CÁCH KHÁM BỆNH NHÂN
BỆNH VỀ MÁU
NGUYÊN TẮC KHÁM
Khám toàn diện, tuy nhiên ta chú ý một số cơ quan sau:
Da niêm
Lông, tóc, móng
Hệ võng nội mô: gan, lách, hạch
Hệ cơ xương khớp
Hệ thần kinh
KHÁM DA NIÊM
Khám dưới ánh sáng mặt trời hoặc đèn neon
A. Màu sắc da:
Màu sắc hồng hào: do Hb
Màu đỏ: quan sát da mặt, da lòng bàn tay ở mô cái,
niêm mạc mắt đỏ rực: là do đa hồng cầu
Màu xanh: do thiếu máu: quan sát ở da mặt, niêm
mạc mắt lợt, lòng bàn tay trắng nhợt, móng tay trắng
Màu sắc da:
Màu vàng: có 3 nguyên nhân
- Tăng bilirubin máu: do tán huyết, do vàng da tắc mật,
do viêm gan: kết mạc mắt vàng, da vàng, nước tiểu
vàng
- Tăng bêta-caroten máu: do ăn quá nhiều chất màu đỏ
như cà rốt, đu đủ, cam, bí đỏ.v.v : chỉ vàng da mặt,
da lòng bàn tay và bàn chân, không vàng mắt, nước
tiểu không vàng
- Vàng da: do chủng tộc da vàng, khi bị thiếu máu nặng,
da có khuynh hướng hơi màu vàng
Màu sắc da:
Màu xanh tím
- MetHb: xanh tím da và niêm toàn thân, da vùng mặt,
quanh lỗ tai, môi, lưỡi, niêm mạc miệng
- Suy hô hấp: do nồng độ ôxy trong máu thấp: tím môi,
tím đầu chi, bệnh nhân có kèm khó thở, suy hô hấp
- Suy tim: khó thở khi nằm, môi tím
- Bệnh tim bẩm sinh tím: môi tím, ngón tay ngón chân
tím, ngón tay dùi trống
B. Sang thương xuất huyết dưới da: có 4 dạng
Dạng chấm (petechia): kích thước 1-3 mm, màu đỏ
tươi hoặc đỏ sậm.
Ban xuất huyết (purpura): kích thước dưới 1 cm, bờ
tròn đều, có thể hơi gồ lên mặt da
Mảng xuất huyết (echymosis): kích thước lớn hơn 1
cm, bờ không tròn, có màu từ đỏ đỏ sậm tím
xanh lá cây vàng biến mất. Mảng xuất huyết có
thể biến mất sau 1 tuần hoặc lâu hơn tuỳ vào kích
thước của mảng xuất huyết.
Bướu máu (hematoma): kích thước lớn hơn 1 cm,
gồ lên mặt da.
B. Sang thương xuất huyết dưới da: có đặc tính
Ấn không mất
Thay đổi màu sắc theo thời gian
C. Niêm:
Niêm mạc mắt, mũi, miệng, tiêu hoá, hô hấp, tiết niệu sinh
dục
Niêm mạc mắt: xuất huyết kết mạc mắt
Niêm mạc mũi: chảy máu mũi
Niêm mạc miệng: lở loét niêm mạc miệng, chảy máu chân
răng, chảy máu niêm mạc miệng, nấm miệng, loét vòm
hầu, viêm loét amiđan, sùi nướu răng
Niêm mạc tiêu hoá: ói ra máu, đi cầu phân đen, đau nhức
vùng hậu môn, áp xe tầng sinh môn
Niêm mạc hô hấp: ho ra máu
Niêm mạc đường tiết niệu: tiểu máu
Niêm mạc đường sinh dục: rong kinh, nhiễm trùng âm đạo,
nấm âm đạo
KHÁM LÔNG, TÓC, MÓNG
Lông vùng nách, bẹn
Tóc: bình thường tóc rụng dưới 100 sợi/ngày, đầu
không hói, vuốt tóc không thấy tóc rụng theo tay. Khi
kết luận tóc rụng: đầu hói, tóc rụng nhiều trên gối,
vuốt tóc thấy tóc rụng theo tay.
Móng: bình thường hồng hào, trơn láng, không sọc,
bóng. Trong thiếu máu mạn: móng lợt lạt, mất bóng,
có sọc. Trong thiếu máu thiết sắt: móng dẹt và lõm
như cái muỗng.
KHÁM LÁCH
Giải phẫu lách:
- Lách nằm chéo, dọc theo xương sườn số 10, bên trái.
- Bờ trên là xương sườn 9, bờ dưới là xương sườn 11.
-
Đường kính khoảng 8 – 9 cm.
KHÁM LÁCH
Bác sĩ đứng bên tay phải bệnh nhân:
- Bệnh nhân nằm ngữa, co 2 chân.
- Khi khám lách phải thăm khám từ hố chậu trái lên hạ sườn
trái.
- Trong khi khám, yêu cầu bệnh nhân hít thở chậm.
- Khi lách lớn, bờ dưới lách sẽ chạm vào ngón tay người
khám.
- Có thể yêu cầu bệnh nhân nằm nghiêng phải, chân trên co,
chân dưới duỗi thẳng và cũng khám lách giống như trên.
Tính chất của lách to:
- Lách nằm ở hạ sườn trái, sát bờ dưới xương sườn.
- Nông.
- Di động theo nhịp thở.
-
Có bờ răng cưa.
Cần chẩn đoán phân biệt lách to với:
- Khối u thận trái.
- Thùy gan trái to.
- U nang giả tụy.
- U đuôi tụy.
- Phình động mạch chủ bụng.
KHÁM LÁCH
Phân độ lách to
Lách to được chia làm 4 độ. Nếu kẻ một đường nối giữa
bờ sườn trái và rốn, chia đường này thành 3 phần
bằng nhau.
- Độ 1: lách to đến 1/3 trên.
- Độ 2: lách to đến 1/3 giữa.
- Độ 3: lách to đến 1/3 dưới.
- Độ 4: lách to quá rốn.
KHÁM HẠCH
ĐỊNH NGHĨA
Hạch to là kích thước hạch lớn hơn bình thường . Hạch
bình thường nhỏ hơn 1cm.
CÁC VỊ TRÍ HẠCH LYMPHO
Hạch limpho hình tròn hoặc hình như quả thận , bên
tong có chứa tế bào đơn nhân.
1.Ngoại biên
- Đầu mặt cổ:trước tai , sau tai, dưới hàm ,dưới
cằm, dọc cơ ức đòn chũm, sau gáy, thượng đòn.
- Nách
- Bẹn
2.Trung thất
3.Bụng
KHÁM HẠCH
Bảy tính chất hạch to:
1. Vị trí: đầu mặt cổ, nách, bẹn.v.v.
2. Kích thước: nêu được hai đường kính của hạch, ví dụ 2x2
cm
3. Mật độ: mềm, chắc, cứng
4. Di động
5. Đau hay không đau, đau tự nhiên
6. Dò ra da: mủ, chất bã đậu hay máu
7. Đối xứng qua mặt phẳng đứng của cơ thể
KHÁM HẠCH
Khi khám hạch, phải khám vị trí hạch dẫn lưu.
Hạch đầu mặt cổ: khám tai mũi họng, soi vòm họng, răng
miệng
Hạch nách: khám tuyến vú, phổi
Hạch thượng đòn trái (hạch Troisier): khám đường tiêu hoá
như dạ dày, đại tràng, ruột non
Hạch bẹn: khám chi dưới, tử cung, hậu môn, trực tràng, bộ
phận sinh dục
KHÁM HỆ XƯƠNG
Bệnh nhân ung thư: đau nhức xương dẹt như xương ức,
xương sườn, xương chậu, cột sống
Bệnh đa u tuỷ (Kahler): đau nhức xương dữ dội, X- quang có
thấy hình ảnh hủy xương ở xương sọ, xương chậu, xương bả
vai
Hemophilia (bệnh máu không đông): thường xuất huyết ở
khớp gây biến dạng khớp
KHÁM THẦN KINH
Trong xuất huyết giảm tiểu cầu mức độ nặng (tiểu
cầu dưới 20 000/mm3), có thể có xuất huyết não,
xuất huyết màng não.
Ung thư máu có thể di căn vào não làm mắt lồi, liệt
nửa người, hôn mê
Thiếu vitamin B12 làm mất cảm giác sâu: không biết
tư thế đang đứng hay ngồi, không biết hình dạng vẽ
trên da, mất cảm giác rung âm thoa.
Hạch to
Gan to, lách to
Thâm nhiễm nướu răng
Thâm nhiễm mắt, lưỡi
Xuất huyết dưới da
Nấm miệng
Xuất huyết dưới da