Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Hoàn thiện quy trình vận tải hàng hóa xuất khẩu đường biển bằng tàu Feeder tại công ty cổ phần Hải Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.5 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

HỒN THIỆN QUY TRÌNH VẬN TẢI HÀNG HĨA XUẤT
KHẨU ĐƯỜNG BIỂN BẰNG TÀU FEEDER TẠI CƠNG
TY CỔ PHẦN HẢI MINH

Ngành:

QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG

Giảng viên hướng dẫn :

GS.TS Võ Thanh Thu

Sinh viên thực hiện

Tạ Thị Như Hằng

MSSV: 1311140068

:

Lớp: 13DQN01

TP. Hồ Chí Minh, 2017



i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

HỒN THIỆN QUY TRÌNH VẬN TẢI HÀNG HĨA
XUẤT KHẨU ĐƯỜNG BIỂN BẰNG TÀU FEEDER
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN HẢI MINH

Ngành:

QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành:

QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG

Giảng viên hướng dẫn

:

GS.TS Võ Thanh Thu

Sinh viên thực hiện

:


Tạ Thị Như Hằng

MSSV: 1311140068

Lớp: 13DQN01

TP. Hồ Chí Minh, 2017


ii

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài “Hoàn thiện quy trình vận tải hàng hóa xuất khẩu
đường biển bằng tàu Feeder tại Công ty Cổ phần Hải Minh ” là kết quả nghiên cứu
của riêng em. Các số liệu, kết quả được sử dụng trong luận văn là trung thực, được
trích dẫn từ các nguồn dữ liệu, báo cáo đáng tin cậy.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 07 năm 2017
Tác giả luận văn

Tạ Thị Như Hằng


iii

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành bài luận Tốt nghiệp này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến Quý Thầy cô trong khoa Quản trị Kinh Doanh trường Đại học Công
Nghệ TP.HCM- HUTECH đã tâm huyết truyền đạt vốn kiến thức quý báu của
mình trong những năm em học tập tại trường. Vốn kiến thức được tiếp thu trong
q trình học, khơng chỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu bài luận này mà cịn

là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin hơn.
Đặc biệt em xin gửi đến cơ Võ Thanh Thu, người đã tận tình hướng dẫn chỉ
bảo cho em trong suốt q trình hồn thành chun đề này lời cảm ơn chân thành
và sâu sắc nhất.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các phịng ban của Cơng ty
Cổ phần Hải Minh, đặc biệt là chị Đào Thị Kiều Thu đã nhiệt tình hướng dẫn và
tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt q trình thực tập
tại cơng ty.
Vì kiến thức bản thân cịn hạn chế, trong q trình học tập, hồn thành
chun đề bài luận em khơng tránh khỏi sai sót, kính mong nhận được những ý
kiến đóng góp của Cơ cũng như Q Cơng ty.
Cuối cùng em kính chúc Q Thầy Cơ dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp trồng người cao quý. Đồng kính chúc các Cơ, Chú,Anh, Chị trong cơng
ty ln dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.


iv
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

NHẬN XÉT THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên :
Tạ Thị Như Hằng
MSSV :
1311140068
Khoá :
2013- 2017
1. Thời gian thực tập
24/04/2017- 18/06/2017 (8 tuần)

2. Bộ phận thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
4. Kết quả thực tập theo đề tài
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
5. Nhận xét chung
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………...
Đơn vị thực tập


v
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

NHẬN XÉT THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên : Tạ Thị Như Hằng
MSSV :

1311140068
Khoá :
2013-2017
..... ...............................................................................................................................
..... ...............................................................................................................................
..... ...............................................................................................................................
..... ...............................................................................................................................
..... ...............................................................................................................................
..... ...............................................................................................................................
..... ...............................................................................................................................
..... ...............................................................................................................................
..... ...............................................................................................................................
..... ...............................................................................................................................
..... ...............................................................................................................................
..... ...............................................................................................................................
..... ...............................................................................................................................
..... ...............................................................................................................................
..... ...............................................................................................................................
..... ...............................................................................................................................
..... ...............................................................................................................................
..... ...............................................................................................................................
..... ...............................................................................................................................
..... ...............................................................................................................................
..... ...............................................................................................................................
Giảng viên hướng dẫn


vi

MỤC LỤC


Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ....................................................................... ix
Danh sách các bảng sử dụng ................................................................................ xi
Danh sách các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh................................................... xi
Lời mở đầu .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................ 4
1.1 Nội dung cơ bản về vận tải Feeder ................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vận tải Feeder..................................................... 4
1.1.1.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh vận tải Feeder…....................................4
1.1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh vận tải Feeder………………………….. 4
1.1.1.3 Vai trò của hoạt động kinh doanh vận tải Feeder trong hoạt động vận chuyển
hàng hóa quốc tế………………………………………………………………. 4
1.1.2 Cơ sở vật chất cho kinh doanh vận tải Feeder…………………………….. 5
1.1.2.1 Tàu feeder………………………………………………………………… 5
1.1.2.2 Các tuyến đường biển……………………………………………………. 7
1.1.2.3 Hệ thống cảng biển……………………………………………………… 7
1.1.2.4 Container………………………………………………………………….. 9
1.1.2.5 Các phương tiện xếp dỡ……………………………………………………10
1.1.3 Chi phí chun chở hàng hóa bằng container……………………………… 11
1.1.4 Chủ thể tham gia hoạt động vận tải Feeder………………………………… 15
1.2 Quy trình chung vận hành và thủ tục hành chính khi vận tải hàng hóa xuất
khẩu bằng tàu Feeder ...................................................................................... 15
Tóm tắt chương 1……………………………………………………………………….19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH VẬN TẢI HÀNG HĨA XUẤT
KHẨU ĐƯỜNG BIỂN BẰNG TÀU FEEDER TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN
HẢI MINH ....................................................................................................... 20
2.1 Giới thiệu công ty cổ phần Hải Minh ............................................................ 20
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển…………………………………………….. 20
2.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động……………………………………………… 21
2.1.3 Cơ cấu tổ chức……………………………………………………………….. 22



vii
2.2 Phân tích thực trạng quy trình vận tải hàng hóa xuất khẩu bằng tàu feeder
tại cơng ty cổ phần Hải Minh ......................................................................... 23
2.2.1 Khái quát về tàu Feeder đang được công ty cổ phần Hải Minh khai thác và
Samudera Shipping Line :……………………………………………………... 24
2.2.2 Phân tích Tình hình vận chuyển hàng hóa xuất khẩu bằng tàu Feeder tại
cơng ty cổ phần Hải Minh :……………………………………………………. 25
2.2.3 Thực trạng quy trình vận tải hàng XUẤT KHẨU đường biển bằng tàu
Feeder tại công ty cổ phần Hải Minh…………………………………………. 26
2.2.3.1 Kiểm tra tình trạng số lượng container…………………………………

28

2.2.3.2 Cấp booking cho khách hàng…………………………………………… 29
2.2.3.3 Bước đầu khai báo với cảng vụ cho tàu rời cảng………………………

31

2.2.3.4 Các bộ phận trong công ty chuẩn bị thủ tục liên hệ, khai báo với các cơ quan,
bộ phận liên quan để cho tàu rời cảng………………………………. 33
2.2.3.5 Hoàn tất thủ tục sau khi tàu xuất cảnh: Nhận SI của khách, làm Bill of
Landing, khai Manifest……………………………………………………… 36
2.3 Kết luận về thực trạng quy trình vận tải hàng xuất khẩu đường biển bằng tàu
Feeder tại công ty cổ phần Hải Minh. ............................................................ 39
2.3.1 Những thành công……………………………………………………………. 39
2.3.2 Những tồn tại…………………………………………………………………. 40
2.3.2.1 Thiếu hụt container vào mùa cao điểm………………………………......40
2.3.2.2 Hình thành 3 Liên minh hãng tàu – đe dọa sụt giảm sản lượng conatiner vận

chuyển……………………………………………………………………
41
2.3.2.3 Các hãng tàu lớn sử dụng Mother Vessel direct từ Cái Mép- Vũng Tàu, không
thông qua feeder via từ HCM đến cảng trung chuyển Singapore quốc
tế………………………………………………………………………………. 42
2.3.3 Những nhân tố tác động……………………………………………………… 42
2.3.3.1 Khách quan……………………………………………………………… 42
2.3.3.2 Chủ quan…………………………………………………………………. 43
Tóm tắt chương 2: Kết luận về thực trạng .......................................................... 44
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH VẬN TẢI
HÀNG XUẤT KHẨU ĐƯỜNG BIỂN BẰNG TÀU FEEDER TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN HẢI MINH .................................................................................... 45
3.1.1 Nội dung:……………………………………………………………………… 45
3.1.2 Điều kiện để thực hiện:………………………………………………………. 45
3.1.3 Kết quả nếu giải pháp được thực hiện:……………………………………... 46


viii
3.2 Giải pháp cho việc gia tăng sản lượng container vận chuyển do việc hình
thành 3 Liên minh hãng tàu và các hãng tàu lớn đưa Mother Vessel direct vào
khai thác. .......................................................................................................... 46
3.2.1 Nội dung:……………………………………………………………………. 46
3.2.2 Điều kiện để thực hiện:…………………………………………………….. 47
3.2.3 Kết quả nếu giải pháp được thực hiện:…………………………………… 47
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 50
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 52


ix


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải thích

DWT

DeadWeight – Trọng tải tồn phần của tàu

GRT

Gross registered tonnage – Tổng dung tích tàu

LOA

Length over all – Chiều dài lớn nhất

M

Met – đơn vị mét

MT

Metric Ton – Đơn vị tấn

NT

Net tonnage – dung tích thực dụng


B/L

Bill of Lading – Vận đơn đường biển

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Docs-HM

Documentation Samudera Hải Minh

Cus-HM

Customer Service Samudera Hải Minh

Ops - HM

Operation Samudera Hải Minh

Boarding- HM

Boarding Samudera Hải Minh

Sales- HM

Sales Samudera Hải Minh

GĐ/ Tổng GĐ/ HĐQT


Giám đốc/ Tổng Giám đốc/ Hội đồng quản trị

BHXH,BHYT,BHTN

Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm tự nguyện

IICL

The Institute of International Container Lessors - chứng
chỉ quốc tế về tiêu chuẩn container và các hoạt động liên
quan đến sửa chữa, bảo trì và giám định các loại
container.

TEU

Twenty Equivelent Unit – Đơn vị container 20 feet

SSL

Samudera Shipping Line

COC

Carrier Own Container- Chủ hàng trực tiếp sử dụng toàn
bộ các dịch vụ vận chuyển container

SOC

Shipper Own Container- Chủ hàng sử dụng một phần
dịch vụ vận chuyển container.



x
NVOCC

Non Vessel Operating Common Carrie- công ty kinh
doanh trong lĩnh vực cước vận tải biển, nhưng không sở
hữu một con tàu.

ETD

Estimated Time Departure– Thời gian dự kiến tàu rời
cảng

SI

Shipping Instruction – Chi tiết Bill of Landing

D/O

Delivery Order – Lệnh giao hàng

POB

Pilot on board

THC

Terminal Handling Charge – Phụ phí xếp dỡ tại cảng


CY

Container Yard – Bãi chứa container ở cảng

MLOs

Main Line Operators

VGM

Verified Gross Mass- quy định trong công ước SOLAS
yêu cầu toàn bộ chủ hàng (shipper) phải thực hiện việc
xác định khối lượng container chứa hàng.

PSA

Port of Singapore Authority – cảng Singapore


xi

DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1


Thế hệ tàu Feeder- Tổng hợp từ Frans, W. & Niko,

5

W. (2001) và MAN B&W (2010)
Bảng 2.1

Sản lượng container tàu Feeder vận chuyển từng

24

nhóm khách hàng theo luồng hàng vận chuyển.

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Số hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Tàu Feeder

5

Hình 1.2

Cầu giàn


10

Hình 1.3

Xe nâng container hàng (loại chụp nóc)

11

Hình 1.4

Xe nâng container (bên trong)

11

Hình 1.5

Xe nâng phổ thơng (nâng đáy)

11

Hình 1.6

Xe nâng vỏ container (loại kẹp cạnh)

11

Hình 2.1

Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần Hải Minh


21

Hình 2.2

Tàu ST GREEN được tàu lai dắt rời cảng

23

Hình 2.3

Samudera Shipping Line

23


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài:
Nước ta với lợi thế về địa lí đường bờ biển dài gần 3.260 km, nối liền với
nhiều đại dương, khiến cho vận tải biển trở thành lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất
trong số các lĩnh vực vận tải công nghiệp ở Việt Nam. Đội tàu container của Việt
Nam chủ yếu chỉ vận tải nội địa, gom hàng cho các hãng tàu mẹ chứ chưa có tàu
chạy thẳng. Chính vì vậy mà dịch cụ vận tải hàng hóa bằng tàu feeder ngày càng
phát triển. Là đại lý hãng tàu Samudera Shipping Line tại khu vực TP.HCM và khu
vực phía Nam - Samudera Shipping Line là hãng tàu Singapore hoạt động mạnh
trên tuyến Châu Á - Với việc hợp tác này, Công ty Cổ phần Hải Minh tiếp tục định
hướng phát triển ngành nghề kinh doanh cốt lõi của mình trong lĩnh vực cung cấp
dịch vụ hàng hải cũng như mở rộng cơ hội hợp tác liên doanh, liên kết với các đối

tác trong và ngoài nước.
Trong năm 2016 vừa qua, thị trường hàng hải cả quốc tế lẫn nội địa đều cực
kỳ khó khăn: điển hình việc tuyên bố phá sản của HANJIN SHIPPING CO. – hãng
vận tải biển lớn nhất Hàn Quốc, lớn thứ bảy trên thế giới- gây rúng động mạnh
trong ngành hàng hải thế giới. Dẫn tới việc cắt giảm nhân sự mạnh trong ngành.Các
hãng tàu hàng đầu thế giới cũng cải tổ mạnh mẽ, mua bán, sát nhập để vượt qua
khủng khoảng, nguồn hàng giảm sút cùng với việc các hãng tàu đều tìm cách cắt
giảm chi phí. Nhiều đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải cùng nghành nghề đang lâm
vào tình trạng sa sút nghiêm trọng. Là đại lý hãng tàu của Samudera Shipping Line
khu vực miền Nam Việt Nam, việc kinh doanh vận tải Feeder của công ty cổ phần
Hải Minh chắc hẳn cũng bị ảnh hưởng không nhỏ trong bối cảnh này. Đề tài: “Hồn
thiện quy trình vận tải hàng hóa Xuất khẩu đường biển bằng tàu Feeder tại cơng ty
cổ phần Hải Minh.
Đề tài này có ý nghĩa quan trọng và thực sự hữu ích, giúp em:
-

Thâm nhập thực tế nghiệp vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển.

-

Nắm bắt được thực tế cách thức vận hành tàu feeder khi vận tải hàng hóa
xuất nhập khẩu đường biển.

-

Quan sát hoạt động cũng như cơng việc của các phịng ban trong một công ty
là đại lý của hãng tàu.


2

Samudera là một hãng tàu nước ngoài hoạt động vận tải tại thị trường Việt Nam,
đề tài này phần nào giúp hãng tàu nhìn lại hoạt động kinh doanh đại lý tại thị trường
Việt Nam cũng như nhìn nhận được một cách khách quan những tờn tại hiện có
trong hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng tàu feeder của hãng tàu, từ đó đưa ra
những giải pháp hồn thiện quy trình này, giúp hãng tàu hoạt động ngày một tốt hơn
trước những biến đổi không ngừng của thị trường hàng hải.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Chuyên đề này tập trung nghiên cứu thực trạng vận tải hàng xuất khẩu
bằng tàu Feeder
 Tìm ra các giải pháp nhằm hồn thiện quy trình vận tải hàng hóa xuất
khẩu đường biển bằng tàu Feeder, tại công ty cổ phần Hải Minh – Đại
lý hãng tàu Samudera Shipping Lines.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Tìm hiểu về thực trạng quy trình vận tải hàng hóa Xuất khẩu đường biển tại
cơng ty Cổ phần Hải Minh. Thơng qua đó hồn thiện quy trình, nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ vận tải của công ty.
3.2 Phạm vi nghiên cứu: Số liệu thu thập được từ năm 2013- 2016
Công ty cổ phần Hải Minh – Đại lý hãng tàu Samudera Shipping Lines
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập thông tin tại bàn:
 Thu thập các thông tin thứ cấp từ báo, tạp chí chuyên ngành, niên giám thống
kê, các web site của cục thống kê, cục hải quan, các cơ quan chuyên ngành.


Báo cáo thường niên của công ty cổ phần Hải Minh.
4.2 Phương pháp chuyên gia
Thu thập thông tin số liệu, bộ chứng từ thủ tục cho tàu xuất cảnh, tham khảo

ý kiến đánh giá từ các trưởng phòng ban trong công ty.

4.3 Phương pháp quan sát:
Sử dụng phương pháp quan sát hoạt động cơng việc của các phịng ban trong
cơng ty và thực tế quy trình vận tải hàng hóa xuất khẩu bằng tàu feeder.


3
4.4 Phương pháp phân tích dữ liệu, tổng hợp thống kê và so sánh:
Dựa vào số liệu thực tế của cơng ty cung cấp để phân tích, đánh giá hoạt động
vận tải hàng xuất khẩu qua các năm. Rút kinh nghiệm nhằm đóng góp vào các giải
pháp nhằm hồn thiện quy trình vận tải hàng xuất khẩu tại cơng ty.
4.4 Phương pháp phân tích thực tế:
Dựa vào q trình thực tập tại công ty, đi thực tế tại cảng Cát Lái, VICT;
làm việc hoàn thành thủ tục với các cơ quan hải quan để tìm hiểu thêm về quy trình
vận tải.
5. Nội dung tóm tắt nghiên cứu : Đề tài cơ bản gồm 3 chương:
 Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương này đề cập đến lý thuyết của các vấn đề liên quan đến tàu feeder như
khái niệm tàu feeder, đối tượng và chủ thể tham gia hoạt động vận hành, cũng như
cơ sở vật chất cơ bản làm nền tảng cho kinh doanh vận tải Feeder. Giá cước và các
loại chi phí thường gặp trong q trình vận tải container bằng tàu Feeder. Cũng như
là lý thuyết quy trình hoạt động của nó khi vận tải hàng hóa xuất khẩu.
 Chương 2: Thực trạng quy trình vận tải hàng hóa xuất khẩu đường biển
bằng tàu Feeder tại Cơng ty cổ phần Hải Minh.
Chương này cho biết các thông tin chi tiết về công ty Hải Minh như lịch sử hình
thành, quá trình phát triển, cơ cấu tổ chức, quan trọng nhất là đề cập đến cách thức
vận hành thực tế tàu feeder khi vận chuyển hàng hóa xuất khẩu trên biển từ đó rút ra
nhận xét đánh giá về những thành cơng và tờn tại trong quy trình này.
 Chương 3: Một số giải pháp hồn thiện quy trình vận tải hàng hóa xuất
khẩu đường biển bằng tàu Feeder tại Công ty cổ phần Hải Minh.
Chương này đề xuất ra những giải pháp, kiến nghị nhằm giải quyết những tờn tại

phát sinh, làm cho tốt hơn, hồn thiện hơn quy trình vận tải hàng hóa bằng tàu
Feeder cho cơng ty cổ phần Hải Minh – Đại lý hãng tàu Samudera Shipping Line.


4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Nội dung cơ bản về vận tải Feeder
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vận tải Feeder
1.1.1.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh vận tải Feeder
. “Định nghĩa đại lý tàu biển” (điều 158, chương VIII, Bộ luật hàng hải Việt
Nam, 2005): Đại lý tàu biển là dịch vụ mà người đại lý tàu biển nhân danh chủ tàu
hoặc người khai thác tàu tiến hành các dịch vụ liên quan đến tàu biển hoạt động tại
cảng, bao gồm việc thực hiện các thủ tục tàu biển vào, rời cảng; ký kết hợp đồng
vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng bốc dỡ hàng hố, hợp đờng
th tàu, hợp đờng th thuyền viên; ký phát vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển
tương đương; cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm cho tàu biển; trình kháng nghị
hàng hải; thơng tin liên lạc với chủ tàu hoặc người khai thác tàu; dịch vụ liên quan
đến thuyền viên; thu, chi các khoản tiền liên quan đến hoạt động khai thác tàu; giải
quyết tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hoặc về tai nạn hàng hải và dịch vụ khác
liên quan đến tàu biển.
Kinh doanh vận tải Feeder(Feeder Operator): Là hoạt động cung ứng dịch vụ
đưa tàu biển chuyên dụng để chuyên chở container từ một cảng “khu vực đến một
cảng “trung chuyển” lớn.
1.1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh vận tải Feeder
Đặc điểm kinh doanh vận tải Feeder là việc hãng tàu, người cung cấp dịch vụ
vận tải theo định kỳ, định tuyến nhằm trung chuyển hàng giữa: Cảng chuyển tải với
cảng xếp hàng hoặc cảng dỡ hàng trong hành trình của hàng hóa hoặc giữa hai cảng
xếp và dỡ theo hợp đồng với MainLines.
1.1.1.3 Vai trò của hoạt động kinh doanh vận tải Feeder trong hoạt động vận

chuyển hàng hóa quốc tế.
Kinh doanh vận tải Feeder như một cầu nối mắc xích trong chuỗi cung ứng
dịch vụ vận chuyển container quốc tế. Các tuyến vận tải hình thành và thu hẹp
khoảng cách địa lý, nhưng cũng đặt ra cho người kinh doanh vận tải container bài
toán hiệu quả sản xuất. Việc phân bố phạm vi kinh doanh (chun mơn hóa từng


5
công đoạn) giúp cho nhà kinh doanh vận tải biển phát huy tối đa năng lực kinh
doanh. Kinh doanh vận tải Feeder phù hợp cho thị trường giúp cho nhiều doanh
nghiệp có lượng vốn nhỏ vẫn có teher tham gia vào chuỗi vận chuyển hàng hóa
quốc tế. Các quốc gia có ngành vận tải container non trẻ vẫn có cơ hội để phát triển.
Hoạt động đầu tư kinh doanh vận tải Feeder khơng chỉ mang lợi ích kinh tế
cho chủ đầu tư, mà cịn mang lại lợi ích cho mở rộng thương mại và giao lưu, trao
đổi hàng hóa quốc tế.
1.1.2 Cơ sở vật chất cho kinh doanh vận tải Feeder
1.1.2.1 Tàu feeder
Feeder vessel hoặc Feeder ship: Tàu

tàu container này thu cước vận chuyển

Container tiếp vận - Loại tàu container

suốt (through rate) trong đó bao gờm cả

cỡ nhỏ, có sức chứa khoảng vài trăm

cước vận chuyển nhanh (Feeder rate).

container 20’ (TEU), hoạt động trên

tuyến vận chuyển nhanh (Feeder
service), phục vụ việc tập trung hoặc
phân phối container hàng hóa giữa các
cảng nhánh (feeder ports) và các cảng
bốc/dỡ trung tâm (Hub ports) của các
con tàu container cỡ lớn chuyên hoạt

Hình 1.1: Tàu Feeder

động đường dài. Thơng thường các hãng
Thế hệ tàu

Kích cỡ

Trọng tải

Chiều dài tổng

Chiều

Mớn

Feeder

(TEU)

(DWT)

thể LOA (m)


rộng (m)

nước (m)

Feeder nhỏ

< 1.000

< 15.000

< 23

< 23,0

< 9,0

1.200

16.000

155

25,0

9,2

1.500

20.000


175

28,0

10,0

2.000

26.000

185

30,0

11,5

2.500

31.000

200

30,0

11,5

3.000

37.000


220

32,2

12,0

Feeder

Bảng 1.1: Thế hệ tàu Feeder -Tổng hợp từ Frans, W. & Niko, W. (2001) và MAN
B&W (2010)


6
 Thế hệ tàu container thứ nhất (feeder loại nhỏ với sức chở < 1.000 TEU) được
phát triển từ năm 1956 đến những năm 1960. Với sức chở trung bình từ vài trăm
TEU cho đến dưới 1000 TEU, đây là thế hệ tàu container đầu tiên ra đời và phục
vụ cho các tuyến vận tải ngắn (short sea shipping) giữa các cảng gần nhau trong
nội bộ một nước, một khu vực hoặc giữa các khu vực gần nhau. Về kỹ thuật,
phần lớn các tàu container thế hệ này được hoán cải từ các loại tàu chở hàng
khác như tàu chở hàng tổng hợp (general ship) hoặc tàu dầu (tanker). Vì vậy,
trong giai đoạn này, hầu như vẫn chưa có khái niệm tàu container chuyên dụng,
và người ta vẫn thường dùng cụm từ “semi-container ship” (tàu container bán
chuyên dụng) để gọi tên thế hệ tàu container này. Đây là thế hệ tàu phù hợp để
vận chuyển cả hàng thông thường (general cargo) và cả container. Chính vì vậy,
các loại tàu container thuộc thế hệ này thường có trang bị cần cẩu (gear) có thể
vừa làm được hàng thơng thường lẫn hàng container.
 Thế hệ tàu thứ hai (feeder với sức chở từ 1.200 TEU đến 3.000 TEU) được
phát triển vào những năm 1970, với sức chở từ 1200 TEU đến 3000 TEU. Đây
là loại tàu container được sử dụng cho các hải trình xa hơn giữa các châu lục
trên thế giới, giữa các nước châu Âu, giữa châu Âu và châu Mỹ. Giai đoạn này

ra đời dịch vụ feedering (gom hàng) giữa các cảng nhỏ khu vực châu Âu và Mỹ
được thực hiện bởi các loại tàu container loại nhỏ (bằng kích thước sà lan ngày
nay) nhằm gom hàng cho các tàu có sức chở lớn hơn (khoảng 3000 TEU) chạy
trên tuyến dài hơn giữa các châu lục
Ví dụ: “Tàu mẹ - Mother vessel hoạt động giữa cảng Hamburg và cảng
Singapore, tàu Feeder gom hàng hoạt động giữa cảng Singapore và cảng Cát Lái
để bốc hàng từ Hờ Chí Minh chở sang cho tàu mẹ nằm tại Singapore và dỡ hàng
từ tàu mẹ về lại Hờ Chí Minh.
Cũng như các loại tàu vận chuyển hàng hóa trên biển khác, tàu feeder cũng có
những đặc trưng kỹ thuật cơ bản như sau:
-

Tên tàu (ship name)

-

Cảng đăng ký của tàu (port of registry)

-

Cờ tàu

-

Chủ tàu (shipowner)


7
-


Người chuyên chở (carrier)

-

Kích thước con tàu (dimension of ship)
o Chiều dài của tàu (length over all)
o Chiều rộng của tàu (Breadth extreme)

-

Mớn nước (draft)
o Mớn nước tối thiểu (light draft)
o Mớn nước tối đa (leaded draft)

-

Trọng lượng của tàu (displacement tonnage)
o Trọng lượng tàu không hàng ( light displacement)
o Trọng lượng tàu đầy hàng (heavy displacement)

-

Dung tích đăng ký của tàu (registered tonnage)
o Dung tích đăng ký tồn phần ( gross registered tonnage)
o Dung tích đăng ký tịnh (net registered tonnage)

-

Trọng tải của tàu:
o Trọng tải tịnh (NWT)

o Trọng tải toàn phần của tàu (DWT)
1.1.2.2 Các tuyến đường biển
Tuyến đường biển là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng với nhau trên
đó tàu biển hoạt động chở khách hoặc hàng hoá. Với đặc trưng của vận tải
feeder, các tuyến đường biển là những tuyến đường ngắn, thường là từ cảng
nhánh đến cảng bốc/trung tâm (hub ports).
Việt Nam chủ yếu thực hiện các chuyến ngắn trong khu vực Châu Á như từ
Hải Phịng hoặc Hờ Chí Minh đi Tokyo/Yokohama; Osaka/Kobe; Manila;
Singapore;

Jakata;

Taijung;

Port

Klang;

BangKok;

Langchaiibang

Hongkong; Shanghai; Kaoshung; Qingdao; Busan.
1.1.2.3 Hệ thống cảng biển
 Cảng biển là nơi ra vào neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng hoá
trên tàu và là đầu mối giao thông quan trọng của một quốc gia có biển.
 Trước tình hình đó, ngày 24-12-2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định 2190/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch phát triển Hệ thống cảng biển



8
Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, việc phát triển hệ
thống cảng biển phải theo vùng lãnh thổ và được phân loại cụ thể về quy mô, chức
năng, nhiệm vụ của từng loại cảng trong hệ thống cảng biển quốc gia theo thứ tự
sau:
 Cảng tổng hợp quốc gia là cảng chính trong hệ thống cảng biển Việt
Nam, bao gồm: cảng trung chuyển quốc tế (Vân Phong); cảng cửa
ngõ quốc tế (Hải Phòng, Thị Vải - Cái Mép); cảng đầu mối khu vực
(Hòn Gai, Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Dung Quất, Quy Nhơn,
Nha Trang, Sài Gịn, Đờng Nai…).
 Các cảng địa phương với chức năng phục vụ chủ yếu trong phạm vi
từng tỉnh, thành phố.
 Cảng chuyên dụng phục vụ trực tiếp các cơ sở cơng nghiệp tập trung,
các loại hàng hóa có tính đặc thù, chuyên biệt và là một hạng mục
trong tổng thể cơng nghiệp mà nó phục vụ.
Trong mỗi cảng, cùng với nghiên cứu, bố trí hệ thống khu vực bến, các bến và
cầu cảng một cách khoa học, cần tập trung đầu tư trang, thiết bị hiện đại cùng công
nghệ quản lý, điều hành tiên tiến, ngang tầm khu vực và thế giới, không ngừng nâng
cao năng suất, hiệu quả hoạt động. Với cách quy hoạch, phát triển hệ thống cảng
biển nêu trên, dự kiến đến năm 2020, sản lượng hàng hóa thơng quan có thể đạt trên
1.100 triệu tấn/năm, góp phần quan trọng phát triển kinh tế biển của đất nước trong
bối cảnh hội nhập.
 Ở Việt Nam có các cảng chính như:
-

Cảng Hờ Chí Minh (HCM): nằm ở phía nam Việt Nam, là một trong các

cảng lớn nhất Việt Nam, là trung tâm trung chuyển hàng hóa của tồn bộ khu vực
phía nam như Đờng Nai, Bình Dương, Long An, An Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu,
Cần Thơ.

-

Cảng Cái Mép (TCIT): thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cách cảng Hờ Chí Minh

130km thuận lợi cho tuyến chun chở hàng trực tiếp đi Mỹ, Châu Âu…
-

Cảng Hải Phòng (HPH): nằm ở phía bắc Việt nam, là trung tâm trung chuyển

hàng hóa của tồn bộ khu vực phía Bắc Việt Nam.
-

Cảng Đà Nẵng (DAD): thuộc Thành phố Đà Nẵng, là trung tâm trung chuyển

hàng hóa của tồn bộ khu vực miền trung Việt Nam.


9
-

Cảng Qui Nhơn: Cảng Quy Nhơn là Cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu

vực (loại 1) của nhóm Cảng biển Nam Trung bộ. L̀ng tàu và cầu Cảng có độ sâu
tự nhiên có thể tiếp nhận được các loại tàu đến 30.000DWT ra/vào bình thường và
tàu 50.000 DWT (giảm tải).
1.1.2.4 Container
a. Khái niệm
Container là một dụng cụ vận tải có các đặc điểm sau:
 Có hình dạng cố định, bền chắc, sử dụng nhiều lần
 Có cấu tạo đặc biệt thuận tiện cho việc xếp và dỡ hàng hóa cũng như

thích hợp và thuận tiện chuyên chở bằng các phương tiện vận tải.
 Có dung tích lớn chứa hàng lớn và ổn định.
b. Phân loại
 Phân loại container theo diện tích :
-

Container loại 20 feet: 2,4m x 6m x 2,4m.

-

Container loại 40 feet thấp: 2,4m x 12m x 2,4m.

-

Container loại 40 feet cao: 2,4m x 12m x 2,6m.

-

Container loại 45 feet cao: 2,4m x 14m x 2,6m.

 Phân loại container theo đặc tính gờm:
-

Container kín (close container).

-

Container mở mái (open container).

-


Container khung (frame container).

-

Container phẳng (flat container).

-

Container có bánh lăn (rolling container).

-

Container đóng xúc vật (live stock container).

-

Container khí hóa lỏng (test container).

-

Container đựng chất lỏng, hóa chất- bờn (tank Container).

-

Container hàng xá (bulk container).

-

Container treo (handling container).


-

Container chứa hàng lạnh (Reefer container).


10
1.1.2.5 Các phương tiện xếp dỡ
a. Cầu giàn (gantry crane) di chuyển dọc mạn tàu.
Là loại cẩu lớn đặt tại cầu tàu, thường
được lắp đặt tại các cảng container
chuyên dụng để xếp dỡ container lên
xuống tàu theo phương thức nâng qua lan
can tàu: Lift-on/Lift-off (Lo/Lo)
Cẩu giàn gắn giá làm hàng tự động
gọi là “spreader”, giá này di chuyển lên
xuống và chụp vào bốn góc trên của
container qua một cơ cấu gọi là
“twistlock”.
Hình 1.2: Cầu giàn
b. Cẩu sắp xếp container (Container stacking crane).
Là loại cẩu di động sử dụng để sắp xếp
container trong bãi container của cảng
(Container Yard - CY). Loại cẩu này
cấu trúc gờm một khung có chân đế gắn
vào bánh lăn trên ray hoặc bánh lăn cao
su và một xe điện con (trolley) di
chuyển dọc khung dầm.

c. Xe chụp nâng hạ container (reach stacker).

Là loại thiết bị nâng hạ có cấu trúc dạng ơ tơ bánh lốp, được trang bị động cơ
diesel và động cơ thủy lực, nâng hạ container qua cơ cấu càng (xe nâng phổ thông)
hoặc khớp giữ (xe nâng chụp, nâng cạnh).
Một số loại xe nâng: xe nâng chụp, xe nâng cạnh, xe nâng phổ thông, xe nâng
bên trong


11

Hình 1.3 Xe nâng container hàng
(loại chụp nóc)
Container Reach-stacker
(with top-lift spreader)

Hình 1.5 Xe nâng phổ thơng
(nâng đáy)
Container forklift truck

Hình 1.4 Xe nâng container
(bên trong)
Container straddle carrier

Hình 1.6 Xe nâng vỏ container
(loại kẹp cạnh)
Empty container reach-stacker
(with side-lift spreader)

1.1.3 Giá cước và chi phí chun chở hàng hóa bằng container
 Phí THC (Terminal Handling Charge) Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản
phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại

cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu… Thực chất cảng thu
hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác và hãng tàu sau đó thu lại từ
chủ hàng (người gửi và người nhận hàng) khoản phí gọi là THC.
 Phí Handling (Handling fee): phí này là do các Forwarder đặt ra để thu
Shipper /Consignee. Handling là quá trình một Forwarder giao dịch với đại
lý của họ ở nước ngoài để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước
ngoài tại Việt Nam thực hiện một số công việc như khai báo manifest với
cơ quan hải quan, phát hành B/L, D/O cũng như các giấy tờ liên quan…


12
Khi sử dụng House BL của forwarder (BL thứ cấp) thì sẽ có phí handling
fee mọi người nhé.
 Phí D/O (Delivery Order fee) phí này gọi là phí lệnh giao hàng. Khi có một
lơ hàng nhập khẩu thì Consignee phải đến Hãng tàu / Forwarder để lấy lệnh
giao hàng, mang ra ngồi cảng xuất trình cho kho (hàng lẻ) / làm phiếu EIR
(hàng container FCL) thì mới lấy được hàng. Các Hãng tàu / Forwarder issue
một cái D/O và thế là họ thu phí D/O.
 Phí AMS (Advanced Manifest System fee) khoảng 25 Usd / Bill of lading.
Phí này là bắt buộc do hải quan Mỹ, Canada và một số nước khác yêu cầu
khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa này được xếp lên tàu để chở đến
USA, Canada…
 Phí ANB tương tự như phí AMS (Áp dụng cho châu Á) và ENB(cho châu
Âu)
 Phí B/L (Bill of Lading fee), phí AWB (Airway Bill fee), Phí chứng từ
(Documentation fee). Tương tự như phí D/O nhưng mỗi khi có một lơ hàng
xuất khẩu thì các Hãng tàu / Forwarder phải phát hành Bill of Lading (hàng
vận tải bằng đường biển) hoặc Airway Bill (hàng vận tải bằng đường khơng).
 Phí CFS (Container Freight Station fee): kho hàng lẻ-Mỗi khi có một lơ
hàng lẻ xuất / nhập khẩu thì các cơng ty Consolidate / Forwarder phải dỡ hàng

hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS.
 Phí chỉnh sửa B/L (Amendment fee): Chỉ áp dụng đối với hàng xuất. Khi
phát hành một bộ B/L cho shipper, sau khi shipper lấy về hoặc do một nguyên
nhân nào đó cần chỉnh sử một số chi tiết trên B/L và yêu cầu hãng tàu /
forwarder chỉnh sửa thì họ có quyền thu phí chỉnh sửa.
– Phí chỉnh sửa B/L trước khi tàu cập cảng đích hoặc trước khi khai manifest
tại cảng đích thường là 50 Usd.
– Phí chỉnh sửa B/L sau khi tàu cập cảng đích hoặc sau thời điểm hãng tàu
khai manifest tại cảng đích thì tuỳ thuộc vào hãng tàu / Forwarder bên cảng
nhập. Thường khơng dưới 100 USD.
 Phí BAF (Bunker Adjustment Factor): Phụ phí biến động giá nhiên liệu.
Là khoản phụ phí (ngồi cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi
phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF


13
(Fuel Adjustment Factor)…
– Phí BAF (Bulker Adjustment Factor): phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu
Âu).
– Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge): phụ phí xăng dầu (cho tuyến
Châu Á).
 Phí PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm. Phụ phí này
thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến
tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành
phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường
Mỹ và châu Âu.
 Phí CIC (Container Imbalance Charge) hay “Equipment Imbalance
Surcharge” là phụ phí mất cân đối vỏ container hay cịn gọi là phí phụ trội
hàng nhập. Có thể hiểu nơm na là phụ phí chuyển vỏ container rỗng. Đây là
một loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ

việc điều chuyển (re-position) một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến
nơi thiếu.
 Phí GRI (General Rate Increase): phụ phí của cước vận chuyển (chỉ xãy ra
vào mùa hàng cao điểm).
 Phí chạy điện (áp dụng cho hàng lạnh, chạy container lạnh tại cảng).phải
cắm điện vào container để cho máy lạnh của container chạy và giữ nhiệt độ
cho hàng lạnh.
 PCS (Port Congestion Surcharge)
Phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàubị
chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu(vì giá trị về mặt thời
gian của cả con tàu là khá lớn).
 PCS (Panama Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào Panama
Phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Panama
 Phí vệ sinh container (Cleaning container fee)
 SCS (Suez Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào Suez
Phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez


×