Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Ứng phó với đồng nghiệp “chôm” ý tưởng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.72 KB, 5 trang )

Ứng phó với đồng nghiệp “chôm”
ý tưởng







Trong cuộc họp, Huyền đang nhớ lại ý tưởng của mình cho dự án mà sếp
giao, nhưng toàn thân cô run bần bật khi giọng Mi vang lên những đề xuất
rất quen thuộc. Trong giây lát: Huyền hiểu ra rằng, cô đã bị người đồng
nghiệp thân thiết chôm mất ý tưởng.

Chuyện bị đồng nghiệp “ăn cắp” ý tưởng thật ra không phải là chuyện hiếm.
Charmaine McClarie, người sáng lập và là Chủ tịch Tập đoàn McClarie,
hãng tư vấn truyền thông danh tiếng cho rằng đây là kết quả của việc lo sợ
mình bị mất việc, sợ hãi và sự lười nhác trong một cuộc cạnh tranh công
bằng giữa các nhân viên trong công ty.

“Những đồng nghiệp hay “chôm” này nhận được sự tin tưởng từ những
người bạn trong công ty và họ nghĩ rằng họ có thể ngang nhiên “dùng tạm”
một vài ý tưởng của bạn mình nếu “bí”. Hơn nữa nếu họ cảm thấy đây là cơ
hội để họ thăng tiến, thì việc họ “chôm” điều mà họ không thể nghĩ ra là giải
pháp hợp lý nhất trong tình huống này”, cô McClarie nhận định.

Vậy làm thế nào để đối phó với những đồng nghiệp này?

Bạn sẽ hành động như thế nào với một đồng nghiệp “chôm” ý tương không
mấy quan trọng của bạn khi điều này xảy ra. McClarie nói rằng bạn có thể
ngăn chặn việc đồng nghiệp ăn cắp ý tưởng bằng cách đề xuất ý tưởng của


mình với sếp trước khi bắt tay vào thực hiện công việc.

“Một phần kế hoạch của dự án nên được thông qua trước cho những người
cần biết về ý tượng của bạn. Khi ý tưởng của bạn được một nhóm người biết
và hỗ trợ thì không một ai có thể đến và “chôm” đi”, cô nói.

Ngoài ra cô McClarie cũng cho biết thêm rằng: “Trong mọi hình thức khiếu
nại việc “chôm chỉa” ý tưởng thì chỉ khiến bạn giống như người hay thích
than vãn, rên rỉ và để lại ấn tượng không tốt với đồng nghiệp”.

Có lẽ cách tốt nhất mà bạn có thể áp dụng trong tình huống này đó là: “Gửi
một email chung cho tất cả những người tham dự cuộc họp. Và giới thiệu
một vài bước tiến trong tương lai của những ý tưởng đó. Cách làm này của
bạn cho người khác biết rằng bạn là người nghĩ ra những ý tưởng đó và là
người có tư duy chiến lược”.

Bên cạnh đó tác giả cuốn “How to Tell Anyone Anything: Breakthrough
Techniques for Handling Difficult Conversations at Work”, Richard
Gallagher lại nhận định rằng: Ý tưởng không phải là bản quyền và không thể
bị đánh cắp mà chỉ có thể lan truyền. Thay vì trách móc thì bạn nên khuyến
khích phổ biến cho mọi người về ý tưởng của mình, và điều đó càng chứng
tỏ rằng bạn khả năng của người lãnh đạo.

Lời khuyên và những mẹo nhỏ

Dưới đây là một vài cách bạn có thể tham khảo để ngăn chặn việc chiếm hữu
ý tưởng:

1. Tìm “đồng minh” cho ý tưởng


“Khi chúng tôi nghĩ ra được một ý tưởng tuyệt với, chúng tôi lần lượt chia sẻ
nó với những người thân thiết, thay vì nghĩ cách để giữ kín”, McClarie nói.
“Hãy hỏi những người trong nhóm của bạn xem họ đánh giá thế nào về ý
tưởng của bạn. Bạn có thể khai thác ý tưởng của mình trước khi nó bị đánh
cắp”.

2. Hỏi ý kiến của mọi người

“Hãy hỏi những đồng nghiệp xung quanh về ý kiến của họ với ý tượng của
bạn. Bằng cách đó mọi người sẽ cùng nhau nghiên cứu ý tưởng của bạn. Đó
là một cách ứng phó khá thông minh đối người chôm ý tưởng bởi bạn có thể
khẳng định rằng “Tôi và sếp đã nói về vấn đề này từ cuối tuần trước”. Thật
bẽ mặt trong một cuộc họp tập thể khi nêu ý tưởng của người khác làm ý
tưởng của mình, đúng không bạn?.

3. Hãy nghĩ đến thứ vượt ngoài ý tưởng

“Hơn một thế kỷ trước, một người đã có ý tưởng thay thế xe ngựa bằng xe ô
tô. Bạn có nhớ người đó là ai không? Chúng tôi thực sự nhớ những người đã
thực hiện được điều nhiệm màu này bằng chính ý tưởng của họ”, Gallagher
nói.

×