Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Cẩn trọng với thuốc băng dán xuyên da docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.09 KB, 6 trang )

Cẩn trọng với thuốc băng dán xuyên da

Hiện nay có dùng dạng thuốc là miếng băng dán (có khi được gọi là miếng
cao dán) dùng để dán lên da nhằm để trị hoặc phòng bệnh. Người dùng cần thận
trọng tránh sự hiểu lầm, có thể bị tác dụng phụ nguy hiểm.
Cần phân biệt các dạng thuốc dán xuyên da
Thuốc ở dạng băng dán xuyên da (BDXD) có 2 loại cho 2 tác dụng. Một là loại
dán lên da cho tác dụng tại chỗ kiểu như dán miếng cao dán Salonpas chỉ có tác dụng
giảm đau ở chỗ vùng dán. Còn loại thứ hai mặc dù dán lên da nhưng cho tác dụng toàn
thân, tức là cho tác dụng không khác gì thuốc uống hay tiêm, kiểu như dán thuốc lên
da ở ngực nhưng trị được đau thắt ngực, phòng nhồi máu cơ tim. Người dùng thuốc rất
cần biết miếng băng dán dùng thuộc loại nào để có sự thận trọng đúng mực, vì nếu
dùng loại cho tác dụng toàn thân nhưng dùng không đúng có thể gây tác dụng phụ
nguy hiểm. Hoặc không bị đánh lừa, dùng nhầm thuốc chỉ cho tác dụng tại chỗ trong
khi cứ đinh ninh đã mua miếng băng dán cho tác dụng toàn thân như uống hoặc tiêm
với giá rất đắt.

Miếng băng dán lên da nhưng thuốc thấm qua da cho tác dụng toàn thân còn
được gọi là hệ điều trị xuyên da (transdermal therapeutic system, viết tắt là TTS). Ta
thấy sau tên thuốc của dạng thuốc này có chữ TTS là vì thế, ví dụ như Nitroderm TTS.
Dù là miếng băng mỏng hình chữ nhật hay hình tròn dán trên da nhưng dược chất sẽ
thấm xuyên qua da để vào tĩnh mạch dưới da, vào máu và cho tác dụng toàn thân. Như
vậy, mặc dù đường dùng thuốc có khác nhưng dạng BDXD cho tác dụng không khác
thuốc uống hay thuốc tiêm mà lại có các ưu điểm: không gây tai biến và bất tiện như
dạng thuốc tiêm; không có sự biến đổi hấp thu và bị chuyển hóa bởi gan như dạng
thuốc uống; có thể cung cấp dược chất một cách liên tục không phải dùng thuốc nhiều
lần trong ngày; nếu cần ngưng ngay sự điều trị chỉ cần bóc miếng băng dán ra khỏi
da…
Do có nhiều ưu điểm kể trên nên BDXD hiện nay được dùng điều trị nhiều
bệnh lý khác nhau như: Nitroderm TTS chứa trinitrin dùng trị đau thắt ngực, phòng
nhồi máu cơ tim; Scopoderm TTS chứa scopolamin dùng phòng chống say tàu xe;


Estraderm TTS chứa estrogen dùng trị rối loạn mãn kinh do thiếu hormone sinh dục
nữ; Fetanyl TTS chứa fetanyl dùng trị đau nhức nặng như đau ung thư giai đoạn cuối;
Nicoderm TTS chứa nicotin dùng cai hút thuốc lá…
Do BDXD là dạng thuốc đặc biệt cho tác dụng toàn thân nên ta phải thận trọng
khi dùng và lưu ý những điều sau:
- Dán đúng vị trí theo sự hướng dẫn. Như dán Nitroderm TTS vào vùng da
trước ngực, dán Scopoderm TTS phòng say tàu xe vào vùng da khô sau tai 4 giờ trước
khi lên xe (nếu sáng sớm ngày hôm sau khởi hành, nên dán vào đêm ngay trước khi
ngủ để thuốc có đủ thời gian thấm qua da vào máu).
- Tuy chứa cùng dược chất nhưng tùy vào nhà sản xuất có nhiều loại BDXD với
cách sử dụng khác nhau. Đối với thuốc trị đau thắt ngực do chứa cùng một hoạt chất là
trinitrin cần được phóng thích xuyên qua da với lượng hằng định có kiểm soát (10mg
hoạt chất trong 24 giờ) nên hàm lượng của mỗi thuốc thường khác nhau tùy theo kiểu
băng dán.Việc dùng miếng băng dán loại nào, dán trong thời gian bao lâu hoàn toàn do
các bác sĩ trực tiếp khám bệnh, điều trị quyết định. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ có
thể chỉ định dạng loại phóng thích 5mg hoạt chất nhưng có khi phải dùng loại phóng
thích 10mg trong 24 giờ. Người dùng thuốc không nên tùy tiện dùng theo ý mình.
Thận trọng và tuân thủ
- Điểm đặc biệt lưu ý là dạng thuốc BDXD có thể cho tác dụng phụ giống như
dạng thuồc uống hay thuốc tiêm. Như Fentanyl TTS chứa dược chất giảm đau gây
nghiện có thể gây khó thở, thở chậm, suy hô hấp. Hoặc scopoderm TTS chứa dược
chất chống co thắt, chống nôn đồng thời có thể gây tác dụng phụ liệt đối giao cảm là
làm cho khô miệng, táo bón, rối loạn điều tiết mắt (làm mắt nhìn mờ)… Trường hợp bị
tác dụng phụ phải ngưng ngay sự điều trị bằng cách bóc băng dán ra khỏi da, nếu đang
dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ phải báo cho bác sĩ biết. Cũng vì nguy cơ gây
tác dụng phụ mà nhiều loại BDXD chống chỉ định (tức không được dùng) ở phụ nữ có
thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em (ví dụ: trẻ dưới 12 tuổi không dùng Fetanyl TTS, trẻ
dưới 8 tuổi không dùng Scopoderm TTS, trẻ từ 8 - 15 tuổi dùng 1/2 băng dán
Scopoderm TTS).
- Cần tuân theo sự hướng dẫn về cách dùng như thời điểm dán, dán trong bao

lâu, dán cách nào và cách thay băng dán mới, cách hủy băng dán sau khi dùng xong…
Do đó, trước khi dùng, nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết liều lượng, nơi dán,
khoảng cách giữa hai lần dán là bao lâu.
- Trước khi dán, da phải được làm sạch, khô nhằm giữ miếng băng dán được
lâu. Nếu miếng băng dán có nguy cơ bị rớt ra, nên dán thêm băng keo xung quanh rìa
của miếng dán. Có một số loại băng dán trong khi dán thuốc vẫn có thể tắm rửa nhưng
không được chà xát chỗ dán bằng xà phòng (cần xem kỹ bản hướng dẫn về điều này).
- Sau khi dùng, không nên bỏ miếng dán bừa bãi (nên bỏ vào thùng rác có nắp
đậy kín) vì lượng thuốc còn thừa có thể gây hại cho trẻ em nếu chúng lấy dán vào da.
Hiện nay chỉ có một số ít dược chất thích hợp cho việc bào chế dạng thuốc
BDXD như đã kể ở trên. Vì thế, khi dùng thuốc dạng BDXD ta nên xem kỹ bản hướng
dẫn sử dụng hoặc hỏi các nhà chuyên môn để biết, hầu có sự lựa chọn theo mong
muốn. Không pha bất cứ dược chất nào cũng có thể bào chế ở dạng BDXD. Ví dụ, một
chế phẩm có tên Silicon Syprex Scar Sheet được giới thiệu là miếng băng dán dán lên
vết sẹo có khả năng làm đầy sẹo lõm hoặc cải thiện sẹo lồi. Nhiều người lầm tưởng
chế phẩm vừa kể là loại BDXD cho tác dụng toàn thân, tức dược chất vào máu rồi đến
sẹo làm đầy sẹo. Trong khi, chế phẩm chỉ chứa silicon cho tác dụng tại chỗ và cơ chế
làm đầy sẹo thì chính nhà sản xuất cũng ghi nhận chưa được biết rõ. Rõ ràng là không
biết rõ chế phẩm có thể tốn tiền rất nhiều để mua chế phẩm không như ý muốn và có
khi “tiền mất tật mang”. Về loại băng dán cho tác dụng tại chỗ cũng cần lưu ý, không
nên dán vào chỗ trầy xước hoặc có vết thương, vì hoạt chất có thể thấm vào bên trong
cơ thể gây hại. Ví dụ: băng dán Salonpas chứa methyl salicylat, menthol, camphor,
thymol… trong đó methyl salicylat nếu thấm nhiều vào máu sẽ gây độc.

×