Chương 5
Tăng trưởng kinh tế
Nguyễn Việt Hưng
Mục tiêu của chương
Mô tả xu thế tăng trưởng dài hạn của một số nền
kinh tế thế giới
Trình bày các nhân tố quyết định tới tăng trưởng
kinh tế
Giới thiệu một số lý thuyết tăng trưởng
Trình bày các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế
Mục tiêu của chương
Mô tả xu thế tăng trưởng dài hạn của một số nền
kinh tế thế giới
Trình bày các nhân tố quyết định tới tăng trưởng
kinh tế
Giới thiệu một số lý thuyết tăng trưởng
Trình bày các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế
Xu thế tăng trưởng dài hạn
Nước Thời kỳ
GDP thực tế
đầu kỳ
GDP thực tế
cuối kỳ
Tỷ lệ
tăng trưởng
Japan 1890-1997 $1,196 $23,400 2.82%
Brazil 1900-1990 619 6,240 2.41
Mexico 1900-1997 922 8,120 2.27
Germany 1870-1997 1,738 21,300 1.99
Canada 1870-1997 1,890 21,860 1,95
China 1900-1997 570 3,570 1.91
Argentina 1900-1997 1,824 9,950 1.76
United States 1870-1997 3,188 28,740 1.75
Indonesia 1900-1997 708 3,450 1.65
United Kingdom 1870-1997
3,826 20,520 1.33
India 1900-1997 537 1,950 1.34
Pakistan 1900-1997 587 1,590 1.03
Bangladesh 1900-1997 495 1,050 0.78
Xu thế tăng trưởng dài hạn
Một quốc gia có xuất phát điểm thấp không
hẳn sẽ mãi có mức sống thấp hơn nước có
xuất phát điểm cao hơn (Nhật Bản vs.
Argentina)
Xu thế tăng trưởng dài hạn
Một nước có xuất phát điểm thấp không hẳn
sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn
mức trung bình của thế giới (Pakistan và
Bangladesh).
Xu thế tăng trưởng dài hạn
Một nước có xuất phát điểm cao hoàn toàn
có thể duy trì mức tăng trưởng cao so với
mức trung bình của thế giới (Đức và
Canada).
Xu thế tăng trưởng dài hạn
Nguyên nhân của sự khác biệt về mức sống
và tốc độ tăng trưởng kinh tế là gì?
Mục tiêu của chương
Mô tả xu thế tăng trưởng dài hạn của một số nền
kinh tế thế giới
Trình bày các nhân tố quyết định tới tăng trưởng
kinh tế
Giới thiệu một số lý thuyết tăng trưởng
Trình bày các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế
Nhân tố quyết định đến tăng trưởng
kinh tế và mức sống
Mức sống phụ thuộc vào số lượng hàng hóa và dịch
vụ được tiêu dùng.
Số lượng hàng hóa và dịch vụ được tiêu dùng phụ
thuộc vào số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản
xuất ra, tức là năng suất lao động.
Mức sống phụ thuộc vào năng suất lao động
Nhân tố quyết định đến tăng trưởng
kinh tế và mức sống
Năng suất phụ thuộc vào
1. Tư bản hiện vật
–
Tư bản hiện vật phản ánh số lượng máy móc trang bị cho người lao
động
–
Tư bản hiện vật cao giải thích được năng suất cao
–
Quy luật lợi tức cận biên giảm dần của tư bản hiện vật
–
Tư bản hiện vật cao hơn không giải thích được sự gia tăng năng
suất (tăng trưởng) theo thời gian.
Nhân tố quyết định đến tăng trưởng
kinh tế và mức sống
Năng suất phụ thuộc vào
2. Vốn nhân lực
–
Vốn nhân lực phản ánh những tri thức và kỹ năng mà nhà quản
lý, người kỹ sư, người thợ được trang bị thông qua giáo dục và
kinh nghiệm.
–
Vốn nhân lực cao mang lại năng suất cao
–
Vốn nhân lực cũng chỉ gia tăng tới một ngưỡng (sau khi đọc hết
sách) → không giải thích được sự gia tăng năng suất theo thời
gian.
Nhân tố quyết định đến tăng trưởng
kinh tế và mức sống
Năng suất phụ thuộc vào
3. Tài nguyên thiên nhiên
–
Tài nguyên tái tạo và tài nguyên không thể tái tạo
–
Dầu mỏ là nguồn tài nguyên cực kỳ quan trọng → giải
thích sự giàu có của một số nước Trung Đông.
–
Tài nguyên không phải là yếu tố quyết định tới tăng trưởng
năng suất trong dài hạn (tài nguyên cạn kiệt)
Nhân tố quyết định đến tăng trưởng
kinh tế và mức sống
Năng suất phụ thuộc vào
4. Tri thức công nghệ
–
Phát kiến của con người về các phương thức quản lý và sản xuất
mới làm nâng cao năng suất (làm cuốn sách dày hơn và hữu ích
hơn)
Một ít nông dân có thể nuôi sống cả một quốc gia
Một chiếc máy tính xử lý công việc của cả trăm người.
–
Đây là yếu tố quyết định đến mức năng suất cao và cả mức tăng
trưởng cao của năng suất.
Nhân tố quyết định đến tăng trưởng
kinh tế và mức sống
( )
( , , , )
, , ,1
( , , )
Y AF K L H N
N
Y K H
AF
L L L L
y AF k h n
=
=
=
Trong đó y: năng suất bình quân (sản lượng chia cho số lao động)
k: tư bản trang bị cho một lao động
h: vốn nhân lực tính trên một lao động
n: tài nguyên tính trên một lao động
A: tiến bộ công nghệ
Mục tiêu của chương
Mô tả xu thế tăng trưởng dài hạn của một số nền
kinh tế thế giới
Trình bày các nhân tố quyết định tới tăng trưởng
kinh tế
Giới thiệu một số lý thuyết tăng trưởng
Trình bày các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế
Một số lý thuyết tăng trưởng
Các lý thuyết tăng trưởng tập trung phân tích xu thế
tăng trưởng trong dài hạn của năng suất (sản lượng
tính trên một lao động)
Các lý thuyết tăng trưởng không đề cập tới những
biến động trong ngắn hạn của năng suất.
Một số lý thuyết tăng trưởng
Lý thuyết tăng trưởng cổ điển của Malthus
–
Lý thuyết nhân khẩu ra đời cuối thế kỷ 18, thời kỳ
đầu của cách mạng công nghiệp.
–
Lý thuyết dự báo nền kinh tế sẽ đạt tới một mức
sống vừa đủ để duy trì sự sống và không còn
tăng trưởng nữa.
Một số lý thuyết tăng trưởng
Nội dung lý thuyết tăng trưởng cổ điển của Malthus
–
Năng suất nông nghiệp tăng khi diện tích đất nông nghiệp
mở rộng → sinh nhiều, chết giảm
–
Khi khai thác hết diện tích đất, dân số tiếp tục tăng → năng
suất nông nghiệp giảm (quy luật lợi tức giảm dần) → chết
tăng, sinh giảm
–
Dân số sẽ dừng tại một ngưỡng Pop* và mức sống của mọi
người duy trì tại đó → không còn tăng trưởng.
Một số lý thuyết tăng trưởng
Hạn chế của lý thuyết tăng trưởng cổ điển của Malthus
–
Không tính tới sự xuất hiện của tư bản làm tăng năng suất nông
nghiệp
do xuất hiện khu vực công nghiệp khi người nông dân chuyển sang
làm việc tại khu vực công nghiệp
–
Không tính tới tiến bộ khoa học làm tăng năng suất nông nghiệp
–
Không tính tới sự gia tăng năng suất ở khu vực công nghiệp và
dịch vụ
Một số lý thuyết tăng trưởng
Lý thuyết tăng trưởng của Harrod-Domar.
–
Tác giả Harrod (Anh) và Domar (Mỹ) nghiên cứu
độc lập vào những năm 1940.
–
Lý thuyết này nhấn mạnh tới vai trò của tiết kiệm
(chuyển hóa thành đầu tư vào tư bản) sẽ đảm
bảo việc tăng trưởng liên tục trong dài hạn.
Một số lý thuyết tăng trưởng
Nội dung lý thuyết tăng trưởng của Harrod-Domar
–
Giả định tư bản không đối mặt với quy luật lợi tức giảm dần
(tỷ lệ tư bản trên sản lượng không đổi)
–
Nếu tỷ lệ tiết kiệm đủ lớn để bù đắp phần hao mòn tư bản
và dân số tăng thì nền kinh tế sẽ luôn có tăng trưởng.
Một số lý thuyết tăng trưởng
Hạn chế của lý thuyết tăng trưởng Harrod-Domar
–
Giả định tư bản không đối mặt với quy luật lợi tức giảm dần
đối lập với các phân tích vi mô truyền thống
–
Coi tỷ lệ tiết kiệm là yếu tố ngoại sinh không phụ thuộc vào
trạng thái tăng trưởng
–
Chỉ chú trọng yếu tố tư bản mà bỏ qua các yếu tố vốn nhân
lực và tiến bộ công nghệ.
Một số lý thuyết tăng trưởng
Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển của Solow
–
Lý thuyết của Solow (giải Nobel Kinh tế năm 1987) ra đời
năm 1956 và kế thừa lý thuyết của Harrod-Domar
–
Lý thuyết này nhấn mạnh tới tư bản hiện vật và đặc biệt là
đã nói tới tiến bộ công nghệ với vai trò là nhân tố duy nhất
quyết định tới tăng trưởng dài hạn.