Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Những cạm bẫy tư duy (Phần cuối) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.17 KB, 8 trang )

Những cạm bẫy tư duy
(Phần cuối)

Chúng ta xây dựng những kiểu ý nghĩ vô ích theo từng biểu thời gian có thể
nhận thức được. Một chiếc bẫy tư duy có thể trói buộc chúng ta chỉ trong một khoảnh
nào đó khắc hoặc cũng có thể là suốt cuộc đời. Tác hại của cả hai loại bẫy này là như
nhau. Do tính chất ngắn ngủi nên sự lãng phí thời gian và sinh lực mà những chiếc
bẫy tạm thời gây ra rất khó nhận biết và điều chỉnh. Chúng đến và đi trước khi ta nhận
thức được những hành vi của mình. Kết quả là chúng càng xuất hiện nhiều hơn. Một
công dân thành thị của thế kỷ XXI có thể hoàn toàn thoát khỏi cái bẫy tư duy kéo dài
hơn vài phút trong một khoảng thời gian nhất định hay không vẫn còn là một nghi
ngờ. Tác hại tích lũy trong suốt một ngày từ những cái bẫy nhỏ này sẽ gây ra sự suy
kiệt khó lường
Ngưng trệ
Trong bẫy ngưng trệ, con đường tiến tới mục tiêu của chúng ta gặp phải cản
ngại. Chúng ta không thể làm gì thêm cho đến khi nhận được một cuộc gọi, một sự cho
phép, một cuộc gửi nguyên vật liệu, một cảm hứng mới. Nhưng thay vì chuyển sang
những việc khác, ta lại duy trì tình trạng giậm chân tại chỗ cho đến khi có thể tiếp tục
công việc đó một lần nữa. Nói tóm lại, chúng ta chờ đợi.
Để chuẩn bị cho buổi gặp mặt tại nhà vào lúc 8 giờ, chúng ta lau dọn nhà cửa,
tắm rửa, thay quần áo, bày biện đồ ăn thức uống. Mọi thứ đều sẵn sàng. Nhưng đồng
hồ chỉ mới 7 giờ 30. Bây giờ cho đến khi khách đến, ta làm gì? Chúng ta
có thể dùng
khoảng thời gian này để làm một số việc vặt mà trước sau gì cũng phải làm. Hoặc tự
cho phép mình thư giãn một chút. Nhưng ta không
cảm thấy đây là khoảng thời gian
trống. Ta nhận thấy dường như mình đang bận rộn: đang chuẩn bị một buổi tiệc. Sự
thật là trong thời gian này, ta không
làm gì cho bữa tiệc cả, nhưng lại duy trì trạng thái
bận rộn của mình như khi đang chuẩn bị tiệc. Cũng giống như những người lính trong
cuộc diễu hành khi đụng phải một bức tường, ta cứ tiếp tục để tâm đến công việc của


mình ngay cả khi không cần thiết. Ta khiến bản thân bận rộn với việc “chờ đợi” khách
đến. Ta hình dung khi họ đến. Ta ước gì bây giờ họ đã có mặt ở đây. Ta quan sát từng
khoảnh khắc trôi qua trong chiếc đồng hồ trên tay, để ý đến thời gian mà ta có thể lại
tiếp tục hoạt động.
Bẫy ngưng trệ có thể được hình thành trong ý nghĩ như bẫy khuếch đại. Khi
khuếch đại, những thành quả đạt được quá ít so với nỗ lực bỏ ra; nhưng chúng ta vẫn
cứ tiếp tục. Khi ngưng trệ, ta chẳng có việc gì để làm, ít nhất là trong một thời khắc
nào đó. Và ta vẫn tiếp tục. Để đạt được trạng thái bận rộn trong khi chẳng có việc gì để
làm, ta tự tạo ra những hoạt động hoàn toàn vô ích nhưng có liên quan đến
mục tiêu,
mặc dù những hoạt động này không hề hữu ích trong việc hướng đến mục tiêu.
Không cần phải chỉ ra rằng ngưng trệ là một sự lãng phí thời gian. Thật vậy, tên
gọi thông tục của ngưng trệ là “giết thời gian”. Sai lầm này thường bị lặl lại khi quá
trình xúc tiến phụ thuộc vào sự thay đổi tình huống mà ta không thể t
ự đưa ra – khi ta
phải chờ khách đến, chờ tính tiền trong siêu thị, chờ thông đường, chờ tiếng còi ngân
lên lúc 5 giờ hoặc tiếng trống trường vang lên lúc 3 giờ như một dấu hiệu chấm dứt
tình trạng chờ đợi bế tắc của bản thân.
Trong những tình huống như thế này, ta nhìn chằm chằm vào chiếc đồng hồ, tự
nhẩm tính, bóp tay, chăm chú nhìn bừa vào một vật nào đó mà không hề quan tâm đến
vật thể mình đang nhìn, phàn nàn về tình cảnh hiện tại của mình và tiêu phí thời gian
để ước ao khoảnh khắc này nhanh chóng trôi qua. Những hoạt động này duy trì ảo
tưởng rằng chúng ta vẫn đang làm cái công việc đã bị trì hoãn. Việc nhìn đồng hồ cho
ta cảm giác khiến thời gian trôi qua, cũng như sức mạnh của những lời ca thán hay ước
muốn dường như có thể thúc đẩy dòng người đang chờ tính tiền trong siêu thị tiến
nhanh hơn lên phía trước.
Một cách khác để giữ mình trong trạng thái bận rộn khi chẳng có việc gì để làm
là lặp lại những công việc đã được hoàn tất. Trong khi chờ đợi khách đến, người chủ
nhà kiểm tra lại hai, ba lần những thứ anh ta đã chuẩn bị. Ta lại gặp trường hợp tái
diễn của loại bẫy khuếch đại. Hành vi như nhau; song với hình thức ngưng trệ, thậm

chí ta càng vô thức hơn. Khi tái diễn dưới dạng khuếch đại, ít nhất ta cũng mong đợi
đạt được mức độ bảo đảm cao hơn về tình trạng hoàn tất của công việc. Trong khi
người chủ nhà trong trường hợp ngưng trệ thì không còn hoài nghi gì về việc anh ta đã
chuẩn bị cho buổi tiệc rất đầy đủ. Anh ta kiểm tra lại những hai, ba lần chỉ với mục
đích giết thời gian.
Nếu việc tái diễn, những ước muốn và những lời ca thán tỏ ra có tác dụng, ta
có thể ưu tiên xem xét một hình thức tinh vi khác của bẫy ngưng trệ: tình trạng
đình
trệ
. Dù đã mệt mỏi với việc tìm cách giữ mình ở trạng thái bận rộn khi chẳng có việc
gì để làm, ta vẫn không cải thiện được tình hình. Thay vì vậy, ta ngồi lơ đãng, mụ mị
trong tình trạng tê liệt tư duy. Tuy nhiên, trạng thái lơ đãng này không đơn giản là sự
thiếu vắng ý nghĩ. Nghịch lý thay, đầu óc đình trệ vừa trong tình trạng trống rỗng, lại
vừa bị choáng chỗ hoàn toàn. Ta cảm thấy tình trạng căng thẳng của những nỗ lực tư
duy. Ta bận. Nhưng khi được hỏi đang bận việc gì, ta không thể trả lời được.
Khi không thể làm bất kỳ việc gì hữu ích để tiến đến mục tiêu, tốt hơn là chúng
ta hãy quên nó đi và chuyển sang việc khác – ngay cả khi mục tiêu là vô cùng quan
trọng và lựa chọn thay thế không đáng kể. Bất kỳ giá trị gì được tạo ra cũng đều thỏa
đáng hơn so với việc giết thời gian đơn thuần. Trước khi bị rơi vào tình thế phải làm
một việc gì đó để cứu cả thế giới khỏi thảm họa hạt nhân hủy diệt hàng loạt, hãy thong
thả uống một cốc trà. Khi đứng xếp hàng chờ tính tiền, ta có thể quan sát những người
khác hoặc vui thú với những hình ảnh tưởng tượng của riêng mình. Khi bị kẹt xe, ta có
thể tập vài bài tập thể dục tĩnh luyện. Thời gian bắt buộc phải chờ đợi thường là cơ hội
quý giá để thư giãn một chút khi ta không thể tạo ra một thời điểm đặc biệt nào dành
cho việc thư giãn trong cuộc sống bận rộn của mình. Đây là dịp để tắm táp thư giãn
hoặc tản bộ, cho chó ăn, nói chuyện về xử thế với một đứa trẻ, giải thích hình khối của
những đám mây. Rơi vào bẫy ngưng trệ, ta đã vứt bỏ món quà mà khoảnh khắc trống
trải mang lại.
Những chọn lựa thay thế cho việc giết thời gian đôi khi bị giới hạn bởi tình
huống mà ta phải chờ đợi. Ta không thể giải thích hình khối của những đám mây trong

một căn phòng đợi không có cửa sổ. Tuy nhiên lựa chọn luôn mở rộng đối với chúng
ta chính là không làm gì cả. Việc đó ít nhất cũng giúp ta tiết kiệm năng lượng trước
khi trở lại làm tiếp công việc. Khi ta không có việc gì để làm, nếu cứ để trí óc hoạt
động thì đó sẽ là một sự lãng phí năng lượng. Đây là cơ hội nghỉ ngơi sau khi trí óc
vận động liên tục – lập kế hoạch, đưa ra giả thuyết, đánh giá – những việc mà ta phải
thực hiện trong cuộc sống hiện đại.
Hẳn nhiên, cần phân biệt giữa việc không làm gì cả với tình trạng đình trệ tư
duy. Sự đình trệ làm ta kiệt sức; việc không làm gì khiến ta lại sức. Khi đầu óc trống
rỗng, ý thức dễ dàng chìm ngập trong vô số ý nghĩ vô cùng phong phú. Thậm chí khi
ta đang ở trong phòng đợi, chúng vẫn cứ đến: một vết bẩn trên trần nhà cũng có thể
được tưởng tượng như nữ hoàng Cleopatra đang ngự trên thuyền rồng, giấy dán tường
xấu xí trở nên thật trang nhã, những bước chân vội vã nhịp nhàng ngoài hành lang, lớp
da mát lạnh của chiếc ghế bành, một cảnh mộng như trong cổ tích… Càng thanh thản,
ta càng thấy được nhiều hơn. Tuy nhiên, khi đang trong tình trạng đình trệ, chúng ta
không dễ bị hấp dẫn bởi những cảnh vật lướt qua trước mắt mình. Vì chúng ta bận chờ
đợi.
Trở ngại làm ta đình trệ có thể ở bên trong hoặc bên ngoài. Đơn giản là chúng
ta không biết sẽ làm gì tiếp theo. Ta cố cân nhắc xem liệu có nên mời một người bạn
không thân thiết lắm đến dự tiệc, hoặc nên chiêu đãi món Hoa hay đồ ăn Ý trong buổi
tiệc. Ta xem xét tỉ mỉ những việc cần phải làm sau các quyết định này – đo đếm giữa
lợi ích và chi phí, cầu nguyện để xin Chúa dẫn dắt, xin ý kiến tư vấn. Và các dữ kiện
thu được không đủ để giải quyết vấn đề - chi phí và lợi ích ngang nhau, Chúa thì bảo
ta hãy tự quyết định lấy, còn ý kiến tư vấn thì lại không được rõ ràng dứt khoát. Vì thế,
ta ca thán, mơ ước, và tái diễn. Thậm chí ta bị rơi vào tình trạng đình trệ. Ta lơ đãng
đối diện với vấn đề hoặc lẩm bẩm gọi tên nó. Mì xào, lasagna. Lasagna, mì xào.
Ta có thể làm gì trong tình cảnh này? Nếu không quá cấp thiết để đưa ra quyết
định ngay, hãy tạm gác nó sang một bên. Có thể chúng ta sẽ nhận được thông tin mới
giúp ổn định tâm trí. Có thể ta sẽ tìm ra được giải pháp mới. Dù sao đi nữa thì tình
trạng ngưng trệ trước một vấn đề cũng không mang lại những tiến triển như vừa kể.
Trái lại, nó thu hẹp cơ hội dẫn đến những cảm xúc mới giúp ta thoát khỏi tình trạng bế

tắc. Có nhiều khả năng sẽ tìm ra được một giải pháp đột phá nếu ta đánh một giấc và
mơ thấy những giấc mơ.
Ngưng kết là trạng thái vô thức mặc dù chúng ta bắt buộc phải cân nhắc. Nếu
phải quyết định ngay bây giờ thì việc chọn bừa một lựa chọn nào đó vẫn tốt hơn là cứ
ngồi nhìn. Nếu không thể trả lời một câu hỏi trong bài thi, ta có thể đoán. Đương
nhiên, lựa chọn một cách tùy hứng có thể sai lầm. Thế nhưng nếu cứ chịu đựng trong
chiếc bẫy ngưng trệ thì cũng không thể mảy may làm giảm bớt nguy cơ này. Vì vậy
hãy chấm dứt sự lãng phí thời gian và tìm cách đưa ra quyết định chắc chắn: bằng cách
tung một đồng xu.
Chắc chắn, điều gây phiền toái nhất của tình trạng ngưng trệ là sự lo lắng. Lo
lắng là nghĩ về những khả năng rủi ro tiềm ẩn mà chúng ta không thể can thiệp. Ta
đánh mất một chiếc vali trên xe buýt và phải đợi đến sáng mới có thể đi tìm lại. Trong
thời gian chờ đợi đến sáng, ta không thể làm gì cả. Thế nhưng ý nghĩ của ta cứ quanh
quẩn với vấn đề này hết lần này đến lần khác. Ta “phân vân” không biết liệu có thể tìm
thấy chiếc vali hay không. Ta “hi vọng” rằng sẽ tìm được nó. Ta “ước ao” giá như ta
chưa từng làm mất chiếc vali.
Chúng ta đã nghe cả ngàn lần rằng: lo lắng chỉ vô ích. Lo lắng không mang lại
lợi lộc gì ngoài việc khiến ta đau khổ. Không giống như những loại bẫy khác, đây là
loại bẫy rất dễ dàng nhận diện khi nạn nhân là một người khác. Nhưng nếu chúng ta
chính là người hay lo lắng thì ta sẽ không nhận thấy rõ rằng những hành động của
mình là vô ích và ngu xuẩn. Không nhận biết được điều đó, ta có cảm giác mê muội
rằng những vấn đề sẽ tự thành ra tệ hại hơn trừ khi ta suy nghĩ về chúng. Bất kỳ khả
năng rủi ro nào cũng đều được ta xem như một kẻ thù lợi hại sẵn sàng tấn công ngay
khi ta quay lưng. Hoặc có thể hiện tại ta phải chịu đựng để xoa dịu cơn thịnh nộ của
chúa. Trong bất cứ trường hợp nào thì việc không lo lắng vẫn mang đến cảm giác rằng
ta đang liều lĩnh một cách không thể giải thích được.
Thời gian đã bị lãng phí vào việc duy nhất là chờ đợi – chờ một tiếng chuông
reo, đợi một chương trình bắt đầu, đợi tin tốt hoặc tin xấu đến, đợi đường thông xe, đợi
cho bài thuyết trình chán ngắt kết thúc – như một phần quan trọng trong cuộc sống.
Thế nhưng ngoại trừ những khoảnh khắc này ra, chúng ta cũng có thể khổ sở bởi tình

trạng
ngưng trệ kéo dài liên tiếp trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Ta ngừng làm
những công việc hữu ích khi kỳ nghỉ hè đến gần, và kết thúc việc tận hưởng kỳ nghỉ
trước thời điểm ta trở lại. Cái bóng của chặng đường kế tiếp đã phủ lên chúng ta và
khiến ta mụ mị vì chờ đợi. Chính sự ngừng trệ trong ngày Thứ Hai đã khiến ta khó tận
hưởng ngày nghỉ vào Chủ nhật hơn là tận hưởng buổi tối Thứ sáu.

Sự chờ đợi thậm chí có thể chìm trong màn sương mờ mịt của một tương lai
khó xác định nhất. Trong khi đợi tàu cập bến hoặc trong lúc chờ người yêu đến, ta vẫn
ở trong tình trạng lấp lửng từ ngày này sang ngày khác y như tình cảnh của người chủ
nhà khi khách chưa đến vậy. Chúng ta không để bản thân bị thu hút bởi bất kỳ điều gì
trong lúc này, bởi đây là thời khắc không quan trọng. Nó chỉ là một sự dẫn nhập bước
đầu, để giết thời gian cho đến khi chương trình chính bắt đầu. Khi ta nhận được bằng
cấp, khi lũ trẻ trưởng thành, khi ta nhận thừa kế, khi ta về hưu, khi tất cả những nhiệm
vụ, bổn phận nặng nề - những thứ ngăn không cho ta thực hiện khát khao của mình –
cuối cùng cũng đã không còn là vật cản và khi mọi việc đã được giải quyết ổn thỏa
chính là lúc ta mới bắt đầu sống. Nhưng trước khi thời khắc vàng đó đến, một khoảng
thời gian dài đã bị lãng phí. Trong thời gian chờ đợi, ta luôn trong tình trạng nôn nóng,
bồn chồn từ lúc bình minh cho đến khi trời tối mịt.
Trong lúc chờ hoạt động chính bắt đầu, cuộc sống có thể trôi qua như một giấc
mơ không có thật. Công việc ta đang làm không phải là nghề nghiệp của ta. Cảm giác
hài lòng chỉ có tính tạm thời. những mối quan hệ chỉ nhằm mục đích khiến thời gian
trôi nhanh. Tất cả những gì ta làm là bóp tay và chờ đợi. Thậm chí có thể ta cũng
chẳng biết mình đang chờ đợi điều gì. Trong chiếc bẫy
ngừng trệ rỗng, ta nóng lòng
chờ đợi một điều thậm chí không thể gọi tên. Ta chẳng biết mình sẽ là ai khi trưởng
thành, và chưa bao giờ trưởng thành. Điều duy nhất có thể chắc chắn là ta chưa là
chính con người thật sự của ta.
Song chúng ta không cần đợi để trở thành chính mình trong tương lai. Ta đã là
chính ta rồi, và cuộc sống hiện tại đã là cuộc sống của ta rồi. Một hoàng tử không chỉ

đơn thuần là một vị hoàng đế tương lai, một cô bé con không chỉ là một phụ nữ trong
tương lai. Hoàng tử, trẻ con, sinh viên, học viên, những tác giả chưa được biết đến,
những nghệ sĩ đang sống chật vật và viên chức trung cấp đều là những chủ thể hoàn tất
và đã được xác định rõ. Họ đã có thể đối mặt với những niềm vui, nỗi khổ lớn nhất của
cuộc đời.
Ngưng trệ kéo dài ẩn chứa một nghịch lý lớn. Sau thời gian dài chờ đợi, ta lại
cảm thấy tiếc nuối những ngày tươi đẹp đã qua. Trong dịp kỷ niệm ngày cưới, người
nghệ sĩ chưa thành danh đã từng trao cho vợ mình một chùm nho và ước ao đó là
những viên ngọc trai quý giá. Thế rồi nhiều năm sau đó, khi đã đạt được thành công
lớn, anh tặng vợ chuỗi hạt trai và lại ước gì nó chỉ là những trái nho như ngày nào.
Cuộc sống không có khúc dạo đầu. Cuộc sống bắt đầu ngay trong hiện tại.

×