntn ở tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần?
1. Thoái hóa do tự thụ phấn
- Tự thụ phấn là hiện tượng hạt phấn của 1 cây thụ phấn cho chính cây đó. Giao phấn là hiện
tượng hạt phấn của cây này thụ phấn cho cây kia.
- Biểu hiện của thoái hóa giống: Các cá thể của thế hệ kế tiếp có sức sống giảm dần, biểu
hiện các dấu hiệu như phát triển chậm hơn, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây
bị chết, bộc lộ đặc điểm có hại.
2. Thối hóa do giao phối gần
- Giao phối gần (giao phối cận huyết) là sự giao phối giữa các con sinh ra từ 1 cặp bố mẹ
hoặc giữa bố mẹ với các con cái của chúng. (Gọi là giao phối gần vì các cơ thể này có quan
hệ huyết thống gần nhau, kiểu gen có nhiều điểm giống nhau nên khi giao phối có khả năng
tạo nên các cặp gen đồng hợp gây hại).
- Biểu hiện của thối hóa giống: Sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, có
thể gây ra quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non…
Câu 3: Sự tự thụ phấn có điểm bất lợi gì? Để cây giao phấn thuận lợi, người ta có thể
làm gì?
- Sự tự thụ phấn có điểm bất lợi là: trong trồng trọt, nếu để cây tự thụ phấn qua nhiều đời sẽ
bị thối hóa dần, chất lượng cây giảm sút và năng suất thu hoạch kém.
Đã học thì phải học cho tử tế.


ADN và gen 18
- Để cây giao phấn thuân lợi, khi trồng, người ta có thể thực hiện một số biện pháp như sau:
+ Đối với cây thụ phấn nhờ gió, cần trồng chỗ thống, ít chướng ngại để thuận lợi cho gió

chuyển hạt phấn từ nơi này sang nơi khác.
+ Đối với cây thụ phấn nhờ sâu bọ: người ta nuôi ong ngay trong vườn cây hoặc mang đàn
ong đến chỗ cây vào mùa hoa nở, cách làm này vừa thu được nhiều quả, vừa thu được mật
ong.
+ Có thể kết hợp với việc thụ phấn nhờ người để làm tăng hiệu quả và năng suất.
Câu 4: Ưu thế lai là gì? Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai?
- Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ: có sức sống cao
hơn, sinh trưởng phát triển nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, năng suất cao hơn trung
bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả bố lẫn mẹ.
- Ưu thế lai biểu hiện rõ khi lai giữa các dịng thuần có kiểu gen khác nhau.
Vd: lai cà chua hồng Việt nam với cà chua Ba lan; lai gà Đông cảo với gà Ri.
*Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai:
- Khi lai 2 dịng thuần có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 vì hầu hết
các cặp gen đều ở trạng thái dị hợp, chỉ biểu hiện tính trạng có lợi.
- Tính trạng số lượng (hình thái, năng suất) do nhiều gen trội quy định.
VD: P: AAbbCC x aaBBcc ---> F1: AaBbCc.
- Sang thế hệ sau tỉ lệ dị hợp giảm nên ưu thế lai giảm.
- Muốn khắc phục hiện tượng này, người ta dùng phương pháp nhân giống vơ tính (giâm,
chiết, ghép, …)
Câu 5: Phương pháp tạo ưu thế lai?
* Muốn ạo ưu thế lai, trước hết phải tạo ra dịng thuần chủng, sau đó cho lai giữa các dịng
thuần với nhau.
- Tạo dòng thuần chủng bằng cách cho tự thụ phấn hoặc cho giao phối cận huyết liên tục từ
5-7 đời.
- Cho các dòng thuần chủng lai với nhau thì đời con sẽ có kiểu gen dị hợp nên có ưu thế lai.
VD: P: AAbbCC x aaBBcc ---> F1: AaBbCc (Đời con có kiểu gen dị hợp nên có ưu thế lai).
* Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng
- Để tạo ưu thế lai ở cây trồng, người ta thường dùng phương pháp lai khác dòng hoặc lai
khác thứ.
- Lai khác dịng:

Đã học thì phải học cho tử tế.


ADN và gen 19
+ Tạo 2 dòng thuần chủng bằng cách cho tự thụ phấn.
+ Cho giao phấn giữa 2 dịng thuần với nhau.
Vd: ở ngơ lai (F1) có năng suất cao hơn từ 25-30% so với các giống ngô tốt nhất.
- Lai khác thứ: lai giữa 2 thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của 1 loài để kết hợp tạo ưu thế lai và
tạo giống mới.
Vd: lúa DT17 tạo ra từ tổ hợp lai giữa giống lúa DT10 (năng suất cao) với OM80 (chất
lượng cao).
* Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi
- Lai kinh tế: Cho giao phối giữa cặp vật ni bố mẹ thuộc 2 dịng thuần khác nhau rồi dùng
con lai F1 làm sản phẩm (chứ khơng dùng làm giống).
Vd: Lợn ỉ Móng Cái x Lợn Đại Bạch ---> Lợn con mới đẻ nặng 0,7-0,8kg, tăng trọng nhanh,
tỉ lệ nạc cao.
- Người ta không dùng con lai kinh tế làm giống vì con lai kinh tế là con lai F1 nên có nhiều
cặp gen dị hợp, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất, qua các thế hệ tiếp theo tỉ lệ dị hợp giảm dần
nên ưu thế lai cũng giảm dần.
Câu 6: 1. Công nghệ tế bào là gì?
Cơng nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp ni cấy tế bào
hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hồn chỉnh.
2. Để nhận được mơ non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể
gốc, người ta phải thực hiện những cơng việc gì?
Cơng nghệ TB: 2 công đoạn thiết yếu
+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo mô
non (mô sẹo).
+ Dùng hoocmơn sinh trưởng kích thích mơ sẹo phân hố thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn
chỉnh
3. Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hồn chỉnh lại có kiểu gen như dạng gốc?

Vì cơ thể hồn chỉnh được sinh ra từ 1 tế bào của dạng gốc, có bộ gen nằm trong nhân tế
bào, được sao chép lại.
Câu 7: Ứng dụng của cơng nghệ tế bào?
a. Nhân giống vơ tính trong ống nghiệm ở cây trồng:
- Quy trình nhân giống (a, b, c, d)
- Ưu điểm:
+ Tăng nhanh số lượng cây giống.
+ Rút ngắn thời gian tạo các cây con.
+ Bảo tồn nguồn gen TV quý hiếm.
- Thành tựu: Nhân giống ở cây khoai tây, mía, hoa phong lan, cây gỗ quý...
b. Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng
- Tạo giống cây trồng mới bằng cách chọn lọc dịng tế bào xơma biến dị.
VD: + Chọn dịng tế bào chịu nóng và khơ từ tế bào phơi của giống lúa CR203.
Đã học thì phải học cho tử tế.


ADN và gen 20
+ Nuôi cấy để tạo giống lúa mới cấp quốc gia DR2 có năng suất và độ thuần chủng cao,
chịu hạn, chịu nóng tốt.
c. Nhân bản vơ tính động vật.
Ý nghĩa:
+ Nhân nhanh nguồn gen ĐV quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Tạo cơ quan nội tạng của ĐV từ tế bào ĐV đã được chuyển gen người để chủ động cung
cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan.
Câu 8: Khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen ?
* Kĩ thuật gen là các thao tác tác động lên ADN để chuyển đoạn ADN mang 1 hoặc 1 cụm
gen từ TB của loài cho sang TB của loài nhận nhờ thể truyền.
- Kĩ thuật gen gồm 3 khâu cơ bản:
+ Tách ADN NST của tế bào cho và tách ADN làm thể truyền từ vi khuẩn
+ Cắt nối tạo ADN tái tổ hợp(enzim).

+ Chuyển ADN tái tổ hợp vào TB nhận, nghiên cứu sự biểu hiện của gen.
* Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen.
Câu 9: Ứng dụng công nghệ gen?
1. Tạo ra các chủng VSV mới:
- Kĩ thuật gen được ứng dụng để tạo ra các chủng VSV mới có khả năng sản xuất nhiều loại
sản phẩm sinh học cần thiết (aa, prôtêin, kháng sinh, hoocmon…) số lượng lớn, giá thành rẻ.
VD: Dùng E. Coli và nấm men cấy gen mã hoá, SX kháng sinh và Insulin.
2. Tạo giống cây trồng biến đổi gen:
- Bằng kĩ thuật gen, người ta đưa nhiều gen quy định đặc điểm quý như: năng suất cao, hàm
lượng dinh dưỡng cao, kháng sâu bệnh .... vào cây trồng.
VD: Cây lúa được chuyển gen quy định tổng hợp bêta carôten (tiền vitamin A) vào tế bào
cây lúa, tạo giống lúa giàu vitamin A.
- Ở Việt Nam chuyển gen kháng sâu bệnh, tổng hợp vitamin A... vào 1 số cây lúa, ngô,
khoai, cà chua, đu đủ...
3. Tạo động vật biến đổi gen:
- Ứng dụng kĩ thuật gen chuyển gen vào động vật nhằm tăng năng suất, chất lượng sản
phẩm, tạo ra các sản phẩm phục vụ trực tiếp cho đời sống
- Chuyển gen vào động vật: hạn chế.
Câu 10: Sinh vật biến đổi gen là gì? Cách làm biến đổi hệ gen của sinh vật?
- SV biến đổi gen là SV mà hệ gen của nó đã được con người làm biến đổi phù hợp với lợi
ích của mình.
– Cách làm biến đổi hệ gen của SV :
+ Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen của sinh vật tạo ra sinh vật chuyển gen.
+ Làm biến đổi 1 gen có sẵn trong hệ gen.
+ Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen. VD: ở cà chua, làm bất hoạt gen
làm quả chín nhằm bảo quản được lâu mà khơng bị hỏng.
Câu 11: Khái niệm Công nghệ sinh học?
* CNSH là ngành CN sử dụng TB sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm
sinh học cần thiết
- Cơng nghệ sinh học có 7 lĩnh vực (SGK).

- Vai trị của CNSH vào từng lĩnh vực
Đã học thì phải học cho tử tế.


ADN và gen 21
SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG (đến bài 44)
Câu 1: Thế nào là môi trường sống của sinh vật? Có mấy loại mơi trường sống của sinh
vật?
- Mơi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng, tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống của sinh vật.
- Có 4 loại môi trường chủ yếu:
+ Môi trường nước: khoảng khơng gian bao quanh sinh vật là nước, Ví dụ tôm, cá, trai…
sống trong môi trường nước.
+ Môi trường trên mặt đất - khơng khí: khoảng khơng gian bao quanh sinh vật là trên cạn, ví
dụ chim bồ câu, chó, trâu bị…
+ Mơi trường trong đất: khoảng khơng gian bao quanh sinh vật là đất, ví dụ giun đất, mối…
+ Môi trườngsinh vật: khoảng không gian bao quanh sinh vật là 1 cơ thể sinh vật, ví dụ giun
sán kí sinh trong ruột động vật, chấy rận kí sinh…
Câu 2: Các nhân tố sinh thái của môi trường? Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái lên sinh
vậtnhư thế nào?
- Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh
vật.
- Tùy theo tính chất của các nhân tố sinh thái, người ta chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm nhân tố sinh thái vơ sinh (khơng sống): là những nhân tố vật lí, hóa học có trong
mơi trường. ví dụ: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình…
+ Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh (sống): là những nhân tố sống quanh sinh vật, bao gồm
thế giới hữu cơ của môi trường và mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật, được phân thành
2 nhóm nhỏ là nhân tố sinh vật (vsinh vật, nấm, động vật, thực vật) và nhân tố con người
(bao gồm cả những tác động tích cực hoặc tiêu cực của con người đến môi trường và sinh
vật trong môi trường).

- Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật tùy thuộc vào mức độ tác động của
chúng. Ví dụ: ánh sánh mạnh hay yếu, nhiệt độ và độ ẩm cao hay thấp, ngày dài hay ngắn,
mật độ cá thể nhiều hay ít…
- Các nhân tố sinh thái thay đổi theo từng môi trường và thời gian.Ví dụ: ở vùng nhiệt đới,
mùa hè nhiệt độ của khơng khí có thể lên đến 40 0C trong khi ở trong nước khoảng 20-22 0C;
ánh sáng thay đổi từ buổi sáng đến trưa, đến chiều tối…
Câu 3: Giới hạn sinh thái là gì? Trong giới hạn sinh thái có những khoảng giá trị nào?
Đã học thì phải học cho tử tế.


ADN và gen 22
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất
định. Nằm ngoài giới hạn này, sinh vật sẽ yếu dần và chết.
VÍ DỤ: Cá rơ phi có giới hạn nhiệt độ từ 50C – 420C.
Vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0-900C.
- Trong giới hạn sinh thái có khoảng thuận lợi và vùng chống chịu.
+ Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh
vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
+ Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí của
sinh vật.
VÍ DỤ: Giới hạn nhiệt độ của cá rơ phi ở Việt Nam:

Câu 4: Sinh vật sẽ sinh trưởng và pt như thế nào khi chúng sống trong khoảng thuận
lợi, khoảng chống chịu và khi sống ngoài giới hạn chịu đựng về 1 nhân tố sinh thái nào
đó?Mối quan hệ giữa giới hạn sinh thái với đời sống của sinh vật?
- Khi sinh vật sống trong khoảng thuận lợi sẽ sinh trưởng và pt tốt nhất.
- Khi sống trong khoảng chống chịu, sinh trưởng và pt kém hơn vì luôn phải chống chịu
trước những bất lợi của các nhân tố sinh thái từ mơi trường.
- Khi sống ngồi giưới hạn chịu đựng, sinh vật sẽ yếu dần và chết.
*Mối quan hệ giữa giới hạn sinh thái với đời sống của sinh vật:

- Các sinh vật có thể có giới hạn sinh thái rộng về nhân tố sinh thái này, nhưng lại có giới
hạn sinh thái hẹp về nhân tố sinh thái khác.
Đã học thì phải học cho tử tế.


ADN và gen 23
- Khi một nhân tố sinh thái nào đó khơng phù hợp cho cơ thể sinh vật thì giới hạn sinh thái
của các nhân tố sinh thái khác có thể bị thu hẹp.
- Trong cùng 1 lồi, cùng điều kiệnmơi trường, mỗi cá thể có giới hạn sinh thái khác nhau
phụ thuộc vào lứa tuổi, trạng thái sinh lí, trạng thái sức khỏe…
- Cùng 1 cá thể, các chức năng sinh lí khác nhau có giới hạn sinh thái khác nhau đối với
cùng 1 nhân tố sinh thái.
Câu 5: Mơi trường nước có những đặc điểm cơ bản nào? Nêu những đặc điểm thích
nghi của sinh vật sống trong môi trường nước?
1. Đặc điểm của môi trường nước
- Là môi trường chất lỏng nên độ đậm đặc cao hơn mơi trường khơng khí.
- Lượng oxi trong nước thấp (không vượt quá 20ml/lit), thấp hơn nồng độ oxi trong khơng
khí khoảng 21 lần.
- Nhiệt độ nước tương đối ổn định. Biên độ dao động nhiệt ở các thủy vực nước ngọt không
quá 300C, ở các đại dương không quá 150C.
- Ánh sáng trong nước yếu hơn trong không khí. Trong nước, ngày nắng hơn trên cạn.
- Độ mặn của nước thay đổi tùy theo các thủy vực khác nhau. Ví dụ ở vùng biển thì có độ
mặn ổn định. Ở vùng thượng lưu của các dịng sơng thì có độ mặn rất thấp. Ở vùng cửa sơng
(nơi đổ ra biển) thì độ mặn thay đổi theo mùa (vào mùa mưa độ mặn thấp hơn mùa khô).
2. Đặc điểm thích nghi của sinh vật sống trong mơi trường nước
- Với độ đậm đặc của nước: các thực vật thủy sinh hình thành nhiều khoang trống chứa khí,
nhiều mấu và tơ gai để níu giữ và vươn lên trong nước. Cơ thể nhiều loài động vật thủy sinh
như cá thu, cá heo,… có hình thn nhọn để bơi nhanh, giảm tỉ trọng bằng cách tích lũy lipit
hoặc có túi hơi.
- Với lượng oxi thấp trong nước: thực vật tăng bề mặt tiếp xúc với nước bằng cách có cơ thể

thn dài, dẹp,… động vật trao đổi khí qua tồn bộ bề mặt cơ thể hoặc hình thành cơ quan
chuyên trách như mang, phổi…
- Nhiệt độ nước khá ổn định nên đa số là sinh vật chịu nhiệt hẹp. Tuy nhiên, có nhiều lồi vi
khuẩn, tảo phát triển trong suối nước nóng từ 65-900C hoặc vùng nước đóng băng.
- Ánh sáng trong nước: thay đổi theo lớp nước nông sâu. Càng xuống sâu cường độ ánh
sáng càng giảm, các nhóm sinh vật được phân bố ở các lớp nước khác nhau với những đặc
điểm khác nhau.
- Độ mặn của nước: có các loài sinh vật chịu muối rộng hẹp khác nhau.
Đã học thì phải học cho tử tế.


ADN và gen 24
Câu 6: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật?
Ánh sáng có ảnh hưởng tới đời sonogs thực vật, làm thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của
thực vật.
Dựa vào khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia thực vật
thành 2 nhóm chính:
- Nhóm cây ưa sáng: Gồm những cây sống nơi quang đãng hoặc tầng trên tán rừng, ví dụ:
gỗ tếch, phi lao, bạch đàn, lúa, đậu…
- Nhóm cây ưa bóng: gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như dưới tán
cây khác, mái che, ví dụ: gỗ lim, cà phê, vạn niên thanh, gừng…
Trong đó, các cây thuộc nhóm ưa sáng khi cịn nhỏ phần lớn là chịu bóng, sau 2 đến 3 năm
tuổi mới chuyển thành cây ưa bóng.
Câu 7: Ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào đến đs động vật?
- Ánh sáng giúp động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong khơng gian. Ví
dụ: Bằng thị giác, động vật cảm nhận được thế giới vật chất của môi trường xung quanh.
Nhờ khả năng nhận biết các vật chiếu sáng mà động vật có thể định hướng đi xa và trở về
nơi cũ. Ví dụ chim di cư tránh mùa đơng qua hàng nghìn km, bay liên tục cả ngày đêm. Ban
đêm, kiến bò trên đường mòn nhờ ánh sáng mặt trăng.
- Ánh sáng ảnh hưởng đến hoạt động, sự sinh trưởng và sinh sản của sinh vật:

+ Nhịp điệu ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng và sinh sản của động vật: trong tự nhiên,
mùa xuân là mùa sinh sản của chim. Mùa xuân, mùa hè là mùa sinh sản của 1 số loài thú
như chồn, sóc, nhím, ngựa… Mùa thu và mùa đơng là mùa sinh sản của cừu, hươu,. ..
+ Cường độ và thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến hoạt động sinh sản và sinh trưởng của
nhiều lồi động vật. Ví dụ:
Sâu sịi ở Việt Nam đình dục (tạm ngừng hoạt động và phát dục) vào mùa đông khi thời gian
chiếu sáng trong ngày ngắn đi.
Nhiều loài chim ngoài vùng nhiệt đới, sự chín sinh dục xảy ra khi độ dài ngày tăng.
Một số loài thú như cáo, một số gặm nhấm sinh sản vào thời kì ngày dài; nhiều lồi nhai lại
có thời gian sinh sản ứng với ngày dài.
- Ánh sáng giúp động vật điều hịa thân nhiệt. ví dụ: vào chiều tối va sáng sớm, thằn lằn
phơi nắng, bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời. Vào buổi trưa và đầu
giờ chiều, thằn lằn nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể.

Đã học thì phải học cho tử tế.


ADN và gen 25
- Động vật thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia thành 2 nhóm động
vật là:
+ Nhóm động vật ưa sáng: những lồi chịu được giới hạn rộng về cường độ và thời gian
chiếu sáng, bao gồm các động vật hoạt động ban ngày: trâu bị, lợn, gà, nhiều lồi chim…
+ Nhóm động vật ưa tối: những loài chịu được giới hạn hẹp về cường độ và thời gian chiếu
sáng, bao gồm các động vật hoạt động ban đêm: hổ, mèo, cú…
- Động vật ưa hoạt động ban ngày có các đặc điểm sinh thái:
+ Cơ quan thị giác phát triển, từ cơ quan cảm quang của động vật bậc thấp đến mắt có cấu
tạo phức tạp ở động vật bậc cao.
+ Than con vật có màu sắc, nhiều trường hợp rất sặc sỡ.
- Động vật ưa hoạt động ban đêm, sống trong hang, dưới biển sâu.. có những đặc điểm sinh
thái:

+ Thân màu sẫm.
+ Mắt có thể phát triển (cú, chim lợn…) hoặc nhỏ lại (lươn) hay tiêu giảm… phát triển xúc
giác, có cơ quan phát sáng.
Câu 8: So sánh các đặc điểm hình thái, sinh lí của cây ưa sáng và cây ưa bóng?
Đặc điểm

Cây ưa sáng
Cây ưa bóng
Cây mọc nơi trống trải hoặc cây có Cây mọc dưới tán của cây khác

Nơi phân

thân cao, tán lá phân bố ở tầng trên của hoặc trong hang, nơi bị các cơng

bố

tán rừng.

trình như nhà cửa,… che bớt ánh

sáng.
- Cây mọc nơi trống trải có cành phát - Thân cây thấp phụ thuộc vào
triển đều ra các hướng. cây thuộc tầng chiều cao của tầng cây và các vật
Thân cây

trên tán rừng có thân cao, cành tập che chắn bên trên.
trung ở phần ngọn.
- Thân cây có vỏ dày, màu nhạt.
- Thân có vỏ mỏng, màu thẫm.
- Phiến lá dày, có nhiều lớp tế bào thịt - Phiến lá mỏng, ít hoặc khơng có


Lá cây

Cách xếp


lá.

lớp tế bào thịt lá.

- Lá có màu xanh nhạt, hạt lục lạp có - Lá có màu xanh thẫm, hạt lục lạp
kích thước nhỏ.
có kích thước lớn.
Lá thường xếp nghiêng, nhờ đó tránh Lá nằm ngang.
bớt những tia sáng chiếu thẳng vào bề
mặt lá.

Đã học thì phải học cho tử tế.


×