Phẩm chất doanh nhân trẻ châu Âu
Mỹ và Châu Âu là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới với rất nhiều doanh nhân
thành đạt. Nhưng giữa các doanh nhân của Mỹ và châu Âu lại có sự khác nhau rõ rệt.
Trong khi nền kinh tế Mỹ còn rất trẻ trung với một thế hệ doanh nhân năng động thì
châu Âu có nền kinh tế “truyền thống lâu đời”. Điều này đã mang lại cho thế hệ các
doanh nhân châu Âu một phẩm chất kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nhân trẻ.
Họ là những doanh nhân ở độ tuổi 30 - 40, có những đòi hỏi cao nhưng lại bị
giằng co về nhiều mặt. Họ mong công ty được quản lý vững vàng, hướng ra thế giới,
thu về lợi nhuận và có các quan hệ về đạo đức và xã hội. Niềm khát khao đảm nhận
trách nhiệm là động lực mạnh mẽ đối với họ.
Loic Le Meneur là người Pháp, 29 tuổi, có ba con, đã thành lập công ty lần thứ
ba. Hai công ty đầu tiên anh ta bán được 15 triệu Euro. Từ New York trở về, hiện anh
giữ cương vị Chủ tịch Hãng Jokora. Trong cuộc hội nghị vừa qua ở Davos, lần đầu
tiên Loic Le Meneur được dự. Tại New York, anh không chỉ tiếp xúc với những doanh
nhân cùng thế hệ mà cả với các nhân vật chính trị, tôn giáo hoặc những người có trách
nhiệm về nguồn viện trợ Chính phủ.
Không chịu "trói mình" trong một lĩnh vực.
Vậy đó, chàng trai tốt nghiệp cao học thương mại ấy đã thăng tiến như diều trên
con đường nghề nghiệp và tự tạo được cho mình một vị trí chính trị. Giới trẻ lãnh đạo
các doanh nhân mới ở phương Tây khá xuất sắc và nhanh nhạy. Nghề nghiệp của họ
trở nên phức tạp vì hai mươi năm qua, bộ mặt của doanh nhân đã thay đổi. Các ràng
buộc tăng thêm nhiều, thời gian càng gia tăng. Nay người lãnh đạo phải có khả năng
đồng thời đáp ứng các đòi hỏi về tài chính và lưu ý đến tầm quan trọng về con người,
thậm chí trên quy mô thế giới.
Tại hội nghị Davos bao gồm các nhà lãnh đạo tương lai, có hai đề tài đã đem lại
thành công lớn. Đó là doanh nhân phải có trách nhiệm xã hội và nắm các vấn đề mấu
chốt trong việc quản lý có hiệu quả. Các chủ doanh nghiệp ngày nay phải đối mặt với
nhiều rủi ro. Hiển nhiên, họ cũng có nhiều lợi thế hơn các lớp đàn anh đi trước. Hầu
hết đều tốt nghiệp các trường học lớn. Họ tiêu dùng các sản phẩm nổi tiếng thế giới và
lớn lên cùng với thị trường. Họ tự đặt cho mình trách nhiệm đem lại một chút công
bằng trong công cuộc toàn cầu hoá. Lớp đàn anh của họ học ngoại ngữ, còn họ thì giao
du rộng rãi. Họ làm việc ở nước ngoài và thực hiện các quan hệ với nhiều nước, sống
trong môi trường nhiều nền văn hoá tiếp xúc với những người thuộc nhiều dân tộc
khác nhau. Có những người lao vào các thử thách và thành công. Các yếu tố ấy chắc
hẳn làm cho họ thêm nhạy cảm với các điều được và mất trong việc quản lý con người.
Qua thể nghiệm, một giám đốc trẻ bình luận: "Dù xuất sắc đến đâu, không ai có thể
làm việc một mình được. Bởi lẽ hoạt động trong nền kinh tế tri thức, cần phải thường
xuyên trao đổi với những người khác".
Theo kết quả thăm dò tiến hành trước khi bắt đầu hội nghị ở Davos, trên 50%
các ý kiến cho rằng phẩm chất chủ yếu của các nhà lãnh đạo trẻ là khả năng động viên
và lôi kéo các êkip làm việc. Con mắt nhìn nhận của họ khác hẳn so với lớp đàn anh.
Toàn cầu hoá không phải là điều ràng buộc quan trọng nhất. Các nhà lãnh đạo trẻ nhất
trí rằng họ làm việc nhiều và đầu tư tuổi trẻ cho cuộc sống và sự nghiệp. Như vậy họ
đặt lên hàng đầu vấn đề phân xử giữa cuộc sống và nghề nghiệp. Theo Loic Le
Meneur "Internet ít ra có hiệu lực đem lại thêm một chút sở thích dấn thân với rủi ro
và giảm bớt cái thú không làm việc". Sự thật họ làm việc rất căng thẳng, ngày ngày
phải bay đi mấy nghìn km giữa các thành phố Tây Âu và Đông Âu , Tây Âu và Mỹ,
Nhật Bản
Tại sao họ muốn trở thành doanh nhân?
Có những lý do thông thường như: thừa kế gia tài, tốt nghiệp với bằng cấp nổi
tiếng Nhiều người thú nhận vì "hận" các ông chủ. Khao khát trách nhiệm cũng là
một động cơ mạnh mẽ. Một hiệu trưởng trường cao đẳng thương mại đã qua mười
năm đào tạo các doanh nhân, nhận xét có ba nguồn lực thúc đẩy họ: tính độc lập, sức
hút của lợi nhuận và niềm ham mê sáng tạo. Họ đòi hỏi cao và có một nền văn hoá
phát triển hơn so với lớp đàn anh trong những năm hoạt động kinh doanh đầy vinh
quang.
Các doanh nhân trẻ cũng được hưởng những cơ hội thực sự. Tình hình trẻ hoá
các bộ tham mưu ở các công ty lớn là một dẫn chứng. ở nước Pháp, các công ty như
Thomson, Multimedia, Bouygues Telecom, ClubMed, Vivendi đã mở ra con đường
cho doanh nhân trẻ. Làn sóng Internet cũng giúp cho nhiều người còn rất trẻ đứng ra
thành lập doanh nghiệp và phát triển tài năng sáng chói. Trong thế hệ mới các doanh
nhân trẻ, có những bộ mặt rất khác nhau. Nhiều người đi theo dấu chân các bậc đàn
anh. Có người lao vào thử thách đầy trách nhiệm và tìm kiếm thành đạt, sống chết với
nghề nghiệp. Họ không chỉ muốn làm tốt hơn, nhanh hơn các bậc đàn anh. Điều cơ
yếu là họ có thể làm khác những người đi trước. Họ ý thức rằng các nguồn viện trợ
chính phủ và những người làm công ăn lương ngày càng có nhiều ảnh hưởng đến công
việc của họ trong những năm tới. Họ phải gõ cửa các cơ quan phụ trách viện trợ của
chính phủ, trước khi lao vào các hoạt động nghề nghiệp.
Một cách nhìn hoàn toàn mới mẻ, mạnh bạo.
Khác với các bậc đàn anh đi trước, họ không chấp nhận "trói mình" trong một
ngành nào đó. Ngày nay, ít có các doanh nhân trẻ chỉ bám mãi một ngành. Họ không
ngán ngại thay đổi và biết tạo ra những thành tựu kỳ diệu và gây được ấn tượng mạnh
ngay trong các ngành nghề truyền thống. Nhà doanh nhân trẻ Denis Lerrien rời bỏ
công ty con của Amagon để lãnh đạo Sanford Enrope. Anh ta đã gánh lấy trách nhiệm
đứng đầu 3000 cán bộ công nhân và đối mặt với nhữngvấn đề mới về chiến lược trong
kinh doanh các loại bút máy Waterman hoặc Parker.
Một vị hiệu trưởng đã trải qua 24 năm đào tạo 2.000 doanh nhân trẻ, hiểu rõ
tâm tư của lớp lãnh đạo trẻ, đã đánh giá: "Họ sẵn sàng thay đổi công ty nếu họ cảm
thấy bị kẹt trong bước đường thăng tiến của họ". Có người hỏi một doanh nhân trẻ
thành đạt: "Anh tiếp cận nghề nghiệp có khác gì các bậc đàn anh đi trước không?".
Anh bạn trẻ ấy cho biết: "Tôi muốn trả lời một các chân thật, quả là rất khác". Bởi lẽ
theo anh, là nhà lãnh đạo trước hết phải có cách nhìn mới, đó là cách nhìn trong kinh
doanh. Đối với họ, khả năng đạt đến các mục tiêu về tài chính rất trọng yếu. Các phẩm
chất về quản trị kinh doanh và dự báo luôn ở vị trí hàng đầu. Tính can đảm và sáng tạo
xếp hàng thứ hai.
Các nhà lãnh đạo trẻ thường cảm thấy nỗi cô đơn của người chạy dai sức. Cho
nên họ thiết tha được gặp nhau, cùng trao đổi kinh nghiệm trong các tổ chức câu lạc
bộ. Vượt qua các mạng liên kết các công nghệ mới, họ lao vào các cuộc phiêu lưu ít có
tính qui ước; quan tâm đến các vấn đề về tư duy có các nội dung triết lý cần cho các
hoạt động của họ, coi trọng hơn cả các vấn đề về tài chính. Trên danh thiếp của người
đứng đầu một công ty tin học, anh ta không ghi chức vụ chủ tịch - tổng giám đốc, mà
còn tự giới thiệu là" nhà lãnh đạo". Bởi lẽ theo anh ta, "chủ tịch - tổng giám đốc" là
một vấn đề về qui chế, không phải là một nghề. Nhà lãnh đạo- không có bằng cấp cho
công việc ấy. Ở tuổi 30 cũng như tuổi 50, nghề đó cần phải trải qua tự học hàng ngày
mà nên.