Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Phòng ngừa bệnh ung thư tuyến tiền liệt pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.1 KB, 2 trang )

Phòng ngừa bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Chưa có một phương pháp cụ thể nào được xác định trong việc phòng ngừa ung thư TLT.
Vì vậy, hiện nay chúng ta chỉ có thể hi vọng phòng ngừa tiến trình của ung thư bằng cách chẩn
đoán sớm và sau đó nỗ lực điều trị bệnh. Chẩn đoán sớm có thể thực hiện khi "sàng lọc" ở nam
giới trong cộng đồng. Việc tầm soát cần thực hiện hàng năm qua thăm trực tràng bằng tay ở nam
giới trên 40 tuổi, đến 50 tuổi cần làm thêm test PSA. Mục đích của việc "sàng lọc" này là để phát
hiện sớm những tổn thương còn nhỏ, thậm chí ở mức độ vi thể (chỉ thấy trên kính hiển vi) của
tuyến tiền liệt. Chữa trị sớm những tổn thương ác tính có thể làm ngưng sự phát triển, lan rộng,
và nhất là có thể chữa khỏi bệnh.

Trên cơ sở nghiên cứu ở người và động vật, người ta đã đề nghị một vài chế độ ăn có khả
năng phòng ngừa ung thư TLT, ví dụ như ăn ít chất béo, tránh ăn các loại thịt "đỏ" (thịt thú, như
thịt bò), vì cho rằng điều đó làm chậm quá trình ung thư nhưng với cơ chế như thế nào thì vẫn
không ai biết (!).
Những sản phẩm từ đậu nành, có tác dụng làm giảm hàm lượng lưu thông của
testosterone trong máu , cũng được báo cáo có khả năng làm chậm sự phát triển của ung thư
TLT. Và cuối cùng, một số nghiên cứu khác cho thấy các thành phần của cà chua như Vitamine
E, Selenium, cũng có tác dụng tương tự nhưng cơ chế cũng chưa biết.
Việc theo dõi ung thư này như thế nào là đảm bảo ?
Việc theo dõi một cách an toàn ung thư này được thực hiện trên những bệnh nhân chưa
áp dụng một phương pháp điều trị nào, đó là những bệnh nhân mà khối u còn khu trú, chưa gây
triệu chứng. Nên biết rằng việc theo dõi này dù không chữa trị gì cả, nhưng người bệnh luôn cần
được theo sát và kiểm tra đầy đủ.
Người bệnh cần đi khám bác sĩ thường xuyên mỗi ba hay sáu tháng. Trong khi khám, cần
thông báo cho bác sĩ những triệu chứng mới xuất hiện hay những biểu hiện nặng hơn của bệnh,
đối với bác sĩ cần thăm trực tràng bằng tay để phát hiện mọi thay đổi của tuyến tiền liệt. Thêm
vào đó, cần lưu ý sự gia tăng của PSA trong máu, và thực hiện các xét nghiệm hình ảnh học để
đánh giá mức độ lan rộng của khối u. Nếu ghi nhận bất kì một dấu hiệu nào chứng tỏ bệnh đang
tiến triển dù đó là triệu chứng cơ năng, triệu chứng lâm sàng, hay cận lâm sàng thì việc theo dõi
phải ngưng lại, thay vào đó là điều trị kịp thời.


Việc theo dõi này được trên 30% bệnh nhân ung thư TLT giai đoạn đầu lựa chọn trước
khi can thiệp điều trị (phẫu trị hay xạ trị). Lý do chính để theo dõi là vì ung thư TLT tiến triển
khá chậm hơn hầu hết các loại ung thư khác. Một ung thư giai đoạn sớm được phát hiện cần
nhiều năm thậm chí cả chục năm để lan rộng và xâm lấn. Vì vậy, việc theo dõi này chủ yếu dành
cho ung thư tiền liệt tuyến còn khu trú ở đàn ông cao tuổi. Ðó cũng là lựa chọn thích hợp cho
người có khối u còn rất nhỏ và PSA thấp (từ 4 đến 10 nanogram hay thấp hơn) và người có bệnh
nặng kèm theo như bệnh lí của tim, phổi, cao huyết áp khó kiểm soát, bệnh tiểu đường, AIDS,
hay những bệnh ung thư khác.
Tuy nhiên việc theo dõi này còn gây nhiều tranh cãi. Nhiều người vẫn cho rằng đó không
phải là lựa chọn đúng, theo họ một vài bác sĩ dùng việc theo dõi này ở cả những ung thư khác chỉ
để xem liệu ung thư có lan rộng không nếu không điều trị gì cả !. Hơn nữa, điều trị về sau, khi
bệnh đã tiến triển, cho một bệnh nhân đã được theo dõi có thể kém hiệu quả hơn điều trị ngay từ
đầu. Cuối cùng, một chuyên gia đã cho công bố một báo cáo về phương pháp theo dõi này. Ông
chỉ ra rằng, trong số bệnh nhân ung thư TLT giai đoạn sớm (giai đoạn còn khu trú), thì tỉ lệ tiến
triển đến giai đoạn xâm lấn và tử vong ở nhóm người không điều trị gì cả cao hơn 50% so với ở
nhóm người trải qua phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt.


×