Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Hai điều ngộ nhận về lãnh đạo doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.53 KB, 2 trang )

Hai điều ngộ nhận về lãnh đạo
Nếu ai đó khăng khăng cho rằng một nhà lãnh đạo phải có sức lôi cuốn cá nhân mãnh liệt
và phải có khả năng lãnh đạo thiên bẩm, thì người đó đang ngộ nhận về việc lãnh đạo.
Tạo cảm hứng hay sức lôi cuốn?
Ngộ nhận đầu tiên và lớn nhất: lãnh đạo giỏi phải là
người có sức lôi cuốn mãnh liệt. Đúng là trên thực tế,
phần nhiều lãnh đạo có sức lôi cuốn lớn, nhưng thật ra
điều này không nhất thiết làm nên một nhà lãnh đạo. Nó
cũng không phải là điều kiện tiên quyết để có phong cách
lãnh đạo giỏi, hiệu quả. Nên biết rằng, tạo cảm hứng lớn
hoàn toàn khác với sức lôi cuốn.
Người lãnh đạo có sức lôi cuốn mãnh liệt là người có khả
năng tạo ra một hình ảnh rất hấp dẫn về chính mình qua
cá tính và sự quyến rũ, bên cạnh quyền lực và tài năng
thực sự. Ví dụ, khả năng hiểu thấu người khác, luôn luôn
bắt được ý của người khác, hài hước, hòa đồng là những
phẩm chất thuộc về cá tính rất lôi cuốn.
Cựu Tổng thống Bill Clinton là người điển hình của lãnh đạo chính trị có khả năng lôi cuốn mãnh
liệt. Ông đẹp trai, uyên bác, hài hước, khả năng giao tiếp rất tốt.
Lee Iacocca, Tổng giám đốc huyền thoại của tập đoàn Chrysler danh tiếng cũng là người như thế.
Iacocca thích nói về mình, thích viết về mình, rất cuốn hút và rất được lòng giới truyền thông.
Ấy thế nhưng thế giới cũng có không ít những nhà lãnh đạo hiệu quả mà không hề có sức quyến
rũ cá nhân. Mẹ Teresa không phải là một nhà hùng biện hay cuốn hút về cá tính theo các nghĩ
thông thường. Trên thực tế, theo Jim Collins, nhà nghiên cứu quản lý lừng danh người Mỹ, những
nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiệu quả nhất thường là những người khá khiêm tốn, thu mình, và
thậm chí ngại ngùng.
Sẽ có người thắc mắc, vậy thiếu sự quyến rũ này có làm giảm khả năng gợi cảm hứng hay không,
giảm khả năng lãnh đạo hay không? Câu trả lời là không. Bởi vì, ở những người lãnh đạo không
có sự quyến rũ cá nhân này lại toát lên sự chân thành và chân thực rất lớn.
Thiên bẩm hay rèn luyện?
Ngộ nhận thứ hai: chỉ có một số người sinh ra có thiên bẩm và khả năng thành lãnh đạo. Điều này


không hề chính xác. Các nghiên cứu về lãnh đạo đã chỉ ra rằng, không có một nhóm cá tính nào là
điển hình của lãnh đạo. Không cứ phải ăn nói giỏi, cực kỳ uyên bác, hài hước, hay rất dũng cảm,
năng động, nhiều kinh nghiệm thì mới trở thành nhà lãnh đạo. Không cứ lắp bắp, tật nguyền, xấu
xí, yếu đuối và trẻ tuổi là không thành lãnh đạo được.
Ngày 10/11/2005, Michael Sessions đi vào lịch sử nước Mỹ với tư cách là thị trưởng trẻ nhất nước
Mỹ. Với khoảng 700USD tiền tiết kiệm làm ngân sách tranh cử, Michael đã gõ cửa từng nhà một
Cựu Tổng thống Bill Clinton - một nhà lãnh đạo có
khả năng lôi cuốn mãnh liệt
ở thành phố Hillsdale, bang Michigan để thuyết phục mọi người bầu cho mình. Dân chúng quận
Hillsdale bị thuyết phục bởi lòng nhiệt tình, nghị lực và niềm tin sẽ thành công của chàng trai trẻ
này và cuối cùng, Michael đã đánh bại thị trưởng đương nhiệm, một người thành đạt 51 tuổi, để
nhận chức thị trưởng thành phố Hillsdale.
Tùy vào hoàn cảnh, con người ta từ bình thường cũng có thể vươn lên trở thành nhà lãnh đạo
giỏi. Chủ tịch đảng Quốc Đại Ấn Độ, Sonia Gandhi, trước đây là một người phụ nữ Ấn rất bình
thường, theo chồng theo đúng truyền thống Ấn. Chỉ khi chồng chết, đảng Quốc Đại lâm vào tình
trạng khủng hoảng, để kết nối các thành viên đảng, bà quyết định đi vào chính trường năm 1998.
Năm 2004, dưới sự lãnh đạo của bà, đảng Quốc Đại giành thắng lợi ròn rã. Sonia Gandhi, từ một
quả phụ chưa bao giờ biết đến chính trị đã thành lãnh tụ đảng cầm quyền của Ấn Độ.

Nói đến vụ Watergate, hẳn ai cũng biết đến tờ Washington Post, tờ báo nổi tiếng nước Mỹ đã hạ
bệ tổng thống Nixon qua một loạt bài về vụ bê bối này. Nhưng có mấy ai biết rằng, đứng đằng sau
quyết định phanh phui vụ bê bối chính trị lớn nhất thế kỷ này là một người phụ nữ những tưởng sẽ
dành suốt đời mình cho công việc nội trợ.
Katherine Graham là bà nội trợ suốt gần 20 năm từ khi lập gia đình. Chỉ khi chồng bà, ông Philip
Graham, chủ tịch Washington Post, tự vẫn vào năm 1963, bà Graham mới bắt buộc phải làm chủ
tịch tờ báo mà không có bất cứ một kinh nghiệm lãnh đạo trước đó nào. Thế mà người phụ nữ này
đã đưa Tổng thống Nixon từ chức, biến tờ Washington Post thành tờ báo đầy quyền lực. Cá nhân
bà được giải thưởng Pulitzer, giải thưởng cao quý nhất dành cho người làm báo. Bị đặt vào một
hoàn cảnh rất khó khăn, Kathrine Graham đã chuyển mình từ một bà nội trợ đơn thuần thành một
trong những người quyền lực nhất nước Mỹ.


Nguyễn Quốc Toàn
Trí Tri
Sonia Gandhi - người phụ nữ quyền lực ở Ấn Độ

×