Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị Ung thư tuyến tiền liệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.31 KB, 5 trang )

Các phương pháp chân đoán và điều trị Ung thư tuyến tiền liệt:
Còn nhiều mâu thuẫn


Với sự thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng trong hơn 20 năm qua,
bệnh ung thư tuyến tiền liệt ngày càng trở nên phổ biến ở đàn ông châu Á.
Phương pháp điều trị bệnh rất đa dạng, nhưng y học cho tới nay vẫn không
chỉ ra phương pháp nào thật sự là có lợi mà không làm hại cho bệnh nhân.
Chưa có phương pháp điều trị tối ưu
Hiện nay, hằng năm ở Mỹ có khoảng 218.000 trường hợp ung thư tuyến
tiền liệt mới. Kết quả thu được từ nghiên cứu của tổ chức "Nghiên cứu về chăm
sóc sức khỏe và chất lượng cuộc sống" (RHQ) ở Mỹ, thông qua phân tích hàng
trăm nghiên cứu về dịch tễ và lâm sàng đã mang lại sự bất ngờ cho giới chuyên
môn: 8 phương pháp điều trị từ cắt bỏ tiền liệt tuyến, dùng phóng xạ, liệu pháp nội
tiết... tới không chữa trị mà chỉ theo dõi đã đưa đến kết quả tương tự, không
phương pháp nào tốt hơn phương pháp nào.
Nhiều nghiên cứu được đăng trên các tạp chí y khoa quốc tế hàng đầu thế
giới trước đây cũng chỉ ra một bức tranh tương tự: với đại bộ phận bệnh nhân, ung
thư tuyến tiền liệt phát triển rất chậm, bệnh nhân có thể sống chung với nó cả đời
và họ sẽ chết với khối u nhưng vì bệnh khác. Một số rất ít bệnh nhân có khối u
phát triển nhanh và có thể gây tử vong cho họ. Trong những trường hợp này các
phương pháp điều trị hiện nay thường mang lại kết quả rất thấp, bởi vậy con số
khoảng 28.000 người tử vong vì ung thư tuyến tiền liệt di căn hằng năm ở Mỹ rất
ít thay đổi từ cuối những năm 1980 đến nay.
Việc sử dụng rộng rãi xét nghiệm chỉ số PSA (dấu hiệu của tế bào ung thư
tuyến tiền liệt) để tầm soát bệnh đã dẫn đến tăng vọt số người phải làm sinh thiết
tuyến tiền liệt và 2/3 số người này sinh thiết đã không phát hiện ra bệnh mà chỉ
gây hao tổn về tiền của, đau đớn về tinh thần và thể chất (sinh thiết tuyến tiền liệt
cũng có khả năng gây nhiều biến chứng). Số lượng bệnh nhân bị chẩn đoán và
phải điều trị cũng đã tăng lên rất nhiều. Nghiên cứu của các bác sĩ thuộc Trung
tâm y khoa đại học Erasmus, Hà Lan đã cho thấy chẩn đoán thừa bệnh nhân ung


thư tuyến tiền liệt ở độ tuổi 54 - 85 ở Mỹ trong những năm gần đây vào khoảng 23
- 42%. Có nghĩa là cứ 100 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt thì có
tới 23 - 42 người có thể đã sống trọn đời mà không bị bệnh ung thư tuyến tiền liệt
làm phiền và không cần phải biết là họ có bệnh để lo âu và chữa trị. Hơn nữa, việc
chuẩn đoán và điều trị này vẫn không làm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư tuyến tiền
liệt.
Trong báo cáo của RHQ, các tác giả đã tổng kết và phân tích số liệu từ 592
bài báo được đăng tải trên các tạp chí y khoa ở Mỹ và châu Âu về kết quả điều trị
ung thư tuyến tiền liệt. Các phương pháp được so sánh là: liệu pháp làm lạnh
(dùng nhiệt độ cực thấp để giết tế bào ung thư - cryotherapy), phẫu thuật cắt bỏ
tuyến tiền liệt, dùng các thuốc phong tỏa androgen hoặc cảm thụ quan của nội tiết
tố này, thiến (cắt tinh hoàn), đốt bằng sóng cao tần hoặc phóng xạ và "watchful
waiting" - chỉ theo dõi mà không điều trị bằng phương pháp nào. Số liệu thu được
đã cho thấy: không có phương pháp điều trị nào tốt hơn các phương pháp còn lại
trong việc kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân.
Và "tác dụng phụ" trong điều trị
Các nghiên cứu trên cũng chỉ ra những nhược điểm của các phương pháp
điều trị:
- Tất cả các phương pháp điều trị đặc hiệu đều gây tác dụng phụ, chủ yếu là
vấn đề không kìm giữ được nước tiểu, rối loạn chức năng đại tràng (nhiều lần
muốn đi đại tiện mà không được, giống bệnh kiết lỵ) và liệt dương. Đi tiểu són
nhiều hơn 6 lần ở nhóm bệnh nhân điều trị bằng phẫu thuật so với bệnh nhân được
điều trị bằng phóng xạ. Những người điều trị bằng phóng xạ bị kích thích đại tràng
nhiều hơn 3 lần so với người được mổ cắt tuyến tiền liệt.
- Tỷ lệ bị không kìm được nước tiểu với bệnh nhân được phẫu thuật là
35%, được điều trị bằng phóng xạ là 12%, dùng liệu pháp nội tiết là 11%.
- Các bệnh nhân được điều trị đều có tỷ lệ liệt dương rất cao, 86% người
điều trị bằng liệu pháp nội tiết, 58% người điều trị bằng phẫu thuật so với 33%
người không được điều trị bằng phương pháp nào.
- Thêm liệu pháp nội tiết vào phác đồ điều trị sau khi phẫu thuật hoặc xạ trị

đã không làm tăng tuổi thọ, mà còn làm tăng đáng kể các tai biến như chứng bốc
hỏa, các triệu chứng của bệnh tim mạch, mệt mỏi, trầm cảm, sưng và đau tuyến
vú, liệt dương...
Từ báo cáo trên, chúng ta có thể thấy rằng: vấn đề chẩn đoán và điều trị
bệnh ung thư tuyến tiền liệt còn rất phức tạp và khoa học vẫn chưa có câu trả lời
cho câu hỏi: Các phương pháp chữa bệnh hiện nay đem lại lợi ích hay làm hại
bệnh nhân?

×